Giáo án tiếng việt 2 sách cánh diều học kỳ 1 rất hay

Giáo án tiếng việt 2 sách cánh diều học kỳ 1 rất hay

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 2 sách cánh diều học kỳ 1 rất hay

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác (bước đầu biết cùng bạn thảo luận nhóm), năng lực tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập – tìm từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.

 Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian.

+ Năng lực văn học:

 Nhận diện được bài văn xuôi.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân: yêu lao động, ham học, không lãng phí thời gian.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ (biết giá trị của lao động; tìm thấy niềm vui trong lao động, học tập).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- 30 thẻ từ và các ô từ ngữ để tổ chức 2 nhóm trò chơi xếp khách vào đúng toa (BT 1 – Luyện tập).

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS mở SGK Tiếng Việt 2 trang 4, 5, quan sát các bức tranh.

- GV giới thiệu chủ đề mở đầu sách: Em là búp măng non nói về các bạn thiếu nhi – những măng non, tương lai của đất nước đang hớn hở tới trường. Bài học mở đầu Cuộc sống quanh em nói về thế giới xung quanh các con thật đẹp, thật vui, mọi người, mọi vật đều làm công việc của mình.

- GV mời 1 HS đọc to, rõ YC của BT Chia sẻ; giao nhiệm vụ cho cả lớp: Quan sát bức tranh miêu tả cuộc sống xung quanh các em, thảo luận nhóm đôi, trả lời các CH. GV theo dõi, giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV tổ chức cho vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.

- GV chốt đáp án:

+ Câu 1: Đây là những ai, những vật gì, con gì?

Trả lời: Đây là trường học – các bác nông dân – 2 HS vui vẻ đi học – 1 con trâu to béo – cây dừa xanh tốt – đèn đường – chủ thợ xây đang xây một bức tường – cây chuối tốt tươi – xe tắc xi đi trên đường – 1 con mèo lông vàng xinh xắn – cây hoa cúc vàng.

+ Câu 2: Mỗi người trong tranh làm việc gì?

Trả lời: Bác nông dân ôm một bó lúa, mấy bác đang gặt lúa trên đồng. / Hai HS đang tới trưởng. / Chú thợ xây đang xây một bức tường.

+ Câu 3: Mỗi vật, mỗi con vật trong tranh có ích gì?

Trả lời: Con trâu giúp người cày ruộng. / Con mèo giúp bắt chuột. / Đèn đường chiếu sáng đường phố. / Cây dừa cho trái ngọt. Cây chuối cho quả thơm ngon. / Xe tắc xi chở khách. Cây cúc nở hoa, tô điểm cho cuộc sống thêm tươi đẹp.

BÀI ĐỌC 1: LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI (60 phút)

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nói lời dẫn để tới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm: Các em thấy đấy, mỗi người một công một việc để xây dựng nên cuộc sống này. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài đọc Làm việc thật là vui.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Làm việc thật là vui: Giọng đọc vui, hào hứng, nhịp hơi nhanh; kết hợp giải nghĩa từ ngữ khó: sắc xuân, rục rỡ, tưng bừng, đỡ.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. Khi theo dõi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thể đọc cho HS nhắc nhở các em cần nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp. VD, ngắt nghỉ đúng ở câu: Con tu hú kêu / tu hú, tu hú. Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ, / ngày xuân thêm tưng bừng. ...

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong nhóm.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, bình chọn.

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài với giọng vừa phải, không đọc quá to.

+ GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 3 CH.

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời CH tìm hiểu bài bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi phỏng vấn: Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia. Người tham gia nói to, rõ, tự tin. Cặp chơi đầu tiên (nhóm 1, nhóm 2): Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

+ Câu 1: HS 1 hỏi, HS 2 trả lời.

+ Câu 2: HS 2 hỏi, HS 1 trả lời

+ Câu 3: HS 1 hỏi, HS 2 trả lời. Sau đó đổi ngược lại, HS 2 hỏi, HS 1 trả lời.

- GV chốt: Xung quanh các em, mọi vật, mọi người đều làm việc. Làm việc mang lại lợi ích cho gia đình, cho xã hội. Làm việc tuy vất vả, bận rộn nhưng công việc mang lại cho ta niềm hạnh phúc, niềm vui rất lớn.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Nhận diện từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, con vật, thời gian). Tìm thêm được các từ ngữ ở ngoài bài chỉ người, vật, con vật, thời gian.

Cách tiến hành:

4.1. BT 1 (Trò chơi xếp hành khách vào toa tàu)

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1. Cả lớp nghe bạn đọc, quan sát tranh minh hoạ 3 HS cầm 3 tấm biển, mỗi tấm biển đều ghi từ ngữ trên đó.

- GV chỉ từng tấm biển cho HS cả lớp đọc 15 từ ngữ, sau đó chỉ từng toa tàu cho HS đọc tên mỗi toa: Toa chở Người – Toa chở Vật – Toa chở Con vật – Toa chở Thời gian.

- GV giải thích cách chơi: 3 tấm biển to ghi tên 15 hành khách. Cần xếp mỗi hành khách vào đúng toa. Đưa người vào toa chở Người, đưa vật vào toa chở Vật, đưa con vật vào toa chở Con vật, đưa thời gian vào toa chở Thời gian.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức chơi trò chơi xếp nhanh 15 hành khác vào 4 toa tàu phù hợp lên bảng.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án:

+ Toa chở Người: em, mẹ.

+ Toa chở Vật: đồng hồ, hoa, nhà, rau, trời, (quả) vải.

+ Toa chở Con vật: Gà, tu hú, chim, sâu.

+ Toa chở Thời gian: ngày, giờ, phút.

- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh các từ đã xếp vào các toa.

4.2. BT 2 (Tìm thêm ngoài bài đọc các từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian)

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc thầm theo.

- GV lưu ý HS cần tìm những từ ngữ đó ở bên ngoài bài đọc.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả.

- GV chốt lại: Những từ các em vừa tìm ở trên là từ chỉ sự vật. GV viết bảng: Các từ chỉ người, vật, con vật, thời gian,... gọi chung là từ chỉ sự vật.

- GV mời một vài HS nhắc lại.

5. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 tổ HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn của bài.

- GV tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật: Một vài HS mở lần lượt các ở cửa có YC đọc lại một đoạn văn bất kì hoặc những câu văn mình yêu thích. Có ô cửa may mắn viết lời chúc hoặc tặng tràng vỗ tay.

- GV mời 1 HS phát biểu: Sau tiết học em biết thêm được điều gì? Em biết làm gì?

- GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương những HS học tốt.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tập đọc Mỗi người một việc.

- HS mở SGK Tiếng Việt 2 trang 4, 5, quan sát các bức tranh.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to, rõ YC của BT. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp tiếp nhận nhiệm vụ GV đặt ra.

- Một vài nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.

- HS nghe GV chốt đáp án.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo yêu cầu của GV:

+ 1 HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt các em bên cạnh đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ HS làm việc nhóm đôi.

+ HS thi đọc nối tiếp 2 đoạn trước lớp theo cặp. Cả lớp bình chọn.

+ Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

+ 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ 3 CH:

+ Câu 1: Mỗi vật, con vật được nói trong bài đọc làm việc gì?

+ Câu 2: Bé bận rộn như thế nào?

+ Câu 3: Vì sao bé bận rộn mà lúc nào cũng vui? Chọn ý em thích:

a) Vì bé làm việc có ích.

b) Vì bé yêu những việc mình làm.

c) Vì bé được làm việc như mọi vật, mọi người.

- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- HS thực hiện trò chơi, trả lời CH:

+ Câu 1: Đồng hồ tích tắc báo phút, báo giờ. Gà trống gáy vang báo trời sáng. Tu hú kêu báo sắp tới mùa vải chín. Chim bắt sâu bảo vệ mùa màng. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ, ngày xuân thêm tưng bừng.

+ Câu 2: Bé làm bài, bé đi học, bé quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.

+ Câu 3: HS trả lời theo ý thích.

- 1 HS YC của BT 1. Cả lớp nghe bạn đọc, quan sát tranh minh hoạ.

- HS quan sát, đọc theo GV.

- HS lắng nghe GV giải thích.

- Cả lớp chơi trò chơi.

- Cả lớp và GV cùng nhận xét bài làm, thống nhất đáp án.

- Cả lớp đọc đồng thanh các từ đã xếp vào các toa.

- 1 HS đọc YC của BT 2, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lưu ý.

- HS làm bài vào VBT, báo cáo kết quả. VD:

+ Từ chỉ người: ông, bà, chị, thầy giáo, cô giáo,...

+ Từ chỉ vật: bút, phấn, thước, cặp tóc, áo quần, lê, ổi...

+ Từ chỉ con vật: mèo, chó, voi, bò, ngan,...

+ Từ ngữ chỉ thời gian: mùa màng, giây, tuần, tháng, tiết học, Giáng sinh, Tết, năm mới, xuân, hạ, thu, đông...

- HS lắng nghe, quan sát.

- Một vài HS nhắc lại.

- 2 tổ HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn của bài.

- HS chơi trò chơi Ô cửa bí mật.

- 1 HS phát biểu. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị cho tiết Tập đọc sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Chép lại chính xác bài thơ Đôi bàn tay bé (40 chữ). Qua bài chép, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

 Nhớ quy tắc chính tả c / k. Làm đúng BT điền chữ c hoặc k vào chỗ trống.

 Viết đúng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái theo tên chữ. Thuộc lòng tên 9 chữ cái.

 Biết viết chữ cái A viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Ánh nắng ngập tràn biển rộng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong bài chính tả.

3. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3).

- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ A.

- Mẫu chữ cái A viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. MỞ ĐẦU

Mục tiêu: Củng cố nền nếp học tập, rèn luyện tính cẩn thận, kiên nhẫn khi làm BT.

Cách tiến hành:

- GV nhắc một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của tiết luyện viết chính tả, viết chữ, việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết học (vở, bút, bảng,...).

- GV nhắc nhở HS cần cẩn thận, kiên nhẫn khi làm BT.

B. DẠY BÀI MỚI

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu mục đích và yêu cầu của bài học (như trong phần Mục tiêu yêu cầu cần đạt).

Hoạt động 2: Tập chép

Mục tiêu: Chép lại chính xác bài thơ Đôi bàn tay bé (40 chữ). Qua bài chép, hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ, chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

Cách tiến hành:

- GV đọc trên bảng bài thơ HS cần tập chép: Đôi bàn tay bé; yêu cầu cả lớp nhìn lên bảng, đọc thầm theo.

- GV mời một số HS đọc lại bài thơ trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS nhận xét bài thơ:

+ Bài thơ nói điều gì?

+ Tên bài được viết ở vị trí nào?

+ Bài có mấy dòng thơ? Mỗi dòng có mấy tiếng? Chữ đầu câu viết như thế nào?

- GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án, hướng dẫn HS chuẩn bị viết.

- GV nhắc HS chú ý chép đúng những từ ngữ khó: bàn tay, bé xíu, siêng năng, xâu kim, nhanh nhẹn,...

- GV yêu cầu HS nhìn mẫu chữ trong vở Luyện viết 2, tập một, chép vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.

- GV yêu cầu HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

- GV nhận xét, đánh giá 5 – 7 bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày; yêu cầu cả lớp lắng nghe, tự sửa bài của mình.

Hoạt động 3: Điền chữ c hoặc k

Mục tiêu: Nhớ quy tắc chính tả c/ k. Làm đúng BT điền chữ c hoặc k vào chỗ trống.

Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của BT: Chọn chữ c hoặc k để điền phù hợp với ô trống.

- GV mời 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả của ck. GV chốt: k + e, ê, i; c + a, o, ô, u, ư.

- GV yêu cầu cả lớp làm BT vào vở Luyện viết 2, tập một. GV mời 1 HS lên làm BT trên bảng.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và trình bày bài làm của mình; yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án, yêu cầu HS tự sửa lại bài: cái đồng hồ, con tu hú, tiếng kêu, câu chuyện, kì lạ.

Hoạt động 4: Hoàn chỉnh bảng 9 chữ cái

Mục tiêu: Viết đúng 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái theo tên chữ. Thuộc lòng tên 9 chữ cái.

Cách tiến hành:

- GV mở bảng phụ đã viết bảng chữ cái, nêu yêu cầu: Viết vào vở những chữ cái còn thiêu theo tên chữ.

- GV chỉ cột có 9 tên chữ cái cho cả lớp đọc.

- GV mời 1 HS làm bài trên bảng lớp, yêu cầu các HS còn lại làm bài vào VBT.

- GV sửa bài, chốt đáp án: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.

- GV cho cả lớp đọc thuộc lòng bảng 9 chữ cái tại lớp.

Hoạt động 5: Viết chữ A hoa

Mục tiêu: Biết viết chữ cái A viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Ánh nắng ngập tràn biển rộng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

5.1. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ A hoa gồm mấy nét, cao mấy li?. GV chốt đáo án: Chữ A hoa gồm 3 nét, cao 5 li.

- GV chỉ mẫu chữ, miêu tả: Nét 1 gần giống nét móc ngược (trái) nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiên về bên phải. Nét 2 là nét móc phải. Nét 3 là nét lượn ngang.

- GV hướng dẫn HS cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3 (ĐK 3), viết nét móc ngược (trái) từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở ĐK 6.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải. Dừng bút ở ĐK 2.

+ Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.

- GV viết mẫu chữ A hoa cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.

5.2. Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng

- GV cho HS đọc câu ứng dụng: Ánh nắng ngập tràn biển rộng.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ A hoa (cỡ nhỏ) và h, g, b cao mấy li? Chữ p cao mấy li? Chữ t cao mấy li? Những chữ còn lại (n, ă, â, a, i, ê, ô, r) cao mấy li? GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi, sau đó chốt đáp án.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên A, ă. Dấu nặng đặt dưới â,...

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2, tập một.

- GV đánh giá nhanh 5 – 7 bài. Sau đó nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV nhận xét tiết học.

- GV nhắc nhở HS về tư thế viết, chữ viết, cách giữ vở sạch, đẹp,... yêu cầu những HS vhwa viết xong bài trên lớp về nhà viết tiếp, luyện viết thêm phần bài ở nhà.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp nhìn bảng, đọc thầm theo.

- Một số HS đọc lại bài thơ trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe câu hỏi và trả lời. VD:

+ Bài thơ nói về đôi bàn tay bé siêng năng, chăm chỉ, rất đáng yêu.

+ Tên bài được viết ở giữa trang vở, cách lề khoảng 4 ô li.

+ Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng, chữ đầu câu viết hoa, lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

- Một số HS trả lời câu hỏi. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, lưu ý.

- HS nhìn mẫu chữ trong vở Luyện viết 2, tập một, chép vào vở.

- HS đọc lại bài, tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

- HS lắng nghe, tự sửa bài của mình.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại quy tắc chính tả của ck, lắng nghe GV chốt đáp án.

- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở.

- Một số HS trình bày bài làm của mình và nhận xét bài trên bảng của bạn.

- HS lắng nghe, tự sửa bài vào vở.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc theo GV.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, các HS còn lại làm bài vào VBT.

- HS lắng nghe, sửa vào VBT.

- Cả lớp đọc thuộc lòng 9 chữ cái tại lớp.

- HS quan sát, trả lời câu hỏi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS quan sát, nghe câu hỏi, trả lời: Chữ A hoa (cỡ nhỏ) và h, g, b cao 2,5 li. Chữ p cao 2 li. Chữ t cao 1,5 li. Những chữ còn lại cao 1 li.

- HS lưu ý.

- HS viết câu ứng dụng vào vở.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe, hoàn thành nhiệm vụ giao vể nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM

BÀI ĐỌC 2: MỖI NGƯỜI MỘT VIỆC

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Rèn cho HS có kĩ năng hợp tác làm việc nhóm để hoàn thành nội dung Luyện tập qua kĩ thuật Khăn trải bàn.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS dễ phát âm sai và viết sai... Ngắt nghỉ đúng giữa các dòng thơ, câu thơ. Tốc độ đọc 60 tiếng / phút.

 Hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH về vật, con vật, loài cây; ích lợi của vật, con vật, loài cây trong bài thơ. Hiểu ý nghĩa của bài: Mọi người, mọi vật đều làm việc. Làm việc có ý nghĩa mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui.

 Nhận biết các từ ngữ chỉ người, vât, con vật, thời gian.

 Nhận biết các từ ngữ trả lời CH Ai?, Con gì?, Cái gì?.

+ Năng lực văn học:

 Nhận diện được bài thơ.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KIỂM TRA BÀI CŨ

Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức đã học.

Cách tiến hành:

- GV kiểm tra 2 HS, mỗi em đọc 1 đoạn của bài Làm việc thật là vui, đặt CH về nội dung đoạn đọc.

B. DẠY BÀI MỚI

1. GV giới thiệu

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Tiếp tục BT đọc tiết trước, bài thơ Mỗi người một việc giúp các em thấy mọi người, mọi đồ vật, con vật xung quanh chúng ta đều làm việc. Làm việc có ý nghĩa mang lại niềm hạnh phúc, niềm vui. Bài học hôm nay còn giúp các em làm quen với kĩ năng hợp tác làm việc cùng bạn bè theo một kĩ thuật mới có tên là Khăn trải bàn.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Mỗi người một việc: giọng đọc vui, nhịp nhàng.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc 2 câu lục bát đầu, sau đó lần lượt từng bạn bên cạnh đọc tiếp các câu lục bát tiếp theo cho đến hết bài. Khi theo dõi HS đọc, GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS; nhắc nhở các em cần nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp. VD: Mỗi người một việc/ vui sao/ Bé ngoan/ làm được việc nào,/ bé ơi?.

+ GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Đọc nối tiếp và đoạn toàn bộ bài cho nhau nghe.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm, mời một số HS đọc cả bài trước lớp. GV và cả lớp bình chọn.

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài với giọng vừa phải, không đọc quá to.

+ GV mời 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 CH trong SGK.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi trong SGK.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: một bạn nhóm này hỏi, một bạn nhóm kia trả lời, sau đó đổi ngược lại.

- GV và cả lớp chốt đáp án:

+ Câu 1: Bài thơ nói đến những đồ vật, con vật và loài cây nào?

Trả lời: Bài thơ nói đến:

Các vật: cái chổi, cây kim, sợi chỉ, quyển vở, đồng hồ, cái rá, hòn than, cánh cửa;

Con vật: con gà;

Loài cây: ngọn mướp.

+ Câu 2: Hãy nói về ích lợi của một đồ vật (hoặc con vật, loài cây) trong bài thơ.

Trả lời: VD: Ích lợi của cái chổi là quét nhà, ích lợi của quyển vở là ghi chép, ích lợi của con gà là báo thức, v.v....

+ Câu 3: Tìm câu hỏi rong bài thơ và trả lời câu hỏi đó.

Trả lời: Bài thơ có 1 CH: Mỗi người một việc vui sao/ Bé ngoan làm được việc nào, bé ơi?. GV gợi ý cho mỗi HS đóng vai bé ngoan, tự trả lời CH. VD: Em có thể quét nhà, giúp bà xâu kim, giúp mẹ nấu cơm,.../ Em chăm sóc đàn gà, vịt, đi chăn trâu,.../ Em chăm chỉ học hành, được thầy cô khen, cha mẹ rất vui lòng,...

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1, 2.

- GV giải thích:

+ Với BT 1, các em hãy xếp mỗi từ ngữ đã cho vào nhóm thích hợp (từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian). GV chỉ từng từ ngữ trong khung cho cả lớp đọc.

+ BT 2 dạy các em tìm từ ngữ trả lời cho các CH Ai?, Con gì?, Cái gì?.

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Trao đổi, hoàn thành 2 BT theo kĩ thuật Khăn trải bàn. GV hướng dẫn HS thực hiện: GV gắn lên bảng lớp sơ đồ Khăn trải bàn, chỉ sơ đồ (4 góc, ứng với 4 HS), giải thích:

+ 4 vị trí ở góc khăn là nơi ghi ý kiến mỗi cá nhân.

+ Vị trí giữa khăn ghi ý kiến thống nhất của cả nhóm.

- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A3 để làm khăn, phát cho mỗi HS 1 trang giấy nhỏ (1 góc khăn).

- GV yêu cầu mỗi HS làm nhanh cả 2 BT trên giấy, rồi gắn đáp án vào 1 góc khăn, sau đó cả nhóm trao đổi, thống nhất đáp án, viết vào giữa khăn (tờ giấy A3) bằng bút dạ.

- GV gọi các nhóm gắn Khăn trải bàn của nhóm mình lên bảng lớp, mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả (to, rõ).

- GV chốt đáp án, khen ngợi những nhóm làm đúng, nhanh:

+ BT 1:

 Người: bà, bé

 Vật: chổi, kim, chỉ, vở, mướp, lá, than, gạo, cửa

 Con vật: gà

 Thời gian: ngày, (buổi) sáng

+ BT 2:

trả lời cho CH Ai?

trả lời cho CH Con gì?

Chổi trả lời cho CH Cái gì?

Kim trả lời cho CH Cái gì?

Gạo trả lời cho CH Cái gì?

5. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài mới.

- 2 HS đọc 1 đoạn của bài Làm việc thật là vui, trả lời CH về nội dung đoạn đọc.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc theo GV:

+ 1 HS đầu bàn đọc 2 câu lục bát đầu, sau đó lần lượt từng bạn bên cạnh đọc tiếp các câu lục bát tiếp theo cho đến hết bài.

+ HS làm việc nhóm đôi.

+ HS thi đọc diễn cảm. GV và cả lớp bình chọn.

+ Cả lóp đọc đồng thanh cả bài.

+ 1 HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 CH trong SGK.

- HS làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi trong SGK.

- HS chơi trò chơi phỏng vấn.

- Cả lớp và GV chốt đáp án.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1, 2.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm lắng nghe GV hướng dẫn, giải thích, thực hiện nhiệm vụ theo kĩ thuật Khăn trải bàn.

- HS nhận giấy.

- Các nhóm hoàn thành BT.

- Các nhóm gắn Khăn trải bàn của nhóm mình lên bảng lớp, báo cáo kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.

- 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, chuẩn bị bài mới ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: CHÀO HỎI, TỰ GIỚI THIỆU

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Bước đầu biết giao tiếp chủ động, tự nhiên, tự tin.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết nói rõ ràng, thành câu khi đóng vai các vật, con vật, loài cây trong bài đã học, tự giới thiệu. Bước đầu biết thực hiện một cuộc giao lưu, trao đổi đơn giản với các bạn HS trong trường: Biết chào hỏi, tự giới thiệu một cách tự tin; biểu diễn một tiết mục đơn giản. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,...

+ Bước đầu viết nói câu giới thiệu, chuẩn bị học tốt cho tiết viết câu giới thiệu theo mẫu Ai là gì?.

+ Lắng nghe và hiểu ý kiến của bạn tham gia trong cuộc giao lưu.

+ Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

3. Phẩm chất

- Thể hiện tình cảm thân ái đối với bạn bè cùng lứa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong tiết Luyện nói hôm nay, các em sẽ thực hành làm các BT tự giới thiệu bản thân bằng cách đóng vai gà trống, quyển vở, đồng hồ, loài cây,... trong bài đã đọc và thực hiện trò chơi giao lưu với các bạn HS trong trường. Qua trò chơi này, các em sẽ làm quen với mẫu câu giới thiệu Ai là gì? (Tôi là ai? Bạn là ai?).

2. Hướng dẫn HS làm BT

2.1. HĐ 1: Đóng vai, tự giới thiệu (BT 1)

Mục tiêu: Biết nói rõ ràng, thành câu khi đóng vai các vật, con vật, loài cây trong bài đã học, tự giới thiệu.

Cách tiến hành:

a) GV giúp HS hiểu YC của BT, làm mẫu

- GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của BT 1 và làm mẫu (Tôi là gà trống...). GV nhắc HS chú ý nói tự nhiên, có thể nói mở rộng, nhiều câu hơn mẫu.

- GV gọi HS khác nhận xét bạn làm mẫu:

+ Bạn nói có rõ ràng, thành câu không?

+ Bạn tự giới thiệu có vui, tự nhiên, lịch sự không?

- GV nhận xét.

b) Thực hành giới thiệu

- GV hướng dẫn HS: Các em hãy dựa vào công dụng, ích lợi của đồ vật để đặt câu.

- GV mời các HS lần lượt giới thiệu trước lớp.

- GV khen ngợi những HS giới thiệu tự nhiên, tự tin, ấn tượng.

2.2. HĐ 2: Thực hành giao lưu (BT 2)

Mục tiêu: Bước đầu biết thực hiện một cuộc giao lưu, trao đổi đơn giản với các bạn HS trong trường: Biết chào hỏi, tự giới thiệu một cách tự tin; biểu diễn một tiết mục đơn giản. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.

Cách tiến hành:

a) Tìm hiểu YC của BT và làm mẫu

- GV nêu yêu cầu của BT 2, hướng dẫn cả lớp quan sát tranh minh họa 2 bạn giao lưu.

- GV mời 1 HS giỏi đọc yêu cầu BT, các gợi ý. GV giải thích tình huống: Từng cặp hoặc từng nhóm HS sẽ được mời lên sân khấu giao lưu. Các em sẽ nói lời chào các bạn thế nào? Tự giới thiệu thế nào (tên, lớp, sở thích, mơ ước)? Có thể biểu diễn 1 tiết mục hát, múa, biểu diễn động tác,... mình thích.

- GV mời 2 HS giỏi: HS 1 (vai Quang Hải) và HS 2 (vai Thanh Lê) thực hành làm mẫu.

- GV và cả lớp vỗ tay cổ vũ khi nghe hai bạn hát, múa, biểu diễn động tác,... nhận xét nhanh cách 2 bạn chào hỏi, tự giới thiệu.

b) GV mời tiếp 2 cặp HS khác thực hành giao lưu, chào hỏi, tự giới thiệu tên, lớp, sở thích, mơ ước của mình,... và biểu diễn một tiết mục bất kì.

c) Thực hành giao lưu giữa 2 nhóm HS

- GV giải thích: Vừa rồi, chỉ có 2 HS giao lưu với nhau. Bây giờ, các em sẽ thực hành giao lưu giữa 2 nhóm (mỗi nhóm 2 HS). Các câu giới thiệu tiếp nối sẽ là: Tôi là... Tôi là... Còn tôi là...

- GV yêu cầu 2 nhóm (đứng 2 bên) đóng vai: Từng HS của nhóm này chào hỏi các bạn nhóm kia, tự giới thiệu (tên, học trường, lớp, sở thích). Sau đó mỗi nhóm biểu diễn 1 tiết mục hoặc 2 nhóm cùng chơi 1 trò chơi dân gian (kéo co, bịt mắt bắt dê,...).

- GV mời thêm một số nhóm thực hiện tương tự.

- GV và các bạn nhận xét các nhóm.

3. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS tự nhận xét về tiết học: Sau tiết học, em biết thêm được điều gì? Em biết làm gì?

- GV khen ngợi, biểu dương HS, nhóm HS thực hiện tốt cuộc giao lưu.

- GV nhắc HS chuẩn bị trước những thông tin cho tiết luyện viết câu giới thiệu bản thân.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc trước lớp YC của BT 1 và làm mẫu.

- HS khác nhận xét bạn làm mẫu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lần lượt đặt câu trước lớp. VD:

+ Tôi là chổi. Tôi luôn giúp cho nhà được sạch sẽ.

+ Tôi là quyển vở. Tôi giúp mọi người ghi chép và ghi nhớ kiến thức.

+ Tôi là mướp. Tôi có rất nhiều ích lợi. Lá, hoa và quả của tôi có thể trở thành món ăn, những quả già lại có thể trở thành đồ rửa bát thân thiện với môi trường.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, quan sát tranh.

- 1 HS giỏi đọc yêu cầu BT, các gợi ý. Cả lớp lắng nghe, đọc thầm theo, nghe GV giải thích.

- 2 HS thực hành làm mẫu.

- 2 HS thực hành làm mẫu. Cả lớp vỗ tay cổ vũ.

- 2 cặp HS khác thực hành.

- HS lắng nghe, thực hành giao lưu giữa 2 nhóm.

- 2 nhóm thực hành trước lớp.

- Một số nhóm thực hiện tương tự trước lớp.

- HS lắng nghe các bạn và GV nhận xét.

- 1 HS tự nhận xét về tiết học. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, về nhà chuẩn bị trước những thông tin cho tiết luyện viết câu giới thiệu bản thân.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP CHÀO HỎI, TỰ GIỚI THIỆU

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết nói, viết thành câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì?. Viết hoa đúng chính tả các tên riêng.

3. Phẩm chất

- Ý thức trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học: Tiết học trước, các em đã học các từ ngữ chỉ người, vật, con vật, thời gian và các từ trả lời CH Ai?, Con gì?, Cái gì?. Tiết học này các em sẽ được làm quen với mẫu câu giới thiệu dạng đơn giản: Ai (con gì, cái gì) là gì?.

2. Hướng dẫn HS làm BT

2.1. HĐ 1: Ghép từ ngữ ở cột A với cột B để tạo thành câu (BT 1)

Mục tiêu: Biết tạo câu hoàn chỉnh.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT 1, mời 1 HS đọc lại YC của bài trước lớp, đọc các vế câu.

- GV yêu cầu HS làm bài trong VBT. Sau đó, GV mời một số HS trình bày bài trước lớp, nói 4 câu giới thiệu.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Bạn Quang Hải – 2) là học sinh lớp 2A.

b) Bút – 1) là một đồ dùng học tập.

c) Chim sâu – 4) là loài chim có ích.

d) Cam – 3) là cây ăn quả.

2.2. HĐ 2: Đặt CH cho từng bộ phận của các câu trên (BT 2)

Mục tiêu: Biết đặt câu hỏi cho từng bộ phận trong câu.

Cách tiến hành:

- GV đưa lên bảng mô hình mẫu câu Ai (con gì, cái gì) là gì? mời cả lớp đọc.

- GV nêu YC của BT 2 và câu mẫu: Đặt CH cho từng bộ phận của một trong các ở BT 1.

a) Mời HS 1 đọc câu mẫu và trả lời lần lượt từng CH:

Ai

là gì (là ai)?

Bạn Quang Hải

là học sinh lớp 2A.

- GV lần lượt đặt các câu hỏi, mời 1 HS trả lời, làm mẫu trước lớp.

+ Bộ phận câu Bạn Quang Hải trả lời cho CH gì? (Đáp án: Bộ phận câu Bạn Quang Hải trả lời cho CH Ai là học sinh lớp 2A?).

+ Bộ phận câu là học sinh lớp 2A trả lời cho CH gì? (Đáp án: Bộ phận câu là học sinh lớp 2A trả lời cho CH Bạn Quang Hải là ai?).

- GV gọi lần lượt 3 HS tiếp theo thực hành với các câu còn lại ở BT 1, sau đó chốt đáp án.

b)

+ Bộ phận câu Bút trả lời cho CH gì? (Đáp án: Bộ phân câu Bút trả lời cho CH Cái gì là một đồ dùng học tập?).

+ Bộ phận câu là một đồ dùng học tập trả lời cho CH gì? (Đáp án: Bộ phận là một đồ dùng học tập trả lời cho câu hỏi Bút là gì?).

c)

+ Bộ phận câu Chim sâu trả lời cho CH gì? (Đáp án: Bộ phận câu Chim sâu trả lời cho CH Con gì là loài chim có ích?).

+ Bộ phận câu là loài chim có ích trả lời cho CH gì? (Đáp án: Bộ phận câu là loài chim có ích trả lời cho CH Chim sâu là gì?).

d)

+ Bộ phận câu Cam trả lời cho CH gì? (Đáp án: Bộ phận Cam trả lời cho CH Cái gì là cây ăn quả?).

+ Bộ phận câu là cây ăn quả trả lời cho CH gì? (Đáp án: Bộ phận là cây ăn quả trả lời cho CH Cam là gì?).

2.3. HĐ 3: Viết lời giới thiệu bản thân, sử dụng mẫu câu Ai là gì? (BT 3)

Mục tiêu: Biết viết lời giới thiệu bản thân, sử dụng mẫu câu Ai là gì?, biết viết hoa đúng chính tả các tên riêng.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc đầy đủ nội dung BT 3, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV nhắc HS chú ý viết các câu giới thiệu, mẫu Ai (con gì, cái gì) là gì?. GV nhắc HS khi viết bài, nhớ viết hoa các tên riêng. GV hỏi HS: Đó là những tên riêng nào? (Tên riêng của HS./ Tên riêng của 1 bạn./ Tên riêng của môn học.).

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV chữa 5 – 7 bài tạo lớp. VD: Tôi là Nguyễn Vân Anh./ Bạn thân nhất của tôi là bạn Thùy Dương./ Môn học tôi yêu thích là môn Tiếng Việt./ Đồ chơi tôi yêu thích là búp bê./ Con vật tôi thích nhất là con mèo.

3. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV nhận xét tiết học, khen những HS học tốt.

- GV nhắc HS chuẩn bị cho tiết Tự đọc sách báo: Đọc mục lục sách – tìm và mang đến lớp 1 quyển sách.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe. 1 HS đọc lại YC của bài, cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài trong VBT. Sau đó một số HS trình bày bài trước lớp, cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe, sửa bài vào vở.

- HS quan sát, đọc theo GV.

- HS lắng nghe.

- 1 HS trả lời, làm mẫu trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- 3 HS tiếp theo thực hành với các câu còn lại ở BT 1. Cả lớp lắng nghe.

- 1 HS đọc đầy đủ nội dung BT 3, cả lớp đọc thầm theo: Viết lời giới thiệu bản thân, sử dụng mẫu câu Ai là gì?.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS đọc kết quả bài làm trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị ở nhà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC MỤC LỤC SÁCH

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Tìm tòi, đọc sách.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp.

 Biết đọc mục lục sách (MLS); hiểu tác dụng của MLS, tìm được văn bản theo MLS.

 Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong 2 tiết học (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2).

+ Năng lực văn học:

 Nhận biết bài văn xuôi, thơ.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân.

3. Phẩm chất

- Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo.

- Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

- Truyện đọc lớp 2 – NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Tiếp tục hình thức rèn luyện từ lớp 1, lên lớp 2, cứ 2 tuần học các em sẽ có 2 tiết Tự đọc sách báo. Trong các tiết học này, các em sẽ mang đến lớp những quyển sách, truyện, thơ, tờ báo yêu thích. Các em sẽ đọc sách tại lớp, chọn đọc một đoạn mà em thích, rồi đọc lại cho các bạn nghe. Tiết học hôm nay cũng giúp các em biết cách đọc MLS.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Tìm hiểu và hoàn thành yêu cầu bài học.

Cách tiến hành:

BT1:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu BT 1.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, YC mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến (có thể là truyện, thơ, sách khoa học, truyện tranh, Truyện đọc lớp 2).

- GV mời một vài HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB.

- GV nhận xét.

BT 2:

- GV nêu YC của BT 2, chiếu lên màn hình hoặc treo lên bảng MLS minh họa trong SGK:

- GV giải nghĩa từ mới: mục lục, tác giả, tác phẩm.

- GV đặt câu hỏi: MLS gồm những cột nào? (Đáp án: STT – Tác giả - Tác phẩm – Trang), mời một số HS trả lời, sau đó chốt đáp án.

- GV chỉ Mục lục cho cả lớp đọc theo TT hàng ngang: STT – Tác giả - Tác phẩm – Trang:

1 // (tác giả) Hà Ân // (tác phẩm) Ông Trạng thả diều // tr. 5.

2 // Vũ Cao // Em bé bên bờ sông Lai Vu // tr. 29.

3 // Đỗ Chu// Hương cô mật// tr. 64. ...

- GV đặt CH, mời một số HS trả lời:

+ Tập truyện này có những truyện nào?

+ Truyện Hương cỏ mật ở trang nào?

+ Truyện Ông Trạng thả diều của tác giả nào?

+ Theo em, MLS dùng để làm gì?

- GV chốt đáp án:

+ Tập truyện này gồm những truyện Ông Trạng thả diều, Con sóng,...

+ Truyện Hương cỏ mật ở trang 64.

+ Truyện Ông Trạng thả diều của tác giả Hà Ân.

+ MLS dùng để tìm hiểu nội dung quyển sách và tìm bài (truyện) em muốn đọc.

BT 3:

- GV mời 1 HS đọc và xác định YC BT 3.

- GV yêu cầu HS thực hiện BT.

- GV mời một số HS trả lời trước lớp về một truyện/bài em đã tra được trong sách của mình.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án

BT 4:

- GV nêu YC của BT 4, yêu cầu HS đọc truyện mà em vừa tìm được.

3. HĐ 2: Tự đọc sách

Mục tiêu: Hình thành thói quen tự đọc sách.

Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc; nhắc HS cần chọn một đoạn yêu thích, đọc đi đọc lại để đọc tự tin, to, rõ trước lớp.

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc.

- GV cho HS đọc sách hết tiết 1 và có thể cho đọc thêm khoảng 15 phút ở tiết 2.

4. HĐ 3: Đọc cho các bạn nghe

Mục tiêu: Tự tin đọc truyện trước lớp cho các bạn nghe.

Cách tiến hành:

- GV mời một số HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. GV lưu ý HS có thể đọc một đoạn/ bài ngắn.

- Sau khi HS đọc xong, GV đề nghị cả lớp vỗ tay, tuyên dương bạn. GV tổ chức cho cả lớp thảo luận, các bạn bên dưới có thể đặt CH. GV gợi ý: Các bạn có thể hỏi về tên các truyện khác trong mục lục quyển sách của bạn, hỏi về nội dung truyện, nhân vật bạn yêu thích hoặc không thích.

- GV hướng dẫn HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách. GV mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.

5. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV nhắc HS mang lịch đến lớp, chuẩn bị tốt cho bài học mở đầu chủ điểm Thời gian của em.

- 1 HS đọc yêu cầu BT 1. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến.

- Một vài HS giới thiệu với các bạn quyển sách của mình. VD: Tôi giới thiệu với các bạn cuốn Dế Mèn phiêu lưu kí của NXB Kim Đồng. Đây là một truyện rất nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài./ Đây là cuốn Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Cuốn sách có nhiều truyện rất hấp dẫn.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe, quan sát MLS.

- HS lắng nghe GV giải nghĩa từ mới.

- HS lắng nghe, trả lời câu hỏi, nghe GV chốt đáp án.

- Cả lớp đọc Mục lục theo hướng dẫn của GV.

-1 HS đọc và xác định YC BT 3: Tra mục lục để tìm một truyện hoặc một bài trong quyển sách của em.

- HS thực hiện BT.

- Một số HS trả lời trước lớp về một truyện/ bài em đã tra được trong sách của mình.

- HS và GV chốt đáp án.

- HS nghe GV nêu YC BT, đọc truyện vừa tìm được.

- HS đọc sách.

- HS chọn đoạn đọc cùng GV.

- HS đọc sách.

- Một số HS đứng trước lớp, đọc cho cả lớp nghe.

- Cả lớp vỗ tay, tuyên dương. Cả lớp thảo luận.

- HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách. HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.

- HS lắng nghe, ghi nhớ chuẩn bị cho tiết học sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tổ chức thảo luận nhóm, phân công thành viên của nhóm thực hiện trò chơi; biết điều hành trò chơi.

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm các từ ngữ chỉ thời gian trong tiếng Việt).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

 Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi?: Thời gian rất đáng quý; cần làm việc, học hành chăm chỉ để không lãng phí thời gian.

 Biết cách sử dụng một số từ ngữ chỉ ngày, năm (liên quan đến hiện tại, quá khứ, tương lai).

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

 Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của các em (quý thời gian, không lãng phí thời gian).

 HTL 2 khổ cuối của bài thơ.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm:

+ Biết giá trị của thời gian, biết quý thời gian, tiếc thời gian.

+ Biết sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

- GV kiểm tra xem HS có mang lịch đến lớp không; GV phát lịch cho nhóm không mang lịch, giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận nhóm đôi, trả lời 2 CH. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV mời một số HS trình bày kết quả:

+ Câu 1: Quan sát tranh và cho biết, mỗi vật trong tranh dùng để làm gì?

+ Câu 2: Đọc một quyển lịch hoặc tờ lịch tháng và cho biết:

a) Năm nay là năm nào?

b) Tháng này là tháng mấy?

c) Hôm nay là thứ mấy, ngày mấy?

BÀI ĐỌC 1: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Đây là quyển lịch để ghi ngày, tháng, năm. Lịch gồm 365 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày. Mỗi ngày em bóc đi 1 tờ lịch. Đó là tờ lịch ghi ngày hôm qua. Trên quyển lịch lại xuất hiện một ngày mới. Có một bạn nhỏ cầm tờ lịch trên tay, băn khoăn: Ngày hôm qua đâu rồi? Vậy ngày hôm qua đi đâu? Nó có mất đi không? Làm thế nào để ngày hôm qua không mất đi, để thời gian không lãng phí? Bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? sẽ giúp các em trả lời những CH đó.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc diễn cảm bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? (giọng chậm rãi, tình cảm), kết hợp giải nghĩa các từ ngữ: tờ lịch, toả hương, ước mong.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ GV cho HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. GV chỉ định một HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ GV yêu cầu HS đọc nhóm đôi: Từng cặp HS đọc tiếp nối từng khổ thơ trong nhóm. Trước khi HS đọc, GV nhắc cả lớp nghỉ hơi đúng, thể hiện tình cảm qua giọng đọc. VD: Em cầm tờ lịch cũ: // Ngày hôm qua đầu rồi? // Ra ngoài sân / hỏi bổ // Xoa đầu em, / bố cười. //

+ GV tổ chức cho HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh (cả bài) – giọng nhỏ.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

Trả lời: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?

+ Câu 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.

a) Vì tờ lịch ngày hôm qua đã bị bóc khỏi quyển lịch.

b) Vì bạn nhỏ không thấy ngày hôm qua nữa.

c) Vì ngày hôm qua đã trôi đi, không quay trở lại nữa.

GV trả lời: Cả 3 ý các em đều có thể chọn.

+ Câu 3: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý:

Trả lời:

a) Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.

b) Những nụ hoa hồng đã lớn lên. – 1) Khổ thơ 2.

c) Em đã học hành chăm chỉ. – 3) Khổ thơ 4.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án:

+ BT 1: Các từ ngữ chỉ ngày: hôm kia – hôm qua – hôm nay – ngày mai – ngày kia.

+BT 2: Các từ ngữ chỉ năm: năm kia – năm ngoái (năm trước)năm naynăm sau (sang năm, năm tới) – năm sau nữa.

- GV bổ sung: Các em đã tìm được nhiều từ ngữ chỉ thời gian. Thầy (cô) tin rằng các em sẽ biết sử dụng những từ ngữ ấy để nói về các hoạt động trong mỗi thời điểm của mình. Thầy (cô) cũng mong rằng với mỗi ngày mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm dù đã trôi qua, đang diễn ra hay sắp tới, các em đều học được nhiều điều hay, làm được nhiều việc tốt.

5. HĐ 4: HTL 2 khổ thơ cuối

Mục tiêu: HTL được 2 khổ thơ cuối.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS HTL từng khổ thơ 3, 4 theo cách xoá dần những chữ trong từng khổ thơ, để lại những chữ đầu mỗi dòng thơ. Rồi xoá hết, chỉ giữ những chữ đầu mỗi khổ thơ. Cuối cùng, xoá toàn bộ.

- GV yêu cầu các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 3, 4.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ. GV khuyến khích những HS giỏi HTL cả bài.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời 2 CH.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp, cả lớp lắng nghe:

+ Câu 1:

 Hình chiếc đồng hồ: Một chiếc là đồng hồ báo thức, chiếc kia là đồng hồ treo tường. Đồng hồ cho em biết giờ giấc (biết thời gian). Đồng hồ báo thức còn có chuông gọi em thức dậy đúng giờ.

 Hình các quyển lịch: Quyển 1 là lịch bàn (để trên mặt bàn). Quyển 2, 3 là lịch treo tường. Quyển 3 có 12 tờ để biết ngày của 12 tháng. Quyển 2 có 365 – 366 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày, hết ngày thì bóc tờ lịch đi.

+ Câu 2: HS chọn đọc 1 quyển lịch.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo GV:

+ HS đọc tiếp nối, mỗi em đọc 2 dòng thơ. HS đầu bàn đọc, sau đó lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ HS đọc nhóm đôi.

+ HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp.

+ Cả lớp đọc đồng thanh.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?

 HS 2: Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi?

+ Câu 2:

 HS 2: Theo bạn, vì sao bạn nhỏ hỏi như vậy? Chọn ý bạn thích.

 HS 1 phát biểu tự do.

+ Câu 3:

 HS 1: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý; Ngày hôm qua không mất đi vì trong ngày hôm qua:

 HS 2:

Đồng lúa mẹ trồng đã chín. – 2) Khổ thơ 3.

Những nụ hoa hồng đã lớn lên. - 1) Khổ thơ 2.

Em đã học hành chăm chỉ. - 3) Khổ thơ 4.

+ Câu 4:

 HS 2 phỏng vấn: Ngày hôm qua, bạn đã làm được việc gì tốt?

 HS 1: Ngày hôm qua, tôi đã giải bài toán rất nhanh, được cô khen.

 HS 3: Ngày hôm qua vào buổi tối mẹ đi làm về muộn, tôi giúp mẹ trông em bé để mẹ kịp nấu cơm. Mẹ rất vui. /...

- HS lắng nghe GV chốt đáp án.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

- HS lên bảng báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, sửa bài.

- HS lắng nghe.

- HS HTL 2 khổ thơ cuối.

- Các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 3, 4.

- Cả lớp đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Đồng hồ báo thức. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT điền chữ ng / ngh, củng cố quy tắc viết ng / ngh.

 Viết đúng 10 chữ cái (từ g đến ơ) theo tên chữ. Thuộc lòng tên 19 chữ cái trong bảng chữ cái.

 Biết viết các chữ cái Ă, Â viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3).

- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ Ă, Â.

- Mẫu chữ cái Ă, Â viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Đồng hồ báo thức. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Đồng hồ báo thức.

- GV đọc mẫu 1 lần bài thơ.

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:

+ Về nội dung: Bài thơ miêu tả hoạt động của kim giờ, kim phút, kim giây của một chiếc đồng hồ báo thức. Mỗi chiếc kim đồng hồ như một người, rất vui.

+ Về hình thức: Bài thơ có 2 khổ thơ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài:

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Điền chữ ng hay ngh? (BT2)

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ ng / ngh, củng cố quy tắc viết ng / ngh.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT; nhắc lại quy tắc chính tả ngngh.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- GV viết nội dung BT lên bảng (2 lần); mời 2 HS lên bảng làm BT.

- GV chữa bài: ngày hôm qua, nghe kể chuyện, nghỉ ngơi, ngoài sân, nghề nghiệp.

4. HĐ 3: Hoàn chỉnh bảng chữ cái (tiếp theo) (BT 3)

Mục tiêu: Viết đúng 10 chữ cái (từ g đến ơ) theo tên chữ. Thuộc lòng tên 19 chữ cái trong bảng chữ cái.

Cách tiến hành:

- GV treo bảng phụ đã viết bảng chữ cái, nêu YC: Viết vào vở Luyện viết (theo tên chữ) những chữ cái còn thiếu.

- GV chỉ cột ghi 10 tên chữ cái cho cả lớp đọc.

- GV mời 1 HS làm mẫu đọc tên chữ cái: giê – g / hát – h.

- GV yêu cầu 1 HS làm bài trên bảng lớp, yêu cầu các HS còn lại làm bài vào vở Luyện viết 2.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng bảng 10 chữ cái tại lớp.

5. HĐ 4: Tập viết chữ hoa Ă, Â

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái Ă, Â viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

5.1. Quan sát mẫu chữ hoa Ă, Â

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu ĂÂ:

+ Chữ Ă và Â hoa có điểm gì khác và giống chữ A hoa? (Viết như chữ A hoa nhưng có thêm dấu phụ).

+ Các dấu phụ trông như thế nào?

 Dấu phụ trên chữ Ă là một nét cong dưới, nằm chính giữa đỉnh của chữ A.

 Dấu phụ trên chữ A gồm 2 nét thẳng xiên nối nhau, trông như một chiếc nón lá úp xuống chính giữa đỉnh chữ A, có thể gọi là dấu mũ.

- GV viết các chữ Ă, Â lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

5.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ấm áp tình yêu thương.

- GV giúp HS hiểu: Cụm từ nói về tình cảm yêu thương mang lại sự ấm áp, hạnh phúc.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: Â, h, y, g.

 Chữ có độ cao 2 li: p.

 Chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: m, a, i, n, ê, u, u.

- GV viết mẫu chữ Ấm trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu), nhắc HS lưu ý điểm cuối của chữ A nối liền với điểm bắt đầu chữ m.

5.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết các chữ Ă, Â cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS nghe nhiệm vụ.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc bài thơ. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS soát lỗi.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, nhận xét, lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT; nhắc lại quy tắc chính tả ngngh: ngh + e, ê, i; ng + a, o, ô,...

- HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- 2 HS lên bảng làm BT.

- HS lắng nghe, chữa bài vào VBT.

- HS nghe YC, hoàn thành BT vào vở Luyện viết.

- Cả lớp đọc theo GV.

- 1 HS làm mẫu đọc tên chữ cái: giê – g / hát – h.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp. Các HS còn lại làm bài vào vở Luyện viết 2.

- Cả lớp đọc thuộc lòng bảng 10 chữ cái tại lớp.

- HS quan sát và nhận xét chữ mẫu ĂÂ theo hướng dẫn của GV.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết các chữ Ă, Â cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Ấm áp tình yêu thương cỡ nhỏ vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM

BÀI ĐỌC 2: MỘT NGÀY HOÀI PHÍ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm để hoàn thành nội dung.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Thời gian rất đáng quý, không nên để lãng phí thời gian dù chỉ một ngày như bạn nhỏ trong câu chuyện.

 Biết đặt câu giới thiệu đồ vật xung quanh theo mẫu Ai là gì?.

+ Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện (VD: người mẹ dạy con một cách nhẹ nhàng mà thấm thía, cậu con trai biết nhận ra lỗi của mình để sửa chữa, cô lái máy gặt đập đã làm việc suốt ngày để có đồng thóc lớn; bác thủ thư trong hình minh hoạt rất đôn hậu).

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập, làm việc có ích để không lãng phí thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Mỗi ngày hoài phí sẽ giúp các em hiểu: Trong một ngày, chúng ta có thể làm được rất nhiều việc vàì sao không nên để thời gian trôi qua một cách hoang phí.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Một ngày hoài phí.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm đôi: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Thời gian rất đáng quý, không nên để lãng phí thời gian dù chỉ một ngày như bạn nhỏ trong câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- GV đặt CH và mời một số HS trả lời:

+ Câu 1: Mẹ dặn cậu bé làm gì?

+ Câu 2: Vì sao cậu bé không làm được việc gì?

a) Vì cậu bé không thích làm việc.

b) Vì cậu bé không muốn làm theo lời mẹ.

c) Vì cậu bé nghĩ là có cả mọt ngày, không cần vội.

+ Câu 3: Mẹ đã làm gì để cậu bé thấy hôm đó mọi người đã làm được rất nhiều việc?

+ Câu 4: Cuối cùng, cậu bé đã hiểu ra điều gì?

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Mẹ dặn cậu ở nhà hãy trồng một cái cây và đọc một quyển truyện.

+ Câu 2: Ý đúng là ý c) Vì cậu bé nghĩ là có cả một ngày, không cần vội.

+ Câu 3: Người mẹ đưa con ra cánh đồng, đến bên một đống thóc lớn và bảo: “Buổi sáng, những hạt thóc còn nằm trên bông lúa. Cô lái máy gặt đập đã làm việc suốt ngày để có đống thóc này”. Mẹ còn đưa cậu vào thư viện. Bác thủ thư chỉ cho cậu bé thấy cái giá lớn chứa đầy những sách mọi người đã đọc hôm nay.

+ Câu 4: Cậu bé hiểu mình đã để một ngày trôi hoài phí. / Cậu bé hiểu thời gian là đáng quý, không nên bỏ phí thời gian. / ...

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết đặt câu giới thiệu đồ vật xung quanh theo mẫu Ai là gì?.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Đặt CH cho bộ phận câu in đậm: Đây là những cuốn sách mọi người đã đọc. 🡪 Đây là gì?

+ BT 2: Dựa theo cấu mẫu ở BT 1, hãy giới thiệu với các bạn về các đồ vật em có trên bàn hoặc trong cặp sách. VD: Đây là cái bút mực của tớ. / Đây là cặp sách của tớ / Đây là bàn học của tớ và bạn Lân. / Đây là quyền truyện tranh của tớ. / Còn kia là cái mũ bố mình tặng mình. Kia là quyển Truyện đọc lớp 2, quyển sách tôi rất thích.

- GV khuyến khích, khen ngợi những HS giới thiệu tự tin, giới thiệu được nhiều câu về đó vật xung quanh mình.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc :

+ 2 HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

+ HS hoạt động nhóm đôi.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- HS trả lời CH trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “MỘT NGÀY HOÀI PHÍ”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Một ngày hoài phí, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện. Với HS khá, giỏi, GV có thể thay yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện bằng kể chuyện theo các vai (người dẫn chuyện, người mẹ, cậu bé, bác thủ thư).

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kế. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; HS khá, giỏi bước đầu biết tưởng tượng và nói lại một câu nói hoặc ý nghĩ của nhân vật trong câu chuyện.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ (ham học hỏi).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện Một ngày hoài phí. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu cảm.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể chuyện trong nhóm (BT 1, 2)

Mục tiêu: HS dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Một ngày hoài phí, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của BT 1, các gợi ý.

- GV chiếu lên bảng lớp gợi ý kể đoạn 1, kể đoạn 2 (như những điểm tựa) để HS kể từng đoạn câu chuyện. GV mời 1 HS đọc các gợi ý.

- GV mời 1 nhóm 4 HS phân các vai (người dẫn chuyện, người mẹ, cậu bé, bác thủ thư) đọc truyện Một ngày hoài phí để cả lớp nhớ lại câu chuyện.

- GV yêu cầu và hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi:

+ Từng cặp HS dựa vào gợi ý, kế tiếp nổi để hoàn thành 2 đoạn của câu chuyện. (HS 1 kể đoạn 1, HS 2 kể đoạn 2). Lần kể đầu tiên, mỗi HS có thể vừa kể vừa nhìn đoạn truyện mình được phân công trong SGK. Lần kể sau, mỗi HS kế tiếp nối các đoạn không nhìn SGK, để lời kể tự nhiên, trơn tru, kịp lượt lời. GV khuyến khích HS có thể thêm suy nghĩ của nhân vật vào lời kể để câu chuyện hấp dẫn hơn. VD: Khi mẹ đã đi, cậu bé chần chừ mãi không bắt tay vào việc, cậu nghĩ: “Ôi chao, một ngày dài lắm, mình cứ vui chơi cho thoải mái đã, vội gì!”.

+ Sau đó, mỗi HS đều tập kể toàn bộ câu chuyện (hoặc đổi vai: HS 2 kể đoạn 1, HS 1 kể đoạn 2 để em nào cũng có thể nhớ toàn bộ câu chuyện).

2.2. HĐ 2: Kể chuyện trước lớp (BT 1, 2)

Mục tiêu: Biết kể chuyện phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác. Biết lắng nghe bạn kế. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

Cách tiến hành:

- GV mời lần lượt từng nhóm 2 HS kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- GV mời 1 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay, hấp dẫn theo các tiêu chí: kể đúng nội dung / tiếp nối kịp lượt lời / tự nhiên, sinh động, biểu cảm.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc trước lớp YC của BT 1, các gợi ý.

- 1 HS đọc các gợi ý. Cả lớp quan sát, đọc thầm theo.

- 1 nhóm 4 HS phân các vai (người dẫn chuyện, người mẹ, cậu bé, bác thủ thư) đọc truyện Một ngày hoài phí để cả lớp nhớ lại câu chuyện.

- HS làm việc nhóm đôi theo hướng dẫn của GV.

- Lần lượt từng nhóm 2 HS kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- 1 HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM

BÀI VIẾT 2: VIẾT TỰ THUẬT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tìm hiểu thông tin về bản thân.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc đúng văn bản Tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi đúng giữa các dòng, giữa phần YC và trả lời ở mỗi dòng. Hiểu nghĩa từ “tự thuật”. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật. Nắm được thông tin về bạn Hồng Anh trong bài Tự thuật.

+ Điền đúng vào chỗ trống để hoàn thành bản tự thuật đơn giản về bản thân.

2. Phẩm chất

- Ý thức trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài học giúp các em biết một mẫu văn bản tự thuật, từ đó, biết viết (điền vào chỗ trống) để hoàn thành bản tự thuật đơn giản về bản thân.

2. HĐ 1: Đọc và tìm hiểu bài đọc (nhanh, 10 – 12 phút)

Mục tiêu: Đọc đúng văn bản Tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi đúng giữa các dòng, giữa phần YC và trả lời ở mỗi dòng. Hiểu nghĩa từ “tự thuật”. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật. Nắm được thông tin về bạn Hồng Anh trong bài Tự thuật.

Cách tiến hành:

2.1. Đọc thành tiếng

- GV đọc bài Tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch; nghỉ hơi rõ giữa các dòng, giữa phần YC và trả lời ở mỗi dòng (được phân cách bằng dấu hai chấm). Giải nghĩa từ tự thuật, quê quán.

- GV chỉ định 1 HS đầu bàn đọc dòng đầu tiên, các HS bên cạnh đọc tiếp nối, mỗi HS đọc một dòng.

2.2. Tìm hiểu bài đọc

- GV đặt CH và mời một số HS trả lời:

+ Em biết những gì và bạn Hồng Anh?

+ Nhờ đâu em biết rõ về bạn như vậy?

- GV yêu cầu mỗi HS tìm 1 tên riêng trong bản Tự thuật.

3. HĐ 2: Viết Tự thuật / Điền vào chỗ trống theo mẫu (BT 2)

Mục tiêu: Điền đúng vào chỗ trống để hoàn thành bản tự thuật đơn giản về bản thân.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT2. GV giải thích:

+ Mẫu ở trên là bản Tự thuật của bạn Dương Hồng Anh.

+ Mẫu Tự thuật đã in sẵn trong VBT, HS chỉ điền thông tin vào cột bên phải.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. GV nhắc HS viết xong, nhớ kiểm tra: Nội dung tự thuật đã đúng chưa? Các tên riêng đã viết hoa đúng chưa?

- GV mời một số HS đọc bản Tự thuật trước lớp. GV chấm, chữa, nhận xét bản tự thuật của 5 – 7 HS.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS đọc lại bài Tự thuật, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe CH, trả lời:

+ Em biết họ, tên của bạn Hồng Anh, biết bạn ấy là nữ, biết ngày sinh / nơi sinh / quê quán / nơi ở hiện nay / bạn Hồng Anh học lớp nào / trường nào / sở thích của bạn.

+ Nhờ bản Tự thuật.

- Mỗi HS tìm 1 tên riêng trong bản Tự thuật.

- HS lắng nghe.

- HS làm bài vào VBT.

- HS đọc bản Tự thuật trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM

GÓC SÁNG TẠO: BẠN LÀ AI?

(hơn 55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo để tự giới thiệu.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Tạo lập văn bản đa phương thức: HS viết được một đoạn văn tự giới thiệu chân thực về bản thân. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh ảnh sưu tầm, tranh tự vẽ hoặc hình cắt dán.

+ Năng lực văn học: Biết chọn một số thông tin nổi bật để giới thiệu bản thân; biết tạo lập một văn bản đa phương thức (viết, vẽ hoặc dán ảnh) chân thật, hồn nhiên.

2. Phẩm chất

- Từ bài viết, hiểu hơn về bản thân, có ý thức về bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Tiếp tục từ lớp 1, lên lớp 2, cử hai tuần học các em sẽ có 1 bải GST: tạo một sản phẩm có tính sáng tạo, có lời văn kèm tranh, ảnh. Bài học hôm nay có tên Bạn là ai?. Với bài học này, mỗi em sẽ viết một đoạn văn ngắn kèm tranh, ảnh, tự giới thiệu một cách chân thực về bản thân: Em là ai?, Sở thích, hứng thú, ước mơ,... của em là gì?.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc nội dung BT. GV yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ, nghe 3 bạn tiếp nối nhau đọc 3 hoạt động trong SGK.

- GV nhắc HS:

+ Đề bài này không YC các em viết theo mẫu kê khai như bản Tự thuật của bạn Hồng Anh ở tiết trước (SGK, tr. 19) mà được viết tự do. VD về 1 mẫu:

Tôi là Vũ Tiến Hùng, HS lớp 2B Trường Tiểu học Trần Quốc Toản.

Ngày sinh của tôi là 5-5-2014. Tôi thích học môn Toản. Tôi thích xem phim siêu nhân. Ước mơ của tôi là làm thợ lặn, tìm hiểu biển. Vì vậy, hiện nay tôi thích đọc sách về biển và các đại dương.

+ Đề bài YC các em viết 4 – 5 câu. Đó là YC tối thiểu. Các em có thể viết nhiều hơn 5 câu. (Khuyến khích HS viết nhiều câu hơn là để không hạn chế khả năng của những HS khá, giỏi).

3. HĐ 2: Làm bài

Mục tiêu: Hoàn thành BT. Tạo lập văn bản đa phương thức: HS viết được một đoạn văn tự giới thiệu chân thực về bản thân. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh ảnh sưu tầm, tranh tự vẽ hoặc hình cắt dán. Biết chọn một số thông tin nổi bật để giới thiệu bản thân; biết tạo lập một văn bản đa phương thức (viết, vẽ hoặc dán ảnh) chân thật, hồn nhiên.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị: Ảnh HS hoặc tranh HS tự vẽ; giấy màu, bút màu, kéo, hồ dán. GV phát thêm cho mỗi HS một tờ A4, một mẩu giấy có dòng kẻ ô li (hình chữ nhật hoặc ô van cỡ 7x8 cm).

- GV đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: nhắc HS đặt dấu chấm kết thúc câu; chỉ cho các em vị trí thích hợp để gắn ảnh, vẽ tranh, gợi ý trang trí,...

4. HĐ 3: Bình chọn và giới thiệu sản phẩm trước lớp

Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu các bạn trong tổ, nhóm lựa chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp để thi đua với các tổ, nhóm khác.

- GV đính lên bảng lớp 8 – 9 sản phẩm được chọn như Phòng tranh.

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau giới thiệu to, rõ chân dung của mình.

- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn.

- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo. Khuyến khích HS mang sản phẩm về nhà khoe với người thân. GV gắn sản phẩm được đánh giá cao lên vị trí trang trọng ở góc lớp suốt tuần.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc nội dung BT. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS bày lên bàn những gì đã chuẩn bị.

- HS nghe GV hướng dẫn, hoàn thành BT.

- Các bạn trong tổ, nhóm lựa chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp để thi đua với các tổ, nhóm khác.

- HS quan sát.

- HS tiếp nối nhau giới thiệu to, rõ chân dung của mình.

- Cả lớp bình chọn.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 2: THỜI GIAN CỦA EM

TỰ ĐÁNH GIÁ

(15 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 1, Bài 2.

2. Phẩm chất

- Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giao nhiệm vụ cho học sinh

Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp, VD: Nếu các em đã “biết các chữ hoa A, Ă, ” (nêu ở cột trái: Đã biết những gì?) thì sẽ biết “viết các chữ hoa A, Ă, ” (nêu ở cột phải: Đã làm được những gì?). Vì vậy, khi đọc, các em cần đọc lần lượt từ dòng a ở cột trái (Đã biết những gì?) sang dòng a ở cột phải (Đã làm được những gì?), tiếp đến, đọc các dòng khác theo cách tương tự.

2. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / ­– (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).

- GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.

3. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.

- HS lắng nghe hướng dẫn.

- HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.

- HS làm BT.

- HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- HS quan sát, lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CHƠI BÁN HÀNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài (cười như nắc nẻ, bùi, bãi). Hiểu trò chơi bán hàng và tình bạn đẹp giữa hai bạn nhỏ.

 Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, thời gian). Giới thiệu được các hình ảnh trong bài thơ theo mẫu: Ai là gì? Cái gì là gì?.

+ Năng lực văn học: Nhận biết một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

2. Phẩm chất

- Biết liên hệ với thực tế (tình bạn, các hoạt động và trò chơi của thiếu nhi).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2.

- GV yêu cầu cả lớp suy nghĩ, tiếp nối nhau trả lời CH.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh phần Chia sẻ, nêu hiểu biết về các trò chơi trong tranh.

BÀI ĐỌC 1: CHƠI BÁN HÀNG

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Mở đầu chủ điểm Bạn bè của em, các em sẽ làm quen với bài thơ Chơi bán hàng nói về một trò chơi quen thuộc của trẻ em. Các em cùng đọc xem bài thơ có gì thú vị nhé.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài thơ (giọng vui, nhẹ nhàng). GV đọc xong, mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 3 từ ngữ: cười như nắc nẻ, bùi, bãi.

- GV tổ chức cho HS đọc tiếp nối các khổ thơ. Sau đó, GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài (cười như nắc nẻ, bùi, bãi). Hiểu trò chơi bán hàng và tình bạn đẹp giữa hai bạn nhỏ.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong SGK.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời từng CH.

- GV mời một số cặp HS làm mẫu: thực hành hỏi – đáp trước lớp CH 1.

- GV mời các cặp HS khác thực hiện tương tự với các CH 2, 3, 4.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 2: Bạn Thảo mua khoai bằng gì?

Trả lời: Thảo mua khoia bằng một chiếc lá rơi.

+ Câu 3: Trò chơi của hai bạn kết thúc thế nào?

Trả lời: Mua bán xong, Thảo bẻ đôi củ khoai mời người bán Hương ăn chung.

+ Câu 4: Theo bạn, khổ thơ cuối nói lên điều gì?

Trả lời: Khổ thơ cuối khen khoai ngọt bùi, khen tình bạn giữa Hương và Thảo.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật (người, vật, thời gian). Giới thiệu được các hình ảnh trong bài thơ theo mẫu: Ai là gì? Cái gì là gì?.

Cách tiến hành:

4.1. Giúp HS hiểu YC của BT

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT.

- GV hướng dẫn HS:

+ Đối với BT 1, các em hãy xếp các từ ngữ ở các quả lê vào các giỏ chỉ người, chỉ vật hoặc chỉ thời gian sao cho phù hợp.

+ Đối với BT 2, các em nói về hình ảnh minh họa bài thơ theo mẫu đã cho.

- GV yêu cầu HS đọc thầm 2 BT, làm bài vào VBT.

4.2. HS báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, sau đó chốt đáp án:

+ Đối với BT 1, GV mời một số HS lên bảng hoàn thành BT.

+ Đối với BT 2, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả theo hình thức phỏng vấn, một HS hỏi, một HS trả lời.

- 1 HS đọc YC của BT 1, 2. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp suy nghĩ, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.

- HS quan sát tranh, nêu hiểu biết.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo. GV đọc xong, 3 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 3 từ ngữ, cả lớp đọc thầm theo.

- Một số HS đọc nối tiếp các khổ thơ. Sau đó, cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong SGK.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời từng CH.

- Một số cặp HS làm mẫu: thực hành hỏi – đáp trước lớp:

+ Câu 1: Đọc khổ thơ 1 và cho biết:

a) HS 1: Hương và Thảo chơi trò chơi gì?

HS 2: Hương và Thảo chơi trò chơi bán hàng.

b) HS 1: Hàng để hai bạn mua bán là gì?

HS 2: Hàng để hai bạn mua bán là một củ khoai lang đã luộc.

c) HS 1: Ai là người bán? Ai là người mua?

HS 2: Hương là người bán. Thảo là người mua.

- Các cặp HS khác thực hiện tương tự với các CH 2, 3, 4.

- HS lắng nghe.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm 2 BT, làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp và nghe GV chốt đáp án:

+ BT 1:

a) Từ ngữ chỉ người: Thảo, Hương, người bán.

b) Từ ngữ chỉ vật: khoai lang, tiền, lá, đất, nhà.

c) Từ ngữ chỉ thời gian: chiều, mùa đông.

+ BT 2: Từng cặp HS: 1 HS đọc câu văn dở dang, 1 HS nói tiếp để hoàn thành câu:

HS 1: Đây là bạn Hương. Bạn Hương là...

HS 2: Bạn Hương là người bán hàng.

HS 2: Đây là bạn Thảo. Bạn Thảo là...

HS 1: Bạn Thảo là người mua hàng.

HS 1: Đây là chiếc lá. Chiếc lá là...

HS 2: Chiếc lá là tiền mua khoai lang.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Chép lại chính xác bài thơ Ếch con và bạn (40 chữ). Qua bài chép, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li.

 Nhớ quy tắc chính tả g / gh; làm đúng BT điền chữ g hoặc gh.

 Viết đúng 10 chữ cái (từ p đến y) theo tên chữ cái. Học thuộc bảng chữ cái 29 chữ.

 Biết viết chữ cái B viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Bạn bè giúp đỡ nhau cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong những câu thơ vui.

2. Phẩm chất

- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép và bảng chữ cái (BT 3).

- Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở BT 3.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ B.

- Mẫu chữ cái B viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ lớp.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Tập chép

Mục tiêu: Chép lại chính xác bài thơ Ếch con và bạn (40 chữ). Qua bài chép, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô li.

Cách tiến hành:

2.1. Chuẩn bị

- GV nêu YC, đọc trên bảng bài thơ HS cần chép. Sau đó, GV mời 1 HS đọc lại, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nhận xét:

+ Tên bài Ếch con và bạn được viết ở vị trí nào? (Giữa trang vở).

+ Bài có mấy dòng thơ? (8 dòng). Mỗi dòng có mấy chữ? (5 chữ). Chữ đầu câu viết như thế nào? (Viết hoa).

- GV nhắc HS chú ý viết đúng các từ ngữ khó, VD: xuống nước, xoe tròn, reo lên, lẳng lặng, giống nhau,...

2.2. GV yêu cầu HS chép bài vào vở Luyện viết. GV theo dõi, uốn nắn.

2.3. Chữa bài:

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

- GV đánh giá 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Điền chữ: g hoặc gh (BT 2)

Mục tiêu: Nhớ quy tắc chính tả g / gh; làm đúng BT điền chữ g hoặc gh.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT, mời 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả ggh.

- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở Luyện viết. GV mời 1 HS lên bảng làm BT.

- GV và cả lớp nhận xét bài làm của bạn, chốt đáp án: gà trống – tiếng gáy – ghi nhớ – cái gối.

4. HĐ 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng chữ cái (BT 3)

Mục tiêu: Viết đúng 10 chữ cái (ừ p đến y) theo tên chữ cái. Học thuộc bảng chữ cái 29 chữ.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC: HS đọc trong vở Luyện viết 2 các tên chữ cái ở cột 3, viết vào cột 2 những chữ cái tương ứng.

- GV chiếu BT lên bảng, mời 2 HS lên bảng hoàn thành BT, yêu cầu các HS còn lại làm bài vào vở Luyện viết 2.

- GV sửa bài, chốt đáp án: 10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.

- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh lại các chữ cái vừa viết.

5. HĐ 4: Viết chữ B hoa

Mục tiêu: Biết viết chữ cái B viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Bạn bè giúp đỡ nhau cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

5.1. Quan sát và nhận xét

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ B hoa cao mấy li, viết trên mấy đường kẻ ngang (ĐKN)? Được viết bởi mấy nét?

- GV chốt đáp án: Chữ B hoa cao 5 li, viết trên 6 ĐKN. Được viết bởi 2 nét.

- GV chỉ mẫu chữ, miêu tả:

+ Nét 1: Gần giống nét móc ngược trái nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong vào phía trong.

+ Nét 2: Kết hợp của 2 nét cơ bản (cong trên và cong phải) nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

- GV chỉ dẫn HS viết:

+ Nét 1: Đặt bút trên ĐK 6, hơi lượn bút sang trái viết nét móc ngược trái (đầu móc cong vào phía trong); dừng bút trên ĐK 2.

+ Nét 2: Từ điểm dừng của nét 1, lia bút lên ĐK 5 (bên trái nét móc) viết tiếp nét cong trên và cong phải liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ gần giữa thân chữ (dưới ĐK 4); dừng bút ở khoảng giữa ĐK 2 và ĐK 3. Chú ý: Nét cong cần lượn đều và cân đối, nửa cong dưới vòng sang bên phải rộng hơn nửa cong trên.

- GV viết mẫu chữ B hoa cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.

5.2. GV yêu cầu HS viết chữ B hoa vào vở Luyện viết 2.

5.3. Viết câu ứng dụng

- GV cho HS đọc câu ứng dụng: Bạn bè giúp đỡ nhau.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ B hoa (cỡ nhỏ) và b, g, h cao mấy li? Chữ p, đ cao mấy li? Những chữ còn lại (a, n, e, i, u, ơ, u) cao mấy li?

+ Cách đặt dấu thanh.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV chấm nhanh 5 – 7 bài, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài thơ cần chép.

- HS nghe GV hướng dẫn, nhận xét về bài thơ sắp chép.

- HS chú ý các từ ngữ khó.

- HS chép bài vào vở Luyện viết.

- HS tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chép.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nêu YC của BT. 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả ggh: gh + e, ê, i; g + a, o, ô, ơ, u, ư.

- Cả lớp làm bài vào vở Luyện viết. 1 HS lên bảng làm BT.

- Cả lớp nhận xét và chốt đáp án cùng GV.

- HS đọc trong vở Luyện viết 2 các tên chữ cái ở cột 3, viết vào cột 2 những chữ cái tương ứng.

- 2 HS lên bảng hoàn thành BT. Các HS còn lại làm bài vào vở Luyện viết 2.

- HS lắng nghe, sửa bài.

- Cả lớp đọc đồng thành lại các chữ cái vừa viết.

- HS nghe GV hỏi, trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ B hoa vào vở Luyện viết 2.

- HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ B hoa (cỡ nhỏ) và b, g, h cao 2,5 li. Chữ p, đ cao 2 li. Những chữ còn lại cao 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu nặng đặt dưới chữ a. Dấu huyền đặt trên chữ e.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM

BÀI ĐỌC 2: MÍT LÀM THƠ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang, ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (Mít, Hoa Giấy).

 Hiểu nghĩa của từ ngữ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Vì yêu bạn bè, Mít tập là thơ tặng các bạn. Nhưng Mít mới học làm thơ nên thơ của Mít còn vụng về, khiến các bạn hiểu lầm.

+ Năng lực văn học:

 Cảm nhận được tính hài hước của câu chuyện qua những vần thơ ngộ nghĩnh của Mít và sự hiểu lầm của bạn bè. Yê thích tính cách ngộ nghĩnh, đáng yêu của nhận vật.

 Bước đầu hiểu thế nào là vần thơ. Biết tìm các tiếng bắt vần với nhau.

3. Phẩm chất

- Câu chuyện vui này khuyên chúng ta nên thông cảm với bạn, tha thứ cho sự vụng về của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ đọc một đoạn trích trong một truyện nổi tiếng thế giới mà trẻ em rất yêu thích – Những cuộc phiêu lưu của Mít và các bạn của Nô-xốp, một nhà văn người Nga. Đoạn truyện vui này kể về ham thích làm thơ của bạn Mít. Các em cùng đọc truyện để biết: Mít là một cậu bé như thế nào? Cậu học làm thơ ra sao? Cậu đã viết những câu thơ tặng bạn như thế nào và cá bạn đã phản ứng ra sao?

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu gạch ngang, ngắt nhịp các câu thơ hợp lí. Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật (Mít, Hoa Giấy).

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài đọc (giọng nhí nhảnh, nhẹ nhàng). GV đọc xong, mời 4 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 4 từ ngữ: ngộ nghĩnh, thi sĩ, kỳ diệu, cá chuối.

- GV mời 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

3. HĐ 3: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu nghĩa của từ ngữ được chú giải cuối bài. Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Vì yêu bạn bè, Mít tập làm thơ tặng các bạn. Nhưng Mít mới học làm thơ nên thơ của Mít còn vụng về, khiến các bạn hiểu lầm. Câu chuyện vui này khuyên chúng ta nên thông cảm với bạn,tha thứ cho sự vụng về của bạn.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong SGK.

- GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp, trả lời từng CH.

- GV mời một số cặp HS làm mẫu: thực hành hỏi – đáp trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Thi sĩ Hoa Giấy dạy Mít làm thơ.

+ Câu 2: Mít tặng Biết Tuốt câu thơ:

Một hôm đi dạo qua dòng suối

Biết Tuốt nhảy qua con cá chuối.

+ Câu 3: Các bạn tỏ thái độ giận dỗi Mít vì cho là Mít chế giễu họ.

+ Câu 4: Nói 1 – 2 câu để giúp Mít giải thích cho các bạn hiểu và không giận Mít. VD:

 Tớ mới tập làm thơ mà. Các cậu thông cảm nhé!

 Bỏ qua cho mình nhé. Mình rất quý các bạn mà.

 Mình mới tập làm thơ nên mới viết thế. Các cậu đừng giận nhé!

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc 2 BT phần Luyện tập.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Theo lời Hoa Giấy, hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng có phần cuối giống nhau.

+ BT 2: Những tiếng vần với nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt là: suối – chuối. Đây là hai tiếng có vần giống nhau hoàn toàn – vần uôi.

- GV YC thêm: Mỗi HS tìm 1 tiếng cùng vần với tên mình.

- GV mời một số HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm theo bài đọc khi GV đọc. 4 HS nối tiếp nhau đọc lời giải nghĩa 4 từ ngữ.

- 2 HS đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc. Cả lớp đọc thầm theo.

- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 CH trong SGK:

+ Câu 1: Ai dạy Mít làm thơ?

+ Câu 2: Mít tặng Biết Tuốt câu thơ như thế nào?

+ Câu 3: Vì sao các bạn tỏ thái độ giận dỗi với Mít?

+ Câu 4: Hãy nói 1 – 2 câu để giúp Mít giải thích cho các bạn hiểu và không giận Mít.

- HS trao đổi theo cặp, trả lời từng CH.

- Một số cặp HS mẫu: thực hành hỏi đáp.

- HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.

- 2 HS đọc 2 BT phần Luyện tập:

+ BT 1: Theo lời Hoa Giấy, hai tiếng bắt vần với nhau là hai tiếng như thế nào?

+ BT 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ Mít tặng Biết Tuốt.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.

- HS tìm 1 tiếng cùng vần với tên mình.

- Một số HS trình bày trước lớp. VD: Loan – ngoan, Phương – thương, Hiền – biển, Chiến – tiến...

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “MÍT LÀM THƠ”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn đọc phân vai, kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Mít làm thơ. (Với những HS khá, giỏi, GV có thể thêm YC kể lại đoạn 2 của câu chuyện theo các vai: người dẫn chuyện, Mít, Biết Tuốt).

 Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kế. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết tưởng tượng và nói lại 1 câu nói, ý nghĩ của các nhân vật trong câu chuyện.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ (ham học hỏi), biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiêu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành kể từng đoạn câu chuyện Mít làm thơ dựa theo gợi ý. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào, nhóm nào nhớ nội dung câu chuyện, kể hay, biểu cảm.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Phân vai, đọc lại truyện Mít làm thơ (BT 1)

Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn đọc phân vai, kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Mít làm thơ.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1.

- GV mời 1 nhóm 4 HS phân vai (người dẫn chuyện, Hoa Giấy, Mít, Biết Tuốt) đọc lại truyện Mít làm thơ để cả lớp nhớ lại câu chuyện.

- GV mời 1 nhóm 4 HS khác đọc phân vai.

2.2. HĐ 2: Kể lại một đoạn truyện em thích (BT 2)

Mục tiêu: Biết kể lại một đoạn truyện yêu thích một cách tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

Cách tiến hành:

a) Kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm

- GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của BT 2, các gợi ý kể đoạn 1, kể đoạn 2.

- GV gắn chiếu lên bảng các gợi ý (như những điểm tựa) để HS kể từng đoạn câu chuyện.

b) Thi kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp

- GV mời lần lượt vài nhóm (mỗi nhóm 2 HS) thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp. GV yêu cầu 1 HS kể đoạn 1, 1 HS kể đoạn 2.

- Sau mỗi nhóm kể, GV và cả lớp vỗ tay, động viên. GV và cả lớp nhận xét, khen ngợi những HS nhớ nội dung câu chuyện, phối hợp ăn ý, kể kịp lượt lời: lời kể linh hoạt, tự nhiên, biểu cảm.

- GV mời thêm 1 hoặc 2 nhóm (mỗi nhóm 4 HS khá, giỏi) hợp tác kể lại đoạn 2 của câu chuyện theo vai trước khi kết thúc tiết học.

c) Cuối tiết, GV hướng dẫn cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay, hấp dẫn theo các tiêu chí: kể đúng nội dung / tiếp nối kịp lượt lời / tự nhiên, sinh động, biểu cảm.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT 1: Phân vai, đọc lại truyện Mít làm thơ (các vai: người dẫn chuyện, Mít, Hoa Giấy, Biết Tuốt).

- 1 nhóm 4 HS phân vai đọc lại truyện Mít làm thơ để cả lớp nhớ lại câu chuyện.

- 1 nhóm 4 HS khác đọc phân vai.

- 1 HS đọc trước lớp YC của BT 2:

Kể lại các đoạn truyện em thích

a) Đoạn 1: Mít là ai? Mít đến gặp thi sĩ Hoa Giấy là gì? Mít học được điều gì về thơ?

b) Đoạn 2: Mít mời ai đến để tặng thơ? Mít tặng Biết Tuốt câu thơ thế nào? Vì sao các bạn giận Mít?

- HS quan sát.

- Lần lượt vài nhóm HS thi kể từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- Cả lớp vỗ tay, động viên, nhận xét các bạn kể các đoạn câu chuyện.

- 1 – 2 nhóm hợp tác kể lại đoạn 2 của câu chuyện theo vai trước khi kết thúc tiết học.

- Cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay, hấp dẫn theo các tiêu chí GV hướng dẫn.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM

BÀI VIẾT 2: VIẾT TÊN RIÊNG THEO THỨ TỰ TRONG BẢNG CHỮ CÁI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết đọc bản danh sách học sinh (DSHS) với giọng rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hợp lí sau từng cột, từng dòng. Nắm được thông tin cần thiết trong danh sách. Biêt tra tìm thông tin cần thiết.

+ Nhận biết tên chung, tên riêng.

+ Củng cố kĩ năng sắp xếp tên người (đầy đủ họ, tên) theo TT trong bảng chữ cái, chuẩn bị cho bài lập DSHS.

3. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài đọc

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong cuộc sống, các em không chỉ đọc và viết các bài văn, bài thơ mà còn học đọc, học viết tự thuật, mục lục, danh sách, thời khóa biểu, nội quy,... Bài học hôm nay dạy các em biết đọc một bản DSHS, biết xếp tên các bạn ở tổ theo TT bảng chữ cái để chuẩn bị lập 1 DSHS đơn giản của tổ.

2. HĐ 1: Đọc DSHS

Mục tiêu: Biết đọc bản DSHS với giọng rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hơi hợp lí sau từng cột, từng dòng. Nắm được thông tin cần thiết cần thiết trong danh sách. Biết tra tìm thông tin cần thiết.

Cách tiến hành:

- GV chỉ bản DSHS, đặt CH và hướng dẫn:

+ Bản danh sách gồm những cột nào? (Bản danh sách gồm 5 cột: Số TT (1) – Họ và tên (2) – Nam, nữ (3) – Ngày sinh (4) – Nơi ở (5)).

+ Tên HS trong danh sách được xếp theo TT nào? (theo TT trong bảng chữ cái).

+ GV đọc mẫu bản DSHS theo hàng ngang (không đọc tên cột ở dòng 1): đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; giọng rõ ràng, rành mạch; ngắt nghỉ hơi dài sau từng cột, từng dòng. VD: một // Nguyễn Việt Anh // nữ // mười lăm, / tháng hai,/ hai nghìn không trăm mười bốn // số 5 / phố Quang Trung. GV chú ý nghỉ hơi ngắn hơn giữa các cụm từ trong cùng cột. VD: 15/2/2014 hoặc số 5/ phố Quang Trung.

- GV chỉ bảng danh sách cho HS đọc:

+ GV mời một số HS tiếp nối nhau đọc từng dòng. GV lưu ý HS đọc đúng và rành mạch các chữ số ghi ngày, tháng, năm sinh; nơi ở...

+ GV mời 2 HS đọc lại cả bài.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tra tìm nội dung. GV hướng dẫn:

+ HS 1 đọc số TT – HS 2 đọc đúng dòng nội dung của số TT đó.

+ Hoặc HS 1 nêu họ, tên 1 bạn trong DS, HS 2 nói nhanh ngày sinh, nơi ở của bạn đó...

3. HĐ 2: Phân biệt tên chung, tên riêng

Mục tiêu: Biết phân biệt tên chung, tên riêng.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT, mời từng cặp HS đọc tiếp nối các từ ở dòng thứ hai của cột 1 và cột 2: một HS đọc dòng thứ hai của cột 1; một HS đọc dòng thứ hai cột 2.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại theo TT trên, trả lời CH: Cách viết các từ ở nhóm 1 và nhóm 2 khác nhau như thế nào? Vì sao?

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Nhóm 1 là nhóm ghi các tên chung, không viết hoa.

+ Nhóm 2 là nhóm ghi các tên riêng, phải viết hoa.

- GV nhắc HS ghi nhớ nội dung trên.

4. HĐ 3: Viết tên riêng HS trong tổ, xếp tên theo TT trong bảng chữ cái (BT 3)

Mục tiêu: Biết viết tên riêng HS trong tổ, xếp tên theo TT trong bảng chữ cái.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT, nhắc HS viết đầy đủ họ tên, tên 5 bạn trong tổ, xếp tên theo đúng TT trong bảng chữ cái.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV chấm và chữa một số bài của HS.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc bản DSHS.

- HS nghe GV hướng dẫn, chơi trò chơi tra tìm nội dung.

- Từng cặp HS đọc tiếp nối.

- Cả lớp đọc lại theo TT GV đã hướng dẫn, trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, ghi nhớ nội dung.

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành BT vào VBT.

- HS lắng nghe GV chữa bài, nhận xét.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 3: BẠN BÈ CỦA EM

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ TÌNH BẠN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn sách báo mình mang đến lớp.

 Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe sách báo vừa đọc, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2. Hiểu nội dung câu chuyện.

+ Năng lực văn học:

 Nhận biết được văn bản truyện, thơ.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

- Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Nắm được YC của bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC 1.

- Sau khi HS 1 đọc xong YC 1, GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS: YC mỗi HS bày trước mặt sách báo các em mang đến lớp, có thể là sách báo viết về bạn bè, có thể là sách báo viết về nội dung khác nếu HS chưa chọn được sách báo đúng chủ điểm.

- GV mời một số HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển truyện của mình: tên truyện, tên tác giả, tên NXB. GV VD: Tôi giới thiệu với các bạn cuốn Truyện đọc lớp 2, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. / Tôi giới thiệu với các bạn cuốn Những ngôi sao trên bầu trời thành phố của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai, NXB Kim Đồng. Cuốn sách này có nhiều câu chuyện rất hấp dẫn...

- GV mời HS 2 đọc YC 2, sau đó tra mục lục quyển sách mình mang đến lớp, tìm 1 truyện (hoặc một bài thơ) để đọc; nói với thầy, cô em đã chọn được truyện nào, ở trang nào.

- GV nhắc HS: Nếu không mang sách đến lớp, các em có thể đọc truyện Sinh nhật của Ma-ri-ca hoặc tìm đọc truyện trong thư viện mini của lớp. Khi đọc sách, các em nên viết vào vở hoặc Phiếu đọc sách vài câu về nhân vật hoặc câu thơ mình yêu thích.

- GV mời HS 3 đọc YC 3. GV: Khi đọc sách, các em chú ý đọc kĩ một đoạn truyện hoặc mẩu truyện em thích để tự tin đọc (hoặc kể) lại cho các bạn nghe. Các em có thể đổi sách cho các bạn để biết thêm một cuốn sách mới.

3. HĐ 2: Tự đọc sách

Mục tiêu: HS tự đọc sách.

Cách tiến hành:

- GV bảo đảm yên tĩnh cho HS đọc. GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc.

4. HĐ 3: Đọc cho các bạn nghe

Mục tiêu: Tự tin đọc truyện trước cả lớp. Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe sách báo vừa đọc, tốc độ đọc phù hợp.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc cho bạn cùng nhóm nghe.

- GV mời một số HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc.

- HS đọc xong, GV tổ chức cho cả lớp đặt CH để hỏi thêm. GV hướng dẫn cả lớp hỏi: “Trong MLS của bạn còn có những câu chuyện nào hay?”, hoặc hỏi về nội dung câu chuyện Sinh nhật của Ma-ri-ca: “Bạn thấy cách thầy giáo và các bạn HS tổ chức sinh nhật cho Ma-ri-ca có gì hay?” hoặc: “Cách thầy giáo và lớp của Ma-ri-ca tổ chức sinh nhật cho một bạn HS có gì khác cách lớp chúng ta thường làm?”.

- GV tổ chức cho HS bình chọn bạn đọc to, rõ, đọc hay, cung cấp những thông tin, mẩu truyện thú vị.

- GV hướng dẫn HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách. GV mời HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC 1.

- HS bày trước mặt sách báo viết về bạn bè, có thể là sách báo viết về nội dung khác nếu HS chưa chọn được sách báo đúng chủ điểm.

- HS nghe GV hướng dẫn, giới thiệu với các bạn quyển truyện của mình.

- HS đọc YC 2, sau đó tra mục lục quyển sách mình mang đến lớp, tìm 1 truyện (hoặc một bài thơ) để đọc; nói với thầy, cô em đã chọn được truyện nào, ở trang nào.

- HS lắng nghe, những HS không mang sách đến lớp đọc truyện Sinh nhật Ma-ri-ca.

- HS 3 đọc YC 3. Cả lớp thực hiện YC 3.

- HS đọc sách (đến hết tiết 1).

- HS đọc truyện cho bạn cùng nhóm nghe.

- Một số HS đọc trước lớp.

- Cả lớp thảo luận.

- Cả lớp và GV bình chọn.

- HS thành lập các nhóm tự đọc sách để trao đổi sách báo, cùng đi thư viện, hỗ trợ nhau đọc sách. HS đăng kí đọc trước lớp trong tiết học sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: EM YÊU BẠN BÈ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng đoạn trích bài thơ Giờ ra chơi. Phát âm đúng các từ ngữ khó. Ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong bài; trả lời được các CH, hiểu được bài thơ: Giờ ra chơi, sân trường trở nên sôi động, nhộn nhịp bởi những trò chơi, tiếng nói, tiếng cười của các bạn HS. Giờ ra chơi thật vui, ấm áp tình cảm bạn bè.

 Luyện tập về những tiếng bắt vần trong thơ.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với những hình ảnh đẹp trong bài thơ.

2. Phẩm chất

- Thân thiện, yêu thương bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (15 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu tên chủ điểm mới: Em yêu bạn bè. GV mời cả lớp quan sát tranh:

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC của bài Chia sẻ.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trao đổi ý kiến về các CH.

- GV mời 1 – 2 cặp HS hỏi – đáp, báo cáo kết quả.

- GV: Điều gì làm nên sức mạnh, chiến thắng của tập thể? Đó là sự đoàn kết. Sự đoàn kết, đồng lòng, hợp lực sẽ làm nên chiến thắng của đội chơi kéo co, của đội bóng, tạo ra những sản phẩm tốt trong dây chuyền sản xuất,...

Tiếp tục chủ điểm trước nói về những người bạn của em, trong chủ điểm Em yêu bạn bè, các em sẽ học những bài học nói về tình cảm gắn bó giữa những người bạn đang cùng em học tập, vui chơi trong nhà trường.

BÀI ĐỌC 1: GIỜ RA CHƠI (Hơn 1,5 tiết)

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS nói những điều các em nhìn thấy trong hình minh họa bài Giờ ra chơi.

- GV giới thiệu bài thơ: Bài thơ Giờ ra chơi hôm nay chúng ta học nói về ccs hoạt động, các trò chơi trong giờ ra chơi. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé!

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc đúng đoạn trích bài thơ Giờ ra chơi. Phát âm đúng các từ ngữ khó. Ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đọc tiếp nối các khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV chiếu lên bảng BT giải nghĩa từ, mời một số HS báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

+ Nhịp nhàng: theo một nhịp...

+ Chao: nghiêng nhanh từ bên này sang bên kia...

+ Vun vút: chuyển động rất nhanh

+ Náo nức: hăm hở, phấn khởi

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong bài; trả lời được các CH, hiểu được bài thơ: Giờ ra chơi, sân trường trở nên sôi động, nhộn nhịp bởi những trò chơi, tiếng nói, tiếng cười của các bạn HS. Giờ ra chơi thật vui, ấm áp tình cảm bạn bè.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH.

- GV mời một số HS trả lời CH trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Em hiểu “từng đàn chim áo trắng” là ai?

Trả lời: Đó là từng nhóm HS mặc áo trắng đồng phục trông như từng đàn chim.

+ Câu 2: Các bạn làm gì trong giờ ra chơi?

Trả lời: Các bạn ùa ra ngoài sân trường. Chỗ này những bạn gái chơi nhảy dây. Đằng kia những bạn trai chơi đá cầu.

+ Câu 3: Những từ ngữ nào cho thấy các bạn chơi với nhau rất vui?

Trả lời: Tiếng cười thoải mái / Niềm vui dâng náo nức.

+ Câu 4: Các bạn làm gì sau giờ ra chơi?

Trả lời: Trống báo đã hết giờ ra chơi, HS nhanh chóng xếp hàng vào lớp để bắt đầu một bài học mới.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Luyện tập về những tiếng bắt vần trong thơ.

Cách tiến hành:

4.1. BT 1 (Tìm những tiếng ở cuối dòng thơ bắt vần với nhau trong khổ thơ 2)

- GV yêu cầu HS đọc thầm, làm bài trong VBT.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả. GV chiếu lên bảng nội dung khổ thơ 2, mời HS đọc kết quả, GV ghi lại trên bảng lớp những tiếng bắt vần (bằng phấn màu khác nhau hoặc gạch chân 1 gạch / 2 gạch...):

Chỗ này những bạn gái

Chơi nhảy dây nhịp nhàng

Tiếng vui cười thoải mái

Chao nghiêng cánh lá bàng.

🡺 Tiếng gái bắt vần với mái. / Tiếng nhàng bắt vần với bàng.

4.2. BT 2 (Tìm những tiếng ở cuối dòng thơ bắt vần với nhau trong một khổ thơ còn lại – khổ thơ 1 hoặc 3 hoặc 4)

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài thơ, mỗi em chọn 1 khổ thơ, làm bài trong VBT: chỉ gạch chân tiếng bắt vần với nhau trong 1 khổ thơ. GV khuyến khích em nào làm nhanh có thể làm cả 3 khổ thơ.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả. GV chiếu lên bảng bài thơ, mời mỗi HS đọc kết quả tìm tiếng bắt vần trong 1 khổ thơ, GV ghi lại trên bảng lớp:

Khổ thơ 1: Tiếng “chơi” bắt vần với “ngồi”. / Tiếng “trắng” bắt vần với “nắng”.

Khổ thơ 3: Tiếng “trai” bắt vần với “mai”. / Tiếng “vút” bắt vần với “nức”.

Khổ thơ 4: Tiếng “lớp” bắt vần với “lớp”. / Tiếng “vàng” bắt vần với “trang”.

- GV: Các tiếng chơingồi, vútnức vần gần giống nhau những cũng được coi là bắt vần với nhau.

- HS lắng nghe, quan sát.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 YC của bài Chia sẻ.

- HS quan sát tranh và trao đổi ý kiến về các câu hỏi.

- 1 – 2 cặp HS hỏi – đáp, báo cáo kết quả:

+ Câu 1:

 HS 1: Các bạn rong bức tranh 1 đang làm gì?

 HS 2: Các bạn trong bức tranh 1 đang chơi trò chơi kéo co. Các bạn ở mỗi đội đều ra sức kéo mạnh sợi dây về bên đội mình.

+ Câu 2:

 HS 1: Trò chơi kéo co đòi hỏi người chơi những gì? Chọn các ý đúng.

 HS 2: Ý a và ý c đúng (Mọi người trong đội đều cố gắng. / Mọi người trong đội đều biết cách phối hợp với nhau). Nếu chỉ 1 người cố gắng thì không thắng được.

+ Câu 3:

 HS 1: Ngoài trò chơi kéo co, bạn còn biết những hoạt động nào cần có tập thể?

 HS 2: Ngoài trò chơi kéo co, những hoạt động cần có tập thể là múa hát tập thể, trực nhật, nhảy dây, nu na nu nống, trốn tìm, rồng rắn lên mây, bóng đá, bóng chuyền,...

- HS lắng nghe.

- HS nói những điều các em nhìn thấy trong hình minh họa bài Giờ ra chơi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc tiếp nối các khổ thơ. Cả lớp đọc thầm theo.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH.

- Một số HS trả lời CH trước lớp.

- Cả lớp và GV chốt đáp án.

- HS đọc thầm, làm bài trong VBT.

- Một số HS báo cáo kết quả. Cả lớp lắng nghe bạn trả lời và nghe GV chốt đáp án.

- HS đọc thầm bài thơ, làm bài vào VBT.

- Một số HS báo cáo kết quả, các HS còn lại lắng nghe. Sau đó cả lớp nghe GV chốt đáp án, sửa bài vào VBT.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe đọc, viết lại chính xác bài thơ Giờ ra chơi (khổ thơ 2, 3). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chư: mỗi dòng lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT điền chữ r, d, hoặc gi; BT lựa chọn: Điền chữ ch / tr, điền vần an / ang.

 Biết viết chữ C hoa cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dụng Chung tay làm đẹp trường lớp cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong những câu thơ, câu đố ở các BT chính tả.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ C.

- Mẫu chữ cái C viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe đọc, viết lại chính xác bài thơ Giờ ra chơi (khổ thơ 2, 3). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: mỗi dòng lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị

- GV nêu nhiệm vụ: Nghe GV đọc, viết lại bài Giờ ra chơi (khổ thơ 2, 3).

- GV mời 1 HS đọc lại khổ thơ 2, 3 trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

2.2.

- GV yêu cầu HS gấp SGK.

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài:

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi: gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì.

- GV chấm 5 – 7 bài, nêu nhận xét chung.

3. HĐ 2: Làm BT chính tả

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ r, d, hoặc gi; BT lựa chọn: Điền chữ ch / tr, điền vần an / ang.

Cách tiến hành:

3.1. Điền chữ r, d, hay gi? Giải câu đố (BT 2)

- GV yêu cầu 1 HS đọc BT; yêu cầu cả lớp làm bài vào vở Luyện viết 2.

- GV viết nội dung BT lên bảng (2 lần), mời 2 HS lên bảng làm BT.

- GV nhận xét, chốt đáp án: gieo, rải, ruộng, gieo. – Giải câu đố: Hạt mưa.

- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh khổ thơ đã điền chữ hoàn chỉnh.

3.2. BT lựa chọn: Điền chữ ch hay tr; điền vần an hay ang? – BT (3)

- GV chọn cho từng nhóm làm BT 3a hoặc 3b tùy lỗi phát âm các em thường mắc.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 3a: trâu – chân – chẳng. Giải câu đố: con rùa.

+ BT 3b: đàn – vàng – vang.

4. HĐ 3: Tập viết chữ hoa C

Mục tiêu: Biết viết chữ hoa C cỡ vừa và nhỏ. Viết đúng câu ứng dung Chung tay làm đẹp trường lớp cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

4.1. Quan sát và nhận xét:

- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ C hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? (Cao 5 li, có 6 ĐKN). Được viết bởi mấy nét? (Viết 1 nét).

- GV chỉ mẫu chữ, miêu tả: Nét viết chữ hoa C là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo vòng xoắn to ở đầu chữ.

- GV chỉ dẫn cách viết: Đặt bút trên ĐK 6, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ, phần cuối nét cong trái lượn vào trong; dừng bút trên ĐK 2. Chú ý: Nét cong trái lượn đều, không cong quá nhiều về bên trái.

- GV viết mẫu chữ C hoa cỡ vừa (5 dòng kẻ li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết để HS theo dõi.

4.2. GV yêu cầu HS viết chữ C hoa vào vở Luyện viết 2.

4.3. Viết câu ứng dụng

- GV cho HS đọc câu ứng dụng: Chung tay làm đẹp trường lớp.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:

+ Độ cao của các chữ cái: Chữ C hoa (cỡ nhỏ) và h, g, l, y cao mấy li? (2,5 li). Chữ đ, p cao mấy li? (2 li). Chữ t: cao 1,5 li. Những chữ còn lại (u, n, a, m, e, ư, ơ): 1 li.

+ Cách đặt dấu thanh: Dấu huyền đặt trên a, ơ. Dấu nặng đặt dưới e...

­- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- GV đánh giá 5 – 7 bài, nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc lại khổ thơ 2, 3 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS gấp SGK.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc BT, cả lớp làm bài vào vở Luyện viết 2.

- 2 HS lên bảng làm BT.

- HS lắng nghe, sửa bài vào vở.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS làm BT theo chỉ định của GV.

- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án cùng GV.

- HS quan sát, nhận xét cùng GV.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS quan sát và nhận xét.

- HS viết câu ứng dụng trong vở Luyện viết 2.

- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ

BÀI ĐỌC 2: PHẦN THƯỞNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 tiếng / phút.

 Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của truyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt, trở thành những con người nhân hậu, biết quan tâm, giúp đỡ người khác.

+ Năng lực văn học: Yêu quý, cảm phục người bạn tốt bụng trong câu chuyện.

2. Phẩm chất

- Biết nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn lịch sự, có văn hóa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài đọc hôm nay có tên gọi Phần thưởng. Các em cùng đọc bài để biết đó là phần thưởng dành cho ai, phần thưởng đó có gì đặc biệt, vì sao bạn đó được thưởng.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng. Ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 tiếng / phút.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài Phần thưởng, yêu cầu các HS còn lại đọc thầm theo.

- GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ 2 từ: bí mật, sáng kiến.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được diễn biến câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của truyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt, trở thành những con người nhân hậu, biết quan tâm, giúp đỡ người khác.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại truyện, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các CH.

- GV mời một số HS trả lời CH trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Câu chuyện kể về bạn Na. Na là một HS như thế nào?

Trả lời: Na rất tốt bụng, luôn giúp đỡ bạn bè nên ở lớp bạn nào cũng mến Na. Nhưng Na học chưa giỏi.

+ Câu 2: Theo em, điều bí mật được các bạn của Na bàn bạc là gì?

Trả lời: Các bạn đề nghị cô giáo khen thưởng Na vì lòng tốt của Na với mọi người.

+ Câu 3: Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được thưởng không? Vì sao?

Trả lời: Na xứng đáng được thưởng vì có tấm lòng tốt rất đáng quý. Trong trường, phần thưởng có nhiều loại: thưởng cho HS giỏi; thưởng cho HS có đạo đức tốt; thưởng cho HS tích cực tham gia các hoạt động lao động, văn nghệ, thể thao; thưởng cho những HS dũng cảm;...

+ Câu 4: Khi Na được phần thưởng:

a) Mọi người vui mừng như thế nào?

b) Mẹ của Na vui mừng như thế nào?

Trả lời:

a) Khi cô trao phần thưởng, Na vui mừng đến mức ngỡ mình nghe nhầm, đỏ bừng mặt. / Cô giáo và cả lớp vui mừng: tiếng vỗ tay vang dậy.

b) Khi cô trao phần thưởng, mẹ Na rất vui mừng: Mẹ lặng lẽ khóc và chấm khăn lên đôi mắt đỏ hoe.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Biết nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn lịch sự, có văn hóa.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc thầm và làm BT, tưởng tượng đoạn kết câu chuyện. Sau khi trao phần thưởng, cô giáo mời HS phát biểu ý kiến:

+ Nếu em là Na, em sẽ nói gì để cảm ơn cô giáo và các bạn?

+ Nếu em là một HS trong lớp, em sẽ nói gì để đáp lại lời Na?

- GV nhận xét.

- GV bổ sung: Phần thưởng cô giáo và cả lớp tặng bạn Na là phần thưởng cho lòng tốt, phần thưởng cho những HS biết quan tâm, yêu thương, giúp đỡ mọi người. Tấm lòng đó rất đáng trân trọng, đáng quý. Cuộc sống sẽ vô cùng tốt đẹp nếu xung quanh ta có nhiều người tốt bụng, nhân hậu.

- HS lắng nghe.

- HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài đọc. Các HS còn lại đọc thầm theo.

- 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ, các HS còn lại đọc thầm theo.

- HS đọc thầm lại truyện, thảo luận theo nhóm đôi để trả lời các CH.

- Một số HS trả lời CH trước lớp.

- HS và GV nhận xét, chốt đáp án.

- HS hoàn thành BT:

+ Nếu em là Na, em sẽ nói lời cảm ơn cô giáo và các bạn: Em cảm ơn cô và các bạn. / Em rất cảm ơn cô và các bạn đã động viên em.

+ Nếu là một HS trong lớp, em sẽ đáp lại lời Na: Bạn rất xứng đáng được nhận phần thưởng. / Chúng mình cảm ơn lòng tốt của bạn. /...

- HS lắng nghe GV nhận xét và bổ sung.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “PHẦN THƯỞNG”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào tranh và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn kể tiếp nối 3 đoạn cau chuyện Phần thưởng, kể toàn bộ câu chuyện.

 Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kể tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết tưởng tượng và nói lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong câu chuyện.

3. Phẩm chất

- Thể hiện tình cảm thân ái đối với bạn bè cùng lứa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài học

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Phần thưởng dựa theo tranh minh họa và gợi ý. Sau đó, tập kể toàn bộ câu chuyện hoặc kể 1 đoạn câu chuyện (đoạn 3) theo lời bạn Na. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào, nhóm nào nhớ nội dung câu chuyện, kể hay, biểu cảm.

2. HĐ 1: Kể chuyện trong nhóm

Mục tiêu: Tập kể chuyện trong nhóm.

Cách tiến hành:

a) Chuẩn bị (Kể tiếp nối từng đoạn, toàn bộ câu chuyện Phần thưởng – BT 1, 2)

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2 và các gợi ý dưới 3 tranh.

- GV chiếu lên bảng tranh minh họa và các gợi ý (như những điểm tựa) để HS kể từng đoạn câu chuyện. GV nhắc HS cần kể tự nhiên, có thể thêm suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật vào lời kể. VD, khi kể đoạn 2, HS có thể tưởng tượng vào giờ ra chơi, các bạn bàn với nhau những gì? (VD: Các bạn ơi, làm thế nào để bạn Na tốt bụng, đáng yêu như thế nào để cô có quà tặng Na). Rồi các bạn đến nói với cô giáo (VD: Cô ơi, bạn Na học chưa giỏi nhưng bạn ấy rất tốt bụng. Chúng em rất yêu quý bạn ấy. Mong cô hãy có phần thưởng cho bạn ấy vì lòng tốt ạ). Cô giáo nói gì? (VD: Sáng kiến của các em rất tuyệt. Na rất xứng đáng nhận phần thưởng. Cô đã chuẩn bị quà cho bạn ấy rồi).

b) Kể chuyện theo nhóm 3

- GV yêu cầu các nhóm dựa vào tranh minh họa và gợi ý, kể tiếp nối để hoàn thành câu chuyện (HS 1 kể đoạn 1. HS 2 kể đoạn 2. HS 3 kể đoạn 3):

+ GV yêu cầu lần kể đầu tiên, mỗi em có thể vừa kể vừa nhìn đoạn truyện trong SGK.

+ Lần kể thứ hai, đổi vai (HS 2 kể đoạn 1, HS 3 kể đoạn 2, HS 1 kể đoạn 3) để mỗi em đều có thể kể được toàn bộ câu chuyện. GV yêu cầu HS kể không nhìn SGK, để lời kể tự nhiên, trơn tru, kịp lượt lời.

3. HĐ 2: Kể chuyện trước lớp

Mục tiêu: Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung trước lớp.

Cách tiến hành:

a) Kể lại từng đoạn câu chuyện

- GV mời lần lượt vài nhóm 3 HS thực hành thi kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét, khen ngợi nhóm HS nhớ nội dung câu chuyện, phối hợp ăn ý, kể kịp lượt lời; lời kể linh hoạt, tự nhiên, biểu cảm.

b) Kể toàn bộ câu chuyện

- GV mời 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- GV mời thêm 1 – 2 HS khá, giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời bạn Na.

- GV cho cả lớp bình chọn HS, nhóm HS kể chuyện hay, hấp dẫn theo các tiêu chí: kể đúng nội dung / tiếp nối kịp lượt lời / tự nhiên, sinh động, biểu cảm.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT 1, 2 và các gợi ý dưới 3 tranh.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe, kể chuyện theo nhóm.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ

BÀI VIẾT 2: LẬP DANH SÁCH HỌC SINH

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Nắm được thông tin cần thiết của 4 – 5 bạn HS trong tổ. Lập được danh sách 4 – 5 bạn HS trong tổ theo mẫu đã học.

2. Phẩm chất

- Ý thức trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Gới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. Lập danh sách học sinh

Mục tiêu: Nắm được thông tin cần thiết của 4 – 5 bạn HS trong tổ. Lập được danh sách 4 – 5 bạn HS trong tổ theo mẫu đã học.

Cách tiến hành:

- GV chỉ mẫu bảng DSHS, nêu YC của BT.

- GV mời 1 HS đọc các gợi ý trong SGK.

- GV hướng dẫn HS làm bài theo các bước:

+ HS chọn 4 – 5 bạn HS trong lớp.

+ Xếp tên 4 – 5 bạn đó theo TT bảng chữ cái. Gặp từng bạn, hỏi thông tin và ghi lại: Họ, tên / Nam, nữ / Ngày sinh / Nơi ở (HS sẽ đi lại trong lớp). Nhắc HS mục Ngày sinh cần viết đầy đủ: ngày, tháng, năm sinh.

- GV đến từng bàn hướng dẫn, giúp đỡ HS.

- GV chiếu lên bảng bài làm của 5 – 7 HS, mời các em tự đọc bản DSHS mình đã lập. Sau đó GV và cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV kiểm tra, chữa thêm một số bài làm của HS.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- 1 HS đọc các gợi ý trong SGK.

- HS lắng nghe, hoàn thành BT.

- HS làm BT.

- HS trình bày bài làm trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ

GÓC SÁNG TẠO: THƠ TẶNG BẠN

(hơn 1,5 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Biết viết vài dòng thơ hoặc một đoạn văn tặng một người bạn. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh, ảnh bạn.

+ Năng lực văn học: Củng cố hiểu biết về vần trong thơ; tìm được vần trong thơ. Bước đầu biết làm một vài dòng thơ đơn giản có vần.

2. Phẩm chất

- Biết thể hiện sự quan tâm với bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Sản phẩm của HS năm trước do GV sưu tầm.

- Giấy A4, những mẩu giấy có dòng ô li (cắt hình chữ nhật hoặc hình ô van, cỡ 7 x 8 cm) đủ phát cho từng HS viết đoạn văn, thơ. Có thể viết vào trang vở HS có dòng kẻ ô li / VBT.

- Những viên nam châm để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- Ảnh người bạn của HS hoặc tranh bạn do HS tự vẽ; giấy màu, bút chì màu, bút dạ, kéo, hồ dán.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Qua bài Tập đọc Mít làm thơGiờ ra chơi, các em đã bước đầu hiểu thế nào là vần trong thơ. Tiết học hôm nay, các em sẽ tập tìm vần cho 2 bài thơ. Sau đó sẽ thực hành làm thơ như bạn Mít. Các em sẽ tập viết một vài dòng thơ tặng một người bạn mà em yêu quý. Nếu làm thơ khó, các em có thể viết một đoạn văn tặng bạn. Hi vọng với bài học này, lớp ta sẽ phát hiện ra những bạn có tài làm thơ, những thi sĩ của lớp.

2. HĐ 1: Tìm vần trong các bài thơ (BT 1)

Mục tiêu: Tìm được vần trong các bài thơ.

Cách tiến hành:

- GV mời HS 1 đọc câu lệnh và bài thơ Tình bạn chưa hoàn chỉnh, các từ cần điền để hoàn thành bài thơ.

- GV mời HS 2 đọc tiếp bài thơ Gấu qua cầu và các từ cần điền để hoàn thành bài thơ.

- GV yêu cầu HS làm bài nhóm đôi: trao đổi, tìm từ (có vần) hợp với ô trống của BT 1a và 1b, nối từ với ô trống thích hợp trong VBT.

- GV mời một số HS báo cáo kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Tình bạn

Gà cùng ngan, vịt

Chơi ở bờ ao

Chẳng may té nhào

Gà rơi xuống nước

Không chậm nửa bước

Ngan vịt chạy theo

Rẽ đám rong bèo

Vớt gà lên cạn.

b) Gấu qua cầu

... Không ai chịu nhường bước

Cãi nhau mãi không thôi

Chú nhái bén đang bơi

Ngẩng đầu lên mà bảo:

- Cái cầu thì bé tẹo

Ai cũng muốn qua mau

Nếu cứ cố tranh nhau

Thì có anh ngã chết

Bây giờ phải đoàn kết

Cõng nhau quay nửa vòng

Đổi chỗ thế là xong

Cả hai cùng qua được!

- GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 2 bài thơ đã điền vần hoàn chỉnh.

3. HĐ 2: Tập làm thơ hoặc viết đoạn văn về một người bạn (BT 2)

Mục tiêu: Biết làm thơ hoặc đoạn văn về một người bạn.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, đọc các gợi ý và mấy dòng thơ mẫu của HS.

- GV hỏi HS về các tiếng bắt vần với nhau trong dòng thơ M của HS.

- GV chốt đáp án: Tiếng Mai bắt vần với tài.

- GV nhắc HS nào không làm thơ thì có thể viết đoạn văn về người bạn mình yêu quý; khuyến khích HS viết sáng tạo, viết tự do, viết nhiều hơn 4 dòng thơ, nhiều hơn 5 câu văn (viết 4 – 5 câu là YC tối thiểu). Chú ý gắn tranh ảnh, trang trí đoạn văn.

- GV đi đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: Chỉ cho các em vị trí thích hợp để gắn tranh ảnh, gợi ý cách trang trí. GV nhắc HS chú ý đặt dấu chấm kết thúc câu.

- GV chữa một vài bài của HS.

4. HĐ 3: Giới thiệu, bình chọn sản phẩm (BT 3)

Mục tiêu: Giới thiệu sản phẩm trước lớp. Cả lớp tổ chức bình chọn sản phẩm.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu các bạn trong tổ, nhóm bình chọn sản phẩm (vòng sơ khảo) để thi với tổ, nhóm khác.

- GV đính lên bảng lớp 8 – 10 sản phẩm đã vào vòng 1 (theo Kĩ thuật Phòng tranh). GV mời HS lần lượt lên bảng giới thiệu sản phẩm. Sau khi mỗi em trình bày xong, GV và cả lớp vỗ tay, khen ngợi.

- GV yêu cầu HS trao tặng sản phẩm của mình cho bạn.

- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo.

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu lệnh và bài thơ Tình bạn chưa hoàn chỉnh, các từ cần điền để hoàn thành bài thơ.

- HS đọc tiếp bài thơ Gấu qua cầu và các từ cần điền để hoàn thành bài thơ.

- HS làm bài nhóm đôi.

- Một số HS báo cáo kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, sửa bài.

- Cả lớp đọc đồng thanh 2 bài thơ đã điền vần hoàn chỉnh.

- 1 HS đọc YC của BT 2, đọc các gợi ý và mấy dòng thơ mẫu của HS.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe GV chốt đáp án.

- HS hoàn thành BT.

- HS làm BT.

- HS lắng nghe.

- Các bạn trong tổ, nhóm bình chọn sản phẩm để thi với tổ khác.

- HS lần lượt lên giới thiệu sản phẩm. GV và cả lớp vỗ tay, khen ngợi.

- HS trao tặng sản phẩm của mình cho bạn.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ

TỰ ĐÁNH GIÁ

(10 – 15 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 3, Bài 4.

2. Phẩm chất

- Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài tự đánh giá.

2. HS đọc bảng tự đánh giá

Mục tiêu: HS đọc bảng tự đánh giá.

Cách tiến hành:

- GV mời từng cặp HS đọc tiếp nối nội dung bảng tự đánh giá theo dòng và cột.

- GV mời 1 HS lên bảng làm mẫu: đánh dấu vào dòng a ở 2 cột.

3. HS đánh dấu, tự đánh giá

Mục tiêu: Đánh dấu, tự đánh giá, rút kinh nghiệm cho các buổi học sau.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu v tự đánh giá trong VBT: những việc mình đã biết (cột trái) và những gì đã làm được (cột phải).

- HS lắng nghe.

- Từng cặp HS đọc tiếp nối nội dung bảng tự đánh giá theo dòng và cột.

- 1 HS lên bảng làm mẫu: đánh dấu vào dòng a ở 2 cột.

- HS đánh dấu tự đánh giá trong VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 5: NGÔI NHÀ THỨ HAI

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng bài thơ Cái trống trường em. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

 Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Cái trống trường em: Bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với ngôi trường của mình, được cụ thể qua hình ảnh cái trống.

+ Năng lực văn học:

 Nhận biết được nhân vật, hiểu được diễn biến các sự việc diễn ra trong câu chuyện.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu trường lớp, tình thân thiết với thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời CH phần Chia sẻ.

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Em hãy đọc tên Bài 5 và đoạn: Ngôi nhà thứ hai là gì?

Trả lời: Ngôi nhà thứ hai là trường lớp.

+ BT 2: Nói những điều em quan sát được trong mỗi bức tranh dưới đây:

a) Mỗi bức tranh tả cảnh gì?

b) Có những ai trong tranh? Họ đang làm gì?

Trả lời:

a) Bức tranh 1 tả cảnh các bạn HS trong lớp đang hăng hái học tập.

Bức tranh 2 tả cảnh các bạn HS đang biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

Bức tranh 3 tả cảnh các bạn HS đang chăm sóc vườn rau.

Bức tranh 4 tả cảnh bạn HS đang ở phòng y tế của trường đo huyết áp.

b) Tranh 1 có các bạn HS trong tranh.

Tranh 2 có các bạn HS trong tranh.

Tranh 3 có các bạn HS trong tranh.

Tranh 4 có bạn HS và cô phụ trách y tế trong tranh.

BÀI ĐỌC 1: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại, ở các trường học, khi báo hiệu bắt đầu hay kết thúc một tiết học, đã có chuông báo hiệu. Tuy nhiên, cái trống vẫn chiếm một vị trí quan trọng và trở thành một biểu tượng cho sự khởi đầu. Trống trường vẫn được sử dụng để báo hiệu cho các giờ học, giờ ra chơi, cho các hoạt động thể dục. Đặc biệt, để bắt đầu một năm học mới, các em được thấy thầy/cô hiệu trưởng đánh trống trường. Buổi học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài thơ Cái trống trường em.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài đọc.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV giải thích nghĩa của từ ngữ trong VB:

+ Ngẫm nghĩ: nghĩ đi nghĩ lại kỹ càng.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

- GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án:

+ BT 1: Xếp các từ ngữ chỉ hoạt động, cảm xúc của nhân vật “trống” vào ô thích hợp.

Câu hỏi

Vào mùa hè

Vào năm học mới

Cái trống làm gì? (Hoạt động)

ngẫm nghĩ, nằm, nghỉ, nghiêng đầu

thấy, gọi

Cái trống thế nào (Cảm xúc)

buồn

mừng vui

+ BT 2: Tìm các từ ngữ:

a) Nói về tình cảm, cảm xúc của em khi bước vào năm học mới.

Bài làm: Vui, phấn khởi, háo hức,...

b) Nói về hoạt động của em trong năm học mới.

Bài làm: Học tập, đi thực tế, tham gia biểu diễn văn nghệ,...

5. HĐ 4: HTL 3 khổ thơ đầu

Mục tiêu: HTL được 3 khổ thơ đầu.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS HTL từng khổ thơ theo cách xóa dần những chữ trong từng khổ thơ, để lại những chữ đầu mỗi dòng thơ. Rồi xóa hết, chỉ giữ chữ đầu mỗi khổ thơ. Cuối cùng, xóa toàn bộ.

- GV yêu cầu các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 1, 2, 3.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ. GV khuyến khích những HS giỏi HTL cả bài.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

- HS thảo luận theo cặp, trả lời CH.

- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- Các nhóm đọc bài trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Bài thơ là lời của ai?

 HS 2: Bài thơ là lời của bạn nhỏ.

+ Câu 2:

 HS 2: Ở khổ thơ 2, bạn HS xưng hô, trò chuyện thân mật như thế nào với cái trống?

 HS 1: Ở khổ thơ 2, bạn HS xưng hô, trò chuyện thân mật với cái trống:

o xưng hô: Trống – Bọn mình

o Hỏi gần gũi, thân mật như người bạn: “Buồn không hả trống”.

+ Câu 3:

 HS 1: Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn HS với cái trống, với ngôi trường như thế nào?

 HS 2: Tình cảm của bạn HS với cái trống, với ngôi trường: thân thiết, gắn bó, quan tâm.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

- HS lên bảng báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, sửa bài.

- HS HTL theo GV hướng dẫn.

- Các tổ đọc thuộc lòng tiếp nối các khổ thơ 1, 2, 3.

- Cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 5: NGÔI NHÀ THỨ HAI

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Dậy sớm. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT điền l / n, i / iê, en / eng.

 Biết viết chữ cái D viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Diều sáo bay lưng trời cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ D.

- Mẫu chữ cái D viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Dậy sớm. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Dậy sớm.

- GV đọc mẫu 1 lần bài thơ.

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:

+ Về nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh buổi sớm và hình ảnh bạn nhỏ dậy sớm đến trường, ngắm nhìn núi và có những suy nghĩ ngộ nghĩnh.

+ Về hình thức: Bài thơ có 2 khổ thơ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài:

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Điền chữ l hay n, i hay , en hay eng? (BT2)

Mục tiêu: Làm đúng BT điền l / n, i / iê, en / eng.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- GV mời 3 HS lên bảng làm BT chọn l / n, e / iê, eng / eng.

- GV chữ bài:

+ Chữ l / n:

Giờ chơi vừa mới điểm

Gió nấp đâu ùa ra,

Làm nụ hồng chúm chím

Bật cười quá, nở hoa.

+ Chữ i / iê:

Cây bàng lá nõn xanh ngồi

Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiu

Đường xa gánh nặng sớm chiều

Kê cái đòn gánh bao nhiêu người ngồi.

+ Vần en / eng:

Xen giữa khóm hoa treo ở góc tường là một chiếc chuông gió. Gió thổi nhè nhẹ, chuông kêu leng keng nghe thật vui tai.

4. HĐ 3: Tập viết chữ D hoa

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa D

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu D:

+ Đặc điểm: cao 5 li, 6 ĐKN, chỉ viết 1 nét.

+ Cấu tạo: Nét viết chữ hoa D là kết hợp của hai nét cơ bản: Nét lượn hai đầu dọc và cong phải nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.

+ Cách viết: Đặt bút trên ĐKN 6, viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong phải, tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong. Dừng bút trên ĐK 5. Chú ý phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ.

- GV viết chữ D lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Diều sáo bay lưng trời.

- GV giúp HS hiểu: Cụm từ nói về hình ảnh diều bay lưng trời và tiếng sáo diều ngân nga ra khắp nơi như cũng cùng diều bay lưng trời.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: D, b, y, l, g.

 Chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, ê, u, s, a, o, a, ư, n, ơ.

- GV viết mẫu chữ Diều trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu).

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết chữ D cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Diều sáo bay lưng trời cỡ nhỏ vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS nghe nhiệm vụ.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS soát lỗi.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, nhận xét, lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT.

- HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- 3 HS lên bảng hoàn thành BT.

- HS lắng nghe, chữa bài vào VBT.

- HS quan sát và nhận xét chữ mẫu D.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ D cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Diều sáo bay lưng trời cỡ nhỏ vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 5: NGÔI NHÀ THỨ HAI

BÀI ĐỌC 2: TRƯỜNG EM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Trường của Hà đã được xây mới khang trang, trở thành ngôi nhà thứ hai của Hà và các bạn.

 Biết đặt câu giới thiệu đồ vật xung quanh theo mẫu Ai làm gì?.

+ Năng lực văn học: Nắm bắt được cách kể chuyện và trọng tâm của câu chuyện.

2. Phẩm chất

- Biết yêu quý trường lớp, tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Trường em sẽ giúp các em hiểu ngôi trường mới của Hà có những gì khiến cho các bạn yêu thích.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Trường em.

- GV mời 2 HS lần lượt đọc từ ngữ phần giải thích từ ngữ trước lớp: tưởng tượng, khang trang.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm ba: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm ba.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Trường của Hà đã được xây mới khang trang, trở thành ngôi nhà thứ hai của Hà và các bạn.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp theo hình thức phỏng vấn.

- GV chốt đáp án:

+ Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy Hà và các bạn rất háo hức mong chờ ngôi trường mới.

Trả lời: Hà và các bạn thường trò chuyện về ngôi trường đang xây và tưởng tượng biết bao điều.

+ Câu 2: Hà và các bạn thích những gì ở ngôi trường mới?

Trả lời: Hà và các bạn thích khu vườn trường có đủ các loại cây. Cạnh vườn trường là thư viện xanh với rất nhiều cuốn sách hay. Đó là nơi các bạn Hà hẹn nhau sau mỗi buổi học.

+ Câu 3: Theo em, vì sao trường mới trở thành “ngôi nhà thứ hai” của Hà và các bạn?

Trả lời: Trường mớ trở thành “ngôi nhà thứ hai” của Hà và các bạn vì Hà và các bạn đã rất mong ngóng ngôi trường mới. Ngoài ra, ngôi trường còn có những địa điểm mà Hà và các bạn yêu thích, gắn bó, tạo ra nhiều kỷ niệm.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết đặt câu giới thiệu đồ vật xung quanh theo mẫu Ai làm gì?.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a) Học sinh trò chuyện về ngôi trường đang xây.

🡪 Học sinh làm gì?

b) Các bạn hẹn nhau ở thư viện sau mỗi buổi học.

🡪 Các bạn làm gì?

+ BT 2: Theo em, các bạn học sinh sẽ làm gì để ngôi trường mới luôn đẹp?

Trả lời:

 Các bạn sẽ luôn giữ gìn vệ sinh chung.

 Các bạn sẽ thay phiên nhau trực nhật.

 Các bạn sẽ vận động mọi người giữ gìn ngôi trường luôn mới và đẹp.

 v.v...

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 2 HS lần lượt đọc từ ngữ phần giải thích từ ngữ trước lớp.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp.

+ HS đọc theo nhóm ba.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- Cả thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp theo hình thức phỏng vấn.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 5: NGÔI NHÀ THỨ HAI

LUYỆN NÓI VÀ NGHE

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: NL giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Biết đặt mình vào các tình huống để nói lời phù hợp.

 Biết phối hợp lời nói với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kế. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ (ham học hỏi), tự tin, biết nhận lỗi khi mắc sai lầm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ thực hành trao đổi dựa vào các tình huống. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào trao đổi tốt nhất.

2. Thực hành trao đổi

2.1. HĐ 1: Nói lời trong các tình huống (BT 1)

Mục tiêu: HS biết đặt mình vào các tình huống, nói lời phù hợp.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của BT 1 và các gợi ý.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, hoàn thành BT.

- GV gọi lần lượt các cặp HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

2.2. HĐ 2: Giới thiệu về ngôi trường của mình

Mục tiêu: Biết giới thiệu về ngôi trường.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 2.

- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp, hoàn thành BT.

- GV gọi một số HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc trước lớp YC của BT 1 và các gợi ý:

Nói lời của em trong các tình huống sau:

a) Trước khi đi học, bố mẹ nhắc em hôm nay ở lớp cần mạnh dạn phát biểu ý kiến. Em chào và hứa với bố mẹ điều gì?

b) Em hứa mang cho bạn mượn quyển sách. Khi gặp bạn, em sẽ chào và nói gì với bạn:

- Nếu em có mang quyển sách đó cho bạn mượn?

- Nếu em quên mang quyển sách đó cho bạn mượn?

- HS làm việc nhóm đôi, hoàn thành BT.

- Lần lượt các cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét. VD:

a) Hôm nay ở lớp con sẽ mạnh dạn phát biểu ý kiến. Con chào bố mẹ con đi học.

b)

Tớ mang cho cậu mượn quyển sách này!

Tớ quên mất, xin lỗi cậu nhé. Mai tớ sẽ đem cho cậu mượn.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 2.

- HS hoạt động theo cặp, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. VD:

Chào cậu đã đến thăm trường tớ! Đây là trường Tiểu học Ban Mai. Tớ rất thích phòng thể thao của trường. Ở đấy, hàng ngày, cứ đến giờ ra chơi là chúng tớ lại vào đó để chơi đá cầu, nhảy dây, đánh bóng bàn. Đi học mà như đi chơi. Vui lắm. Để tớ dẫn cậu đến phòng thể thao nhé!

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 4: EM YÊU BẠN BÈ

BÀI VIẾT 2: VIẾT ĐỀ NGHỊ CỦA EM

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

 Biết viết đúng chính tả những tên riêng.

 Biết viết ra nguyện vọng và đề nghị.

2. Phẩm chất

- Biết thể hiện nguyện vọng và đề nghị của bản thân chân thành, tôn trọng người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2.1. HĐ 1: Viết đúng chính tả tên riêng

Mục tiêu: Biết viết đúng chính tả tên riêng.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 1.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Lê học ở Trường Tiểu học Kim liên, quận Đống đa.

🡪 Lê học ở trường Tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa.

b) Nam học ở Trường Tiểu học Vĩnh xuân, huyện trà Ôn.

🡪 Nam học ở trường Tiểu học Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn.

2.2. HĐ 2: Viết đề nghị

Mục tiêu: Biết viết ra nguyện vọng và đề nghị.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT 2: BT cho sẵn nội quy của trường học. Em hãy đọc bản nội quy học sinh đó. Nếu có ý kiến, đề nghị gì, em hãy ghi vào mục Đề nghị của em.

- GV giải thích Nội quy: những quy định để bảo đảm trật tự trong trường học, cơ quan hoặc nơi công cộng.

- GV mời 1 HS đọc to bản Nội quy học sinh trước lớp.

- GV mời 1 HS khác đọc phần YCBT.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 1: Viết lại cho đúng chính tả những tên riêng viết chưa đúng.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to bản Nội quy học sinh trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- 1 HS đọc phần YCBT, cả lớp đọc thầm theo: giả sử thầy (cô) hiệu trưởng hỏi nguyện vọng của học sinh, em sẽ đề nghị bổ sung điều gì vào bản nội qu trên? Viết đề nghị của em.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày bài làm trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 5: NGÔI NHÀ THỨ HAI

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VỀ TRƯỜNG HỌC

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Tìm tòi, đọc sách.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp.

 Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong 2 tiết học (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2).

+ Năng lực văn học:

 Nhận biết bài văn xuôi, thơ.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với ngôi trường mình đang học.

3. Phẩm chất

- Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo.

- Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

- Truyện đọc lớp 2 – NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đọc sách báo viết về trường học.

2. HĐ 1: Tìm hiểu YC của bài học

Mục tiêu: Tìm hiểu và hoàn thành yêu cầu bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS lần lượt đọc YC của 3 BT.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, YC mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến (có thể là truyện, thơ, sách khoa học, truyện tranh, Truyện đọc lớp 2).

- GV mời một vài HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB.

2. HĐ 2: Tự đọc sách

Mục tiêu: Hình thành thói quen tự đọc sách.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT 2.

- GV yêu cầu HS đọc truyện mình đem đến lớp. Với những HS không đem truyện đến lớp, GV yêu cầu cá em đọc hai câu chuyện trong SGK: Đóa hoa rừng, Ngôi trường xanh.

3. HĐ 3: Đọc cho các bạn nghe

Mục tiêu: Tự tin đọc truyện trước lớp cho các bạn nghe.

Cách tiến hành:

- GV mời một số HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. GV lưu ý HS có thể đọc một đoạn/ bài ngắn.

- Sau khi HS đọc xong, GV đề nghị cả lớp vỗ tay, tuyên dương bạn. GV tổ chức cho cả lớp thảo luận, các bạn bên dưới có thể đặt CH.

4. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV nhắc HS ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài học mới.

- 3 HS lần lượt đọc YC của 3 BT.

- Mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến.

- Một vài HS giới thiệu với các bạn quyển sách của mình.

- HS lắng nghe.

- HS đọc truyện.

- Một số HS đứng trước lớp, đọc cho cả lớp nghe.

- Cả lớp vỗ tay, tuyên dương. Cả lớp thảo luận.

- HS lắng nghe, ghi nhớ chuẩn bị cho tiết học sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: SÂN TRƯỜNG EM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài: cảm xúc của bạn học sinh khi sắp đến ngày tựu trường.

 Biết đặt câu giới thiệu đồ vật xung quanh theo mẫu Ai làm gì?.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với thực tế.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu với mái trường, thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi giải ô chữ.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1:

3) Viết

4) Trường học

7) Chào cờ

8) Khai giảng

9) Cô giáo

+ BT 2: Mái trường.

BÀI ĐỌC 1: SÂN TRƯỜNG EM

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Ở những bài học trước, chúng ta đã học bài thơ Cái trống trường em nói về tình cảm của cái trống đối với các bạn HS, trong đó có sự vui mừng khi gặp lại các bạn HS vào ngày tựu trường. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cảm xúc của bạn HS khi đến ngày tựu trường nhé.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài đọc.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: tựu trường, xao xuyến.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

- GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án:

+ BT 1: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Làm gì? trong câu chuyện “Chúng em học bài mới.”.

Trả lời:

Ai?: Chúng em.

Làm gì?: học bài mới.

+ BT 2: Đặt một câu nói về hoạt động của em trên sân trường trong ngày tựu trường.

Trả lời: Ngày tựu trường, em đến nhận lớp, gặp bạn bè, thầy cô.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung 2 BT trong SGK.

- HS chơi trò chơi giải ô chữ.

- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: tựu trường, xao xuyến.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Những chi tiết nào tả sân trường, lớp học vắng lặng trong những ngày hè?

 HS 2: chiếc bảng đen mơ về phấn trắng, chỉ có tiếng lá cây thì thầm cùng bóng nắng.

+ Câu 2:

 HS 1: Bạn HS tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác như thế nào trong ngày tựu trường?

 HS 2: Bạn HS tưởng tượng sân trường sẽ đổi khác trong ngày tựu trường: lại ngập tràn những niềm vui xao xuyến.

+ Câu 3:

 HS 1: Những ai, những gì đang mời gọi, mong chờ bạn HS bước vào năm học mới?

 HS 2: Tiếng trống trường, thầy cô đang mời gọi, mong chờ bạn HS bước vào năm học mới.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

- HS lên bảng báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài văn Ngôi trường mới. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài văn: chữ đầu mỗi câu viết hoa. Chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô.

 Làm đúng BT điền s / x, dấu hỏi / dấu ngã.

 Biết viết chữ cái Đ viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ Đ.

- Mẫu chữ cái Đ viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài văn Ngôi trường mới. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài văn: chữ đầu mỗi câu viết hoa. Chữ đầu đoạn viết hoa, lùi vào 1 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài văn Ngôi trường mới.

- GV đọc mẫu 1 lần bài văn.

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài văn, cả lớp đọc thầm theo.

- GV nói về nội dung và hình thức của bài văn:

+ Về nội dung: Bài văn nói về tình cảm của tác giả đối với mái trường và những hình ảnh thân thương như cô giáo, bạn nhỏ, chiếc thước kẻ, chiếc bút chì,...

+ Về hình thức: Đoạn văn gồm 5 câu. Trong đó có 3 câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm than.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài:

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ s hoặc x, chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã (BT 2)

- GV mời 1 HS đọc YC của BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- GV mời 2 HS lên bảng làm BT.

- GV chữa bài:

a) Em chọn chữ (s hoặc x) phù hợp với ô trống. Giúp bạn Sơn tìm đường đến trường, biết rằng đường đến trường được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s.

+ GV hướng dẫn HS: BT a gồm 2 lệnh: 1. Chọn chữ phù hợp với ô trống. 2. Chọn các từ có chữ s để tìm đường đến trường cho bạn Sơn:

 Xôi lạc, cây xanh, hoa sen, bò sữa, máy xay, quyển sách.

 Đường đến trường cho bạn Sơn: quyển sách 🡪 hoa sen 🡪 bò sữa.

b) Em chọn dấu thanh (dấu hỏi hoặc dấu ngã) phù hợp với chữ in đậm. Giúp bạn Thủy tìm đường đến trường, biết rằng đường đên trường được đánh dấu bằng các tiếng có dấu hỏi:

+ GV hướng dẫn HS: BT b gồm 2 câu lệnh: 1. chọn dấu thanh phù hợp với chữ in đậm. 2. Giúp bạn Thủy tìm đường đến trường.

 thước kẻ, vẽ, thỏ, vỗ tay, nhãn, bưởi.

 Đường đến trường của bạn Thủy: thước kẻ, thỏ, bưởi.

4. HĐ 3: Tập viết chữ Đ hoa

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa Đ

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu Đ:

+ Chữ Đ hoa cao 5 li (6 ĐKN), đặc điểm viết 2 nét.

+ Cấu tạo:

 Nét 1: tương tự như khi viết chữ hoa D.

 Nét 2: thẳng ngang ngắn.

+ Cách viết:

 Nét 1: Viết liền một nét để tạo thành chữ hoa D. Đặt bút trên ĐKN 6. Viết nét lượn hai đầu theo chiều dọc. Sau đó chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Phần cuối nét cong lượn hẳn vào trong, dừng bút trên ĐKN 5. Chú ý phần cuối nét cong rộng vừa phải, cân đối với chân chữ.

 Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống ĐKN 3 (gần ở thân chữ) viết nét thẳng ngang ngắn. Nét viết trùng đường kẻ để thành chữ hoa Đ.

- GV viết chữ Đ lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

- GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng là một trong 5 điều Bác Hồ dạy các em HS, phải biết đoàn kết trong một tập thể và giữ được kỷ luật.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: Đ, k, l.

 Chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: o, a, n, ê, ô, u, â.

- GV viết mẫu chữ Đoàn trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu).

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết chữ Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc bài văn, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại bài lần cuối.

- HS tự chữa lỗi.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT.

- HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- 2 HS lên bảng làm BT.

- HS lắng nghe, chữa bài vào VBT.

- HS quan sát và nhận xét chữ mẫu Đ.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ Đ cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM

BÀI ĐỌC 2: CHẬU HOA

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện là lời nhắc nhở con người phải biết quan tâm, yêu thương vạn vật, đồng thời biết nhận ra lỗi lầm của mình.

 Nhận biết được lời xin lỗi và biết cách nói lời xin lỗi.

+ Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện (VD: thầy giáo không trách phạt các bạn mà chỉ để cho các bạn nhận ra hậu quả mình đã gây ra; các bạn đã nhận ra lỗi lầm của mình và sửa sai).

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, làm những điều có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Chậu hoa sẽ giúp các em hiểu: Cần phải biết yêu thương vạn vật xung quanh, biết nhận ra lỗi lầm của mình cũng như khi người khác phạm sai lầm, ta hãy nhẹ nhàng khuyên giải.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Chậu hoa.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện:

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- GV đặt CH và mời một số HS trả lời:

+ Câu 1: Chuyện gì xảy ra ngoài hành lang khi thầy giáo đang viết bài?

Trả lời: Khi thầy giáo đang viết bài thì ngoài hành lang có chậu hoa bị làm vỡ.

+ Câu 2: Thầy giáo nói gì với nhóm học trò đang vây quanh?

Trả lời: Thầy giáo nói với nhóm học trò đang vây quanh: “Trước hết, phải cứu cây hoa đã”.

+ Câu 3: Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói gì?

Trả lời: Các bạn trong lớp tưởng tượng cây hoa nói: “Các bạn có thương tôi không?”, “Tôi sẽ không nở hoa được nữa!”,...

+ Câu 4: Em có thích cách giải quyết sự việc của thấy giáo không? Chọn câu trả lời của em:

a) Không, vì thầy chưa làm rõ ai mắc lỗi nặng hơn.

b) Có, vì thầy đã hướng suy nghĩ của học sinh vào việc cứu cây hoa.

c) Có, vì thầy tránh cho Huy và Lân phải tranh cãi xem ai có lỗi.

Trả lời: GV hướng dẫn HS câu trả lời b và c.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được lời xin lỗi và biết cách nói lời xin lỗi.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Tìm lời xin lỗi của Huy trong câu chuyện.

Trả lời: “Em xin lỗi thầy. Nhưng tại bạn Lân đẩy em đấy ạ.”.

+ BT 2: Sau khi nghe thầy nói, Lân đã nhận ra lỗi của mình. Theo em:

a) Lân nên xin lỗi những ai?

b) Lân xin lỗi như thế nào?

c) Người được Lân xin lỗi sẽ nói gì?

Trả lời:

a) Lân nên xin lỗi cây hoa, chậu hoa, xin lỗi thầy và các bạn.

b) Lân xin lỗi bằng sự ăn năn, chân thành mong được tha thứ.

c) Người được Lân xin lỗi sẽ nói về lỗi mà Lân gây ra khiến họ đã cảm thấy như thế nào, và vẫn tha thứ cho Lân.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

- 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- HS trả lời CH trước lớp.

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CHẬU HOA”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Chậu hoa, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; HS khá, giỏi bước đầu biết tưởng tượng và nói lại một câu nói hoặc ý nghĩ của nhân vật trong câu chuyện.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, làm những điều có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện Chậu hoa. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu cảm.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Phân vai đọc lại câu chuyện Chậu hoa

Mục tiêu: HS đọc phân vai, nhập vai vào cac nhân vật để diễn tả lại câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV mời 5 HS đóng vai người dẫn chuyện thầy giáo, bạn Lân, bạn Huy, cây hoa để đọc phân vai câu chuyện Chậu hoa. GV lưu ý cả lớp đọc và nhớ câu chuyện.

2.2. HĐ 2: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn của câu chuyện

Mục tiêu: Kể từng đoạn câu chuyện và có thể kể tiếp câu chuyện sau khi bạn khác kể xong.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của BT 2, đọc các gợi ý dưới mỗi tranh.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, dựa vào câu gợi ý để kể lại câu chuyện.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, tập kể lại câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý.

- GV chiếu các bức tranh lên bảng, mời một số HS kể từng đoạn của câu chuyện.

- GV và cả lớp nhận xét, khen ngợi các bạn.

2.3. HĐ 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

Cách tiến hành:

- GV khuyến khích HS xung phong lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- 5 HS đọc phân vai trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- 1 HS đọc trước lớp YC của BT 2, đọc các gợi ý dưới mỗi tranh. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe GV hướng dẫn, quan sát tranh, dựa vào các gợi ý để kể lại câu chuyện.

- HS thảo luận nhóm 4, tập kể lại câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý.

- Một số HS kể từng đoạn của câu chuyện.

- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi các bạn.

- HS xung phong lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM

BÀI VIẾT 2: VIẾT LỜI XIN LỖI

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết nói lời xin lỗi và lời đáp dựa vào các bức tranh.

+ Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một lần có lỗi và xin lỗi người khác.

2. Phẩm chất

- Biết nhận lỗi, xin lỗi, mong được người khác tha thứ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay giúp các em biết nói lời xin lỗi và lời đáp, giúp các em biết cách viết một đoạn văn kể về một lần em có lỗi với ai đó và em xin lỗi người đó.

2. HĐ 1: Nói lời xin lỗi và lời đáp của các nhân vật trong mỗi bức tranh

Mục tiêu: Biết nói lời xin lỗi và lời đáp của các nhân vật trong mỗi bức tranh.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của BT trước lớp.

- GV gọi một số HS nói về nội dung trong các bức tranh.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Tranh 1: Một bạn nam vô ý giẫm phải chân và làm tuột giầy của một bạn nữ.

+ Tranh 2: Bạn nhỏ chơi bóng, vô tình làm vỡ bình hoa của mẹ.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, một bạn đóng vai người nói lời xin lỗi, một bạn đóng vai người nói lời đáp.

- GV mời một số cặp HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

3. HĐ 2: Viết 4 – 5 câu kể về một lần em có lỗi với ai đó (bố mẹ, thầy cô, anh chị em, bạn bè,...) và em xin lỗi người đó

Mục tiêu: HS biết viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một lần em có lỗi với ai đó và em xin lỗi người đó.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp.

- GV hướng dẫn HS: Đoạn văn cần nêu lên tình huống lúc đó. Lỗi em đã gây ra. Phản ứng, thái độ của người em đã gây ra lỗi. Em đã xin lỗi người đó như thế nào. Người đó có tha thứ cho em không?

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành đoạn văn. GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- GV mời một số HS làm bài trên bảng, yêu cầu cả lớp nhận xét.

- GV chữa bài, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to yêu cầu của BT trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- Một số HS nói về nội dung trong các bức tranh.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành BT. VD:

+ Tranh 1:

 Tớ xin lỗi đã giẫm phải giầy của bạn. Mong bạn tha lỗi cho tớ nhé!

 Được rồi!

+ Tranh 2:

 Con xin lỗi mẹ. Con chơi bóng vô tình làm vỡ bình hoa. Con không cố ý đâu! Lần sau con sẽ chú ý cẩn thận hơn. Mẹ tha thứ cho con nhé.

 Lần sau con phải cẩn thận hơn nhé.

- Một số cặp HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS làm bài trên bảng, cả lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM

GÓC SÁNG TẠO: NGÔI TRƯỜNG MƠ ƯỚC

(hơn 55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo để tự giới thiệu.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Tạo lập văn bản đa phương thức: HS viết được một đoạn văn tự giới thiệu chân thực về bản thân. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh tự vẽ hoặc hình cắt dán.

+ Năng lực văn học: Biết chọn một số thông tin nổi bật để giới thiệu về ngôi trường mơ ước; biết tạo lập một văn bản đa phương thức (viết, vẽ hoặc dán ảnh) chân thật, hồn nhiên. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp để bình chọn những đoạn viết hay, tranh vẽ đẹp.

2. Phẩm chất

- Từ bài viết, hiểu hơn về bản thân, có ý thức về bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc YC của 2 BT.

- GV hướng dẫn HS:

+ Với BT 1, em hãy tưởng tượng ngôi trường em mơ ước, viết 4 – 5 câu miêu tả ngôi trường đó. Sau đó em hãy vẽ tranh minh họa để chuẩn bị giới thiệu với các bạn.

+ Với BT 2, sau khi đã hoàn thành xong BT 1, các em sẽ giới thiệu với các bạn về sản phẩm của mình. Sau đó cả lớp sẽ bình chọn ra đoạn văn viết hay nhất, bức tranh vẽ đẹp nhất.

3. HĐ 2: Làm bài

Mục tiêu: Hoàn thành BT.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn và vẽ tranh minh họa.

- GV đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: nhắc HS đặt dấu chấm kết thúc câu; chỉ cho các em vị trí thích hợp để vẽ tranh, v.v...

4. HĐ 3: Bình chọn và giới thiệu sản phẩm trước lớp

Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ, lựa chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp để thi đua với các tổ khác.

- GV đính lên bảng lớp 8 – 9 sản phẩm được chọn như Phòng tranh.

- GV mời lần lượt các HS tiếp nối nhau giới thiệu về bức tranh bằng đoạn văn mình đã viết.

- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn.

- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo. Khuyến khích HS mang sản phẩm về nhà khoe với người thân. GV gắn sản phẩm được đánh giá cao lên vị trí trang trọng ở góc lớp suốt tuần.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc YC của 2 BT.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS hoàn thành BT.

- HS nghe GV hướng dẫn, hoàn thành BT.

- HS thảo luận theo tổ, lựa chọn sản phẩm có nội dung hay, hình ảnh đẹp để thi đua với các tổ khác.

- HS quan sát.

- HS tiếp nối nhau giới thiệu về bức tranh bằng đoạn văn mình đã viết.

- Cả lớp bình chọn.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 6: EM YÊU TRƯỜNG EM

TỰ ĐÁNH GIÁ

(15 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 5, Bài 6.

2. Phẩm chất

- Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giao nhiệm vụ cho HS

Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / ­– (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).

- GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.

3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

- HS HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.

- HS làm BT.

- HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- HS quan sát, lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 7: THẦY CÔ CỦA EM

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CÔ GIÁO LỚP EM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng bài thơ Cô giáo lớp em. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

 Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Cô giáo lớp em: Bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với cô giáo của mình.

 Biết cách sử dụng một số từ ngữ thể hiện tình cảm.

 Nhận biết các từ ngữ chỉ hoạt động

 Biết đặt câu theo mẫu Ai làm gì?.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

 Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động học tập, thể hiện tình cảm với thầy cô giáo.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV đặt CH gợi dẫn: Các em biết những bài hát nào về thầy cô?

- GV tổ chức cho cả lớp hát một bài hát về thầy cô.

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, dẫn dắt: Trong bài đầu tiên của chủ điểm mới, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem cô giáo trong bài Cô giáo lớp em đã dạy các bạn nhỏ điều gì nhé.

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài thơ Cô giáo lớp em không chỉ nói về những điều cô giáo đã dạy các bạn nhỏ mà còn cho các em hiểu được những suy nghĩ, tình cảm của các bạn nhỏ đối với cô giáo của mình.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Cô giáo lớp em.

- GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ: ghé, ngắm.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một HS đối với cô giáo của mình.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết từ ngữ chỉ hoạt động và biết đặt câu theo mẫu Ai làm gì?.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Dựa vào bài thơ, hãy xếp các từ ngữ sau vào nhóm phù hợp:

Đáp án:

a) Từ ngữ chỉ hoạt động của cô giáo: dạy, mỉm cười, giảng.

b) Từ ngữ chỉ hoạt động của học sinh: chào, đáp, thấy, học, viết, ngắm.

+ BT 2: Mỗi bộ phận câu in đậm dưới đây trả lời cho câu hỏi nào?

a) Các bạn học sinh chào cô giáo.

b) mỉm cười thật tươi.

c) Cô dạy em tập viết.

d) Học sinh học bài.

Đáp án:

a) Bộ phận in đậm chào cô giáo trả lời cho câu hỏi Làm gì?.

b) Bộ phận in đậm trả lời cho câu hỏi Ai?.

c) Bộ phận in đậm dạy em tập viết trả lời cho câu hỏi Làm gì?.

d) Bộ phận in đậm học bài trả lời cho câu hỏi Làm gì?.

- HS lắng nghe, trả lời CH.

- Cả lớp hát một bài hát về thầy cô.

- 1 HS đọc to YC của BT 2.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Tìm khổ thơ ứng với mỗi ý...

 HS 2:

a) Cô giáo tươi cười đón học sinh – 1) Khổ thơ 1.

b) Chúng em yêu quý cô giáo – 3) Khổ thơ 3.

c) Cô giáo dạy chúng em tập viết – 2) Khổ thơ 2.

+ Câu 2:

 HS 2: Tìm những hình ảnh đẹp trong khổ thơ 1 và khổ thơ 2.

 HS 1: Cô mỉm cười thật tươi, Gió đưa thoảng hương nhài, Nắng ghé vào cửa lớp / Xem chúng em học bài.

+ Câu 3:

 HS 1: Trong khổ thơ 3:

a) Từ ấm cho bạn cảm nhận lời giảng của cô giáo thế nào?

b) Các từ ngữ yêu thương, ngắm mãi nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo như thế nào?

 HS 2: Trong khổ thơ 3

a) Từ ấm cho mình cảm nhận lời giảng của cô giáo rất gần gũi, thân thiện, giảng giải cho các bạn tận tình, giọng của cô trầm và tạo cảm giác thoải mái, tin cậy.

b) Các từ ngữ yêu thương, ngắm mãi nói lên tình cảm của các bạn học sinh với cô giáo: nhiều tình cảm, quý mến, yêu thích, muốn nhìn ngắm cô.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt đáp án.

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 7: THẦY CÔ CỦA EM

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ 2, 3 bài thơ Cô giáo lớp em. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT điền chữ ch / tr, vần iên / iêng.

 Biết viết các chữ cái E, Ê viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Em yêu thầy cô của em cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ E, Ê.

- Mẫu chữ cái E, Ê viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ thơ 2, 3 bài thơ Cô giáo lớp em. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

- GV đọc mẫu 1 khổ thơ 2, 3 bài Cô giáo lớp em.

- GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của 2 khổ 2, 3 bài thơ:

+ Về nội dung: Khổ thơ 2, 3 của bài thơ tả cảnh cô giáo giảng bài cho các bạn và sự yêu mến của các bạn dành cho cô giáo.

+ Về hình thức: 2 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (BT 2)

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ ch / tr, vần iên / iêng.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- GV viết nội dung BT lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm BT.

- GV chữa bài:

a) Chữ ch hay tr?

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một cái bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.

Phan Thị Vàng Anh

b) Vần iên hay iêng?

Chẳng nhìn thấy ve đâu

Chỉ râm ran tiếng hát

Dàn đồng ca mùa hạ

Diễn ra trong lá suốt ngày

Mặt đất tràn tiếng nhạc

Dậy nghe nào, mầm cây.

Nguyễn Minh Nguyên

4. HĐ 3: Tập viết chữ hoa E, Ê

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái E, Ê viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Em yêu thầy cô của em cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa E, Ê

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ E, Ê:

+ Độ cao: 5 li.

+ Độ rộng: 3,5 li.

+ Là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

+ Quy trình viết:

Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở thân chữ, phân cuối nét cong trái thứ 2 lượn trên đường kẻ 3, lượn xuống dừng bút ở đường kẻ 2.

+ Đối với chữ Ê: viết như chữ E và thêm dấu mũ trên đầu.

- GV viết các chữ E, Ê lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Em yêu thầy cô của em.

- GV giúp HS hiểu: Cụm từ nói về tình cảm của học sinh đối với thầy cô giáo.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: E, h, y.

 Chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: m, ê, u, â, c, ô , u, a, e.

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết các chữ E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Em yêu thầy cô của em cỡ nhỏ vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại 2 khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết vào vở Luyện viết 2.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, nhận xét, lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT.

- HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- 2 HS lên bảng làm BT.

- HS lắng nghe, chữa bài vào VBT.

- HS nghe GV hướng dẫn, quan sát và nhận xét mẫu chữ E, Ê.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc cụm từ ứng dụng.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS viết các chữ E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Em yêu thầy cô của em cỡ nhỏ vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 7: THẦY CÔ CỦA EM

BÀI ĐỌC 2: MỘT TIẾT HỌC VUI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về một tiết học vui, phải gắn học với hành cũng như phải quan sát thì mới tả đúng và hay được.

 Nhận biết được câu kể và câu yêu cầu, đề nghị.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập, làm việc có ích để không lãng phí thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Một tiết học vui sẽ giúp các em hiểu: Muốn miêu tả, viết bài hay, cần có sự quan sát thực tế. Đó chính là học đi đôi với hành.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Một tiết học vui.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về một tiết học vui, phải gắn học với hành cũng như phải quan sát thì mới tả đúng và hay được.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- GV mời một số cặp HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được câu kể và câu yêu cầu, đề nghị.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của 3 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Tìm trong bài đọc một câu dùng để kể. Cho biết cuối câu đó có dấu câu gì.

Trả lời:

 Một câu dùng để kể: Chúng tôi chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quýt,... mà thầy đưa cho.

 Cuối câu đó có dấu chấm.

+ BT 2: Tìm trong bài đọc một câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị. Cuối câu nêu yêu cầu, đề nghị có dấu câu gì?

Trả lời:

 Một câu dùng để nêu yêu cầu, đề ngh: Bây giờ, các em hãy nếm thử trá cây và cảm nhận vị thơm ngon của chúng!

 Cuối câu nêu yêu cầu, đề nghị có dấu chấm.

+ BT 3: Câu “Tiết học vui quá!” thể hiện cảm xúc gì? Cuối câu đó có dấu câu gì?

Trả lời:

 Câu “Tiết học vui quá!” thể hiện cảm xúc vui sướng, reo lên, muốn thể hiện cho mọi người biết niềm vui đó.

 Cuối câu đó có dấu chấm than.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- Một số cặp HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì?

 HS 2: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để các bạn HS quan sát, viết một đoạn văn tả trái cây mà mình thích.

+ Câu 2:

 HS 2: Các bạn HS đã làm gì với giỏ trái cây đó?

 HS 1: Các bạn HS chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quyest,... mà thầy đưa cho. Các bạn cùng nhau ăn trái cây rồi nói cảm nhận của mình.

+ Câu 3:

 HS 1: Theo bạn, vì sao các bạn thấy tiết học rất vui?

 HS 2: Các bạn thấy tiết học rất vui vì các bạn được quan sát, vuốt ve và ăn trái cây để viết đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt đáp án.

- 1 HS đọc to YC của 3 BT.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, chữa bài vào VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 7: THẦY CÔ CỦA EM

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “MẨU GIẤY VỤN”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

 Biết đặt mình vào các tình huống để nói lời phù hợp.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc.

2. Phẩm chất

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi ở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay các em sẽ nghe và kể lại mẩu chuyện Mẩu giấy vụn. Sau đó chúng ta sẽ cùng thực hành nói những câu đề nghị người khác giữ gìn vệ sinh chung cũng như nói lời đáp lại lời yêu cầu, đề nghị của người khác.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Nghe và kể lại mẩu chuyện

Mục tiêu: Nghe, ghi nhớ, kể lại được mẩu chuyện Mẩu giấy vụn.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc gợi ý, đoán nội dung:

+ Tranh 1: Mẩu giấy vụn nằm ở cửa lớp.

+ Tranh 2: Cô giáo chỉ tay vào mẩu giấy, nói gì đó với các bạn.

+ Tranh 3: Các bạn học sinh trả lời cô giáo, thể hiện là mình không biết.

+ Tranh 4: Bạn liên nhặt mẩu giấy cho vào thùng rác. Cả lớp ngạc nhiên và vỗ tay sau khi nghe bạn Liên nói và bỏ mẩu giấy vào thùng rác.

- GV chiếu tranh minh họa lên bảng. GV đọc mẩu chuyện lần 1 cho cả lớp nghe, vừa đọc vừa chỉ vào tranh trên bảng:

MẨU GIẤY VỤN

1. Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một mẩu giấy ngay giữa lối ra vào. 

2. Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:

- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?

- Có ạ! - Cả lớp đồng thanh đáp.

- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé! - Cô giáo nói tiếp.

3. Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả. Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:

- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?

- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!

Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”.

4. Bỗng một em gái đứng dậy tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:

- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: "Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!"

Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!

(Theo Quế Sơn)

- GV kể chuyện lần 2.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, tập kể lại mẩu chuyện.

- GV mời một số HS kể chuyện nối tiếp trước lớp.

- GV và cả lớp lắng nghe, nhận xét.

2.2. HĐ 2: Đặt mình vào tình huống có bạn vứt một mẩu giấy vụn ra lớp, nói với bạn

Mục tiêu: Biết cách nói với người khác để giữ gìn vệ sinh chung.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2 trước lớp.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét. GV lưu ý HS khi nói cần thể hiện được sự dứt khoát nhưng phải nhẹ nhàng, không động chạm đến cái tôi của người nghe.

2.3. HĐ 3: Đóng vai bạn nhỏ trong tranh, đáp lại lời yêu cầu, đề nghị

Mục tiêu: Biết cách đáp lại lời yêu cầu, đề nghị.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 3, đọc các lời yêu cầu, đề nghị trong tranh.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.

- GV mời một số cặp HS trình bày kết quả trước lớp, 1 HS nói lời đề nghị, 1 HS nói lời đáp.

- GV và cả lớp nhận xét. GV lưu ý HS khi nói lời đáp, phải chú ý vai vế của hai bên là ngang hàng hay trên dưới để có lời nói phù hợp.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, đọc gợi ý, đoán nội dung.

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm 4, tập kể lại mẩu chuyện.

- Một số HS kể chuyện nối tiếp trước lớp.

- Cả lớp và GV lắng nghe, nhận xét.

- 1 HS đọc YC của BT 2 trước lớp, cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS thảo luận theo cặp để hoàn thành BT.

- HS trình bày kết quả trước lớp. VD: Ở kia có thùng rác, bạn bỏ giấy vụn vào thùng nhé.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 3, đọc các lời yêu cầu, đề nghị trong tranh.

- HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.

- Một số cặp HS trình bày kết quả trước lớp. VD:

+ Tranh 1:

 HS 1: Em đọc lại bài mình đã viết nhé!

 HS 2: Vâng ạ.

+ Tranh 2:

 HS 2: Cậu dùng bút của tớ đi!

 HS 1: Ừm, cảm ơn cậu nhé!

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 7: THẦY CÔ CỦA EM

BÀI VIẾT 2: KỂ VỀ MỘT TIẾT HỌC

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Kể được với các bạn về một tiết học vui ở lớp.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học yêu thích.

2. Phẩm chất

- Tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay, các em sẽ tập kể với các bạn về một tiết học vui ở lớp, sau đó dựa vào những điều đã kể để viết một đoạn văn (4 – 5 câu) về một tiết học mà em thích.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể với các bạn về một tiết học vui ở lớp (BT 1)

Mục tiêu: Kể được với các bạn vê một tiết học vui ở lớp.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm

- GV mời một số HS kể chuyện trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

2.2. HĐ 2: Dựa vào những điều đã kể ở BT 1, viết 4 – 5 câu về một tiết học yêu thích

Mục tiêu: Biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học yêu thích.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và đoạn văn mẫu của BT 2 trước lớp.

- GV hướng dẫn HS: Dựa vào câu chuyện các em vừa chuẩn bị ở BT 1, bây giờ các em hãy viết lại thành một đoạn văn (4 – 5 câu) về một tiết học em thích.

- GV mời một số HS viết bài của mình lên bảng. GV nhận xét, sửa bài.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.

- HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- HS thảo luận nhóm, tập kể chuyện trong nhóm.

- Một số HS kể chuyện trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- 1 HS đọc to YC và đoạn văn mẫu của BT 2 trước lớp.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, hoàn thành BT.

- Một số HS viết bài lên bảng. Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ THẦY CÔ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Tìm tòi, đọc sách.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp.

 Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong 2 tiết học (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2).

+ Năng lực văn học:

 Nhận biết bài văn xuôi, thơ.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, lao động, rèn luyện của bản thân.

3. Phẩm chất

- Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo.

- Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

- Truyện đọc lớp 2 – NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đọc sách báo viết về thầy cô.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Tìm hiểu và hoàn thành yêu cầu bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời lần lượt 4 HS đọc YC của 4 BT.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, YC mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến.

- GV mời một vài HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB.

- GV nhận xét.

3. HĐ 2: Tự đọc sách

Mục tiêu: Hình thành thói quen tự đọc sách.

Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc; nhắc HS cần chọn một đoạn yêu thích, đọc đi đọc lại để đọc tự tin, to, rõ trước lớp.

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc.

- GV cho HS đọc sách hết tiết 1 và có thể cho đọc thêm khoảng 15 phút ở tiết 2.

4. HĐ 3: Đọc các bạn nghe

Mục tiêu: Tự tin đọc truyện trước lớp cho các bạn nghe.

Cách tiến hành:

- GV mời một số HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. GV lưu ý HS có thể đọc một đoạn/ bài ngắn.

- Sau khi HS đọc xong, GV đề nghị cả lớp vỗ tay, tuyên dương bạn. GV tổ chức cho cả lớp thảo luận, các bạn bên dưới có thể đặt CH, trao đổi suy nghĩ, cảm xúc.

5. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV nhắc HS chuẩn bị tốt cho bài học mở đầu chủ điểm Em yêu thầy cô.

- HS lắng nghe.

- 4 HS đọc YC của 4 BT.

- HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến.

- Một vài HS giới thiệu trước lớp.

- Cả lớp nghe GV nhận xét.

- HS đọc sách.

- HS chọn đoạn đọc cùng GV.

- HS đọc sách.

- HS đọc trước lớp.

- Cả lớp thảo luận.

- HS lắng nghe, chuẩn bị bài cho tiết sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 8: EM YÊU THẦY CÔ

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: BỨC TRANH BÀN TAY

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH liên quan đến VB. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc nói về tình cảm của các bạn HS dành cho thầy cô giáo.

 Biết đặt câu theo mẫu Là ai?, Là gì?, Làm gì?.

+ Năng lực văn học:

 Nhận diện được bài văn xuôi.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của 2 BT trước lớp.

BT 1:

- GV tổ chức cho HS hoàn thành BT 1 theo hình thức trò chơi giải ô chữ. Bạn nào trả lời nhanh, đúng và nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV chốt đáp án:

1) Thầy

3) Vui

4) Mến thương

5) Hiền

8) Nhớ

9) Cô giáo

🡪 Từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu vàng: Yêu thương.

BT 2:

- GV yêu cầu HS đặt một câu với từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu vàng.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét.

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài đọc: Bài học Bức tranh bàn tay hôm nay chúng ta học sẽ cho các em hiểu được tình cảm của bạn Hải dành cho cô giáo qua bức tranh vẽ bàn tay của cô.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Bức tranh bàn tay.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài đọc nói về tình cảm của các bạn HS dành cho thầy cô giáo.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết đặt câu theo mẫu Là ai?, Là gì?, Làm gì?.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 1.

- GV yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, mời 3 bạn lên bảng hoàn thành BT.

- GV nhận xét, chữa bài:

a) Hải là cậu bé vẽ bức tranh bàn tay.

🡪 Hải là ai?

b) Hải vẽ bức tranh bàn tay.

🡪 Hải làm gì?

c) Đó là bàn tay yêu thương của cô giáo.

🡪 Đó là gì?

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

- GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Mỗi em hãy vẽ một bức tranh! – 3) dùng để nêu yêu cầu, đề nghị.

b) Vì sao em vẽ bàn tay? – 1) dùng để hỏi.

c) Cô giáo rất vui. – 2) dùng để kể.

- 1 HS đọc to YC của 2 BT trước lớp.

- HS hoàn thành BT 1 theo hình thức trò chơi.

- HS lắng nghe GV chốt đáp án.

- HS đặt một câu với từ mới xuất hiện ở cột dọc tô màu vàng.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. VD: Con người cần có lòng yêu thương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 2 HS đọc nối tiếp. Cả lớp đọc thầm theo.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Cô giáo yêu cầu HS vẽ gì?

 HS 2: Cô giáo yêu cầu HS vẽ một vật em thích oặc một người em yêu quý.

+ Câu 2:

 HS 2: Vì sao bức tranh của Hải làm cô giáo ngạc nhiên?

 HS 1: Bức tranh của Hải làm cô giáo ngạc nhiên vì bức tranh chỉ có hình một bàn tay được vẽ rất đơn giản, vụng về.

+ Câu 3:

 HS 1: Hải giải thích thế nào?

 HS 2: Hải giải thích đó là bàn tay của cô giáo.

+ Câu 4:

 HS 2: Món quà quý mà cô giáo nhận được từ bức tranh là gì?

 HS 1: Món quà quý mà cô giáo nhận được từ bức tranh là tình cảm của Hải dành cho cô giáo.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- 1 HS đọc to YC của BT 1.

- Cả lớp làm bài vào vở, mời 3 bạn lên bảng hoàn thành BT.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 2.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 8: EM YÊU THẦY CÔ

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn thơ Nghe thầy đọc thơ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày thể thơ lục bát, một câu 6, một câu 8 tiếp nói; chữ đầu mỗi dòng viết hoa, chữ đầu dòng 6 lùi vào 3 ô li tính từ lề vở, chữ đầu dòng 8 lùi vào 1,5 ô li tính từ lề vở.

 Làm đúng BT điền chữ r / d / gi, vần uôn / uông.

 Biết viết các chữ cái G viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Giữ gìn vệ sinh thật tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết đoạn thơ HS cần chép.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ G.

- Mẫu chữ cái G viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn thơ Nghe thầy đọc thơ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

- GV đọc mẫu 1 đoạn thơ Nghe thầy đọc thơ.

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của đoạn thơ:

+ Về nội dung: Đoạn thơ nói về một cậu học trò nghe thầy giáo đọc thơ về những hình ảnh gần gũi, thân thương.

+ Về hình thức: Thể thơ lục bát, một câu 6, một câu 8 tiếp nói. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Chữ đầu dòng 6 lùi vào 3 ô li tính từ lề vở, chữ đầu dòng 8 lùi vào 1,5 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ r / d / gi, vần uôn / uông.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc YC của BT (2), (3).

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- GV viết nội dung BT lên bảng, mời 4 HS lên bảng làm BT.

- GV chữa bài:

BT (2): Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố

a) Chữ r, d hay gi?

Thân hình vuông vức

Dẻo như kẹo dừa,

Giấy, vở rất ưa

Có em là sạch.

(Là cái gì?)

b) Vần uôn hay uông?

Đầu đuôi vuông vắn như nhau,

Thân chia nhiều đốt rất mau, rất đều,

Tính tình chân thực đáng yêu

Muốn biết dài ngắn, mọi điều có em.

(Là cái gì?)

BT (3): Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống

a) (rao, dao, giao)

con dao

giao việc

tiếng rao

giao lưu

b) (buồn, buồng)

buồng chuối

buồn bã

vui buồn

buồng cau

4. HĐ 3: Tập viết chữ G

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái G viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Giữ gìn vệ sinh thật tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa G

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu G:

+ Quan sát mẫu chữ G: chữ viết hoa G gồm 2 phần: nét thắt phối hợp với nét móc gần giống chữ C hoa và nét khuyết dưới.

+ Quan sát cách viết chữ hoa G trên màn hình:

 Nét 1: viết tương tự như chữ C hoa, nhưng không có nét lượn xuống ở cuối mà dừng lại ở giao điểm giữa đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 5.

 Nét 2: từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét 2 (nét khuyết dưới). Điểm dưới cùng của nét khuyết cách đường kẻ ngang 1 là 3 đơn vị. Điểm dừng bút là giao điểm giữa dòng kẻ ngang 2 và dòng kẻ dọc 6.

- GV viết chữ G lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

- GV mời 1 HS nêu ý nghĩa của cụm từ ứng dụng.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Chữ cái có độ cao 4 li: G.

 Những chữ cái có độ cao 2,5 li: g, h.

 Chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, ư, n, s, â, ô.

- GV viết mẫu chữ Giữ trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mấu), nhắc HS lưu ý điểm cuối của chữ G nối liền với điểm bắt đầu chữ i.

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết chữ G cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Giữ gìn vệ sinh thật tốt cỡ nhỏ vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại đoạn thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS viết vào vở Luyện viết 2.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, nhận xét, lắng nghe.

- 2 HS đọc YC của BT (2), (3).

- HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

- 4 HS lên bảng làm BT.

- HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

- HS nghe GV hướng dẫn, quan sát và nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu ý nghĩa của cụm từ ứng dụng.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ G cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Giữ gìn vệ sinh thật tốt cỡ nhỏ vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 8: EM YÊU THẦY CÔ

BÀI ĐỌC 2: NHỮNG CÂY SEN ĐÁ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Thầy giáo đã dùng phần thưởng là những cây sen đá để cổ vũ tinh thần học tập của các bạn học sinh. Bạn Việt trong truyện dù học chậm nhưng cũng đã rất cố gắng và nhận được phần thưởng xứng đáng, khiến cho bố mẹ cảm động và tự hào về bạn.

 Nhận biết kiểu câu yêu cầu, đề nghị.

+ Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Những cây sen đá sẽ giúp các em hiểu về cách mà thầy giáo đã giúp các bạn HS, trong đó có bạn Việt học tập tiến bộ như thế nào.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Những cây sen đá.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Thầy giáo đã dùng phần thưởng là những cây sen đá để cổ vũ tinh thần học tập của các bạn học sinh. Bạn Việt trong truyện dù học chậm nhưng cũng đã rất cố gắng và nhận được phần thưởng xứng đáng, khiến cho bố mẹ cảm động và tự hào về bạn.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- GV mời các cặp HS trả lời CH trước lớp theo hình thức phỏng vấn.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết kiểu câu yêu cầu, đề nghị.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. GV khuyến khích HS mạnh dạn trả lời, thể hiện quan điểm.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Tìm trong bài một câu nêu yêu cầu, đề nghị: Các em cố gắng nhé!

+ BT 2:

GV giải thích sắc thái nghĩa của hai cách nói, để cho HS tự chọn thích cách nói nào hơn.

Các em phải cố gắng! 🡪 Câu mệnh lệnh, mang tính chất bắt buộc. Có tác dụng bắt buộc người khác phải thực hiện điều gì đó, nhưng đồng thời cũng mang lại cảm giác ép buộc. 🡪 Phù hợp với những người cần có sự cưỡng chế.

Các em cố gắng nhé! 🡪 Câu yêu cầu, đề nghị, sắc thái nhẹ nhàng hơn so với câu trên, có tính chất cổ vũ, động viên 🡪 Phù hợp với những ai thích sự nhẹ nhàng, cổ vũ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- Các cặp HS trả lời CH trước lớp theo hình thức phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

 HS 1: Thầy giáo mang chậu sen đá đến lớp để làm gì?

 HS 2: Thầy giáo mang chậu sen đá đến lớp để tặng cây cho bạn nào đạt kết quả học tập cao nhất trong tuần.

+ Câu 2:

 HS 2: Các bạn HS làm gì để được thầy giáo tặng cây?

 HS 1: Các bạn HS ai cũng cố gắng học để được nhận phần thưởng của thầy.

+ Câu 3:

 HS 1: Việt cảm thấy thế nào khi được nhận chậu sen đá?

 HS 2: Việt cảm thấy rất tự hò khi được nhận chậu sen đá.

+ Câu 4:

HS 2: Mỗi lần có ai khen những chậu sen đá, bố của Việt nói gì?

HS 1: Mỗi lần có ai khen những chậu sen đá, bố của Việt nói: “Khi cháu đem chậu cây về, vợ chồng tôi đã mừng rớt nước mắt. Thầy giáo của cháu đã làm thay đổi cháu.”.

- HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 8: EM YÊU THẦY CÔ

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “NHỮNG CÂY SEN ĐÁ” VÀ LUYỆN TẬP NÓI – ĐÁP LỜI YÊU CÀU, ĐỀ NGHỊ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Những cây sen đá, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

 Biết nói và đáp lời yêu cầu, đề nghị.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết tưởng tượng và nói lại một câu nói hoặc ý nghĩ của nhân vật trong câu chuyện.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ (ham học hỏi).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài học.

2. HĐ 1: Cùng bạn kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện Những cây sen đá

Mục tiêu: Ghi nhớ, kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện Những cây sen đá.

Cách tiến hành:

- GV chiếu YC và gợi ý của BT 1 lên bảng, mời 1 HS đọc to trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 3, tập kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện Những cây sen đá. GV hỗ trợ khi cần thiết.

- GV mời một số HS kể nối tiếp trước lớp. GV hỗ trợ khi cần thiết.

3. HĐ 2: Nhập vai tổ trưởng, nói lời đề nghị với thầy giáo để thưởng cây sen đá cho bạn Việt

Mục tiêu: Biết nhập vai, nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT 2. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét.

4. HĐ 3: Nói và đáp lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 3.

- GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp, một bạn đóng vai người nói lời yêu cầu, đề nghị, một bạn đóng vai người đáp đẻ hoàn thành BT.

- GV mời một số cặp HS trình bày trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm 3, tập kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện Những cây sen đá.

- Một số HS kể nối tiếp trước lớp.

- HS lắng nghe GV YC của BT, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. VD: Em thưa thầy, bạn Việt trong tuần vừa qua đã rất cố gắng và đạt kết quả học tập cao, nên em xin thầy thưởng cho bạn ấy một cây sen đá ạ.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT 3. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS hoạt động theo cặp, hoàn thành BT.

- Một số cặp HS trình bày trước lớp. VD:

a) Bạn hỏi mượn em chiếc bút chì màu

- Cậu có thể tớ mượn bút chì màu được không?!

- Ừm, cậu lấy đi.

b) Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học. Em nhắc bạn giữ trật tự

- Cậu giữ trật tự để cho cả lớp học bài nhé!

- Ừ, xin lỗi cậu.

- Cả lớp và GV nhận xét.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 8: EM YÊU THẦY CÔ

BÀI VIẾT 2: KỂ VỀ THẦY CÔ GIÁO

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tìm hiểu thông tin về bản thân.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

+ Kể về thầy cô giáo.

+ Viết 4 – 5 câu về thầy cô giáo.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay các em sẽ kể về thầy cô giáo và viết đoạn văn kể về thầy cô giáo.

2. HĐ 1: Kể về thầy cô giáo

Mục tiêu: Biết sắp xếp các thông tin, tự tin kể về thầy cô giáo trước lớp.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 1 trước lớp.

- GV YC HS thảo luận theo nhóm nhỏ hoàn thành BT 1.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp: kể về thầy cô giáo của em.

- GV và cả lớp nhận xét.

3. HĐ 2: Viết đoạn văn về những điều vừa kể, đặt tên cho đoạn văn

Mục tiêu: Biết viết lại những điều đã kể về thầy cô giáo thành một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu), nhận biết được nội dung của đoạn văn và đặt tên cho đoạn văn.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp.

- GV hướng dẫn HS dựa vào kết quả của BT 1, viết lại thành đoạn văn 4 – 5 câu về những điều em kể và đặt tên cho đoạn văn.

- GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS viết lại bài làm lên bảng. GV và cả lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 1 trước lớp.

Cả lớp lắng nghe.

- HS thảo luận theo nhóm nhỏ, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS viết lại bài làm lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 8: EM YÊU THẦY CÔ

GÓC SÁNG TẠO: THẦY CÔ CỦA EM

(hơn 55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo để tự giới thiệu.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Tạo lập văn bản đa phương thức: HS viết được lời chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo đã dạy em trên tấm thiệp tự làm hoặc tranh tự vẽ thầy cô giáo. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

+ Năng lực văn học: Biết sử dụng vẻ đẹp của ngôn ngữ để viết lời chúc mừng; biết tạo lập một văn bản đa phương thức (tấm thiệp tự làm, tranh tự vẽ) chân thật, hồn nhiên.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng đối với thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng sáng tạo ra những sản phẩm để tặng các thầy cô giáo.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc nội dung BT.

- GV hướng dẫn HS nắm bắt nội dung BT:

+ BT 1: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, viết lời chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ em. Trình bày đoạn văn trên tranh tự vẽ hoặc thiệp tự làm.

+ BT 2: Sau khi hoàn thành BT 1, cả lớp tiến hành giới thiệu trước lớp sản phẩm của mình và bình chọn sản phẩm được yêu thích nhất, tặng thầy cô sản phẩm của em.

3. HĐ 2: Làm bài

Mục tiêu: Hoàn thành BT.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS viết lời chúc mừng và bảy tỏ lòng biết ơn với thầy cô giáo trước khi làm thiệp hoặc tranh vẽ. Sau đó bày lên bàn những gì đã chuẩn bị: giấy, bút màu, kéo, hồ dán, v.v... để làm thiệp hoặc tranh vẽ để hoàn thành tấm thiệp hoặc tranh.

- GV đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS.

4. HĐ 4: Giới thiệu, bình chọn sản phẩm yêu thích, tặng thầy cô sản phẩm đã hoàn thành

Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm. Tặng sản phẩm để thể hiện lòng biết ơn với thầy cô.

Cách tiến hành:

- GV YC các tổ lựa chọn sản phẩm có nội dung hay và hình ảnh đẹp để thi đua trước lớp.

- GV mời các tổ lên giới thiệu sản phẩm của tổ mình. Sau đó GV cho cả lớp bình chọn sản phẩm được yêu thích nhất.

- GV nhận xét, khen ngợi HS, khuyến khích HS tặng sản phẩm đã hoàn thiện cho thầy cô giáo mà em yêu quý.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc nội dung BT.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, nắm bắt nội dung BT.

- HS viết lời chúc mừng và bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo. Sau đó làm tấm thiệp hoặc tranh vẽ.

- HS nghe GV hướng dẫn, hoàn thành BT.

- Các tổ lựa chọn sản phẩm để thi đua trước lớp.

- Các tổ giới thiệu sản phẩm của tổ mình. Cả lớp bình chọn sản phẩm được yêu thích nhất.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 8: EM YÊU THẦY CÔ

TỰ ĐÁNH GIÁ

(15 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 7, Bài 8.

2. Phẩm chất

- Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giao nhiệm vụ cho học sinh

Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá.

2. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / ­– (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).

- GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.

3. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.

- HS đọc bảng tự đánh giá.

- HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.

- HS làm BT.

- HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- HS quan sát, lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 1, 2: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 50 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ (bài văn, bài thơ), thể hiện được giọng điệu khi đọc.

2. Phẩm chất

- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ và các phẩm chất từ Bài 1 đến Bài 8.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu tiết học: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập kĩ năng đọc.

2. HĐ 1: Luyện đọc

- GV YC HS chọn đọc lại các bài đọc đã học, sau đó luyện đọc một đoạn văn, đoạn thơ ngắn hoặc học thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ).

- GV YC HS luyện đọc theo nhóm. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

3. HĐ 2: Đọc trước lớp

- GV mời lần lượt HS lên đọc bài trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV và cả lớp nhận xét.

- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại các bài đọc đã học.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt lên bảng đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS và GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 3, 4: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng bài thơ Việc tốt. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

 Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Việc tốt: Bài đọc khuyến khích mọi người làm nhiêu việc tốt, giúp đỡ lẫn nhau. Bạn Hùng trong bài đọc là một bạn nhỏ ngoan, đã nghe lời cô giáo và biết giúp đỡ mọi người.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.

 Biết liên hệ nội dung bài đọc với thực tiễn, giúp đỡ mọi người.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương với mọi người xung quanh, biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài đọc: Bài học Việc tốt hôm nay chúng ta học sẽ cho các em hiểu được việc tốt là như thế nào và hành động giúp đỡ mọi người của bạn Hùng.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Việc tốt.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài đọc khuyến khích mọi người làm nhiêu việc tốt, giúp đỡ lẫn nhau. Bạn Hùng trong bài đọc là một bạn nhỏ ngoan, đã nghe lời cô giáo và biết giúp đỡ mọi người.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1: GV hướng dẫn HS nêu các việc tốt bạn Hùng đã làm. GV khuyến khích HS nói đó là mấy việc tốt.

+ Câu 2: GV hướng dẫn HS dùng phương pháp loại trừ và suy luận.

+ Câu 3: GV khuyến khích HS mạnh dạn thể hiện ý kiến bản thân.

+ Câu 4: GV hướng dẫn HS xác định tác dụng của dấu chấm và dấu chấm hỏi. GV khuyến khích HS tìm hiểu các câu nói là của ai và nói với ai.

+ Câu 5: GV hướng dẫn HS đặt mình vào vị trí nhân vật Hùng, hướng dẫn HS nói lời khi người khác cảm ơn.

+ Câu 6: GV nhắc HS nhớ lại thứ tự bảng chữ cái để sắp xếp các tên riêng.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. VD:

+ Câu 1: Chủ nhật, Hùng đã làm được những việc gì?

Trả lời: Chủ nhật, Hùng đã làm được 3 việc tốt: trông giúp em bé nhà bác Cảnh, ân cần chỉ số nhà giúp bà cụ, rửa ấm chén.

+ Câu 2: Vì sao Hùng nghĩ đó chưa phải là những việc tốt? Chọn ý đúng:

a) Vì đó là những việc chị Hà đã làm.

b) Vì đó không phải những việc khó.

c) Vì Hùng làm chưa xong việc.

Trả lời:

Hùng nghĩ đó chưa phải là những việc tốt vì đó không phải những việc khó.

+ Câu 3: Bạn thích việc tốt nào của Hùng? Vì sao?

Trả lời:

HS trả lời theo sở thích cá nhân và nêu lý do.

+ Câu 4: Chọn dấu câu (dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi) phù hợp với ô trống:

a) Chị Hà ơi, sao chị quét nhà sớm thế[]

b) Bà ơi, bà tìm nhà ai ạ[]

c) Cháu là một cậu bé ngoan[] Bà cảm ơn cháu nhé!

Trả lời:

a) Dấu chấm hỏi.

b) Dấu chấm hỏi.

c) Dấu chấm.

+ Câu 5: Nếu là Hùng, em sẽ đáp lại thế nào:

a) Khi bác Cảnh nói: “Hùng sang trông em giúp bác một lúc nhé!”?

b) Khi bác Cảnh cảm ơn Hùng đã trông giúp em bé?

c) Khi bà cụ nói: “Bà cảm ơn cháu nhé!”?

Trả lời:

a) Vâng ạ! Cháu sáng ngay.

b) Cháu chơi với em cũng vui lắm ạ!

+ Câu 6: Xếp các tên riêng sau theo đúng thứ tự bảng chữ cái:

Hùng, Cảnh, Hà, Lê, Thanh, Phong, Yến, Ánh, Mai.

Trả lời: Ánh, Cảnh, Hà, Hùng, Lê, Mai, Phong, Thanh, Yến.

- Cả lớp chốt đáp án cùng GV.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 5, 6: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe, hiểu, ghi nhớ và kể lại được câu chuyện Đôi bạn.

 Biết viết 2 câu về búp bê và dế mèn.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.

 Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động thực tiễn.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng sự quan tâm với mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác theo sức của mình và biết cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – kể

Mục tiêu: Nghe, hiểu, ghi nhớ và kể lại được câu chuyện Đôi bạn.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh:

+ Búp bê ngồi bệt xuống đất, bên cạnh cái chổi, đang ngồi thắc mắc điều gì đó, mắt hướng về phía dế mèn.

+ Dế mèn đang cười tươi nhìn búp bê.

- GV kể chuyện Đôi bạn cho HS lắng nghe:

Đôi bạn

Búp Bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi:

- Ai hát đấy?

Có tiếng trả lời:

- Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.

Búp bê nói:

- Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt.

Theo Nguyễn Kiên

- GV kể chuyện lại lần 2 cho cả lớp nghe. Mỗi đoạn, dừng lại đặt câu hỏi để HS kể theo, ghi nhớ câu chuyện.

- GV mời 1 HS lần lượt đọc 4 CH gợi ý để kể chuyện.

- GV YC HS thảo luận theo cặp, trả lời CH và tập kể chuyện.

- GV mời một số HS kể lại câu chuyện trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

3. HĐ 2: Viết 2 câu về búp bê và dế mèn

Mục tiêu: Biết liên hệ nội dung bài thơ với hoạt động thực tiễn.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

- GV mời một số HS trả lời nhanh CH.

- GV nhận xét, chốt đáp án, khen ngợi các em:

+ Dế mèn thấy búp bê chăm chỉ, vất vả vì cả ngày hết rửa bát lại đến quét nhà.

+ Dế mèn đã hát để giúp búp bê đỡ mệt.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe GV kể lần 1.

- HS lắng nghe HS kể lần 2.

- 1 HS đọc CH gợi ý để kể chuyện. Cả lớp lắng nghe.

- HS thảo luận theo cặp, trả lời CH và tập kể chuyện.

- Một số HS kể lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS nghe GV nhận xét.

- 1 HS đọc to YC của BT 2.

- Một số HS trả lời nhanh CH.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 7, 8: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng bài đọc Bạn của nai nhỏ. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

 Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài đọc Bạn của nai nhỏ: Bài đọc cho thấy tình cảm của nai cha dành cho nai con và tình cảm của hai bạn nai dành cho. Bài đọc còn đề cao lòng tốt, quả cảm của nai bạn.

 Biết đặt câu theo mẫu Ai làm gì?.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài đọc.

 Biết liên hệ nội dung bài đọc với thực tiễn: yêu thương cha mẹ, bạn bè, giúp đỡ người khác, thể hiện lòng tốt và sự quả cảm.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình bạn và lòng tốt, sự quả cảm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Bạn của nai nhỏ sẽ giúp các em hiểu về tình cảm cha con, tình bạn và lòng tốt, lòng quả cảm của nai cha, nai con và nai bạn.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Bạn của nai nhỏ.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 4: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 4.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 3 HS giỏi đọc phân vai: người dẫn chuyện, nai cha, nai con.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài đọc Bạn của nai nhỏ cho thấy tình cảm của nai cha dành cho nai con và tình cảm của hai bạn nai dành cho. Bài đọc còn đề cao lòng tốt, quả cảm của nai bạn.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH từ 1 – 4, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- GV mời các cặp HS trả lời CH từ 1 – 4 trước lớp theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1: GV gợi ý HS đọc đoạn đầu để tìm đáp án.

+ Câu 2: GV hướng dẫn HS tự suy luận hoặc đọc lại các lời nhận xét của nai cha dành cho nhân vật “bạn”.

+ Câu 3: GV hướng dẫn HS đọc đoạn cuối của bài để tìm đáp án.

+ Câu 4: GV khuyến khích HS mạnh dạn nêu quan điểm cá nhân. GV lưu ý để HS trả lời không trái đạo đức, thuần phong mỹ tục.

- GV nhận xét, chốt đáp án câu 1 – câu 4.

- GV mời chiếu YC của CH 5 và 6 lên bảng, mời 2 HS lên bảng hoàn thành BT, yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm của 2 bạn, nêu đáp án bài làm của mình.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 5: Xếp các từ ngữ vào nhóm thích hợp:

 Từ ngữ chỉ sự vật: nai, hổ, bạn, cây, sói, dê.

 Từ ngữ chỉ hoạt động: xin phép, hích vai, rình, chạy, đuổi bắt, húc.

+ Câu 6: Dựa vào các từ ngữ ở CH 5, đặt một câu theo mẫu Ai làm gì?.

VD: Nai nhỏ xin phép cha đi chơi.

Sói đuổi bắt dê.

Hổ rình nai sau bụi cây.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài. Cả lớp đọc thầm theo.

+ HS đọc theo nhóm 4.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 3 HS giỏi đọc phân vai. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH từ 1 – 4, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- HS trả lời CH từ 1 – 4 trước lớp theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1: Khi nai nhỏ xin phép đi chơi, nai cha muốn biết điều gì?

Trả lời:

Khi nai nhỏ xin phép đi chơi, nai cha muốn biết bạn của nai nhỏ thế nào.

+ Câu 2: Mỗi hành động của nhân vật “bạn” nói lên điểm tốt nào của bạn ấy?

a) Hích vai, lăn hòn đá to chặn lối.

1) sẵn lòng vì người khác

b) Kéo nai nhỏ chạy, trốn lão hổ.

2) khỏe mạnh

c) Húc sói, cứu dê non.

3) thông minh, nhanh nhẹn.

Trả lời:

 a – 2

 b – 3

 c – 1

+ Câu 3: Điểm tốt nào của nhân vật “bạn” đã làm nai cha yên tâm, không còn lo lắng?

Trả lời:

Điểm tốt của nhân vật “bạn” đã làm nai cha yên tâm, không còn lo lắng là: sẵn lòng vì người khác.

+ Câu 4: Bạn thích một người bạn như thế nào?

Trả lời: HS trả lời theo quan điểm của bản thân.

- HS lắng nghe.

- 2 HS lên bảng hoàn thành BT, cả lớp làm bài vào vở.

- Một số HS nhận xét bài làm của 2 bạn, nêu đáp án của mình. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án, sửa bài vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 9: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng bài thơ Chúng em là đẹp nhất. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

 Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ Chúng em là đẹp nhất: Bài thơ nói về vẻ đẹp của các bạn nhỏ, là mầm non, là tương lai, đáng để yêu thương và trân trọng.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

 Biết liên hệ nội dung bài đọc với thực tiễn: chăm chỉ học hành, vui vẻ, vô tư, chân thật, biết yêu thương mọi người xung quanh.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình bạn và lòng tốt, sự quả cảm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài thơ chúng ta luyện tập hôm nay Chúng em là đẹp nhất sẽ giúp các hiêu các bạn nhỏ, trong đó có các em là đẹp nhất, là tương lai, đáng để yêu thương và trân trọng.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Chúng em là đẹp nhất.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ: Bài thơ nói về vẻ đẹp của các bạn nhỏ, là mầm non, là tương lai, đáng để yêu thương và trân trọng.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- GV đọc lần lượt CH 1, CH 2 trước lớp, cho HS trả lời nhanh, sau đó chốt đáp án:

+ Câu 1: Đánh dấu v vào ô trống trước ý đúng:

a) Trong khổ thơ 1, trẻ em được so sánh với: Những nụ hoa, bông hoa.

b) Những gì đã nuôi dưỡng bông hoa lớn lên? Trả lời: Đất trời.

c) Dòng nêu đúng các từ chỉ đặc điểm ở khổ thơ 3: Vô tư, chân thật, đẹp.

+ Câu 2: Những tiếng ở cuối dòng trong khổ thơ 3 bắt vần với nhau: thật – Đất – nhất.

- GV YC HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành YC của CH 3.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, YC cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV mời các cặp HS trả lời CH trước lớp theo hình thức phỏng vấn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- HS lắng nghe, trả lời nhanh CH, nghe GV chốt đáp án.

- HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành CH 3. VD:

a) Đặt câu nói về trẻ em: Trẻ em là yêu thương.

b) Đặt câu nói về tình yêu thương dành cho trẻ em: Mọi người đều yêu thương, quý mến trẻ em.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 9: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

Tiết 10: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy,cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Ngày mai lên sao Kim. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc tốt đã làm.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Phẩm chất

- Rèn tính kiên trì, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn thơ Ngày mai lên sao Kim. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

- GV đọc mẫu bài thơ Ngày mai lên sao Kim.

- GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:

+ Về nội dung: Bài thơ là sự tưởng tượng ngộ nghĩnh về vũ trụ, khao khát khám phá vũ trụ, cụ thể là đi lên sao Kim xem có gì trên đó.

+ Về hình thức: Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Viết 4 – 5 câu kể về một việc tốt đã làm

Mục tiêu: Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc tốt đã làm.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC và gợi ý của BT 2.

- GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS viết bài làm lên bảng.

- GV gọi một số HS khác nhận xét.

- GV chữa bài, nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe GV hướng dẫn, nói và nhận biết về hình thức, nội dung của bài thơ.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- 1 HS đọc YC và gợi ý của BT 2.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS viết bài làm lên bảng.

- Một số HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: BÀI HÁT TỚI TRƯỜNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH liên quan đến VB. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ khích lệ các bạn nhỏ đến trường, chăm ngoan, sạch đẹp, yêu thương bạn bè.

 Nhận biết các từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, đối xử với các bạn hàng ngày.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng sự ham học, chăm ngoan, yêu thương bè bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh phần Chia sẻ, nêu nội dung các bức tranh, cho biết các bạn nhỏ đang làm gì, vẻ mặt của các bạn như thế nào.

- GV chốt: Các bạn nhỏ trong tranh cùng nhau đi học, đọc sách, ngồi trong lớp học bài và vẻ mặt của các bạn rất vui vẻ.

- GV dẫn vào chủ điểm Vui đến trường.

BÀI ĐỌC 1: BÀI HÁT TỚI TRƯỜNG

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài đọc: Bài học Bài hát tới trường hôm nay chúng ta học sẽ cho cổ vũ tinh thần học tập và yêu thương bạn bè của các em.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Bài hát tới trường.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 5 HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ: Bài thơ khích lệ các bạn nhỏ đến trường, chăm ngoan, sạch đẹp, yêu thương bạn bè.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết các từ chỉ sự vật và từ chỉ đặc điểm.

Cách tiến hành:

BT 1:

- GV nêu nhanh YC của BT 1, gọi HS trả lời, chốt đáp án, YC HS viết vào vở:

a) Áo quần sạch sẽ.

🡪 Từ in đậm sạch sẽ miêu tả đặc điểm của áo quần.

b) Bầu trời trong xanh.

🡪 Từ in đậm trong xanh miêu tả đặc điểm của bầu trời.

BT 2:

- GV đọc CH của BT 2, mời một số HS trả lời.

- GV hướng dẫn HS: Câu hỏi Là gì? sẽ cho câu trả lời là sự vật, hiện tượng, con người, định nghĩa, v... Câu hỏi Làm gì? sẽ cho câu trả lời là hành động. Chỉ có câu hỏi Thế nào? mới cho câu trả lời về tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng, cho câu trả lời là các từ miêu tả.

- GV chốt đáp án: Các từ miêu tả đặc điểm ở BT 1 trả lời cho câu hỏi Thế nào?.

BT 3:

- GV mời 2 HS lên bảng, 1 em xếp các từ ngữ vào nhóm từ chỉ sự vật, 1 em xếp các từ ngữ vào nhóm từ chỉ đặc điểm.

- GV yêu cầu các HS còn lại làm BT vào vở.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm trên bảng của 2 bạn, nêu đáp án của mình.

- GV nhận xét, chữa bài:

+ Từ ngữ chỉ sự vật: áo quần, gương mặt, bàn chân, bầu trời, bài thơ, bạn bè.

+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: hay, đông đủ, vội, đẹp, trong xanh, sạch sẽ.

- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 5 HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn của bài.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi đâu?

 HS 2: Các bạn trong bài thơ cùng nhau đi học.

+ Câu 2:

 HS 2: Các bạn hỏi nhau những gì trên đường?

 HS 1: Các bạn hỏi nhau trên đường: Thước kẻ bạn đâu? Cây bút bạn đâu? Lọ đầy mực viết chưa? Có đem không? Bài thơ hay để ở đâu?.

+ Câu 3:

 HS 1: Em hiểu hai câu thơ “Còn bài thơ hay? Ở ngay dưới mũ” như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Bạn nhỏ chép bài thơ vào mũ.

b) Bạn nhỏ chép bài thơ, để dưới mũ.

c) Bạn nhỏ thuộc lòng bài thơ trong đầu.

 HS 2: c) Bạn nhỏ thuộc lòng bài thơ trong đầu.

- HS lắng nghe, nhận xét.

- HS nghe, trả lời CH, viết vào vở đáp án đúng.

- Một số HS trả lời CH.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, sửa bài vào vở.

- 2 HS lên bảng hoàn thành BT.

- Các HS còn lại làm BT vào vở.

- Một số HS nhận xét bài làm trên bảng của 2 bạn, nêu đáp án của mình.

- HS nghe và sửa bài theo GV.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác 3 đoạn thơ đầu bài thơ Bài hát tới trường. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT điền chữ c / k, l / n, dấu hỏi / dấu ngã.

 Biết viết các chữ cái H viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Học tập tốt, lao động tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết đoạn thơ HS cần chép.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ H.

- Mẫu chữ cái H viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác 3 đoạn thơ đầu bài thơ Bài hát tới trường. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

- GV đọc mẫu 3 khổ thơ đầu bài Bài hát tới trường.

- GV mời 1 HS đọc lại 3 khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của 3khổ đầu bài thơ:

+ Về nội dung: 3 khổ thơ đầu nói về ngày mới bắt đầu, các bạn nhỏ đến trường, giữ gìn vệ sinh, hỏi chuyện nhau về đồ dùng học tập.

+ Về hình thức: 3 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng, mỗi dòng có 4 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp với ô trống (BT 2, 3)

Cách tiến hành:

- GV chiếu YC của BT 2, 3 lên bảng, YC cả lớp đọc thầm, hoàn thành BT vào vở.

- GV mời một số HS lên bảng hoàn thành BT 2, 3.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.

- GV nhận xét, chữa bài:

+ BT 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: c hay k

 Có công mài sắt có ngày nên kim.

Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

+ BT 3: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp với ô trống hoặc với tiếng in đậm, rồi giải câu đố:

a) Chữ l hay n?

Không phải bò, không phải trâu

Uống nước ao sâu, lên cày ruộng cạn.

🡪 Là cái bút máy.

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Thân hình chữ nhật

Chữ nghĩa đầy mình

Ai muốn giỏi nhanh

Đọc tôi cho .

🡪 Là quyển sách.

4. HĐ 3: Tập viết chữ hoa H

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái H viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Học tập tốt, lao động tốt cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa H

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ H:

+ Độ cao 5 li, độ rộng 5 li. Cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2,5 li, gồm 3 nét.

- GV hướng dẫn HS cách viết chữ hoa H:

 Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái, dừng ở đường kẻ 6.

 Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút và hơi lượn xuống viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Đoạn cuối của nét này lượn lên viết nét móc phải, dừng bút ở đường kẻ 2.

 Nét 3: Lia bút lên trên vào giữa chữ và viết nét sổ thẳng đứng (nét sổ thẳng chia đôi chữ viết hoa H thành hai phần bằng nhau).

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Học tập tốt, lao động tốt.

- GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng là một trong 5 điều Bác Hồ dạy các em thiếu niên, nhi đồng.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: H, l, g.

 Chữ có độ cao 2 li: đ, p.

 Chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: o, c, â, ô, a, n.

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết các chữ H cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Học tập tốt, lao động tốt cỡ nhỏ vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại 3 khổ thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe GV hướng dẫn, nói về nội dung và hình thức của 3 khổ đầu bài thơ.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, đọc thầm YC của BT, hoàn thành BT.

- Một số HS lên bảng hoàn thành BT.

- Một số HS nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.

- HS lắng nghe, sửa bài.

- HS quan sát và nhận xét mẫu chữ H.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái theo hướng dẫn của GV.

- HS viết các chữ H cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Học tập tốt, lao động tốt cỡ nhỏ vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG

BÀI ĐỌC 2: ĐẾN TRƯỜNG

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về một câu bé sắp vào lớp 1 ban đầu không thích đi học nhưng khi thấy đi học rất vui thì đã muốn đi học. Qua đó truyền cảm hứng cho các em đến trường.

 Nhận biết được dấu phẩy, tác dụng của dấu phẩy và biết cách dặt dấu phẩy để ngắt câu.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, yêu thích việc đến trường, tham gia những tiết học vui, cố găng học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Đến trường sẽ giúp các em hiểu: Đi học ở trường thật là vui.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Đến trường.

- GV giải thích từ hí húi: dáng vẻ hơi cúi xuống, chăm chú làm việc gì đó.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài đọc. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về một câu bé sắp vào lớp 1 ban đầu không thích đi học nhưng khi thấy đi học rất vui thì đã muốn đi học. Qua đó truyền cảm hứng cho các em đến trường.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được dấu phẩy, tác dụng của dấu phẩy và biết cách dặt dấu phẩy để ngắt câu.

Cách tiến hành:

BT 1:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 1 trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Cậu bé được dẫn đi thăm các phòng học, phòng thực hành.

b) Các bạn đang nặn đồ chơi, vẽ tranh.

c) Cậu bé đã hiểu ra, rất thích đi học.

- GV bổ sung: Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các thành phần cùng cấp độ, dùng để liệt kê.

BT 2:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2 trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Mẹ khen cô giáo: “Cô như có phép màu ấy ạ.”.

b) Cô giáo đáp lại lời khen của mẹ: “Có gì đâu! Các cháu thấy học vui thì thích học ngay thôi mà”.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

 HS 1: Theo bạn, mẹ dẫn cậu bé đến trường làm gì?

 HS 2: Theo mình, mẹ dẫn cậu bé đến trường để cậu thích thú đi học.

+ Câu 2:

 HS 2: Đi thăm các lớp học đọc, học toán, cậu bé nói gì?

 HS 1: Cậu bé nói: “Ngày nào cũng chỉ tập đọc, làm toán thôi ạ?”.

+ Câu 3:

 HS 1: Cô hiệu trưởng đã làm gì để cậu bé thích đi học?

 HS 2: Cô hiệu trưởng đã dẫn cậu bé đến phòng thực hành. Ở đó, có bạn đang nặn đồ chơi bằng đất sét, có bạn hí húi vẽ tranh. Một bạn gái đang lắp ráp nhà. Ở phòng khác, các bạn đang học hát. Chính những điều này khiến cậu bé thích đi học.

- Cả lớp nghe GV nhận xét, chốt đáp án cùng GV.

- 1 HS đọc to YC của BT 1 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe GV chốt đáp án, sửa bài vào vở.

- 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG

LUYỆN NÓI VÀ NGHE VỀ THỜI KHÓA BIỂU

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói: Biết cách đọc và hỏi đáp về thời khóa biểu.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn nói. Biết nhận xét, đánh giá lời nói của bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc.

2. Phẩm chất

- Có ý thức tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Đọc thời khóa biểu

Mục tiêu: Biết cách đọc TKB, vận dụng để chuẩn bị bài khi đến lớp.

Cách tiến hành:

- GV chiếu TKB lên bảng, hướng dẫn HS cách đọc.

- GV cho HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm TKB.

- GV mời một số HS đứng lên đọc TKB, mỗi HS đọc một ngày. GV giúp đỡ HS khi cần thiết.

3. HĐ 2: Cùng bạn hỏi đáp về TKB

Mục tiêu: Luyện tập cách đọc TKB.

Cách tiến hành:

- GV cho cả lớp chọn đọc TKB có sẵn trong SGK hoặc đọc TKB thực tế của lớp.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, hỏi đáp về TKB. GV hướng dẫn HS có thể hỏi về: các tiết học của ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai, ngày kia, v.v...

- GV mời một số cặp HS hỏi đáp trước lớp. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

4. HĐ 3: Nói về những hoạt động muốn học và tham gia trong các tiết Tự học

Mục tiêu: Nói được về những hoạt động muốn học và tham gia trong các tiết Tự học.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT.

- GV mời một số HS trả lời trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS làm việc cá nhân, đọc nhẩm TKB.

- Một số HS đứng lên đọc TKB, mỗi HS đọc một ngày.

- Cả lớp chọn đọc TKB có sẵn trong SGK hoặc đọc TKB thực tế của lớp.

- HS làm việc theo cặp, hỏi đáp về TKB.

- Một số cặp HS hỏi đáp trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG

BÀI VIẾT 2: KỂ VỀ MỘT NGÀY ĐI HỌC

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Kể được với các bạn về một ngày đi học ở trường.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một ngày đi học vui.

2. Phẩm chất

- Tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể với bạn về một ngày đi học ở trường (BT 1)

Mục tiêu: Kể được với bạn về một ngày đi học ở trường.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm

- GV mời một số HS kể chuyện trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

2.2. HĐ 2: Dựa vào những điều đã kể ở BT 1, viết 4 – 5 câu về một ngày đi học yêu thích

Mục tiêu: Biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học yêu thích.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS xác định YC của BT 2. GV hướng dẫn HS: Dựa vào câu chuyện các em vừa chuẩn bị ở BT 1, bây giờ các em hãy viết lại thành một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học em thích.

- GV mời một số HS viết bài của mình lên bảng. GV nhận xét, sửa bài.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm.

- Một số HS kể chuyện trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- HS xác định YC của BT 2.

- Một số HS viết bài lên bảng. Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 1: CUỘC SỐNG QUANH EM

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ HỌC TẬP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Tìm tòi, đọc sách.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp.

 Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong 2 tiết học (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2).

+ Năng lực văn học:

 Nhận biết bài văn xuôi, thơ.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với hoạt động học tập, rèn luyện của bản thân.

3. Phẩm chất

- Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo.

- Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

- Truyện đọc lớp 2 – NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đọc sách báo viết về học tập.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Tìm hiểu và hoàn thành yêu cầu bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời lần lượt 4 HS đọc YC của 4 BT.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, YC mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến.

- GV mời một vài HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB.

- GV nhận xét.

3. HĐ 2: Tự đọc sách

Mục tiêu: Hình thành thói quen tự đọc sách.

Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc; nhắc HS cần chọn một đoạn yêu thích, đọc đi đọc lại để đọc tự tin, to, rõ trước lớp. (Đối với HS không đem sách đến lớp, GV yêu cầu HS đọc bài thơ Yêu lắm trường ơi – Nguyễn Trọng Hoàn).

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc.

- GV cho HS đọc sách hết tiết 1 và có thể cho đọc thêm khoảng 15 phút ở tiết 2.

4. HĐ 3: Đọc các bạn nghe

Mục tiêu: Tự tin đọc truyện trước lớp cho các bạn nghe.

Cách tiến hành:

- GV mời một số HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. GV lưu ý HS có thể đọc một đoạn/ bài ngắn.

- Sau khi HS đọc xong, GV đề nghị cả lớp vỗ tay, tuyên dương bạn. GV tổ chức cho cả lớp thảo luận, các bạn bên dưới có thể đặt CH, trao đổi suy nghĩ, cảm xúc.

5. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV nhắc HS chuẩn bị tốt cho bài học mở đầu chủ điểm Học chăm, học giỏi.

- HS lắng nghe.

- 4 HS đọc YC của 4 BT.

- HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến.

- Một vài HS giới thiệu trước lớp.

- Cả lớp lắng nghe GV nhận xét.

- HS đọc sách.

- HS chọn đoạn đọc cùng GV.

- HS đọc sách.

- HS đọc trước lớp.

- Cả lớp thảo luận.

- HS lắng nghe, chuẩn bị bài cho tiết sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài thơ Có chuyện này: Tất cả mọi thứ đều ẩn chứa trong đó khả năng lớn lên, phát triển, nhưng cần phải có sự hành động, nỗ lực của con người thì mới thành hiện thực.

 Nhận biết được từ ngữ chỉ đặc điểm, biết vận dụng để hoàn thành BT.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với thực tế.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu với mái trường, thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV chiếu 2 bức tranh ở BT 1 phần Chia sẻ lên màn chiếu, yêu cầu HS quan sát, nói 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, chia sẻ ý kiến trước lớp.

BÀI ĐỌC 1: CÓ CHUYỆN NÀY

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài thơ Có chuyện này: Bài học hôm nay cho chúng ta biết những điều kỳ diệu luôn có sẵn xung quanh ta, nhưng để chúng xuất hiện lại cần có những phép biến diệu kì từ bàn tay, hành động của chính chúng ta.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu toàn bài đọc thơ Có chuyện này.

- GV mời 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV mời 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu từ phép biến.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm nhỏ (GV hỗ trợ khi cần thiết).

- GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV lưu ý HS CH 2: Có thể nêu hết các sự vật có mặt trong khổ thơ, nhưng đúng hơn cả là chỉ nêu những sự vật được nhắc đến như một đối tượng để nói tới, để tư duy về nó.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được từ ngữ chỉ đặc điểm, biết vận dụng để hoàn thành BT.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án:

+ BT 1: Từ chỉ đặc điểm trong câu Khả năng của con người thật là kì diệu! là từ kì diệu.

+ BT 2: Có thể thay từ kì diệu bằng từ tuyệt vời, tuyệt diệu, vô hạn, v.v...

- HS quan sát, nói 2 – 3 câu về hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.

- HS đọc YC của BT 2, chia sẻ ý kiến trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 2 – 4 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- 1 HS đọc phần giải thích từ ngữ. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm nhỏ.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Bạn hiểu “Chữ nằm trong lọ mực” nghĩa là gì? Chọn ý đúng:

a) Lọ mực đã có sẵn các chữ cái.

b) Lọ mực đã có sẵn các bài thơ, bài toán,...

c) Lọ mực sẽ giúp bạn viết chữ, làm thơ, làm toán,...

 HS 2: Đáp án c).

+ Câu 2:

 HS 2: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật nào khác? Chúng nằm ở đâu?

 HS 1: Khổ thơ 1 còn nói đến những sự vật: lửa, cái mầm, cái hoa, dòng điện. Những sự vật ấy nằm ở: bao diêm, hạt, cây, dây điện.

+ Câu 3:

 HS 1: Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì” nào?

 HS 2: Khổ thơ 2 nhắc đến “những phép biến diệu kì”: Biến diêm thành lửa cháy, biến mực thành thơ hay, biến hạt hóa thành cây, xui cây làm quả chín, biến dây thành ra điện, bắt điện kéo tàu đi,...

+ Câu 4:

 HS 1: Bạn cần làm gì để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy?

 HS 2: Để khi lớn lên sẽ thực hiện được “những phép biến diệu kì” ấy, mình sẽ cố gắng tìm hiểu kiến thức, học và luyện tập chăm chỉ.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

- HS lên bảng báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Các nhà toán học của mùa xuân. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT điền chữ g / gh, s / x, vần ươn / ương.

 Biết viết chữ cái I viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dò cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ I.

- Mẫu chữ cái I viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Các nhà toàn học của mùa xuân. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

- GV đọc mẫu bài thơ Các nhà toán học của mùa xuân.

- GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:

+ Về nội dung: Bài thơ nói về các tín hiệu của mùa xuân.

+ Về hình thức: Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (BT 2, 3)

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ g / gh, s / x, vần ươn / ương.

Cách tiến hành:

- GV mời một số HS đọc YC của BT 2, 3 trước lớp.

- GV mời 1 HS nhắc lại quy tắc viết ggh. GV chốt: gh đứng trước i, e, ê; g đứng trước các âm còn lại.

- GV mời 3 HS lên bảng hoàn thành BT 2, 3a, 3b; yêu cầu các HS còn lại làm bài vào vở.

- GV mời một số HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài:

+ BT 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống: g hay gh?

 Lên thác xuống ghềnh

Gạo trắng nước trong

Ghi lòng tạc dạ

+ BT 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

a) Chữ s hay x?

Ai thổi sáo gọi trâu đâu đó

Chiều in nghiên trên mảng núi xa.

Con trâu trắng dẫn đàn lên núi

Vểnh đôi tai nghe sáo trở về.

NGÔ VĂN PHÚ

b) Vần ươn hay ương?

Mảnh vườn bà xanh thế

Nắng trổ như hoa cau

Gió đưa thoảng hương vào

Cả một vùng cúc nở.

NGUYỄN THANH KIM

4. HĐ 3: Tập viết chữ I

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái I viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dò cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa I

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ I cỡ vừa cao 5 li, rộng 2 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 1 li.

+ Nét 1 (cong trái và lượn ngang): từ điểm đặc bút trên đường kẻ ngang 5 cạnh bên phải đường kẻ dọc 3, viết nét cong trái, kéo dài thêm đến giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4.

+ Nét 2 (móc ngược trái và lượn vào trong): từ điểm kết thúc nét 1, kéo thẳng xuống đến đường kẻ ngang 2 rồi viết nét cong trái. Điểm kết thúc là giao điểm giữa đường kẻ dọc 3 và đường kẻ ngang 2.

- GV viết các chữ I lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Im lặng lắng nghe cô dặn dò.

- GV giúp HS hiểu: Để nghe được lời cô dặn, cần phải im lặng, vì khi ồn chúng ta sẽ không nghe được và không biết học gì, làm bài ào, ôn tập gì và chuẩn bị bài học mới như thế nào.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: I, l, h, g.

 Những chữ có độ cao 2 li: d.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: m, ă, n, c, ô, o.

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết các chữ I cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dò cỡ nhỏ vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết vào vở Luyện viết 2.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, nhận xét, lắng nghe.

- Một số HS đọc YC của BT 2, 3 trước lớp.

- 1 HS nhắc lại quy tắc viết ggh.

- 3 HS lên bảng hoàn thành BT 2, 3a, 3b. Các HS còn lại làm bài vào vở.

- Một số HS nhận xét.

- HS lắng nghe, sửa bài vào vở.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, quan sát và nhận xét mẫu chữ I.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS viết các chữ I cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Im lặng lắng nghe cô dặn dò cỡ nhỏ vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 10: VUI ĐẾN TRƯỜNG

BÀI ĐỌC 2: ƯƠM MẦM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về nhà văn Rô-linh nổi tiếng, tài năng của bà, và tài năng ấy đã được ươm mầm, phát triển như thế nào.

 Biết được tác dụng của dấu phẩy, nhận biết được các thành phần câu, điền dấu phẩy vào đúng chỗ.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập, rèn luyện bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Uơm mầm sẽ giúp các em có hiểu biết về nhà văn Rô-linh, tài năng của bà và hiểu được tài năng ấy đã được ươm mầm và phát triển như thế nào.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Uơm mầm.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát ấm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 4: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 4.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về nhà văn Rô-linh nổi tiếng, tài năng của bà, và tài năng ấy đã được ươm mầm, phát triển như thế nào.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Tài năng của Rô-linh được ươm mầm từ đầu? Chọn ý đúng:

a) Từ những câu chuyện Rô-linh được nghe bà kể.

b) Từ những câu chuyện Rô-linh và em gái tự nghĩ ra.

c) Từ những bộ phim Rô-linh và e gái được xem.

Trả lời: Đáp án b).

+ Câu 2: Rô-linh đã làm gì để nhớ và kể lại chuyện cho em gái nghe?

Trả lời: Để nhớ và kể lại chuyện cho em gái nghe, Rô-linh bắt đâu ghi lại những câu chuyện của mình trên giấy.

+ Câu 3: Ở trường phổ thông, Rô-linh là một học sinh như thế nào?

Trả lời: Ở trường phổ thông, Rô-linh là học sinh tài năng nhất.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Câu chuyện nói về nhà văn Rô-linh nổi tiếng, tài năng của bà, và tài năng ấy đã được ươm mầm, phát triển như thế nào.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của 3 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1, 2: GV khuyến khích HS lựa chọn theo ý em thích.

+ BT 3: Thêm dấu phẩy:

Bộ truyện Ha-ri Pót-tơ của nhà văn Rô-linh được dịch ra nhiều thứ tiếng, được dựng thành phim, được trẻ em khắp nơi yêu thích.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 4 HS đọc nối tiếp nhau 4 đoạn của bài.

+ HS đọc theo nhóm 4.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời cá CH theo cặp.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- Cả lớp và GV nhận xét, chốt đáp án.

- 1 HS đọc to YC của 3 BT. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI

LUYỆN NÓI VÀ NGHE CHUYỆN CẬU BÉ ĐỨNG NGOÀI CỬA LỚP

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn kể tiếp nối hoặc kể toàn bộ câu chuyện Cậu bé đứng ngoài cửa lớp.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

 Biết đặt mình vào các tình huống để nói lời phù hợp.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc.

2. Phẩm chất

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, nơi ở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Nghe và kể lại mẩu chuyện

Mục tiêu: Nghe, ghi nhớ, kể lại được mẩu chuyện Cậu bé đứng ngoài lớp học.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh: Có một cậu bé bế em đứng ngoài cửa lớp nghe thầy giảng bài trong lớp.

- GV đọc mẩu chuyện lần 1 cho cả lớp nghe:

Cậu bé đứng ngoài cửa lớp

(1) Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên ở triều đại nhà Lê. Ông là người nổi tiếng thông minh, có khí phách, được vua Lê tin dùng, các quan trong triều ai cũng kính nể.

(2) Thuở nhỏ, vì nhà nghèo, Vũ Duệ không được đi học, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng. Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

(3) Thầy đồ thấy Vũ Duệ ham học, trong lòng quý mến, muốn thử tài cậu bé. Thầy đặt một câu hỏi “hóc búa” cho cả lớp, không ai trả lời được. Thầy nhìn ra ngoài cửa lớp, bắt gặp ánh mắt sáng ngời của cậu bé đang nhìn mình, ý chừng muốn trả lời câu hỏi thay cho các bạn trong lớp. Thầy đồ bèn hỏi:

- Liệu con có trả lời được câu hỏi của ta không?

Cậu bé thưa:

- Dạ, thưa thầy con xin trả lời ạ!

Được thầy cho phép, Vũ Duệ trả lời câu hỏi trôi chảy, mạch lạc, đâu ra đấy. Thầy đồ gật đầu tán thưởng. Cả lớp thán phục. Thầy bước ra cửa lớp, xoa đầu Vũ Duệ, khen ngợi.

(4) Ngay sau buổi học đó, thầy đồ đến tận nhà cậu bé, khuyên cha mẹ cậu cho cậu đi học. Thế là Vũ Duê được đi học, chính thức bên thày bên bạn. Chỉ vài tháng sau, Vũ Duệ đã là trò giỏi nhất lớp.

- GV kể chuyện lần 2.

- GV YC HS thảo luận nhóm, trả lời các CH gợi ý.

- GV mời một số HS trả lời CH trước lớp.

- GV và cả lớp lắng nghe, nhận xét, chốt đáp án:

a) Vì sao cậu bé Vũ Duệ không được đến trường?

Trả lời: Cậu bé Vũ Duệ không được đến trường vì nhà nghèo, phải ở nhà trông em, lo cơm nước cho bố mẹ đi làm ngoài đồng.

b) Cậu bé Vũ Duệ ham học như thế nào?

Trả lời: Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, khi thầy đồ trong làng bắt đầu dạy học, Vũ Duệ lại cõng em đứng ở ngoài hiên, chăm chú nghe thầy giảng bài.

c) Thầy giáo hỏi bài cậu bé, kết quả ra sao?

Trả lời: Vũ Duệ trả lời câu hỏi trôi chảy, mạch lạc, đâu ra đấy.

d) Thầy giáo đến nhà khuyên cha mẹ Vũ Duệ thế nào?

Trả lời: Thầy giáo đến tận nhà cậu bé, khuyên cha mẹ cho cậu đi học.

e) Sau này, Vũ Duệ đã thành đạt như thế nào?

Trả lời: Sau này Vũ Duệ đỗ Trạng nguyên ở triều đại nhà Lê, được vua Lê tin dùng, các quan trong triều ai cũng kính nể.

- GV YC HS dựa vào CH gợi ý, tập kể chuyện trong nhóm nhỏ.

- GV mời một số HS kể chuyện nối tiếp trước lớp.

2.2. HĐ 2: Trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Trả lời được CH liên quan đến mẩu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV hỏi nhanh các CH ở BT 2, chốt đáp án:

a) – Thầy giáo sẽ khen Vũ Duệ thế nào khi cậu trả lời được câu hỏi khó? (Đáp án: Thầy giáo sẽ khen Vũ Duệ thông minh, học giỏi).

- Vũ Duệ sẽ đáp lại lời khen của thầy giáo thế nào? (Đáp án: Vũ Duệ đáp lại lời khen của thầy giáo: nhờ được nghe lời giảng của thầy mà cậu mới trả lời được).

b) – Thầy giáo sẽ nói thế nào để khuyên (đề nghị) bố mẹ Duệ cho con đi học? (Đáp án: Thầy giáo sẽ nói để khuyên (đề nghị) bố mẹ Duệ cho con đi bằng cách khen cậu bé thông minh, chăm học, có triển vọng).

- Bố mẹ Duệ sẽ đáp lại lời khuyên (lời đề nghị) của thầy giáo thế nào? (Đáp án: Bố mẹ Duệ đáp lại lời khuyên của thầy bằng cách cảm ơn, cho con đi học và gửi gắm, nhờ thầy giúp đỡ.

- HS lắng nghe.

- HS nghe GV hướng dẫn, quan sát tranh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm, trả lời các CH gợi ý.

- Một số HS trả lời CH trước lớp.

- Cả lớp lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.

- HS dựa vào CH gợi ý, tập kể chuyện trong nhóm nhỏ.

- Một số HS kể chuyện nối tiếp trước lớp.

- HS trả lời nhanh, nghe GV chốt đáp án.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI

BÀI VIẾT 2: TẢ MỘT ĐỒ VẬT EM THÍCH

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Tả được cho bạn nghe một hoạt động yêu thích.

 Biết phối hợp lời tả với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học yêu thích.

2. Phẩm chất

- Tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay, các em sẽ tập tả một đồ vật mà em thích cho bạn nghe, sau đó dựa vào những điều đã nói để viết một đoạn văn (4 – 5 câu) về một đồ vật em yêu thích.

2. Thực hành

2.1. HĐ 1: Tả cho bạn nghe một đồ vật em yêu thích

Mục tiêu: Tả được cho bạn nghe một đồ vật em yêu thích.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị để tả với các bạn.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, tập miêu tả trong nhóm nhỏ.

- GV mời một số HS tả trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

2.2. HĐ 2: Dựa vào những điều đã nói ở BT 1, viết một đoạn văn (4 – 5 câu) tả một đồ vật yêu thích

Mục tiêu: Viết được một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một tiết học yêu thích.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp.

- GV hướng dẫn HS: Dựa vào những điều đã nói ở BT 1, viết một đoạn văn (4 – 5 câu) tả một đồ vật em yêu thích.

- GV mời một số HS viết bài của mình lên bảng. GV nhận xét, sửa bài.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc cá nhân, chuẩn bị để tả với các bạn.

- Một số HS tả trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- 1HS đọc to YC của BT 2 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, hoàn thành BT.

- Một số HS viết bài lên bảng. Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 11: HỌC CHĂM, HỌC GIỎI

GÓC SÁNG TẠO: CÂU ĐỐ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

(hơn 55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học. Làm được sản phẩm có tính sáng tạo về câu đố.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Đố vui các câu đố đã học.

+ Năng lực văn học: Dùng tư duy logic và vận dụng vẻ đẹp của ngôn ngữ để tạo ra các câu đố (có vần hoặc không vần) để đố người khác; biết tạo lập một văn bản đa phương thức hỗ trợ cho câu đố.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu với mái trường, thầy cô, bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung của 3 BT.

- GV hướng dẫn HS nắm bắt nội dung:

+ BT 1: Thi đố vui cùng các bạn. GV tổ chức cho HS thi đố vui trong mỗi tổ, sau đó đố trước cả lớp. Câu đố có thể là những câu đố đã được học, câu đố do HS tự nghĩ ra có nội dung về đồ dùng học tập, các môn học.

+ BT 2: Dựa vào câu đố đã đố ở BT 1, vẽ đồ dùng học tập tương ứng cho câu đố. Viết câu đố mà em đã học (hoặc em tự nghĩ ra) vẻ đồ dùng đó.

+ BT 3: Sau khi HS vẽ xong, mỗi tổ sẽ tổ chức bình chọn sản phẩm đẹp nhất rồi giới thiệu trước cả lớp.

3. HĐ 2: Đố vui

Mục tiêu: Hoàn thành BT.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đố nhau trong mỗi tổ.

- GV YC các tổ chọn ra những câu đố hay nhất, sau đó đố trước cả lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

4. HĐ 3: Vẽ một đồ dùng học tập tương ứng. Viết câu đố đã học (hoặc tự nghĩ ra) về đồ dùng đó

Mục tiêu: Vẽ được đồ dùng học tập tương ứng, viết câu đố đã học về đồ dùng đó.

Cách tiến hành:

- GV YC các tổ vẽ đồ dùng học tập tương ứng, viết câu đố đã học về đồ dùng đó.

5. HĐ 4: Giới thiệu sản phẩm trước lớp

Mục tiêu: Giới thiệu được sản phẩm trước lớp.

Cách tiến hành:

- GV YC các tổ chọn sản phẩm đẹp nhất trong tổ.

- GV mời các tổ giới thiệu, trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- 3 HS nối tieps nhau đọc nội dung của 3 BT.

- HS nghe GV hướng dẫn, nắm bắt nội dung.

- HS đố nhau trong mỗi tổ.

- Các tổ chọn ra những câu đố hay nhất, sau đó đố trước cả lớp.

- HS lắng nghe.

- Các tổ hoàn thành BT.

- Các tổ chọn sản phẩm đẹp nhất trong tổ.

- Các tổ giới thiệu, trình bày trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 8: EM YÊU THẦY CÔ

TỰ ĐÁNH GIÁ

(15 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 10, Bài 11.

2. Phẩm chất

- Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giao nhiệm vụ cho học sinh

Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá.

2. Tổ chức cho học sinh thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / ­– (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).

- GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.

3. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.

4. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài học sau.

Cách tiến hành:

- GV nhắc HS về nhà ôn tập lại kiến thức đã học.

- GV YC HS chuẩn bị bài mới: chuẩn bị tranh, ảnh ông bà (hoặc ảnh gia đình chụp chung với ông bà) đến lớp để giới thiệu với các bạn.

- HS đọc bảng tự đánh giá.

- HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.

- HS làm BT.

- HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- HS quan sát, lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 12: VÒNG TAY YÊU THƯƠNG

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: BÀ KỂ CHUYỆN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bà kể chuyện hay nhất, những câu chuyện của bà nhiều như một dòng chảy vô tận. Cùng với đó là tình cảm gia đình giữa các thế hệ: bà – bố – con.

 Nhận diện được từ ngữ phù hợp để nói về những câu chuyện của bà, kho chuyện của bà, cách kể chuyện của bà.

 Biết cách đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

+ Năng lực văn học:

 Nhận diện được bài thơ.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm, lòng kính mến đối với các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của phần Chia sẻ trước lớp.

- GV YC HS lấy tranh, ảnh để lên mặt bàn.

- GV mời một số HS giới thiệu trước lớp về tranh, ảnh em mang đến.

BÀI ĐỌC 1: BÀ KỂ CHUYỆN

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài thơ Bà kể chuyện sẽ cho các em biết được bà là kể chuyện hay nhất, những câu chuyện của bà nhiều như một dòng chảy vô tận. Bài thơ cũng cho các em biết được là tình cảm gia đình giữa các thế hệ: bà – bố – con.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài thơ Bà kể chuyện.

- GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu nghĩa 2 từ: cặm cụi, hồn nhiên.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 4 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 4: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 4.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận diện được từ ngữ phù hợp để nói về những câu chuyện của bà, kho chuyện của bà, cách kể chuyện của bà. Biết cách đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

Cách tiến hành:

BT 1:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 1 trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Những câu chuyện của bà: thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn, cuốn hút, v.v...

b) Kho chuyện của bà: vô tận, bạt ngàn, nhiều vô kể,...

c) Cách kể chuyện của bà: tự nhiên, hồn nhiên, dễ thương, v.v...

BT 2:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Chuyện của bà rất hay.

🡪 Chuyện của bà thế nào?

b) Kho chuyện của bà rất phong phú.

🡪 Kho chuyện của bà như thế nào?

c) Cách kể chuyện của bà rất tự nhiên.

🡪 Cách kể chuyện của bà thế nào?

- 1 HS đọc YC của phần Chia sẻ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lấy tranh, ảnh để lên mặt bàn.

- Một số HS giới thiệu trước lớp về tranh, ảnh em mang đến.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 4 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài thơ.

+ HS đọc theo nhóm 4.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Bố của bạn nhỏ làm công việc gì?

 HS 2: Bố của bạn nhỏ làm công việc viết truyện.

+ Câu 2:

 HS 2: Bạn nhỏ thắc mắc điều gì?

 HS 1: Bạn nhỏ thắc mắc sao những lúc bố kể chuyện nghe không hay bằng bà.

+ Câu 3:

 HS 1: Theo lời bố, vì sao chuyện bà kể rất hay? Chọn ý đúng nhất:

a) Vì bà biết nhiều chuyện hơn bố.

b) Vì bà kể chuyện rất tự nhiên.

c) Vì cả hai lí do trên.

 HS 2: Đáp án c).

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 1 trước lớp.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 2 trước lớp.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 12: VÒNG TAY YÊU THƯƠNG

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ 2, 3 bài thơ Ông và cháu. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT điền chữ ch / tr, dấu hỏi / dấu ngã.

 Biết viết các chữ cái K viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ K.

- Mẫu chữ cái K viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ thơ 2, 3 bài thơ Ông và cháu. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

- GV đọc mẫu bài thơ Ông và cháu.

- GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:

+ Về nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm của ông dành cho cháu.

+ Về hình thức: Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp với ô trống hoặc tiếng in đậm (BT 2)

Mục tiêu: Làm đúng BT chọn ch / tr, dấu hỏi / dấu ngã.

Cách tiến hành:

- GV chiếu BT lên bảng, mời 2 HS lên bảng hoàn thành BT.

- GV YC các HS còn lại làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nêu bài làm của mình.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Chữ ch hay tr?

Bà là kho cổ tích

Kể mãi mà không vơi

Chuyện thần tiên trên trời

Chuyện cỏ hoa dưới đất.

NINH ĐỨC HẬU

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Thuở nhỏ, những đêm sáng trăng, chúng tôi trải chiếu ra sân, nằm ngắm trăng sao, mải mê nghe ông kể chuyện.

4. HĐ 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống (BT 3)

Mục tiêu: Luyện tập chọn ch / tr, dấu hỏi / dấu ngã.

Cách tiến hành:

- GV chiếu BT lên bảng, mời 2 HS lên bảng hoàn thành BT.

- GV YC các HS còn lại làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nêu bài làm của mình.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a)

 trung thực

 chân thành

 chung sức

 của chung

b)

 bãi đỗ xe

 thi đỗ

 trời đổ mua

 cây bị đổ

5. HĐ 4: Tập viết chữ hoa K

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái K viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

5.1. Quan sát mẫu chữ hoa K

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ K:

+ Cao 5 li, rộng 5 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2,5 li.

+ Quy trình viết:

 Viết nét 1, 2 như viết chữ viết hoa I.

 Nét 3: Đặt bút tại giao điểm đường kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 5, vòng bút viết nét cong bé, đưa bút hơi thẳng xuống quãng giữa của chữ để tạo nét thắt nhỏ ở giữa; tiếp theo, viết nét móc ngược phải. Điểm dừng bút là giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 6.

- GV viết chữ K lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

5.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

- GV giúp HS hiểu: Đây là một trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: K, h, g.

 Chữ có độ cao 2 li: d.

 Chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, ê, m, ô, n, â, a, u, n.

5.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết các chữ K cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm cỡ nhỏ vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại bài thơ trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe GV hướng dẫn, nói về nội dung và hình thức của bài thơ.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- 2 HS lên bảng hoàn thành BT.

- Các HS còn lại làm bài vào VBT.

- Một số HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nêu bài làm của mình.

- HS sửa bài.

- 2 HS lên bảng hoàn thành BT.

- Các HS còn lại làm bài vào VBT.

- Một số HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nêu bài làm của mình.

- HS sửa bài.

- HS quan sát và nhẫn xét mẫu chữ K.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nghe GV hướng dẫn, quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS viết các chữ K cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm cỡ nhỏ vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 12: VÒNG TAY YÊU THƯƠNG

BÀI ĐỌC 2: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về tình cảm của bé Hà dành cho ông bà, muốn tặng ông bà một món quà ý nghĩa nên bé Hà đã chăm chỉ học tập để được điểm 10.

 Biết nói và đáp lời chúc mừng, lời khen.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng các thành viên trong gia đình.

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập để ông bà, bố mẹ vui lòng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Sáng kiến của bé Hà sẽ giúp các em hiểu vì rất quan tâm, yêu thương ông bà mà bé Hà đã cố gắng học tập thật tốt, đem điểm 10 về tặng ông bà.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Sáng kiến của bé Hà.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- GV mời một số cặp HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết nói và đáp lời chúc mừng, lời khen.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc to YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS tập nói và đáp trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp, bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.

- 4 HS tiếp nối 4 CH. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

- Một số cặp HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1:

 HS 1: Bé Hà hỏi bố điều gì?

 HS 2: Bé Hà hỏi bố sao không có ngày của ông bà.

+ Câu 2:

 HS 2: Vì sao bé Hà và bố chọn ngày lập đông làm “ngày của ông bà”?

 HS 1: Vì khi trời bắt đầu rét, mọi người cần chăm lo cho sức khỏe của các cụ già.

+ Câu 3:

 HS 1: Gần đến ngày lập đông, Hà còn băn khoăn chuyện gì?

 HS 2: Hà còn băn khoăn vì nghĩ mãi mà chưa biết nên chuẩn bị quà gì tặng ông bà.

+ Câu 4:

 HS 2: Món quà Hà tặng ông bà là gì?

 HS 1: Món quà Hà tặng ông bà là chùm điểm 10.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc to YC của 2 BT.

- HS thảo luận theo cặp và làm bài vào VBT.

- Một số HS nói và đáp trước lớp.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 12: VÒNG TAY YÊU THƯƠNG

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: NGHE VÀ HÁT VỀ ÔNG BÀ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói: Biết phối hợp lời nói và hát với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn hát. Biết nhận xét, đánh giá, hát cùng bạn.

+ Năng lực văn học: Nêu được một hình ảnh đẹp trong ca từ bài hát. Nhận biết nội dung của bài hát.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm, lòng kính mến đối với các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. Thực hành

2.1. HĐ 1: Nghe bài hát và trao đổi với bạn

Mục tiêu: Nghe và trao đổi về bài hát.

Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài hát Bà cháu (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên).

- GV YC HS thảo luận theo cặp, trả lời các CH.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Tên bài hát là gì? (Bà cháu).

b) Tác giả bài hát là ai? (Nguyễn Văn Hiên).

c) Nội dung bài hát:

 Bài hát là lời của ai nói về ai? (Bài hát nói về bà).

 Bà kể cho cháu nghe những chuyện gì? (Bà kể cho cháu nghe câu nguyện ngày xưa: Thạch Sanh, Tấm Cám, v.v...)

 Tìm một hình ảnh đẹp nói lên cảm nghĩ của bạn nhỏ khi nhe bà kể chuyện. (Bạn nhỏ nằm nghe bà kể mà ngỡ vào giấc mộng mơ).

- GV mời 1 HS hát lại một câu em thích trước lớp.

2.2. HĐ 2: Hát cho bạn nghe một bài hát khác về bà hoặc về ông

Mục tiêu: Hát bài hát khác về ông bà.

Cách tiến hành:

- GV hỏi trước lớp những bài hát khác về ông bà.

- GV tổ chức cho HS hát tập thể.

- HS lắng nghe.

- HS nghe bài hát Bà cháu.

- HS thảo luận theo cặp, trả lời các CH.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS hát lại một câu em thích trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS hát tập thể.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 12: VÒNG TAY YÊU THƯƠNG

BÀI VIẾT 2: KỂ VỀ ÔNG BÀ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Kể được với các bạn về ông bà của mình.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về ông bà.

2. Phẩm chất

- Tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể với bạn về ông bà (BT 1)

Mục tiêu: Kể được với bạn về ông bà.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm

- GV mời một số HS kể chuyện trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

2.2. HĐ 2: Dựa vào những điều đã kể ở BT 1, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về ông bà

Mục tiêu: Biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về ông bà.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS xác định YC của BT 2. GV hướng dẫn HS: Dựa vào câu chuyện các em vừa chuẩn bị ở BT 1, bây giờ các em hãy viết lại thành một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về ông bà của mình.

- GV mời một số HS viết bài của mình lên bảng. GV nhận xét, sửa bài.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm.

- Một số HS kể chuyện trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- HS xác định YC của BT 2.

- Một số HS viết bài lên bảng. Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 12: VÒNG TAY YÊU THƯƠNG

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ ÔNG BÀ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Tìm tòi, đọc sách.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp.

 Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong 2 tiết học (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2).

+ Năng lực văn học:

 Nhận biết bài văn xuôi, thơ, bài báo.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với thực tiễn: quan tâm, chăm sóc, yêu thương các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất

- Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo.

- Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

- Truyện đọc lớp 2 – NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đọc sách báo viết về ông bà.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Tìm hiểu và hoàn thành yêu cầu bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời lần lượt 4 HS đọc YC của 4 BT.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, YC mỗi HS bày trước mặt quyển sách (tờ báo) mình mang đến.

- GV mời một vài HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB; tờ báo: Tên tờ báo, bài báo, ngày đăng, tác giả.

- GV nhận xét.

3. HĐ 2: Tự đọc sách

Mục tiêu: Hình thành thói quen tự đọc sách.

Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc; nhắc HS cần chọn một đoạn yêu thích, đọc đi đọc lại để đọc tự tin, to, rõ trước lớp. GV YC những HS không đem sách báo đọc bài thơ Thỏ thẻ - Hoàng Tá trong SGK.

- GV đi tới từng bàn giúp HS chọn đoạn đọc.

- GV cho HS đọc sách hết tiết 1 và có thể cho đọc thêm khoảng 15 phút ở tiết 2.

4. HĐ 3: Đọc các bạn nghe

Mục tiêu: Tự tin đọc truyện trước lớp cho các bạn nghe.

Cách tiến hành:

- GV mời một số HS đứng trước lớp (hướng về các bạn), đọc lại to, rõ những gì vừa đọc. GV lưu ý HS có thể đọc một đoạn/ bài ngắn.

- Sau khi HS đọc xong, GV đề nghị cả lớp vỗ tay, tuyên dương bạn. GV tổ chức cho cả lớp thảo luận, các bạn bên dưới có thể đặt CH, trao đổi suy nghĩ, cảm xúc.

5. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

- GV nhắc HS chuẩn bị tốt cho bài học mở đầu chủ điểm Yêu kính ông bà.

- HS lắng nghe.

- 4 HS đọc YC của 4 BT.

- Mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến.

- Một vài HS giới thiệu với các bạn. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc.

- HS cùng GV chọn đoạn đọc.

- HS đọc.

- Một số HS đứng trước lớp, đọc lai, to, rõ những gì vừa đọc.

- Cả lớp thảo luận.

- HS lắng nghe, chuẩn bị bài cho tiết sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: BÀ NỘI, BÀ NGOẠI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc nói về tình cảm của bà nội, bà ngoại dành cho bạn nhỏ và tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà nội, bà ngoại.

 Nhận biết các từ ngữ chỉ tình cảm. Biết thêm dấu phẩy vào đúng chỗ.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với thực tế.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng với bà nội, bà ngoại.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc bài Chăm sóc ông bà phần Chia sẻ, YC cả lớp đọc thầm theo.

- GV mời 1 HS khác đọc CH và gợi ý.

- GV chốt: Chúng ta cần phải biết yêu kính ông bà, giúp đỡ ông bà. Các em có thể dựa vào các gợi ý như trong SGK đẻ giúp đỡ ông bà mạnh khỏe.

BÀI ĐỌC 1: BÀ NỘI, BÀ NGOẠI

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng học bài Bà nội, bà ngoại để xem tình cảm của bà nội, bà ngoại và bạn nhỏ dành cho nhau như thế nào nhé.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Bà nội, bà ngoại.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: phù sa, na (mãng cầu).

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

- GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV hướng dẫn cho HS HTL 2 khổ thơ cuối.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án:

+ BT 1: Tìm các từ ngữ chỉ tình cảm bà cháu trong một khổ thơ.

 Khổ 1: thương, yêu.

 Khổ 2: yêu.

 Khổ 3: mong, thương, trông.

 Khổ 4: yêu dấu, nhớ, thiêt tha.

+ BT 2: Thêm dấu phẩy vào các câu:

a) Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội ông bà ngoại.

🡪 Tuần nào bố mẹ cũng cho em đến thăm ông bà nội, ông bà ngoại.

b) Em giúp ông bà quét nhà, nhặt rau, cho gà ăn.

🡪 Em giúp ông bà quét nhà, nhặt rau, cho gà ăn.

- HS đọc bài Chăm sóc ông bà phần Chia sẻ, cả lớp đọc thầm theo.

- 1 HS khác đọc CH và gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. Cả lớp đọc thầm theo.

- 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

 HS 1: Bài thơ là lời của ai nói về ai?

 HS 2: Bài thơ là lời của bạn nhỏ nói với bà nội, bà ngoại.

+ Câu 2:

 HS 2: Tìm những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu:

a) Ở khổ thơ 2

b) Ở khổ thơ 3

 HS 1: Những hình ảnh nói lên tình yêu thương của hai bà dành cho cháu:

a) Ở khổ thơ 2: Bà ngoại chăm làm vườn để cho cháu có cây ăn quả.

b) Ở khổ thơ 3: Bà ngoại mong cháu ngày Tết. Bà nội cũng trông mong cháu ngày Tết.

+ Câu 3:

 HS 1: Mỗi câu thơ dưới đây nói lên tình cảm gì của cháu đối với hai bà?

a) Cháu yêu cha, yêu mẹ

Và thương cả hai bà.

1) tình yêu thương

b) Hai bà hai nguồn sông

Cho phù sa đời cháu.

c) Hai miền quê yêu dấu

Cháu nhớ về thiết tha.

2) lòng biết ơn

 HS 2: a – 1; b – 2; c – 1.

- HS lắng nghe.

- HS HTL 2 khổ thơ cuối.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

- HS lên bảng báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ Bà nội, bà ngoại. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT tìm các từ có tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi; chứa vần ec hoặc et.

 Biết viết chữ cái L viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Luôn luôn yêu kính ông bà cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ L.

- Mẫu chữ cái L viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ Bà nội, bà ngoại. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại 2 khổ thơ đầu bài thơ Bà nội, bà ngoại.

- GV đọc mẫu 1 lần 2 khổ thơ đầu bài thơ.

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại 2 khổ thơ đầu bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- GV nói về nội dung và hình thức của bài văn:

+ Về nội dung: Hai khổ thơ đầu bài thơ giới thiệu về bà nội, bà ngoại, tình cảm của bạn nhỏ dành cho các thành viên trong gia đình cũng như tình cảm của bà ngoại dành cho bạn nhỏ.

+ Về hình thức: Đoạn thơ gồm 2 khổ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài:

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Hoàn thành BT r/ d/ gi, ec/ et (BT 2)

Mục tiêu: Làm được các BT r / d/ gi, ec/ et.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS lần lượt đọc YC của BT 2a và 2b.

- GV mời 2 HS lên bảng hoàn thành BT 2a và 2b, yêu cầu các HS còn lại làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Các từ có tiếng:

a) Bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa:

 Giữ kín, không cho ai biết. 🡪 giấu giếm.

 Hát nhẹ nhàng cho trẻ ngủ. 🡪 hát ru.

 Vết tích còn lại của sự vật, sự việc. 🡪 dấu tích.

b) Chứa vần ec hoặc et, có nghĩa:

 Bánh làm bằng gạo nếp có nhân đậu xanh, thịt mỡ, hình ống, thường làm vào dịp Tết. 🡪 Bánh tét.

 Xe có bồn chở dầu, nước,... 🡪 Xe két nước.

 Xe cộ đông đúc, không đi lại được. 🡪 Kẹt xe.

4. HĐ 3: Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng r/ d/ gi, ec/ et

Mục tiêu: Luyện tập các BT r/ d / gi, ec/ et.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi tìm nhanh: GV đọc từng YC, cho HS trả lời nhanh.

- GV nhận xét, khen HS, gợi ý một số từ ngữ:

a)

 Tiếng bắt đầu bằng r: rá, rau, răng, rìa, rổ, rồng, ruộng, rực, rừng,...

 Tiếng bắt đầu bằng d: danh, dân, duyên, dáng, dịu, dê, dễ, dội, dù, dùng, dữ, dương, ...

 Tiếng bắt đầu bằng gi: gián, giành, giáo, giận, giật,...

b)

 Tiếng có vần ec: béc, éc, séc, véc,...

 Tiếng có vần et: bét, hét, két, kẹt, mét, mẹt, nét, phét, rét,...

5. HĐ 4: Tập viết chữ L hoa

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa L

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu L:

+ Cấu tạo: Cao 5 li (cỡ vừa), 2,5 li gồm 3 nét cơ bản: cong dưới, lượn dọc và lượn ngang.

+ Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đấu các chữ CG; sau đó, đổi chiều bút, viết nét lượn ngang, tạo một vòng xoắn nhỏ ở chần chữ. Điểm dừng bút là giao điểm của đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5.

- GV viết chữ L lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Luôn luôn yêu kính ông bà.

- GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng đề cập và nhắc nhở chúng ta phải luôn yêu kính ông bà.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: L, l, y, k, h, g, b.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: u, ô, n, ê, a.

- GV viết mẫu chữ Luôn trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu).

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết chữ L cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Luôn luôn yêu kính ông bà.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại 2 khổ thơ đầu bài thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- 2 HS lần lượt đọc YC của BT 2a và 2b trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- 2 HS lên bảng hoàn thành BT, các HS còn lại làm bài vào VBT.

- Một số HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.

- HS lắng nghe, sửa bài vào vở.

- HS thi tìm nhanh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ L cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Luôn luôn yêu kính ông bà.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ

BÀI ĐỌC 2: VẦNG TRĂNG CỦA NGOẠI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về tình cảm của ông ngoại dành cho My và cu Bin cũng như tình cảm trong trẻo của hai chị em đối với ông ngoại.

 Biết đặt câu nói về tình cảm; dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng các thành viên trong gia đình.

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập để ông bà, bố mẹ vui lòng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc Vầng trăng của ngoại sẽ cho các em hiểu về tình yêu thương mà ông ngoại dành cho hai chị em My và Bin cũng như tinh cảm của hai chị em dành cho ông ngoại.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Vầng trăng của ngoại.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 2: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 2.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- GV đặt CH và mời một số HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Nghỉ hè, ba má cho chị em My về quê ở với ai?

Trả lời: Nghỉ hè, ba má cho chị My về quê chơi với ông ngoại.

+ Câu 2: Hằng ngày, ba ông cháu làm gì?

Trả lời: Hằng ngày, buổi sáng, ăn sáng xong, ba ông cháu ra vườn, quét lá rụng, vun gốc cây, tìm những trái cây chín vàng. Buổi tối, va ông cháu kê chõng tre ra sân, tìm các vì sao trên trời.

+ Câu 3: Quầng sáng My nhìn thấy khi tỉnh giấc là gì? Chọn ý đúng:

a) Vầng trăng lọt vào nhà.

b) Ánh trăng chiếu vào nhà.

c) Ánh sáng từ chiếc đèn bàn của ông.

Trả lời: Đáp án: c).

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết đặt câu nói về tình cảm; dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, gợi ý cách trả lời:

+ BT 1: Đặt một câu nói về tình cảm của ông với hai cháu thể hiện qua câu chuyện trên. VD:

 Ông ngoại rất quan tâm My và Bin.

 Tình cảm của My và Bin dành cho ông ngoại rất trong sáng.

+ BT 2: Dùng từ chỉ đặc điểm, nêu nhận xét về câu nói của bạn My: “Ngoại ơi, hóa ra đầy là vầng trăng của ngoại!”. VD:

 Câu nói của bạn My rất hay!

 Câu nói của bạn My rất trong sáng!

 Câu nói của bạn My rất dễ thương!

- GV chiếu BT 3 lên bảng, mời 1 HS đọc nội dung BT 3 trước lớp.

- GV mời 1 HS lên bảng làm BT, yêu cầu các HS còn lại làm bài vào vở.

- GV mời một số HS nhận xét, trình bày bài làm của mình.

- GV nhận xét, hướng dẫn HS xác định nội dung và chức năng của các câu cần điền dấu, chốt đáp án:

Trung mới vào lớp 1 nên chưa biết viết. Em nhờ chị viết giúp lá thư thăm ông bà. Chị viết xong, hỏi:

- Em còn muốn thêm gì nữa không?

- Chị viết thêm cho em: Cháu xin lỗi ông bà vì chữ cháu còn xấu ạ.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS đọc theo nhóm 3.

- HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- HS trả lời CH trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc nội dung BT 3 trước lớp: Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi?

Trung mới vào lớp 1 nên chưa biết viết[] Em nhờ chị viết giúp lá thư thăm ông bà[] Chị viết xong, hỏi:

- Em còn muốn thêm gì nữa không[]

- Chị viết thêm cho em: Cháu xin lỗi ông bà vì chữ cháu còn xấu ạ.

- 1 HS lên bảng làm BT, các HS còn lại làm bài vào vở.

- Một số HS nhận xét, trình bày bài làm của mình.

- HS nghe GV hướng dẫn, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “VẦNG TRĂNG CỦA NGOẠI”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Vầng trăng của ngoại, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, làm những điều có ích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện Vầng trăng của ngoại. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu cảm.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể từng đoạn của câu chuyện Vầng trăng của ngoại theo tranh

Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Vầng trăng của ngoại. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

Cách tiến hành:

- GV YC HS quan sát tranh, đọc CH gợi ý, thảo luận nhóm 4 để tập kể từng đoạn của câu chuyện.

- GV đến từng nhóm hỗ trợ HS.

- GV mời một số HS ở một số nhóm kể nối tiếp trước lớp, YC cả lớp lắng nghe, nhận xét cách kể chuyện của các bạn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

2.2. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Mục tiêu: Kể lại được toàn bộ câu chuyện Vầng trăng của ngoại. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT 2.

- GV YC HS đọc lại câu chuyện, chuẩn bị kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- GV khuyến khích HS xung phong kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. GV mời một số HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, đọc CH gợi ý, thảo luận nhóm 4 để tập kể từng đoạn của câu chuyện.

- HS thảo luận dưới sự hỗ trợ của GV.

- Một số HS kể nối tiếp trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại câu chuyện, chuẩn bị kể chuyện trước lớp.

- HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ

BÀI VIẾT 2: KỂ MỘT VIỆC ĐÃ LÀM THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết kể lại một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

+ Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay giúp các em biết kể lại một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà và viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

2. HĐ 1: Kể một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà

Mục tiêu: Biết kể lại một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT 1.

- GV hướng dẫn HS đọc CH gợi ý.

- GV mời một số HS kể tại chỗ.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. HĐ 2: Dựa vào những điều vừa kể, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà

Mục tiêu: Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc và xác định YC của BT 2 trước lớp.

- GV YC HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

- GV mời một số HS viết bài làm của mình lên bảng.

- GV mời một số HS khác nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, sửa bài, chốt đáp án.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc gợi ý, suy nghĩ để kể về một việc đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà.

- Một số HS kể tại chỗ.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc và xác định YC của BT 2 trước lớp.

- HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn.

- Một số HS viết bài làm của mình lên bảng.

- Một số HS khác nhận xét bài của bạn.

- HS lắng nghe, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ

GÓC SÁNG TẠO: QUÀ TẶNG ÔNG BÀ

(hơn 55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo để tự giới thiệu và tặng ông bà.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Tạo lập văn bản đa phương thức: làm một tấm thiếp, trang trí bằng ảnh hoặc tranh vẽ ông bà, sản phẩm thủ công,... rồi viết lời tặng, lời chúc gắn vào sản phẩm.

+ Năng lực văn học: Biết cách sử dụng ngôn từ để viết lời tặng, lời chúc. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp để bình chọn những sản phẩm đẹp, lời viết hay.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng với ông bà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc YC của 3 BT.

- GV hướng dẫn HS:

+ Với BT 1, các em hãy làm một món quà tặng ông bà.

+ Với BT 2, sau khi đã làm xong quà tặng ông bà, các tổ bình chọn ra sản phẩm đẹp nhất để chuẩn bị giới thiệu trước lớp.

+ Với BT 3, các tổ giới thiệu sản phẩm của tổ mình, sau đó cho cả lớp bình chọn.

3. HĐ 2: Làm bài

Mục tiêu: Hoàn thành BT.

Cách tiến hành:

- GV YC HS làm quà tặng ông bà, sau đó các tổ chọn sản phẩm.

- GV đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS.

4. HĐ 3: Bình chọn và giới thiệu sản phẩm trước lớp

Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu các tổ lên bảng giới thiệu về sản phẩm của tổ mình.

- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn sản phẩm đẹp nhất, có nội dung hay nhất.

- GV nhận xét, khen ngợi HS, khuyến khích các em mang món quà về tặng ông bà.

- HS lắng nghe.

- 3 HS đọc YC của 3 BT.

- HS lắng nghe.

- HS làm quà tặng ông bà. Sau đó các tổ chọn sản phẩm.

- Các tổ lên bảng, giới thiệu về sản phẩm của tổ mình.

- Cả lớp bình chọn.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 13: YÊU KÍNH ÔNG BÀ

TỰ ĐÁNH GIÁ

(15 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 12, Bài 13.

2. Phẩm chất

- Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giao nhiệm vụ cho HS

Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / ­– (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).

- GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.

3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

- HS HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.

- HS làm BT.

- HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- HS quan sát, lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 14: CÔNG CHA NGHĨA MẸ

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CON CHẢ BIẾT ĐƯỢC ĐÂU

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là tình cảm của người mẹ và cả gia đình dành cho em bé sắp chào đời; tất cả mọi người đều chuẩn bị mọi thứ để chào đón em bé.

 Ghép được các tiếng cho sẵn thành các từ và đặt câu với các từ đó.

+ Năng lực văn học:

 Nhận diện được bài thơ.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm, lòng kính mến đối với các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC 2 BT của phần Chia sẻ trước lớp.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh, mời một số HS trả lời nội dung trong mỗi bức tranh.

- GV YC HS lấy tranh, ảnh để lên mặt bàn.

- GV mời một số HS giới thiệu trước lớp về tranh, ảnh em mang đến, giới thiệu về bố mẹ mình.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

BÀI ĐỌC 1: CON CHẢ BIẾT ĐƯỢC ĐÂU

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Bài thơ hôm nay chúng ta học Con chả biết được đâu là lời của người mẹ dành cho em bé sắp chào đời. Bài thơ sẽ cho chúng ta thấy tình cảm của gia đình đang mong chờ, chào đón em bé.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài thơ Con chả biết được đâu.

- GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu nghĩa 2 từ: chả, hỏi hoài.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 5 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc theo nhóm: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Ghép được các tiếng cho sẵn thành các từ và đặt câu với các từ đó.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2 phần Luyện tập.

- GV YC HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án, khen ngợi HS:

+ BT 1: Ghép các tiếng thương, yêu, quý, mến, kính với nhau để được ít nhất 5 từ (mỗi từ gồm 2 tiếng).

Đáp án: Thương yêu, thương mến, thương quý, yêu thương, yêu quý, yêu mến, quý mến, mến thương, mến yêu, kính yêu, kính quý, kính mến.

+ BT 2: Đặt câu với một từ vừa tìm được ở BT 1.

VD:

Mọi người trong gia đình em đều yêu thương nhau.

Em rất yêu thầy cô, thầy cô kính yêu của chúng em!

- 1 HS đọc to YC 2 BT của phần Chia sẻ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS quan sát tranh, mời một số HS trả lời nội dung trong mỗi bức tranh.

- HS lấy tranh, ảnh để lên mặt bàn.

- Một số HS giới thiệu trước lớp. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ.

- HS luyện đọc.

- 4 HS tiếp nối đọc 4 CH. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

 HS 1: Bài thơ là lời của ai nói với ai?

 HS 2: Bài thơ là lời của người mẹ dành cho em bé sắp chào đời.

+ Câu 2:

 HS 2: Mẹ và bố chuẩn bị những gì để đón con ra đời?

 HS 1: Để đón con ra đời, mẹ và bố đã chuẩn bị: mẹ đan tấm áo nhỏ, thêu vào chiếc khăn cái hoa và cái lá, bố mua chiếc chăn mới dành riêng cho con đắp, bố giặt áo cho con, viết thơ cho con.

+ Câu 3:

 HS 1: Các anh quan tâm đến em bé sắp sinh như thế nào?

 HS 2: Các anh quan tâm đến em bé sắp sinh: hỏi hoài “Bao giờ sinh em bé?”.

+ Câu 4:

 HS 2: Bạn hiểu “con đường tít tắp” trong khổ thơ 2 là gì? Chọn ý đúng:

a) Đường giao thông.

b) Tương lai của con.

c) Hè phố.

 HS 1: b) Tương lai của con.

- HS lắng nghe GV nhận xét, chốt đáp án.

- 1 HS đọc YC của BT 1, 2 phần Luyện tập.

- HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 14: CÔNG CHA NGHĨA MẸ

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Cho con. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT chọn chữ ng / ngh, chữ ch / tr, ac / at.

 Biết viết các chữ cái M viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ M.

- Mẫu chữ cái M viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Cho con. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

- GV đọc mẫu bài thơ Cho con.

- GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:

+ Về nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm ba mẹ đối với con và hy vọng con sẽ mãi ghi nhớ tình cảm của cha mẹ, sẽ nhớ mãi ba mẹ chính là quê hương, là nơi để trở về.

+ Về hình thức: Bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ ng / ngh, ch / tr, vần ac / at

Mục tiêu: Làm đúng BT chọn chữ ng / ngh, chữ ch / tr, ac / at.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS đọc lần lượt YC của BT 2, 3a và 3b.

- GV mời 3 HS lên bảng hoàn thành BT, YC các HS còn lại làm bài vào VBT.

- GV nhắc HS quy tắc viết ng / ngh.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 2:

 Cả nhà quây quần trong ngày nghỉ.

 Gió thổi hàng cây nghiêng ngả.

 Tiếng chuông chiều ngân nga.

+ BT 3:

a) Chữ ch hay tr?

Một mẹ sinh được triệu con

Rạng ngày lặn hết, chỉ còn một cha

Mặt mẹ tươi đẹp như hoa

Mặt cha nhăn nhó chẳng ma nào nhìn.

🡪 Mẹ là mặt trăng, con là sao, cha là mặt trời.

b) Vần ac hay at?

Từ tre từ trúc mà ra

Thành bạn thân thiết hát ca cùng người

Thon dài một đốt thế thôi

Mà bao nốt nhạc thành lời ngân nga

🡪 Cái sáo.

4. HĐ 3: Tập viết chữ hoa M

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái M viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa M

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ M:

+ Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết 4 nét.

+ Cấu tạo:

 Nét 1: Móc ngược trái (gần giống nét 2 ở chữ hoa k nhưng hơi lượn đầu sang phải).

 Nét 2: Thẳng đứng, hơi lượn một chút ở cuối nét.

 Nét 3: Thẳng xiên, hơi lượn ở hai đầu.

 Nét 4: Móc ngược phải.

+ Cách viết:

 Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc từ dưới lên hơi lượn sang phải. Rê bút khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.

 Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng đứng. Cuối nét hơi lượn sang trái một chút và dừng bút ở đường kẻ 1.

 Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, chuyển hướng đầu bút để viết tiếp nét thẳng xiên từ dưới lên. Đến đường kẻ 6 thì dừng lại. Chú ý, nét thẳng xiên hơi lượn ở hai đầu.

 Nét 4: Từ điểm dừng bút của nét 3, chuyển hướng đầu bút để viết nét móc ngược phải. Dừng bút trên đường kẻ 2.

- GV viết chữ M lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

- GV giúp HS hiểu: Câu thành ngữ ý nói một người trong cộng đồng bị tai họa, đau đớn thì cả tập thể cùng chia sẻ, đau xót.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: M, b, g.

 Chữ có độ cao 2 li: đ.

 Chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: ô, c, o, n, ư, a, u, c.

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết các chữ M cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cỡ nhỏ vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại bài thơ trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe GV hướng dẫn, nói về nội dung và hình thức của bài thơ.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- 3 HS đọc lần lượt YC của BT 2, 3a và 3b.

- 3 HS lên bảng hoàn thành BT, các HS còn lại làm bài vào VBT.

- HS lắng nghe.

- Một số HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS viết các chữ M cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cỡ nhỏ vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 14: CÔNG CHA NGHĨA MẸ

BÀI ĐỌC 2: CON NUÔI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện đề cao tình cảm của các thành viên trong gia đình, không phân biệt con đẻ hay con nuôi.

 Biết nói lời đồng ý, đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương với các thành viên trong gia đình, không phân biệt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng học bài Con nuôi để hiểu con nuôi là gì và dù là con nuôi hay con đẻ thì các thành viên trong gia đình đều yêu thương nhau, đối xử với nhau không phân biệt.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Con nuôi.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: chần chừ, kiêu hãnh.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

- GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết nói lời đồng ý, đặt câu theo mẫu Ai thế nào?.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc lần lượt YC của 2 BT phần Luyện tập.

- GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, gợi ý đáp án:

+ BT 1: Nói lời đồng ý:

a) Với nhận xét của bạn Ngọc về bức tranh

Bạn nói rất đúng ý tớ. Mọi người trong gia đình này rất yêu quý nhau.

b) Với câu nói của bố mẹ bạn Ngọc

Bố mẹ bạn Ngọc nói rất đúng và rất hay. Em hoàn toàn đồng ý với câu nói của bố mẹ bạn Ngọc.

+ BT 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để nói về:

a) Tình cảm của bố mẹ nuôi với bạn Ngọc

Bố mẹ nuôi yêu thương bạn Ngọc bằng cả trái tim.

b) Tình cảm của bạn Ngọc với bố mẹ nuôi

Bạn Ngọc rất yêu thương bố mẹ nuôi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. Cả lớp đọc thầm theo.

- 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

 HS 1: Cô giáo yêu cầu HS làm gì?

 HS 2: Cô giáo yêu cầu cả lớp xem tranh rồi nhận xét về bức tranh.

+ Câu 2:

 HS 2: Vì sao Hoàng nhận ra bạn trai trong bức tranh là con nuôi?

 HS 1: Vì Hoàng nhận ra trong tranh, một cậu bé có màu tóc và khuôn mặt khác hẳn mọi người.

+ Câu 3:

 HS 1: Theo Ngọc, tình cảm giữa mọi người trong bức tranh thế nào?

 HS 2: Theo Ngọc, mọi người trong bức tranh rất yêu quý nhau.

+ Câu 4:

 HS 2: Câu nói nào trong đoạn 3 giúp bạn hiểu: Bạn Ngọc được bố mẹ nuôi rất yêu thương?

 HS 1: Câu nói giúp mình hiểu: Bạn Ngọc được bố mẹ nuôi rất yêu thương là: Bố mẹ tớ bảo: “Con nuôi không được cha mẹ sinh ra nhưng được nuôi dưỡng và lớn lên từ trái tim yêu thương của cha mẹ”.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 14: CÔNG CHA NGHĨA MẸ

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: NGHE VÀ HÁT VỀ BỐ MẸ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói: Biết chia sẻ với bạn về gia đình phối hợp lời nói với cử chỉ, điệu bỏ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe bạn chia sẻ. Biết nhận xét, đánh giá, chia sẻ cùng bạn.

+ Năng lực văn học: Nêu được một hình ảnh đẹp trong ca từ bài hát. Nhận biết nội dung của bài hát.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm, lòng kính mến đối với các thành viên trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. Thực hành

2.1. HĐ 1: Nghe bài hát và trao đổi với bạn

Mục tiêu: Nghe và trao đổi về bài hát.

Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh (Nhạc và lời: Ngọc Lễ).

- GV tổ chức cho cả lớp hát lại bài hát.

- GV đặt CH: Bài hát giúp em hiểu điều gì?

- GV chốt: Bài hát giúp ta hiểu gia đình là nơi để ta trở về, là nơi để ta yêu thương, là nơi được chia sẻ, cùng buồn vui, gia đình là điểm tựa, bên nhau đến suốt cuộc đời.

2.2. HĐ 2: Chia sẻ về gia đình

Mục tiêu: HS chia sẻ với các bạn về gia đình mình và lắng nghe chia sẻ của các bạn.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và CH gợi ý của BT 2.

- GV YC HS trao đổi theo nhóm nhỏ.

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về gia đình mình.

- GV nhận xét, động viên, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- HS nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh.

- Cả lớp hát lại bài hát.

- HS trả lời CH.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC và CH gợi ý của BT 2.

- HS trao đổi theo nhóm nhỏ.

- Một số HS chia sẻ trước lớp về gia đình mình.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 14: CÔNG CHA NGHĨA MẸ

BÀI VIẾT 2: KỂ VỀ MỘT VIỆC BỐ MẸ ĐÃ LÀM ĐỂ CHĂM SÓC EM

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Kể được với các bạn về một việc bố mẹ đã làm để chăm sóc mình.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về ông bà.

2. Phẩm chất

- Tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể một việc bố mẹ đã làm để chăm sóc em (BT 1)

Mục tiêu: HS kể được một việc bố mẹ đã làm để chăm sóc em.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm

- GV mời một số HS kể chuyện trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

2.2. HĐ 2: Dựa vào những điều đã kể ở BT 1, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc bố mẹ đã làm để chăm sóc em

Mục tiêu: HS biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc bố mẹ đã làm để chăm sóc em.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS xác định YC của BT 2. GV hướng dẫn HS: Dựa vào câu chuyện các em vừa chuẩn bị ở BT 1, bây giờ các em hãy viết lại thành một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc bố mẹ đã làm để chăm sóc mình.

- GV mời một số HS viết bài của mình lên bảng. GV nhận xét, sửa bài.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm.

- Một số HS kể chuyện trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- HS xác định YC của BT 2.

- Một số HS viết bài lên bảng. Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 14: CÔNG CHA NGHĨA MẸ

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ BỐ MẸ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Tìm tòi, đọc sách.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp.

 Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong 2 tiết học (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2).

+ Năng lực văn học:

 Nhận biết bài văn xuôi, thơ, bài báo.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với thực tiễn: quan tâm, chăm sóc, yêu thương các thành viên trong gia đình.

3. Phẩm chất

- Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo.

- Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

- Truyện đọc lớp 2 – NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đọc sách báo viết về bố mẹ.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Tìm hiểu và hoàn thành yêu cầu bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời lần lượt 3 HS đọc YC của 3 BT.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, YC mỗi HS bày trước mặt quyển sách (tờ báo) mình mang đến.

- GV mời một vài HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB; tờ báo: Tên tờ báo, bài báo, ngày đăng, tác giả.

- GV nhận xét.

3. HĐ 2: Tự đọc sách, ghi lại cảm xúc, nhận xét về nhân vật trong bài đọc

Mục tiêu: Hình thành thói quen tự đọc sách.

Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc một truyện (một bài thơ, bài báo) em thích. GV YC những HS không đem sách báo đọc bài Quà của bố - Duy Khánh trong SGK.

- GV YC HS ghi lại cảm xúc hoặc nhận xét của em về nhân vật trong bài đọc. GV lưu ý HS có thể vừa đọc, vừa ghi chép để nhìn lại những cảm xúc, nhận xét, phán đoán của mình, hoặc đọc xong rồi ghi.

- GV cho HS đọc sách hết tiết 1 và có thể cho đọc thêm khoảng 15 phút ở tiết 2.

4. HĐ 3: Đọc hoặc kể lại những gì đã đọc

Mục tiêu: HS ghi nhớ những gì đã đọc, tự tin đọc/ kể chuyện trước lớp cho các bạn nghe.

Cách tiến hành:

- GV mời một số HS đứng trước lớp đọc/ kể lại những gì vừa đọc.

- GV và cả lớp nhận xét, biểu dương các bạn.

- HS lắng nghe.

- 3 HS đọc YC của 3 BT.

- Mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến.

- Một vài HS giới thiệu với các bạn. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc và ghi lại cảm xúc, nhận xét.

- Một số HS đứng trước lớp đọc/ kể lại những gì vừa đọc.

- Cả lớp nhận xét cùng GV.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: NẤU BỮA CƠM ĐẦU TIÊN

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ nói về bạn nhỏ chăm chỉ, đã nấu xong bữa cơm đầu tiên cho bố mẹ, tất cả đã đủ rồi mà lại thừa một vết nhọ lấm lem dễ thương trên mặt bạn. Bài thơ khen ngợi và khuyến khích các bạn nhỏ phụ giúp bố mẹ và biết nấu cơm cho gia đình.

 Nhận biết được kiểu câu Ai thế nào?, nhận biết được các tiếng bắt vần với nhau.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với thực tế.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng với bố mẹ; chăm chỉ, biết phụ giúp gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV chiếu các câu ca dao lên bảng, YC HS chọn từ cha, mẹ, con phù hợp với ô trống trong mỗi câu ca dao.

- GV mời một số HS trả lời.

- GV nhận xét, khen ngợi HS, chốt đáp án:

(1) Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

(2) Có vàng, vàng chẳng hay phô

Có con, con nói trầm trồ mẹ nghe.

(3) Ơn cha nặng lắm con ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

BÀI ĐỌC 1: NẤU BỮA CƠM ĐẦU TIÊN

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng học bài Nấu bữa cơm đầu tiên để xem bạn nhỏ đã chuẩn bị cho bữa cơm như thế nào.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Nấu bữa cơm đầu tiên.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

- GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được kiểu câu Ai thế nào?, nhận biết được các tiếng bắt vần với nhau.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

- GV chốt đáp án:

+ BT 1: Các câu dưới đây thuộc mẫu câu nào?

a) Bạn nhỏ rất chăm chỉ.

b) Bạn nhỏ lau từng chiếc bát.

c) Má bạn nhỏ hồng ánh lửa

🡪 Trả lời: Mẫu câu Ai thế nào?.

+ BT 2: Những tiếng trong khổ thơ cuối bắt vần với nhau: b) Tiếng rồi và tiếng nồi.

- HS quan sát, đọc các câu ca dao.

- Một số HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

 HS 1: Bạn nhỏ trong bài thơ làm việc gì?

 HS 2: Bạn nhỏ trong bài thơ nấu bữa cơm đầu tiên.

+ Câu 2:

 HS 2: Mâm cơm được bạn nhỏ chuẩn bị như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Chuẩn bị rất đầy đủ.

b) Chỉ thiếu trái ớt phần bố.

c) Có thêm một vết nhọ nồi trên má.

 HS 1: a).

+ Câu 3:

 HS 1: Bạn nghĩ bố mẹ sẽ nói gì khi thấy vết nhọ nồi trên má con? Chọn ý bạn thích:

a) Con có vết nhọ trên má kìa!

b) Ôi, con tôi đảm đang quá!

c) Lần đầu nấu cơm vất vả quá!

 HS 2: HS chọn theo ý thích.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

- HS lên bảng báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Mai con đi nhà trẻ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT điền chữ r, d hoặc gi; chọn đúng dấu thanh phù hợp.

 Biết viết chữ cái N viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Bồi dưỡng tình yêu thương và kính trọng cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ N.

- Mẫu chữ cái N viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Mai con đi nhà trẻ. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại bài thơ Mai con đi nhà trẻ.

- GV đọc mẫu 1 lần bài thơ.

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- GV nói về nội dung và hình thức của bài văn:

+ Về nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của người bố dành cho bạn nhỏ sắp đi nhà trẻ.

+ Về hình thức: Bài thơ gồm 2 khổ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài:

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Hoàn thành BT điền r/ d/ gi và dấu hỏi/ dấu ngã

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ r, d hoặc gi; chọn đúng dấu thanh phù hợp.

Cách tiến hành:

- GV YC HS đọc YC của BT 2, 3 và hoàn thành BT vào VBT.

- GV mời một số HS lên bảng làm bài.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn, trình bày bài làm của mình.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 2: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp:

a) Chữ r, d hay gi?

Tuổi thơ tôi trôi qua êm đềm trong tiếng hát ru của bà, của mẹ, của các dì: “gió mùa thu, mẹ ru con ngủ...”

b) Dấu hỏi hay dấu ngã?

Mẹ bảo trăng như lưỡi liềm

Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui

Bà nhìn: như hạt cau phơi

Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn

LÊ HỒNG THIỆN

+ BT 3: Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với ô trống:

a) (rành, dành, giành):

 để dành

 dành dụm

 giành lấy

 rành mạch

b) (nửa, nữa):

 một lần nữa

 lát nữa

 nửa trái ổi

 một nửa

4. HĐ 3: Tập viết chữ N hoa

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa N

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu N:

+ Cấu tạo:

 Nét 1: Móc ngược trái (giống nét 1 ở chữ hoa M).

 Nét 2: Thẳng xiên.

 Nét 3: Móc xuôi phải (hơi nghiêng).

+ Cách viết:

 Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, hơi lượn sang phải. Rê bút đến khi chạm tới đường kẻ 6 thì dừng lại.

 Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút để viết nét thẳng xiên. Dừng bút ở đường kẻ 1.

 Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2. Chuyển hướng đầu bút để viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, hơi nghiêng sang bên phải. Đến đường kẻ 6 thì lượn cong xuống, dừng bút ở đường kẻ 5.

- GV viết chữ N lên trên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

- GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng nói đến công ơn của mẹ, nhắc nhở chúng ta phải ghi nhớ, trân trọng, biết ơn.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: N, g, h, Đ.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, a, m, e, ư, ơ, c, o, a, ê, n, ô.

- GV viết mẫu chữ Nghĩa trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu).

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết chữ N cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại bài thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc và hoàn thành BT vào VBT.

- Một số HS lên bảng làm bài.

- Một số HS nhận xét bài làm của bạn, trình bày bài làm của mình.

- HS lắng nghe, sửa bài vào vở.

- HS lắng nghe, quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ N cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN

BÀI ĐỌC 2: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Người mẹ luôn quan tâm cậu bé dù cậu hư và bỏ nhà ra đi. Mẹ mong nhớ mà biến thành cây vú sữa. Cậu bé cuối cùng cũng nhận ra lỗi lầm và tình cảm của mẹ.

 Biết nói lời xin lỗi và lời an ủi; hỏi đáp theo mẫu câu Ai thế nào?.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, vâng lời bố mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Bài đọc Sự tích cây vú sữa sẽ cho các em hiểu về tình mẫu tử thiêng liêng và sự tích hình thành cây vú sữa.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Sự tích cây vú sữa.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- GV đặt CH và mời một số HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?

Trả lời: Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu ham chơi, bị mẹ mắng.

+ Câu 2: Khi quay về nhà, không thấy mẹ, cậu bé làm gì?

Trả lời: Khi quay về nhà, không thấy mẹ, cậu bé khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.

+ Câu 3: Khi cậu bé ôm cây xanh mà khóc, điều kì lạ gì đã xảy ra?

Trả lời: Khi cậu bé ôm cây xanh mà khóc, điều kì lạ là từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa toàn, quả xuât hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu.

+ Câu 4: Những hình ảnh nào của cây vú sữa gợi cho cậu bé nhớ đến mẹ?

Trả lời: Những hình ảnh của cây vú sữa gợi cho cậu bé nhớ đến mẹ: một dòng sữa của quả trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết nói lời xin lỗi và lời an ủi; hỏi đáp theo mẫu câu Ai thế nào?.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, gợi ý cách trả lời:

+ BT 1: Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói lời xin lỗi thế nào? Mẹ sẽ an ủi cậu thế nào?

Trả lời: Nếu được gặp lại mẹ:

 Cậu bé sẽ xin lỗi mẹ: “Con xin lỗi mẹ vì đã ham chơi, bỏ nhà đi.”.

 Mẹ sẽ an ủi cậu bé: “Con biết lỗi và trở về là được rồi.”.

+ BT 2: Dựa theo truyện Sự tích cây vú sữa, hãy cùng bạn hỏi đáp theo mẫu câu Ai thế nào?.

a) Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa.

🡪 Ở nhà, cảnh vật thế nào rồi?

b) Những đài hoa nở trắng như mây.

🡪 Những đài hoa trông như thế nào?

c) Trái cây chín và ngọt thơm như sữa mẹ.

🡪 Trái cây như thế nào?

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS đọc theo nhóm 3.

- HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

- 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- HS trả lời CH trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Sự tích cây vú sữa, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học:

 Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc.

 Biết nêu mong muốn và viết lại kết thúc câu chuyện.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, vâng lời bố mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn câu chuyện Sự tích cây vú sữa. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu cảm.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa

Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Sự tích cây vú sữa. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc các ý tóm tắt để nhớ cốt truyện, từ các ý tóm tắt, phát triển lại thành câu chuyện và kể cho các bạn.

- GV YC HS thảo luận theo nhóm 4, tập kể từng đoạn của câu chuyện.

- GV đến từng nhóm hỗ trợ HS.

- GV mời một số HS ở một số nhóm kể nối tiếp trước lớp, YC cả lớp lắng nghe, nhận xét cách kể chuyện của các bạn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

2.2. HĐ 2: Viết lại kết thúc của câu chuyện

Mục tiêu: Biết nêu mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào, viết lại câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

- GV đặt CH gợi dẫn: Cậu bé còn rất nhỏ và cần người nuôi nấng, mẹ cậu biến thành cây vú sữa, không trở về thì ai sẽ là người nuôi cậu đây? Cậu bé và mẹ đều yêu thương nhau, các em có muốn cho cậu bé được gặp lại mẹ không?

- GV mời một số HS chia sẻ mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào.

- GV YC HS viết lại kết thúc truyện vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS thảo luận theo nhóm 4, tập kể từng đoạn của câu chuyện.

- Một số HS kể nối tiếp trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 2. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe và trả lời CH.

- Một số HS chia sẻ mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào.

- HS viết lại kết thúc truyện vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN

BÀI VIẾT 2: KỂ MỘT VIỆC ĐÃ LÀM THỂ HIỆN TÌNH CẢM YÊU QUÝ, BIẾT ƠN BỐ MẸ

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết kể lại một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ.

+ Viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng bố mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay giúp các em biết kể lại một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ và viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ.

2. HĐ 1: Kể một việc đã làm thể hiện sự tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ

Mục tiêu: Biết kể lại một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ.

Cách tiến hành:

- GV nêu YC của BT 1.

- GV hướng dẫn HS đọc CH gợi ý.

- GV mời một số HS kể tại chỗ.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

3. HĐ 2: Dựa vào những điều vừa kể, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một việc em đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ

Mục tiêu: Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc và xác định YC của BT 2 trước lớp.

- GV YC HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

- GV mời một số HS viết bài làm của mình lên bảng.

- GV mời một số HS khác nhận xét bài của bạn.

- GV nhận xét, sửa bài, chốt đáp án.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, đọc gợi ý, suy nghĩ để kể về một việc đã làm thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn bố mẹ.

- Một số HS kể tại chỗ.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc và xác định YC của BT 2 trước lớp.

- HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn.

- Một số HS viết bài làm của mình lên bảng.

- Một số HS khác nhận xét bài của bạn.

- HS lắng nghe, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN

GÓC SÁNG TẠO: TRAO TẶNG YÊU THƯƠNG

(hơn 55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Biết viết về một món quà tặng bố mẹ hoặc bố mẹ tăng.

+ Năng lực văn học: Biết sử dụng vẻ đẹp của ngôn từ, cách diễn đạt để viết được đoạn văn hay. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp để bình chọn những đoạn viết hay.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quý mến, kính trọng với ông bà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu nhanh YC của 2 BT:

+ BT 1: Viết đoạn văn về một món quà bố mẹ tặng em hoặc em tặng bố mẹ.

+ BT 2: Sau khi cả lớp đã hoàn thành đoạn văn, cả lớp bình chọn các đoạn văn hay.

3. HĐ 2: Làm bài

Mục tiêu: Hoàn thành BT.

Cách tiến hành:

- GV YC HS chọn 1 trong 2 đề, dựa vào CH gợi ý, viết đoạn văn (BT 1).

4. HĐ 3: Giới thiệu, bình chọn những đoạn viết hay

Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm.

Cách tiến hành:

- GV YC các tổ đọc bài trong nhóm, chọn ra bài hay nhất. GV đến từng tổ và giúp đỡ.

- GV YC mỗi tổ sau khi chọn xong bài cho tổ mình thì giới thiệu trước cả lớp để bình chọn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS chọn 1 trong 2 đề, đọc gợi ý, viết đoạn văn.

- Các tổ đọc bài trong nhóm, chọn ra bài hay nhất.

- Mỗi tổ giới thiệu bài của tổ mình trước lớp. Cả lớp cùng bình chọn.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN

TỰ ĐÁNH GIÁ

(15 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 14, Bài 15.

2. Phẩm chất

- Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giao nhiệm vụ cho HS

Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / ­– (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).

- GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.

3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.

4. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV nhắc HS chuẩn bị tranh, ảnh về anh chị em trong gia đình, chuẩn bị cho bài học sau.

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

- HS HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.

- HS làm BT.

- HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị tranh, ảnh cho bài học sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: ĐỂ LẠI CHO EM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi về công việc của mỗi người, vật, con vật. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm của người chị dành cho người em, để lại cho em những đồ dùng của mình và mong em ngoan, đáng yêu, vượt qua những cơn ốm của tuổi nhỏ.

 Biết hỏi đáp về đặc điểm của một số sự vật: đôi dép, đôi tất, hai bàn tay.

 Tưởng tượng và nói lời chị âu yếm, dỗ em khi em ốm.

+ Năng lực văn học:

 Nhận diện được bài thơ.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương với anh chị em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM (10 phút)

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV chiếu các bức tranh ở BT 1 lên bảng, YC HS quan sát bức tranh thể hiện tình cảm anh, chị, em như thế nào, đặt tên cho bức tranh đó.

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

- GV tổ chức cho HS giới thiệu tranh, ảnh về anh chị em trong gia đình.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

BÀI ĐỌC 1: ĐỂ LẠI CHO EM

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài học: Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Để lại cho em để hiểu về tình cảm của người chị dành cho em mình như thế nào.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài thơ Để lại cho em.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 5 HS đọc nối tiếp các đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc theo nhóm: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ.

Cách tiến hành:

- GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Biết hỏi đáp về đặc điểm của một số sự vật: đôi dép, đôi tất, hai bàn tay; tưởng tượng và nói được lời chị âu yếm, dỗ em khi em ốm.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2 phần Luyện tập.

- GV YC HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án, khen ngợi HS:

+ BT 1: Dựa vào nội dung bài thơ, hỏi đáp về đặc điểm của một số sự vật: đôi dép, đôi tất, hai bàn tay.

Đôi tất:

 Đôi tất chị để lại cho em như thế nào?

 Đôi tất chị để lại cho em rất xinh.

Đôi dép:

 Đôi dép chị để lại cho em có màu gì?

 Đôi dép chị để lại cho em có màu đỏ.

Hai bàn tay:

 Hai bàn tay của chị như thế nào?

 Hai bàn tay của chị sạch sẽ, thơm thơm.

+ BT 2: Đọc khổ thơ 3, tưởng tượng và nói lời chị âu yếm, dỗ em khi em ốm:

Chị đây rồi! Không sao, em sẽ nhanh khỏe lại thôi!

- HS quan sát, đặt tên cho các bức tranh.

- 1 HS đọc to YC của BT 2. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS giới thiệu tranh, ảnh về anh chị em trong gia đình.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ trả lời CH theo nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

 HS 1: Chị để lại những đồ vật gì cho em bé dùng?

 HS 2: Chị để lại dép đỏ, mũ len, đôi tất xinh xinh, áo cho em bé dùng.

+ Câu 2:

 HS 2: Chị còn để lại cho em bé điều gì tốt đẹp?

 HS 1: Chị còn để lại cho em bé những điều tốt đẹp: cái ngoan, tay sạch sẽ thơm.

+ Câu 3:

 HS 1: Bạn đã làm được những việc gì giúp em bé của bạn (hoặc các bạn nhỏ ít tuổi hơn bạn)?

 HS 2: HS trả lời theo thực tế những gì đã làm được.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT 1, 2 phần Luyện tập.

- HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA

BÀI VIẾT 1 : CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Bé Hoa. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày đoạn văn: Chữ cái đầu câu viết hoa. Chữ đầu tiên của đoạn văn viết hoa, lùi vào 1 ô.

 Làm đúng BT chọn chữ l / n, chữ i / , ăc / ăt.

 Biết viết các chữ cái O viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ong chăm chỉ tìm hoa lấy mật cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ O.

- Mẫu chữ cái O viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác bài thơ Bé Hoa. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày đoạn văn: Chữ cái đầu câu viết hoa. Chữ đầu tiên của đoạn văn viết hoa, lùi vào 1 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

- GV đọc mẫu bài Bé Hoa.

- GV mời 1 HS đọc lại bài chính tả, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ:

+ Về nội dung: Bài chính tả nói về Hoa giờ đã trở thành chị vì mẹ có thêm em Nụ. Hoa rất yêu quý em.

+ Về hình thức: Bài chính tả có 7 câu.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi cụm từ đọc 2 – 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ l/n, i/iê, ăc/ăt

Mục tiêu: Làm đúng BT chọn l/ n, i/ iê, ăc/ ăt.

Cách tiến hành:

- GV chiếu các BT lên bảng, cho HS trả lời nhanh sau đó chốt đáp án. GV yêu cầu HS viết đáp án vào VBT.

+ BT 2:

a) Chữ l hay n

Chân đen mình trắng

Đứng nắng giữa đồng

Làm bạn nhà nông

Thích mò tôm cá.

🡪 Con cò.

b) Chữ i hay ?

Cá gì đầu bẹp có râu

Cả đời chìm dưới bùn sâu kiếm mồi?

c) Vần ăc hay ăt?

Thường có mặt ở sân trường

Cùng em năm tháng thân thương bạn bè

Nấp trong tán lá tiếng ve

Sắc hoa đỏ rực gọi hè đến mau

🡪 Cây phượng.

+ BT 3: Tìm các tiếng:

a) Bắt đầu bằng l hoặc n, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với lạnh. 🡪 Nóng.

- Không quen. 🡪 Lạ.

b) Chứa vần in hoặc iên, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với dữ. 🡪 Hiền.

- Quả (thức ăn) đến độ ăn được. 🡪 Chín.

c) Chứa vần ăc hoặc ăt, có nghĩa như sau:

- Trái ngược với (dao, kéo) lụt (cùn). 🡪 Sắc.

- Dùng dao hoặc kéo làm đứt một vật. 🡪 Cắt.

4. HĐ 3: Tập viết chữ hoa O

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái O viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ong chăm chỉ tìm hoa lấy mật cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa O

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ O:

+ Đặc điểm: Cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết 2 nét.

+ Cấu tạo: Nét viết chữ hoa O là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ.

+ Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ 6, đưa bút sang trái để viết nét cong kín. Phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến đường kẻ 4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút.

- GV viết chữ O lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ong chăm tìm hoa lấy mật.

- GV giúp HS hiểu: Cụm từ ứng dụng khuyên con người cần phải chăm chỉ làm việc thì mới có thành quả.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: O, g, h, l, y.

 Chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: n, c, ă, m, i, o, a, â.

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết các chữ M cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ cỡ nhỏ vào vở.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc lại bài chính tả, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS trả lời nhanh BT, viết đáp án vào VBT.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nghe GV hướng dẫn, nhận xét độ cao của các chữ cái.

- HS viết các chữ O cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Ong chăm tìm hoa lấy mật cỡ nhỏ vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 14: CÔNG CHA NGHĨA MẸ

BÀI ĐỌC 2: CON NUÔI

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về tình cảm giữa hai anh em Dũng và bé Lan, Dũng đi đón em muộn nhưng em vẫn chơi ngoan và đợi anh, Dũng cõng bé Lan về nhà, bé Lan hát líu lo suốt quãng đường khiến Dũng thấy vui hơn hẳn mọi ngày.

 Biết nói lời an ủi người khác.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương với giữa anh chị em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài Đón em để hiểu hơn về tình cảm của hai anh em Dũng và bé Lan.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Đón em.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV mời 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ để cả lớp hiểu 2 từ: thút thít, rơm rớm.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

- GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận xét nhân vật Dũng qua các từ ngữ cho sẵn. Biết nói lời an ủi người khác.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc lần lượt YC của 2 BT phần Luyện tập.

- GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, gợi ý đáp án:

+ BT 1: Các từ ngữ vội vàng, lo lắng, vừa mừng vừa thương, vui cho thấy Dũng là người anh rất yêu thương, quan tâm em.

+ BT 2: Lúc bé Lan “rơm rớm nước mắt, ôm chầm lấy anh”, Dũng sẽ nói lời an ủi em:

Anh xin lỗi. Bây giờ chúng mình về nhà nhé!

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. Cả lớp đọc thầm theo.

- 2 HS đọc phần giải thích từ ngữ.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

 HS 1: Hằng ngày, sau khi tan học, Dũng làm gì?

 HS 2: Hằng ngày, sau khi tan học, Dũng qua trường mầm non đón bé Lan.

+ Câu 2:

 HS 2: Những từ ngữ nào ở đoạn 2 và đoạn 3 cho thấy Dũng rất thương em.

 HS 1: Những từ ngữ ở đoạn 2 và 3 cho thấy Dũng rất thương em: vội vàng chạy sang trường đón em gái, lo lắng, vừa mừng vừa thương, xuýt xoa.

+ Câu 3:

 HS 1: Vì sao trên đường về, Lan vừa ôm cổ anh vừa hát líu lo?

 HS 2: Trên đường về, Lan vừa ôm cổ anh vừa hát líu lo vì được anh cõng về nhà.

+ Câu 4:

 HS 2: Theo bạn, Dũng thấy vui hơn mọi ngày vì điều gì? Chọn ý bạn thích:

a) Vì Dũng đã có mặt lúc em gái mong anh đến.

b) Vì Dũng thấy em gái vui hơn hẳn mọi ngày.

c) Vì Dũng đã đón được em gái ở trường.

 HS 1: HS chọn theo ý mình thích.

- HS nhận xét, lắng nghe.

- 2 HS đọc lần lượt YC của 2 BT phần Luyện tập.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe, sửa bài vào VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: NÓI VÀ ĐÁP LỜI MỜI, NÓI VỀ MỘT NHÂN VẬT TRONG TRANH

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói: Biết nói và đáp lời mời trong các tình huống phối hợp lời nói với cử chỉ, điệu bỏ, động tác. Biết nói về một nhân vật.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết nghe bạn chia sẻ. Biết nhận xét, đánh giá, chia sẻ cùng bạn.

+ Năng lực văn học: Biết sử dụng vẻ đẹp của ngôn từ để nói về các nhân vật trong tranh.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc giữa anh chị em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. Thực hành

2.1. HĐ 1: Cùng bạn thực hành nói và đáp lại lời mời, nhờ trong các tình huống cho sẵn (BT 1)

Mục tiêu: Nói và đáp lời mời theo các tình huống cho sẵn.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1.

- GV YC HS thảo luận theo cặp, hoàn thành BT.

- GV mời một số cặp HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, YC HS viết lại lời nói và đáp vào VBT.

2.2. HĐ 2: Chọn hình một em bé (hoặc anh, chị) trong những bức hình cho sẵn, nói 4 – 5 câu về người trong hình

Mục tiêu: Nói được 4 – 5 câu về người trong hình, phát triển khả năng quan sát và ngôn ngữ.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

- GV YC HS chọn hình và nói 4 – 5 câu về em bé trong hình.

- GV mời một số HS lên bảng nói hoặc viết 4 – 5 câu về em bé trong hình.

- GV nhận xét, sửa bài, YC HS viết lại 4 – 5 câu vừa nói vào VBT.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT 1.

- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành BT.

- Một số cặp HS trình bày trước lớp. VD:

a) Em nhờ anh (chị) đọc cho mình chép một bài thơ mà anh (chị) thuộc.

Anh Tuấn ơi, anh đọc một bài thơ anh thuộc cho em chép nhé?!

Ừm, em lấy giấy bút đi.

b) Anh (chị) nhờ em tìm giúp một quyển sách trên giá sách.

Ngọc ơi, em tìm giúp chị một quyển sách trên giá sách với.

Vâng, chị cần tìm quyển nào ạ?

c) Anh (chị) rủ em cùng chơi cầu lông.

Hòa ơi, đi chơi cầu lông với anh đi!

Vâng, để em thay giầy rồi đi anh nhé!

- HS nghe GV nhận xét, viết lại lời nói và đáp vào VBT.

- 1 HS đọc to YC của BT 2.

- HS chọn hình và nói 4 – 5 câu về em bé trong hình.

- Một số HS lên bảng nói hoặc viết 4 – 5 câu về em bé trong hình.

- HS lắng nghe GV nhận xét. HS viết 4 – 5 câu vừa nói vào VBT.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA

BÀI VIẾT 2: KỂ VỀ EM BÉ (HOẶC ANH, CHỊ) CỦA EM

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 HS kể được với các bạn về em bé (hoặc anh, chị).

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Năng lực văn học:

 Biết tạo lập văn bản đa phương thức: dùng ảnh, tranh tự vẽ em bé (hoặc anh, chị) để trang trí cho đoạn văn.

 Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc; biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về em bé (hoặc anh, chị).

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình cảm yêu thương với anh chị em trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Kể về em bé (hoặc anh, chị) của em (BT 1)

Mục tiêu: HS kể được một về em bé (hoặc anh, chị).

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm

- GV mời một số HS kể chuyện trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

2.2. HĐ 2: Dựa vào những điều đã kể ở BT 1, viết đoạn văn (4 – 5 câu) kể về em bé (hoặc anh, chị) của em. Trang trí đoạn viết bằng ảnh, tranh tự vẽ

Mục tiêu: HS biết viết lại đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một việc bố mẹ đã làm để chăm sóc em.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS xác định YC của BT 2. GV hướng dẫn HS: Dựa vào câu chuyện các em vừa chuẩn bị ở BT 1, bây giờ các em hãy viết lại thành một đoạn văn (4 – 5 câu) kể về em bé (hoặc anh, chị) của em. Em có thể trang trí thêm cho đoạn viết bằng ảnh hoặc tranh mình tự vẽ.

- GV mời một số HS viết bài của mình lên bảng. GV nhận xét, sửa bài.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC và gợi ý của BT 1 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu chuyện để kể với các bạn.

- HS thảo luận nhóm nhỏ, tập kể chuyện trong nhóm.

- Một số HS kể chuyện trước lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét.

- HS xác định YC của BT 2.

- Một số HS viết bài lên bảng. Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 16: ANH EM THUẬN HÒA

TỰ ĐỌC SÁCH BÁO: ĐỌC SÁCH BÁO VIẾT VỀ ANH CHỊ EM

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Tìm tòi, đọc sách.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Biết giới thiệu rõ ràng, tự tin với các bạn quyển sách mình mang tới lớp.

 Đọc trôi chảy, to, rõ cho các bạn nghe một đoạn vừa đọc trong 2 tiết học (phát âm đúng các từ ngữ; ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc phù hợp với lớp 2).

+ Năng lực văn học:

 Nhận biết bài văn xuôi, thơ, bài báo.

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với thực tiễn: quan tâm, chăm sóc, yêu thương anh chị em trong gia đình.

3. Phẩm chất

- Biết tự tìm sách báo mang đến lớp, hình thành được thói quen tự đọc sách báo.

- Rút ra được những bài học từ sách báo để vận dụng vào đời sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

- Truyện đọc lớp 2 – NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- Một số đầu sách hay, phù hợp với tuổi thiếu nhi. Hình thành 1 giá sách, một thư viện mini của lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đọc sách báo viết về anh chị em.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Tìm hiểu và hoàn thành yêu cầu bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời lần lượt 3 HS đọc YC của 3 BT.

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS, YC mỗi HS bày trước mặt quyển sách (tờ báo) mình mang đến.

- GV mời một vài HS giới thiệu (làm mẫu) với các bạn quyển sách của mình: tên sách, tên tác giả, tên NXB; tờ báo: Tên tờ báo, bài báo, ngày đăng, tác giả.

- GV nhận xét.

3. HĐ 2: Tự đọc sách, ghi lại cảm xúc, nhận xét về nhân vật trong bài đọc

Mục tiêu: Hình thành thói quen tự đọc sách.

Cách tiến hành:

- GV giữ cho lớp học yên tĩnh để HS đọc một truyện (một bài thơ, bài báo) em thích. GV YC những HS không đem sách báo đọc bài Tình anh em, chị em trong SGK.

- GV cho HS đọc sách hết tiết 1 và có thể cho đọc thêm khoảng 15 phút ở tiết 2.

4. HĐ 3: Đọc hoặc kể lại những gì đã đọc

Mục tiêu: HS ghi nhớ những gì đã đọc, tự tin đọc/ kể chuyện trước lớp cho các bạn nghe.

Cách tiến hành:

- GV mời một số HS đứng trước lớp đọc/ kể lại những gì vừa đọc.

- GV và cả lớp nhận xét, biểu dương các bạn.

- HS lắng nghe.

- 3 HS đọc YC của 3 BT.

- Mỗi HS bày trước mặt quyển sách mình mang đến.

- Một vài HS giới thiệu với các bạn. Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc sách báo.

- Một số HS đứng trước lớp đọc/ kể lại những gì vừa đọc.

- Cả lớp nhận xét cùng GV.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: TIẾNG VÕNG KÊU

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các câu hỏi, hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là tình cảm của người anh dành cho bé Giang thể hiện qua việc đưa võng cho em ngủ.

 Tìm được từ ngữ nói về hoạt động, việc làm tốt đối với anh chị em; tìm được từ ngữ nói về tình cảm anh chị em; đặt câu với các từ ngữ tìm được.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

 Biết liên hệ nội dung bài với thực tế.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM

Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được nội dung của toàn bộ chủ điểm, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV chiếu các tranh ở phần Chia sẻ lên bảng, YC HS quan sát và hỏi đáp theo mẫu: Ai làm gì? Ai thế nào?.

- GV mời 1 HS đọc VD tranh 4 để cả cả lớp cùng nghe, quan sát tranh.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

BÀI ĐỌC 1: TIẾNG VÕNG KÊU

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Tiếng võng kêu để hiểu tình cảm của người anh dành cho bé Giang qua việc đưa võng cho em ngủ.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Tiếng võng kêu.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4 (GV hỗ trợ HS nếu cần thiết).

- GV gọi các nhóm đọc bài trước lớp.

- GV gọi HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS đọc tiến bộ.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung văn bản.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài. Sau đó trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn.

- GV tổ chức trò chơi phỏng vấn: Từng cặp HS em hỏi – em đáp hoặc mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia: Đại diện nhóm đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời. Sau đó đổi vai.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Tìm được từ ngữ nói về hoạt động, việc làm tốt đối với anh chị em; tìm được từ ngữ nói về tình cảm anh chị em; đặt câu với các từ ngữ tìm được.

Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT. GV theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu lên bảng nội dung BT 1 và 2, mời HS lên bảng báo cáo kết quả.

- GV nhận xét, gợi ý đáp án:

+ BT 1: Tìm từ ngữ

a) Nói về hoạt động, việc làm tốt đối với anh chị em.

VD: giúp đỡ, chăm sóc, kèm cặp, v.v…

b) Nói về tình cảm anh chị em.

VD: yêu thương, quý mến, quan tâm, v.v…

+ BT 2: Đặt câu với một từ tìm được ở BT 1.

VD:

Anh chị rất quan tâm em.

Em rất yêu thương anh chị.

Anh kèm cặp em học bài.

- HS quan sát tranh, hỏi đáp theo mẫu câu.

- 1 HS đọc, cả lớp cùng quan sát tranh, lắng nghe.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. VD:

+ Tranh 1:

Anh đang làm gì?

Anh đang chơi trống lắc với em.

Em thế nào?

Em rất vui.

+ Tranh 2:

Chị đang làm gì?

Chị đang trồng cây.

Em đang làm gì?

Em đang nhìn chị trồng cây và chuẩn bị tưới cây giúp chị.

Hai chị em thế nào?

Hai chị em đang rất trông đợi cây sẽ lớn.

+ Tranh 3:

Hai anh em đang làm gì?

Hai anh em đang dắt tay nhau đi trên đường làng

Anh thế nào?

Anh rất quan tâm em.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ làm mẫu để cả lớp luyện đọc theo. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- Các nhóm đọc bài trước lớp.

- HS nhóm khác nhận xét, góp ý cách đọc của bạn.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo các CH tìm hiểu bài, trả lời CH bằng trò chơi phỏng vấn. VD:

+ Câu 1:

 HS 1: Tiếng võng kêu cho biết bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?

 HS 2: Tiếng võng kêu cho biết bạn nhỏ trong bài thơ đang đưa võng cho em bé ngủ.

+ Câu 2:

 HS 1: Tìm những hình ảnh cho thấy bé Giang đang ngủ rất đáng yêu.

 HS 2: Những hình ảnh cho thấy bé Giang đang ngủ rất đáng yêu: tóc bay phơ phất, vương vương nụ cười.

+ Câu 3:

 HS 2: Bạn nhỏ nói gì với em bé trong hai khổ thơ cuối?

 HS 1: Trong hai khổ thơ cuối, bạn nhỏ hỏi em bé có gặp con cò lặn lội bờ sông không, có gặp cánh bướm mênh mông không, bạn nhỏ nói em bé cứ ngủ vì có tay bạn nhỏ đưa võng đều.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm 2 BT vào VBT.

- HS lên bảng báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG

BÀI VIẾT 1: CHÍNH TẢ - TẬP VIẾT

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ thơ 3 và 4 bài thơ Tiếng võng kêu. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

 Làm đúng BT chọn chữ s/ x, vần âc/ ât.

 Biết viết chữ cái Ô, Ơ viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Ở hiền thì sẽ gặp lành cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

2. Phẩm chất

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

- Bồi dưỡng tình yêu thương và kính trọng cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

- Phần mềm hướng dẫn viết chữ Ô, Ơ.

- Mẫu chữ cái Ô, Ơ viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở Luyện viết 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ thơ 3 và 4 bài thơ Tiếng võng kêu. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 4 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ: HS nghe (thầy, cô) đọc, viết lại khổ thơ 3, 4 bài thơ Tiếng võng kêu.

- GV đọc mẫu lần 1 khổ 3, 4 bài thơ.

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại khổ 3, 4 bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- GV nói về nội dung và hình thức của bài văn:

+ Về nội dung: Khổ thơ 3 và 4 bài thơ Tiếng võng kêu là lời bạn nhỏ nói với em bé khi em bé ngủ, thể hiện sự tưởng tượng và quan tâm của bạn nhỏ đối với em mình.

+ Về hình thức: Gồm 2 khổ. Khổ 3 có 5 dòng, mỗi dòng 4 tiếng. Khổ 4 có 8 dòng, 6 dòng đầu, mỗi dòng 4 tiếng; hai dòng cuối, mỗi dòng 2 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và lùi vào 3 ô li tính từ lề vở. Riêng ba câu cuối: câu thứ nhất lùi vào 5 ô, câu thứ 2 lùi vào 7 ô, câu thứ ba lùi vào 9 ô.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài:

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Hoàn thành BT chọn chữ s/ x hoặc vần âc/ ât

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ s/ x, âc/ ât.

Cách tiến hành:

- GV YC HS đọc YC của BT 2, 3 và hoàn thành BT vào VBT.

- GV mời một số HS lên bảng làm bài.

- GV mời một số HS nhận xét bài làm của bạn, trình bày bài làm của mình.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống

a) Chữ s hay x?

Đám mây xốp trắng như bông

Ngủ quên dươi đáy hồ trong lúc nào

Nghe con cá đớp ngôi sao

Giật mình, mây thức bay vào rừng xa.

NGUYỄN BAO

b) Vần âc hay ât?

Đố bạn quả gì to nhất

Quả gấc hay quả thanh trà?

Không! Đó chính là quả đất

Dành cho tất cả chúng ta.

Theo ĐỊNH HẢI

+ BT 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống

a) Chữ s hay x?

 cư xử

 sử dụng

 nước sôi

 xôi nếp

b) Vần âc hay ât?

 giấc mơ

 thật thà

 đấu vật

 nhấc bổng

4. HĐ 3: Tập viết chữ Ô, Ơ hoa

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa Ô, Ơ

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu Ô:

+ Đặc điểm: cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, bao gồm viết 3 nét.

+ Cấu tạo:

 Nét 1, là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. Nét cong phải có sự cân xứng, chữ tròn không bị méo hoặc lệch qua một bên.

 Nét 2, 3, viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải để tạo dấu mũ. Đầu nhọn của dấu mũ chạm vào đường kẻ 7. Dấu mũ đặt cân đối trên đầu chữ hoa.

+ Cách viết:

 Nét 1: Viết như chữ O.

 Nét 2: Thêm 2 nét thẳng xiên ngắn nối nhau tạo thành nét gãy nhọn trên đầu.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ mẫu Ô:

+ Đặc điểm: cao 5 li, 6 đường kẻ ngang, viết gồm 2 nét. 

+ Cấu tạo:

 Nét 1, là nét cong kín, phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ. 

 Nét 2, nét râu.

+ Cách viết:

 Nét 1: Viết như chữ O.

 Nét 2: đặt bút trên đường kẻ 6, viết đường cong nhỏ (nét râu) bên phải chữ hoa O. Đỉnh nét râu cao hơn đường kẻ 6 một chút.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

- GV giới thiệu cụm từ ứng dụng Ở hiền thì sẽ gặp lành.

- GV giúp HS hiểu: Câu tục ngữ là niềm tin vào quy luật nhân quả, ở hiền thì sẽ gặp lành. Câu tục ngữ cũng khuyến khích chúng ta sống hướng thiện.

- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

 Những chữ có độ cao 2,5 li: Ơ, h, g, l.

 Những chữ có độ cao 2 li: p.

 Những chữ có độ cao 1,5 li: t.

 Những chữ còn lại có độ cao 1 li: i, ê, n, s, e, ă, a, n.

- GV viết mẫu chữ trên phông kẻ ô li (tiếp theo chữ mẫu).

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

- GV yêu cầu HS viết chữ Ơ cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Ở hiền thì sẽ gặp lành.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại bài thơ trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc và hoàn thành BT vào VBT.

- Một số HS lên bảng làm bài.

- Một số HS nhận xét bài làm của bạn, trình bày bài làm của mình.

- HS lắng nghe, sửa bài vào vở.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, quan sát, nhận xét.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, quan sát, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết chữ Ơ cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

- HS viết cụm từ ứng dụng Ở hiền thì sẽ gặp lành.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG

BÀI ĐỌC 2: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

 Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về sự yêu thương, đoàn kết của các thành viên trong gia đình, mở rộng ra là sự đoàn kết của cả một tập thể thì mới có sức mạnh.

 Nhận biết tác dụng của dấu phẩy và biết đặt dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, yêu thương, đoàn kết trong gia đình và cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Có một người cha thấy các con mình không hòa thuận nên đã ra đề để cho các con bẻ một bó đũa. Nếu ai bẻ được sẽ có thưởng. Liệu những người con đó có bẻ được bó đũa không và ngụ ý của người cha ở đây là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học Câu chuyện bó đũa.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Câu chuyện bó đũa.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện.

Cách tiến hành:

- GV mời 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- GV đặt CH và mời một số HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Thấy các con không hòa thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ làm gì?

Trả lời: Thấy các con không thuận, người cha gọi họ đến, bảo họ: “Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền”.

+ Câu 2: Vì sao không người con nào bẻ gãy được bó đũa? Chọn ý đúng:

a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

b) Vì họ bẻ từng chiếc một.

c) Vì họ bẻ không đủ mạnh.

Trả lời: a) Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.

+ Câu 3: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?

Trả lời: Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

+ Câu 4: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyến các con điều gì?

Trả lời: Qua câu chuyện, người cha muốn khuyến các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết tác dụng của dấu phẩy và biết đặt dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, gợi ý cách trả lời:

+ BT 1: Các dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?

Ông cụ bèn gọi con trai, con gái, con dâu, con rể đến khuyên răn.

🡪 Dấu phẩy có tác dụng tách các bộ phận cùng loại với nhau, ở đây cụ thể là tách các thành phần chỉ người con của ông cụ.

+ BT 2: Cần thêm dấu phẩy vào những chỗ nào trong câu in nghiêng?

Anh Sơn đố Linh: “Đố em xe nào được đi trên vỉa hè?”. Linh lẩm nhẩm: “Xe máy[,] xe đạp[,] xe xích lô[,] xe bò,…”, rồi lắc đầu:

- Không xe nào được đi trên vỉa hè đâu. Vỉa hè là của người đi bộ.

- Xe nôi được đi trên vỉa hè, em ạ.

Theo sách Ngụ ngôn hè phố

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc.

- 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH.

- HS trả lời CH trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to trước lớp YC của 2 BT. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm bài vào VBT.

- Một số HS trình bày kết quả trước lớp.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 15: CON CÁI THẢO HIỀN

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN “CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA”

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: NL giao tiếp (chủ động, tự nhiên, tự tin khi nhập vai kể chuyện).

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

a) Rèn kĩ năng nói:

 Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Câu chuyện bó đũa, sau đó kể được toàn bộ câu chuyện.

 Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

b) Rèn kĩ năng nghe: Biết lắng nghe bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Có thể kế tiếp lời bạn.

+ Năng lực văn học:

 Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc.

 Biết nêu mong muốn và viết lại kết thúc câu chuyện.

2. Phẩm chất

- Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, đoàn kết, yêu thương gia đình, tập thể, cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Trong tiết học hôm nay các em sẽ thực hành kể từng đoạn câu chuyện Câu chuyện bó đũa. Chúng ta sẽ thi đua xem bạn nào nhớ nội dung câu chuyện, kế hay, biểu cảm.

2. Thực hành kể chuyện

2.1. HĐ 1: Cùng bạn kể tiếp nối các đoạn của Câu chuyện bó đũa

Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và gợi ý, biết hợp tác cùng bạn (mỗi bạn một đoạn) kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện Câu chuyện bó đũa. Biết phối hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ, động tác.

Cách tiến hành:

- GV YC HS quan sát và nêu nội dung của từng tranh.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV YC HS làm việc nhóm 4, dựa vào tranh để kể lại chuyện. Mỗi bạn kể một đoạn và đổi đoạn cho nhau.

- GV mời một số HS kể nối tiếp các đoạn câu chuyện trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

2.2. HĐ 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện

Mục tiêu: Ghi nhớ và tự tin kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

- GV khích lệ tinh thần xung phong, mời một số HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp kết hợp cử chỉ biểu cảm. GV hỗ trợ khi cần thiết.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và nêu nội dung của từng tranh:

+ Tranh 1: Người cha gọi các con đến.

+ Tranh 2: Tất cả người con thử sức bẻ bó đũa mà không bẻ được.

+ Tranh 3: Người cha bẻ từng chiếc một.

+ Tranh 4: Người cha nói về ý nghĩa của bó đũa. Tất cả các con đã hiểu điều cha muốn nói.

- HS lắng nghe.

- HS làm việc nhóm 4, dựa vào tranh để kể lại chuyện. Mỗi bạn kể một đoạn và đổi đoạn cho nhau.

- Một số HS kể nối tiếp các đoạn câu chuyện trước lớp.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 2. Cả lớp đọc thầm theo.

- Một số HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG

BÀI VIẾT 2: VIẾT TIN NHẮN THEO TÌNH HUỐNG

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Nhận diện được tin nhắn.

+ Biết viết tin nhắn theo tình huống.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là với anh chị em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- VBT.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đọc và tập viết tin nhắn.

2. HĐ 1: Đọc tin nhắn và trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Đọc tin nhắn, trả lời các câu hỏi để hiểu cách viết tin nhắn và nội dung của tin nhắn.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc 2 tin nhắn trong SGK.

- GV YC HS hoạt động theo cặp, trả lời các CH của BT 1.

- GV mời một số HS trình bày trước lớp, YC cả lớp nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án, khen ngợi HS:

a) Những ai nhắn tin cho Trang? Nhắn tin bằng cách nào?

Trả lời: Anh Tuấn và bạn Bích nhắn tin cho Trang bằng cách viết vào mẩu giấy.

b) Vì sao anh Tuấn và bạn Bích phải nhắn tin cho Trang bằng cách ấy?

Trả lời: Anh Tuấn và bạn Bích phải nhắn tin cho Trang bằng cách ấy vì anh Tuấn và bạn Bích không gặp được Trang trực tiếp, cần phải để lại lời nhắn.

c) Anh Tuấn nhắn Trang những gì? Bạn Bích nhắn Trang những gì?

Trả lời:

+ Anh Tuấn nhắn Trang là anh để xôi cho Trang ở trong nồi cơm và tối anh về sẽ quà sinh nhật tặng cho Trang.

+ Bạn Bích nhắn Trang cất giúp bạn quyển truyện bạn đã đặt ở cửa sổ.

3. HĐ 2: Viết tin nhắn theo tình huống

Mục tiêu: Biết viết tin nhắn theo tình huống.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc YC của BT 2.

- GV cho HS tự chọn 1 trong 2 đề:

a) Viết tin nhắn theo tình huống em tự nghĩ ra.

b) Viết tin nhắn theo tình huống: Chủ nhật, bố mẹ về quê. Anh đi học vẽ, trưa mới về. Ông ngoại đón em đến nhà ông bà chơi và ăn cơm ở đó. Hãy nhắn tin để anh biết.

- GV mời một số HS viết tin nhắn lên bảng, các HS còn lại làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV nhận xét, chữa bài.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc 2 tin nhắn trong SGK.

- HS hoạt động theo cặp, trả lời các CH.

- Một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc YC của BT 2.

- HS tự chọn 1 trong 2 đề.

- Một số HS viết tin nhắn lên bảng, các HS còn lại làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- HS lắng nghe, chữa bài vào vở.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG

GÓC SÁNG TẠO: CHÚNG TÔI LÀ ANH CHỊ EM

(hơn 55 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Biết viết về một việc tốt đã làm cho em bé (hoặc anh, chị). Biết tạo lập văn bản đa phương thức: trang trí cho bài viết bằng ảnh, tranh tự vẽ.

+ Năng lực văn học:

 Viết vào dòng thơ về em bé (hoặc anh, chị).

 Biết sử dụng vẻ đẹp của ngôn từ, cách diễn đạt để viết được đoạn văn hay. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp để bình chọn những bài viết hay.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thương giữa anh chị em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài học

Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của bài học.

Cách tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc YC của 2 BT.

- GV hướng dẫn HS:

+ Với BT 1: Chọn một trong hai đề để viết bài viết.

+ Với BT 2: Sau khi hoàn thành bài viết, cả lớp tiến hành bình chọn bài viết hay.

3. HĐ 2: Làm bài

Mục tiêu: Hoàn thành BT.

Cách tiến hành:

- GV YC HS chọn 1 trong 2 đề, dựa vào CH gợi ý, viết đoạn văn (BT 1).

4. HĐ 3: Giới thiệu, bình chọn những bài viết hay

Mục tiêu: Tự tin giới thiệu sản phẩm trước lớp, bình chọn sản phẩm.

Cách tiến hành:

- GV YC các tổ chọn bài viết và tranh ảnh đẹp nhất của tổ mình.

- GV YC mỗi tổ sau khi chọn xong thì giới thiệu trước cả lớp để bình chọn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- 2 HS đọc YC của 2 BT.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS chọn 1 trong 2 đề, đọc gợi ý, viết đoạn văn.

- Các tổ chọn tranh và bài viết.

- Mỗi tổ sau khi chọn bài xong, giới thiệu trước lớp. Cả lớp bình chọn.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 17: CHỊ NGÃ EM NÂNG

TỰ ĐÁNH GIÁ

(15 phút)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

- Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu vào bảng để tự đánh giá những điều HS đã biết, đã làm được sau Bài 14, Bài 15.

2. Phẩm chất

- Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giao nhiệm vụ cho HS

Mục tiêu: HS tiếp nhận nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS đọc bảng tự đánh giá: Bảng tự đánh giá gồm 2 cột: nội dung 2 cột có quan hệ với nhau theo từng cặp.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

2. Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: HS thực hiện nhiệm vụ, tự đánh giá những gì đã biết và làm được.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đánh dấu dấu + / ­– (hoặc các dấu v) vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT (hoặc phiếu học tập).

- GV theo dõi, hướng dẫn đánh dấu.

3. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

Mục tiêu: Báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm cho những bài học sau.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- GV dùng máy chiếu qua đầu (overhead) chiếu kết quả làm bài của 1, 2 HS; nhận xét, biểu dương HS.

4. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học, chuẩn bị cho bài học mới.

Cách tiến hành:

- GV nhắc HS chuẩn bị tranh, ảnh về anh chị em trong gia đình, chuẩn bị cho bài học sau.

- HS lắng nghe.

- HS hoàn thành bảng tự đánh giá.

- HS HS đánh dấu vào các dòng thích hợp trong bảng tự đánh giá ở VBT.

- HS làm BT.

- HS để trang VBT đã đánh dấu tên lên mặt bàn.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS lắng nghe, chuẩn bị tranh, ảnh cho bài học sau.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Tiết 1, 2: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ (bài văn, bài thơ), thể hiện được giọng điệu khi đọc.

2. Phẩm chất

- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ và các phẩm chất từ Bài 1 đến Bài 8.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu tiết học: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập kĩ năng đọc.

2. HĐ 1: Luyện đọc

- GV YC HS chọn đọc lại các bài đọc đã học, sau đó luyện đọc một đoạn văn, đoạn thơ ngắn hoặc học thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ).

- GV YC HS luyện đọc theo nhóm. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

3. HĐ 2: Đọc trước lớp

- GV mời lần lượt HS lên đọc bài trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV và cả lớp nhận xét.

- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại các bài đọc đã học.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS lần lượt lên bảng đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS và GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 1: EM LÀ BÚP MĂNG NON

BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Tiết 3, 4: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc đúng bài Trên chiếc bè. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.

 Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài Trên chiếc bè: Bài đọc nói về chuyến ngao du giữa Dế Mèn và Dế Trũi gặp những cảnh đẹp và được mọi người hoan nghênh, chào đón.

 Điền dấu chấm vào đúng chỗ để tạo câu hoàn chỉnh, phù hợp.

 Nắm được quy tắc chữ đầu câu cần viết hoa.

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn Trên chiếc bè (từ Mùa thu... luôn luôn mới). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng lùi vào một ô.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.

- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tâp thông quan bài đọc Trên chiếc bè.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Trên chiếc bè.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài đọc nói về chuyến ngao du giữa Dế Mèn và Dế Trũi gặp những cảnh đẹp và được mọi người hoan nghênh, chào đón.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Đôi bạn trong câu chuyện trên đi đâu?

Trả lời: Đôi bạn trong câu chuyện rủ nhau đi ngao du thiên hạ.

+ Câu 2: Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng gì?

Trả lời: Chiếc bè của đôi bạn được làm từ ba bốn lá bèo sen ghép lại.

+ Câu 3: Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ như thế nào?

Trả lời: Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ: “Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt, trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng gần, núi xa luôn luôn mới”.

+ Câu 4: Những từ ngữ nào cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến?

Trả lời: bái phục nhìn theo, giương đôi mắt, âu yếm ngó theo, lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Điền dấu chấm vào đúng chỗ để tạo câu hoàn chỉnh, phù hợp. Nắm được quy tắc chữ đầu câu cần viết hoa.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 5.

- GV chiếu đoạn văn lên bảng, mời 1 HS khác đọc to.

- GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV gọi một số HS trình bày kết quả: điền 2 dấu chấm còn thiếu và trả lời CH “Chữ đầu câu cần viết như thế nào?”.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế mèn phiêu lưu kí. Một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trũi. Sau đó, hai chú dế kết bạn, Dế Mèn cùng Dế Trũi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.

5. HĐ 4: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn Trên chiếc bè (từ Mùa thu... luôn luôn mới). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng lùi vào một ô.

Cách tiến hành:

5.1. GV nêu nhiệm vụ

- GV đọc mẫu đoạn Mùa thu... luôn luôn mới bài Trên chiếc bè.

- GV mời 1 HS đọc lại, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của đoạn chính tả:

+ Về nội dung: Đoạn văn miêu tả cảnh sông nước mùa thu rất đẹp.

+ Về hình thức: Đoạn văn có ba dòng. Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng lùi vào 1 ô li tính từ lề vở.

5.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi cụm từ đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

5.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 5.

- 1 HS khác đọc to đoạn văn.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS nghe GV hướng dẫn, nói về nội dung và hình thức của đoạn chính tả.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Tiết 5, 6: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Nhận biết nội dung chủ điểm.

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Nghe, hiểu, ghi nhớ và kể lại được câu chuyện Người trồng na. Hiểu được tình cảm của ông cụ đối với con cháu.

+ Năng lực văn học: Bước đầu biết kể chuyện một cách mạch lạc, có cảm xúc.

2. Phẩm chất

- Bồi dưỡng sự quan tâm với mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác theo sức của mình và biết cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe và kể lại mẩu chuyện Người trồng na

Mục tiêu: Nghe và kể lại được câu chuyện Người trồng na

Cách tiến hành:

- GV YC HS quan sát tranh, đoán nội dung câu chuyện.

- GV kể chuyện Người trồng na lần thứ nhất cho cả lớp nghe.

Người trồng na

Một cụ già lúi húi ngoài vườn, trồng cây na nhỏ. Người hàng xóm thấy vậy, cười bảo:

- Cụ ơi, cụ nhiều tuổi sao còn trồng na? Cụ trồng chuối có phải hơn không? Chuối mau ra quả. Còn na, chắc gì cụ đã chờ được đến ngày có quả.

Cụ già đáp:

- Có sao đâu! Tôi không ăn thì con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người trồng.

Truyện dân gian Việt Nam

- GV kể chuyện lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh và dừng lại đặt CH để HS kể cùng.

- GV mời 1 HS đọc to các CH gợi ý.

- GV đặt CH trước lớp cho cả lớp trả lời nhanh.

- GV chốt đáp án:

a) Ông cụ trồng cây gì?

Trả lời: Ông cụ trồng cây na.

b) Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói gì?

Trả lời: Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói: “Cụ ơi, cụ nhiều tuổi sao còn trồng na? Cụ trồng chuối có phải hơn không?”.

c) Vì sao bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối?

Trả lời: Bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối vì chuối mau ra quả, còn na, chắc gì cụ đã chờ được đến ngày có quả

d) Ông cụ trả lời thế nào?

Trả lời: Ông cụ trả lời: “Có sao đâu! Tôi không ăn thì con cháu tôi ăn. Chúng sẽ chẳng quên người trồng”.

- GV YC HS dựa vào các CH gợi ý, tập kể chuyện trong nhóm 3.

- GV mời một số HS kể chuyện trước lớp, YC cả lớp lắng nghe, nhận xét nội dung và cách kể của bạn.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

3. HĐ 2: Nêu suy nghĩ về tình cảm của ông cụ với con cháu

Mục tiêu: Hiểu câu chuyện và nêu được suy nghĩ về tình cảm của ông cụ với con cháu.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC của BT 2.

- GV YC HS thảo luận theo cặp, trả lời CH.

- GV mời một số HS trả lời trước lớp.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Ông cụ thương con cháu và nghĩ cho con cháu, nghĩ về lâu dài.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh, đoán nội dung câu chuyện.

- HS nghe kể chuyện.

- HS nghe và kể cùng GV.

- 1 HS đọc to các gợi ý trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- Cả lớp trả lời nhanh CH.

- HS lắng nghe.

- HS tập kể chuyện trong nhóm 3.

- Một số HS kể chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét nội dung và cách kể của bạn.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc to YC của BT 2.

- HS thảo luận theo cặp, trả lời CH.

- Một số HS trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Tiết 7, 8: ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 1.

 Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH liên quan đến VB Bố vắng nhà. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là tình cảm của bố, mẹ và con dành cho nhau.

 Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp.

+ Năng lực văn học:

 Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ, thể hiện được giọng điệu khi đọc.

2. Phẩm chất

- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ và các phẩm chất từ Bài 1 đến Bài 8.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài đọc: Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập các kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng và làm bài tập qua bài Bố vắng nhà.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Bố vắng nhà.

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài thơ: Bài thơ khích lệ các bạn nhỏ đến trường, chăm ngoan, sạch đẹp, yêu thương bạn bè.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Câu 1: Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm?

Trả lời: Điều lạ bé nhận ra bên mâm cơm là mâm cơm mẹ nấu rất ngon mà mẹ chỉ ăn qua quýt rồi buông đũa lặng nhìn bé.

+ Câu 2: Theo bé, vì sao mẹ lo?

Trả lời: Theo bé, mẹ lo vì sáng nay bố vừa đi công tác xa.

+ Câu 3: Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn.

Trả lời: Bé nghĩ bữa nay bé là người lớn vì bé hiểu được lòng mẹ và an ủi được mẹ.

+ Câu 4: Ghép mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B:

A

B

a) Bé an ủi mẹ.

1) Ai là gì?

b) Bữa đó bé là người lớn.

2) Ai làm gì?

c) Cả nhà thương yêu nhau.

3) Ai thế nào?

Trả lời: a – 2; b – 1; c – 3.

4. HĐ 3: HTL

Mục tiêu: HTL một khổ hoặc cả bài thơ.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi xóa chữ để cho HS HTL.

- GV YC HS làm việc cá nhân, HTL 1 khổ thơ em thích. GV khyến khích HS học thuộc cả bài.

- GV mời một số HS đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

5. HĐ 4: Điền dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) thích hợp vào ô trống

Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp.

Cách tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc to YC và đoạn văn của BT 5.

- GV YC HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Thứ tự dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc.

- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.

- Một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

- HS lắng nghe.

- HS chơi trò chơi, HTL.

- HS làm việc cá nhân, HTL.

- Một số HS đọc thuộc lòng trước lớp.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

- 1 HS đọc to YC và đoạn văn của BT.

- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.

- Một số HS trình bày kết quả.

- HS lắng nghe, sửa bài.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐIỂM 2: EM Ở NHÀ

BÀI 18: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Tiết 9, 10: ĐÁNH GIÁ KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VÀ VIẾT

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

- Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

 Đọc thầm và hoàn thành BT liên quan đến VB Bím tóc đuôi sam. Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Bài đọc nói về việc phải đối xử tốt với các bạn gái.

 Biết đặt câu hỏi cho các thành phần trong câu. Nhận biết được các kiểu câu.

 Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn trong Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo… đến hết). Qua bài chính tả, củng cố cách viết đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.

 Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.

+ Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.

2. Phẩm chất

- Biết đối xử hòa nhã với các bạn.

- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK.

- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- PPDH chính: tổ chức HĐ.

- Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Nắm được YC, nội dung của tiết học.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu: Tiết đầu hôm nay, chúng ta sẽ đọc thầm và làm BT. Sau đó cùng nhau sửa bài.

2. Làm và chữa bài

- GV YC HS đọc thầm và làm BT.

- GV mời một số HS lên bảng hoàn thành các BT 1, 2, 3.

- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài:

+ BT 1:

a) Những ai khen bím tóc của Hà? (Các bạn gái và thầy giáo).

b) Vì sao Hà khóc? (Vì Tuấn kéo bím tóc, làm Hà ngã).

c) Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? (Thầy khen bím tóc của Hà đẹp).

+ BT 2: Đặt CH cho bộ phận in đậm trong câu: Tóc Hà rất đẹp.

🡪 Tóc Hà như thế nào?

+ BT 3: Nối mỗi câu với kiểu câu tương ứng

a) Em đừng khóc!

1) Câu kể

b) Tóc em đẹp lắm!

2) Câu hỏi

c) Ai trêu Hà?

3) Câu khen, chúc mừng

d) Tuấn xin lỗi Hà.

4) Câu yêu cầu, đề nghị

🡪 a – 4; b – 3; c – 2; d – 1.

B. VIẾT

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn trong Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo… đến hết). Qua bài chính tả, củng cố cách viết đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

- GV đọc mẫu đoạn văn.

- GV hướng dẫn HS cách viết: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.

2.2. Đọc cho HS viết:

- GV đọc thong thả từng cụm từ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Viết 4 – 5 câu về một bạn ở trường

Mục tiêu: Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.

Cách tiến hành:

- GV nêu MĐYC của hoạt động.

- GV mời 1 HS đọc các CH gợi ý.

- GV YC HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.

- GV chiếu một số bài của HS lên bảng, nhận xét, chữa bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm và làm BT.

- Một số HS lên bảng hoàn thành các BT.

- Cả lớp và GV chữa bài.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS quan sát, lắng nghe.

- MĐYC của hoạt động.

- 1 HS đọc các CH gợi ý.

- HS làm việc cá nhân, viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.

- HS quan sát, lắng nghe.