Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
BÀI 8:
KHÁM PHÁ ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Nhận ra và tự đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh khi đưa ra các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin từ các tình huống để biết cách nhận ra được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
* Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
+ Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có ý thức học hỏi, rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển bản thân.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức tự đánh giá được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân, từ đó biết quản lí và dần hoàn thiện mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 3, vở bài tập Đạo đức 3,
- Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu ( nếu có), tranh ảnh, hộp quà, các lá thăm có thông tin, huy hiệu thám tử.
2. Học sinh:
- SGK Đạo đức 3, VBT Đạo đức 3 ( nếu có), kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu….
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1.Khởi động Hoạt động 1: Trò chơi “ Thám tử nhí” Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS thông qua phán đoán những dữ kiện xung quanh; Kích thích nhu cầu tìm hiểu , khám phá kiến thức mới của học sinh, giúp HS biết dựa vào đâu để xác định điểm mạnh điểm yếu. Cách tiến hành: - GV nêu luật chơi, cách chơi trò chơi “ Thám tử nhí”: GV sẽ lấy ngẫu nhiên một lá thăm trong hộp và đọc thông tin trong lá thăm. Lá thăm này mô tả về một bạn “ bí mật” trong lớp và yêu cầu HS đóng vai làm “ thám tử” để tìm ra người bí mật là ai trong lớp. Thời gian cho mỗi lượt phán đoán là 10 giây theo hiệu lệnh. Kết thúc hiệu lệnh, HS gọi tên người “ bí mật”. Nếu câu trả lời của HS và đáp án của giáo viên giống nhau, HS sẽ được nhận một huy hiệu “ Thám tử nhí”; Nếu quá thời gian quy định mà câu trả lời chưa chính xác thì GV sẽ mời HS khác nêu phán đoán và thời gian đưa ra quyết định chỉ còn 5 giây cho một lượt đoán. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV quan sát để kịp thời hướng dẫn hoặc gợi ý thêm, khuyến khích HS cổ vũ nhau tạo không khí vui vẻ, tích cực. - GV tổ chức thảo luận toàn lớp: + Vì sao em đoán đó là bạn? -GV nhận xét, phân tích về điểm mạnh, điểm yếu luôn có ở mỗi người. - GV đặt thêm câu hỏi: + Theo em điểm mạnh là gì? Điểm yếu là gì? -GV mời 2,3 HS trả lời câu hỏi. -GV tổng kết khen ngợi những ý kiến hay của HS và dẫn dắt qua hoạt động sau. * Điểm mạnh: ( Hay cò gọi là ưu điểm ) là những đặc điểm nổi trội hoặc bản thân làm tốt nhất, được nhận nhiều lời khen, khiến em luôn thấy vui, tự hào về các đặc điểm đó của mình. * Điểm yếu: ( Hay còn gọi là nhược điểm) là những đặc điểm không nổi bật hoặc bản thân thường làm không tốt, mắc nhiều lỗi bị góp ý, nhắc nhở nhiều lần và bản thân em luôn thấy thiếu tự tin về điều đó. -Vậy làm thế nào để nhận biết điểm nào là điểm mạnh/nổi trội và điểm nào là điểm yếu/ điểm không nổi trội của bản thân? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo. | - HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi. -HS xung phong tham gia. -HS trả lời cá nhân -HS trả lời, nhận xét. |
2. Kiến tạo kiến thức mới. 2.1. Hoạt động 2: Quan sát tranh và cho biết các bạn trong tranh có điểm mạnh, điểm yếu nào? Mục tiêu: Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6 ( tùy số lượng HS trong lớp) và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm: + Những điểm mạnh, điểm yếu của các bạn trong tranh là gì? + Những điểm mạnh điểm yếu đó được thể hiện trong các hoạt động nào?
- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. + Mỗi cá nhân đều có điểm mạnh , điểm yếu của riêng mình. Điểm mạnh, điểm yếu thường được bộc lộ hoặc thể hiện trong hoạt động học tập, năng khiếu nghệ thuật, thể thao…trong phẩm chất, năng lực của cá nhân. 2.2. Hoạt động 3: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Mục tiêu: HS nêu được các lợi ích khi nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu cảu bản thân. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, nêu nhiệm vụ: Quan sát 2 tranh đầu trang 40 SGK và trả lời câu hỏi: + Nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân sẽ giúp gì cho các bạn trong tranh? - GV nhận xét, chốt nội dung. - GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh hơn” : Luật chơi: GV chia nhóm theo tổ trong lớp, phát cho mỗi tổ một bảng phụ và giao nhiệm vụ liệt kê các lí do vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Yêu cầu: các nhóm liệt kê ý tưởng trong thời gian 3 phút, tổ nào có nhiều ý tưởng hơn sẽ được khen thưởng. - GV tổ chức các nhóm thực hiện ( Lưu ý: Những ý tưởng trùng với những nhóm đã có trước sẽ được xóa đi. Nhóm có 3 ý tưởng khác biệt với nhóm khác sẽ được trình bày và giải thích). - GV nhận xét đánh giá kết quả của các nhóm, khen ngợi nhóm có ý tưởng hay. - GV tổng kết- chốt nội dung hoạt động. | - HS làm việc nhóm Tranh 1: Điểm mạnh: Kể chuyện hay; Điểm yếu: còn nhút nhát, chưa biết cách làm quen. Tranh 2: Điểm mạnh: cao, khỏe; điểm yếu: ghi nhớ không tốt. Tranh 3: Điểm mạnh: đàn hay, nói tiếng Anh tốt. - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe GV nhận xét - HS quan sát tranh. - HS suy nghĩ, nêu lên ý kiến của mình. + Cần phải biết điểm mạnh điểm yếu của bản thân để không ngừng phát triển, tập trung phát huy điểm mạnh, nỗ lực cải thiện điểm yếu và hoàn thiện bản thân. - HS trình bày trước lớp. - HS nghe GV chốt lại nội dung. -HS lắng nghe và nắm luật chơi. -HS thảo luận và treo bảng phụ, trình bày ý tưởng của nhóm trước lớp. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
BÀI 8:
KHÁM PHÁ ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Nhận ra và tự đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh khi đưa ra các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin từ các tình huống để biết cách nhận ra được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
* Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được một số điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có ý thức học hỏi, rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển bản thân.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức tự đánh giá được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân, từ đó biết quản lí và dần hoàn thiện mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 3, vở bài tập Đạo đức 3,
- Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu ( nếu có), tranh ảnh, hộp quà, các lá thăm có thông tin. Bộ thẻ đáp án Đ_S hoặc biểu tượng mặt cười- mặt buồn.
2. Học sinh:
- SGK Đạo đức 3, VBT Đạo đức 3 ( nếu có), kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu….
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
* Kiến tạo tri thức mới: Hoạt động 4: Các bạn trong tranh tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bằng cách nào? Mục tiêu: HS nhận ra được các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát 4 tranh cuối trang 40 SGK và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu bản thân bằng cách nào?
- GV mời HS xung phong trả lời và HS nhận xét lẫn nhau. - GV khen ngợi những câu trả lời hay của HS, tổng kết hoạt động, dẫn dắt sang hoạt động sau. | -HS lắng nghe, thực hiện. + Tranh 1: Bin tự đánh giá điểm yếu của mình là hấp tấp, không kiểm tra kĩ lại nên kết quả có nhiều lỗi sai. + Tranh 2: Na được cô giáo khen là có năng khiếu, vẽ tranh đẹp. Thông qua lời khen của cô giáo, Na nhận ra điểm mạnh của mình. + Tranh 3: Bin chơi đồ chơi mà không dọn dẹp ngăn nắp, việc này diễn ra nhiều lần nên bị mẹ nhắc nhở, Bin nhận ra điểm yếu của mình ( không ngăn nắp) qua việc mẹ có thái độ không hài lòng và lời nói nhắc nhở. + Tranh 4: Trong tuần, Cốm đã đi học muộn 2 lần. Việc đi học muộn nhiều lần cho thấy Cốm chưa biết cách quản lí/ kiểm soát thời gian. Đây là điểm yếu của Cốm nên Na đã góp ý với Cốm. Cốm nhận ra và hứa sẽ sửa đổi. -HS trả lời, nhận xét. |
* Luyên tập: 2.4. Hoạt động 5: Nhận xét ý kiến Mục Tiêu: HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các ý kiến phù hợp hoặc không phù hợp về việc nhận ra điểm mạnh , điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: -GV chia nhóm theo tổ: Đọc , thảo luận và cho biết các ý kiến này đúng hay sai? - GV phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ đáp án Đ_S hoặc biểu tượng mặt cười- mặt buồn ( Tùy điều kiện có thể linh hoạt chọn hình thức tổ chức khác). - GV lần lượt đọc( hoặc trình chiếu) các ý kiến lên trên bảng. Với mỗi ý kiến , đại diện nhóm sẽ giơ thẻ Đ hoặc S. + Vì sao nhóm lại nhận xét như vậy? -GV nhận xét, khen ngợi HS và tổng kết hoạt động , chuyển sang hoạt động kế tiếp. | -HS thảo luận nhóm và trả lời các ý kiến. -HS giơ thẻ, trả lời. + Em có nhiều điểm mạnh rồi, không cần cố gắng nữa: Sai + Nếu em nói cho người khác biết điểm yếu của mình, họ sẽ cười chê: Sai. + Lời góp ý của những người xung quanh sẽ giúp em biết được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân: Đúng. + Nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình sẽ giúp mình hoàn thiện hơn: Đúng. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
BÀI 8:
KHÁM PHÁ ĐIỂM MẠNH , ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết vì sao phải biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân;
- Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Nhận ra và tự đánh giá được các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh khi đưa ra các cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin từ các tình huống để biết cách nhận ra được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
* Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được một số điểm mạnh , điểm yếu của bản thân.
+ Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có ý thức học hỏi, rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển bản thân.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức tự đánh giá được điểm mạnh , điểm yếu của bản thân, từ đó biết quản lí và dần hoàn thiện mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- SGK Đạo đức 3, vở bài tập Đạo đức 3,
- Bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu ( nếu có), tranh ảnh, hộp quà, giấy có nhiều màu sắc.
2. Học sinh:
- SGK Đạo đức 3, VBT Đạo đức 3 ( nếu có), kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, giấy đẹp đã trang trí tên hình ảnh của mình….
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1.Luyện tập: Hoạt động 6: Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Mục tiêu: Thực hiện được một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: - GV phát cho HS giấy có nhiều màu sắc hoặc giấy đẹp HS chuẩn bị đã trang trí tên hoặc hình ảnh của mình :
-GV yêu cầu HS chia đôi tờ giấy , ghi vào đầu cột bên trái “ Điểm mạnh” , đầu cột bên phải “ Điểm yếu” , bên dưới học sinh tự ghi 3 điểm yếu và 3 điểm mạnh vào cột tương ứng. - GV phát cho mỗi tổ 1 tờ A0 ghi tiêu đề “ Chân dung của em”. GV yêu cầu mỗi HS đính phiếu rèn luyện của mình lên tờ A0 của nhóm và treo “ bức tranh” của tổ mình lên tường xung quanh lớp học. GV bật nhạc cho HS đi tuần tự thành vòng tròn , mỗi HS cầm 1 cây bút và tham gia triển lãm tranh. HS sẽ đọc thông tin từ “ chân dung của em” của một bạn bất kì và ghi thêm ý kiến của mình vào phần điểm mạnh, điểm yếu của bạn HS trong “ Chân dung của em”. - GV nhận xét và khen ngợi HS tự đánh giá mình nghiêm túc và nhiệt tình góp ý cho bạn. - GV tổng kết : Có thể những điều ta tự đánh giá về mình hoặc người khác đánh giá về mình không giống nhau. Đây cũng là điều hết sức bình thường, tất cả những lời nhận xét, đánh giá sẽ giúp chúng ta hiểu rõ mình hơn trong quá trình quan sát bản thân và trong sự nhìn nhận , đánh giá của người khác để chúng ta hoàn thiện hơn, cũng như thể hiện tốt hơn điểm mạnh của mình và khắc phục những điểm yếu ( nếu có). | -HS lắng nghe, thực hiện. -HS ghi điểm mạnh, điểm yếu của bản thân vào tờ giấy và các cột tương ứng. -HS dán phiếu rèn luyện của mình vào “ bức tranh” của tổ. -HS thực hiện tham quan và đánh giá bạn. -HS lắng nghe GV. |
2. Vận dụng: Hoạt động 7: Ghi lại lời góp ý, lời khen, lời nhắc nhở. Mục Tiêu: HS thực hiện được cách tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bàng cách đơn giản là ghi lại lời góp ý, lời khen, lời nhắc nhở của bạn bè, thầy cô, bố mẹ về mình và so sánh với việc tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Cách tiến hành: -GV hướng dẫn HS các cách tự đánh giá điểm mạnh , điểm yếu của bản thân: + Tự đánh giá ghi lại lời góp ý , lời khen , lời nhắc nhở của bạn bè, thầy cô, bố mẹ về mình vào cuốn sổ tay- Sau đó so sánh với việc tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.( Gv phát phiếu rèn luyện cho HS hoặc HS có thể ghi kết quả thực hiện vào vở bài tập Đạo đức 3). -GV nhận xét, khen ngợi HS và tổng kết hoạt động , chuyển sang hoạt động kế tiếp. | -HS tự thực hiện và chia sẻ kết quả với cả lớp. |
3. Củng cố – Dặn dò Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức , kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh bản thân từ việc nhận biết được các điểm mạnh, điểm yếu của mình. -GV tổ chức trò chơi “ Chọn biểu tượng của em”: GV chiếu một số hình ảnh , biểu tượng ( mặt trăng, Mặt trời, bông hoa, dòng suối, con gấu, ngọn núi, cầu vồng,…) và yêu cầu HS: + Em hãy chọn một biểu tượng mà em cho rằng nó đại diện cho bản thân mình? + Vì sao em chọn như vậy?( GV gợi ý từ trải nghiệm của mình để dẫn dắt HS) -GV nhận xét và khen ngợi HS. - GV cho HS đọc bài ghi nhớ, tổng kết các cách nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. - Nhắc nhở HS về nhà hoàn thành phiếu rèn luyện và thường xuyên tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. | -HS lắng nghe, thực hiện. -HS trả lời suy nghĩ cá nhân mình. -HS lắng nghe thực hiện. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
BÀI 9: PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Với bài này HS:
-Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
- Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
- Trách nhiệm: Có ý thức rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân để hoàn thiện chính mình.
*. Năng lực Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Tự thực hành và rèn luyện được việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân; tự học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin để giải quyết được một số tình huống trong việc rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
* Năng lực đặc thù:
– Năng lực điều chỉnh hành vi:
+ Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số cách rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
+ Nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác – Tự đánh giá được cách rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
+ Điều chỉnh hành vi – Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
– Năng lực phát triển bản thân: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
3. Phẩm chất: Yêu nước chủ động tìm hiểu về sự phát triển của đát nước và rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động Hoạt động1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi Mục tiêu: -Tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc quan sát tranh và diễn đạt lại tình huống. - HS huy động những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích tình huống. Thông qua đó, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ: quan sát tranh và kể lại câu chuyện. GV có thể chiếu tranh hoặc đính tranh trên bảng để HS quan sát. - GV mời 1, 2 HS kể lại câu chuyện theo tranh; các HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, khen ngợi phần kể chuyện của HS và dẫn dắt đến câu hỏi: + Vì sao Thỏ rủ thi chạy và Rùa rủ thi bơi? - Sau khi mời HS trả lời, GV đặt thêm câu hỏi tổng quát: + Em nhận ra được bài học gì từ Rùa và Thỏ? - GV tiếp tục mời 2, 3 HS trả lời, chia sẻ. - Từ quan điểm của HS, GV dẫn dắt và kết nối vào bài học mới: Thỏ và Rùa đều biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì nên mới đề nghị những thử thách khác nhau phù hợp với lợi thế của bản thân. Với bản thân các em, khi các em biết điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì thì các em sẽ lựa chọn được môi trường hoặc hoạt động phù hợp để phát huy điểm mạnh của mình nhiều nhất và ngược lại. Vậy làm thế nào để có thể biết được môi trường nào hoặc các hoạt động nào sẽ giúp phát huy được điểm mạnh, khắc phục được điểm yếu của bản thân? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé. | - HS quan sát tranh và kể lại câu chuyện. - HS kể lại câu chuyện theo tranh; các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời câu hỏi: + Thỏ rủ thi chạy và Rùa rủ thi bơi là vì: cả Thỏ và Rùa đều có điểm mạnh khác nhau Thỏ chạy nhanh còn Rùa thì bơi giỏi. - 2, 3 HS trả lời, chia sẻ. - HS Lắng nghe. |
Hoạt động 2: Quan sát tranh và cho biết bạn nào trong tranh biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu a. Mục tiêu: HS nêu được một số cách rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. b. Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS chia nhóm đôi và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm, ghi ý kiến vào giấy: + Quan sát 4 tranh đầu trang 43 SGK và cho biết bạn nào biết cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. GV có thể chiếu hoặc đính tranh trên bảng để HS quan sát. - GV mời mỗi nhóm trình bày về một tranh, các nhóm còn lại nhận xét và nêu ý kiến bổ sung. - Với tranh 1 sau khi HS trả lời, GV gợi mở thêm bằng câu hỏi: + Bạn Na đã làm gì để khắc phục điểm yếu? GV mời HS trả lời và nhận xét để chốt ý. Với tranh 3, sau khi HS trả lời, GV gợi mở thêm bằng câu hỏi: + Bạn Cốm đã làm gì để khắc phục điểm yếu? GV mời HS trả lời và nhận xét để chốt ý. - GV nhận xét, khen ngợi HS và kết luận: Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân không phải tồn tại mãi mãi mà sẽ thay đổi. Điểm mạnh nếu không được rèn giũa, luyện tập và tích cực học hỏi mỗi ngày sẽ bị thui chột và ngược lại, điểm yếu nếu có kế hoạch chỉnh sửa, sẵn sàng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm để thay đổi hay thực hành nhiều lần sẽ khắc phục được. Vậy cách rèn luyện nào là phù hợp, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau. Hoạt động 3: Các bạn trong tranh đã phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân bằng cách nào? a. Mục tiêu: HS nêu được một số cách rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. b.Tổ chức thực hiện - GV giao nhiệm vụ cá nhân cho HS: Quan sát tranh và cho biết: + Các bạn trong tranh đã phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu bằng cách nào? - GV cho HS Thời gian suy nghĩ 5 phút. - GV có thể gợi ý một số từ khoá trên bảng để HS kết nối với tranh. - GV mời 1, 2 HS trả lời; các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chốt ý: - Tranh 1: Na có điểm yếu là tính hay quên. Cách rèn luyện là: lập kế hoạch để khắc phục bằng cách ghi lại các công việc trên giấy. - Tranh 2: Tin có điểm mạnh là viết chữ đẹp, tính kiên nhẫn. Cách rèn luyện là: phát huy để chữ đẹp hơn bằng cách thực hành nhiều lần và rèn thêm tính kiên nhẫn. - Tranh 3: Cốm có điểm yếu là tính nhút nhát. Cách rèn luyện: học hỏi từ lời khuyên của cô giáo là tích cực phát biểu và vui chơi cùng các bạn. - Tranh 4: Bạn nữ trong tranh có điểm mạnh là đánh đàn rất tốt. Cách rèn luyện của bạn là: sẵn sàng tham gia hội thi văn nghệ để trải nghiệm nhiều hơn. - GV tiếp tục chia lớp thành các nhóm theo tổ và yêu cầu các nhóm công não nhóm. + Luật chơi: Mỗi nhóm có 3 phút suy nghĩ để Kể thêm các cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. + GV tổ chức cho các nhóm nêu nhanh ý kiến xoay vòng, mỗi lượt quy định 10 giây, qua 10 giây là mất lượt, không nêu lại ý kiến đã được nhóm khác nêu. - GV cần ghi lại ý kiến trên bảng để HS quan sát, tránh trùng lặp ở lượt tiếp theo. - GV nhận xét, đánh giá hoạt động công não của các nhóm, khen ngợi những ý tưởng hay và tổng kết: Luôn có cách để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Các em hãy quan sát và đánh giá năng lực thực hiện của bản thân hoặc hỏi thêm ý kiến của bố/mẹ, thầy/cô và bạn bè quanh em để tìm cách phù hợp với mình nhé. | - HS thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét và nêu ý kiến bổ sung. - Tranh 1: Bạn biết phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. + HS nêu Tranh 1: Bạn Na khắc phục điểm yếu bằng cách rèn luyện nhiều lần. – Tranh 2: Bạn không biết khắc phục điểm yếu. – Tranh 3: Bạn biết khắc phục điểm yếu. + HS nêu: Tranh 3: Bạn Cốm khắc phục điểm yếu bằng cách kiểm tra kĩ, làm cẩn thận hơn. – Tranh 4: Bạn không biết phát huy điểm mạnh. - HS lắng nghe - HS quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: - HS trả lời; các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS hoạt động nhóm tổ. - Các nhóm nêu nhanh ý kiến theo xoay vòng. - HS lắng nghe. |
3. Củng cố – Vận dụng - Củng cố, dặn dò + Em đã học được những gì qua bài học Đạo đức này? + Em sẽ thay đổi điều gì để thựcphát huy và khắc phục điểm mạnh và điểm yếu của bản thân? - GV nhận xét và dặn dò HS HS về nhà : + Tìm và phát hiện điểm mạnh điểm yếu của bản thân và của bạn để phục vụ cho tiết học tới. | -HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. -HS lắng nghe, về nhà thực hiện. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
BÀI 9: PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Với bài này HS:
- Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
- Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
- Trách nhiệm: Có ý thức rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân để hoàn thiện chính mình.
*. Năng lực Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Tự thực hành và rèn luyện được việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân; tự học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu nhận và xử lí thông tin để giải quyết được một số tình huống trong việc rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
* Năng lực đặc thù:
– Năng lực điều chỉnh hành vi:
+ Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số cách rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
+ Nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác – Tự đánh giá được cách rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
+ Điều chỉnh hành vi – Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
– Năng lực phát triển bản thân: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
3. Phẩm chất: Yêu nước chủ động tìm hiểu về sự phát triển của đát nước và rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
II. CHUẨN BỊ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Luyện tập Hoạt động 4: Đưa ra lời khuyên để giúp bạn phát huy điểm mạnh. khắc phục điểm yếu. Mục tiêu: - HS củng cố cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu thông qua việc đưa ra lời khuyên về các cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ: quan sát tranh và đưa ra lời khuyên để giúp bạn rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. - GV chiếu từng tranh để học sinh quan sát suy nghĩ. - GV mời 2, 3 HS nêu lời khuyên cho từng tranh; các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV liên hệ với HS: Em có điểm yếu giống hay khác bạn trong tranh? Đó là điểm yếu gì? Em sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu? - GV nhận xét, khen ngợi HS. Động viên, khích lệ HS hoàn thiện hơn mỗi ngày. Hoạt động 5: Xử lí tình huống Mục tiêu – HS rèn luyện việc thực hiện các cách để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: -GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: sắm vai để xử lí tình huống. Thời gian thảo luận 5 phút. GV cho nhóm trưởng bốc thăm tình huống cho nhóm mình. Mỗi tình huống 2 nhóm: -GV tổ chức cho HS sắm vai, các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung. | - HS quan sát tranh và suy nghĩ đưa ra lời khuyên cho bạn. - HS nêu lời khuyên cho từng tranh; các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời câu hỏi. -HS lắng nghe thực hiện nhiệm vụ. -Từng nhóm lên sắm vai, các nhóm còn lại quan sát nhận xét, bổ sung. |
2.Vận dụng: Lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Mục tiêu: HS thực hiện việc lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu cho bản thân. Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ: Yêu cầu mỗi em chuẩn bị 1 tờ giấy trắng trang trí đẹp theo ý thích hay theo mẫu phiếu rèn luyện. -GV hướng dẫn HS: + Bước 1: Ghi 1 điểm mạnh của bản thân để phát huy, 1 điểm yếu khắc phục. + Bước 2: Liệt kê những việc có thể thực hiện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. - GV mời 4,5 HS trình bày kế hoạch rèn luyện bản thân, các bạn còn lại nhận xét và nêu ý kiến bổ sung để hoàn thiện bản kế hoạch. -GV nhận xét, khích lệ HS phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. | - HS thảo luận nhóm. - 4,5 HS trình bày, các bạn còn lại nhận xét và nêu ý kiến bổ sung. |
3. Củng cố – Vận dụng - Củng cố, dặn dò + GV tổ chức cho HS đọc ghi nhớ, tổng kết các kĩ năng cần thiết để rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. + GV tổ chức nêu cảm nhận sau bài học. + GV yêu cầu các em hoàn thành bản kế hoạch rèn luyện của mình. | + HS đọc ghi nhớ. +HS lắng nghe, về nhà thực hiện. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
BÀI 9 : PHÁT HUY ĐIỂM MẠNH, KHẮC PHỤC ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN (TIẾT 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, học sinh sẽ:
- Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự thực hành và rèn luyện được việc phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân; tự học hỏi thêm từ bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và nhận xử lí thông tin để giải quyết được một số tình huống trong việc rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
* Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
+ Nhận thức hành vi: Nêu được một số cách rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được cách rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
+ Điều chỉnh hành vi: Rèn luyện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
- Năng lực phát triển bản thân: Lập kế hoạch và thực hiện để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Có ý thức rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân để hoàn thiện chính mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: Sách giáo khoa Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bài giảng điện tử, máy tính, tranh ảnh, tình huống.
- HS: : Sách giáo khoa Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, kéo, giấy màu, bút chì, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
1. Khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS, huy động những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải quyết vấn đề. Thông qua đó, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS. Cách tiến hành: - GV đưa ra một tình huống yêu cầu HS suy nghĩ và đưa ra lời khuyên những việc bạn sẽ làm để giúp bạn phát huy được điểm mạnh của bản thân mình. Tình huống: Lan học giỏi môn Toán và được cử đi tham gia cuộc thi Toán của trường. Lan muốn mình đạt được kết quả tốt nhất. Nếu là lan, em sẽ làm gì để đạt được mục tiêu? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để xử lý tình huống. - GV gọi HS đưa ra ý kiến. - Gọi HS nhận xét, đóng góp ý kiến. - GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Mỗi người chúng ta đều có điểm mạnh điểm yếu, chúng ta cần phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình. Để làm được điều đó chúng ta cần lập một kế hoạch cụ thể để thực hiện. Vậy lập kế hoạc như thế nào các em cùng cô tìm hiểu ở hoạt động tiếp theo. 2. Vận dụng: Lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu Mục tiêu: HS thực hiện được việc lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh hoặc kế hoạch để khắc phục điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ: Em hãy lập một kế hoạch phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục điểm yếu của bản thân. - GV minh hoạ mẫu kế hoạch rèn luyện ở nhà của Cốm.
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: + Xem kế hoạch rèn luyện của Cốm, em thấy kế hoạch của Cốm gồm những nội dung nào? + Như vậy để lập kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân em cần thực hiện như thế nào? - GV hướng dẫn lại cho HS cách lập kế hoạch: + Ghi một điểm mạnh của bản thân để phát huy và một điểm yếu để khắc phục. + Liệt kê những việc có thể thực hiện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Ghi cụ thể sẽ làm như thế nào. + Trong từng cách rèn luyện, cần ghi rõ thời gian thực hiện và mục tiêu đạt được. - GV yêu cầu HS thực hành lập kế hoạch trên lớp (có thể làm vào giấy A4 trang trí theo ý thích hoặc làm theo mẫu phiếu rèn luyện giống SGK) - GV mời 4 - 5 HS chia sẻ kế hoạch rèn luyện của bản thân trước lớp. Các bạn khác nghe, nhận xét và đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch được hoàn thiện. - GV nhận xét, đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch của HS. - GV dặn dò HS rèn luyện theo kế hoạch và chia sẻ kết quả của việc thực hiện kế hoạch ở tiết sau. - GV quan sát, nhận xét và đánh giá kết quả HS đã rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. - GV phối hợp với gia đình để hổ trợ HS rèn luyện. | - HS lắng nghe và quan sát tình huống. - HS thảo luận và xử lí tình huống - HS trả lời: + Thường xuyên làm bài tập + Những bài tập không hiểu sẽ hỏi giáo viên + Nhờ giáo viên cho bài thi thử … - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe nhiệm vụ - HS quan sát mẫu kế hoạch ở nhà của Cốm và trả lời: + Kế hoạch gồm điểm mạnh, điểm yếu và những việc làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. + Để lập kế hoạch cần nêu được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; sau đó liệt kê những việc có thể thực hiện giúp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. - HS lắng nghe. - HS tiến hành lập kế hoạch tại lớp. - 4 – 5 HS chia sẻ kế hoạch. Các bạn khác nhận xét, đóng góp ý kiến cá nhân. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe và rèn luyện theo kế hoạch. - HS lắng nghe. | ||||||||||
3. Củng cố dặn dò Mục tiêu: HS ôn lại các kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh được bản thân mình và bạn bè xung quanh để rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS đọc bài thơ trong phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức 3, trang 45 và đưa ra các câu hỏi để HS trao đổi: + Bài thơ muốn nói với em điều gì? + Em sẽ làm gì để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân? - GV gọi một số HS trả lời và đưa ra nhận xét, tổng kết. - GV dặn dò HS về nhà: + Tiếp tục hoàn thiện kế hoạch rèn luyện và thực hiện rèn luyện bản thân theo kế hoạch đã đề ra. + Phối hợp với gia đình để thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu tốt hơn. | - HS đọc bài thơ và trả lời câu hỏi: + Bài thơ muốn nói với em là phải siêng năng, chăm chỉ, học hỏi, rèn luyện, lên kế hoạch cụ thể để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân. + HS nêu những việc nên làm và không nên làm để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. - HS lắng nghe nhận xét. - HS lắng nghe, thực hiện. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
Ngày soạn :
Ngày dạy :
BÀI 10 : EM NHẬN BIẾT BẤT HÒA VỚI BẠN
(Tiết 1 )
-Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
-Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
* Năng lực:
* Năng lực chung :
- Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số lời nói, hành động để xác định biểu hiện bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận được biểu hiện của bất hòa để tìm cách xử lí phù hợp.
* Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi : Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
-Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
+ Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những quan điểm phù hợp về việc xử lí bất hòa, không đồng tình với những quan điểm không phù hợp với việc xử lí bất hòa.
+ Năng lực điều chỉnh hành vi : Thực hiện được một số hành động cần thiết, phù hợp để nhận biết biểu hiện bất hòa.
* Phẩm chất :
-Trách nhiệm : Có ý thức nhận biết một số biểu hiện bất hòa với bạn để chủ động xử lí bất hòa.
- Nhân ái : Có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè trong quá trình nhận biết và xử lí bất hòa với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Giáo viên : SGK đạo đức lớp 3, vở BT đọa đức lớp 3
-Máy tính, bài giảng điện tử, máy chiếu( nếu có), giấy A3/A0, các hình ảnh trong SGK.
- Học sinh : SGK đạo đức lớp 3, vở BT đạo đức lớp 3, kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu.
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1/ Khởi động: - Mục tiêu : Tạo cảm hứng học tập cho hoc sinh, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới, kết nối vào bài học. - Cách tiến hành : Trò chơi “ Tôi bảo” + Bạn kể một số biểu hiện bất hòa với bạn bè mà bạn biết ? + Bạn đã bao giờ bất hòa với bạn bè chưa? -GV mời HS nhận xét câu trả lời của bạn. -GV nhận xét, kết nối bài mới. Việc bất hòa với bạn là việc bình thường, rất dễ xảy ra. Vậy, ta cần làm gì để không xảy ra việc bất hòa với bạn? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé ! 2. Khám phá kiến thức mới. 2.1/ Hoạt động 1 : Quan sát tranh và cho biết điều gì đang xảy ra. - Mục tiêu : Học sinh nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè. Cách tiến hành. - GV mời HS nhắc lại yêu cầu của hoạt động và kể lại tình huống bất hòa với ban được thể hiện trong 4 tranh trang 46 - 47 SGK. - GV chia nhóm Thảo luận - Nêu những tình huống bất hòa với ban cùng bạn học tập và lao đông. | - HS nêu - một số biểu hiện bất hòa với bạn bè như cãi nhau với bạn, giận bạn, … - Có rồi, như cãi nhau với bạn việc bạn đi trễ không chịu trực vệ sinh lớp,… -HS đọc yêu cầu -Thảo luận nhóm |
Hành vi cần thực hiện | Hành vi không nên thực hiện |
Đi đứng phải cẩn thận | Không chạy giớn khi đang đi |
Nhường nhin bạn khi vui chơi hay khi va chạm nhau | Không cãi nhau |
Nhận lỗi khi mình làm sai | Không đổ lỗi cho nhau…. |
-Các nhóm trinh bày kết quả thảo luận. - Đại diện các nhóm nhận xét - Gv chốt : Để không bất hòa với bạn bè chúng ta cần phải biết nhường nhin nhau và biết nhận lỗi với bạn khi mình làm sai. 2.2 / Hoạt động 2: Nêu những lợi ích của việc xử lí bất hòa. - Mục tiêu: Tìm hiểu những hành vi có thể gây bất hòa với bạn. - Nêu được lợi íchcủa việc xử lí bất hòa với bạn. -Cách tiến hành. HS thảo luận nhóm HS quan sát tranh trang 47 SGK – Nêu những điều có thể xảy ra với việc làm của các bạn trong tranh. - Tranh 1: Một bạn học sinh đang đi trên tay cầm bình hoa một bạn khác đi va trúng bạn. - Tranh 2 : Bạn học sinh nhận lỗi do chúng mình đi không cẩn thận. - Tranh 3 : Hai bạn bắt tay nhau làm hòa. - Tranh 4 : Hai bạn bắt tay hứa với nhau mãi là bạn của nhau. - GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Gv nhận xét, chốt những ý kiến trình bày của từng nhóm. - Lợi ích của việc xử lí bất hòa là gì ? - GV chốt : Xử lí bất hòa với bạn giúp em và bạn hiểu nhau hơn. Tình bạn sẽ càng ngày càng bền chặt, gắn bó. 3. Củng cố- Vận dụng : - Kể thêm một số bất hòa với bạn mà em biết. - Kể một số lợi ích khác của việc xử lí bất hòa với bạn. - Chia sẻ về việc em và những người bạn của em đã nhận biết và xử lí tốt việc bất hòa với bạn. - Gv nhận xét 4. Hoạt động tiếp nối. - GV yêu cầu HS về nhà : + Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học. | -Các nhóm theo dõi. - HS lắng nghe - HS lắng nghe -Chia nhóm 4 thảo luận và trả lời nội dung các tranh. - Tranh 1: Bình hoa của bạn bị rơi bể.
- Tranh 2 : Đây là hành vi giải tỏa căng thẳng với bạn. - Tranh 3 : Đây là hành vi hàn gắn tình ban. - Tranh 4 : Hành vi này làm bền chặt mối quan hệ bạn bè với nhau. -HS báo cáo - theo dõi -Hs lắng nghe -HS trả lời: Giúp bạn bè hiểu nhau hơn. -HS lắng nghe -HS trả lời + Ganh tị bạn, nghỉ chơi với bạn,…. - HS trả lời + Giúp bạn bè hiểu nhau, ghắn kết nhau hơn + Giúp bạn tình ban trở nên thân thiết và hiểu nhau hơn. -HS lắng nghe, thực hiện. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
Ngày soạn :
Ngày dạy :
BÀI 10 :EM NHẬN BIẾT BẤT HÒA VỚI BẠN
(Tiết 2 )
-Kiến thức: Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
-Nhận biết được lợi ích của việc xử líbất hòa với bạn bè.
* Năng lực:
* Năng lực chung :
- Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số lời nói, hành động để xác định biểu hiện bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử líbất hòa với bạn bè.
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận được biểu hiện của bất hòa để tìm cách xử lí phù hợp.
* Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi : Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.
-Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.
+ Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những quan điểm phù hợp về việcxử líbất hòa, không đồng tình với những quan điểm không phù hợp với việc xử lí bất hòa.
+ Năng lực điều chỉnh hành vi : Thực hiện được một số hành động cần thiết, phù hợp để nhận biết biểu hiện bất hòa.
* Phẩm chất :
-Trách nhiệm :Có ý thức nhận biết một số biểu hiện bất hòa với bạn để chủ động xử lí bất hòa.
- Nhân ái :Có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè trong quá trình nhận biết và xử lí bất hòa với bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Giáo viên : SGK đạo đức lớp 3, vở BT đọa đức lớp 3
-Máy tính, bài giảng điện tử, máy chiếu( nếu có), giấy A3/A0, các hình ảnh trong SGK.
- Học sinh : SGK đạo đức lớp 3, vở BT đạo đức lớp 3, kéo, giấy bìa màu, bút chì, bút màu.
CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
-Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai,giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
1. Khởi động: -Mục tiêu :Tạo cảm hứng học tập cho hoc sinh. - Cách tiến hành : Trò chơi “ Xì điện” + Bạn hãy kể một số lợi ích của việc xử lí bất hòa. 2. Luyện tập 2.1/ Hoạt động 1: Nêu những lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hoà. Giải thích lí do. - Mục tiêu : HS thực hiện được một số hành động cần thiết, phù hợp để nhận biết biểu hiện bất hòa. - Cách tiến hành. 1. GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát tranh và làm việc theo nhóm đôi với yêu cầu: Cho biết lời nói, việc làm của bạn nào có thể dẫn đến bất hoà? Vì sao? Gợi ý: – Tranh 1: Bin trêu chọc Cốm. – Tranh 2: Na trách bạn nam vì làm gãy thước. Bạn nam nhận lỗi và xin lỗi Na. – Tranh 3: Bin hát trong thư viện làm ảnh hưởng đến Cốm. – Tranh 4: Tin xin lỗi bạn nữ vì đã va chạm vào bạn ấy. – Tranh 5: Bin giật quyển sách và nói lời khiêu khích Tin. – Tranh 6: Na và Cốm đùn đẩy việc đổ rác trong giờ trực nhật. - GV quan sát HS làm việc và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời ghi lại những HS tích cực/chưa tích cực để điều chỉnh. 3. GV mời HS trả lời. 4. GV nhận xét, khen ngợi HS và tổng kết hoạt động, dẫn dắt sang hoạt động sau. | - HS nêu - HS trả lời: Giúp bạn bè hiểu nhau hơn, thân thiết với nhau hơn hoặc đoàn kết với nhau. - HS quan sát tranh - HS đọc yêu cầu
|
2.2 / Hoạt động 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về lợi íchcủa việc xử lí bất hoà? Vì sao? - Mục tiêu: HS đồng tình với những quan điểm phù hợp về việc xử lí bất hoà, không đồng tình -Cách tiến hành. - GV nêu yêu cầu và phỏng vấn nhanh 5 – 7 HS về câu hỏi Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây về lợi ích của việc xử lí bất hoà? Vì sao? Gợi ý:
Trong quá trình HS trình bày, GV hỗ trợ HS để tránh lạc đề. GV chú ý nhấn mạnh vàolợi ích của việc xử lí bất hoà, đồng thời khuyến khích HS chia sẻ thêm một số lợi ích khác. GV nhận xét, tổng kết hoạt động. 3. Vận dụng: 3.1 Hoạt động 1: Suy ngẫm và chia sẻ - Mục tiêu: HS tự rút ra bài học cho bản thân về việc nhận biết biểu hiện bất hoà với bạn và lợi ích của việc xử lí bất hoà với bạn bè. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: “Kể lại một tình huống bất hoà của em với bạn. Cho biết tình bạn giữa em và bạn sẽ thế nào nếu không xử lí bất hoà”. - GV theo dõi và giải đáp cho HS khi cần thiết. - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. - GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau. 3.2: Hoạt động 2: Tìm cách ứng xử phù hợp Mục tiêu: HS rèn luyện việc nhận biết các biểu hiện bất hoà với bạn để đề xuất cách ứng xử phù hợp. Cách tiến hành: 1. GV yêu cầu HS suy nghĩ và liệt kê một số biểu hiện bất hoà thường gặp của bản thân với bạn bè. GV có thể tổ chức theo nhóm 4 – 6 HS. 2. Nhóm HS chọn đại diện viết những biểu hiện ra giấy A2 hoặc A1. 3. GV mời HS đại diện các nhóm chia sẻ và đề xuất cách ứng xử phù hợp. 4. GV tổng hợp nội dung HS trình bày và kết luận, đánh giá hoạt động. Hoạt động 4. Củng cố- Vận dụng : Mục tiêu : HS ôn lại được những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh được suy nghĩ, việc làm của bản thân để nhận biết biểu hiện bất hoà với bạn bè. Cách thực hiện : 1. GV nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ: – Em đã học được gì qua bài học này? – Em có thể nhận biết bất hoà thông qua những biểu hiện nào? – Theo em, vì sao cần phải xử lí bất hoà với bạn bè? 2. GV tổ chức cho HS cùng đọc Ghi nhớ, tổng kết về kĩ năng nhận biết bất hoà với bạn.
cầu trong hoạt động Vận dụng (nếu chưa kịp hoàn thành tại lớp) và chia sẻ với người thân trong gia đình về cách nhận biết bất hoà với bạn. Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh để cùng phối hợp với gia đình HS trong những nội dung sau: 1. Cha mẹ cung cấp thông tin và hướng dẫn con nhận biết các biểu hiện của bất hoà. 2. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con khi bất hoà xảy ra, cần giữ bình tĩnh và xác định nguyên nhân gây bất hoà. 3. Cha mẹ quan sát và điều chỉnh con trong việc rèn luyện giữ bình tĩnh và xác định nguyên nhân gây bất hoà. | - HS theo dõi. - HS nêu ý kiến. - HS giải thích vì sao.
- HS đọc yêu cầu. - HS viết câu trả lời ra giấy. - HS chia sẻ ý kiến.
- Mỗi nhóm viết câu trả lời ra giấy. - Sau khi các nhóm ghi hết câu trả lời ra giấy, đính xung quanh lớp. - Các nhóm đi vòng tròn xung quanh lớp đển quan sát câu trả lời.
Mỗi khi bất hoà xảy ra Tranh cãi, hờn giận làm ta buồn rầu. Muốn cho tình bạn bền lâu, Tìm cách xử lí, mau mau làm hoà.
-Hs lắng nghe -HS lắng nghe, thực hiện. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
Môn: Đạo đức lớp 3
Tuần: 28
BÀI 11: EM XỬ LÝ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ. (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Với bài này, HS:
- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè;
- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè và sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí được các tình huống bất hoà với bạn bè và giúp đỡ bạn bè xử lí được các tình huống bất hoà phù hợp.
Năng lực đặc thù:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè và các cách giúp bạn xử lí bất hoà với nhau.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ không đồng tình với tình huống bất hoà và thái độ tích cực, sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
- Điều chỉnh hành vi:
+ Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè.
+ Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức chủ động xử lí bất hoà với bạn bè.
- Nhân ái: Có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè khi xử lí bất hoà với bạn bè và sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), giấy A3, các hình ảnh trong SGK.
- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bút, viết, bảng con, phấn; bút lông viết bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi.
HS. - Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS đọc câu chuyện: “Chúng ta cùng bình tĩnh” theo yêu cầu sắm vai - GV tạo không gian cho HS dẫn truyện và sắm vai. - Khi câu chuyện kết thúc, GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Tin đã giúp hai bạn xử lí bất hoà bằng cách nào? - GV mời 3 – 5 HS trả lời, khuyến khích HS phân tích vấn đề và HS nhận xét lẫn nhau. - GV khen ngợi HS, tổng kết các ý kiến của HS, đồng thời nhắc lại kiến thức cũ về cách nhận biết bất hoà với bạn bè và dẫn dắt vào bài học mới 2. Kiến tạo tri thức mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách xử lí bất hoà.
- Cách thực hiện: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: “ Em hãy quan sát tranh và cho biết Na xử lí bất hoà với bạn bè bằng những cách nào.” Gợi ý: Tranh 1: Xử lí bất hoà bằng việc kiềm chế cảm xúc tiêu cực (giận dữ), giữ bình tĩnh. Tranh 2: Xử lí bất hoà bằng việc yêu cầu sự hỗ trợ từ người lớn (cô giáo). Tranh 3: Xử lí bất hoà bằng cách giải thích, nói chuyện rõ ràng với bạn. Tranh 4: Xử lí bất hoà bằng cách xin lỗi bạn (nếu bản thân là người có lỗi). - GV tổng kết, khen ngợi HS và chuyển tiếp sang hoạt động sau. Hoạt động 2: Quan sát tranh và nêu các bước xử lí bất hoà với bạn bè. - Mục tiêu: HS nêu được các bước xử lí bất hoà với bạn bè. - Cách thực hiện: - GV yêu cầu HS xem tranh. - GV mời 2 – 3 HS trình bày. - GV nhận xét, khen ngợi HS và rút ra quy trình 3 bước xử lí bất hoà của bản thân với bạn bè. Hoạt động 3: Kể chuyện theo tranh - Mục tiêu: HS nêu được các bước giúp đỡ bạn bè xử lí bất hoà với nhau và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè xử lí bất hoà. - Cách thực hiện: - GV cho HS thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu: “Em hãy kể lại câu chuyện dựa trên các bức tranh trong SGK”. GV cho HS thời gian 3 – 5 phút suy nghĩ. - GV mời khoảng 2 hoặc 3 lượt HS kể chuyện, các HS còn lại lắng nghe và nhận xét - Khi HS kể chuyện xong, GV lần lượt đặt câu hỏi: + Na đã làm gì khi thấy Tin và Bin bất hoà với nhau? + Khi thấy bạn bè bất hoà, em nên làm gì?
3. Củng cố, dặn dò. - GV cho HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh được suy nghĩ, việc làm của bản thân để xử lí bất hoà với bạn bè và giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau. |
Bước 1: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, giữ bình tĩnh. Bước 2: Liệt kê các cách giải quyết vấn đề (lời nói, việc làm cụ thể). Bước 3: Chọn cách giải quyết phù hợp nhất và thực hiện.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại quan sát để nhận xét, bổ sung.
+ Em khuyên bạn giữ bình tĩnh, lắng nghe nhau. + Em khuyên bạn nhận lỗi và xin lỗi nếu mình sai. + Em chia sẻ các cách phù hợp để các bạn cùng hợp tác. + Em công bằng trong việc nêu ý kiến, không thiên vị bạn nào. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
Môn: Đạo đức lớp 3
Tuần: 28
BÀI 11: EM XỬ LÝ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ. (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Với bài này, HS:
- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè;
- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
Bài học này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè và sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí được các tình huống bất hoà với bạn bè và giúp đỡ bạn bè xử lí được các tình huống bất hoà phù hợp.
Năng lực đặc thù:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè và các cách giúp bạn xử lí bất hoà với nhau.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Thể hiện được thái độ không đồng tình với tình huống bất hoà và thái độ tích cực, sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
- Điều chỉnh hành vi:
+ Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè.
+ Sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức chủ động xử lí bất hoà với bạn bè.
- Nhân ái: Có thái độ yêu thương, tôn trọng bạn bè khi xử lí bất hoà với bạn bè và sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), giấy A3, các hình ảnh trong SGK.
- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bút, viết, bảng con, phấn; bút lông viết bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, giúp HS xác định được chủ đề bài học: Em xử lí bất hòa với bạn. Cách tiến hành: - GV cho HS chơi một trò chơi - Liên hệ trò chơi, giới thiệu bài: Em xử lí bất hòa với bạn (T2) | - Lớp tham gia chơi trò chơi: Kết bạn - HS chia sẻ ý kiến - HS lằng nghe |
2. Luyện tập 2.1. Hoạt động 1: Em xử lý bất hòa Mục tiêu: Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn bè. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS chia nhóm 4 hoặc nhóm 6, các nhóm bốc thăm chọn 1 trong 2 tranh trong SGK để quan sát. - GV có thể phát giấy A4 cho HS viết lại kết quả thảo luận để thuyết trình. - GV mời đại diện các nhóm thuyết trình kết quả và đưa ra các cách xử lí bất hoà phù hợp trong các tình huống. - GV nhận xét, khen ngợi các nhóm trình bày tốt, tổng kết hoạt động và dẫn dắt sang hoạt động sau. 2.2. Hoạt động 2: Sắm vai Mục tiêu: Sẵn sàng giúp đỡ bạn bè xử lí bất hoà với nhau. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS chia nhóm 6, thảo luận về cách sắm vai Bin để giúp bạn xử lí bất hoà trong các tình huống. - GV tổ chức cho HS bốc thăm chọn 1 trong 2 tình huống hoặc GV có thể bổ sung thêm các tình huống thực tiễn ở trong lớp học. - Trong quá trình HS thảo luận, GV quan sát và tư vấn, hỗ trợ kịp thời cho HS. - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày bằng hình thức sắm vai. Mỗi tình huống tối đa 2 nhóm sắm vai. - GV nhận xét, khen ngợi HS và tổng kết hoạt động. 2.3. Hoạt động 3: Xử lý tình huống. Mục tiêu: HS rèn luyện việc thực hiện một số cách đơn giản, phù hợp để xử lí bất hoà với bạn Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm đôi về tình huống (GV tổ chức cho các nhóm lựa chọn 1 trong 2 tình huống trong SGK) để tìm cách xử lí phù hợp. Thời gian thảo luận 5 phút. - GV lưu ý nhắc nhở HS sử dụng 3 thao tác xử lí bất hoà với bạn bè đã học vào xử lí tình huống. - GV mời 3 – 5 nhóm đôi chia sẻ về cách xử lí tình huống của mình. Sau đó, - GV nhận xét chung và tổng kết hoạt động. | - HS hình thành nhóm, bốc thăm chọn hình quan sát và nêu cách xử lí bất hoà phù hợp. Viết kết quả vào giấy - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét. - HS lắng nghe. - HS hình thành nhóm, bốc thăm chọn hình quan sát và thảo luận sắm vai Bin xử lý bất hòa trong tình huống. - Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại quan sát để nhận xét, bổ sung. - Nhóm đôi chọn 1 trong 2 tình huống trong SGK để tìm cách giải quyết. - Đại diện nhóm báo cáo, những cặp HS khác có cùng tình huống nhận xét, góp ý cho bạn. + Tình huống 1: Na và Cốm cãi nhau vì nghĩ rằng bản thân là người đúng. Na và Cốm nên nói chuyện, giải thích rõ ràng cho nhau nghe về hộp bút của Na, Cốm đã trả cho Na vào lúc nào. + Tình huống 2: Tin và Bin giận nhau vì Bin quên cuộc hẹn với Tin ở sân bóng. Ngoài ra, khi Tin đến nhà hỏi Bin, cậu lại trả lời một cách thiếu trách nhiệm, không giữ lời hứa với bạn. |
3. Vận dụng 3.1. Hoạt động 4: Cách xử lý bất hòa của em. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học để xử lí bất hoà của bản thân với bạn bè và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè xử lí bất hoà. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS đọc và thực hiện theo yêu cầu của hoạt động: Kể lại một tình huống em đã bất hoà với bạn và cách xử lí bất hoà của em. - GV giao nhiệm vụ cho HS. - GV phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường để quan sát, nhắc nhở HS khi có bất hoà xảy ra, phối hợp với phụ huynh để động viên, khích lệ con thực hiện. - Sau vài tuần rèn luyện, GV mời 3 – 5 HS chia sẻ kết quả thực hiện. - GV nhận xét, khen ngợi HS và động viên HS bình tĩnh để xử lí bất hoà, yêu thương, tôn trọng bạn bè. 3.2. Hoạt động 5: Giúp bạn xử lý bất hòa. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học để giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu hoạt động: Chia sẻ về một lần em đã giúp bạn xử lí bất hoà. - GV có thể mời một HS đứng lên chia sẻ trong tối đa 1 phút. Sau đó, HS này sẽ mời một bạn HS khác trong lớp. - GV cho phép HS mời nhau xoay vòng để HS có cơ hội chia sẻ câu chuyện của mình. - Khi HS đã chia sẻ xong, GV mời 3 – 5 HS phỏng vấn về cách các em đã áp dụng để giúp bạn xử lí bất hoà. GV cần khuyến khích, động viên HS có thái độ sẵn sàng giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau. - GV tổng kết, khen ngợi HS. 3.3. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh được suy nghĩ, việc làm của bản thân để xử lí bất hoà với bạn bè và giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau. Cách tiến hành: - GV nêu các câu hỏi cho HS chia sẻ: - GV tổ chức cho HS cùng đọc Ghi nhớ, tổng kết về kĩ năng nhận biết, xử lí bất hoà với bạn: Bất hoà với bạn xảy ra, Bình tĩnh nhận biết chớ mà cãi nhau, Tìm cách hoà giải thật mau, Bắt tay, xin lỗi, trước sau bạn bè.
Quy trình xử lí bất hoà của bản thân với bạn bè gồm: - Bước 1: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực, giữ bình tĩnh. - Bước 2: Liệt kê các cách giải quyết vấn đề (lời nói, việc làm cụ thể). - Bước 3: Chọn cách giải quyết phù hợp nhất và thực hiện. - GV dặn dò HS về nhà hoàn thành các yêu cầu trong hoạt động Vận dụng (nếu chưa kịp hoàn thành tại lớp) và chia sẻ với người thân trong gia đình về cách xử lí bất hoà với bạn và cách giúp đỡ bạn bè xử lí bất hoà với nhau. - GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ HS để phối hợp với gia đình HS những nội dung sau: Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh 1. Cha mẹ cung cấp thông tin và hướng dẫn con xử lí bất hoà với bạn bè. 2. Cha mẹ thường xuyên nhắc nhở con khi bất hoà xảy ra với bạn bè, cần giữ bình tĩnh và tìm cách xử lí phù hợp. 3. Cha mẹ quan sát và điều chỉnh kĩ năng xử lí bất hoà với bạn bè của con khi cần thiết. | - HS thực hiện - HS cả lớp lắng nghe, nhận nhiệm vụ rèn luyện và ghi lại vào phiếu rèn luyện trong Vở bài tập Đạo đức 3. - HS chia sẻ kết quả thực hiện. - Nhận nhiệm vụ, từng cá nhân suy nghì phút. - HS luân phiên nhau chia sẻ về cách em đẽ giúp bạn xử lý bất hòa. - HS chia sẻ lại nội dung bài theo các câu hỏi gợi ý sau: + Em đã học được gì qua bài học này? + Để xử lí được bất hoà của bản thân với bạn bè, em cần làm gì? + Để giúp bạn bè xử lí bất hoà với nhau, em cần làm gì? |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
Môn: Đạo đức lớp 3
Tuần: 28
BÀI 12: VIỆT NAM TƯƠI ĐẸP. (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Với bài này, HS:
- Nêu được một số nét cơ bản ề vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
- Thự hiện được hành vi, việc làmthể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; yêu quý bảo vệ thiên nhiên.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Thực hiện được và học hỏi thêm những việc làm bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan của đất nước một cách tự giác chủ động,
- Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận với các bạn về việc làm bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên của đất nước và chia sẻ với mọi người về vẻ đẹpcủa đất nước, con người Việt Nam.
Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu được một số nét cơ bản về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
- Năng lực đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được việc làm đúng, việc làm sai trong bảo vệ giữ gìn cảnh quan, thiên nhiên của Việt Nam.
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm bảo vệ cảnh quan, thiên nhiên của đất nước. Trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được các công việc của bản thân trong việc bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam theo kế hoạch đề ra dưới sự hướng dẫn của GV và người thân.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội: Bướ c9a62u biết quan sát tìm hiểu về quê hương đất nước, con người Việt Nam; các hành vi ứng xử trong đời sống hàng ngày. Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuồi do nhà trường, địa phương tổ chức để bảo vệ và giữ gìn vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Có ý thức trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, video clip bài hát Việt Nam quê hương tôi của Đỗ Nhuận, tranh, ảnh, tình huống, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), tư liệu liên quan đến chủ đề.
- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bút chì, viết, kéo, giấy bìa màu, bút chì màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động Mục tiêu: Tạo cảm xúc tích cực cho HS để kết nối vào bài học. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS hát hoặc nghe bài hát Việt Nam quê hương tôi của Đỗ Nhuận và vận động theo bài hát - Gợi ý cho HS nêu cảm xúc của mình khi nghe hát. - GV mời HS trình bày trước lớp - GV nhận xét, kết nối giới thiệu nội dung của tiết học: Bài hát đem lại cho ta nhiều cảm xúc về một Việt Nam tươi đẹp. Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Việt Nam tươi đẹp. (tiết 1). | - HS hát hoặc nghe bài hát, vận động. - Nêu cảm xúc của em khi nghe hát theo gợi ý: + Trong lời bài hát có những cảnh đẹp nào? + Con người Việt Nam được thể hiện trong bài hát như thế nào? - HS trình bày. |
2. Kiến tạo tri thức mới 2.1. Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh Mục tiêu: Nêu được một số vẻ đẹp về đất nước, con người Việt Nam. Cách tiến hành: - GV tiến hành cho học sinh làm việc cá nhân, giao nhiệm vụ - GV mời HS trình bày – nhật xét - GV cho HS kể thêm những vẻ đẹp khác về đất nước, con người Việt Nam. - GV nhận xét, khen ngợi HS và bổ sung thêm vài vẻ đẹp khác về đất nước, con người Việt Nam cho HS biết - GV kết luận, chuyển tiếp sang hoạt động sau: Việt Nam là đất nước có nhiều thiên nhiê, di sản thế giới, sản vật phong phú với cây trái quanh năm. Không chỉ vẻ đẹp về thiên nhiên mà con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi. Chúng ta cần trân trọng và tự hào về những điều đó. 2.2. Hoạt động 2: Lựa chọn của em Mục tiêu: HS nêu được cách bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên của Việt Nam. Cách tiến hành: - GV chia lớp theo nhóm 6, và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm. - GV mời đại diện một số nhóm trình bày. - GV nhận xét và yêu cầu HS nêu thêm những việc cần làm để bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan đất nước. GV nhận xét, tổng kết trước khi chuyển hoạt động tiếp theo. => Để bảo vệ gìn giữ thiên nhiên, cảnh quan đất nước, chúng ta: + Cần: trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường; bảo tồn các loài động vật quý hiếm; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, ... + Tránh: Vứt rác bừa bãi; khắc, viết lên tường, vách đá, các khu di tích, danh lam thắng cảnh, ... | - Từng cá nhân HS quan sát hình ảnh và nêu một số vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. - HS trình bày, HS khác nghe và nhận xét + Tranh 1: Vui xuân nơi miệt vườn. + Tranh 2: Cảnh đẹp ở Hang Va – Phong Nha, Quảng Bình. + Tranh 3: Đồi chè Cầu Đất, Đà Lạt, Lâm Đồng. + Tranh 4: Lễ hội cầu ngư ở Khánh Hòa. + Tranh 5: Thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. + Tranh 6: Lớp học ở vùng cao. - HS chia sẻ theo hiểu biết của mình. - HS lắng nghe. - Theo nhóm 6, nhận nhiệm vụ: quan sát các tranh mục 2, phần Kiến tạo tri thức mới, mô tả việc làm của các bạn trong tranh và trả lời câu hỏi: + Việc làm nào của các bạn trong tranh thể hiện sự yêu quý, bảo vệ thiên nhiên? - HS trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét và bổ sung - HS lắng nghe. + Tranh 1,2,3 thể hiện sự yêu quý, bảo vệ thiên nhiên vì các bạn biết trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường; bảo tồn các loài động vật quý hiếm; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. - HS nhắc lại kết luận. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
Giáo án Đạo đức 3- Chân trời sáng tạo
----------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ : EM YÊU TỔ QUỐC VIỆN NAM
BÀI 12: VIỆT NAM TƯƠI ĐẸP (Tiết 1)
Sau bài học này, HS sẽ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Tạo cảm xúc tích cực cho HS để kết nối vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS cùng lắng nghe và hát theo giai điệu của bài hát Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận). https://www.youtube.com/watch?v=Lod6x-WovPs - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát. - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài hát đem lại cho chúng ta rất nhiều cảm xúc về một Việt Nam tươi đẹp. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Bài 12: Việt Nam tươi đẹp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh a. Mục tiêu: HS nêu được một số vẻ đẹp về đất nước, con người Việt Nam b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Quan sát hình ảnh và nêu một số vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Kể thêm những vẻ đẹp khác về đất nước, con người Việt Nam. - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Việt Nam là đất nước có nhiều di sản thiên nhiên thế giới, sản vật phong phú với trái cây quanh năm. Không chỉ đẹp về thiên nhiên mà con người Việt Nam rất cần cù, chăm chỉ và ham học hỏi. Chúng ta cần trân trọng và tự hào về những điều đó. Hoạt động 2: Lựa chọn của em a. Mục tiêu: HS nêu được cách bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên của Việt Nam. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS chia nhóm 4, quan sát tranh 1-4 SGK tr.56 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Cho biết việc làm nào thể hiện sự yêu quý, bảo vệ thiên nhiên. 2. Quan sát tranh và cho biết việc làm nào thể hiện sự yêu quý, bảo vệ thiên nhiên? - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả thảo luận trước nhóm. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Để bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên, cảnh quan đất nước, chúng ta + Cần: trồng nhiều cây xanh, bảo vệ môi trường; bảo tồn các loài động vật quý hiếm; giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. + Tránh: vứt rác bừa bãi, khắc, viết lên bờ tường, vách đá các khu di tích, danh lam thắng cảnh,.. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức, kĩ năng HS đã học được. b. Cách tiến hành - GV đặt câu hỏi để HS củng cố lại bài học: + Nêu những nét đẹp cơ bản về đất nước, con người Việt Nam. + Để bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp đó, chúng ta cần làm gì? - GV dặn dò về nhà HS thực hiện: + Thường xuyên thực hiện và tự nhắc nhở bản thân thực hiện việc bảo vệ, giữ gìn vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam. | - HS lắng nghe và hát theo giai điệu của bài hát. - HS trả lời: Cảm xúc của em khi nghe bài hát “Việt Nam quê hương tôi”: xúc động, da diết, thấm thía, hào hùng. - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS làm việc cá nhân. - HS trả lời: Vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam qua các hình ảnh: + Hình 1: Vườn trái cây. + Hình 2: Hang động thạch nhũ. + Hình 3: Vườn chè. + Hình 4: Tàu thuyền đánh cá trên biển. + Hình 5: Ruộng lúa. + Hình 6: Học sinh miền núi trong một lớp học tình thương. - HS trả lời: Những cảnh đẹp khác về đất nước, con người Việt Nam: vịnh Hạ Long, nhã nhạc cung đình Huế, cảnh ruộng bậc thang, những em bé vùng cao địu em trên lưng,... - HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - HS trình bày kết quả thảo luận: + Tranh 1: Các bạn cùng nhau trồng cây để bảo vệ môi trường và làm đẹp quê hương. + Tranh 2: Các bạn cùng dọn dẹp vệ sinh đường làng. + Tranh 3: Các bạn có ý thức nhắc nhở nhau phải bảo vẹ đàn sếu quê hương. - HS trả lời - HS lắng nghe, thực hiện. |
MÔN : ĐẠO ĐỨC LỚP 3
BÀI 12: VIỆT NAM TƯƠI ĐẸP (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam, yêu quý bảo vệ thiên nhiên.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Thực hiện và học hỏi thêm những việc làm bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan của đất nước một cách tự giác, chủ động.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi và thảo luận với các bạn về việc làm bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan của đất nước và chia sẻ với mọi người về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
* Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Biết đánh giá hành vi của bản thân và người khác từ đó biết điều chỉnh hành vi đúng chuẩn mực.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được các công việc của bản thân trong việc bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam theo kế hoạch đề ra.
- Năng lực tìm hiểu tham gia các hoạt động kinh tế- xã hội: Bước đầu biết quan sát tìm hiểu về quê hương, đất nước, các hành vi ứng xử trong đời sống hằng ngày. Tham gia các hoạt động phù hợp với bản thân để bảo vệ, giữ gìn đất nước, con người Việt Nam.
3. Phẩm chất: yêu nước: Có ý thức trân trọng, tự hào về vẻ đẹp của đất nước con người Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGV đạo đức 3, vở bài tập đạo đức 3, bài giảng điện tử.
- HS: SGK, VBT đạo đức 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Luyện tập 1.1. Hoạt động 4: nhận xét về lời nói và việc làm của các bạn trong tranh Mục tiêu: Giúp HS nhận xét được việc làm đúng, việc làm sai trong bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, thiên nhiên của Việt Nam. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh 1,2 SGK/ 56 thảo luận nhóm và cho biết : + Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì? + Nếu là Na và Tin em sẽ làm gì? + Để bảo vệ và giữ gìn cảnh đẹp đất nước em sẽ làm gì? - GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. 1.2. Hoạt động 5: Sắm vai hướng dẫn viên du lịch Mục tiêu:Giới thiệu được những nét nổi bật về vẻ đẹp của đất nước, con người của quê hương. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm: xây dựng kịch bản đóng vai hướng dẫn viên du lịch. Đại diện vài nhóm lên thực hiện Nhận xét tuyên dương. | - HS làm việc nhóm Tranh 1: các bạn đang dạo chơi trên bãi biễn, một bạn nam trong nhóm rủ các bạn cùng nhặt rác, một bạn nữ xua tay không làm theo. Tranh 2: Bạn nữ rủ các bạn vào hái hoa trong vườn khi đang dạo chơi. - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe GV nhận xét HS thảo luận trình bày, giới thiệu cảnh đẹp của địa phương mình cho khách du lịch đến tham quan được biết. |
2. Vận dụng 2.1 Hoạt động 6: rèn luyện Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm để bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan của địa phương. -GV tổ chức cho HS chia sẻ một số việc làm để góp phần bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên cảnh quan ở địa phương nơi em đang sống. GV tổng kết nhận xét. 2.2 Hoạt động 7: Vẽ tranh Mục tiêu: Thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước qua việc vẽ tranh. GV nêu nhiệm vụ: vẽ một bức tranh để giớ thiệu về cành đạp đất nước, con người Ciệt Nam với bạn bè và người thân. Yêu cầu giới thiệu trước lớp về bức tranh mình vừa sáng tạo GV nhận xét đánh giá. Tổ chức cho HS đọc thuộc bài thơ. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. | -HS lần lượt chia sẻ về những việc làm mà bản thân có thể làm HS lắng nghe và thực hành vẽ tranh Tự hào nước Việt Nam tôi Biển bạc, cát trắng, núi đồi đồng xanh Sông như dãi lụa uốn quanh Xóm làng như một bức tranh thanh bình Ngườidân chăm chỉ, thông minh Hiếu khách, trọng nghĩa, trọng tình trước sau. |
3. Củng cố, dặn dò Củng cố lại kiến thức đã học: GV nêu một số câu hỏi củng có lại bài. GV yêu cầu HS về nhà : + Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học. + Sưu tầm những câu ca dao tục ngữ nói về cảnh đẹp đất nước. | HS lắng nghe và thực hiện. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
BÀI 13: VIỆT NAM TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN (TIẾT 1,2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Với bài này HS:
- Nhận ra tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ;
- Tự hào được là người Việt Nam
2. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cần thiết để góp phần xây dựng đất nước.
* Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức điều chỉnh hành vi: có lời nói, việc làm thể hiện niềm tự hào là người Việt Nam.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những lời nói, việc làm tự hào là người Việt Nam.
- Điều chỉnh hành vi: bước đầu tiên điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân để góp phần xây dựng tổ quốc.
3. Phẩm chất: Yêu nước chủ động tìm hiểu về sự phát triển của đát nước và rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), tranh ảnh, tình huống, tư liệu liên quan đến sự phát triển của đất nước trên các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao,…
- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3( nếu có)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động HĐ 1: Chia sẻ cảm nhận: Mục tiêu: chia sẻ được cảm nhận của bản thân khi nghe bài hát “Hãy đến với con người Việt Nam tôi” Cách tiến hành: - GV cho HS nghe, vận động theo nhạc bài hát “Hãy đến với con người Việt Nam tôi” và trao đổi theo nhóm đôi: + Em hãy tìm những hình ảnh về đất nước Việt Nam có trong bài hát. + Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV tổ chức cho HS chia sẻ thêm (nếu có): Các em hãy chia sẻ thêm những hình ảnh đẹp về những công trình xây dựng mới hoặc cảnh quan thiên nhiên nới em sống. | - HS nghe và vận động theo nhạc. - HS thảo luận nhóm đôi nghe và trả lời câu hỏi: - Đại diên nhóm báo cáo + những hình ảnh về đất nước Việt Nam có trong bài hát: ngày nào còn chìm trong khói bom, này thủ đô Hà Nội ngược xuôi phố xá, tàu vào Nam, Sài Gòn bao nhiêu đổi thay với bao công trình, quê hương đất nước thanh bình, mảnh đạn năm xưa gieo trên đất nâu, hóa thân lúa vàng, Tết đón giao thừa ngày 30. - Các nhóm khác bổ sung, chia sẻ ý kiến của nhóm mình. - HS chia sẻ thêm. |
2.1 Hoạt động 2: Quan sát hình ảnh Việt Nam xưa và nay, em thấy đất nước đang phát triển như thế nào? a.Mục tiêu: HS nhận ra sự phát triển của đất nước thông qua so sánh hình ảnh đất nước xưa và nay. b. Tổ chức thực hiện: * Hoạt động nhóm: - GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận qua những câu hỏi sau: - Nội dung hình ảnh là gì? - Em có nhận xét gì về hình ảnh xưa và nay? - GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một ảnh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Hoạt động cả lớp: + GV cho các em HS kể thêm những đổi mới ở địa phương. Gợi ý: Những công trình tiêu biểu như điện lưới, nước sạch, đường xá, cầu cống, trạm xá, bệnh viện, trường học, công viên, … + GV mời một số HS trình bày ý kiến cửa mình, những HS khác bổ sung, góp ý. + GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau 2.2. Hoạt động 3: Nêu những thành tựu đáng tự hào của người Việt Nam.
* HS hoạt động nhóm: - GV Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 chia lớp thành các nhóm( nhóm Âm nhạc, nhóm Công nghệ, nhóm Khoa học, nhóm Thể thao) và trả lời các câu hỏi sau: + Trong những năm gần đây Âm nhạc ( hoặc thể thao, khoa học, công nghệ, …) của Việt Nam có những thành tích gì nổi bật? + Ai là đại diện tiểu biểu cho những thành tích đó? - Gv tổ chức cho đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác góp ý, bổ sung - GV chiếu và giớt thiệu cho HS biết về một số đại diện tiêu biểu của các thành tích trên. + Về khoa học công nghệ: Tạ Quang Bửu, Trần Đai Nghĩa, lê Văn Thiêm, Ngô Bảo Châu… + Về Thể thao: Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng, Quánh Thị Lan ( Điền kinh), Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Anh Đức,…( Bóng đá) + Âm nhạc: nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, nhạc sĩ Văn Cao, An Thuyên, Phạm Tuyên, Đỗ Nhuận, … * Hoạt động cả lớp - GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp: Qua tìm hiểu những thành tích trên, em thấy đất nước mình đã có sự phát triển như thế nào? - Sau khi HS đã nêu được ý kiến các nhân về sự phát triển của đất nước GV sơ kết, tuyên dương và chuyển tiếp sang hoạt động mới.
3.1 Hoạt động 4: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào? Vì sao?
* Hoạt động nhóm - Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh. - GV gợi ý: + Các nhân vật trong tranh đã nói gì, làm gì? + Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của các bạn? + Lưu ý cho HS quanh sát nét mặt, cử chỉ hành động, lời nói của các bạn trong tranh khi có lời nói, việc làm thể hiện niềm tự hào được là người Việt Nam. - GV gọi HS đứng dậy nêu lên suy nghĩ của bản thân. - Sau khi các em HS đã trình bày nhân xét, bổ sung GV tổng kết và dẫn dắt sang hoạt động sau. 3.2. Hoạt động 5: Xử lí tình huống
* Hoạt động nhóm: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, đưa ra cách xử lí tình huống. GV khuyến khích các em HS xử lí theo nhiều cách khác nhau. Tình huống 1: Bin và mẹ Bin xem phim về quê ngày Tết Việt Nam những năm 1990. Bin nói: “ Mẹ ơi, nước mình bây giờ khác xưa nhiều, mẹ nhỉ”. Mẹ Bin nói: “ Đúng vậy. Con kể cho mẹ xem, nước mình phát triển như thế nào?” Nếu là Bin, em sẽ kể cho mẹ nghe những gì? Tình huống 2: Anh trai Cốm dẫn người bạn Thái Lan về nhà chơi. Anh ấy đề nghị Cốm kể về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Nếu là Cốm, em sẽ kể về điều gì? - GV cho các nhóm chia sẻ ý kiến về cách xử lí của nhóm. | - HS làm việc nhóm - Các nhóm trình bày Ảnh 1 và 2: hình ảnh HS xưa học dưới ánh sáng đèn dầu tối; HS nay được học trong ánh sáng đèn điện sáng sủa. Ảnh 3 và 4: Người dân xưa đi qua sông phải đi bằng thuyền mất nhiều thời gian và nguy hiển; người dân ngày nay qua sông bằng cầu rất hiện đại. Ảnh 5 và 6: Ngôi trường xưa 1 tầng mái bằng tranh, tre, nứa lá; ngôi trường học nay khang trang, rộng rãi, 3 tầng. Ảnh 7 và 8: Đồng bào dân tộc thiểu số xưa tắm giặt bên bờ suối mất vệ sinh; đồng bào nay có nước sạch sử dụng hàng ngày. - HS tìm thêm những đổi mới. - HS báo cáo, các HS khác nhận xét. - HS nghe GV nhận xét - HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe. - HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS suy nghĩ câu trả lời - HS Trao đổi và trình bày trước lớp - HS thảo luận nhóm đôi - HS trình bày: + Tranh 1: Đồng tình vì các bạn khi giới thiệu về lịch sử, phong cảnh của Việt Nam các bạn nói với nét mặt vui tươi, tự hào. + Tranh 2: Không đồng tình vì bạn nam trong tranh không giám nhận mình là người Việt Nam. ( hoặc bạn ngại ngùng khi nhắc đến đất nước mình/ bạn không tự hào về dân tộc VN). + Tranh 3: Đồng tình vì bạn có ý chí quyết tâm đem lại vẻ vang cho đất nước Việt Nam trên đấu trường quốc tế. + Tranh 4: Đồng tình vì cách bạn nói cho em thấy được bạn rất tự hào về sự thay đổi của nông thôn nơi bạn sống. - HS thảo luân nhóm đôi. - Các nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét, bổ xung Tình huống 1: nếu em là Bin em sẽ kể về sự thay đổi của những con đường dải nhựa thẳng tắp, kể về những thay đổi về môi trường học tập trường lớp khang trang, sạch sẽ, trạm xá to có nhiều thiết bị hiện đại, có nhà cao tầng mọc lên rất nhiều, có nhiều công viên khu vui chơi, … Tình huống 2: nếu là Côm thì có thể kể về lịch sử chiến đấu, chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tốc VN. Cũng sẽ giới thiệu thêm cách danh lam thắng cảnh như: động Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Bãi biển Nha Trang, anh là người Thái Lan nên sẽ giới thiệu thêm cho anh về các chùa nổi tiếng như chùa Một Cột, chùa Hương, hùa Bái Đính, … |
3. Củng cố – Vận dụng GV yêu cầu HS về nhà : + Viết đoạn văn ngắn hoặc vẽ một bức tranh thể hiện ước mơ về tương lai của nơi em sông. + Sưa tầm bài hát, bài thoe, … thể hiện niềm tự hào là người Việt Nam. - Củng cố, dặn dò + Em đã học được những gì qua bài học Đạo đức này? + Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện tốt hơn những việc làm góp phần phát triển đất nước? + Nếu được là đại sứ của VN tại liên hợp quốc, em sẽ nói gì, làm gì để thể hiện niềm tự hào mình là người Việt Nam? GV cho các em HS cùng đọc bài thơ ghi nhớ, tổng kết bài học. | -HS lắng nghe, thực hiện. -HS lắng nghe, trả lời câu hỏi. - HS đọc bài thơ: |
GV dặn dò HS về nhà: Đưa phiếu rèn luyện bản thân cho người thân nhận xét, đánh giá. Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh để cùng phối hợp với gia đình HS trong những nội dung sau:
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
BÀI 13: VIỆT NAM TRÊN ĐÀ PHÁT TRIỂN (TIẾT 1,2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Với bài này HS:
- Nhận ra tổ quốc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ;
- Tự hào được là người Việt Nam
2. Năng lực:
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống; thực hiện các việc làm cần thiết để góp phần xây dựng đất nước.
* Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức điều chỉnh hành vi: có lời nói, việc làm thể hiện niềm tự hào là người Việt Nam.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những lời nói, việc làm tự hào là người Việt Nam.
- Điều chỉnh hành vi: bước đầu tiên điều chỉnh và nhắc nhở bạn bè điều chỉnh cảm xúc, thái độ, hành vi, thói quen của bản thân để góp phần xây dựng tổ quốc.
3. Phẩm chất: Yêu nước chủ động tìm hiểu về sự phát triển của đát nước và rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3, bài giảng điện tử, máy tính, máy chiếu (nếu có), tranh ảnh, tình huống, tư liệu liên quan đến sự phát triển của đất nước trên các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao,…
- HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3( nếu có)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động HĐ 1: Chia sẻ cảm nhận: Mục tiêu: chia sẻ được cảm nhận của bản thân khi nghe bài hát “Hãy đến với con người Việt Nam tôi” Cách tiến hành: - GV cho HS nghe, vận động theo nhạc bài hát “Hãy đến với con người Việt Nam tôi” và trao đổi theo nhóm đôi: + Em hãy tìm những hình ảnh về đất nước Việt Nam có trong bài hát. + Nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV tổ chức cho HS chia sẻ thêm (nếu có): Các em hãy chia sẻ thêm những hình ảnh đẹp về những công trình xây dựng mới hoặc cảnh quan thiên nhiên nới em sống. | - HS nghe và vận động theo nhạc. - HS thảo luận nhóm đôi nghe và trả lời câu hỏi: - Đại diên nhóm báo cáo + những hình ảnh về đất nước Việt Nam có trong bài hát: ngày nào còn chìm trong khói bom, này thủ đô Hà Nội ngược xuôi phố xá, tàu vào Nam, Sài Gòn bao nhiêu đổi thay với bao công trình, quê hương đất nước thanh bình, mảnh đạn năm xưa gieo trên đất nâu, hóa thân lúa vàng, Tết đón giao thừa ngày 30. - Các nhóm khác bổ sung, chia sẻ ý kiến của nhóm mình. - HS chia sẻ thêm. |
2.1 Hoạt động 2: Quan sát hình ảnh Việt Nam xưa và nay, em thấy đất nước đang phát triển như thế nào? a.Mục tiêu: HS nhận ra sự phát triển của đất nước thông qua so sánh hình ảnh đất nước xưa và nay. b. Tổ chức thực hiện: * Hoạt động nhóm: - GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận qua những câu hỏi sau: - Nội dung hình ảnh là gì? - Em có nhận xét gì về hình ảnh xưa và nay? - GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một ảnh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. - Hoạt động cả lớp: + GV cho các em HS kể thêm những đổi mới ở địa phương. Gợi ý: Những công trình tiêu biểu như điện lưới, nước sạch, đường xá, cầu cống, trạm xá, bệnh viện, trường học, công viên, … + GV mời một số HS trình bày ý kiến cửa mình, những HS khác bổ sung, góp ý. + GV tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau 2.2. Hoạt động 3: Nêu những thành tựu đáng tự hào của người Việt Nam.
* HS hoạt động nhóm: - GV Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 4 chia lớp thành các nhóm( nhóm Âm nhạc, nhóm Công nghệ, nhóm Khoa học, nhóm Thể thao) và trả lời các câu hỏi sau: + Trong những năm gần đây Âm nhạc ( hoặc thể thao, khoa học, công nghệ, …) của Việt Nam có những thành tích gì nổi bật? + Ai là đại diện tiểu biểu cho những thành tích đó? - Gv tổ chức cho đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác góp ý, bổ sung - GV chiếu và giớt thiệu cho HS biết về một số đại diện tiêu biểu của các thành tích trên. + Về khoa học công nghệ: Tạ Quang Bửu, Trần Đai Nghĩa, lê Văn Thiêm, Ngô Bảo Châu… + Về Thể thao: Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, kình ngư Nguyễn Huy Hoàng, Quánh Thị Lan ( Điền kinh), Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Anh Đức,…( Bóng đá) + Âm nhạc: nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, nhạc sĩ Văn Cao, An Thuyên, Phạm Tuyên, Đỗ Nhuận, … * Hoạt động cả lớp - GV tổ chức cho HS trao đổi cả lớp: Qua tìm hiểu những thành tích trên, em thấy đất nước mình đã có sự phát triển như thế nào? - Sau khi HS đã nêu được ý kiến các nhân về sự phát triển của đất nước GV sơ kết, tuyên dương và chuyển tiếp sang hoạt động mới.
3.1 Hoạt động 4: Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào? Vì sao?
* Hoạt động nhóm - Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi, nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh. - GV gợi ý: + Các nhân vật trong tranh đã nói gì, làm gì? + Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của các bạn? + Lưu ý cho HS quanh sát nét mặt, cử chỉ hành động, lời nói của các bạn trong tranh khi có lời nói, việc làm thể hiện niềm tự hào được là người Việt Nam. - GV gọi HS đứng dậy nêu lên suy nghĩ của bản thân. - Sau khi các em HS đã trình bày nhân xét, bổ sung GV tổng kết và dẫn dắt sang hoạt động sau. 3.2. Hoạt động 5: Xử lí tình huống
* Hoạt động nhóm: - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi, đưa ra cách xử lí tình huống. GV khuyến khích các em HS xử lí theo nhiều cách khác nhau. Tình huống 1: Bin và mẹ Bin xem phim về quê ngày Tết Việt Nam những năm 1990. Bin nói: “ Mẹ ơi, nước mình bây giờ khác xưa nhiều, mẹ nhỉ”. Mẹ Bin nói: “ Đúng vậy. Con kể cho mẹ xem, nước mình phát triển như thế nào?” Nếu là Bin, em sẽ kể cho mẹ nghe những gì? Tình huống 2: Anh trai Cốm dẫn người bạn Thái Lan về nhà chơi. Anh ấy đề nghị Cốm kể về lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Nếu là Cốm, em sẽ kể về điều gì? - GV cho các nhóm chia sẻ ý kiến về cách xử lí của nhóm. | - HS làm việc nhóm - Các nhóm trình bày Ảnh 1 và 2: hình ảnh HS xưa học dưới ánh sáng đèn dầu tối; HS nay được học trong ánh sáng đèn điện sáng sủa. Ảnh 3 và 4: Người dân xưa đi qua sông phải đi bằng thuyền mất nhiều thời gian và nguy hiển; người dân ngày nay qua sông bằng cầu rất hiện đại. Ảnh 5 và 6: Ngôi trường xưa 1 tầng mái bằng tranh, tre, nứa lá; ngôi trường học nay khang trang, rộng rãi, 3 tầng. Ảnh 7 và 8: Đồng bào dân tộc thiểu số xưa tắm giặt bên bờ suối mất vệ sinh; đồng bào nay có nước sạch sử dụng hàng ngày. - HS tìm thêm những đổi mới. - HS báo cáo, các HS khác nhận xét. - HS nghe GV nhận xét - HS thảo luận nhóm - HS lắng nghe. - HS báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS suy nghĩ câu trả lời - HS Trao đổi và trình bày trước lớp - HS thảo luận nhóm đôi - HS trình bày: + Tranh 1: Đồng tình vì các bạn khi giới thiệu về lịch sử, phong cảnh của Việt Nam các bạn nói với nét mặt vui tươi, tự hào. + Tranh 2: Không đồng tình vì bạn nam trong tranh không giám nhận mình là người Việt Nam. ( hoặc bạn ngại ngùng khi nhắc đến đất nước mình/ bạn không tự hào về dân tộc VN). + Tranh 3: Đồng tình vì bạn có ý chí quyết tâm đem lại vẻ vang cho đất nước Việt Nam trên đấu trường quốc tế. + Tranh 4: Đồng tình vì cách bạn nói cho em thấy được bạn rất tự hào về sự thay đổi của nông thôn nơi bạn sống. - HS thảo luân nhóm đôi. - Các nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm còn lại nhận xét, bổ xung Tình huống 1: nếu em là Bin em sẽ kể về sự thay đổi của những con đường dải nhựa thẳng tắp, kể về những thay đổi về môi trường học tập trường lớp khang trang, sạch sẽ, trạm xá to có nhiều thiết bị hiện đại, có nhà cao tầng mọc lên rất nhiều, có nhiều công viên khu vui chơi, … Tình huống 2: nếu là Côm thì có thể kể về lịch sử chiến đấu, chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tốc VN. Cũng sẽ giới thiệu thêm cách danh lam thắng cảnh như: động Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, Bãi biển Nha Trang, anh là người Thái Lan nên sẽ giới thiệu thêm cho anh về các chùa nổi tiếng như chùa Một Cột, chùa Hương, hùa Bái Đính, … |
3. Củng cố – Vận dụng GV yêu cầu HS về nhà : + Viết đoạn văn ngắn hoặc vẽ một bức tranh thể hiện ước mơ về tương lai của nơi em sông. + Sưa tầm bài hát, bài thoe, … thể hiện niềm tự hào là người Việt Nam. - Củng cố, dặn dò + Em đã học được những gì qua bài học Đạo đức này? + Em sẽ thay đổi điều gì để thực hiện tốt hơn những việc làm góp phần phát triển đất nước? + Nếu được là đại sứ của VN tại liên hợp quốc, em sẽ nói gì, làm gì để thể hiện niềm tự hào mình là người Việt Nam? GV cho các em HS cùng đọc bài thơ ghi nhớ, tổng kết bài học. | -HS lắng nghe, thực hiện. -HS lắng nghe, trả lời câu hỏi. - HS đọc bài thơ: |
GV dặn dò HS về nhà: Đưa phiếu rèn luyện bản thân cho người thân nhận xét, đánh giá. Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh GV sử dụng Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh để cùng phối hợp với gia đình HS trong những nội dung sau:
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
TUẦN 33: Thứ …., ngày …. tháng ….. năm……
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: ĐẠO ĐỨC - LỚP 3
Bài 14 : TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
( TIẾT 1/2) SGK/Trang .....
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam; trân trọng và tự hào hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
2. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Có ý thức tự hào hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
3. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học Thực hiện được các công việc của bản thân; học hỏi và rèn luyện thêm để góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử văn hóa của đất nước một cách chủ động tích cực.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, giới thiệu về truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước với người khác.
Năng lực đặc thù:
- Năng lực điều chỉnh hành vi:
* Nhận thức chuẩn mực hành vi: biết Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
* Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận biết được việc làm đúng, việc làm sai trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của đất nước.
* Điều chỉnh hành vi: Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca. Tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được các công việc của bản thân trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước theo kế hoach đã đề ra với sự hướng dẫn của thầy giáo, cô giáo và người thân.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Biết đầu biết quan sát, tìm hiểu về quê gương, đất nước, các hành vi ứng xử trong đời sống hàng ngày. Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức để giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: SGK Đạo đức 3, Máy tính, máy chiếu, bài giảng Power point, , bài hát Lá cờ Việt Nam (sáng tác Lý Trọng – Đỗ Mạnh Tường) https://youtu.be/znWoOqQ55Ss .Tư liệu liên quan đến chủ đề.
2. HS: SGK Đạo đức 3, Vở bài tập Đạo đức 3 nếu có, bút chì, bút màu, ....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Cùng nhau hát Mục tiêu: Tạo cảm xúc cho HS và nhận biết được biểu tượng lá cờ Tổ quốc. Cách tiến hành: | |
- GV mở bài hát: “Lá cờ Việt Nam” (sáng tác Lý Trọng (Đỗ Mạnh Thường) để khởi động bài học. (Có thể thay bằng bài hast khác nhưng phải phù hợp với chủ đề.) + GV nêu yêu cầu: Nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát và mời HS trả lời. + GV nhận xét và giới thiệu bài mới: Bài hát đem lại cho chúng ta rất nhiều cảm xúc về một Việt Nam anh hùng với lá cờ đỏ sao vàng. Để tìm hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay: “Tự hào truyền thống Việt Nam” | - HS lắng nghe bài hát và vận động theo nhịp điệu bài hát. + HS trả lời theo hiểu biết của bản thân - HS lắng nghe. |
2. Kiến tạo tri thức mới: * Hoạt động 2: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu Mục tiêu: Mô tả Quốc kì, nêu được Quốc hiệu, tên, tác giả bài hát Quốc ca. Cách tiến hành | |
1) GV hướng dẫn HS quan sát các tranh trong SGK và thực hiện yêu cầu: Quốc kì Việt Nam co hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa là ngôi sao vàng năm cánh. Lá cờ với nền đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, màu máu của các anh hùng; ngôi sao tương trưng cho 5 tầng lớp tham gia cách mạng: sĩ nông, công, thương, binh cùng đoàn kết kháng chiến. 2) GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 2, GV hỏi thêm: + Vì sao phải nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca? - GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có) => GV chốt:Trang nghiêm trong khi chào cờ: Khi chào cờ, các em phải đứng nghiêm, thẳng, tay bỏ thẳng, mắt nhìn lá cờ, không nới chuyện, không làm việc riêng, không đùa nghịch. GV GD Tích hợp: Lá cờ Tổ quốc tượng trung cho đất nước Việt Nam thân yêu. Quốc ca là bài hát chính thức được hát khi chào cờ. Mọi người dân Việt Nam phải tôn kính Quốc kì, Quốc ca, phải chào cờ và hát Quốc ca để bày tỏ tình yêu với Tổ Quốc. Đó là truyền thống của dân tộc ta. | 1 HS đọc yêu cầu bài 1 HS trao đổi nhóm 2. HS trình bày trước lớp. Lớp nhận xét. + Quốc hiệu là tên một nước. Quốc hiệu của nước ta là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng. + Quốc ca Việt Nam là bái hát “Tiến quân ca” do cố nhạc sĩ Văn Cao sáng tác.
HS trao đổi nhóm 2 HS trình bày, lớp nhận xét. + Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca là thể hiện tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc. + HS lắng nghe, rút kinh nghiêm. HS lắng nghe |
2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước. Mục tiêu: Giúp HS nêu được những hiểu biết về truyền thống lịch sử và văn hóa tương ứng với những bức tranh giới thiệu trong SGK/ 64 Hình thức: Hoạt động nhóm Cách tiến hành: | |
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 hoặc 6 (tùy theo không gian lớp học), quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Đại diện các nhóm trình bày. GV chốt kiến thức: Ảnh 1. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương ngày mùng 10/3 âm lịch. Đây là ngày hội truyền thống của người Việt để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Ảnh 2. Văn Miếu Quốc Tự Giám. Là quần thể di tích lịc sử văn hóa ở thủ đô Hà Nội, nơi đặt trườngđại học đầu tiên của nước ta. Ảnh 3. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn đôc lập khia sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ảnh 4. Ngày 30/4/1975, Quân giải phóng tiến vào dinh Độc lập , đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Việt Nam, thống nhất đất nước. Ảnh 5. Bánh chưng bánh tét là hai loại bánh truyền thống của người Việt Nam, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đáng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở. Ảnh 6. Trang phục áo dài là nét đẹp văn hóa của người Việt, là trang phục không thể thiếu trong các sự kiện quang trọng của đất nước. GV kết luận: Việt Nam ta có rất nhiều truyền thống lịch sử vẻ vang trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Bên cạnhđó còn có nhiều nét văn hóa đặc sắc được bảo tồn và phát triển - GV mời các nhóm nhận xét. - GV chốt nội dung, tuyên dương các nhóm. | HS nêu yêu cầu bài 3 - HS làm việc nhóm, thảo luận: + Nêu những hiểu biết về các sự kiện đó, HS ghi chú vào SGK/64 - Đại diện các nhóm báo cáo. - Các nhóm nhận xét nhóm bạn. - HS kể thêm những truyền thống lịch sử mà các em biết. |
4. Vận dụng. | |
. Hoạt động 4: Quan sát tranh và nêu những lời nói, việc làm thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử và văn hóa của đất nước Mục tiêu: Giúp HS nêu được biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước. Cách tiến hành: | |
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 4. - GV gợi ý: các em quan sát, mô tả các hành động của các bạn trong tranh. 1. GV tổ chức cho HS chia nhóm đôi và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm: quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Khen những nhóm mô tả chân thật nhất, có hành động minh hoạt. 2. GV mời đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến, các nhóm còn lại nhận xét, góp ý, bổ sung - Nhận xét, tuyên dương. Tổng kết: có nhiều cách thể hiện lòng tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước như: ngưỡng mộ trước chiến thắng oai hùng chống giặc ngoại xâm; hài lòng, vui sướng khi được thưởng thức, tìm hiểu các loại hình nghệ thuật... | 1 HS đọc đề bài - HS chia nhóm và thảo luận theo SGK - Đại diện HS trình bày trước lớp. + Các nhóm nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm |
3. Củng cố – Vận dụng GV yêu cầu HS về nhà : + Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về bài mới học. + Tìm hiểu thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước, tiết học sau giới thiệu cho các bạn biết. Chuẩn bị: Tự hào truyền thống Việt Nam – Tiết 2/2 | -HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
______________________________________
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
BÀI 01: CHÀO CỜ VÀ HÁT QUỐC CA (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố tri thức, kĩ năng đã khám khá, điều chỉnh hành vi chuẩn khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Thực hiện được nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Hình thành và phát triển: Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm. Năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất.
- Hình thành và phát triển lòng yêu nước, biết điều chỉnh bản thân để có thái độ và hành vi chuẩn mực khi chào cờ và hát Quốc ca.
1. GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng Power point, SGK.
2. HS: SHS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: - Mở video làm lễ chào cờ để khởi động bài học. + Nêu câu hỏi về phong cách các bạn làm lễ chào cờ, hát quốc ca trong video. - Nhận xét, tuyên dương, dẫn dắt vào bài mới. 2. Luyện tập: * Bài tập 1: Nhận xét hành vi. - Cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm 2: Em đồng tình hoặc không đồng tình với tư thế, hành vi của bạn nào trong bức tranh sau? Vì sao? + GV mời các nhóm nhận xét? - Nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có) * Bài tập 2. Em sẽ khuyên bạn điều gì? - Cho HS quan sát các tình huống trong tranh và thảo luận nhóm 4: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV mời các nóm nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. 3. Vận dụng. - Tổ chức cho HS thi vẽ lá cờ Tổ Quốc (nhóm 4) - Có thể cho HS quan sát phòng tranh. + Mời học sinh nhận xét và bình chọn người vẽ đúng và đẹp. * Thông điệp: - Gọi HS đọc thông điệp trong sgk cho cả lớp nghe - Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. - Nhận xét, tuyên dương | - HS lắng nghe bài hát. + HS trả lời theo hiểu biết cảu bản thân - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh và đưa ra chính kiến của mình: + Hành vi đúng: 4 bạn đứng đầu hàng; nghiêm trang khi chào cờ. + Hành vi chưa đúng: 2 bạn nữ đứng sau nói chuyện trong lúc chào cờ; 1 bạn nam đội mũ , quần áo xộc xệch; bạn nam bên canh khoác vai bạn, không nhìn cờ mà nhìn bạn. + Các nhóm nhận xét. - HS thảo luận nhóm 4, quan sát tranh và đưa ra lời khuyên: + Tranh 1: Bạn ơi nên ra chào cờ cùng với các bạn trong lớp. Bạn nên cố gắng tập hát để khi chào cờ hát thây hay nhé. + Trang 2: Bạn nên bỏ mũ xuống và không nên tranh giành khi chào cờ. + Các nhóm nhận xét. + HS thi vẽ lá cờ Tổ quốc. + HS nhận xét bài của bạn và bình chọn những người vẽ đúng và đẹp. - HS đọc - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm. |
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
______________________________________
TUẦN 34 ĐẠO ĐỨC
BÀI 14: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết Quốc hiệu, Quốc kì, Quốc ca Việt Nam.
- Nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
- Thực hiện được hành vi, việc làm thể hiện tình yêu Tổ quốc Việt Nam,trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: Thực hiện các công việc của bản thân, học hỏi, rèn luyện thêm để góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống lịch sử và văn hoá của đất nước một cách chủ động.
- Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ, giới thiệu về truyền thống lịch sử và văn hoá của đất nước với người khác
* Năng lực riêng:
- Thực hiện được công việc của bản thân trong việc giữ gìn, phát huy truyền thống thống lịch sử, văn hoá của đất nước.
- Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về quê hương, đất nước, biết hành vi ứng xử trong đời sống hằng ngày. Tham gia các hoạt động phù hợp .
- Nhận xét được việc làm đúng, việc làm sai trong giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước.
3. Phẩm chất: Yêu nước: Có ý thức tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: SGK, VBT, bài giảng điện tử, máy tính, tranh ảnh, tình huống, vi deo clip,..
- HS: SGK, VBT, bút chì, bút màu,…
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
1. Khởi động Mục tiêu: Tạo cảm xúc cho HS và nhận biết biểu tượng lá cờ Tổ quốc. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS nghe bài hát + Nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát? | - HS lắng nghe bài hát và trả lời câu hỏi: |
2. Khám phá (Luyện tập) 2.1. Hoạt động 1: Nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh. Mục tiêu: HS nhận xét được lời nói, việc làm thể hiện hoặc chưa thể hiện được ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước. Cách tiến hành: - GV cho HS quan sát tranh, nhận xét về việc làm của các bạn trog tranh. - Gv mời 1 số bạn trình bày * KL: Việt Nam là đát nước rất giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. Chúng ta cần có những lời nói, việc làm thể hiện ý thực giữ gìn, phát huy những truyền thống rất đáng tự hào đó. 2.2. Hoạt động 2: Xử lí tình huống Mục tiêu: HS nhận xét được việc làm đúng, việc làm sai và đưa ra được cách xử lí tình huống. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, phân tích sắm vai giải quyết tình huống: + Việc làm của Cốm và Bin là đúng hay sai? + Vì sao đó là việc làm đúng/ vì sao đó là việc làm sai? - GV nhận xét, tổng kết hoạt động 2.3. Hoạt động 3: Thực hành Mục tiêu: HS thực hiện được tư thế nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn và làm mẫu tư thế nghiêm trang khi chào cờ - GV gọi 1 số nhóm lên thực hiện tư thế nghiêm trang khi chào cờ - GV cho cả lớp chào cờ và hát Quốc ca. - Gv nhận xét, nhận xét hoạt động và dẫn dắt sang hoạt động sau | - HS quan sát tranh, nhận xét về việc làm của các bạn trog tranh. - HS hoạt động nhóm phân tích tình huống - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe GV nhận xét - HS tập theo các bước để thực hiện tư thế nghiêm trang khi chào cờ - HS thực hiện chào cờ và hát Quốc ca. |
3. Củng cố – Vận dụng GV yêu cầu HS về nhà : + Sưu tầm, chia sẻ tranh vẽ, ảnh, bài thơ,… về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước. + Viết thư cho bạn bè quốc tế giới thiệu về một nét truyền thống lịch sử, văn hoá của Việt Nam. - GV tổ chức cho HS đọc bài thơ ghi nhớ. |
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)