Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang

Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang

Lý thuyết về Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành ruột khoang

1, Đặc điểm chung

 Thuỷ tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô… là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo.

Cấu tạo cơ thể của đại diện ruột khoang

- Kết luận: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang là:

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

+ Sống dị dưỡng

+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo

+ Ruột dạng túi

+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai

2. Vai trò

* Lợi ích

- Trong tự nhiên

+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương. Cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật

+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo là điều kiện để phát triển du lịch: đảo san hô vùng nhiệt đới

- Đối với đời sống

+ Là nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí: vòng tay làm bằng san hô

+ Làm vật liệu xây dựng: san hô đá

+ Là vật chỉ thị cho tầng địa chất: hóa thạch san hô

+ Làm thực phẩm: gỏi sứa

* Tác hại

- Một số loài sứa gây ngứa và độc: sứa lửa

- Cản trở giao thông đường biển: đảo san hô ngầm

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của ngành Ruột khoang?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngành ruột khoang có đặc điểm chung là cơ thể đối xứng tỏa tròn.

Di chuyển theo kiểu lộn đầu: thủy tức.

Sống tập đoàn: san hô

Sống trong môi trường nước ngọt: thủy tức.

Câu 2: Có bao nhiêu sinh vật dưới đây là đại diện thường gặp của ruột khoang?

1. Thủy tức.

2. Sứa.

3. Hải quỳ.

4. San hô.

5. Trùng biến hình.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

1, 2, 3, 4 là đại diện thường gặp của ruột khoang.

5 là đại diện của động vật nguyên sinh.

Câu 3: Người Nhật bản gọi sứa là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do sứa trong suốt, được khai thác làm nhiều món ăn nên người Nhật Bản gọi sứa là "thịt thủy tinh".

Câu 4: Bao nhiêu vai trò dưới đây là vai trò của san hô?

(1) Ấu trùng san hô là thức ăn của nhiều sinh vật biển.

(2) Nhiều san hô làm nguyên liệu quý để trang trí, làm trang sức.

(3) San hô đá cung cấp nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức.

(4) Thường được khai thác làm thức ăn.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ý 1, 2, 3 là vai trò của san hô.

Ý 4 sai vì san hô thường không được khai thác làm thức ăn ; người ta thường khai thác sứa làm thức ăn.

Câu 5: Nhân dân vùng biển thường gọi động vật nào sau đây là "hoa đá"?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong ngành ruột khoang, chỉ có san hô cấu tạo bởi khung xương đá vôi, màu sắc rất đẹp nên gọi là hoa đá.

Câu 6: Lối sống hoặc cách dinh dưỡng của ngành ruột khoang là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ruột khoang sống tự do, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng (ăn động vật khác).

Câu 7: Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cơ thể ruột khoang đối xứng tỏa tròn, ruột dạng túi.

Câu 8: Bao nhiêu vai trò dưới đây là vai trò thực tiến của ruột khoang?

(1) Ruột khoang hầu hết sống ở biển.

(2) Một số ruột khoang dùng làm thực phẩm, chế biến thành dược phẩm.

(3) Tập đoàn san hô tạo nơi cư trú cho nhiều động vật khác.

(4) Một số tham gia cải tạo môi trường.

(5) Một số loài san hô được khai thác làm nguyên liệu mĩ phẩm, đá vôi.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ý 2, 3, 4, 5 là vai trò thực tiến của ruột khoang.

Ý 1 là phân bố của ruột khoang, không phải vai trò.