Giả sử t=0: $\left( \overrightarrow{n};\overrightarrow{B} \right)=\varphi $
Tại thời điểm t bất kì từ thông qua khung dây: $\phi =NBS\cos \alpha \left( \alpha =\omega t+\varphi \right)$
$\Rightarrow \phi ={{\phi }_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi \right)$
Trong đó:
${{\phi }_{0}}=NBS$ giá trị cực đại của từ thông.
N là số vòng dây, S là diện tích mỗi vòng.
B là cảm ứng từ của từ trường chứa cuộn dây, $\alpha $ là góc hợp bởi giữa vecto pháp tuyến $\overrightarrow{n}$ của mặt phẳng chứa cuộn dây và vecto cảm ứng từ $\overrightarrow{B}$ .
Vì từ thông $\phi $ qua cuộn dây biến thiên theo t nên trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng được tính theo định luật Fa-ra-day.
$e=-\dfrac{d\phi }{dt}=\omega NBS\sin \left( \omega t+\varphi \right)={{E}_{0}}\sin \left( \omega t+\varphi \right)$
${{E}_{0}}=\omega .{{\phi }_{0}}=\omega NBS$ giá trị cực đại của suất điện động.
Khi khung dây quay sinh ra một suất điện động biến thiên điều hòa gọi là suất điện động xoay chiều ( cùng tần số quay của khung dây).
Suất điện động cực đại trong khung: $ {{E}_{0}}=\omega NB\text{S} $