1. Khái niệm về polime: Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên
VD: ${{(-\,C{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-)}_{n}}$
n: hệ số polime hóa hay độ polime hóa
$C{{H}_{2}}=C{{H}_{2}}$ : monome (là phân tử tạo nên polime)
2. Tên gọi : Poli + tên của monome, nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì được đặt trong dấu ngoặc đơn.
VD: ${{(-\,C{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-)}_{n}}$ : polietien, ${{(-C{{H}_{2}}-CHCl-)}_{n}}$ : poli(vinyl clorua)
3: Phân loại
+ Phân loại theo nguồn gốc: Polime tổng hợp (do con người tổng hợp, VD polietilen), polime thiên nhiên (polime có sẵn trong thiên nhiên, VD: xelulozơ, tơ tằm, len, bông, tinh bột, protein), polime bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến một phần, VD tơ visco)
+ Phân loại theo phương pháp tổng hợp: Polime trùng hợp (được trùng hợp bằng phản ứng trùng hợp , VD polietilen), polime trùng ngưng (được trùng hợp bẳng phản ứng trùng ngưng, VD tơ nilon 6,6)
Chú ý:
- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau tương tự nhau thành phân tử lớn, điều kiện phản ứng làm monome phải có liên kết bội trong phân tử hoặc vòng kém bên
- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn đồng thời giải phóng phân tử nhỏ khác như nước. Điều kiện phản ứng là monome phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tạo liên kết với nhau
Số polime thiên nhiên là: bông, tơ tằm, xenlulozo, len.
Số chất có thể tạo thành polime bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng là: $C{H_2} = CHCOOH,$ $C{H_2} = CHOOCC{H_3},$ $C{H_2}OH - C{H_2}OH,$ $HOOC{(C{H_2})_4}COOH,$ $HCHO$.
Các chất không tham gia phản ứng trùng hợp là: xilen, toluen, xenlulozo, cumen.
Polime thiên nhiên là: bông, tơ tằm, xenlulozơ và len.
Số chất tham gia phản ứng trùng hợp là: ${C_2}{H_3}COOH$, ${C_6}{H_{11}}NO$ (caprolactam).
Phát biểu không đúng là: Etylen glicol, phenol, axit ađipic, acrilonitrin đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng để tạo ra polime.
Theo SGK lớp 12 các vật liệu là polime thiên nhiên là : bông, tơ tằm ,xenlulozơ và len.
Tơ ntron: trùng hợp.
Chất dẻo poli metylmetacrylac: trùng hợp.
Sợi visco: sợi bán tổng hợp.
a.$C{{H}_{2}}=CH-COOC{{H}_{3}}$ ; b. $HCHO$; c. $HO-{{\left( C{{H}_{2}} \right)}_{6}}-COOH$; d. ${{C}_{6}}{{H}_{5}}OH$;
e. $HOOC-\left( C{{H}_{2}} \right)-COOH$; f.${{C}_{6}}{{H}_{5}}-CH=C{{H}_{2}}$ ; g.${{H}_{2}}N-{{\left( C{{H}_{2}} \right)}_{6}}-N{{H}_{2}}$.
Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
Điều kiện cần vế cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng làTrong phân tử phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia phản ứng
=> Các chất thỏa mãn điều kiện trên là : c, e, g.
Số chất tham gia phản ứng trùng hợp là: ${C_2}{H_3}COOH$, ${C_6}{H_{11}}NO$ (caprolactam), vinyl axetat.
Chất tham gia trùng hợp: \[C{H_2} = CH - COOH,C{H_2} = CH - COOC{H_3}\]
Chất tham gia trùng ngưng: \[HOC{H_2} - C{H_2}OH,\,HOOC - {(C{H_2})_4} - COOH,\,HCHO.\]