Giáo án tiếng việt lớp 3 chân trời sáng tạo tuần 19

Giáo án tiếng việt lớp 3 chân trời sáng tạo tuần 19

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt lớp 3 chân trời sáng tạo tuần 19

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 3

BÀI 1: Nàng tiên của mùa xuân (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Nói được với bạn về sự thay đổi của thiên nhiên vào dịp tết. Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng lô gic ngữ nghĩa, bước đầu đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu nội dung bài đọc: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết ơn cội nguồn, biết cùng các bạn góp sức mang lại vẻ đẹp chung.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh cây hoa đào và một số loài hoa tiêu biểu của mùa xuân.

Bảng phụ ghi đoạn từ: Các loài hoa hiểu ra đến hết.

- HS: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu suy nghĩ của em về tên chủ điểm Bốn mùa mở hội.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp,thảo luận nhóm đôi.

- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu suy nghĩ của em về tên chủ điểm: Bốn mùa mở hội.

- Học sinh hoạt động nhóm đôi nói với bạn những thay đổi của thiên nhiên nơi em ở vào dịp tết theo gợi ý (bầu trời, cây cối, thời tiết, hoa lá,…)

- GV giới thiệu bài mới.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh hoạt động nhóm đôi nói với bạn về những thay đổi của thiên nhiên.

- Lắng nghe.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (30 phút)

1.Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng(12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân, nhóm.

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện nhẹ nhàng trìu mến, giọng các bông hoa vẻ chanh chua ( đoạn 1), giọng cô chủ vui sướng, ngạc nhiên, thích thú,…

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

- Theo dõi, hướng dẫn đọc từ ngữ khó: thưa thớt, khẳng khiu, khoác, nuôi nấng,…

c. Luyện đọc đoạn

- GV yêu cầu HS chia đoạn.

- Đọc từng đoạn trước lớp

- Luyện đọc câu dài:

+ Các loài hoa/ bất chợt nhận ra/ cái cây khẳng khiu mọi khi/ giờ đã khoác một chiếc áo đẹp tuyệt vời.//

- Luyện đọc từng đoạn:

+ Gọi HS đọc các đoạn của bài kết hợp giải nghĩa từ.

+ Đọc từng đoạn theo nhóm 4 trong 4 phút.

+ Gọi đại diện 3 nhóm thi đọc bài trước lớp.

+ GV nhận xét chung.

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài.

- HS nghe.

- HS đọc nối tiếp câu.

- HS trả lời: 4 đoạn.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc.

- HS đọc và giải nghĩa từ.

- Nhóm 4 HS thực hiện.

- 3 HS thi đọc đoạn 2.

- 4 HS nối tiếp nhau đọc.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.

- Đọc thầm đoạn 1 :

+ Ban đầu, vì sao các loài hoa trong vườn không chú ý đến cây hoa đào?

- Đọc thầm đoạn 2 :

+ Mùa xuân đến cây hoa đào thay đổi như thế nào ?

- Đọc thầm đoạn 3 :

+ Theo cây hoa đào nhờ đâu mà nó có được những bông hoa đẹp ?

- Đọc thầm đoạn 4 :

+ Vì đâu các loài hoa cảm thấy xấu hổ khi nghe hoa đào trả lời ?

+ Cây hoa đào có gì đáng khen ?

- Gọi HS nêu nội dung bài

- GV nhận xét.

- HS đọc thầm và trả lời:

+ Vì loài hoa nào cũng tự cho mình là đẹp nhất, chúng chê hoa đào nhưng hoa đào im lặng.

+ Khoác chiếc áo đẹp tuyệt vời là hàng nghìn bông hoa thắm hồng.

+ Đó là nhờ đất mẹ nuôi nấng, nhờ mưa nắng bốn mùa, nhờ bàn tay chăm sóc sớm hôm của cô chủ.

+ Vì thái độ của mình trước kia chúng đã không chú ý đến hoa đào

+ Hoa đào đẹp nhưng rất khiêm tốn.

- HS nêu: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.

- Lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Em hãy nêu nội dung câu chuyện?

- GDHS biết khiêm tốn.

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện kể lại toàn bộ câu chuyện.

+ Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.

+ Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 1: Nàng tiên của mùa xuân (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng lô gic ngữ nghĩa, đọc phân biệt được lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, hiểu nội dung bài đọc: Khiêm tốn, biết ơn cội nguồn, biết cùng bạn bè góp sức mang lại vẻ đẹp chung.

- Chia sẻ được những điều ghi nhớ sau khi đọc một chuyện về lễ hội và biết chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết ơn cội nguồn, biết cùng các bạn góp sức mang lại vẻ đẹp chung.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, một số câu chuyện về lễ hội.

- HS: Sgk, đồ dùng học tập, các câu chuyện về lễ hội.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.

- GV gọi 4 HS lên đọc 4 đoạn của câu chuyện và trả lời các câu hỏi trong bài.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc và trả lời câu hỏi

- Theo dõi.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)

3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút)

a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được giọng đọc lời nhân vật và lời người dẫn chuyện, hiểu nội dung bài đọc.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.

- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung bài đọc.

- GV đọc mẫu đoạn từ Các loài hoa đến hết.

- HS luyện đọc lại đoạn từ Các loài hoa đến hết theo nhóm 3

- Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nhắc lại nội dung bài.

- HS nghe.

- HS đọc theo nhóm 3.

- 3 nhóm thi đọc

- HS nhận xét.

- Theo dõi.

B.2 Hoạt động Đọc mở rộng – Đọc một chuyện về lễ hội (15 phút)

a. Mục tiêu: Chia sẻ được những điều ghi nhớ sau khi đọc một chuyện về lễ hội và biết chia sẻ với bạn suy nghĩ, cảm xúc của em sau khi đọc truyện.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp

- Gv yêu cầu HS đọc 1 truyện đã tìm được ở nhà hoặc ở thư viện.

- GV yêu cầu HS viết vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị khi đọc truyện: tên truyện, tên tác giả, tên lễ hội, cảnh vật con người trong lễ hội,…

-Yêu cầu HS trang trí phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung em đọc.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 chia sẻ với bạn trong nhóm về suy nghĩ và cảm xúc của em.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc thầm truyện

- HS viết vào phiếu

- HS trang trí phiếu.

- HS hoạt động nhóm 4

- 4 HS chia sẻ

- Theo dõi.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.

- Gọi 1 HS đọc lại toàn bài Nàng tiên của mùa xuân.

- GV hỏi: Nội dung của bài Nàng tiên của mùa xuân là gì?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Chuẩn bị: Dặn HS về chuẩn bị bài Nàng tiên của mùa xuân tiết 3.

- 1 HS đọc.

- HS trả lời.

- Theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 1: Nàng tiên của mùa xuân (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- HS viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa: V, H; tên riêng và câu ứng dụng.

- HS biết cách cách viết chữ hoa V, H. Hiểu nghĩa từ và câu ứng dụng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Giáo dục HS truyền thống yêu nước nhớ ơn các vị vua

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ viết hoa V, H

- HS: Vở tập viết, bangr con, phấn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp

- Gọi 3 HS lên bảng viết các chữ: Sơn La, Cần Thơ, Kiên Giang.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 3 HS lên bảng viết.

- HS nhận xét.

- Theo dõi.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.3 Hoạt động Viết (15 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa, tên riêng:(15 phút)

a. Mục tiêu: HS viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa: V, H; tên riêng.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp.

- GV tổ chức cho HS quan sát và phân tích mẫu:

+ GV yêu cầu HS quan sát mẫu, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét của chữ hoa.

+ GV viết mẫu kết hợp với hướng dẫn quy trình viết và cách nối chữ.

- Yêu cầu HS viết vào bảng con.

- Yêu cầu Hs viết vào vở tập viết.

- Yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát và trả lời.

- HS theo dõi.

- HS viết bảng.

- HS viết vở.

- HS nhận xét.

- The dõi.

2. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng (10 phút)

a. Mục tiêu: HS viết đúng và tương đối nhanh câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân.

- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng

- GV yêu cầu HS nêu nghĩa của câu ứng dụng?

- GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa và cách nối viết thường.

- GV viết mẫu.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc.

- HS nêu: Tri Tôn một huyện ở phía tây tỉnh An Giang, Vàm Nao tên một con sông tại Tỉnh An Giang, nối sông Tiền với sông Hậu, câu ca dao giới thiệu hai lễ hội nổi tiếng ở An Giang.

- Theo dõi.

- HS viết bảng con.

- HS viết vở tập viết.

- Theo dõi.

3. Hoạt động 3: Luyện viết thêm (5 phút)

a. Mục tiêu: HS viết đúng và tương đối nhanh từ và câu ứng dụng. Hiểu nghĩa câu ứng dụng.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Yêu cầu HS đọc từ và câu ứng dụng

- GV yêu cầu HS nêu nghĩa của từ và câu ứng dụng? + Hải Vân

+ Vào mùa xuân, người người nô nức trẩy hội Đền Hùng.

- GV nhắc lại quy trình viết chữ hoa và cách nối viết thường.

- GV viết mẫu.

- Yêu cầu HS viết bảng con.

- Yêu cầu HS viết vào vở tập viết.

- Nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc

- Hải Vân là tên một con đèo cắt ngang dãy núi Bạch Mã – một phần của dãy Trường Sơn chạy sát biển ở giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Câu ứng dụng: trẩy hội là đ dự hội hàng năm thường dung để nói về một số đông người, Đền Hùng khu di tích lịch sử thờ phụng các vua hùng trên núi Nghĩa Lĩnh gắn với giỗ tổ Hùng Vương.

- Theo dõi.

- HS viết bảng con

- HS viết vở

- Theo dõi.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.

- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.

- Chuẩn bị: Dặn HS về luyện viết thêm và chuẩn bị bài chi tiết học sau.

- Theo dõi.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2

BÀI 1: Nàng tiên của mùa xuân (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Mở rộng vốn từ về Lễ hội, đặt câu và mở rộng câu với từ ngữ vừa tìm được, sắp xếp các câu thành đoạn văn.

- Nói được những điều nên và không nên làm khi được tham gia lễ hội.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, thẻ từ ghi sắn một số từ ngữ cho bài tập 3 trang 13.

- HS: SGK, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.

- Gv yêu cầu HS viết từ Hùng Vương vào bảng con.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- HS viết bảng.

- Theo dõi.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu (15 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện từ (15 phút)

a. Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về Lễ hội.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Gv Hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 trong 4 phút để làm bài.

- Gọi HS nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc.

- Theo dõi.

- HS hoạt động nhóm 4.

- HS trình bày:

+ a. lễ hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội Yên Tử, lễ hội vía Bà Ngũ hành ,…

b. múa, hát, rước đèn, dâng hương.

c. trang nghiêm, sôi nổi, tưng bừng.

d. vui vẻ, thích thú, say mê.

- Theo dõi.

2. Hoạt động 2: Luyện câu (10 phút)

a. Mục tiêu: đặt câu và mở rộng câu với từ ngữ vừa tìm được, sắp xếp các câu thành đoạn văn.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- GV hướng dẫn mẫu.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS đặt câu.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- GV hướng dẫn cách làm.

- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi.

- Gọi các cặp trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu.

- Theo dõi.

- HS làm bài:

- HS đặt: Chúng em tham gia rước đèn. Em cùng các bạn dâng hương….

- Lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài 3.

- Theo dõi.

- HS hoạt động cặp đôi.

- HS trình bày: Mở đầu …->

Sau tiết mục trống hội …-> Các khối lớp …-> Các bạn thích thú…-> Nhìn các cặp bánh….

- Theo dõi.

B. Hoạt động Vận dụng: (5 phút)

a. Mục tiêu: Nói được những điều nên và không nên làm khi được tham gia lễ hội.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cặp đôi, cả lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn cách làm.

- Yêu cầu HS hoạt động cặp đôi nói cho nhau nghe những điều nên làm và không nên làm khi tham gia lễ hội.

- GV gọi các cặp trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Theo dõi.

- HS hoạt động cặp đôi.

- 3 Cặp trình bày.

- Theo dõi.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp

- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.

- Chuẩn bị: Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết học sau.

- HS tham gia chọn biểu tượng

- Theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 3

BÀI 2: Đua ghe ngo (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Nói được với bạn những hình ảnh chính trong bức tranh, nêu được phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu được nội dung bài đọc: giới thiệu về lễ hội đua ghe ngo – một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer vùng nam bộ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, tranh ảnh, video về một số hình ảnh ghe ngo, hội đua ghe ngo, hội vật,… Bảng phụ ghi đoạn từ Gần trưa … đến bứt phá về đích.

- HS: SGK, tranh ảnh đã sưu tầm được về lễ hội.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Gv yêu cầu HS hoạt động cặp đôi nói cho nhau nghe những điều đã thấy được trong tranh.

- Gọi HS trả lời.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS nêu phỏng đoán về nội dung bài đọc qua tên bài, hoạt động khởi động và tranh minh họa

- Gv giới thiệu bài mới.

- HS hoạt động cặp đôi

- HS trả lời: Cảnh các đội đua ghe, có rất nhiều ghe trên sông.

- Theo dõi.

- HS nêu.

- Lắng nghe.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30phút)

B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)

1.Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng(12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp.

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc giọng toàn bài vui vẻ, hào hứng, thong thả, đoạn 3 đọc nhịp nhanh, vui.

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu.

- Theo dõi, hướng dẫn đọc từ ngữ khó: ghe ngo, đông nghịt, chỉ huy, bứt phá,…

- Gọi HS giải nghĩa từ.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

c. Luyện đọc đoạn

- GV hỏi bài được chia làm mấy đoạn?

- Luyện đọc câu dài:

- Gv treo bảng phụ: Theo nhịp lệnh của người chỉ huy,/ các thành viên đội đua/ đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo/ đưa ghe tiến về đích.// Tiếng cổ vũ,/ tiếng reo hò/ càng náo nhiệt/ mỗi khi có đội bứt phá về đích.//

- GV HD học sinh đọc câu dài.

- Gọi HS đọc

- Nhận xét, tuyên dương.

- Luyện đọc từng đoạn:

- Tổ chức cho HHS luyện đọc nhóm 4 trong 3 phút.

- Gọi 3 nhóm thi đọc trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp nhau cả bài.

- Gv nhận xét.

- Theo dõi.

- HS nối tiếp nhau đọc.

- HS đọc từ khó.

- HS giải nghĩa từ.

- Lắng nghe.

- 4 đoạn.

- Theo dõi.

- Lắng nghe

- 3 HS đọc.

- Lắng nghe.

- HS hoạt động nhóm 4.

- 3 Nhóm thi đọc trước lớp.

- Lắng nghe

- 4 HS nối tiếp nhau đọc.

- Lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: giới thiệu về lễ hội đua ghe ngo – một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer vùng nam bộ.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp

- Đọc thầm đoạn 1 :

+ Hội đua ghe ngo diễn ra vào thời gian nào?

- Đọc thầm đoạn 2 :

+ Tìm những chi tiết cho thấy sự náo nhiệt của hội đua ghe ngo?

- Đọc thầm đoạn 3 :

+ Từ ngữ nào nói lên tinh thần đoàn kết và quyết tâm của các đội đua ?

- Đọc thầm đoạn 4 :

+ Em có suy nghĩ gì về cảnh kết thúc hội đua?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS nêu nội dung bài đọc

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc thầm

+ Vào rằm tháng mười âm lịch

+ Gần trưa bờ sông đông nghịt người.

+ Nghe tiếng còi của chỉ huy các thành viên trong đội đồng loạt mạnh mẽ vung mái chèo đưa ghe tiến về đích.

+ Tưng bừng mọi người đều vui vẻ, yêu mến lễ hội truyền thống, mong chờ gặp lại trong lễ hội năm sau.

- Lắng nghe.

- HS nêu: giới thiệu về lễ hội đua ghe ngo – một lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer vùng nam bộ.

- Lắng nghe.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (7 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm, cả lớp.

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài.

- GV đọc mẫu 1 đoạn từ Gần trưa… đến bứt phá về đích.

- Yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn GV vừa đọc theo cặp đôi.

- GV tổ chức cho 1 số cặp thi đọc

- Gv nhận xét.

- HS nêu

- Lắng nghe.

- HS hoạt động cặp đôi

- 2 cặp thi đọc

- Theo dõi.

* Hoạt động nối tiếp: (4 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.

- GV gọi 4 HS đọc bài trước lớp

- Gọi HS nêu lại nội dung bài.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Chuẩn bị: Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 2: Đua ghe ngo (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Nói được một vài câu về lễ hội mà em biết.

- Nói được về một nhân vật trong câu chuyện mà em yêu thích dựa vào gợi ý.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK

- HS: SGK, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- GV gọi 4 HS lên đọc bài Đua ghe ngo và trả lời câu hỏi.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 4 HS đọc và trả lời câu hỏi.

- HS nhận xét.

- Theo dõi.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.4 Hoạt động Nói và nghe (30phút)

a. Mục tiêu: Nói được một vài câu về lễ hội mà em biết. Nói được về một nhân vật trong câu chuyện mà em yêu thích dựa vào gợi ý.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

1. Nói 1- 2 câu về lễ hội em biết.

- Gv yêu cầu HS hoạt động cặp đôi nói 1 – 2 câu về lễ hội mà em biết.

- Gọi một số cặp trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Nói và nghe nói.

2.1. Đọc lời các nhân vật trong tranh và thực hiện các yêu cầu.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và xác định yêu cầu bài tập 1.

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi đọc và trả lời các câu hỏi.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.2. Nói về một nhân vật trong câu chuyện.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 dựa vào gợi ý thực hiện yêu cầu.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Gọi Học sinh nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS hoạt động cặp đôi

- 4 cặp trình bày

- HS nhận xét.

- Lắng nghe

- HS nêu yêu cầu.

- HS hoạt động cặp đôi.

- HS trình bày:

a. Nhân vật hoa đào.

b. màu sắc đẹp.

c. tính cách khiêm nhường.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS nêu.

- HS hoạt động nhóm 4.

- HS nêu tên truyện em thích, nhân vật yêu thích, đặc điểm nổi bật, lí do em thích nhân vật.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức.

- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.

- Chuẩn bị: Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.

- Theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 2: Đua ghe ngo (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Nhận diện được đoạn văn thuật về một ngày hội, lập được dàn ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến dựa vào gợi ý.

- Sưu tầm được tranh ảnh về lễ hội, hỏi – đáp được về một lễ hội.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, tranh ảnh về lễ hội

- HS: SGK, tranh ảnh về lễ hội đã sưu tầm, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Gọi HS nói về một nhân vật mà em yêu thích.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

- 3 HS nêu.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

B.Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.5 Hoạt động Viết sáng tạo(22 phút)

a. Mục tiêu: Nhận diện được đoạn văn thuật về một ngày hội, lập được dàn ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội đã chứng kiến dựa vào gợi ý. Sưu tầm được tranh ảnh về lễ hội, hỏi – đáp được về một lễ hội.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.

3. Viết sáng tạo.

3.1, Nhận diện thể loại văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- GV hướng dẫn cách làm.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đọc và trả lời câu hỏi.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3.2, Tìm ý cho đoạn văn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- GV Hướng dẫn.

+ Em chọn viết về ngày hội nào, vì sao?

+ Ngày hội đó diễn ra ở đâu, khi nào?

+ Những hoạt động nào diễn ra trong ngày hội ? ( bắt đầu là hoạt động gì? các hoạt động tiếp theo? Ngày hội kết thúc như thế nào?)

- Yêu cầu HS viết VBT.

- Gọi HS trình bày

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Vận dụng. 8 phút.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi Phòng tranh vui vẻ theo nhóm 4

- Hướng dẫn HS cách chơi.

- Gọi HS trình bày kết quả

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu.

- Theo dõi.

- HS thảo luận nhóm

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS nêu yêu cầu.

- Theo dõi.

- HS làm VBT.

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS tham gia chơi.

- Theo dõi

- HS trình bày.

- HS nhận xét.

- Lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.

- Chuẩn bị: Dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài cho tiết học sau.

- Theo dõi.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................