Khái niệm và phân loại cách ly sinh sản
Cách li sinh sản được hiểu là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (những trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ nay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ.
- Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử:
Cách li trước hợp tử :
Những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử.
+ Cách li nơi ở (cách li sinh cảnh) : do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.
+ Cách li tập tính : do tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau.
+ Cách li thời gian (mùa vụ, sinh thái) : do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.
+ Cách li cơ học : do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
+ Cách li sau hợp tử : là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
Cách li sau hợp tử :
Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc.
+ Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển.
+ Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ.
Vai trò của các cơ chế cách li :
+ Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng
+ Ngăn cản các quần thể của loài trao đổi vốn gen cho nhau, củng cố tăng cường sự phân hoá thành phần kiểu gen trong quần thể bị chia cắt.
- Cách li nơi ở là dạng cách li do nơi phân bố khác nhau.
- Cách li cơ học là dạng cách li do đặc điểm hình thái, cấu trúc cơ quan giao cấu hoặc giao tử không phù hợp.
-Cách li tập tính là do tập tính sinh sản (thu hút bạn tình) khác nhau.
-
Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh dục khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. (SGK cơ bản trang 124).
Cách li sau hợp tử là những trở ngại
ngăn cản tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc con lai hữu thụ, đây là hiện tượng
con lai sinh trưởng phát triển bình thường nhưng bất thụ.
Bọn chịu ảnh hưởng (ở đây là 1 cách bị động) nhiều của cách li địa
lí là bọn ít di chuyển hoặc ko di chuyển, kiến thức này lấy trong sgk nâng cao
phần các cơ chế cách li
- Còn trong sgk cơ bản ở phần Quá trình hình thành loài: những loài
phát tán mạnh thì nó đi xa được, chủ động phát tán đi xa nên thường hình thành
loài mới bằng con đường địa lý, còn bọn ít di động thì thường hình thành loài bằng
con đường sinh thái.
Nên với câu hỏi này mình chọn Cách li địa lí. (Khi nào câu hỏi hỏi về
SV ít di động thường “HÌNH THÀNH LOÀI” bằng
con đường nào thì mới là cách li
sinh thái)
+ Nòi sinh học: là nhóm quần thể kí sinh trên loài vật
chủ xác định hoặc trên những phấn khác nhau của cùng một loại vật chủ.
Cách li trước hợp tử gồm:
+ Cách li sinh
thái
+ Cách li tập
tính
+ Cách li cơ học
Nòi địa lí: nhóm quần thể phân bố trong một khu vực địa lí xác định, hai nòi địa lí
khác nhau có khu phân bố không trùm lên nhau.
Trong điều kiện
tự nhiên dấu hiệu Cách li sinh sản là quan trọng nhất để phân biệt 2 loài.
Để phân
biệt loài này với loài kia, nhiêu lúc chúng ta phải sử dụng nhiều đặc điểm về
hình thái, sinh lí, sinh hóa, di truyền....
Tiêu chuẩn để phân biệt các loài giao phối có quan hệ thân thuộc, có các đặc điểm
hình thái rất giống nhau là cách li sinh sản
Cách li
sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc con lai
hữu thụ. => Không phải trở ngại ngăn cản sự thụ tinh.
Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử, ví dụ hạt phấn loài này không nảy mầm được trên nhụy của loài khác
Cách li sinh thái: Không giao
phối được do chênh lệch về mùa sinh sản như thời kì ra hoa, đẻ trứng (xem SGK 12 NC tr 165)
Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần
số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến
hóa. => hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng
loài.
ý "Loài nào có số lượng gen càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong phú" đúng.
Các ý còn lại sai vì:
+ loài sinh sản hữu tính thì bộ NST phải lưỡng bội; và sự tổ hợp lại sẽ là tổ hợp lại gen nên tính trên số lượng gen chứ không phải NST
+ số lượng ADN không nói lên mức độ tiến hóa, cũng
như sự phong phú về nguyên liệu cho CLTN
+ nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN càng phong phú khi số lượng gen càng lớn (càng có nhiều kiểu tổ hợp, dẫn đến nhiều KH hơn...)
Dạng cách li đánh dấu sự hình thành loài mới là Cách li sinh sản (SGK)
Với những loài khác xa
nhau, hình khái có sự khác biệt rõ rệt => thường sử dụng tiêu chuẩn hình
thái - vì tiêu chuẩn hình thái dễ sử dụng.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới