I. ĐA DẠNG LỚP THÚ
- Lớp thú hiện nay có khoảng 4600 loài. Ở Việt Nam đã phát hiện được 275 loài.
- Các loài thú đều có lông mao, tuyến sữa.
1. Bộ Thú huyệt
- Đại diện: thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương
- Đặc điểm: Vừa sống ở nước ngọt, vừa ở cạn
- Cấu tạo
+ Mỏ giống mỏ vịt, dẹp.
+ Mắt nhỏ
+ Bộ lông rậm mịn, mềm bao phủ cơ thể, không thấm nước, chân có màng bơi: thích nghi với đời sống bơi lội.
+ Đuôi rộng, dẹp để dự trữ mỡ.
- Sinh sản
+ Đẻ trứng: trứng được đẻ vào tổ làm bằng lá cây mục. Mỗi lần có thể sinh từ 1 – 3 trứng. Trứng sau 10 ngày ấp sẽ nở thành con.
+ Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú: nên chưa cho con bú. Thú mỏ vịt con uống sữa mẹ theo 2 cách:
- Ép mỏ vào bụng mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó, chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.
- Bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn vào nước.
2. Bộ Thú túi
- Đại diện: Kanguru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương.
- Đặc điểm:
+ Cao tới 2m.
+ Mặt dài, răng dẹt và rộng để nhai cỏ
+ Tay ngắn
+ Túi được bọc lông: nơi ở của kanguru con
+ Có chi sau khỏe: để nhảy nhanh. Nó có thể nhảy với vận tốc 40 – 50km/h
+ Đuôi dài lông dày để giữ thăng bằng
- Di chuyển
- Sinh sản:
+ Đẻ con. Con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng mẹ.
+ Vú có tuyến sữa, vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng của thú con.
Không có lông.
Giải thích: thú mỏ vịt có bộ lông rậm, mịn, không thấm nước bao bọc.
40-50km/h.
Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 7.
Đi trên cạn và bơi dưới nước.
Giải thích: do thú mỏ vịt vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn.
Có chi sau và đuôi to khỏe.
Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 7.
4600.
Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 7.
(1),(2) lần lượt là:
Nước ngọt, đẻ trứng.
Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 7.
Bằng lá cây mục.
Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 7.
Kanguru nhảy đồng thời 2 chi trước và 2 chi sau.
Giải thích: khi nhảy, kanguru chỉ sử dụng 2 chi sau để bật và cái đuôi to dài để giữ thăng bằng cơ thể.