Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
HỌC KỲ II
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật, động vật xung quanh.
- Chỉ và nói được tên thực vật, động vật trên cạn, sống dưới nước.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Đặt và trả lời được câu hỏi để tìm hiểu về nơi sống của thực vật và động vật thông qua quan sát thực tế, tranh ảnh.
3. Phẩm chất
- Biết cách phân loại thực vật và động vật dựa vào môi trường sống của chúng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Thẻ hình hoặc thẻ tên một số cây và con vật.
- Bảng phụ/giấy A2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Một số loại cây thông dụng ở địa phương như các cây nhỏ đang được trồng trong bầu hoặc chậu đất hoặc dưới nước; một số hình ảnh qua sách, báo,....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||
TIẾT 1 | |||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát có nhắc đến nơi sống của thực vật, động vật, ví dụ bài: Đàn gà trong sân, Chim chích bông. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Bài hát nhắc đến những cây nào? Con vật nào? + Những từ nào trong bài hát nói đến nơi sống của chúng? - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được nghe một số bài hát có nhắc đến thực vật, động vật và nơi sống của chúng. Vậy các em có biết nơi sống của thực vật, động vật ở những đâu không? Sự phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ khám phá những điều thú vị và bổ ích này trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Môi trường sống của thực vật và động vật. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi về nơi sống của thực vật và động vật a. Mục tiêu: - Nêu được tên và nơi sống của một số thực vật và động vật xung quanh. - Biết cách đặt, trả lời câu hỏi và trình bày ý kiến của mình về nơi sống của thực vật và động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS: + Quan sát các Hình 1-6 SGK trang 62, 63, nhận biết tên cây, con vật trong các hình. + Chỉ vào mỗi hình, đặt và trả lời câu hỏi để tìm hiểu về nơi sống các cây, con vật. Bước 2: Làm việc theo cặp - GV hướng dẫn HS: Từng HS quan sát các hình SGK trang 62, 63. Một HS đặt câu hỏi dựa theo câu hỏi gợi ý trong SGK (Cây bắp cải sống ở đâu?). HS kia trả lời để tìm hiểu về các cây, con vật và nơi sống của chúng. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu mỗi cặp HS chỉ vào một tranh, đặt và trả lời câu hỏi về tên cây/con vật và nơi sống của nó. Lần lượt các cặp khác lên đặt và trả lời câu hỏi cho đủ 6 hình. - Các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV yêu cầu HS ghi kết quả vào vở theo mẫu 63 SGK. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Trình bày kết quả sưu tầm một số thông tin, hình ảnh về nơi sống của thực vật, động vật a. Mục tiêu: - Kể được nơi sống của một số thực vật và động vật ở xung quanh em. - Biết cách trình bày kết quả sưu tầm của mình về nơi sống của thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Mỗi thành viên trong nhóm chia sẻ với các bạn về cây mà mình mang đến, tranh ảnh về cây, con vật mà HS sưu tầm được. - GV bao quát các nhóm và đưa ra một số câu hỏi gợi ý: + Đây là cây gì, con gì? + Kể tên nơi sống của cây hoặc các con vật đó. + Ghi chép kết quả vào giấy A2 theo mẫu.
Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV hướng dẫn HS khác nhận xét, bổ sung. GV bình luận, hoàn thiện các câu trả lời. - GV chốt lại: Mỗi loài thực vật, động vật đều có một nơi sống. Thực vật và động vật có thể sống được ở nhiều nơi khác nhau như trong nhà, ngoài đồng ruộng, trên rừng, dưới ao, hồ, sông, biển. | - HS hát theo GV bắt nhịp. - HS trả lời: + Bài hát nhắc đến gà, chim chích bông, cây na, cây bưởi, cây chuối. + Những từ trong bài hát nói đến nơi sống của chúng: trong vườn, trong sân của gia đình. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS làm việc theo cặp. - HS trả lời: + Đây là con gì?/Hươu sao sống trong rừng phải không? Đây là con hươu sao/Đúng, hươu sao sống trong rừng. + Cây bắp cải sống ở đâu? Cây bắp cải được trồng trên cánh đồng. + Đây là con gì?/Hãy nói về nơi sống của chim chào mào? Đây là con chim chào mào/Chim chào mào sống trong rừng, vườn cây. Chim mẹ và chim non đang ở trong tổ trên cây. + Nói tên và nơi sống của cây và con vật trong hình/Mô tả nơi sống của chúng? Trong hình có cây hoa súng và cá chép cảnh/Nơi sống của chúng là bể cá hay hồ cá cảnh. Trong hồ có cây hoa súng màu trắng, có nhiều con cá cảnh đang bơi. + Đây là cây gì?/Cây hoa hồng sống trong chậu ngoài bàn công phải không? Đây là cây hoa hồng/Đúng, hoa hồng được trồng trong chậu ngoài ban công. + Cây đước sống ở đâu?/Tôm sú cũng sống ở vùng ngập mặn ven biển phải không? Cây đước sống ở vùng ngập mặn ven biển/Đúng, cây đước và tôm sú đều sống ở vùng ngập mặn ven biển. + Hoàn thành bảng theo mẫu gợi ý trong SGK trang 63:
- HS lắng nghe gợi ý và thảo luận theo nhóm. - HS trình bày kết quả theo bảng GV hướng dẫn. | ||||||||||||||||||
TIẾT 2 | |||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Môi trường sống của thực vật, động vật (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Phân loại thực vật theo môi trường sống a. Mục tiêu: Biết cách phân loại các cây theo môi trường sống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời con ong SGK trang 64. - GV yêu cầu HS: + Quan sát Hình 1-9 SGK trang 64 và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên cây sống trên cạn, cây sống dưới nước. + Hoàn thiện bảng theo mẫu SGK trang 65: + Qua bảng trên, em rút ra được những cây nào có môi trường sống giống nhau? Bước 2: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn về bảng kết quả của mình. Các bạn cùng nhóm góp ý, bổ sung và hoàn thiện. - HS ghi chép kết quả vào giấy A2. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV giải thích cho HS: + Có hai loại rau muống, loại rau muống trắng thường được trồng trên cạn, kém chịu ngập nước. Loại rau muống tía thường được thả bè trên ao, hồ hoặc có thể sống trên cạn nhưng ưa đất ẩm. + Có nhiều giống lúa khác nhau như lúa nương, lúa nước,...Lúa nương sống trên cạn, là các giống lúa của đồng bào vùng cao, thường được trồng trên nương rẫy ở Tây Nguyên vào mùa mưa. Lúa nương có những đặc điểm như rễ khỏe, ăn sâu vào lòng đất để hút nước, lá dày, thoát ít hơi nước. Lúa nước sống ở ruộng nước, rễ ăn nông, lá mỏng hơn lúa nương. Hoạt động 4: Trò chơi “Tìm những cây cùng nhóm” a. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu cách phân loại thực vật theo môi trường sống. - Nhận biết được hai nhóm: thực vật sống trên cạn, thực vật sống dưới nước. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 HS. - Chia bộ thẻ tên cây hoặc thẻ hình mà HS và GV đã chuẩn bị cho mỗi nhóm. - Mỗi nhóm chuẩn bị một bảng trên giấy A2. - HS dán thẻ tên cây/thẻ hình vào bảng sao cho phù hợp . Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Củng cố - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau trò chơi này, nếu dựa theo môi trường sống của thực vật, em rút ra có mấy nhóm thực vật? Hoạt động 5: Vẽ cây và nơi sống của nó a. Mục tiêu: Củng cố, vận dụng hiểu biết của HS về cách phân loại thực vật. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS: Vẽ một cây mà HS yêu thích và nơi sống của nó, cho biết cây đó thuộc nhóm cây sống trên cạn hay dưới nước. - GV mời một số HS lên bảng giới thiệu bực vẽ của mình với cả lớp, nêu rõ cây sống ở đâu, thuộc nhóm cây sống trên cạn hay dưới nước. | - HS đọc lời con ong: Môi trường sống của thực vật và động vật là nơi sống và tất cả những gì xung quanh chúng; có môi trường sống trên cạn, môi trường sống dưới nước. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trao đổi, ghi kết quả vào giấy. - HS trình bày: + Cây chuối, nhãn, thanh long, ngô, xoài là những cây sống ở môi trường trên cạn. Chúng tạo thành nhóm cây sống trên cạn. + Cây rau rút, sen, bèo tây, cây súng là những cây sống ở môi trường dưới nước. Chúng tạo thành nhóm cây dưới nước. - HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày kết quả: + Thực vật sống trên cạn: cây mãng cầu, cây bàng, cây chè, cây chôm chôm, cây sầu riêng, cây vải. + Thực vật sống dưới nước: cây sen, cây bèo tấm. - HS vẽ tranh. - HS trình bày trước lớp. | ||||||||||||||||||
TIẾT 3 | |||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho cả lớp chơi trò chơi dân gian Chim bay, cò bay. - GV phổ biến luật chơi: HS đứng thành vòng tròn, một HS làm người điều khiển đứng giữa các bạn. Người điều khiển hô “chim bay” đồng thời dang hai cánh như chim đang bay. Cùng lúc đó mọi người phải làm động tác tương tự và hô theo người điều khiển. Nếu người điều khiển hô những con vật không bay được như “trâu bay” hay “thỏ bay” thì HS phải đứng im, ai làm động tác bay theo người điều khiển thì sẽ bị phạt bằng cách nhảy lò cò 5 bước. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 6: Phân loại động vật theo môi trường sống a. Mục tiêu: Biết cách phân loại các con vật theo môi trường sống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1-9 SGK trang 66 và trả lời câu hỏi: Chỉ và nói tên con vật sống trên cạn, con vật sống dưới nước trong hình vẽ. - GV gợi ý cho HS một số con vật HS có thể không biết: + Con hổ là động vật sống hoang dã trong rừng – là môi trường sống trên cạn. Hổ còn được gọi là “chúa sơn lâm”, là động vật ăn thịt, to khỏe mà nhiều con vật khác khiếp sợ. + Lạc đà là động vật sống trên cạn. Người ta thường sử dụng lạc đà để chở hàng hóa qua sa mạc khô cằn vì lạc đà có thể nhịn khát rất giỏi. Lạc đà được ví như “con tau trên sa mạc”. + Sao biển có cơ thể giống như một ngôi sao 5 cánh, sống ở biển. - GV yêu cầu HS hoàn thiện bảng vảo vở theo mẫu SGK trang 66. Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS chia sẻ với các bạn về bảng kết quả của mình. Các bạn trong nhóm góp ý, hoàn thiện, bổ sung. - HS ghi chép kết quả vào giấy A2. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bảng trên, em rút ra những con vật nào sống ở môi trường sống giống nhau. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 7: Trò chơi “Tìm những con vật cùng nhóm” a. Mục tiêu: - Củng cố, khắc sâu cách phân loại động vật theo môi trường sống. - Nhận biết được hai nhóm động vật: động vật sống trên cạn, động vật sống dưới nước. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6HS. - Chia bộ thẻ tên con vật hoặc thẻ hình mà HS và GV đã chuẩn bị cho mỗi nhóm. - Mỗi nhóm chuẩn bị một bảng trên giấy A2. HS dán thẻ tên con vật/thẻ hình vào bảng sao cho phù hợp. - GV giới thiệu cho HS: Trong thực tế có một số con vật đặc biệt như con ếch có thể sống cả trên cạn và dưới nước. Ếch đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc sống hoàn toàn dưới nước. Nòng nọc biến đổi rồi trở thành ếch. Ếch sống trên cạn ở nơi ẩm ướt. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung. Bước 3: Củng cố - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sau trò chơi này, nếu dựa vào môi trường sống của động vật, em rút ra có mấy nhóm động vật? Hoạt động 8: Vẽ một con vật và nơi sống của nó a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu cách phân loại động vật theo môi trường sống. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: Vẽ một con vật sống trên cạn hoặc dưới nước và nơi sống của chúng vào vở hoặc giấy A4. - GV mời một số HS lên bảng giới thiệu về bức vẽ của mình với cả lớp, nêu rõ con vật sống ở đâu, thuộc nhóm động vật sống trên cạn hay dưới nước. | - HS chơi trò chơi. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS điền vào bảng. - HS trả lời: + Con bò, gà, lạc đà, chó, hổ, lạc đà là những con vật sống ở môi trường trên cạn. Chung tạo thành nhóm động vật sống trên cạn. + Con cá vàng, cua đồng, cá heo, sao biển là những con vật sống ở môi trường dưới nước. Chúng tạo thành nhóm động vật sống dưới nước. - HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ. - HS trả lời: + Động vật sống trên cạn: con thỏ, con ngựa, chim bồ câu, con voi, con gấu. + Động vật sống dưới nước: con cá thu, con tôm, con cá chép. + Có môi trường sống trên cạn và dưới nước, do đó có thể phân thành hai nhóm động vật: nhóm động vật sống ở môi trường trên cạn và nhóm động vật sống ở môi trường dưới nước. - HS vẽ con vật theo ý thích. - HS trình bày, giới thiệu về bức vẽ. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu, nhận biết được một số hoạt động của con người làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật.
- Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản vì sao cần phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật.
- Nhận biết được những việc cần làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Thu thập được thông tin về một số việc làm của con người có thể làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật.
So sánh, nhận ra được những việc làm không tốt hoặc tốt đối với môi trường sống của thực vật và động vật.
3. Phẩm chất
- Biết cách bảo bệ môi trường sống của thực vật và động vật đồng thời biết chia sẻ với những người xung quanh để cùng thực hiện.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Thẻ hình và thẻ chữ về một số việc làm để bảo vệ môi trường của thực vật và động vật.
- Bảng phụ, giấy A2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 68 và trả lời câu hỏi: + Những con cá trong hồ còn sống hay đã chết? + Hãy đoán xem vì sao cá bị chết nhiều như vậy? - GV dẫn dắt vấn đề: Nếu chỉ có một vài con cá chết nổi trên mặt hồ chúng ta có thể không cần lưu ý. Tuy nhiên, khi cá chết nhiều và đồng loạt thì chắc chắn môi trường sống của cá không đáp ứng được nhu cầu. Để cá sống khỏe mạnh thì môi trường sống của cá phải đảm bảo nước trong hồ sạch, không bị nhiễm các chất độc hại, đủ thức ăn và đủ khỉ trong lành để thở. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào. Chúng ta cùng vào Bài 12: Bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số hoạt động của con người a. Mục tiêu: - Kể được tên một số hoạt động của con người làm thay đổi môi trường sống của thực vật, động vật. - Nêu được những hoạt động đó có ảnh hưởng tốt hay xấu đối với môi trường sống của thực vật và động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS: + Quan sát các hình 1-4 SGK trang 69, nhận xét những việc làm của con người đã gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của thực vật và động vật? + Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 69. + Hoàn thành bảng theo mẫu sau :
Bước 2: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn về kết quả của mình. Các bạn cùng nhóm góp ý và bổ sung, hoàn thiện. - Ghi chép kết quả vào giấy A2. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Kể tên một số việc con người đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật, động vật ở nơi em sinh sống a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu về một số việc làm của con người đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS: Mỗi thành viên trong nhóm kể tên một số việc làm của con người gây ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vât và động vật ở nơi em sống và ghi vào tờ giấy của mình. Mỗi bạn đọc kết quả của mình và xem những việc làm nào trùng nhau. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV tổ chức cho HS thành 2 nhóm lớn. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng. - Hai HS xung phong làm trọng tài ghi điểm cho hai đội. - Lần lượt mỗi nhóm cử 1 bạn nói tên một việc làm của con người làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sau đó lần lượt đến các bạn tiếp theo. - Cách cho điểm: mỗi một việc làm được tính 1 điểm. Nhóm nào nói lại tên việc đã được nhắc đến sẽ không được tính điểm. Trong một khoảng thời gian cho phép, nhóm nào được nhiều điểm hơn là nhóm thắng cuộc. | - HS trả lời: + Những con cá trong hồ đã chết. + Cá bị chết nhiều như vậy có thể vì thiếu thức ăn cho cá, nhiệt độ nước quá nóng hoặc quá lạnh, nước trong hồ bị nhiễm độc,... - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS hoàn thành bảng theo mẫu - HS chia sẽ kết quả với các bạn. Cả nhóm góp ý, hoàn thiện cho nhau. - HS trình bày kết quả
- Một số việc làm của con người gây ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vât và động vật ở nơi em sống: xả rác bừa bãi xuống ao hồ, chặt phá rừng bừa bãi,.... | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật và động vật a. Mục tiêu: - Kể được một số ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật và động vật. - Kể được một số nhu cầu cần thiết của thực vật và động vật đối với môi trường sống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV hướng dẫn HS quan sát các Hình 1-6 SGK trang 70 và trả lời câu hỏi: + Nhận xét về môi trường sống của thực vật, động vật trong các hình. + Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với thực vật và động vật khi sống trong môi trường như vậy? Vì sao? - GV hướng dẫn HS: + Một HS đặt câu hỏi, HS kia trả lời, sau đó đổi lại. + HS hoàn thành bảng theo gợi ý sau:
Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số cặp HS lên bảng trình bày kết quả làm việc của mình. Mỗi cặp HS có thể trình bày kết quả làm việc với một hình, các HS khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm khác lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình lần lượt đến hết 6 hình. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Qua các hình đã được quan sát, em nhận thấy thực vật, động vật cần môi trường cung cấp những gì để sống? + Nếu không được cung cấp các nhu cầu kể trên thì thực vật, động vật sẽ ra sao? + Vì sao phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật? - GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK trang 71 để biết rác thải ở biển không chỉ làm mất đi vẻ đẹp của biển mà còn làm cho động vật biển bị nhiễm độc hoặc chết nếu ăn phải. - GV chốt lại nội dung toàn bài: Môi trường sống cung cấp nơi ở, thức ăn, nước uống cho động vật, thực vật. Chúng ta cần bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Nếu, thì” a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu về sự ảnh hưởng của môi trường sống đối với thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS đặt ra các câu “Nếu....thì....” theo cấu trúc: + Nếu một sự kiện/việc làm/hoạt động nào đó tác động đến môi trường sống. + Thì hậu quả hay kết quả của việc làm trên tác động đến môi trường, thực vật, động vật. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Chuẩn bị: HS đứng thành vòng tròn, các HS khác đứng cách nhau một sải tay; mỗi nhóm cầm một quả bóng. - Cách chơi: + HS 1 cầm bóng và nói: “Nếu....” vừa tung bóng cho bạn tiếp theo. (Ví dụ: Nếu áo cạn nước). + HS 2 bắt được quả bóng sẽ phải nói “thì...” (Ví dụ: thì cá trong ao sẽ chết). Tiếp theo HS2 tiếp tục vừa tung bóng cho bạn khác vừa nói “Nếu...” + Ai không bắt được bóng sẽ thua, ai bắt được bóng nhưng nói câu “thì....” bị chậm thì tất cả cùng đếm 1,2,3 mà không trả lời được cũng sẽ bị thua. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi: Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì? Vì sao phải bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật? | - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS hoàn thành bảng theo mẫu đã gợi ý. - HS trình bày kết quả:
- HS trả lời: + Qua các hình đã được quan sát, em nhận thấy thực vật, động vật cần môi trường cung cấp nước, không khí,... + Nếu không được cung cấp các nhu cầu kể trên thì thực vật, động vật có thể chết vì không có thức ăn, nước uống, không khí. + Phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật vì môi trường sống cung cấp nơi ở, thức ăn, nước uống cho động vật, thực vật. - HS chơi trò chơi: + Nếu rừng bị đốt làm nương thì thực vật bị chết, động vật bị mất nơi sống. + Nếu nước thải đổ thẳng ra sống suối, thực vật, động vật sống ở sông suối có thể bị ngộ độc. + Nếu vứt rác xuống ao, hồ thì thực vật, động vật sống ở ao, hồ có thể bị ngộ độc. + Nếu xả rác bừa bãi thì môi trường sống bị ô nhiễm. + Nếu trời hạn hán, đồng ruộng nứt nẻ, cỏ không mọc được thì cây cối không mọc được hoặc bị chết do không đủ nước nuôi cây, trâu bò không có cỏ để ăn. + Nếu lũ lụt thì cây cối có thể chết vì ngập lâu trong nước. + Nếu phun thuộc trừ sâu ở ruộng lúa, các động vật trong ruộng lúa có thể bị chêt vì ngộ độc. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 3 | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Chơi trò chơi Ghép cặp a. Mục tiêu: Tìm hiểu một số việc làm bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật và tác dụng của việc làm đó đối với môi trường sống. b. Cách tiến hành: - GV lần lượt treo các Hình a, b, c, d SGK trang 72 lên bảng và cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong mỗi hình, con người đã làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật? - GV giải thích nội dung các hình ở SGK trang 72: + Thẻ hình a: Thủy trúc sống thành bụi và có bộ rễ dày, có khả năng hấp thụ các chất độc hại, hút mùi khiến cho dòng nước trở nên sạch hơn. Chính nhờ đặc tính này mà người ta thường trồng thủy trúc thành bè trên các sông, hồ giúp làm sạch nước. + Thẻ hình b: Người ta thường trồng thông non ở các khu đồi, đất trống có khí hậu và đất đai phù hợp với cây thông. Sau này những nơi này sẽ trở thành các rừng thông, giúp không khí trong lành, đất không bị xói mòn, thu hút động vật đến sinh sống. + Thẻ hình c: Rừng ngập mặn có ở các vùng đất ngập nước ven biển, là nơi sống của nhiều động vật như cá sấu, chim, hươu,...Rất nhiều loài chim di cư phụ thuộc vào rừng ngập mặn như sếu, bồ nông,...Vì vậy, việc trồng rừng ngập mặn tạo ra môi trường sống tốt cho nhiều thực vật và thu hút động vật đến sinh sống. + Thẻ hình d: Sau mỗi buổi tham quan, chúng ta nên dọn rác, bỏ rác đúng nơi quy định để giữ sạch môi trường, giữ gìn vệ sinh cho mọi người. Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS đọc các thẻ chữ và ghép với hình đã quan sát cho phù hợp. - Dán vào giấy A2 các thẻ chữ và thẻ hình phù hợp cạnh nhau. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV gọi một số nhóm lên bảng trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong thực tế, các em và mọi người xung quanh cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật? II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 6: Thực hành viết khẩu hiệu hoặc vẽ tranh của bản thân và chia sẻ với mọi người xung quanh a. Mục tiêu: Củng cố nhận biết các việc làm bảo vệ môi trường của bản thân và chia sẻ với mọi người xung quanh. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS quan sát các tranh vẽ và các khẩu hiệu bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. - HS tự tìm tòi và lựa chọn chủ đề cho tranh vẽ/khẩu hiệu của mình. - HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh của mình. - GV mời một số HS giới thiệu tranh vẽ của lớp mình. | - HS quan sát các hình. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày:
- HS trả lời: Trong thực tế, em và mọi người xung quanh cần làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vậ: tham gia vệ sinh, giữ sạch môi trường; trông nhiều cây xanh;.... - HS quan sát tranh. - HS lựa chọn và vẽ khẩu hiệu cho mình. - HS trình bày. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kết nối được các kiến thức đã học về nơi sống của thực vật và động vật trong bài học và ngoài thiên nhiên.
- Biết sử dụng một số đồ dùng cần thiết khi đi tham quan thiên nhiên.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Quan sát, đặt và trả lời được câu hỏi về môi trường sống của thực vật và động vật ngoài thiên nhiên.
Tìm hiểu, điều tra và mô tả được một số thực vật và động vật xung quanh.
Biết cách ghi chép khi quan sát và trình bày kết quả tham quan.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
- Có ý thức gữ an toàn khi tiếp xúc với các cây và con vật ngoài thiên nhiên.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Phiếu điều tra, các đồ dùng cần mang theo.
- Giấy A0, A2.
- Phiếu tự đánh giá.
b. Đối với học sinh
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (Tiết 1) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Chuẩn bị đi tìm hiểu, điều tra a. Mục tiêu: - Nêu được một số đồ dùng cần mang khi đi tìm hiểu, điều tra môi trường sống của thực vật, động vật. - Biết được một số cách để thu thập thông tin khi đi tìm hiểu, điều tra thực vật và động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS quan sát hình các đồ dùng SGK trang 74 và trả lời câu hỏi: Em cần chuẩn bị những gì khi đi tìm hiểu, điều tra về thực vật và động vật xung quanh? Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS trong mỗi nhóm cùng thảo luận để trả lời câu hỏi: + Những đồ dùng nào cần mang khi đi tham quan? + Vai trò của những đồ dùng đó là gì? Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước và đồ ăn bằng vật dụng gì? - GV lưu ý HS đọc bảng “Hãy cẩn thận” SGK trang 76. Hoạt động 2: Đưa ra một số cách và nội dung để thu thập thông tin về môi trường sống của thực vật, động vật a. Mục tiêu: - Kể được những cách thu thập thông tin về thực vật, động vật và môi trường sống của chúng. - Nêu được nội dung đi tìm hiểu, điều tra môi trường sống của thực vật và động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS trong mỗi nhóm cùng quan sát Hình 1, Hình 2 SGK trang 74, 75 và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong hình đã sử dụng cách nào để thu thập thông tin về thực vật, động vật và môi trường sống của chúng? + Dựa vào mẫu Phiếu điều tra, hãy cho biết em cần tìm hiểu, điều tra những gì? Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm: - Cách thu thập thông tin về thực vật, động vật và môi trường sống của chúng? - Em cần tìm hiểu, điều tra những gì? - Em cần lưu ý gì khi đi tham quan? Bước 3: Củng cố - GV hướng dẫn HS: + Cách quan sát ngoài thiên nhiên: quan sát cây, con vật và môi trường sống. + Cách ghi chép trong Phiếu quan sát: Ghi nhanh những điều quan sát được theo mẫu phiếu và những điều chú ý mà em thích vào cột “Nhận xét” của phiếu. - GV lưu ý HS: + Tuân thủ theo nội quy, hướng dẫn của GV, nhóm trưởng. + Chú ý quan sát, chia sẻ, trao đổi với các bạn khi phát hiện ra những điều thú vị hoặc em chưa biết để cùng nhau tìm ra câu trả lời và chia sẻ những hiểu biết của mình với các bạn trong nhóm cũng như học hỏi được từ các bạn. + HS đựng nước vào bình nhựa, đồ ăn đựng trong hộp, hạn chế sử dụng nước uống đóng chai và đựng thức ăn bằng túi ni lông. + Cẩn thận khi tiếp xúc với các cây cối và con vật: không hái hoa, bẻ cành, lá, không sờ hay trêu chọc bất cứ con vật nào. | - HS quan sát tranh. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Những đồ dùng cần mang khi đi tham quan: ba lô, sổ ghi chép, bình nước, mũ, kính lúp, găng tay + Vai trò của những đồ dùng đó: bảo vệ bản thân, sức khỏe (găng tay, mũ, bình nước), đựng các vật dụng cần thiết (ba lô), quan sát và ghi chép các hiện tượng tự nhiên quan sát được (kính lúp, sổ ghi chép). + Để bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa, chúng ta nên đựng nước và đồ ăn bằng cách: không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, dùng tối đa các đồ có thể tái sử dụng như chai, lọ, hộp nhựa đựng thức ăn, giấy gói hoặc lá gói thức ăn,... - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trình bày kết quả làm việc: + Cách thu thập thông tin về thực vật, động vật và môi trường sống của chúng: quan sát thực tế (sử dụng kính lúp,...), phỏng vấn người thân, phỏng vấn người dân ở địa phương đó, phỏng vấn thầy cố giáo để thu thập thông tin). - Em cần tìm hiểu, điều tra về cây cối/con vật; các thực vật, động vật xung quanh chúng; môi trường sống của chúng. - Em cần lưu ý khi đi tham quan: + Khi đi tham quan, đi theo nhóm và lắng nghe hướng dẫn của thầy, cô. + Lưu ý giữ an toàn cho bản thân: không hái hoa, bẻ cành lá; không sờ vào bất cứ con vật nào. - HS lắng nghe, tiếp thu/
|
TIẾT 2 – 3 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (tiết 2-3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Đi tìm hiểu, điều tra a. Mục tiêu: - Thực hành quan sát, tìm hiểu, điều tra thực vật, động vật và môi trường sống của chúng. - Biết cách tìm hiểu, điều tra, ghi chép theo mẫu phiếu. - Thực hiện nội quy khi tìm hiểu, điều tra. b. Cách tiến hành: Bước 1: Chia nhóm - GV hướng dẫn HS chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 4-6 HS, bầu nhóm trưởng, nhóm phó, giao nhiệm vụ cho từng thành viên. - GV hướng dẫn HS thực hiện nội quy theo nhóm. - GV hướng dẫn HS cách quan sát xung quanh: + Quan sát, nói tên cây, con vật sống trên cạn, mô tả môi trường sống của chúng. + Quan sát, nói tên cây, con vật sống dưới nước, mô tả môi trường sống của chúng. + Lưu ý HS quan sát những con vật có thể rất nhỏ ở dưới đám cỏ (con kiến, con cuốn chiếu,...), đến những con vật nép mình trong các tán lá cây (như bọ ngựa, bọ cánh cứng,...). Bước 2: Tổ chức tham quan - GV theo dõi các nhóm và điều chỉnh các nhóm qua các nhóm trưởng và các nhóm phó. - GV nhắc nhở HS: + Giữ an toàn khi tiếp xúc với các cây cối và con vật; giữ gìn vệ sinh khi đi tìm hiểu, điều tra. + Đội mũ, nón. + Vứt rác đúng nơi quy định,... | - HS tập hợp thành các nhóm. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
TIẾT 4 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Thực hành: Tìm hiểu môi trường sống của thực vật và động vật (tiết 4). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 4: Báo cáo kết quả a. Mục tiêu: - Biết làm báo cáo khi đi tìm hiểu, điều tra. - Trình bày kết quả báo cáo. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã quan sát thấy những gì? - GV yêu cầu HS ghi kết quả của mình vào báo cáo và hoàn thiện báo cáo theo mẫu Phiếu điều tra. Bước 2: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS: + Mỗi nhóm báo cáo về kết quả điều tra thực vậ, động vật sống ở môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. + Mỗi nhóm hoàn thành báo cáo vào giấy khổ A2 theo mẫu Phiếu điều tra và trình bày thêm hình ảnh, sơ đồ,... theo sự sáng tạo của từng nhóm. GV khuyến khích HS ngoài việc thực hiện báo cáo theo mẫu, HS có thể sáng tạo, trình bày báo cáo theo cách riêng của mỗi nhóm và tuyên dương những nhóm có sáng tạo đặc biệt. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu cử đại diện của mỗi nhóm lên trình bày. HS khác nhận xét, hỏi nhóm bạn. - GV chọn ra nhóm làm tốt, tuyên dương, tổng kể buổi thực hành. | - HS ghi kết quả vào báo cáo. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày kết quả. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Hệ thống lại các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật: môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống.
- Những việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của thực vât, động vật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Đóng vai xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật.
3. Phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Phiếu tự đánh giá.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |
TIẾT 1 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 1). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu về môi trường sống và phân loại thực vật động vật theo môi trường sống a. Mục tiêu: - Hệ thông được nội dung đã học về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống. - Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu mỗi HS hoàn thành Phiếu học tập về chủ đề Thực vật và động vật theo sơ đồ Môi trường sống của Thực vật và động vật SGK trang 79. Bước 2: Làm việc nhóm - GV yêu cầu từng HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống theo sơ đồ SGK trang 79. - Các HS khác lắng nghe và đặt thêm câu hỏi. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV cử hướng dẫn HS: Mỗi nhóm cử một HS giới thiệu về môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống theo sơ đồ SGK trang 79. - Các HS khác nhận xét, góp ý. Hoạt động 2: Trò chơi “Tìm môi trường sông cho cây và con vật” a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức về môi trường sống của thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 HS. - GV chia bộ ảnh các cây và các con vật cho mỗi nhóm. - Mỗi nhóm có 2 tờ giấy A4, trên mỗi tờ giấy ghi tên môi trường sống trên cạn, môi trường sống dưới nước. Bước 2: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS đặt tranh/ảnh các cây, con vật vào tờ giấy ghi tên môi trường sống cho phù hợp. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. | - HS hoàn thành Phiếu học tập theo sơ đồ. - HS trao đổi, thảo luận theo nhóm. - HS trình bày. - HS quan sát hình, nhận ảnh các con vật, cây cối. - HS thảo luận theo nhóm, ghi đáp án vào giấy A4. - HS trình bày: + Môi trường sống trên cạn: con lợn, cây hoa hồng, cây cà rốt, con hươu, con trâu, cây phượng. + Con cá ngựa, con cá mực, con ốc, con ghẹ. | |
TIẾT 2 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. a. Mục tiêu: Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS: + Nhóm lẻ: Từng cá nhân quan sát Hình 1 SGK trang 80, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí. Tình huống 1: Một bạn HS trên đường đi học về gặp một bác đang vứt rác xuống ao, nếu là bạn trong hình thì em nên làm gì? + Nhóm chẵn: Từng cá nhân quan sát Hình 2 SGK trang 80, nhóm thảo luận tìm cách xử lí và đóng vai thể hiện cách xử lí. Tình huống 2: Bố hỏi mẹ và con gái: “Mình có nên phun thuốc diệt cỏ không nhỉ?”. Nếu là bạn gái trong hình, em sẽ trả lời thế nào? Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. - HS khác và GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm. | - HS quan sát hình, thảo luận tình huống theo nhóm. - HS trình bày: + Nhóm lẻ - Tình huống 1: em sẽ khuyên bác không nên vứt rác bừa bãi như vậy, nên vứt đúng nơi quy định. Vì như vứt bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe mọi người. + Nhóm chẵn - Tình huống 2: em sẽ góp ý với bối mẹ không nên phun thuốc diệt cỏ. Vì như vậy sẽ rất độc hại đồng thời làm ô nhiễm môi trường xung quanh đặc biệt là môi trường đất. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Thực hành trải nghiệm để phát hiện vị trí của cơ xương trên cơ thể và sự phối hợp của cơ, xương khớp khi cử động.
Nhận biết được chức năng của xương và cơ quan hoạt động vận động.
3. Phẩm chất
- Dự đoán được điều gì sẽ xảy ra với cơ thể mỗi người nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |
TIẾT 1 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS vừa múa, vừa hát bài Thể dục buổi sáng. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em đã sử dụng bộ phận nào của cơ thể để múa, hát? - GV dẫn dắt vấn đề: Để múa, hát, một số bộ phận của cơ thể chúng ta phải cử động. Cơ quan giúp cơ thể của chúng ta thực hiện các cử động được gọi là cơ quan vận động. Vậy các em có biết các bộ phận chính của cơ quan vận động là gì? Chức năng của cơ quan vận động là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 14: Cơ quan vận động. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá vị trí các bộ phận của cơ quan vận động trên cơ thể a. Mục tiêu: Xác định vị trí của cơ và xương trên cơ thể. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát và làm theo gợi ý hình SGK trang 82, nói với bạn những gì em cảm thấy khi dùng tay nắn vào các vị trí trên cơ thể như trong hình vẽ. - GV đặt câu hỏi: Các em hãy dự đoán bộ phận cơ thể em nắn vào đó thấy mềm là gì?; bộ phận cơ thể em nắn vào thấy cứng là gì? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét. - GV giới thiệu kiến thức: + Khi nắn vào những vị trí khác nhau trên cơ thể, nếu em cảm thấy có chỗ mềm, đó là cơ, nếu em cảm thấy cứng, đó là xương. + Cơ thể của chúng ta được bao phủ bởi một lớp da, dưới lớp da là cơ (khi nắn vào em thấy mềm, ví dụ ở bắp tay, đùi mông), dưới cơ là xương (vì vậy, cần nắn sâu xuống em mới thấy phần cứng, đó là xương) hoặc ở một số chỗ da gắn liền với xương (khi nắn vào em thấy cứng, ví dụ như ở đầu). Hoạt động 2: Xác định tên, vị trí một số xương chính và một số khớp xương a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên một số xương chính và khớp xương trên hình vẽ bộ xương. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV hướng dẫn HS nói tên và cách chỉ vào vị trí của một số xương (Hình 1, SGK trang 83), khớp xương (Hình 2, SGK trang 83): Bước 2: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu hai HS lần lượt thay nhau chỉ và nói tên một số nhóm xương chính trên hình 1 và khớp xương trên hình 2. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trước lớp chỉ và nói tên các xương chính trên Hình 1. - GV yêu cầu các HS khác theo dõi, nhận xét. - GV giới thiệu kiến thức: + Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt. + Xương cột sống được tạo nên bởi nhiều đốt sống. + Nhiều xương sườn gắn với nhau tại thành xương lồng ngực. - GV mời 1 số cặp khác lên chỉ và nói tên một số khớp xương trên Hình 2. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, theo dõi. - GV giới thiệu kiến thức: Nơi hai hay nhiều xương tiếp xúc với nhau được gọi là khớp xương. Ở lớp 2, chúng ta chỉ học về các khớp cử động được. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chỉ và nói tên xương, khớp xương trên cơ thể mỗi em”. Mỗi nhóm cử một bạn lần lượt lên chơi. + Cách chơi: Trong vòng 1 phút, đại diện nhóm nào nói được nhiều tên xương, khớp xương và chỉ đúng vị trí trên cơ thể của mình là thắng cuộc. - GV yêu cầu HS làm câu 1 Bài 14 vào Vở bài tập. | - HS múa, hát. - HS trả lời: Em đã sử dụng tay, chân để múa; miệng để hát. - HS quan sát hình, làm theo gợi ý và trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Nắn vào ngón tay thấy cứng. + Nắn vào lòng bàn tay và thấy bàn tay mình mềm. - HS quan sát, lắng nghe. - HS làm việc theo cặp. - HS trình bày: Một số tên xương trong hình 1: xương đầu, xương vai, xương đòn, xương sườn, xương cột sống, xương tay, xương chậu, xương chân. - HS trình bày: Một số khớp xương trong hình 2: khớp sống cổ, khớp vai, khớp khuỷu tay, khớp háng, khớp đầu gối. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS chơi trò chơi. - HS làm bài. | |
TIẾT 2 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan vận động (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Xác định tên, vị trí một số cơ chính a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên một số cơ chính. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình hệ cơ nhìn mặt từ trước và mặt sau trang 84 SGK và yêu cầu HS lần lượt chỉ và nói tên một số cơ chính trong các hình. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên chỉ vào hình hệ cơ, nói tên các cơ chính. HS khác nhận xét. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Chỉ và nói tên một số cơ trên cơ thể em”. Mỗi nhóm cử một bạn lần lượt lên chơi. - GV giới thiệu luật chơi: Trong vòng 1 phút, đại diện nhóm nào nói được nhiều tên cơ và chỉ đúng vị trí trên cơ thể của mình là thắng cuộc. - GV yêu cầu HS làm câu 2 Bài 14 vào Vở bài tập. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cơ quan vận động bao gồm những bộ phận chính nào? Hoạt động 4: Chức năng vận động của cơ, xương, khớp a. Mục tiêu: Nói được tên các cơ xương khớp giúp HS thực hiện được một sô cử động như cúi đầu, ngửa cổ, quay tay, co chân, đi, chạy,... b Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: + Nhóm trường điều khiển các bạn: Thực hiện các cử động như các hình vẽ trang 85 SGK và nói tên các cơ, xương, khớp giúp cơ thể em thực hiện được các cử động đó. + HS ghi tên các cử động và tên các cơ, xương, khớp thực hiện cư động vào vở theo mẫu trang 85 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày bảng tổng kết ghi lại kết quả làm việc cùa nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác nhận xét. - GV chữa bài làm của các nhóm đồng thời chốt lại kiến thức chính của hoạt động này: + Chúng ta có thể quay cổ, cúi đầu hoặc ngửa cổ là nhờ các cơ ở cổ, các đốt sống cổ và các khớp nối các đốt sống cổ. + Chúng ta có thể giơ tay lên, hạ tay xuống, quay cánh tay là nhờ các cơ ở vai, xương tay và khớp vai. + Chúng ta có thể đi lại, chạy nhảy là nhờ các cơ ở chân, các xương chân và các khớp xương như khớp háng, khớp gối. - GV yêu cầu HS cả lớp cùng thảo luận, trả lời câu hỏi ở trang 85 SGK: Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì điều gi sẽ xảy ra với cơ thể? - GV yêu cầu HS mục “Em có biết?" ở trang 86 SGK. | - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: Một số cơ chính: cơ mặt, cơ cổ, cơ vai, cơ ngực, cơ tay, cơ bụng, cơ đùi, cơ lưng, cơ mông. - HS chơi trò chơi. - HS làm bài. - HS trả lời: Cơ quan vận động bao gồm những bộ phận: bộ xương và hệ cơ. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời: Nếu cơ quan vận động ngừng hoạt động thì các cơ sẽ dần teo đi và con người có nguy cơ bị bại liệt. | |
TIẾT 3 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan vận động (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 5: Khám phá các mức độ hoạt động của một số khớp giúp tay và chân cử động a. Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về sự phối họp hoạt động của cơ, xương và khớp xương của cơ quan vận động. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện các cử động theo yêu cầu như trong phần thực hành trang 86 SGK. Sau đó, rút ra kết luận khớp nào cử động thoải mái được về nhiều phía. - GV chỉ dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần). Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV yêu cầu HS khác góp ý kiến. Hoạt động 6: Chơi trò chơi “Đố bạn” a. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết cho HS về chức năng của cơ quan vận động qua hoat động cử động của các cơ mặt. b. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn cách chơi: + Mỗi nhóm cử một bạn lên rút một phiếu ghi số thứ tự. + Trong mỗi phiếu sẽ ghi rõ tên một biểu cảm trên khuôn mặt (ví dụ: buồn, vui, ngạc nhiên, tức giận;...). + HS đại diện nhóm phải thực hiện biểu cảm ghi trong phiếu. + Cả lớp quan sát và đoán bạn đang bộc lộ cảm xúc gì qua nét mặt, nếu cả lớp đoán đúng, bạn HS đại diện nhóm sẽ thắng cuộc. - GV tuyên dương các nhóm thắng cuộc. - GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận câu hỏi: Chúng ta có được cảm xúc trên khuôn mặt nhờ bộ phận nào? - GV kết luận bài học: Hệ cơ cùng với bộ xương giúp cơ thể vận động được và tạo cho mỗi người một hình dáng riêng. Hãy nhớ chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động và phòng tránh gãy xương. | - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày kết quả: Khớp háng và khớp vai đều cử động được về nhiều phía, trong khi đó khớp gối chỉ gập lại được ở phía sau và khóp khuỷu tay chỉ gập được về phía trước. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: Chúng ta có được cảm xúc trên khuôn mặt nhờ cơ mặt. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được nguyên nhân dẫn đến bị cong vẹo cột sống ở lứa tuổi HS và cách phòng tránh.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Nhận biết cách đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong, vẹo cột sống.
3. Phẩm chất
- Thực hiện đi, đứng, ngồi, mang cặp đúng tư thế để phòng tránh cong vẹo cột sống.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |
TIẾT 1 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Tập làm người mẫu như hình trang 88 SGK. - GV yêu cầu một số HS nhận xét về dáng đi của các bạn ở tư thế đặt cuốn sách trên đầu khi đi. - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa chơi trò chơi Tập làm người mẫu, có những bạn đi rất đẹp, thẳng, đúng tư thế nhưng cũng có những bạn đi chưa được đẹp. Một trong những nguyên nhân đó là do cong vẹo cột sống. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cúng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống và cách phòng tránh. Chúng ta cùng vào Bài 15: Phòng tránh cong vẹo cột sống. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Phát hiện một số dấu hiệu ở người bị cong vẹo cột sống a. Mục tiêu: Phân biệt cột sống ở người bình thường và cột sống ở người bị cong vẹo qua hình ảnh. b. Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 và trả lời câu hỏi ở trang 89 SGK về: + Tình trạng cột sống. + Vị trí của hai vai.
- GV hỗ trợ các cặp (nếu cần). Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp. - GV yêu cầu HS làm câu 1 trong Bài 15 vào Vở bài tập. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về tình trạng cột sống ở người bị cong vẹo qua hình ảnh. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thay nhau đóng vai “bác sĩ’’ để nói về tình trạng cột sống của hai bạn trong hình. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV tổ chức cho đại diện các nhóm lên đóng vai bác sĩ để nói về tình trạng cột sống của các bạn trong hình trang 89 SGK. Hoạt động 3: Tìm hiếu một số nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống a. Mục tiêu: Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sổng ở lứa tuổi HS. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: quan sát các hình trang 90 SGK và phát hiện xem cách đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách của bạn nào có thể dẫn đến bị cong vẹo cột sống. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số HS trình bày kết quả quan sát trước lớp và yêu cầu các em giải thích tại sao cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp sách như vậy có thể dẫn đến cong vẹo cột sống. Lưu ý: GV có thể gợi ý cho HS giải thích vì sao nếu đi, đứng, ngồi sai tư thê láu như cúi gập, ườn, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn đến cong lưng; vẹo lưng. | - HS chơi trò chơi. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Bạn ở hình 1: Cột sống chạy thẳng từ trên xuống dưới ở đường giữa sổng lưng; hai vai ngang nhau. + Bạn ờ hình 2: Cột sống bị cong sang trái; hai vai lệch nhau, vai trái cao hơn vai phải. - HS làm bài. - HS quan sát hình, đóng vai. - HS trình bày: Tình trạng cột sống của hai bạn ở Hình 1,2 lần lượt là gù, cong vẹo. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Phát hiện cách đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách của bạn nào có thể dẫn đến bị cong vẹo cột sống: 1b, 2b, 3a, 4a. + Cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp sách như vậy có thể dẫn đến cong vẹo cột sống vì nếu đi, đứng, ngồi sai tư thế lâu như cúi gập, ườn, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn đến cong lưng; vẹo lưng. | |
TIẾT 2 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Phòng tránh cong vẹp cột sống (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thực hành luyện tập phòng tránh cong vẹo cột sống a. Mục tiêu: Biết đi, đứng, ngồi học và mang cặp đúng cách để phòng tránh cong vẹo cột sống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ các tư thế đi, đứng, ngồi và đeo cặp sách đúng cách trang 91 SGK. - GV mời một số HS xung phong lên làm thử, các bạn khác và GV nhận xét. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt cùng thực hành cách đi, đứng, ngồi và đeo cặp đúng cách. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV tổ chức cho HS các nhóm lên trình diễn cách đi, đứng, ngồi, đeo cặp trước lớp. - HS nhận xét và đánh giá lẫn nhau. | - HS quan sát hình, thực hiện theo. - HS thực hành theo nhóm. - HS trình diễn trước lớp. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
- Nêu được chức năng từng bộ phận chính của cơ quan hô hấp.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Nhận biết được cử động hô hấp qua hoạt động hít vào, thở ra.
Làm mô hình phổi đơn giản.
3. Phẩm chất
- Biết cách bảo vệ cơ quan hô hấp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS cả lớp tập động tác vươn thở trong bài thể dục. - GV giúp HS hiểu: Thở là cần thiết cho cuộc sống. Hoạt động thở của con người được thực hiện ngay từ khi mới được sinh ra và chỉ ngừng lại khi đã chết. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK trang 92. - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa tập động tác vươn thở trong bài thể dục, các em cũng đã được giới thiệu về hoạt động thở của con người. Vậy các em có biết các bộ phận chính và chức năng của cơ quan hô hấp là gì không? Điều xảy ra với cơ thể nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động? Chúng ta cùng tìm hiều trong bài học ngày hôm nay - Bài 16: Cơ quan hô hấp. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định các bộ phận chính của cơ quan hô hấp a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ trang 93 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số cặp lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận chính của cơ quan hô hấp trên sơ đồ trước lớp. Hoạt động 2: Thực hành khám phá cử động hô hấp a. Mục tiêu: Nhận biết được cử động hô hấp qua hoạt động hít vào, thở ra. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV nói với cả lớp: “Chúng ta sẽ làm thực hành để nhận biết các cử động hô hấp”. - GV tổ chức cho HS làm động tác hít vào thật sâu và thở ra thật chậm. Đồng thời GV hướng dẫn HS cách đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng ở vị trí như hinh vẽ trang 93 SGK để cảm nhận sự chuyển động của ngực và bụng khi em hít vào thụt sâu và thở ra thật chậm. - GV mời một số HS xung phong lên làm thử, các bạn khác và GV nhận xét. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thực hành để nhận biết các cử động hô hấp theo hướng dẫn trong SGK và chia sẻ nhận xét về sự chuyển động của ngực bụng khi hít vào thở ra. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp về sự chuyển động của bụng và ngực khi hít vào và khi thở ra. - GV giới thiệu kiến thức: Thở bao gồm hai giai đoạn: hít vào (lấy không khí vào phổi) và thở ra (thải khong khi ra ngoài). Khi hít vào thật sâu em thấy bụng phình ra, lồng ngực phồng len, khong khí tràn vào phổi. Khi thở ra, bụng thót lại, lồng ngực hạ xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài. Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng các bộ phận của cơ quan hô hấp a. Mục tiêu: Nêu được chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình hít vào và thở ra trang 94 SGK, lần lượt từng em chỉ vào các hình và nói về đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số cặp lên trình bày đường đi của không khí trước lớp. - GV giúp HS nhận biết được: Mũi, khí quản, phế quản có chức năng dẫn khí và hai lá phổi có chức năng trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. - GV yêu cầu HS cả lớp thảo luận câu hỏi ở trang 94 SGK: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động? - GV yêu cầu HS đọc lời con ong trang 94 SGK. | - HS tập động tác vươn thở. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: Các bộ phận chính của cơ quan hô hấp bao gồm mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. - HS nhìn hình, thực hành theo. - HS thực hành trước lớp. - HS thực hành theo nhóm. - HS thực hành trước lớp. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời: + Đường đi của không khí: Khi ta hít vào, không khí đi qua mũi, khí quàn, phế quản vào phổi. Khi ta thở ra không khí từ phổi đi qua phế quản, khí quản, mũi ra khỏi cơ thể. + Nếu cơ quan hô hấp ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan hô hấp (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thực hành làm mô hình cơ quan hô hấp a. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về các bộ phận chính và chức năng của cơ quan hô hấp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu lần lượt đại diện HS các nhóm giới thiệu những dụng cụ, đồ dùng các em đà chuẩn bị để làm mô hình cơ quan hô hấp với cả lớp. - GV làm mẫu mô hình cơ quan hô hấp cho HS cả lớp quan sát. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS thực hành làm mô hình cơ quan hô hấp theo hướng dẫn của GV và SGK. - GV hỗ trợ các nhóm, đặc biệt ở khâu tạo thành khí quản và hai phế quản. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời các nhóm giới thiệu mô hình cơ quan hô hấp, chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên mô hình và cách làm cho mô hình cơ quan hô hấp hoạt động với cả lớp. - GV tổ chức cho HS nhận xét và góp ý lẫn nhau. GV tuyên dương các nhóm thực hành tốt. - GV cho HS đọc mục “Em có biết?” trang 95 SGK và nhắc lại phần kiến thức cốt lõi của bài. | - HS trả lời: Những dụng cụ, đồ dùng các em đà chuẩn bị để làm mô hình cơ quan hô hấp với cả lớp: giấy, túi giấy, ống hút, kéo, băng keo, đất nặn. - HS chú ý quan sát. - HS thực hành làm mô hình theo nhóm. - HS trình bày, giới thiệu. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi.
- Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Nhận biết được thói quen thở hằng ngày của bản thân.
3. Phẩm chất
- Thực hiện được việc hít vào, thở ra đúng cách và tránh xa nơi có khói bụi để bảo vệ cơ quan hô hấp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
- Một chiếc gương soi, khăn giấy ướt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hiện theo yêu cầu của con ong: + Sử dụng gương soi để quan sát phía trong mũi của mình và trả lời câu hỏi: “Bạn nhìn thấy gì trong lông mũi?” + Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thu được của nhóm mình. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK trang 96 để biết vai trò của mũi trong quá trình hô hấp. - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được thực hành hoạt động nhìn xem trong mũi có những gì và biết được lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn. Vậy các em có biết sự cần thiết của việc hít vào, thở ra đúng cách là gì và sự cần thiết của việc phải tránh xa nơi khói bụi là như thế nào không? Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 17: Bảo vệ cơ quan hô hấp. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động l: Tìm hiểu về các cách thở a. Mục tiêu: - Nhận biết được thói quen thở hằng ngày của bản thân. - Xác định được cách thở đúng. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các hình vẽ thể hiện 4 cách thở trong trang 97 SGK và nói với bạn về hằng ngày bản thân thường thở theo cách nào. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp. - GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi: Vì sao hằng ngày chúng ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng? - GV đặt thêm câu hỏi: + Khi ngạt mũi em có thể thở bằng gì? + Khi bơi người ta thở như thế nào? - GV chốt lại: Thở bằng mũi giúp không khí vào cơ thể được loại bớt bụi bẩn, làm ấm và ẩm. Trong một số trường hợp chúng ta phải thở bằng miệng hoặc kết hợp thở cả bằng mũi và miệng. Tuy nhiên, thở bằng miệng lâu dài dễ khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn và nhiễm lạnh. Vì vậy, các em cần tránh tạo thành thói quen thở bằng miệng. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Thực hành tập hít thở đúng cách a. Mục tiêu: Biết cách thở đúng. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV làm mẫu tư thế ngồi hoặc đứng thẳng và thực hiện ba bước của một nhịp thở (như trang 98 SGK) Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS thực hành thở đúng cách. - GV đi đến các nhóm đểuốn nắn tư thế và động tác thở cho HS. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời một số nhóm lên trình bày trước lớp và góp ý cho nhau. - GV chốt lại ý chính: Hầu hết chúng ta không chú ý đến cách hít thở. Chúng ta chỉ coi nó như một hoạt động tự nhiên cuả cơ thể. Vì vậy, chúng ta thở không đủ sâu và điều đó không tốt cho sức khoẻ. Thở đúng cách được thực hiện thông qua mũi và cần hít thở sâu, chậm, nhịp nhàng. | - HS trả lời: Trong mũi có lông mũi. Lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Chúng ta thở bằng cách hít vào qua mũi, thở ra qua mũi. + Hằng ngày chúng ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng vì lông mũi giúp cản bớt bụi bẩn để không khí vào phổi sạch hơn. Các chất nhầy sẽ cản bụi, diệt vi khuẩn và làm ẩm không khí vảo phổi; các mạch máu nhỏ li ti sẽ sưởi ấm không khí khi vào phổi. + Khi ngạt mũi, có thể thở bằng miệng. + Khi bơi chúng ta thở ra bằng mũi, và khi ngoi lên khỏi mặt nước thì chúng ta sẽ hít vào bằng miệng. - HS quan sát. - HS thực hành thở đúng cách theo nhóm. - HS thực hành trước lớp. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ cơ quan hô hấp (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Nói về ích lợi của việc hít thở đúng cách a. Mục tiêu: Liệt kê được ích lợi của việc hít thở đúng cách. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành hai đội và chỉ định một HS làm quản trò. Mỗi đội cử ra một bạn làm trọng tài. - GV giới thiệu cách chơi: Hai đội sẽ bắt thăm xem đội nào được nói trước. Khi quản trò nêu xong câu hỏi “Hít thở đúng cách có lợi gì?” và hô bắt đầu thì lần lượt mỗi nhóm đưa ra một câu trả lời, trọng tài sẽ đếm số câu trả lời của mồi nhóm. Trò chơi sẽ kết thúc khi các nhóm không còn câu trả lời. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn sẽ thắng cuộc. - Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc. III. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 4: Tìm hiểu tác hại của khói, bụi đối với cơ quan hô hấp a. Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết phải tránh xa nơi có khói, bụi. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1-4 trang 99 SGK và nêu nhận xét ở hình nào không khí chứa nhiều khói, bụi. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 99: + Em cảm thấy thế nào khi phải thở không khí có nhiều khói bụi? + Tại sao chúng ta nên tránh xa nơi có khói, bụi? + Trong trường hợp phải tiếp xúc với không khí có nhiều khói, bụi, chúng ta cần làm gì? - GV cho HS đọc mục “Em có biết?” SGK trang 99. | - HS phân chia làm hai đội. - HS lắng nghe luật chơi, chơi trò chơi. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Hình 2 - không khí ở đường phố có nhiều khói, bụi do các ô tô thải ra; Hình 3 - không khí trong nhà có khói thuốc lá. + Em cảm thấy khó chịu, cảm thấy khó thở khi phải thở không khí có nhiều khói bụi. + Chúng ta nên tránh xa nơi có khói, bụi vì khói, bụi chứa nhiều chất độc, gây hại cho sức khoẻ. + Trong trường hợp phải tiếp xúc với không khí có nhiều khói, bụi, chúng ta cân đeo khẩu trang. |
TIẾT 3 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ cơ quan hô hấp (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 5: Xác định một số việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hấp a. Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 100 SGK và nói về các việc nên và không nên làm để bảo vệ cơ quan hô hấp. Đồng thời kể tên các việc nên và không nên làm khác. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận và góp ý bổ sung cho nhau. - GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi ở trang 100 SGK: Em cần thay đổi thói quen gì để phòng tránh các bệnh về hô hấp? - GV nhắc nhở HS: Mũi, họng nếu được chăm sóc đúng cách không chi giúp chúng ta phòng tránh được viêm mũi, viêm họng mà còn bảo vệ được cả khí quản, phế quản và phổi. - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” trang 100 SGK. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 6: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: Biết cách nhắc nhở các bạn cùng thực hiện việc tránh xa nơi có khói, bụi. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu mỗi nhóm chọn một trong hai tình huống ở trang 101 SGK để thảo luận về cách ứng xử trong tình huống đó và cử các bạn tham gia đóng vai. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời các nhóm lần lượt lên đóng vai, thể hiện cách ứng xử qua lời khuyên. - GV tổ chức cho HS góp ý lẫn nhau. GV nhận xét, khen các nhóm đã thể hiện tốt. - GV yêu cầu HS đọc phần kiến thức cốt lõi ở cuối bài trong SGK trang 101. | - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: - Các việc nên làm và không nên làm trong hình SGK trang 100: + Nên làm: Đeo khẩu trang khi đi đường có nhiều ô tô, xe máy đi lại; Đeo khẩu trang khi vệ sinh lớp học. + Không nên làm: Quét sân trường không đeo khẩu trang. - Kể tên các việc nên và không nên làm khác: + Nên làm: Sử dụng khăn sạch, mềm để lau mũi; giữ sạch họng bằng cách súc miệng nước muối; đội mũ, quàng khăn, mặc đủ ấm khi đi trời lạnh. + Không nên làm: Dùng tay hoặc vật nhọn ngoáy mũi; uống nước quá nóng hoặc lạnh; chơi ở nơi có nhiều khói bụi; mặc không đủ ấm khi trời lạnh. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS đóng vai, thể hiện cách ứng xử qua lời khuyên: Các bạn không chơi ở nơi có nhiều khói, bụi do xe cộ thải ra; Các bạn hãy tránh xa nơi có khói thuốc lá. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ.
- Nêu được sự cần thiết của việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Nhận biết được chức năng của cơ quan bài tiết qua việc thải ra nước tiểu.
3. Phẩm chất
- Thực hiện được việc uống nước đầy đủ, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Bộ thẻ Nếu, thì; bảng nhóm; băng dính.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |
TIẾT 1 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS đặt câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tiết nước tiểu. - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về việc bài tiết nước tiểu. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về các bộ phận và chức năng của cơ quan bài tiết nước tiểu và một số cách phòng tránh bệnh sỏi thận. Chúng ta cùng vào Bài 18 - Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu a. Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu” trang 103 SGK, chỉ và nói tên từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về hình dạng và vị trí của hai quả thận trên cơ thể? - GV cho HS đọc mục “Em có biết?” trang 103 SGK. - GV yêu cầu một số HS đọc phần kiến thức cốt lõi ở cuối trang 103. Hoạt động 2: Chức năng các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu a. Mục tiêu: Nêu được chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát “Sơ đồ cơ quan bài tiết nước tiểu” trang 104 SGK, chỉ và nói chức năng từng bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số HS lên bảng chỉ và nói chức năng từng bộ phận cùa cơ quan bài tiết nước tiểu trên sơ đồ. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu cơ quan bài tiết ngừng hoạt động? - GV cho HS đọc lời của con ong trang 104 SGK. | - HS trả lời: + Tại sao hằng ngày chúng ta đi tiểu nhiều lần? + Cơ quan nào trong cơ thể tạo thành nước tiểu? + Trong nước tiểu có gì? - HS quan sát sơ đồ, chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. - HS trình bày. - HS trả lời: Nhận xét về hình dạng và vị trí của hai quả thận trên cơ thể: + Hình dạng: Thận có màu nâu nhạt, hình hạt đậu. + Hai quả thận đối xứng nhau qua cột sống. - HS quan sát hình, chỉ và nói chức năng của từng bộ phận cơ quan bài tiết nước tiểu. - HS trình bày: Cầu thận lọc máu và tạo thành nước tiểu - qua ống dẫn nước tiểu - tới bàng quang chứa nước tiểu - sau đó đưa nước tiểu ra ngoài. - HS trả lời: Nếu cơ quan bài tiết ngừng hoạt động, thận sẽ bị tổn thương và lâu về sau sẽ bị hư thận, con người sẽ chết. | |
TIẾT 2 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Nhận biết sỏi thận có trong các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu và nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận a. Mục tiêu: - Chỉ được sỏi thận có trong các bộ phận của cơ quan bài tiết trên sơ đồ. - Nêu được một trong những nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận. b. Cách tiến hành: - GV giới thiệu với HS: sỏi thận là bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu. - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 105 SGK và trả lời câu hỏi: Sỏi có ở những bộ phận nào của cơ quan bài tiết nước tiểu? - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?” ở trang 105 SGK và trả lời câu hỏi: Nêu nguyên nhân tạo thành sỏi trong cơ quan bài tiết. | - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời: Sỏi có ở những bộ phận: thận, bàng quan. - HS trả lời: Nguyên nhân tạo thành sỏi do các chất thừa, chất thải độc hại không được đào thải hết lắng đọng lại tạo thành sỏi. | |
TIẾT 3 | ||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng tránh bệnh sỏi thận (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Nếu, thì” a. Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành hai đội và chỉ định một HS làm quản trò. Mỗi đội cử ra một bạn làm ưọng tài. - GV phổ biển cách chơi: Hai đội sẽ bắt thăm xem đội nào được phát thẻ “nếu”, đội nào được phát thẻ “thì”. Sau đó sẽ đổi ngược lại. Trọng tài sẽ xem đội nào ghép câu “thì” với /câu “Nếu” nhanh và đúng là thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi ở SGK trang 106: + Nêu sự cần thiết phải uống đủ nước, không nhịn tiểu? + Em cần thay đổi thói quen nào để phòng tránh bệnh sỏi thận. - GV cho HS đọc lời của con ong ở trang 106 SGK. | - HS chia thành 2 đội, nghe phổ biển luật chơi và chơi trò chơi: 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. - HS trả lời: + Sự cần thiết phải uống nước, không nhịn tiểu: để lọc được chất độc trong cơ thể và thải ra ngoài, đồng thời tránh được nguy cơ cơ mắc sỏi thận. + Em cần thay đổi thói quen như uống nước và không được nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.
3. Phẩm chất
- Tự đánh giá được việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống; bảo vệ cơ quan hô hấp; phòng tránh bệnh sỏi thận.
- Biết nhắc nhở các bạn đep cặp đúng cách và không nhịn tiểu.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 1). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hỏi - đáp vê các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu a. Mục tiêu: - Hệ thống lại những kiến thức đã học về các cơ quan vận động, hô hấp và bài tiết nước tiểu. - Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ ở trang 107 SGK để cùng các bạn trong nhóm đặt câu hỏi và trả lời về các bộ phận chính, chức năng của các cơ quan: vận động, hô hấp, bài tiết nước tiểu. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu lần lượt đại diện mỗi nhóm lên bảng nêu một trong số những câu hỏi đã được chuẩn bị ở bước 1 và chỉ định nhóm bạn trả lời; có thể mời các HS khác nhận xét câu trả lời. Nhóm nào trả lời đúng sẽ được đặt câu hỏi cho nhóm khác. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đa số các nội dung cần ôn tập được nhắc lại. - GV quan sát, điều khiển nhịp độ “Hỏi - đáp” giữa các nhóm (nếu cần). - GV nhận xét, đánh giá về mức độ nắm vừng kiến thức và kĩ năng hỏi - đáp của HS về chủ đề này. | - HS quan sát sơ đồ, thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Tự đánh giá a. Mục tiêu: HS tự đánh giá việc làm của bản thân trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS dựa vào mẫu phiếu tự đánh giá ở trang 108 SGK để chia sẻ với các bạn những việc nào em đa làm thường xuyên, thỉnh thoảng (chưa làm thường xuyên) hoặc chưa thực hiện và những thói quen bản thân các em cần thay đổi để thực hiện được việc phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số HS xung phong chia sẻ với cả lớp về việc làm của bản thân em trong việc thực hiện: phòng tránh cong vẹo cột sống, bảo vệ cơ quan hô hấp, phòng tránh bệnh sỏi thận. | - HS làm việc theo nhóm. - HS trình bày. |
TIẾT 3 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Con người và sức khỏe (Tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Đóng vai a. Mục tiêu: Biết khuyên các bạn đeo cặp đúng cách và không nhịn tiểu. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu từng cá nhân nghiên cứu hai tình huống trang 108 SGK. Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận về cách đưa ra lời nhắc nhở với bạn trong mỗi tình huống. Sau đó, yêu cầu một số bạn tập đóng vai xử lí tình huống 1; các bạn khác tập đóng vai xử lí tình huống 2. Bước 3: Làm việc cả lớp Các nhóm lên bảng đóng vai. HS nhóm khác, GV nhận xét, góp ý cho lời nhắc nhở của từng nhóm. | - HS quan sát tranh, đọc hai tình huống. - HS lắng nghe, thực hiện thảo luận theo nhóm. - HS đóng vai. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau.
- Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Nêu được tên của các mùa trong hai vùng địa lí khác nhau.
Nêu được một số đặc điểm của các mùa trong năm.
3. Phẩm chất
- Thực hiện được việc lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Video clip bài hát về mùa.
- Một số hình ảnh về cảnh vật và các hoạt động thích ứng của con người với các mùa khác nhau.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai thường gặp.
- Nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được những hiện tượng thiên tai khi quan sát tranh, ảnh, video hoặc quan sát thực tế.
Đưa ra một số ví dụ về thiệt hại tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra.
3. Phẩm chất
- Có ý thức quan tâm tới hiện tượng thiên tai.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Một số tranh ảnh hoặc video clip về hiện tượng thiên tai.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình trang 116 SGK và trả lời câu hỏi: Hãy nói về các việc làm trong hình? Vì sao phải làm vậy? - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa được quan sát bức tranh giáo viên và học sinh đang dọn dẹp sau lụt để vệ sinh trường lớp, vậy các em có nhận biết và mô tả được một số hiện tượng thiên tai thường gặp và nêu được một số rủi ro dẫn đến các thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra không? Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay – Bài 20: Một số hiện tượng thiên tai. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát và mô tả một số hiện tượng thiên tai a. Mục tiêu:Biết cách quan sát, đặt câu hỏi, mô tả và nhận xét được về hiện tượng thiên tai khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS: + Quan sát các hình trang 116 và 117 SGK, mô tả hiện tượng thiên tai trong các hình, nói với bạn về điều em quan sát được. + Ngoài các hiện tượng thiên tai nói trên, em còn biết hiện tượng thiên tai nào khác? Hãy mô tả ngắn gọn về hiện tượng thiên tai này. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lóp. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 2: Thực hành thu thập và trình bày thông tin về thiệt hại do thiên tai gây ra a. Mục tiêu: Nêu được một số thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do thiên tai gây ra. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS: + Đọc và làm thực hành theo chỉ dẫn SGK trang 118. + Trình bày sản phẩm của mình trong nhóm. GV hướng dẫn HS trình bày theo loại thiên tai. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm báo cáo trước lớp về kết quả thu được. - GV hướng dẫn các nhóm nêu câu hỏi để làm rõ thêm các thông tin mà nhóm bạn trình bày; khuyến khích các em bổ sung thêm các thông tin về thiêtk hại do thiên tai gây ra ở địa phương. | - HS trả lời: Mọi người đang dọn dẹp sân trường và lau dọn lớp học. Vì vừa xảy ra trận lũ lớn nên sân trường và lớp học đang bị ngập úng và bùn lầy. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: + Hiện tượng thiên tai trong mỗi hình: Lũ lụt, lũ quét, bão, hạn hán, giông. + Mô tả về hiện tượng thiên tai khác cháy rừng mà em biết: cháy rừng ở mức độ nghiêm trọng, do nắng nóng kéo dài và các sự cố khác cần là một dạng thiên tai đặc thù. Do tác động bất lợi của thời tiết, trong đó có sự cố, nắng nóng, hạn hán kéo dài nguy cơ cháy rừng luôn ở mức độ cao, xảy ra trên diện rộng và đồng thời ở nhiều tỉnh/thành phố. - HS đọc, thực hành, thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: + Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được đê bảo vệ. + Có thể giảm thiệt hai do lũ bằng cách di dời dân cư xa sông, tuy nhiên các hoạt động kinh tế, dân sinh thường gắn liền với sông. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Một số hiện tượng thiên tai (Tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 3: Thực hành xác định một số rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: - Nêu được một số rủi ro thiên tai (thiệt hại về tính mạng con người và tài sản mà một số thiên tai có thể gây ra). - Có ý thức quan tâm, tìm hiểu hiện tượng thiên tai, rủi ro thiên tai. Bước 1: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS trao đổi với các bạn về rủi ro thiên tai và hoàn thành Phiếu học tập. PHIẾU HỌC TẬP Nhóm:…………………….
Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu các nhóm chia sẻ với các bạn về kết quả thu được. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin cốt lõi của bài trag 119 SGK. - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục Em có biết để biết thêm về hiện tượng sóng thần. Hoạt động 4: Chơi trò chơi “Nói về một hiện tượng thiên tai” a. Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về rủi ro thiên tai. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS xung phong tham gia chơi, chia làm hai đội (mỗi đội 4-6 bạn). - GV phổ biến luật chơi: GV viết tên hiện tượng thiên tai trên bảng và chia bảng làm hai cột (để hai đội ghi). Các bạn ở mỗi đội luân phiên lên ghi về biểu hiện hoặc rủi ro ứng với thiên tai đó vào cột tương ứng. Sau thời gian chơi, đội nào ghi được nhiêu ý đúng hơn là đội thắng cuộc. Các bạn ở dưới lớp sẽ tham gia nhận xét về kết quả thực hiện của hai đội. - GV cho các cặp của đội khác chơi với chủ đề là một hiện tượng thiên tai khác. | - HS trao đổi theo nhóm và điền vào Phiếu học tập. - HS trình bày kết quả:
- HS chia thành các đội. - HS lắng nghe, thực hiện, chơi trò chơi. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
- Nêu được một số việc làm để thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Biết cách quan sát, đặt câu hỏi và mô tả, nhận xét được cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai khi quan sát tranh ảnh, video hoặc quan sát thực tế.
Luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương.
3. Phẩm chất
- Có ý thức thực hiện phòng tránh rủi ro thiên tai và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.
- Có ý thức quan tâm, tìm hiểu hiện tượng thiên tai.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Một số tranh ảnh, video clip về tác hại thiên tai gây ra và cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
- Các bộ thẻ chữ/thẻ hình để hoạt động nhóm.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||
TIẾT 1 | ||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình SGK trang 120 và trả lời câu hỏi: Những người trong hình đang làm gì? Vì sao cần phải làm như vậy? - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta biết ngoài bão thì còn có những thiên tai khác như hạn hán, lũ lụt,...và các thiên tai có thể gây ra rác hại. Vậy làm thế nào để giảm nhẹ những tác hại mà thiên nhiên gây ra. Trong bài học ngày hôm nay - Bài 21: Một số cách ứng phó giảm nhẹ rủi ro thiên tai chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và trả lời những cây hỏi này. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát những việc làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: - Nêu được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. - Biết cách quan sát, đặt câu hỏi, mô tả, nhận xét được về cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 121 SGK và trả lời câu hỏi: + Trong các hình đó, việc làm nào được thực hiện trước, trong và sau khi bão? + Nêu ích lợi của mỗi việc làm đó. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV lưu ý cho HS: Việc theo dõi dự báo thời tiêt được thực hiện cả trước, trong và sau bão. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Liên hệ thực tế về các việc cần làm để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: Liên hệ thực tế về các biện pháp ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại do bão gây ra. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu từng cặp HS đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi: + Em còn biết việc cần làm nào khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra? + Nếu địa phương em có bão, em cần làm gì để giữ an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá. IV. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Chơ trò chơi “ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai” a. Mục tiêu: Nhận biết một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do lụt, hạn hán, giông sét gây ra. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV lưu ý HS: một loại thẻ (các thẻ có cùng nội dung) có thể xếp vào các vị trí ứng với các loại thiên tai khác nhau nếu thấy phù hợp. - GV yêu cầu HS: làm việc theo nhóm, quan sát và sắp xếp các thẻ chữ vào bảng cho phù hợp với từng loại thiên tai. - Các nhóm dán kết quả làm việc của nhóm lên trên bảng hoặc nộp kết quả thực hiện. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu cả lớp cùng nhận xét kết quả của các nhóm. Nhóm nào đúng và nhanh hơn là thắng cuộc. - GV mở rộng thêm về một số cách khác ứng phó với lũ lụt, hạn hán, giông sét: Trong cơn giông, nếu đang ở ngoài trời và không tìm được chỗ trú ẩn an toàn, để tránh bị sét đánh, cần nhớ: Tuyệt đối không trú mưa dưới tán cây, tránh xa cac khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, cày, cuôc, máy móc, hàng rào sắt,... Nên tìm chỗ khô ráo; Người ở vị trí càng thấp càng tốt, cúi người, ngồi xuống, lấy tay che tai, ngồi sao cho phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít, không được năm xuống đất hoặc đặt hai tay lên đất. | - HS trả lời: Những người công nhân đang cắt cành cây. Cắt cành cây để phòng chống bão, để cây khỏi bị gãy đổ, gây tại nạn khi có bão. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: + Việc làm trước bão: hình 1, 2, 6: Theo dõi tình hình và chuẩn bị lương thực, cách phòng tránh tốt nhất để ứng phó với thiên tai + Việc làm trong bão: hình 1,4, 5: Tiếp tục theo dõi tình hình thiên tai trên phương tiện thông tin đại chúng và ở tại nơi an toàn, không ra ngoài + Việc làm sau bão: hình 3: Lau dọn, đảm bảo vệ sinh, an toàn sau khi thiên tại đi qua. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Việc cần làm khác để ứng phó, giảm nhẹ rủi ro do bão gây ra: chuẩn bị lương thực, nhà cửa che chắn chắc chắn, cây cối lớn nên cắt tỉa trước... + Nếu địa phương em có bão em cần để giữ an toàn cho bản thân và giúp đỡ gia đình: chuẩn bị thức ăn để dự trữ những ngày bão, ở yên trong nhà, che chắn nhà cửa chắc chắn... - HS lấy thẻ. - HS làm việc theo nhóm. - HS trình bày:
| |||||||||
TIẾT 2 | ||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Liên hệ thực tế về các việc làm của em để phòng tránh rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: Liên hệ được với thực tế bản thân và gia đình về các biện pháp ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trang 123 SGK: Những hiện tượng thiên tai nào thường xảy ra ở địa phương em? Em và gia đình đã làm gì để phòng tránh rủi ro thiên tai đó? - HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện một số HS trả lời. - GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 5: Thực hành xử lí một số tình huống ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai khi ở trường a. Mục tiêu: - Thực hành luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai thường xảy ra ở địa phương. - Bình tĩnh, có ý thức thực hiện theo các hướng dẫn an toàn và các quy định chung. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS luyện tập một số cách ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai: 1. Luyện tập ứng phó trong tình huống gió mạnh (lúc giông bão) khi ở ngoài trời - GV nêu tình huống: Khi đang ở sân trường thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi. Em và các bạn sẽ làm gì? - GV hướng dẫn HS xác định một số địa điểm thực tế gần sân trường: cây to, nhà để xe mái tôn hoặc không chắc chắn, các dãy nhà có phòng học kiên cố (có dãy nhà gần nơi em đang đứng, có dãy nhà xa nơi em đứng). - GV cho HS luyện tập xử lí tình huống: GV cho một số HS cầm biển (ghi vào tờ A4) một số địa điểm nói trên, một HS đóng vai xử lí tình huống đứng ở một vị trí nào đó ở sân trường. Khi GV hô “gió mạnh”, HS này sẽ di chuyển nhanh nhất đến dãy nhà kiên cố (tránh trú dưới cây, dưới nhà không chắc chắn; tránh di chuyển gần nơi có thể bị cành cây, mái tôn gãy đổ rơi vào). 2. Luyện tập ứng phó trong tình huống mưa to, sấm chớp khi đang ở trong lớp - GV nêu tình huống: Khi các em đang ở trong lớp thì có mưa to, gió mạnh, sấm sét. Các em cần làm gì trong tình huống này? - GV mời đại diện một số HS nêu các ý kiến khác nhau. - GV hướng dẫn HS quan sát cụ thể thực tế phòng học, HS nhận ra có những rủi ro có thể xảy ra khi mưa to, gió mạnh, sấm sét: cửa va đập vào người; cửa kính bị vỡ; mưa hắt vào ướt người, sách vở; đứng gần ổ điện có thể nguy hiểm,... Từ đó xác định các việc cần làm (đóng chặt các cửa; tránh xa, không đứng gần các cửa, ổ, đường dây điện,...). Hoạt động 6: Thực hành xử lí được một số tình huống ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương a. Mục tiêu: , - Vận dụng kiến thức đã học về cách úng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai để xử lí tình huống. - Thực hành luyện tập được một số cách ứng phó, giảm nhẹ thiên tai thường xảy ra ở địa phương. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS đọc hai tình huống trong SGK trang 124 và trả lời câu hỏi: Nếu là các bạn trong những tình huống dưới đây, em sẽ làm gì? Vì sao? Hãy cùng các bạn đóng vai xử lí tình huống. - GV và HS đưa ra các tình huống khác thường xảy ra ở địa phương. HS trao đổi trong nhóm về cách xử lí tình huống và cách thể hiện khi đóng vai. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp về việc xử lí tình huống của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét việc thực hiện của các nhóm. Hoạt động 7: Thực hành viết hoặc vẽ về một số việc cần làm để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai a. Mục tiêu: Thực hành vận dụng được kiến thức phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai để viết, vẽ tranh và giới thiệu cho người khác. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: + Lựa chọn chủ đề để viết, vẽ. + Giới thiệu với các bạn trong nhóm về bài viết, bức tranh của mình, trong đó nêu lí do em lựa chọn vấn đề này. - GV mời đại diện HS trình bày bài viết, vẽ về một số việc cần làm để phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. - GV cho HS tự đọc phần kiến thức chủ chốt trong SGK trang 163. - GV nhấn mạnh: Khi có thiên tai, đặc biệt cần nhất là đảm bảo an toàn cho bản thân và những người khác. | - HS trả lời. - HS lắng nghe, thực hành. - HS trả lời: Khi đang ở sân trường thì gió bất ngờ thổi mạnh làm cây cối nghiêng ngả và bụi bay khắp nơi. Em và các bạn sẽ đóng cửa sổ,... - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS luyện tập xử lí tình huống. - HS trả lời: Khi em đang ở trong lớp thì có mưa to, gió mạnh, sấm sét. Em cần đứng xa ổ điện, đóng cửa sổ,... - HS lắng nghe, quan sát. - HS trả lời: + TH1: Em sẽ khuyên các bạn không nên lội qua mà hãy đợi có người lớn đến gần đó để kêu họ giúp, hoặc có thể quay lại trường ngồi đợi để bố mẹ tới đón. Vì lúc này dòng suối rất nhiều nước và siết nên chúng ta lội qua rất nguy hiểm. + TH2: Em sẽ khuyên các bạn không nên chui vào cây trú mưa vì nếu có sấm sét sẽ rất nguy hiểm. - HS đưa ra thêm tình huống, xử lí tình huống và đóng vai. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày. - HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Hệ thống được những kiến thức đã học về Chủ đề Trái đất và bầu trời.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Trình bày được tên các mùa, đặc điểm của từng mùa và trang phục phù hợp.
Hiểu được tại sao phải lựa chọn trang phục phù hợp với mỗi mùa, đặc biệt là thời điểm giao mùa.
3. Phẩm chất
- Hình thành thói quen nghe thời tiết để sử dụng trang phục phù hợp.
- Có ý thức quan tâm, tìm hiều hiện tượng thiên tai.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và xã hội 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||
TIẾT 1 | |||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Trái đất và bầu trời (Tiết 1). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động1: Giới thiệu về các mùa và một số hiện tượng thiên tai a. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về các mùa và cách lựa chọn trang phục phù hợp theo mùa. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia HS thành 6 nhóm: Nhóm chẵn làm tổng kết phần các mùa trong năm, nhóm lẻ làm phần các hiện tượng thiên tai. - GV yêu cầu mỗi nhóm thực hiện theo mẫu bảng và sơ đồ gợi ý ở trang 125 SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời HS mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày, HS nhóm khác nhận xét. - GV chọn hai kết quả tốt nhất của hai nhóm để tổng kết về các mùa và những hiện tượng thiên tai. Hoạt động 2: Đóng vai xử li tình huống a. Mục tiêu: Thực hành, vận dụng kiến thức về việc nên làm và không nên làm nhằm ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào xử lí tình huống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Nhóm lẻ: Từng cá nhân đọc tình huống 1 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. + Nhóm chẵn: Từng cá nhân đọc tình huống 2 ở trang 126 SGK, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. - HS khác/GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm. | - HS chia theo nhóm chẵn, lẻ. - HS thảo luận nhóm và điền câu trả lời theo yêu cầu. - HS trình bày: + Nhóm chẵn:
+ Nhóm lẻ: Lũ lụt Biểu hiện: nước nhiều, gây ngập lụt Rủi ro thiên tai: sập nhà, đuối nước nguy hiểm đến tính mạng Cách ứng phó: Đắp đê phòng lũ. - HS lắng nghe, thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày: + Nhóm lẻ: Em sẽ nói mẹ chuẩn bị lương thực và cùng bố kiểm tra lại nhà của xem chắc chắn chưa và cắt tỉa các cành cây lớn gần nhà. + Nhóm chẵn: Em sẽ khuyên bạn không nên lại đó xem vì như vậy có thể sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm đến tính mạng. |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới