Giáo án toán 3 bài làm tròn số sách ctst

Giáo án toán 3 bài làm tròn số sách ctst

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án toán 3 bài làm tròn số sách ctst

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

LÀM TRÒN SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

– Làm quen với việc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học.

3. Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái.

Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, hình vẽ tia số cho bài học, bài thực hành và bảng hiệu lệnh cho Luyện tập 2 (nếu cần).

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi

c. Hình thức: nhóm đôi

Có thể dùng trò chơi chuyển tải các nội dung sau:
– Xác định mỗi chữ số của một số ở hàng nào.

– Xác định số tròn trăm, tròn chục.

GV giải thích: Trong cuộc sống, người ta thường làm tròn số để người nghe dễ nhận biết và dễ nhớ các số.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

HS tham gia trò chơi

Nhận xét-tuyên dương

- Mở vở ghi bài.

2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút)

2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá

a. Mục tiêu: Làm quen với việc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

c. Hình thức: Cá nhân - Lớp

1. Làm tròn số đến hàng chục

– GV vẽ (hoặc treo) tia số lên bảng lớp cho HS quan sát, GV chỉ vào các vạch trên tia số cho HS đọc các số từ 60 đến 70.

– GV đặt vấn đề: Các em quan sát và cho biết các số này gần với số tròn chục nào hơn.

– GV chỉ tay vào tia số và giới thiệu:
Khi làm tròn một số đến hàng chục, ta được số tròn chục gần số đó hơn.
Nếu số đó ở chính giữa hai số tròn chục, ta chọn số tròn chục lớn hơn.
– GV: Khi thực hành (không phải lúc nào cũng có tia số), ta làm như thế nào?

2. Làm tròn số đến hàng trăm
– Tương tự với làm tròn số đến hàng chục

- HS đọc các số từ 60 đến 70.

- HS đọc lần 2, GV kết hợp viết thêm các số vào tia số.

HS đọc lần 3: GV chỉ vào các vạch có số, HS đọc (60; 62; 65; 67; 70).

Hs lần lượt trả lời

+ 62 gần số 60 hơn.
+ 65 ở chính giữa hai số tròn chục + 60 và 70, không gần số nào hơn.
+ 67 gần số 70 hơn.

HS (nhóm bốn) tìm hiểu nội dung SGK, thảo luận và trình bày.

– Khi làm tròn số đến hàng chục, ta quan sát chữ số hàng đơn vị.

HS tự tìm hiểu và trả lời:
– Khi làm tròn số đến hàng trăm, ta quan sát chữ số hàng chục.

2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành

a. Mục tiêu: Vận dụng với việc làm tròn số đến hàng chục, hàng trăm.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp thực hành, đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

c. Hình thức: Cá nhân - Cặp - Lớp

Bài 1:

- Giáo viên hướng dẫn mẫu rồi yêu cầu học sinh làm bài.

– HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm 4.

- Giáo viên quan sát, giúp đỡ những em lúng túng chưa biết làm bài.

Bài 2:
Đọc từng câu.
Quan sát biển báo, nhận biết số đo thực tế và số sau khi làm tròn:

GV gắn bảng hiệu lệnh lên bảng lớp, một HS đọc từng câu, giải thích – cả lớp đưa bảng Đ – S.

Đất nước em
– GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi

– Sửa bài, khuyến khích HS nói cách làm.

GV có thể giới thiệu sơ lược những cây cầu xi măng được xây dựng ở nông thôn giúp cho việc đi lại của người dân được thuận tiện và việc trao đổi hàng hoá giữa các địa phương cũng dễ dàng hơn.

HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm 4

* Kết quả 50; 100; 600; 1 000.

HS làm bài cá nhân rồi nói với bạn câu trả lời.
* Kết quả: S – Đ – Đ – S.

– HS thảo luận nhóm đôi, nhận biết yêu cầu, thực hiện cá nhân và nói với bạn.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp đàm thoại.

c. Hình thức: Cá nhân

Gv yêu cầu hs nhắc lại cách làm tròn số.

– Hs nhắc lại cách làm tròn số.
- Về nhà xem lại bài chuần bị bài “ Làm quen với chữ số La Mã”

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................