Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Ngày dạy: | Ngày soạn: |
Tiết: Lớp:
BÀI 33: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.
- Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học :Chủ động,tích cực tìm hiểu về khái niệm,vai trò và ứng dụng của cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật trong thực tiễn.
- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết một cách khoa học để diễn đạt về khái niệm tập tính,vai trò và ứng dụng của của cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia và trình bày ý kiến khi thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quá trình học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hành.
* Năng lực KHTN:
- Nhận thức KHTN: phát biểu được các khái niệm, lấy được ví dụ minh họa, Nêu được vai trò của của cảm ứng ở sinh vật, tập tính đối với động vật.
- Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát, ghi chép và trình bày kết qur quan sát của của cảm ứng ở sinh vật, một số tập tính của động vật.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: vận dụng được các kiến thức của cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
3. Về phẩm chất:
- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
- Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong thực hiện các yêu cầu của giáo viên trong bài học.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các dạng tập tính và ứng dụng tập tính trong tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên:
Tranh ảnh về các hiện tượng của cảm ứng ở sinh vật, tập tính ở động vật
Dụng cụ để chiếu tranh ảnh.
2. Học sinh:
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
GV cho HS quan sát tranh ảnh (hoặc video) về hiện tượng xảy ra khi chạm tay vào lá cây trinh nữ, hướng mọc của thân cây ở nơi chỉ được chiếu sáng từ một phía,...
a) Mục tiêu:
- GV tổ chức cho HS nhận biết các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật thông qua quan sát tranh ảnh hoặc video. Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là quan sát quan sát hiện tượng của các sinh vật
b) Nội dung:
- - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về thế giwos xung quanh.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh ghi trên phiếu học tập KWL
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát tranh ảnh (hoặc video) về hiện tượng xảy ra khi chạm tay vào lá cây trinh nữ, hướng mọc của thân cây ở nơi chỉ được chiếu sáng từ một phía,....Yêu cầu học sinh điền vào phiếu học tập. - GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoàn thành phiếu học tập. - Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá: - Giáo viên nhận xét, đánh giá: ->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài họ cĐể trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay. ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.
- Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứngở sinh vật (ở thực vật và động vật).
- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cá nhân, làm việc nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, quan sát tìm hiểu thong qua tranh ảnh và video và trả lời các câu hỏi ( có ở phiếu học tập)
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời có ở phiếu học tập
d) Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cảm ứng và vai trò cảm ứng ở sinh vật | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm cặp đôi, yêu cầu các em quan sát Hình 33.1 và hoàn thành theo mẫu Bảng 33.1. 2. Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật? ( có ở phiếu học tập) *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập số 2. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung. | I. Cảm ứng và vai trò cảm ứng ở sinh vật 1. Cảm ứng ở sinh vật là gì? - Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường. -Ví dụ: Con người nổi da gà khi trời lạnh, gà chạy đến khi nghe người gọi cho ăn, chó sủa khi gặp người lạ,cây hoa quỳnh nở hoa vào ban đêm,... 2. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật: - Cảm ứng giúp sinh vật thích ứng với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu tập tính ở động vật | |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn học sinh đọc thong tin và quan sát hình 33.2 trong SGK. Giáo viên chia lớp học thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật động não kết hợp hỏi đáp để tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi thảo luận trong bài. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm để đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau: 1. Tập tính động vật là gì? 2. Hãy liệt kê các loại tập tính ở động vật, ở người mà em biết? 3. Đặt tên các tập tính của động vật được thể hiện trong hình 33.2 a, 33.2b, 33.2c, 33.2d và ý nghĩa của các tập tính đó. (Tập tính di cư của chim, tập tính sống bầy đàn của trâu rừng, tập tính kiếm ăn của mèo, tập tính chăm sóc con non của chim) *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các thành viên khác chú ý bổ sung cho câu trả lời của bạn nếu chưa hoàn chỉnh. Các nhóm khác bổ sung (nếu có). *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung. | II. Tập tính ở động vật
- Tập tính là một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể,đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. - Ví dụ: Ve kêu vào mùa hè, chuột bỏ chậy khi nghe tiếng mèo kêu,.. - Phân loại: Tập tính bẩm sinh và tập tính học được 2. Vai trò của tập tính: - Tập tính có vai trò quan trọng đối với động vật, nhờ có tập tính động vật có thể thích ứng với môi trường giúp chủng có thể tồn tại và phát triển. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Hệ thống được một số kiến thức đã học.
b) Nội dung:
- HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL.
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm:
- HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. *Báo cáo kết quả và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống.
b) Nội dung:
Cho học sinh quan sát, tìm hiểu một vài hiện tượng tự nhiên xung quanh.
c) Sản phẩm:
Bắt đầu từ mùa hè, gấu đã bắt đầu dự trữ dinh dưỡng cho kì ngủ đông. Chất dinh dưỡng này đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể gấu trong cả quá trình ngủ đông. Nhờ chất duinh dưỡng tích trữ đủ, cơ thể ngủ hết mùa đông đến khi các chất dinh dưỡng này cạn thì cũng là lúc kì ngủ đông này kết thúc.
d)Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập Trước kì ngủ đông gấu có thói quen ăn thật nhiều để cơ thể béo lên nhanh chóng. Em hãy giải thích ý nghĩa của thói quen này ở gấu? *Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thảo luận để có câu trả lời. *Báo cáo kết quả và thảo luận Sản phẩm của các nhóm *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo viên cho các nhóm trả lời câu hỏi và hướng dẫn các em tìm hiểu thêm. |
Hướng dẫn tự học ở nhà
- Tìm hiểu các hiện tượng cảm ứng có ở các loài sinh vật xung quanh em.
- Em hãy tìm hiểu việc ứng dụng các tập tính của động vật vào trong sản xuất và chăn nuôi.
- Vận dụng các kiến thức về cảm ứng để hình thành các thói quen tốt cho bản thân.
PHIẾU HỌC TẬP
BÀI 33: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Họ và tên: ………………………………………………………………
Lớp: ……………………………. Nhóm: ……
PHT1: Học sinh hoàn thành cá nhân các câu hỏi sau
H1. Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ (xấu hổ), lá cây sẽ cụp lại. Đây là hiện tượng gì? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
H2. Hiện tượng này có ý nghĩa như thế nào đối với sinh vật?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHT 2: HS trao đổi căp đôi
- 1. Quan sát Hình 33.1 và hoàn thành theo mẫu Bảng 33.1.
Hình | Kích thích | Phản ứng |
a b c d e | Ánh sáng ? ? ? ? | Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng ? ? ? ? |
-> Cảm ứng là gì? ………………………………………………………………………..
2. Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
3.Nếu các sinh vật không có phản ứng đối với các kích thích đến từ môi trường (ví dụ:
Cây ở Hình 33.la không có phản ứng hướng về phía có ánh sáng) thì điều gì sẽ xảy ra?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHT3: Học sinh hoàn thành các câu hỏi sau:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hình | Tên tập tính | Ý nghĩa |
33.2a 33.2b 33.2с 33.2d | .…………………………………….. …………………………………….… …………………………………….. .……………………………………. | .…………………………………….. …………………………………….… …………………………………….. .……………………………………. |
SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới