MỘT SỐ HÌNH THỨC HỌC TẬP Ở ĐỘNG VẬT.
1. Quen nhờn
- Là động vật không trả lời những kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần nếu kích thích đó không kèm theo điều kiện gì.
Vd: Khi thấy bóng đen của diều hâu từ trên cao lao xuống thì gà con sẽ chạy trốn, nhưng nếu bóng đen cứ xuất hiện nhiều lần mà không thấy diều hâu lao xuống thì gà con sẽ không trốn nữa
- Như vậy, hiện tượng quen nhờn làm mất đi những tập tính học được trước đó.
2. In vết
- Là hiện tượng con non mới sinh đi theo những vật đầu tiên mà chúng nhìn thấy, thường là con bố mẹ.
Vd: Gà con mới nở đi theo đồ chơi hoặc vịt con mới nở đi theo gà mẹ
3. Điều kiện hoá
a. Điều kiện hóa đáp ứng (kiểu Paplôp)
- Do sự hình thành các mối liên kết mới giữa các trung tâm hoạt động trong trung ương thần kinh dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.
Vd: Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cấu nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vậy là do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.
b. Điều kiện hóa hành động (kiểu Skinnơ)
- Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một điều kiện nào đó, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó
Vd: B.F.Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.
4. Học ngầm
- Là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được
Vd: Chó hoặc trâu được nuôi ở nhà, khi dắt thả nó ở một nơi khác cách xa nhà nó vẫn có thể nhớ đường để quay về nhà.
5. Học khôn
- Là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ đê giải quyết những tình huống mới. Học khôn có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển
Vd: Tinh tinh biết cách chồng những chiếc thùng lên để đứng lên lấy thức ăn trên cao
Nước tiểu là phương tiện duy nhất được động vật sử dụng để đánh dấu lãnh thổ.
SAI vì nước tiểu không phải phương tiện duy nhất để đánh dấu lãnh thổ, động vật có thể dùng các chất khác để đánh dấu lãnh thổ của mình như tiếng gầm, tiếng hú, chất thơm …
(SGK
11 cơ bản trang 128) Điều kiện hoá hành động (điều kiện hoá kiểu Skinnơ)
Đây
là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau
đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.
Ví
dụ: B. F. Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn
với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn
rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn (phần thưởng),
mỗi khi thấy đói bụng (không cần phản nhìn thấy bàn đạp), chuột chủ động chạy đến
nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.
Học
theo cách "thử và sai" cũng
thuộc hình thức này.
(SGK 11 cơ bản trang 130) Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác
cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.
Tập tính bảo vệ
lãnh thổ của mỗi loài rất khác nhau.
Ví dụ: - Chó sói
thường đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Nếu có kẻ cùng loài nào đó tiến
vào lãnh thổ của nó, nó sẽ có phản ứng đe doạ hoặc tấn công đánh đuổi kẻ xâm lược.
- Hươu đực có tuyến
nằm cạnh ở mắt tiết ra một loại dịch có mùi đặc biệt. Nó quệt dịch có mùi đó
vào cành cây để thông báo cho các con đực khác biết lãnh thổ đó đã có chủ.
Nhất thời.
Tập tính bẩm sinh được hình thành trong quá trình sống. Sai vì tập tính bẩm sinh do gen qui định và mang tính bẩm sinh, đặc trưng chủng loài và có tính bền vững di truyền cho thế hệ sau.
(SGK cơ bản trang 118) Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.
(SGK cơ bản trang 128) Điều kiện hóa hành động là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng, hoặc phạt (hệ quả) sau đó động vật lặp lại các hành vi đó.
(SGK 11 cơ bản trang 130)
Tập tính kiếm ăn của
động vật là khác nhau.
Đa số các tập tính
kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh. Ở
động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ
bố mẹ, từ đồng loại hoặc do kinh nghiệm của bản thân.
Ví dụ: Hổ , báo bò
sát đất đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ hoặc rượt đuổi, cắn vào cổ con mồi.
SGK lớp 11 cơ bản tran 125: cơ sở của
tập tính là các phản xạ. Các phản xạ thực hiện qua cung phản xạ
Học ngầm là hình thức học có ý thức, sau này khi có nhu cầu thì kiến thức vô tình học được sẽ tái hiện giúp cho động vật giải quyết những tình huống tương tự. SAI vì học ngầm là hình thức học không có ý thức.
(SGK cơ bản trang 127) Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không thèm theo sự nguy hiểm nào.
Học được.
Ở động vật có hệ thần kinh phát triển thì số lượng nơron tham gia vào một cung phản xạ nhiều, phản xạ ngày càng phức tạp nên có khả năng học tập, tích lũy các kinh nghiệm trong quá trình sống, chính vì thế hình thành nhiều tập tính học được.
(SGK 11 cơ bản trang 130) Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.
Ví dụ: Đến mùa
sinh sản, chim công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để
quyến rũ chim cái, sau đó chúng giao phối. Chim cái đẻ trứng và ấp trứng nở
thành chim công non.
(SGK cơ bản trang 128) Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm ra cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ linh trưởng => Học khôn là hình thức học tập phát triển nhất ở người so với các loài động vật khác.
Bẩm sinh.
Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển thì đa số các tập tính thuộc loại bẩm sinh vì hệ thần kinh kém phát triển nên khả năng học tập cũng kém, chính vì thế số lượng các tập tính học được rất ít.
(SGK 11 cơ bản trang
125 hình 31.2 sơ đồ cơ sở thần kinh của
tập tính) Kích thích (trong hoặc ngoài) → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động.