Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ (hai thế hệ, ba thế hệ,…)
- Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước.
Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên và tình cảm giữa các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thế hệ.
3. Phẩm chất
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân đối với các thế hệ trong gia đình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Tranh vẽ, ảnh gia đình HS (hai, ba hoặc bốn thế hệ).
- Bảng phụ/giấy A2.
- Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các thành viên trong gia đình bạn theo thứ tự từ người nhiều tuổi nhất đến người ít tuổi nhất. - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời câu hỏi. - GV dẫn dắt vấn đề: Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và bố mẹ của họ. Mọi người luôn yêu thương, chăm sóc và chia sẻ công việc nhà với nhau. Vậy các em có biết những tình huống thường gặp giữa các thế hệ trong gia đình với nhau như thế nào không? Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình mình? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài ngày hôm nay - Bài 1: Các thế hệ trong gia đình. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Các thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An a. Mục tiêu: - Nêu được các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà và bạn An. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ. b. Cách tiến hành Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2 SGK trang 6,7 và trả lời lời câu hỏi: + Gia đình bạn Hà và bạn An có mấy thế hệ? + Kể các thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình bạn Hà và gia đình bạn An. Gia đình bạn Hà Gia đình bạn An - GV hướng dẫn HS: Những người ngang hàng trên sơ đồ là cùng một thế hệ. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình em a. Mục tiêu: - Giới thiệu được về các thế hệ trong gia đình em. - Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân, theo cặp - GV yêu cầu: + Từng cặp HS giới thiệu cho nhau nghe về các thế hệ trong gia đình mình: Gia đình có có mấy thế hệ? Từng thành viên của mỗi thế hệ trong gia đình mình. + Từng HS vẽ, viết hoặc cắt dán sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình vào giấy A4 hoặc vào vở và chia sẻ với bạn bên cạnh. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS: Giới thiệu về các thế hệ trong gia đình mình, kết hợp với trình bày sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình. - GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết gia đình có bốn thế hệ gồm những ai và xưng hô với nhau như thế nào? | - HS trả lời theo gợi ý: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát tranh. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời: + Gia đình Hà có 2 thế hệ (thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là anh em Hà) + Gia đình An có 3 thế hệ (thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là anh em An). - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời. - Các HS khác đặt câu hỏi, nhận xét. - HS trả lời: Gia đình có bốn thế hệ gồm có các cụ, ông bà, bố mẹ và con cùng chung sống trong một nhà. + Thế hệ thứ tư (cháu) gọi thế hệ thứ nhất bằng cụ. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Các thế hệ trong gia đình (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Tìm hiểu sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình. a. Mục tiêu: - Nêu được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về sự chia sẻ, quan tâm chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thành viên trong gia đình nhiều thế hệ. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 8 và trả lời câu hỏi: + Nói về sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình bạn Hà, bạn An. + Kể tên một số việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình em. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. - GV mời đại diện một số HS chia sẻ các việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình mình (GV khuyến khích HS có ảnh minh họa). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau? II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương đối với các thành viên trong gia đình a. Mục tiêu: Thể hiện được sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 9 và trả lời câu hỏi: + Bạn Hà và bạn An đang làm gì để thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương với những thành viên thuộc các thế hệ trong gia đình?(1) + Hãy nói sự chia sẻ quan tâm, chăm sóc, yêu thương với các thành viên trong gia đình em? (2) - GV yêu cầu mỗi nhóm chọn một việc làm, một hoạt động mà các thành viên trong nhóm đã nói để đóng vai thể hiện trước lớp (3). Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. + Một nhóm trả lời câu (1), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Một nhóm trả lời câu (2), các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Hai nhóm trả lời câu (3), các nhóm khác bình luận, hoàn thiện phần đòng vai thể hiện của nhóm bạn. - GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời và phần trình bày của các nhóm. - GV hỏi thêm HS: Em thích làm việc nào nhất? - GV chốt lại bài học: Bắt nhịp cho cả lớp hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh để HS thấy được sự quan trọng của gia đình, HS cần biết quý trọng tất cả các thế hệ trong gia đình. | - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Hình 1: Bố và anh Hà chơi cờ. + Hình 2: Mẹ Hà đưa Hà đi khám bệnh. + Hình 3: Gia đình An tặng quà bà nhân dịp mừng thọ. + Hình 4: Gia đình An vui vẻ, quây quần bên mâm cơm. - HS trả lời: Các việc làm thể hiện sự chia sẻ, quan tâm, chăm sóc yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình mình: + Ông bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe, cháu nhổ tóc trắng, tóc sâu cho bà; đọc báo cho ông nghe. + Bố mẹ đưa các con đi chơi công viên ngày cuối tuần; các con giúp bố mẹ nhặt rau, quét nhà,,.. - HS trả lời: Mọi người trong gia đình cần chia sẻ, quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau vì để mọi người đều vui vẻ, khỏe mạnh, tạo ra không khí gia đình ấm áp, hạnh phúc,... - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi. - HS phân vai, đóng vai. - HS trả lời: (1): + Tranh 1 : bóp vai cho bà + Tranh 2 : giúp bố thu hoạch rau + Tranh 3 : xếp quần áo gọn gàng + Tranh 4 : Làm thiệp tặng mẹ… (2): Sự chia sẻ quan tâm, chăm sóc, yêu thương với các thành viên trong gia đình em: + Ông chơi gập máy bay cùng các cháu. + Bố bổ hoa quả cho cả nhà cùng ăn + Mẹ bóp vai cho bà,... - HS đồng thanh hát bài Cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được tên nghề nghiệp, công việc của những người lớn trong gia đình.
- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề có thu nhập, những công việc tình nguyện.
3. Phẩm chất
- Chia sẻ với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích của em sau này.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Tranh ảnh về công việc, nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||
TIẾT 1 | |||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV mở nhạc, cho HS nghe nhạc và hát theo lời một bài hát về nghề nghiệp (bài Lớn lên em sẽ làm gì?). - GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Bài hát nhắc đến tên những công việc, nghề nghiệp gì? - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa nghe bài hát Lớn lên em sẽ làm gì? Vậy các lớn lên em sẽ làm gì, làm người công nhân đi dựng xây những nhà máy mới? làm người nông dân lái máy cày trên bao đồng ruộng? Hay làm người lái tàu đưa những con tàu ra Bắc vào Nam? làm người kỹ sư đi tìm tài nguyên làm giàu cho đất nước? Còn rất nhiều nghề nghiệp đẹp đẽ và có ích cho xã hội, đất nước đúng không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình và nghề nghiệp yêu thích sau này của các em. Chúng ta cùng vào Bài 2 – Nghề nghiệp. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình a. Mục tiêu: - Nói được tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình. - Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 SGK trang 10 và trả lời câu hỏi: + Nói tên công việc, nghề nghiệp của những người trong các hình dưới đây. + Công việc và nghề nghiệp đó có ý nghĩa gì? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Đặt được câu hỏi và trả lời a. Mục tiêu: - Đặt được câu hỏi để tìm hiểu thông tin về tên công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình. - Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội. - Chia sẻ với các bạn, người thân về công việc, nghề nghiệp yêu thích sau này. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS: + Từng cặp HS đặt câu hỏi và trả lời về nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình mình theo gợi ý trong SGK hoặc theo đoạn hội thoại GV đưa ra: A: Mẹ bạn làm công việc gì? B: Công việc của mẹ mình là bán hàng ngoài chợ. B: Bố bạn làm nghề gì? A: Bố mình làm nghề thợ xây. + HS nói cho bạn nghe những công việc, nghề nghiệp của những người trong gia đình mình giúp ích gì cho gia đình và xã hội? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. Bước 3: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu: Từng thành viên trong nhóm chia sẻ lớn lên mình thích làm nghề gì và vì sao? - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp và khuyến khích HS phải chăm ngoan để thể hiện ước mơ của mình. | - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: - Nói tên công việc, nghề nghiệp của những người trong các hình: ca sĩ, lái taxi, cầu thủ đá bóng, thợ xây, bác sĩ, cảnh sát giao thông. - Ý nghĩa của các công việc, nghề nghiệp: + Ca sĩ: mang tiếng hát để cổ động, động viên, truyền cảm hứng yêu đời, mang lại niềm vui đến mọi người. + Lái taxi: đưa mọi người đến nơi cần đến và an toàn. + Cầu thủ đá bóng: thi đấu vì màu cờ sắc áo của địa phương, của đất nước, mang lại niềm vui, sự tự hào cho mọi người. + Thợ xây: xây dựng lên những ngôi nhà cao tầng, con đường đẹp đẽ cho mọi người. + Bác sĩ: khám và chữa bệnh cho mọi người. + Cảnh sát giao thông: chỉ dẫn giao thông cho mọi người tham gia giao thông, tránh được ách tắc. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày. - HS trả lời. | ||||||||||||||||||
TIẾT 2 | |||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Nghề nghiệp (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Tìm hiểu một số công việc tình nguyện a. Mục tiêu: - Nói được tên một số công việc tình nguyện và ý nghĩa của những công việc đó. - Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề nghiệp có thu nhập, những công việc tình nguyện. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV giải thích cho HS hiểu nghĩa của từ: + Công việc tình nguyện: làm việc vì cộng đồng mà không yêu cầu trả công. + Thu nhập: khoản của cải thường được tính bằng tiền mà một cá nhân (doanh nghiệp) trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc hoặc hoạt động nào đó. - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 4 SGK trang 12 và trả lời câu hỏi: + Nói về các công việc tình nguyện trong các hình ở SGK trang 12. + Nêu ý nghĩa của những công việc đó. Bước 2: Làm viêc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể tên một số công việc tình nguyện khác mà em biết. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thu thập thông tin a. Mục tiêu: Thu thập được một số thông tin về những công việc, nghề nghiệp có thu nhập, những công việc tình nguyện. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Từng cá nhân chia sẻ thông tin mà mình đã thu thập được trong nhóm. + Cả nhóm cùng hoàn thành bảng. GV khuyến khích các nhóm có tranh ảnh minh họa. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV chốt lại nội dung toàn bài học: Trong gia đình, người lớn thường có công việc, nghề nghiệp khác nhau. Các công việc, nghề nghiệp có ý nghĩa đối với gia đình và xã hội đều được trân trọng. | - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: - Hình 1: Mở lớp dậy học. Ý nghĩa: Giúp các trẻ không có điều kiện học tập có thể đến trường, được học kiến thức giống như bao trẻ em khác, giúp các em trở thành người có ý thức, đạo đức tốt trong xã hội. - Hình 2: Dọn dẹp đường đi Ý nghĩa: Giúp đường phố sạch sẽ, bảo vệ môi trường sống của mọi người. - Hình 3:Trồng cây xanh Ý nghĩa: Bảo vệ môi trường chống sạc lỡ, sói mòn đất. Hình 4: Khám chữa bệnh người nghèo Ý nghĩa: Giúp người nghèo không có điều kiện khám chữa bệnh để chữa bệnh và giúp họ theo dõi được sức khỏe của mình. - HS trả lời: Một số công việc tình nguyện khác mà em biết: Hiến máu tình nguyện. Phát quà cho người nghèo và trẻ em đường phố. Dọn dẹp vệ sinh môi trường. Xây nhà tình thương cho người già neo đơn. - HS thảo luận, điền vào Phiếu thu thập thông tin. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.
- Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Đề xuất được những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc.
Đưa ra được các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.
3. Phẩm chất
- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1 | |||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS quan sát hình bạn trong SGK trang 14 và trả lời câu hỏi: Bạn trong hình bị làm sao? Bạn hoặc người nhà đã bao giờ bị như vậy chưa? - GV dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày sẽ có những lúc chúng ta gặp phải trường hợp một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Vậy lí do có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống là gì? Những việc làm để phòng tránh và xử lí khi bị ngộ độc qua đường ăn uống là gì? Chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay - Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống a. Mục tiêu: Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 7 SGK trang 14, 15 và trả lời câu hỏi: + Hãy nói thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong cách hình. + Hãy kể tên một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộc độc qua đường ăn uống có trong nhà em. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Trao đổi thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau a. Mục tiêu: - Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. - Nói được lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS: + Thảo luận nhóm 4 và hoàn thành Phiếu thu thập thông tin sau: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
+ Thành viên trong nhóm thay phiên nhau đóng vai bác sĩ để nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn (bao gồm cả phần đong vai bác sĩ). - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. | - HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. Bạn trong hình bị đau bụng, buồn nôn và muốn đi vệ sinh sau khi ăn đồ ăn, có thể bạn đã bị ngộ độc do thức ăn. - HS quan sát hình và trả lời câu hỏi. - HS trả lời: - Thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống trong cách hình: Thức ăn bị thiu. Nước uống bị ruồi đậu vào. Dùng đồ ăn hết hạn sử dụng. Trái cây bị hỏng, thối. Cơm để lâu bị thiu. Dùng pin để nấu thức ăn. Dùng chất đốt như xăng, dầu nhớt để đun nấu. - Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng có thể gây ngộc độc qua đường ăn uống có trong nhà em: sữa hết hạn sử dụng, thức ăn để lâu ngày, chén, đĩa, dụng cụ làm bếp bị bẩn.,... - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS lần lượt đóng vai, hỏi – đáp về lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống. - HS trình bày:
- HS đóng vai bác sĩ nói với bạn lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống: - Bạn nhỏ: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc ạ? - Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Ví dụ: dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần. - Bạn nhỏ: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc ạ? - Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc như: cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu…. | ||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 | |||||||||||||||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Những việc làm để phòng tránh và xử lí ngộ độc qua đường ăn uống khi ở nhà a. Mục tiêu: - Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà thông qua quan sát tranh ảnh. - Đề xuất những việc bản thân và các thành viên trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộc độc. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu HS: + Quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 3 SGK trang 16 và trả lời câu hỏi: Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà đang làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống? + Em và các thành viên trong gia đình cần làm gì để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Đóng vai xử lí tình huống a. Mục tiêu: Đưa ra các tình huống xử lí khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Nhóm chẵn: Tập cách ứng xử khi bản thân bị ngộ độc. + Nhóm lẻ: Tập cách ứng xử khi người nhà bị ngộc độc. + Các nhóm thảo luận, phân vai và tập đóng trong nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm lên đóng vai trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét phần đóng vai của các bạn - GV bình luận và hoàn thiện phần đóng vai của HS. - GV chốt lại nội dung toàn bài: Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Vì vậy, chúng ta cần phải bảo quản thức ăn, đồ uống đảm bảo vệ sinh; cất giữ thuốc và đồ dùng cẩn thận. | - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: - Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống bằng cách: đạy lồng bàn mâm cơm khi chưa ăn; để thuốc vào tủ thuốc; cất giữ các chất tẩy rửa và hóa chất ở chỗ riêng, xa chỗ thức ăn và có nhãn mác để tránh sử dụng nhầm lẫn. - Để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống, em và các thành viên trong gia đình cần: Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi ăn; giữ gìn vệ sinh môi trường sống; đạy thức ăn kín trước và sau khi dùng bữa; để dụng cụ nấu ngay ngắn, đúng nơi quy định. - HS lắng nghe, thực hiện phân vai và tập đóng trong nhóm. - HS trình bày: Con: Bố ơi, con buồn nôn và đau bụng quá. Bố: Chắc là do con vừa uống sữa lạnh quá hoặc hết hạn sử dụng rồi. Để bố lấy thuốc đau bụng cho con và theo dõi thêm. Nếu con không đỡ bố sẽ đưa con đế bệnh viện kiểm tra. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp.
- Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Biết nhận xét về nhà ở và việc làm giữ vệ sinh nhà ở thông qua quan sát tranh ảnh và thực tế.
3. Phẩm chất
- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh).
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn bên cạnh: Câu tục ngữ “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm” muốn nói với bạn điều gì? - GV dẫn dắt vấn đề: Câu tục ngữ “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”muốn nhắn nhủ chúng ta cần giữ sạch nhà ở hằng ngày, đặc biệt là nhà bếp và nhà vệ sinh. Vậy các em có biết sự cần thiết của việc giữ sạch nhà ở và một số việc làm để giữ sạch nhà ở là gì không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Giữ vệ sinh nhà ở. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận xét về nhà ở trong tình huống cụ thể a. Mục tiêu: - Nhận biết thế nào là nhà ở sạch sẽ, gọn gàng. - Biết nhận xét về nhà ở thông qua quan sát tranh ảnh. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát Hình 1, 2 SGK trang 18, 19 và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về từng phòng trong nhà ở các hình. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Thảo luận về sự cần thiết phải giữ sạch nhà ở a. Mục tiêu: - Giải thích được tại sao phải giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). - Biết nhận xét về nhà ở của mình thông qua quan sát thực tế. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi: + Em thích được sống trong nhà như Hình 1 hay Hình 2? Vì sao? + Nhận xét về việc giữ vệ sinh của gia đình em. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. | - HS trả lời: Nghĩa của câu tục ngữ là khi chúng ta ở trong nhà sạch thì cảm thấy rất mát mẻ, ăn với chén bát sạch ta sẽ thấy ngon miệng. ... Như vậy chúng ta sẽ hưởng thụ một bầu không khí sạch trong lành, được ăn uống ngon miệng đảm bảo vệ sinh thì sẽ đảm bảo sức khỏe, phòng chống bệnh tật - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Hình 1 gồm 4 phòng (phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh). Các phòng đều bừa bộn, chưa ngăn nắp, sạch sẽ, bụi bẩn, mất vệ sinh. + Hình 2 gồm 4 phòng (phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh). Các phòng đều gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, thoáng mát. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: Em thích sống trong nhà như Hình 1 vì: Nhà sạch sẽ sẽ mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nếu nhà bẩn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Từ đó, em thấy giữ sạch nhà ở là một việc làm rất cần thiết. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Giữ vệ sinh nhà ở (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Tìm hiểu việc làm để giữ sạch nhà ở a. Mục tiêu: - Biết nhận xét về việc làm để giữ vệ sinh nhà ở thông qua quan sát tranh ảnh. - Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh). b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 8 SGK trang 20, 21 và trả lời câu hỏi: + Các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An đang làm gì? + Những việc làm đó có tác dụng gì? + Em và các thành viên trong gia đình đã làm gì để giữ sạch nhà ở? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV nhắc nhở thông điệp: Các em nhớ giữ sạch nhà ở hằng ngày và đặc biệt là nhà bếp, nhà vệ sinh. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thực hành quét nhà và lau bàn a. Mục tiêu: Biết sử dụng một số đồ dùng để quét nhà và lau bàn đúng cách. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 GV giao nhiệm vụ cho HS: - Nhóm chẵn: Thực hành quét nhà. + Quan sát Hình quét nhà SGK trang 22 và trả lời câu hỏi: Em cần chuẩn bị đồ dùng gì để quét nhà? Nêu các bước quét nhà? + Từng thành viên trong nhóm thực hiện quét nhà đúng theo các bước. - Nhóm lẻ: Thực hành lau bàn. + Quan sát Hình lau bàn SGK trang 22 và trả lời câu hỏi: Em cần chuẩn bị đồ dùng gì để lau bàn? Nêu các bước lau bàn? + Từng thành viên trong nhóm thực hiện lau bàn đúng theo các bước. - GV hướng dẫn đổi nhiệm vụ của nhóm chẵn và nhóm lẻ. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác theo dõi, nhận xét phần thực hành của các bạn. - GV bình luận và hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV chốt lại nội dung toàn bài: Nhà ở cần được giữ gìn sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh bệnh tật. Mỗi thành viên trong gia đình cần góp sức để giữ sạch nhà ở. | - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Các thành viên trong gia đình bạn Hà và bạn An đang: lau sàn nhà, lau cửa kính, lau chùi ló nướng, lau chùi bồn rửa mặt, phủi bụi tủ và quét nhà, cọ rửa nhà vệ sinh, lau bàn ghế. + Những việc làm đó có tác dụng:Giúp nhà ở sạch sẽ, thoasg mát, đảm bảo được sức khỏe các thành viên trong gia đình, hạn chế được phần nào bệnh tật. + Em và các thành viên trong gia đình thường xuyên quét dọn, lau chùi bàn ghế; lau dọn nhà tắm, nhà vệ sinh hàng ngày; giặt giũ quần áo,... - HS trả lời: + Để quét nhà, em cần chuẩn bị chổi quét nhà, hót rác, khẩu trang. + Các bước quét nhà: quét rác từ trong ra ngoài nhà, hót rác, đổ rác vào thùng. - HS tập quét nhà đúng theo các bước. - HS trả lời: + Để lau bàn, em cần chuẩn bị chậu nước, khăn lau bàn. + Các bước lau bàn: Giặt sạch khăn, vắt khô khăn, lau sạch bàn. - HS tập lau bàn theo đúng các bước. - HS thực hành quét nhà và lau bàn. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Gia đình: các thế hệ trong gia đình; nghề nghiệp của người lớn trong gia đình; phòng tránh ngộ độc khi ở nhà và giữ vệ sinh nhà ở.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Củng cố kĩ năng quan sát, đặt câu hỏi, thu thập thông tin, trình bày và bảo vệ ý kiến của mình
3. Phẩm chất
- Xử lí tình huống để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bản thân và các thành viên trong gia đình.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||
TIẾT 1 | |||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Gia đình (tiết 1). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu về gia đình em a. Mục tiêu: - Hệ thống được nội dung đã học về các thế hệ trong gia đình và nghề nghiệp của người lớn trong gia đình. - Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS làm câu 1 của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Gia đình trong Vở bài tập. Bước 2: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu: + HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình theo sơ đồ SGK trang 23. + HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về gia đình mình qua tập ảnh gia đình. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 HS giới thiệu về gia đình mình trước lớp. - GV yêu cầu HS khác đặt câu hỏi, nhận xét và bình chọn những bạn giới thiệu ấn tượng nhất về gia đình mình. (GV gợi ý cho HS một số tiêu chí nhận xét: chia sẻ được nhiều thông tin về gia đình, nói rõ ràng, lưu loát và truyền cảm). Hoạt động 2: Chia sẻ thông tin và tranh ảnh a. Mục tiêu: - Thu thập được thông tin và tranh ảnh về công việc, nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện. - Chia sẻ được với các bạn những thông tin và tranh ảnh đã thu thập. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS: + Từng HS chia sẻ thông tin và tranh ảnh đã thu thập về công việc, nghề nghiệp có thu nhập và công việc tình nguyện. + Nhóm trao đổi cách trình bày các thông tin và tranh ảnh của nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS khác đặt câu hỏi, nhận xét và bổ sung thông tin. - GV hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. Tuyên dương, khen ngợi nhóm nhiều thông tin, tranh ảnh và có cách trình bày sáng tạo. | - HS tập giới thiệu về gia đình theo sơ đồ và tập ảnh. - HS trình bày. - HS trao đổi, thảo luận theo nhóm. - HS trình bày. + Công việc, nghề nghiệp có thu nhập: bác sĩ, cô giáo, lái taxi, công nhân, lao công, công an,... + Công việc tình nguyện: quyên góp quần áo cho trẻ em vùng núi; ủng hộ tiền, quần áo và thức ăn cho nhân dân vùng lũ,... | ||
TIẾT 2 | |||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá Chủ đề Gia đình (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: Xử lí tình huống để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bản thân và các thành viên trong gia đình. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS: + Nhóm lẻ: Từng cá nhân đọc tình huống 1 trong SGK trang 24, thảo luận và tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. + Nhóm chẵn: Từng cá nhân đọc tình huống 2 trong SGK trang 24, thảo luận và tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện nhóm lẻ, nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét cách xử lí tình huống của từng nhóm. - GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm. Bước 3: Làm việc cá nhân - GV hướng dẫn HS: Viết cam kết và cùng gia đình thực hiện để giữ nhà ở sạch sẽ và an toàn theo gợi ý sau: Họ và tên:.................... CAM KẾT
| - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày: + Nhóm lẻ: Em sẽ quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ và sắp xếp đồ đạc ngắn nắp, gọn gàng. + Nhóm chẵn: Em sẽ gọi/gọi điện và báo với người lớn để theo dõi và đưa em bé đi bệnh viện để cấp cứu kịp thời. - HS viết cam kết theo gợi ý của GV. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.
- Xác định được các hoạt động của HS khi tham gia các sự kiện ở trường.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Chia sẻ được cảm nhận của bản thân đối với một số sự kiện ở trường.
3. Phẩm chất
- Làm được một số việc thiết thực để chuẩn bị cho một số sự kiện sẽ được tổ chức ở trường.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Một số thẻ ghi câu đố và đáp án trong trò chơi Đố bạn.
- Một số hình ảnh về hoạt động của HS trong một số sự kiện của nhà trường.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS hát một bài hát liên quan đến trường học quen thuộc với các em (bài Vui đến trường). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Khi đến trường em có cảm nhận gì? + Ở trường em được tham gia những sự kiện nào? Vào thời gian nào? - GV dẫn dắt vấn đề: Năm nay các em đã là học sinh lớp 2, các em đã quen thuộc hơn với một số sự kiện và hoạt động ở trường tiểu học. Vậy các em có biết ý nghĩa của một số hoạt đông thường được tổ chức ở trường không? Chúng ta sẽ cùng tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay - Bài 5: Một số sự kiện ở trường học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số sự kiện thường được tổ chức ở trường và ý nghĩa của sự kiện đó a. Mục tiêu: Nêu được tên, ý nghĩa của một số sự kiện thường được tổ chức ở trường ở trường. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn. - GV phổ biến luật chơi: + Nhóm 1 cử một bạn đọc câu đố, nhóm 2 trả lời + Nếu trả lời được, nhóm 2 sẽ đọc câu đố cho nhóm 1 trả lời. Nếu nhóm nào trả lời không đúng hoặc không trả lời được là thua. - GV yêu cầu HS trả lời một số câu đố trong trò chơi Đố bạn: + Sự kiện nào được tổ chức vào tháng 3 để tôn vinh phụ nữ? + Sự kiện nào được tổ chức để chào mừng năm học mới? + Sự kiện nào được tổ chức để thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao của nhà trường? + Sự kiện nào được tổ chức vào tháng 11 để tôn vinh thầy, cô giáo Việt Nam? + Sự kiện nào được tổ chức để tôn vinh giá trị của sách? + Sự kiện nào được tổ chức để chào đón tết Nguyên đán của dân tộc Việt Nam. - GV chốt lại tên một số sự kiện thường được tổ chức ở trường và ý nghĩa của các sự kiện đó: + Ngày Khai giảng: chào mừng năm học mới. + Ngày Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh thầy, cô giáo. + Ngày Quốc tế phụ nữ: tôn vinh phụ nữ. + Ngày Hội đọc sách: tôn vinh giá trị của sách. + Hội Chợ xuân: chào đón tết Nguyên đán của dân tộc Việt Nam. + Hội khỏe Phù Đổng: Thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao của nhà trường. - GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi SGK trang 26: Hãy kể tên một số sự kiện được tổ chức ở trường. Hoạt động 2: Nhận xét về nhà ở trong tình huống cụ thể a. Mục tiêu: Nêu được một số hoạt động trong Ngày khai giảng. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 5 SGK trang 27 và trả lời câu hỏi: Nói về một số hoạt động trong Ngày Khai giảng qua các hình dưới đây. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV mời một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. HS khác nhận xét. - GV bổ sung câu trả lời của HS: Ngày Khai giảng thường có hai phần, đó là phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ: chào cờ, hát Quốc ca, Hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng. Phần Hội là các tiết mục văn nghệ, đồng diễn thể dục, thể thao. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Kể về một số hoạt động trong Ngày Khai giảng ở trường em. + Nêu ý nghĩa của Ngày khai giảng.
| - HS trả lời tùy theo suy nghĩ và cảm nhận của từng em. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: Một số hoạt động trong Ngày Khai giảng: Đón học sinh lớp 1; Lễ chào cơ, hát Quốc ca; Hiệu trưởng đọc diễn văn khai giảng; Hiệu trưởng đánh trống khai giảng; Học sinh biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày Khai giảng. - HS trả lời: + Một số hoạt động trong Ngày Khai giảng ở trường em: Đại diện phụ huynh học sinh tặng hoa cho nhà trường; trao bằng khen cho các học sinh có thành tích nổi bật,... + Ý nghĩa của Ngày Khai giảng: “Khai” có nghĩa là mở ra, bắt đầu; “giảng” có nghĩa là giảng giải, diễn giảng. “Khai giảng” có nghĩa là bắt đầu giảng dạy (nghĩa mở rộng). Hiểu một cách cụ thể hơn, “khai giảng” là bắt đầu giảng dạy cho một năm học hay khóa học mới. Ngày khai giảng là ngày đầu tiên của năm học hay khóa học đó. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Một số sự kiện ở trường học (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Sự tham gia của học sinh trong một số sự kiện ở trường a. Mục tiêu: Nhận xét được sự tham gia của học sinh trong các sự kiện ở trường. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 SGK trang 28 và trả lời câu hỏi: Nhận xét về sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK trang 28: + Em đã tham gia hoạt động nào trong Ngày hội Đọc sách? + Em thích hoạt động nào? Vì sao? Hoạt động 4: Trò chơi “Lựa chọn hoạt động của học sinh cho phù hợp với từng sự kiện” a. Mục tiêu: Xác định được các hoạt động của HS phù hợp với từng sự kiện Vui Tết trung thu và Hội khỏe Phù Đổng. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm. Các nhóm lựa chọn và viết đáp án ra bảng con. Nhóm nào làm xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc. - GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi trong SGK: + Nhận xét về sự tham gia của các bạn trong sự kiện: Vui tết Trung thu, Hội khỏe Phù Đổng, Ngày hội đọc sách. + Em đã tham gia hoạt động nào trong các sự kiện trên? Em cảm thấy như thế nào khi tham gia hoạt động đó? | - HS quan sát, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và viết cảm nghĩ về ngày đọc sách, xung phong giới thiệu sách,... - HS trả lời (HS trả lời tùy theo ý kiến và sở thích của từng em): + Em đã tham gia hoạt động quyên góp sách trong Ngày hội Đọc sách. + Em thích hoạt động quyên góp sách vì: những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa sẽ có thể tiếp cận và đọc được nhiều sách hơn. - HS trả lời: + Các bạn tham gia sự kiện Vui tết Trung thu, Hội khỏe Phù Đổng, Ngày hội đọc sách hào hứng, tích cực, sôi nổi. + HS trả lời câu hỏi đã tham gia hoạt động nào tùy thuộc vào điều kiện của mỗi HS. HS có thể trả lời cảm nghĩ tham gia mỗi hoạt động đó: vui vẻ, hào hứng, phấn khích,... |
TIẾT 3 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Một số sự kiện ở trường học (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Một số hoạt động HS có thể làm để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam a. Mục tiêu: Kể được một số việc HS có thể làm để chuẩn bị cho Ngày Nhà giáo Việt Nam. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV hướng dẫn HS dựa vào các hình ảnh gợi ý trong SGK trang 30 (từ Hình 1 đến Hình 4): Hãy kể tên một số hoạt động các em có thể làm để chuẩn bị cho Ngày nhà giáo Việt Nam. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 6: Chuẩn bị cho một số sự kiện được tổ chức ở trường a. Mục tiêu: Làm được một số việc thiết thực để chuẩn bị cho một số sự kiện sẽ được tổ chức ở trường. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả của hoạt động 5, mỗi nhóm lựa chọn một hoạt động phù hợp với khả năng của nhóm mình để chuẩn bị chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. - GV hỗ trợ HS lên kế hoạch và phân công những công việc cụ thể. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV tổ chức cho các nhóm giới thiệu sản phẩm. - GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và nhận xét sản phẩm của nhóm bạn. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nói về cảm nhận của em khi tham gia các hoạt động chuẩn bị cho Ngày Nhà giáo Việt Nam. | - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: Một số hoạt động các em có thể làm để chuẩn bị cho Ngày nhà giáo Việt Nam: biểu diễn văn nghệ, làm báo tường, trang trí lớp học,...
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS giới thiệu sản phẩm. - HS trả lời: Khi tham gia các hoạt động em cảm thấy mình học hỏi được rất nhiều điều từ các bạn, qua đó em hiểu thêm nhiều hơn về ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam, đồng thời qua đó em cũng gửi gắm nhiều tình cảm, lòng biết ơn của mình hơn đến quý thầy cô. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được các việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Đánh giá được việc giữ vệ sinh của HS khi tham gia các hoạt động ở trường.
3. Phẩm chất
- Thực hiện được việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường,
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
- Khẩu trang, găng tay, túi đựng rác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV cho HS nghe và hát bài hát về giữ vệ sinh trường học (Ví dụ: Không xả rác). - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa nghe bài hát Không xả rác, vậy các em có biết những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường là gì không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Giữ vệ sinh ở trường học. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường a. Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 và trả lời câu hỏi: Nêu những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường trong mỗi hình. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp lên trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV yêu cầu các HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của các bạn. - GV bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường học a. Mục tiêu: Biết thu gom rác hợp vệ sinh. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các hình trong mục Chuẩn bị SGK trang 33 và trả lời câu hỏi: + Nêu những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường. + Giải thích tại sao lại cần phải sử dụng những dụng cụ đó. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV phân công các nhóm thức hiện việc thu gom rác ở một số khu vực phù hợp trong sân trường và tổ chức cho HS thực hành thu gom rác. - GV nhắc nhở HS sau khi thực hành hoạt động, rửa tay bằng xà phòng, nước sạch, nhận xét và tuyên dương tinh thần làm việc của HS. | - HS hát bài Không xả rác. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: - Những việc nên làm: + Hình 2: Lớp học gọn gàng sạch sẽ. + Hình 3: Bạn nữ vứt vỏ chuối vào thùng rác. + Hình 4: Các bạn thu gom rác sau khi vui liên hoan đón tết Trung thu. + Hình 6: Các bạn xếp dọn sách vở và làm vệ sinh sau giờ học trong thư viện. - Những việc không nên làm: + Hình 1: HS đánh rơi sách vở, bút xuống sàn nhưng không nhặt lên phải để cô giáo nhắc nhở. + Hình 3: Bạn nam vứt rác ra sân. + Hình 5: Các bạn xả rác xuống gầm bàn trong thư viện. - HS trả lời: Những việc làm khác để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường: + Không vẽ bậy lên bàn ghế. + Vào thư viện đọc sách phải trả sách đúng chỗ. + Lau bảng sạch đẹp khi bắt đầu tiết học. + Dọn vệ sinh lớp học thường xuyên. + Lau dọn cửa phòng học. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Những dụng cụ cần thiết khi tham gia thu gom rác ở trường: khẩu trang, găng tay, túi đựng rác. + Cần phải sử dụng những dụng cụ đó: Khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, bảo vệ sức khỏe; găng tay tránh tay bị bẩn trong quá trình thu gom rác; túi đựng rác để thu gom rác vào một chỗ chờ xử lí. - HS thực hành hoạt động thu gom rác tại sân trường. - HS rửa tay sạch sẽ. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Giữ vệ sinh trường học (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường a. Mục tiêu: Tự đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS: Kể những việc em đã làm để giữ vệ sinh trường học. Bước 2: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS: làm câu 3 trong Bài 6 vào Vở bài tập. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá việc thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường bằng cách: + Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. - GV chốt lại nội dung toàn bài: Chúng ta nhớ giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. | - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi: Những việc em đã làm để giữ vệ sinh trường học: bỏ rác đúng nơi quy đinh, dọn vệ sinh ngay sau khi hoạt động; xếp gọn đồ dùng ngăn nắp sau khi sử dụng. - HS làm bài. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Phân tích được nguyên nhân dẫn đến một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường.
3. Phẩm chất
- Đề xuất được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Video clip: Xác định một số tình huống nguy hiểm, rủi ro khi chơi kéo co, khi đi tham quan và cách phòng tránh.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||
TIẾT 1 | ||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Nêu một số hoạt động ở trường có thể dẫn đến nguy hiểm, rủi ro được thể hiện qua các hình trong SGK trang 35. + Tại sao chúng ta cần phải giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường. - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa tìm hiểu qua một số hoạt động ở trường có thể dẫn đến nguy hiểm, rủi ro. Vậy các em có biết cách xác định các tình huống nguy hiểm, rủi ro và cách khắc phục, phòng tránh khi tham gia một số hoạt động ở trường không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: An toàn khi ở trường. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh a. Mục tiêu: - Xác định được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra trong khi tham gia các hoạt động ở trường. - Nêu được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động đó. b. Cách tiến hành: (1) Chơi kéo co Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình Chơi kéo co và trả lời câu hỏi: Khi chơi kéo co, em có thể gặp những tình huống nguy hiểm, rủi ro nào? Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trong nhóm. - GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro khi tham gia trò chơi kéo co. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. (2) Đi tham quan Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình Đi tham quan và trả lời câu hỏi: Khi đi tham quan, em có thể gặp những tình huống nguy hiểm, rủi ro nào? Bước 2: Làm việc theo nhóm - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trong nhóm. GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận và trả lời câu hỏi: Nêu cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan. - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp, các nhóm nhận xét phần trình bày của nhóm bạn. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu các nhóm treo bảng tổng kết “Một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể gặp khi tham gia các hoạt động ở trường và cách phòng tránh” trước lớp. - GV mời đại diện một nhóm trình bày, HS khác hỏi lại, bổ sung cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro mà nhóm bạn đã nêu. - GV chốt lại những nội dung chính về các tình huống nguy hiểm rủi ro và cách phòng tránh khi tham gia hoạt động chơi kéo co và đi tham quan. | - HS trả lời: + Một số hoạt động ở trường có thể dẫn đến nguy hiểm, rủi ro được thể hiện qua các hình trong SGK trang 35: cắt thủ công, bơi lội, chạy. + Chúng ta cần phải giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường để phòng tránh tai nạn, thương tích cho bản thân và người khác; để không gặp nguy hiểm, rủi ro; để học tập có kết quả,... - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS trả lời: Khi chơi kéo co, em có thể gặp những tình huống nguy hiểm, rủi ro: sân chơi trơn trượt, một bên thả tay, dây đứt. - HS trả lời: Cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro khi tham gia trò chơi kéo co: + Kiểm tra sân chơi + Thực hiện đúng luật chơi. + Kiểm tra độ bền chắc của dây. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: Khi đi tham quan, em có thể gặp những tình huống nguy hiểm, rủi ro: cây, con vật có chất độc; đi lạc; thời tiết xấu. - HS trả lời: Cách phòng tránh những nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan: không hái hoa, bẻ cành lá; không sờ vào bất cứ con vật nào; đi theo nhóm dưới sự chỉ dẫn của thầy cô giáo; mang trang phục phù hợp như mũ, nón, áo mưa. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. | |||||||||||||||
TIẾT 2 | ||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài An toàn khi ở trường (tiết 2). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Xác định tình huống nguy hiểm, rủi ro và cách phòng tránh khi tham gia một hoạt động ở trường a. Mục tiêu: Nêu được một tình huống nguy hiểm, rủi ro và đề xuất được cách phòng tránh nguy hiểm, rủi ro đó khi tham gia hoạt động ở trường. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS đọc yêu cầu câu hỏi 1,2 SGK trang 37: + Chọn một hoạt động ở trường, xác định một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia hoạt động đó và nêu cách phòng tránh. + Ghi lại kết quả theo gợi ý:
Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình, các nhóm khác góp ý. - GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi: Nêu ích lợi của việc xác định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trươc khi tham gia các hoạt động ở trường. - GV nhắc nhở HS: Việc xác định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trước khi tham gia các hoạt động ở trường giúp chúng ta chủ động phòng tránh, giữ an toàn cho bản thân và người khác. | - HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. - HS trả lời:
- HS trả lời: Ích lợi của việc xác định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trươc khi tham gia các hoạt động ở trường: giúp chúng ta chủ động phòng tránh giữ an toàn cho bản thân và người khác. | |||||||||||||||
TIẾT 3 | ||||||||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài An toàn khi ở trường (tiết 3). II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 3: Những việc làm để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện a. Mục tiêu: Chia sẻ với các bạn những việc em đã làm để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường và vận động các bạn cùng thực hiện. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu một số HS: Kể lại những việc em đã làm để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường. Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng thực hiện yêu cầu ở SGK trang 38: Viết khẩu hiệu hoặc cam kết thực hiện giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp. - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. | - HS trả lời: Những việc em đã làm để giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường: lắng nghe và làm theo lời hướng dẫn của thầy cô giáo; không đùa nghịch, xô đẩy nhau; kiểm tra các thiết bị, đồ dùng, sân bãi cẩn thận trước khi tham gia các hoạt động. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày: Viết khẩu hiệu khi tham gia các hoạt động ở trường: + Bé vui khỏe - cô hạnh phúc. + An toàn là trên hết. + An toàn trường học, hạnh phúc mọi nhà. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Hệ thống được nội dung đã học về chủ đề Trường học: Một số sự kiện được tổ chức ở trường; giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.
3. Phẩm chất
- Biết cách nhắc nhở các bạn giữ an toàn khi tham gia hoạt động ở trường.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Bộ phiếu ghi tên các sự kiện ở trường.
- Bảng nhóm, bút dạ.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (tiết 1) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thi “Hái hoa dân chủ” a. Mục tiêu: - Hệ thống lại những kiến thức đã học về một số sự kiện được tổ chức ở trường. - Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu mỗi nhóm lên rút một phiếu, bên trong có ghi một sự kiện được tổ chức ở trường. Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn nhóm trưởng phân công các bạn, mỗi bạn nói về một nội dung như gợi ý trong SGK trang 39: tên sự kiện, các hoạt động, sự tham gia của học sinh, ý nghĩa, cảm nhận khi tham gia sự kiện đó. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời các nhóm lần lượt lên trình bày về sự kiện nhóm mình đã rút ra được. Các nhóm khác nhận xét, góp ý. - GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm thực hiện tốt. Hoạt động 2: Trình bày về việc giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường a. Mục tiêu: - Hệ thống lại những kiến thức đã học về việc giữ gìn vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường. - Chia sẻ về những việc em đã làm để giữ vệ sinh và an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV chia nhóm HS: + Nhóm chẵn: Thảo luận chọn một hoạt động ở trường, nêu các việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh trường học khi các em tham gia hoạt động đó. + Nhóm lẻ: Thảo luận chọn một hoạt động ở trường, đưa ra một tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể gặp khi các em tham gia hoạt động đó và nêu cách phòng tránh. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện các nhóm chẵn, nhóm lẻ lên trình bày trước lớp. - GV nhận xét, góp ý nội dung và kĩ năng trình bày của các nhóm. | - HS rút phiếu. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: - Ngày hội đọc sách: + Các hoạt động: đọc giới thiệu khai mạc ngày hội đọc sách, văn nghệ, đọc sách, tặng sách, nêu ý nghĩa ngày hội đọc sách. + Ý nghĩa: giúp các bạn trau dồi thêm kiến thức, hiểu được nhiều hơn về lợi ích của việc đọc sách. + Sự tham gia của học sinh: đông đảo, nhiệt tình và ý thức cao. + Cảm nhận: ngày hội đọc sách vô cùng có ý nghĩa, nó giúp chúng ta hình thành thêm tư duy sáng tạo, học hỏi được nhiều điều thú vị. - Ngày Nhà giá Việt Nam: + Các hoạt động: đọc giới thiệu khai mạc buổi lễ, văn nghệ, tri ân thầy cô. + Ý nghĩa: giúp các em học sinh hiểu được sâu sắc hơn ý nghĩa ngày nhà giáo, từ đó cố gắng nhiều hơn trong học tập. + Sự tham gia của học sinh: đông đảo và ý thức cao. + Cảm nhận: đó là 1 buổi lễ vô cùng có ý nghĩa, giúp học sinh chúng ta nâng cao ý thức trong học tập, cũng như biết ơn thầy cô nhiều hơn, từ đó có sự nỗ lực trong học tập, nâng cao ý thức của bản thân. - HS thảo luận theo nhóm, thực hiện yêu cầu. - HS trình bày: - Giữ vệ sinh + Những việc không nên làm: Không vứt rác bừa bãi, không viết lên bàn ghế,... + Những việc nên làm: vứt rác đúng nơi quy định; thường xuyên lau dọn lớp học, dọn vệ sinh sân trường cũng như lớp học.... - Giữ an toàn + Tình huống, nguy hiểm, rủi ro: rượt đuổi nhau, chơi trò kéo co,... + Cách phòng tránh: Kiểm tra sân chơi, thực hiện đúng luật chơi, kiểm tra độ bền chắc của dây. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Trường học (tiết 2) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Thi “Hùng biện” a. Mục tiêu: rèn luyện kĩ năng trình bày, phân tích vấn đề. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm - GV hướng dẫn HS: Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng phân tích lợi ích của việc đã làm để giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường và tập trình bày. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời mỗi nhóm cử một đại diện vào “Ban giám khảo”. Với sự giúp đỡ của GV, “Ban giám khảo” sẽ đưa ra tiêu chị chấm điểm cho cuộc thi “Hùng biện”. - Trưởng ban “Ban giám khảo” sẽ phổ biến tiêu chí và tổ chức mời các nhóm lên trình bày: sự rõ ràng của lời nói, bày tỏ cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ cơ thể. - Kết thúc cuộc thi, “Ban giám khảo” sẽ tuyên dương nhóm đạt giải. Hoạt động 4: Đóng vai a. Mục tiêu: Biết cách nhắc nhở các bạn giữ an toàn khi tham gia các hoạt động ở trường. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - Từng cá nhân đọc câu hỏi 1, 2 SGK trang 40: + Bạn nào trong hình dưới đây có thể bị nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan? + Em sẽ khuyên bạn đó điều gì để bạn không gặp nguy hiểm? Bước 2: Làm việc nhóm - GV hướng dẫn HS: + Chỉ ra bạn có thể gặp nguy hiểm và đưa ra lời khuyên với bạn. + Phân vai và tập đóng vai trong nhóm. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời các nhóm lên bảng đóng vai. - HS nhóm khác, GV nhận xét, góp ý cho lời khuyên của từng nhóm | - HS trình bày: Thực hiện vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường học không chỉ là việc riêng của đội lao công. Bằng cách giữ gìn vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường học, bạn sẽ tự hào về hình ảnh của trường và sẽ có được trải nghiệm quý giá khi quan tâm đến môi trường sống. Chúng tôi đã nhắc nhở nhau cùng giữ vệ sinh, làm sạch giày dép mỗi khi vào lớp sau giờ thể dục, vứt rác vào sọt rác mỗi khi các bạn tổ chức sinh nhật ở lớp, sắp xếp gọn gàng sách đã mượn ở thư viện,...Dù làm những việc nhỏ mỗi ngày hay tham gia chiến dịch vệ sinh của trường, bạn sẽ góp phần giữ trường lớp luôn sạch đẹp! - HS đọc câu hỏi. - HS trả lời: - Bạn nam đưa chân xuống cầu có thể gặp nguy hiểm, rủi ro khi đi tham quan. - Em sẽ khuyên bạn đó không nên đưa chân xuống cầu như vậy, vì rất dễ trượt chân hoặc sẩy tay sẽ rơi xuống hồ nước và có thể nguy hiểm đến tính mạng. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kể được tên các loại đường giao thông
- Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.
- Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh.
- Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (xe mát, xe buýt, đò, thuyền).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về đường giao thông và phương tiện giao thông.
Thu thập được thông tin về tiện ích của một số phương tiện giao thông.
3. Phẩm chất
- Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Giấy A2.
- Tranh ảnh về đường giao thông, phương tiện giao thông và biển báo giao thông.
- Một số đồ dùng, phương tiện để HS đóng vai.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bạn và gia đình đã từng sử dụng những phương tiện giao thông nào để đi lại? - GV dẫn dắt vấn đề: Các em và gia đình đã từng sử dụng rất nhiều lần những phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay, xe buýt, xe khách,....để đi lại. Vậy các em đã biết rõ về những loại đường giao thông, phương tiện giao thông hay một số loại biển báo giao thông không? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề này. Chúng ta cùng vào Bài 8 – Đường và phương tiện giao thông. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Các loại đường giao thông a. Mục tiêu: - Kể được tên các loại đường giao thông. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về đường giao thông. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 42 và trả lời câu hỏi: + Kể tên các loại đường giao thông? + Giới thiệu tên các loại đường giao thông khác, mà em biết? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV mời HS khác nhận xé, bổ sung câu trả lời. - GV hoàn thiện câu trả lời và bổ sung: Đường thủy gồm có đường sông và đường biển. - GV giới thiệu thêm về đường cao tốc trên cao và đường tàu điện ngầm ở một số nước. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Giới thiệu các loại đường giao thông ở địa phương a. Mục tiêu: Thu thập được thông tin về các loại đường giao thông ở địa phương mình. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Từng HS chia sẻ trong nhóm thông tin mà mình đã thu thập được về giao thông của địa phương. + Cả nhóm cùng hoàn thành sản phẩm vào giấy A2, khuyến khích các nhóm có tranh ảnh minh họa và sáng tạo trong cách trình bày sản phẩm. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả trước lớp. - GV mời HS khác nhận xé, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm, tuyên dương những nhóm trình bày sáng tạo. - GV chia sẻ những thuận lợi, khó khăn về việc đi lại ở địa phương: thuận lợi (đường đẹp, rộng, nhiều làn), khó khăn (nhiều phương tiện tham gia giao thông, giờ tan tầm thường xảy ra hiện tượng ùn tắc,...) | - HS trả lời: xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay, xe buýt, xe khách,.... - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Tên các loại đường giao thông trong các hình: đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt. + Tên các loại đường giao thông khác mà em biết: đường sống, đường biển, đường cao tốc,... - HS thảo luận, trao đổi. - HS trình bày. - HS lắng nghe, tiếp thu. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Đường và phương tiện giao thông (tiết 2) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Một số phương tiện giao thông a. Mục tiêu: - Kể được tên một số phương tiện giao thông. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về phương tiện giao thông. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 9 SGK trang 43 và trả lời câu hỏi: + Nói tên các loại phương tiện giao thông có trong các hình? + Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Kể tên một số phương tiện giao thông người dân ở địa phương thường đi lại? Chúng có tiện ích gì? + Em thích đi bằng phương tiện giao thông nào? Vì sao? - GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về các phương tiện giao thông khác: khinh khí cầu, tàu điện ngầm. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thu thập thông tin a. Mục tiêu: Thu thập được một số thông tin về phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Từng cá nhân chia sẻ thông tin mà mình đã thu thập được về phương tiện giao thông và tiện ích của chúng trong nhóm. + Cả nhóm cùng hoàn thành sản phẩm và khuyến khích các nhóm có tranh ảnh minh họa (có thể trình bày theo từng nhóm: nhóm theo đường giao thông hoặc nhóm theo đặc điểm, tiện ích). Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm và tuyên dương nhóm có cách trình bày sáng tạo. Bước 3: Chơi trò chơi “Đố bạn” - GV hướng dẫn từng cặp HS chơi trò chơi: Một HS nói đặc điểm, một HS đoán tên phương tiện giao thông. - GV gọi một số cặp HS lên chơi trước lớp. Những HS còn lại nhận xét và hoàn thiện cách chơi. | - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Tên các loại phương tiện giao thông có trong các hình: ô tô, tàu thủy, máy bay, xe máy, tàu hỏa, xe đạp, thuyền, xích lô. + Phương tiện đó đi trên giao thông: đường bộ (ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô), đường thủy (tàu thủy, thuyền), đường hàng không (máy bay), đường sắt (tàu hỏa). - HS trả lời: + Ở địa phương em người dân đi lại bằng những phương tiện giao thông: ô tô, xe gắn máy, xe đạp. Chúng có tiện ích: đi lại thuận tiện, ít tốn kém thời gian. + Em thích đi bằng phương tiện giao thông: xe đạp vì bảo vệ môi trường. - HS trao đổi, làm việc theo nhóm. - HS trình bày: + Máy bay: nhanh, ít tốn kém thời gian. + Tàu thủy: di chuyển khá nhanh. + Xe đạp: bảo vệ môi trường. + Ô tô: thuận đi lại mọi thời tiết và ít tốn kém thời gian. - HS chơi trò chơi: A: Phương tiện giao thông nào có hai bánh, không gây ô nhiễm môi trường? B: Đó là xe đạp. |
TIẾT 3 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Đường và phương tiện giao thông (tiết 3) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Một số loại biển báo giao thông a. Mục tiêu: Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn; biển báo cấm; biển báo nguy hiểm) qua hình ảnh. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các hình từ Hình 1 đến Hình 6 SGK trang 45 và trả lời câu hỏi: + Có những loại biển báo giao thông nào? Kể tên các loại biển báo giao thông theo từng loại. + Tìm điểm giống nhau của các biển báo trong mỗi loại biển báo giao thông. + Kể tên những biển báo giao thông khác thuộc ba loại mà em biết. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện sản phẩm của các nhóm. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 6: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: - Biết xử lí tình huống để đảm bảo an toàn giao thông. - Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Từng cá nhân chia sẻ cách xử lí tình huống trong hai tình huống SGK trang 46. + Cả nhóm cùng phân công đóng vai và xử lí tình huống. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số nhóm đóng vai thể hiện cách xử lí của nhóm trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện phần đóng vai xử lí tình huống của cả nhóm. | - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: - Có những loại biển báo giao thông: Biển báo chỉ dẫn (đường người đi bộ sang ngang, bến xe buýt), biển báo cấm (cấm người đi bộ, cấm ô tô), biển báo nguy hiểm (giao nhau với đường sắt có rào chắn, đá lở). - Điểm giống nhau của các biển báo trong mỗi loại biển báo giao thông: + Biển báo chỉ dẫn có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. + Biển báo cấm: có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. + Biển báo nguy hiểm: có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen. - Những biển báo giao thông khác thuộc ba loại mà em biết: biển báo cấm đi ngược chiều và dừng lại; biển báo chỉ dẫn đường ưu tiên; biển báo cảnh báo đi chậm. - HS quan sát tranh, đóng vai và xử lí tình huống. - HS trình bày: + Tình huống 1: Ban nữ: Mình chạy sang đường nhanh đi. Bạn nam: Bạn ơi, không nên chạy sang đường khi tàu hòa sắp đến, rất nguy hiểm. + Tình huống 2: Anh: Anh em mình đi đường này cho kịp giờ học nhé! Em: Chúng ta không được đi vào đường ngược chiều, rất nguy hiểm, sẽ bị xe đi đối diện đâm vào. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (ví dụ: xe máy, xe buýt, thuyền).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông.
Vẽ, viết khẩu hiệu hoặc sưu tầm tranh ảnh về an toàn khi đi phương tiện giao thông.
3. Phẩm chất
- Chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông.
- Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Mũ bảo hiểm xe máy.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||
TIẾT 1 | |||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 SGK trang 47 và trả lời câu hỏi: Trong các hình dưới đây, những hành động nào không đảm bảo an toàn giao thông? Vì sao? - GV dẫn dắt vấn đề: Chúng ta vừa được quan sát một số hình ảnh về hành động đảm bảo và không đảm bảo an toàn giao thông. Vậy trong cuộc sống hằng ngày, các em đã biết làm thế nào để an toàn khi ngồi sau xe máy, khi đi xe, an toàn khi đi thuyền chưa? Chúng ta sẽ có câu trả lời khi học xong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 9: An toàn khi đi trên phương tiện giao thông. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 1: Thực hành đội mũ bảo hiểm a. Mục tiêu: - Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về các bước đội mũ bảo hiểm. - Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách để đảm bảo an toàn. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV yêu cầu HS: + Quan sát các Hình 1, 2, 3 SGK trang 48 và nêu các bước đội mũ bảo hiểm đúng cách. + Thực hành đội mũ bảo hiểm đúng cách theo 3 bước trong SGK. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời 1 số lên bảng vừa nói vừa thực hành đội mũ bảo hiểm trước lớp. - Gv hướng dẫn các HS khác theo dõi và nhận xét phần thực hành của các bạn. - GV tuyên dương HS thực hành đúng và nói lưu loát, chính xác các bước đội mũ bảo hiểm. III. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Quy định khi ngồi sau xe máy a. Mục tiêu: - Nêu được một số quy định khi ngồi sau xe máy. - Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về quy định khi ngồi sau xe máy. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 SGK trang 48 và trả lời câu hỏi: + Dựa vào các hình và thông tin, nêu một số quy định khi ngồi sau xe máy. + Em cần thay đổi thói quen nào khi ngồi sau xe máy để đảm bảo an toàn? Vì sao? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. | - HS trả lời: Trong các hình dưới này, những hành động không đảm bảo an toàn giao thông: + Hình 1: Đèo hai người đi xe đạp. + Hình 2: Vừa ngồi một bên, vừa cầm ô khi ngồi sau xe đạp.
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi và thực hành đội mũ bảo hiểm đúng cách. - HS vừa nói vừa thực hành đội mũ bảo hiểm trước lớp: + Bước 1: mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày. + Bước 2: Chỉnh khóa bên của dây mũ sao cho dây quai mũ nằm sát phía dưới tai. + Bước 3: Cài khóa ở phía dưới cằm và chỉnh quai mũ sao cho có thể đặt vừa hai ngón tay giữa cằm và quai mũ. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Một số quy định khi ngồi sau xe máy: Đội mũ bảo hiểm đúng cách trước khi lên xe; ngồi ngay ngắn, hai tay bám chắc vào ngang hông người lái xe, hai chân đặt lên chỗ để chân; trước khi xuống xe phải quan sát xung quanh. + Em cần thay đổi thói quen phải quan sát khi xuống xe. Vì như vậy sẽ tránh được phần nào xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, đồng thời đảm bảo được an toàn cho bản thân và người khác. | ||||||||||
TIẾT 2 | |||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài An toàn khi đi trên phương tiện giao thông (tiết 2) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Quy định khi đi xe buýt và đi thuyền a. Mục tiêu: - Nêu được một số quy định khi đi xe buýt và đi thuyền. - Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về quy định khi đi xe buýt và khi đi thuyền. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS: + Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 49 và trả lời câu hỏi: Dựa vào các hình và thông tin dưới đây, nêu một số quy định khi đi xe buýt. - Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 SGK trang 50 và trả lời câu hỏi: Dựa vào các hình và thông tin dưới đây, nêu một số quy định khi đi thuyền. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Thảo luận về cách đi xe buýt và đi thuyền a. Mục tiêu: Biết cách chia sẻ với người xung quanh về quy định khi đi xe buýt và đi thuyền. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu: HS thảo luận và nói cho nhau nghe: + Về cách đi xe buýt để đảm bảo an toàn. + Về cách đi thuyền để đảm bảo an toàn. + Em đã thực hiện đúng và chưa đúng quy định nào khi đi xe buýt hoặc khi đu thuyền. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. | - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Một số quy định khi đi xe buýt: chờ xe ở bến hoặc điểm dừng xe, không đứng sát mép đường; ngồi vào ghế, nếu phải đứng thì vịn vào cột đỡ hoặc móc vịn; lên và xuống xe khi xe đã dừng hẳn, đi theo thứ tự, không chen lấn, xô đẩy. + Một số quy định khi đi thuyền: mặc áo phao đúng cách trước khi lên thuyền; ngồi cân bằng hai bên thuyền, ngồi yên không đứng, không cho tay, cho chân xuống nước; lên và xuống thuyền khi thuyền đã được neo chắc chắn. - HS thảo luận theo nhóm. - HS trình bày. | ||||||||||
TIẾT 3 | |||||||||||
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài An toàn khi đi trên phương tiện giao thông (tiết 3) II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 5: Tự đánh giá khi đi trên phương tiện giao thông a. Mục tiêu: HS tự đánh giá khi đi trên phương tiện giao thông b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em thường được đi trên phương tiện giao thông nào? Hãy tự nhận xét về việc em thực hiện các quy định khi đi trên phương tiện giao thông đó. - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập: + Khoanh tròn vào chữ cái trước phương tiện giao thông em thường được đi. + Tô màu vào ☺ nếu em thường xuyên thực hiện đúng; ☹ nếu em thỉnh thoảng thực hiện đúng, ☹ ☹ nếu em hiếm khi thực hiện đúng các quy định khi đi trên phương tiện giao thông.
Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV nhắc nhở HS: Phải thực hiện đúng các quy định khi đi trên phương tiện giao thông để đảm bảo an toàn. Hoạt động 6: Vẽ, viết khẩu hiệu về an toàn khi đi trên phương tiện giao thông a. Mục tiêu: HS vẽ, viết khẩu hiệu về an toàn khi đi trên phương tiện giao thông b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV hướng dẫn HS: +Các nhóm chọn một phương tiện giao thông và thảo luận ý tưởng để vẽ, viết khẩu hiệu về an toàn khi đi trên phương tiện giao thông đó. + Cả nhóm cùng tham gia để tạo ra sản phẩm chung của cả nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời một số HS trình bày trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV bổ sung, hoàn thiện sản phẩm của các nhóm. - GV yêu cầu HS: Chia sẻ sản phẩm với người thân hoặc những người xung quanh. - GV hướng HS đến thông điệp: Em nhớ nhắc nhở bản thân và mọi người cùng thực hiện quy định khi đi trên các phương tiện giao thông. | - HS điền vào Phiếu học tập. - HS trình bày. - HS làm việc theo nhóm. - HS trình bày: Một số khẩu hiệu về an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông + Để tránh chấn thương sọ não. Hãy đội Mũ bảo hiểm! + Hãy đội mũ bảo hiểm trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn! + Chấp hành luật lệ giao thông là bảo vệ mình và mọi người. + Văn hoá giao thông ? Hãy không lơ là! + Ùn tắc giao thông - Vấn nạn từ ý thức. + Em vui đến trường, bố đi đúng đường, mẹ dừng đúng vạch. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Kể tên được một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày.
- Nêu được cách mua, bán hàng hóa trong cửa hàng, chợ, siêu thị, hoặc trung tâm thương mại.
- Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về hoạt động mua, bán hàng hóa.
Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa.
3. Phẩm chất
- Biết lựa chọn hàng hóa phù hợp về cả giá cả và chất lượng.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
- Vở Bài tập Tự nhiện và Xã hội 2.
- Bộ thẻ chữ (mỗi nhóm một bộ).
- Các thẻ tiền và túi vải.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV yêu cầu HS đặt và trả lời câu hỏi: Bạn có thích đi chợ hay siêu thị không? Vì sao? - GV dẫn dắt vấn đề: Có lẽ tất cả các em đều được theo bố mẹ đi chợ hoặc tới siêu thị. Các em có cảm thấy thích thú và hào hứng vì hàng hóa đa dạng, phong phú ở đó không? Và, các em có biết về hoạt động mua, bán hàng hóa ở chợ, ở siêu thị diễn ra như thế nào không? Chúng ta sẽ đi tìm lời giải đáp trong bài học ngày hôm nay - Bài 10: Mua, bán hàng hóa. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hoạt động mua, bán hàng hóa ở chợ a. Mục tiêu: - Nêu được cách mua, bán hàng hóa ở chợ. - Biết cách quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa ở chợ. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát Hình SGK trang 52, 53 và trả lời câu hỏi: + Kể tên một số hàng hóa được bán ở chợ? + Nêu cách mua, bán hàng hóa ở chợ? - GV hướng dẫn HS dựa vào các bóng nói của các nhân vật trong hình để trả lời. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số cặp trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện câu trả lời. II. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 2: Liên hệ thực tế a. Mục tiêu: Giới thiệu được hàng hóa gia đình thường mua ở chợ. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV hướng dẫn từng HS trong nhóm sẽ trả lời câu hỏi: + Kể tên chợ mà gia đình em thường mua hàng? + Gia đình em thường mua hàng gì ở chợ? - GV khuyến khích HS giới thiệu có ảnh minh họa về chợ. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại đặt câu hỏi và nhận xét phần giới thiệu của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS, tuyên dương nhóm trình bày hấp dẫn và có hình ảnh minh họa. - GV giới thiệu thêm cho HS về một số chợ đặc sắc ở Việt Nam: + Chợ phiên vùng cao: mang nét đẹp văn hóa không thể nào trộn lẫn và cũng là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Chợ phiên vùng cao không chỉ là nơi trao đổi mua bán hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, vui chơi, sinh hoạt văn hóa của người dân trên địa bàn và cũng là nơi cất giữ cả một kho tàng văn hóa ẩm thực, trang phục… vô cùng thú vị. + Chợ nổi: một loại hình chợ thường xuất hiện tại vùng sông nước được coi là tuyến giao thông chính. Nơi cả người bán và người mua đều dùng ghe/thuyền làm phương tiện vận tải và di chuyển. Địa điểm có chợ nổi thường tại các khúc sông không rộng quá mà cũng không hẹp quá. | - HS trả lời. - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời: + Kể tên một số hàng hóa được bán ở chợ: rau, củ, quả, thịt, cá, gà,... + Cách mua, bán hàng hóa ở chợ: hỏi giá hàng, lựa chọn hàng hóa, mặc cả/trả giá, trả tiền cho người bán hàng. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Mua, bán hàng hóa (tiết 2) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Khám phá về hoạt động mua, bán hàng hóa ở siêu thị a. Mục tiêu: - Nêu được cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị. - Biết quan sát, trình bày ý kiến của mình về hoạt động mua, bán hàng hóa ở siêu thị. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát hình SGK trang 54, 55 và trả lời câu hỏi: + Các quầy trong hình bán gì? + Nêu cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 4: Liên hệ thực tế a. Mục tiêu: Giới thiệu được hàng hóa gia đình thường mua ở siêu thị. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu từng HS trong nhóm trả lời câu hỏi: + Kể tên siêu thị gia đình em thường mua hàng? + Gia đình em thường mua gì ở siêu thị? - GV khuyến khích HS giới thiệu có ảnh minh họa siêu thị. Bước 2: Làm việc cả nhóm - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. - GV giới thiệu thêm cho HS về trung thâm thương mại: + Trung tâm thương mại bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê,...được bố trí, tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; có các phương thức phụ văn minh, thuận tiện. + Quy mô của trung tâm thương mại to hơn siêu thị. Siêu thị chỉ bao gồm các cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp, không bao gồm: các cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp,... | - HS quan sát hình, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Các quầy trong hình bán: quần áo, túi xách; bánh mì, sữa; các loại trái cây; các loại thịt; chất tẩy rửa;.... + Cách mua, bán hàng hóa ở siêu thị: lựa chọn hàng hóa; xem giá, hạn sử dụng; trả tiền tại quầy thanh toán; kiểm tra hóa đơn thanh toán. - HS thảo luận, trả lời câu hỏi. - HS trả lời. |
TIẾT 3 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Mua, bán hàng hóa (tiết 3) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 5: Những việc làm khi mua hàng hóa a. Mục tiêu: Nêu được thứ tự các việc làm khi mua hàng hóa ở siêu thị. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV chia lớp thành các nhóm 6. Mỗi nhóm được phát bộ thẻ gồm sáu thẻ chữ như ở SGk trang 56: - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm chẵn: Lựa chọn và sắp xếp thứ tự các việc làm khi mua hàng ở chợ. + Nhóm lẻ: Lựa chọn và sắp xếp thứ tự các việc làm khi mua hàng ở siêu thị. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 6: So sánh việc mua hàng ở chợ và siêu thị a. Mục tiêu: - Nhận ra điểm khác nhau giữa mua hàng ở chợ và siệu thị. - Nêu được lí do vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: + Mua hàng ở chợ và mua hàng ở siêu thị khác nhau như thế nào? + Theo em, vì sao phải lựa chọn hàng hóa trước khi mua hàng? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. | - HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Thứ tự các việc làm khi mua hàng ở chợ: thẻ 3, 6, 2, 1. + Thứ tự các việc làm khi mua hàng ở siêu thị: Thẻ 3, 6, 4, 5. - HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Mua hàng ở siêu thị khác ở chợ là không phải trả giá hàng hóa cần mua và phải trả tiền ở quầy thanh toán. + Phải lựa chọn hàng hóa có chất lượng trước khi mua để chọn được hàng hóa có chất lượng, theo nhu cầu và phù hợp với số tiền của mình. |
TIẾT 4 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Mua, bán hàng hóa (tiết 4) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 7: Những việc làm khi mua hàng hóa a. Mục tiêu: Kể được tên một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS quan sát các Hình 1, 2, 3 SGK trang 57 và trả lời câu hỏi: + Nói tên một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày trong mỗi hình. + Kể thêm những hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG Hoạt động 8: Tập mua, bán hàng hóa a. Mục tiêu: Thực hành lựa chọn hàng hóa phù hợp về giá cả và chất lượng. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Mỗi nhóm được phát một số thẻ tiền và túi vải. + Thành viên trong nhóm đóng vai người mua hàng để đến các quầy hàng, đọc bảng giá tiền, sau đó chọn và mua một số mặt hàng (quầy sách vở: vở, sách, truyện; quầy đồ chơi: siêu nhân, búp bê; quầy kem). Bước 2: Làm việc cả lớp - GV yêu cầu HS: + Mỗi nhóm giới thiệu hàng hóa nhóm đã mua. + Các bạn nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét việc lựa chọn và mua hàng của nhóm bạn. - GV bình luận và hoàn thiện phần thực hành mua, bán hàng hóa của các nhóm. - GV hướng HS đến thông điệp: Không nên sử dụng túi ni-lông khi đi mua hàng để góp phần bảo vệ môi trường. | - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trả lời: + Nói tên một số hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày trong mỗi hình: lương thực, thịt, rau củ quả; nước xả vải, dầu gội đầu, giấy ăn,..; quần, áo, mũ, tất, dép,... + Kể thêm những hàng hóa cần thiết cho cuộc sống hằng ngày: đồ uống (sữa, nước khoáng,..); đồ gia dụng (quạt, ti vi,...). - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. - HS giới thiệu hàng hóa đã mua. |
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Hệ thống nội dung đã học về chủ đề Cộng đồng địa phương: hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
Củng cố kĩ năng đặt câu hỏi, quan sát, trình bày và tranh luận bảo vệ ý kiến của mình.
3. Phẩm chất
- Xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Các hình trong SGK.
b. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tự nhiên và Xã hội 2.
- Tranh ảnh về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán ở địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương (tiết 1) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Giới thiệu về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán hàng hóa ở địa phương em a. Mục tiêu: - Hệ thông được nội dung đã học về hoạt động giao thông và hoạt động mua, bán. - Biết trình bày ý kiến của mình trong nhóm và trước lớp. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS làm các câu 1, 2 của bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương vào Vở bài tập. Bước 2: Làm việc nhóm 6 - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm và thống nhất cách trình bày theo sơ đồ gợi ý ở SGK trang 59. - GV khuyến khích các nhóm trình bày có hình ảnh minh họa. Bước 3: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV yêu cầu các HS còn lại nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. | - HS làm bài vào Vở bài tập. - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi theo sơ đồ gợi ý. - HS trình bày. |
TIẾT 2 | |
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Cộng đồng địa phương (tiết 2) II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Thử tài tranh luận” a. Mục tiêu: Bước đầu lập luận được những ưu điểm của việc mua hàng hóa ở chợ hoặc siêu thị. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 6 - GV hướng dẫn HS: Mỗi nhóm chọn thích mua sắm ở chợ hoặc siêu thị và tìm những lí do tại sao nhóm lại thích mua hàng ở đó. Ví dụ: + Tôi thích mua sắm ở chợ vì thực phẩm ở chợ vừa rẻ vừa tươi. + Tôi thích mua sắm ở siêu thị vì đến siêu thị có thể mua được nhiều thứ. Bước 2: Làm việc cả lớp - GV gọi hai nhóm lên bảng: một nhóm thích mua sắm ở chợ và một nhóm thích mua sắm ở siêu thị. - GV hướng dẫn HS: hai nhóm tranh luận, lần lượt đưa ra lí do vì sao thích mua sắm ở chợ và siêu thị. - GV yêu cầu các HS khác theo dõi, cổ vũ và nhận xét phần tranh luận của hai nhóm chơi. - GV hoàn thiện phần tranh luận của hai nhóm và cùng cả lớp bình chọn cho nhóm có lập luận thuyết phục hơn. Hoạt động 3: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: Xử lí tình huống để đảm bảo an toàn khi đi trên các phương tiện giao thông. b. Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc nhóm 4 - GV yêu cầu các nhóm quan sát các tình huống 1 và 2, thảo luận, trả lời câu hỏi: Em sẽ khuyên các bạn điều gì trong từng tình huống? Vì sao? Bước 2: Làm việc cả lớp - GV mời đại diện một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp. - HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của các bạn. - GV hoàn thiện phần trình bày của HS. | - HS lắng nghe, thực hiện. - HS chơi trò chơi “Thử tài tranh luận”. - HS quan sát hình, trả lời câu hỏi. - HS trình bày: + Tình huống 1: Em sẽ khuyên bạn không nên đưa đồ khi xe buýt đang chạy, đợi xe buýt dừng hẳn để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. - Tình huống 2: Em sẽ khuyên các bạn phải ngồi ngay ngắn và nghiêm túc để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người, tránh va cham và tai nạn giao thông. |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới