I. KHÁI NIỆM XINAP
Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác như: tế bào cơ, tế bào tuyến … có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.
II. CẤU TẠO XINAP
- Xinap gồm màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap. Chùy xinap có các bọc chứa chất trung gian hóa học.
- Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin
III. QUÁ TRÌNH TRUYỀN TIN QUA XINAP
Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn sau:
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm $C{a^{2 + }}$ đi vào trong chuỳ xináp.
- $C{a^{2 + }}$ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.
- Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp
(Hình 30.3 SGK sinh học cơ bản 11 trang 122).
Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc loại tế bào khác” đúng (SGK 11 CB trang 121)
Các ý còn lại sai vì
Chuyển giao xung thần kinh khi qua xináp hoá học cần chất trung gian hoá học
Có nhiều loại chất trung gian hóa học, không phải chỉ có acetyl cholin
Tốc độ truyền tin qua xináp hoá học chậm hơn so với lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao myelin. Tốc độ dẫn truyền qua xinap bị chậm lại là do quá trình này có nhiều giai đoạn, bao gồm thời gian bài xuất chất trung gian hoá học, khuếch tán nó qua khe xinap đến màng sau xinap, hoạt hoá màng sau xinap làm xuất hiện điện thế hoạt động. Ở các xinap thần kinh - cơ vân chậm xinap khoảng 0,2 - 0,5 miligiây, còn ở xinap thần kinh - cơ trơn khoảng 5 - 10 miligiây
(Hình 30.2 SGK sinh học cơ bản 11 trang 122)
Dẫn truyền theo lối "nhảy cóc", nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
Do: Thay vì phải truyền xung động thần kinh liên tục từ vùng này sang vùng khác thì nhờ có bao mielin có bản chất cách điện, xung động thần kinh chỉ cần truyền từ từ eo Ranvie( các đoạn ngắt quãng của bao mielin) nên tiết kiệm được thời gian, ít tiêu tốn năng lượng.
Sở dĩ như vậy vì các bao myelin bản chất là phospholipid có tính cách điện, điện thế hoạt động sẽ nhảy cóc qua các bao này, và không truyền ngược lại do phần trước của sợi trục mới tái cực, đang ở trong thời gian trơ tương đối.
Ở người, tốc độ dẫn truyền xung thần kinh trên sợi vận động ( có bao myelin) khoảng 100 m/s còn trên sợi giao cảm (không bao myelin) là 3-5 m/s (tr119 SGK 11cb).
Mỗi xináp chỉ có một loại chất trung gian hóa học. Các chất trung gian hóa học có thể là ACh, Dopamin, Adrenalin… (tr 121 SGK 11 cb).
Các chất trung gian hóa học như Acetylcholine, Adrenalin, GAPA, Serotonin, Nicotine... được giải phóng từ thùy trước xináp bám vào thụ thể ở màng của thùy sau xináp gây biến đổi điện thế màng ở thùy sau xináp, tạo ra điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp, vì vậy xung thần kinh đã được dẫn truyền qua xináp, loại này gọi là Xináp hóa học
(SGK sinh học cơ bản 11 trang 121) Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với các loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến …
Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
Do: Nhờ sợi trục bị bao bằng bao mielin cách điện mà sự lan truyền xung thần kinh sẽ truyền xung động thần kinh không qua những vùng có chứa bao mielin, nhờ đó xung động được truyền rất nhanh nên gọi là hiện tượng "nhảy cóc"
(SGK cơ bản sinh học 11 trang 121) Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axetincolin và noradrenalin. Ngoài ra còn nhiều chất trung gian hóa học khác nhu dopamin, serotonin…
Điện thế hoạt động khi xuất hiện gọi là xug thần kinh hay xung điện. Xung thần kinh lan truyền trong sợi thần kinh không có bao myelin theo phương thức lan truyền trên sợi thần kinh liên tục từ vùng này sang vùng khác kế bên, do các quá trình khử cực, tái cực diễn ra liên tiếp (tr 118 SGK 11 cb)
(Hình 30.2 SGK sinh học cơ bản 11 trang 122).
Cấu tạo một noron với bao myelin:
Trên các sợi trục có bao, điện thế hoạt động được lam truyền theo kiểu nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác , nhờ vậy tốc độ lan truyền nhanh hơn sợi không bao myelin và ít tiêu tốn năng lượng hơn.
Sở dĩ như vậy vì các bao myelin bản chất là phospholipid có tính cách điện.
(Hình 30.2 SGK sinh học cơ bản 11 trang 122).
(SGK sinh học cơ bản 11 trang 118) Điện thế hoat động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh hay xung điện.
Các sự kiện diễn ra trong quá trình truyền tin qua Xináp:
1. Điện thế hoạt động lan truyền tới làm khử cực chùy xináp
2. Ion Ca ++ đi vào trong chùy xináp, gắn với các túi làm giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xináp
3. Chất trung gian hóa học gắn vào màng sau gây khử cực màng
4. Khử cực kết thúc, Ach bị enzyme phân hủy thành acetat và choline
5.Chùy xináp hấp thu Choline từ khe xináp để tổng hợp lại thành Ach
Các thụ thể (receptor) của các chất trung gian hóa học nằm ở màng sau xináp, các chất hóa học này đc giải phóng từ màng trước, qua khe xináp bám vào thụ thể ở màng sau gây ra điện thế hoạt động ở màng sau. (Hình 30.3 SGK cơ bản 11 trang 122)
Lan truyền theo kiểu nhảy cóc là kiểu lan truyền trên sợi thần kinh có bao myelin
Bao myelin được tạo ra do bào tương của tế bào Schwann cuộn nếp nhiều lần, bao lấy sợi trục của noron
Tế bào Schwann là tế bào thần kinh đệm quan trọng của hệ thần kinh. Các sợi trục có bao tạo nên chất trắng của não và tủy sống.
Chất gian hoá học phổ biến nhất ở động vật có vú là: Axêtincôlin và norađrênalin, ngoài ra còn có một số chất khác như Dopamin, Serotonin, NO, Nicotin, Muscarin… (tr 121 SGK 11 cb)
(SGK sinh học cơ bản 11 trang 121)
Ti thể.
Đúng vì: trong cấu trúc của xinap, tại chùy xinap có rất nhiều ty thể, chính ty thể này cung cấp năng lượng cho việc dẫn truyền xung động qua khe xinap.