PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?
Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống , gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả hạt)
NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA
1. Tuổi của cây
- Tuỳ vào giống, loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
2. Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ
a. Nhiệt độ thấp
- Một số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí t0 thấp.
- Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hoá
b. Quang chu kỳ
Là sự tương quan độ dài ngày và đêm. Dựa vào quang chu kỳ có 3 nhóm cây: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.
c. Phitocrom
Là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ của thực vật và là sắc tố nẩy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng.
3. Hoocmon ra hoa
Hoocmon ra hoa là chất hữu cơ được hình thành trong lá và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.
MỐI QUAN HỆ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.
Kiến thức SGK cơ bản lớp 11 trang 144 (Đến độ tuổi ra hoa của cây trung tính không phụ thuộc vào ngoại cảnh, ra hoa vào cả ngày dài và ngày ngắn (quang chu kì).
Số lá.
VD: Ở cây cà chua, khi đạt đến lá thứ 14 thì cây đến tuổi ra hoa.
Sự ra hoa của cây phụ thuộc vào nhiệt độ thấp.
SGK Sinh học 11 T.144
kiến thức SGK cơ bản lớp 11 trang 143-145, bao gồm: Tuổi của cây, nhiệt độ, quang chu kì và hoocmôn ra hoa.
Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
SGK Sinh học 11- trang 144
Gibêrelin.
Do: Gibêrelin được dùng để kích thích sự nảy mầm của chồi, hạt, củ.
SGK Sinh học 11 trang 140.
Một protein hấp thụ ánh sáng là phitocrom có màu, đóng vai trò quan trọng trong qúa trình vận hành đồng hồ sinh học ở cây, góp phần điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật bằng phản ứng khác nhau khi có ánh sáng chu kì và chất lượng khác nhau.
Các chất còn lại là hoocmon, không phải sắc tố hấp thụ ánh sáng
Những nhân tố chi phối sự ra hoa: tuổi của cây, nhiệt độ, quang chu kì, hoocmôn ra hoa và các điều kiện ngoại cảnh khác.
SGK Sinh học 11.
Phitocrom tồn tại ở 2 dạng hoạt hoá và không hoạt hoá, biến đổi thuận nghịch từ dạng này sang dạng kia phụ vào khả năng hấp thụ ánh sáng đỏ (bước sóng 660 nm) hay tia hồng ngoại còn là đỏ thẫm hoặc đỏ xa (bước sóng 730 nm).
Đối với thực vật có hoa, ra hoa là dấu hiệu của sự phát triển.
Do : Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể( rễ, thân, lá, hoa, quả).
Phitôcrôm.
Do: Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và là sắc tố nảy mầm đối với các loại hạt mẫn cảm với ánh sáng.( SGK Sinh Học 11 T.146).
Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Khái niệm trong SGK Sinh học 11- trang 143
Lá thứ 14.
Qua hình ảnh ta có thể thấy, cà chua đến tuổi lá thứ 14 thì ra hoa
Cây sinh trưởng đến một mức độ và điều kiện quang chu kỳ thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa (Florigen). Hoocmon này được vận chuyển vào đỉnh sinh trưởng của thân và cành " kích thích sự ra hoa. SGK cơ bản lớp 11 trang 145.
Kiến thức SGK cơ bản lớp 11 trang 143-145 (Cây ra hoa khi có những điều kiện thích hợp (tuổi, nhiệt độ, ánh sáng). Tuỳ thuộc vào giống, loài cây mà các chồi ở đỉnh thân chuyển hoá từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái sinh sản)
phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (SGK cơ bản lớp 11 trang 144), đóng vai trò quan trọng trong qúa trình vận hành đồng hồ sinh học ở cây, góp phần điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật bằng phản ứng khác nhau khi có ánh sáng chu kì và chất lượng khác nhau.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới