1. Mạch điện xoay chiều chứa R,L
$\overrightarrow{U}=\overrightarrow{{{U}_{R}}}+\overrightarrow{{{U}_{L}}}$
HĐT cực đại 2 đầu đoạn mạch: ${{U}_{0}}=\sqrt{U_{0R}^{2}+U_{0L}^{2}}$
HDDT hiệu dụng 2 đầu đoạn mạch: $U = \sqrt {U_R^2 + U_L^2}$
Tổng trở: $Z=\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}$
u sớm pha hơn i 1 góc: $\tan \varphi =\dfrac{{{Z}_{L}}}{R}=\dfrac{{{U}_{L}}}{{{U}_{R}}}=\dfrac{{{U}_{0L}}}{{{U}_{\text{0R}}}}$
Trong đó:
${{U}_{R}};{{U}_{L}}$ là HĐT hiệu dụng 2 đầu điện trở và cuộn cảm.
${{U}_{0R}};{{U}_{0L}}$ là HĐT cực đại 2 đầu điện trở và cuộn cảm.
${{Z}_{L}};R$ là cảm kháng của cuộn dây và điện trở.
2. Mạch điện xoay chiều chứa R,C
$\vec{U}=\overrightarrow{{{U}_{R}}}+\overrightarrow{{{U}_{C}}}$
HĐT cực đại 2 đầu đoạn mạch: ${{U}_{0}}=\sqrt{U_{0R}^{2}+U_{0C}^{2}}$
HĐT hiệu dụng 2 đầu đoạn mạch: $U=\sqrt{U_{R}^{2}+U_{C}^{2}}$
Tổng trở: $Z=\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{C}^{2}}$
u trễ pha hơn i 1 góc: $\tan \varphi =\dfrac{{{Z}_{C}}}{R}=\dfrac{{{U}_{C}}}{{{U}_{R}}}=\dfrac{{{U}_{0C}}}{{{U}_{\text{0R}}}}$
Trong đó:
${{U}_{R}};{{U}_{C}}$ là HĐT hiệu dụng 2 đầu điện trở và tụ điện.
${{U}_{0R}};{{U}_{0C}}$ là HĐT cực đại 2 đầu điện trở và tụ điện.
${{Z}_{C}};R$ là dung kháng của tụ điện và điện trở.
3. Mạch điện xoay chiều chứa L, C nối tiếp
${{U}_{LC}}\bot i$
${{Z}_{L}}>{{Z}_{C}}$ thì u nhanh pha hơn i góc $\dfrac{\pi }{2}$
${{Z}_{L}}<{{Z}_{C}}$ thì u chậm pha hơn i góc $\dfrac{\pi }{2}$
$Z=\sqrt{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|$
$U=\left| {{U}_{L}}-{{U}_{C}} \right|=I.Z$
Đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai phần tử R và L thì $ {{U}_{RL}}=\sqrt{U_{R}^{2}+U_{L}^{2}} $
Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thì
+ cường độ dòng điện trong mạch luôn nhanh pha hơn điện áp góc $ \pi /2 $ khi $ {{Z}_{L}} < \text{ }{{Z}_{C}} $
+ cường độ dòng điện trong mạch luôn trễ pha hơn điện áp góc $ \pi /2 $ khi $ {{Z}_{L}} > \text{ }{{Z}_{C}} $
Theo giả thiết bài toán cho ta có:
$ {{Z}_{L}}=100\Omega ;{{Z}_{C}}=200\Omega \Rightarrow Z=100\Omega \Rightarrow I=\dfrac{U}{Z}=\dfrac{200}{100}=2A $
Mạch điện chứa phần tử điện trở thuần nối tiếp với tụ điện thì không cho dòng điện không đổi đi qua. Vì tụ điện không cho dòng điện không đổi (và nói chung là các loại dòng điện một chiều) đi qua.
Đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L và điện trở thuần R mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có tần số góc $ \omega $ . Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là $ {{I}_{0}} $ , cường độ dòng điện tức thời trong mạch là i, điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch là u, điện áp hiệu dụng, tức thời giữa hai đầu điện trở lần lượt là $ {{U}_{R}},\,{{u}_{R}} $ và hai đầu cuộn cảm là $ {{U}_{L}};\,{{u}_{L}} $ . Hệ thức đúng là
Điện áp hai đầu cuộn cảm luôn luôn vuông pha với điện áp hai đầu điện trở.
Do vậy $ {{\left( \dfrac{{{u}_{R}}}{{{I}_{0}}R} \right)}^{2}}+{{\left( \dfrac{{{u}_{L}}}{{{I}_{0}}\omega L} \right)}^{2}}=1 $
Tổng trở của mạch RC: $ {{Z}_{RC}}=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \dfrac{1}{\omega C} \right)}^{2}}} $
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới