Giáo án tiếng việt 3 sách ctst tuần 17

Giáo án tiếng việt 3 sách ctst tuần 17

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 3 sách ctst tuần 17

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 17

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 3: NHƯ CÓ AI ĐI VẮNG

(Tiết 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù.

- Chia sẻ những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo gợi ý ; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa. Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Tình cảm ông cháu, niềm vui, niềm hạnh phúc khi trò chuyện qua điện thoại, nỗi buồn khi đường dây điện thoại bị hỏng.

- Tìm đọc một bài văn về gia đình, viết được phiếu đọc sách và biết cách trao đổi với bạn về các từ ngữ dùng hay trong bài.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung :

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân.

- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mởi rộng hiểu biết.

- Phẩm chất trách nhiệm: thể hiện tình cảm, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng những việc làm cụ thể. Từ đó thêm yêu quý, biết ơn cha mẹ, ông bà, người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Tranh ảnh hoặc video clip về cảnh trao đổi với người thân qua điện thoại. Bảng phụ ghi ba khổ thơ đầu.

- HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động : ( 5’)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, hỏi đáp.

- Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.

- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi trong 2 phút theo yêu cầu sau: Chia sẻ những điều em thường trao đổi qua điện thoại với người thân theo các gợi ý:

- Em thăm hỏi người thân về:

+ Sức khỏe có tốt không?

+ Công việc có thuận lợi không?

- Em sẽ kể về tình hình của em và gia đình:

+ Sức khỏe của em và gia đình như thế nào?

+ Việc học của em ra sao?

+ Công việc của bố mẹ em như thế nào?

+ Hoạt động thường ngày có gì đặc biệt?

- GV theo dõi HS làm việc.

- Gọi HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét phần chia sẻ của HS.

- Cho HS quan sát tranh minh họa trong bài đọc và nêu nội dung tranh, phỏng đoán tên bài.

- GV giới thiệu bài học.

- GV ghi tên bài đọc mới lên bảng: Như có ai đi vắng.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)

B.1. Hoạt động Đọc ( 25 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (13 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm.

- Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân.

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu .

- Chú ý giọng đọc: giọng trong sáng, vui tươi khi đọc 3 khổ thơ đầu, giọng trầm hơi lắng xuống khi đọc khổ thơ cuối; nhấn giọng những từ ngữ chỉ cảm xúc của bạn nhỏ khi nói chuyện với ông qua điện thoại, ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 .

b. Luyện đọc đoạn

- Chia đoạn:

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm bốn HS thời gian ( 5 phút)

- Theo dõi các nhóm đọc bài.

- GV sửa lỗi phát âm cho HS( nếu sai)

- Gọi đại diện từng nhóm đọc từng khổ thơ trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

- GV hướng dẫn HS:

+ Luyện đọc một số từ ngữ khó đọc trên bảng: xa ngái, quá chừng, reo vui.

+ Treo bảng nhóm ghi khổ thơ 2,3 trước lớp HDHS cách ngắt nhịp thơ

Chẳng thấy/ ông nội đâu/

Mà giọng ông/ nói đấy/

Áp tai/ vào ống nghe/

Đỡ nhớ ông/ biết mấy//

Quê nội/ thì xa ngái/

Chưa một lần/ về thăm /

Chỉ nghe qua/ điện thoại/

Mà quá chừng /nhớ mong//

- GV cho HS giải nghĩa từ ngữ khó trong bài: xa ngái, bất chợt.

- GV nhận xét, bổ sung nếu HS chưa nêu được.

c) Luyện đọc cả bài:

- GV gọi 1 số HS đọc cả bài thơ.

- GV nhận xét.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu.(12’)

a) Mục tiêu: Học sinh trả lời được câu hỏi, hiểu nội dung bài thơ.

b) Phương pháp, hình thức:

- Phương pháp: Thực hành giao tiếp, Thảo luận, hỏi đáp.

- Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.

- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi: đọc thầm lại toàn bài và trả lời câu hỏi 1,2,3 trong SGK trang 127.

- Theo dõi HS làm việc, gợi ý HS nếu cần.

- Gọi đại diện 1 số HS trình bày trước lớp.

Câu 1: Bạn nhỏ kể về điều gì trong khổ thơ đầu?

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

Câu 2: Những dòng thơ nào trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội?

Gợi ý: Em đọc khổ thơ thứ hai và ba để tìm những dòng thơ diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội.

- Nhận xét, bổ sung, cho HS giải nghĩa từ “ giòn”

Câu 3: Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi đường dây điện thoại bị đứt?Vì sao?

- Nhận xét, bổ sung.

- Em hãy nêu nghĩa từ cụm từ: đường dây đứt.

- Nhận xét, chốt câu trả lời.

Câu 4: Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?

- GV động viên khuyến khích HS trình bày, giải thích lí do.

- Em hãy nêu nội dung bài thơ này?

- Nhận xét, chốt nội dung bài thơ, ghi bảng nội dung bài thơ.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

Phương pháp: vấn đáp.

Hình thức: cả lớp

- Qua bài thơ này giúp em hiểu điều gì?

- GDHS: yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân. thể hiện tình cảm, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng những việc làm cụ thể

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài, chuẩn bị trước: tìm đọc một bài văn về gia đình để tiết sau viết phiếu đọc sách.

- HS thảo luận theo cặp đôi chia sẻ cho nhau nghe.

- Đại diện 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- HS quan sát nêu nội dung tranh: một bạn nhỏ đang nói chuyện qua điện thoại với người ông của mình.

- HS nghe, ghi tên bài vào vở.

- HS nghe.

- Bài thơ này có 4 khổ thơ.

- HS ngồi theo nhóm đọc từng dòng thơ, khổ thơ, bài thơ.

- Đại diện 4 HS thi đọc từng khổ thơ trước lớp.

+ HS1: đọc khổ thơ 1

+ HS2: đọc khổ thơ 2

+ HS3: đọc khổ thơ 3

+ HS4: đọc khổ thơ 4.

- HS khác nhận xét.

- HS luyện đọc cá nhân trước lớp.

- HS nghe và luyện đọc lại trước lớp.

- HS giải nghĩa từ ngữ khó:

+ xa ngái: xa và cách trở về không gian , thời gian

+ bất chợt: xảy ra bất ngờ trong khoảnh khắc.

- 1 số HS đọc cả bài trước lớp, cả lớp đọc thầm toàn bài.

- HS ngồi theo nhóm đôi đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi 1,2,3.

- Đại diện nhóm trả lời, HS khác nhận xét

- Bạn nhỏ kể trong khổ thơ đầu: Không thấy ông nội nhưng bạn nghe được tiếng ông nội trong ống nghe, đỡ nhớ ông nội hơn.
+ Những dòng thơ trong bài diễn tả tình cảm của bạn nhỏ với ông nội:

"Đỡ nhớ ông biết mấy

Mà quá chừng nhớ mong”

“Chuông điện thoại reo giòn

Bỗng niềm vui bất chợt"

- HS trả lời: giòn ( âm thanh nghe vui tai)

- Cả nhà bạn nhỏ cảm thấy như có ai vắng nhà khi đường dây điện thoại bị đứt. Vì cả nhà đã quen nghe có tiếng ông mỗi ngày qua điện thoại, hôm nay không nghe được cả nhà như thiếu tiếng ai đó.
- HS nêu: đường dây đứt: đường dây bị không liên lạc được.

- HS nêu hình ảnh mình thích và giải thích lí do.

Ví dụ: Em thích hình ảnh trong bài "chỉ nghe tiếng ông qua điện thoại mà quá chừng nhớ mong", hình ảnh cho thấy sự nhớ mong của bạn nhỏ đối với ông ngoại và tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ dành cho ông.
- HS nêu: Tình cảm ông cháu, niềm vui, niềm hạnh phúc khi trò chuyện qua điện thoại, nỗi buồn khi đường dây điện thoại bị hỏng.

- HS nêu lại nội dung bài thơ.

- HS trả lời theo ý hiểu: yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

___________________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 3: NHƯ CÓ AI ĐI VẮNG (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, đúng logic ngữ nghĩa. Trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Tình cảm ông cháu, niềm vui, niềm hạnh phúc khi trò chuyện qua điện thoại, nỗi buồn khi đường dây điện thoại bị hỏng.

- Tìm đọc một bài văn về gia đình, viết được phiếu đọc sách và biết cách trao đổi với bạn về các từ ngữ dùng hay trong bài.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung :

- Năng lực tự chủ, tự học: Học thuộc lòng 3 khổ thơ theo ý thích. Nêu được nội dung bài. Viết được phiếu đọc sách theo yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân.

- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc sách để mởi rộng hiểu biết.

- Phẩm chất trách nhiệm: thể hiện tình cảm, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng những việc làm cụ thể. Từ đó thêm yêu quý, biết ơn cha mẹ, ông bà, người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: SGK, sách có bài văn về gia đình.

- HS : HS mang theo sách có bài văn về gia đình và Phiếu đọc sách có ghi chép về bài văn đã đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Trò chơi.

- Hình thức : Cả lớp

- GV tổ chức chơi trò “ Xì điện” để đọc lại từng khổ thơ trong bài “ Như có ai đi vắng” và trả lời 1 câu hỏi trong bài đọc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giới thiệu bài học, ghi tên bài lên bảng.

- HS xung phong tham gia trò chơi.

- HS ghi tên bài vào vở.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Học thuộc lòng (15 phút)

a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc của bài thơ, luyện đọc lại bài thơ, học thuộc lòng ba khổ thơ theo ý thích.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: Thực hành giao tiếp.

- Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân.

- GV yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của bài thơ : Như có ai đi vắng.

- GV đọc lại toàn bài thơ.

- Tổ chức HS luyện đọc lại từng khổ thơ trong bài trước lớp.

- Gv nhận xét chung.

- Tổ chức cho HS tự nhẩm đọc thuộc 3 khổ thơ mình thích trong nhóm 3 người .

- Theo dõi HS luyện đọc.

- Gọi HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS thuộc bài.

- HS nêu lại giọng đọc bài thơ: giọng trong sáng, vui tươi khi đọc 3 khổ thơ đầu, giọng trầm hơi lắng xuống khi đọc khổ thơ cuối; nhấn giọng những từ ngữ chỉ cảm xúc của bạn nhỏ khi nói chuyện với ông qua điện thoại

- HS nghe.

- 1 số HS nối tiếp đọc lại bài trước lớp.

- HS luyện đọc thuộc 3 khổ thơ mình thích theo nhóm 3 HS.

- Đại diện 1 số HS thi đọc thuộc lòng trước lớp.

- HS khác nhận xét.

B.2 Hoạt động đọc mở rộng (10 phút)

a. Mục tiêu: Tìm đọc một bài văn về gia đình, viết được phiếu đọc sách và biết cách trao đổi với bạn về các từ ngữ dùng hay trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Thực hành giao tiếp, thảo luận.

- Hình thức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.

- GV nêu yêu cầu: viết vào phiếu đọc sách những nội dung em thích:

a. Em hãy tìm và đọc một bài đọc về bạn bè và ghi lại điều em thích:

Tên bài văn

Tác giả

Từ dùng hay: từ chỉ tình cảm, từ chỉ hành động

Hình ảnh đẹp

b. Em hãy tìm 2- 3 từ ngữ hay được sử dụng trong bài đọc và chia sẻ với bạn về ý nghĩa và vai trò của từ ngữ ấy.

- Tổ chức cho HS chia sẻ phiếu đọc sách trong nhóm đôi.

- Gọi 1 số HS trình bày phiếu đọc sách trước lớp.

- GV nhận xét, khen ngợi HS viết được phiếu đọc sách .

- HS viết phiếu đọc sách theo hướng dẫn.

Ví dụ:

a) Tên bài văn: Trong lòng mẹ.

Tác giả: Nguyên Hồng

Hình ảnh đẹp: cậu bé Hồng nép trong lòng mẹ đầy yêu thương.

Từ ngữ hay: vội vã, bối rối, lập cập.

b. 

Vội vã: tỏ ra rất vội, muốn tranh thủ thời gian đến mức tối đa để cho kịp.

Từ này miêu tả hành động của bạn nhỏ khi gặp mẹ đã vội vã chạy đến với mẹ vì bạn đã mong chờ giây phút này quá lâu rồi.

Bối rối: lúng túng, mất bình tĩnh, không biết nên xử trí thế nào

Từ ngữ này nhấn mạnh tâm trạng của bạn nhỏ khi gặp lại mẹ.

Lập cập: vội vã một cách khó nhọc, vì mất bình tĩnh

Từ ngữ này tô đậm hơn nữa tâm trạng và hành động của bạn nhỏ, bạn nhỏ vô cùng vội vã và bối rối khi gặp lại mẹ.

- HS trao đổi với bạn về phiếu đọc sách, chia sẻ 2-3 từ ngữ dùng hay trong bài văn.

- Một số HS trình bày phiếu đọc sách trước lớp.

- HS nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Trò chơi

- Hình thức: Cả lớp

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Thi thả thơ” trước lớp.

- GV hướng dẫn cách chơi.

- Tổ chức cho HS chơi.

- Nhận xét, khen ngợi qua trò chơi.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Như có ai đi vắng( tiết 3)

- HS nghe cách chơi

- HS tham gia trò chơi trước lớp.

- HS khác nhận xét.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 3: NHƯ CÓ AI ĐI VẮNG

(Tiết 3 )

I. Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực đặc thù.

- Nghe viết được đoạn Vườn trưa;

- Phân biệt êch/ uêch; tr/ch hoặc ac/at.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực:

- Năng lực chung :

- Năng lực tự chủ, tự học: Nghe viết được bài chính tả “ Vườn trưa”, tự làm được bài tập chính tả theo yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- HS có cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm ( bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân; thể hiện tình cảm, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng những việc làm cụ thể. Từ đó thêm yêu quý, biết ơn cha mẹ, ông bà, người thân).

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: Sách giáo khoa TV3, Thẻ từ để tổ chức chơi trò chơi khi thực hiện bài tập chính tả.

- HS: Sách Tiếng Việt, Vở TV…

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Trò chơi âm nhạc.

- Hình thức: cả lớp.

- GV tổ chức cho cả lớp nghe bài hát “ Vườn cây của ba”.

- GV hỏi: Trong bài hát kế đến những cây gì?

- GV nhận xét, giới thiệu bài học.

- HS nghe.

- HS trả lời.

- HS ghi tên bài học.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: ( 35 phút)

B.3 Hoạt động Viết ( 25 phút)

1. Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả. (25 phút)

a. Mục tiêu: HS viết được bài chính tả “ Vườn trưa”.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: Thực hành giao tiếp.

- Hình thức: Cả lớp.

- Gọi HS đọc bài chính tả “ Vườn trưa”

- Bài văn tên là gì?

- Bài văn tả cảnh vật gì?

- Yêu cầu HS tìm từ ngữ khó lên bảng cho HS đánh vần.

- GV cho HS viết lại một số từ ngữ khó vào bảng con.

- Gọi HS đọc lại những từ ngữ khó.

- Gv đọc bài cho HS viết.

- Tổ chức cho HS đổi bài soát lỗi.

- GV kiểm tra, nhận xét bài viết của một số HS.

- 2 HS đọc trước lớp.

+ Bài: Vườn trưa

+Tả cảnh đáng yêu của khu vườn vào buổi trưa. Cao nhất là cây cây dừa, thấp nhất là bụi rau răm, tiếng xào xạc của những bụi chuối.

- HS nêu: lành, lặng lẽ, chan chứa, rau răm, dừa, gió…

- HS luyện viết vào bảng con.

- HS đọc trước lớp.

- HS viết bài.

- HS đổi bài cho nhau soát lỗi.

- HS nhận xét bài của nhau.

2. Hoạt động 2: Bài tập ( 10 phút)

a. Mục tiêu: HS biết phân biệt các từ ngữ có vần êch/ uêch; ac/at.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Thực hành giao tiếp.

- Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2 và tiếng đã đã cho trước.

- Tổ chức cho HS làm bài vào vở.

- Gọi HS trình bày bài làm.

- Gv nhận xét, chữa bài.

- Gọi HS đọc lại những từ ngữ vừa điền

- GV nhận xét, giải thích nghĩa một số từ ngữ khó hiểu.

- GV nhận xét, bổ sung.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 3b và tiếng đã cho trước.

- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi: chọn chữ hoặc vần thích hợp với mỗi bông hoa.

- Theo dõi HS làm bài.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi gắn thẻ từ trên bảng.

- GV nhận xét, giải thích nếu HS chưa nêu được.

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài vào vở BT, 2HS làm bài trên bảng nhóm.

+ nguệch ngoạc, bạc phếch, chênh chếch, trống huếch, rỗng tuếch, trắng bệch.

- HS trình bày bài làm trên bảng. HS khác nhận xét bài làm của bạn.

- 1 số HS đọc lại trước lớp.

HS giải thích:
+ nguệch ngoạc: thường để chỉ nét viết hoặc nét vẽ xiên xẹo, méo mó do chưa thạo hoặc do vội vàng, thiếu cẩn thận.

+ bạc phếch: bị phai màu đến mức ngả sang màu trắng đục trông cũ và xấu.

+ chênh chếch: hơi chếch về một phía.

+ trống huếch: trống rỗng và hở rộng ra , hoàn toàn không thấy có gì ở bên trong .

+ rỗng tuếch: hoàn toàn trống rỗng, hàm ý chê.

+ trắng bệch: trắng một cách nhợt nhạt

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

b. Ve ngân khúc nhạc

Gió hát lao xao

Lũy tre xạc xaò

Đồng quê bát ngát

- HS đọc lại bài và giải thích nghĩa từ ngữ: xạc xào, bát ngát.

+ xạc xào: mô phỏng tiếng như tiếng lá cây lay động va chạm vào nhau.

+ Bát ngát: rộng đến mức tầm mắt không sao bao quát hết được.

- HS nghe, đánh giá bài của bạn.

- HS xung phong lên chơi trước lớp thành 2 đội, mỗi đội 4 HS.

* Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Kĩ thuật: Tia chớp

- Hình thức: cả lớp.

- Em hãy tìm thêm một số từ ngữ có chứa vần êch/ uêch; ac/at.

- GV nhận xét, đánh giá một số bài viết.

- Chuẩn bị bài sau: tìm từ chỉ đặc điểm, từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau. Đóng vai gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khỏe và kể về một niềm vui của em ở trường, biết chia sẻ cảm xúc khi liên lạc với người thân.

- HS nêu nhanh trước lớp.

- HS nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

TUẦN 17

CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 3: NHƯ CÓ AI ĐI VẮNG

(Tiết 4 )

I. Yêu cầu cần đạt

1. Năng lực đặc thù.

- Tìm được từ ngữ chỉ đặc điểm, từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

- Đặt câu có sử dụng từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau nói về đặc điểm của các sự vật, hiện tượng.

- Đóng vai gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khỏe và kể về một niềm vui của em ở trường, biết chia sẻ cảm xúc khi liên lạc với người thân.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực:

- Năng lực chung :

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm được các từ ngữ và đặt câu có sử dụng từ ngữ theo yêu cầu. Đóng được vai gọi điện thoại trong tình huống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- HS có cơ hội hình thành và phát triển phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm .

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: Sách giáo khoa TV3, Thẻ từ để tổ chức chơi trò chơi khi thực hiện bài tập luyện từ và câu.

- HS: Sách Tiếng Việt, Vở TV…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp:

- Hình thức: cả lớp.

- GV tổ chức cho HS hát.

- GV giới thiệu bài học.

- HS hát.

- HS ghi tên bài học.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)

B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu (25 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện từ (12 phút)

a. Mục tiêu: Luyện tập về từ chỉ đặc điểm, từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: Luyện tập theo mẫu, thực hành giao tiếp.

- Hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp.

Bài 1: Tìm trong đoạn văn sau những từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi HS đọc đoạn văn trước lớp.

- GVHD: Em đọc đoạn văn trên và tìm các cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

- Theo dõi HS làm bài .

- Gọi HS chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét, chốt những từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau trong bài.

Bài 2: Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ ngữ sau:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài và đọc các từ ngữ trong mỗi tranh.

- GV HDHS: Em đọc các từ trên và tìm một từ có ý nghĩa trái ngược với mỗi từ ấy.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm ba người và trình bày theo kĩ thuật truyền điện.

- Theo dõi HS làm bài.

- Gọi HS trình bày kết quả trước lớp.

- Gv nhận xét, chốt các từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS đọc đoạn văn, quan sát mẫu.

- HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm đôi .

cao - thấp

rộn - hẹp

dày - mỏng

lớn – bé

- HS trình bày trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- HS đọc yêu cầu và từ ngữ trên mỗi tranh.

- HS trao đổi theo nhóm ba, trình bày theo kĩ thuật truyền điện trước lớp.

tròn – méo, lớn – bé, nóng - lạnh, cao - thấp

tươi- héo, chín – xanh

- Một vài nhóm trình bày trước lớp.

- HS nhận xét.

2. Hoạt động 2: Luyện câu (7 phút)

a. Mục tiêu: Đặt câu có sử dụng từ ngữ trái ngược nhau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành giao tiếp.

- Hình thức:nhóm, cả lớp.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn HS: Em hãy chọn  2 – 3 cặp từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau để đặt câu nói về đặc điểm khác nhau giữa các đồ dùng trong nhà và giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.


- GV tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi.

- Theo dõi HS làm bài.

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, chốt cách đặt câu đúng theo yêu cầu.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- Một vài HS chia sẻ bài làm trước lớp.

a. Giữa các đồ dùng trong nhà

Khăn mặt của bố thì lớn còn của con thì bé

Đôi đũa của anh thì cao còn của em thì thấp

b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên

Trời hôm qua thì nóng còn hôm nay thì lạnh

Ngoài vườn, những quả xoài đã chín còn quả bưởi thì còn xanh.

- HS nhận xét bài làm của bạn.

B. Hoạt động Vận dụng: ( 5 phút)

a. Mục tiêu: HS đóng vai, gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khoẻ và kể về một niềm vui của em ở trường
b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: Đóng vai.

- Hình thức: nhóm, cả lớp.

- GV nêu yêu cầu: Em hãy đóng vai mình đang gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân để hỏi thăm sức khoẻ và kể về một niềm vui của em ở trường.

- Tổ chức cho HS đóng vai theo nhóm đôi.

- Theo dõi HDHS.

- Mời 1-2 cặp HS lên đóng vai.

- GV nhận xét cách đóng vai của HS.

- Sau khi gọi điện thoại cho ông bà hoặc người thân em cảm thấy thế nào?

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nhận xét chung.

- HS nghe xác định yêu cầu của bài.

- HS thực hành đóng vai theo nhóm đôi.

- 1-2 cặp HS lên đóng vai trước lớp.

Ví dụ: Ông bà ơi, do đang trong đợt thi nên hôm nay cháu không về thăm ông bà được. Cháu nhớ ông bà nhiều lắm. Ông bà có khỏe không ạ? Ông còn đau lưng nhiều không ông?

Ở trường cháu có rất nhiều niềm vui. Cháu còn mới được kết nạp đội đấy ông bà ạ. Cháu cảm thấy rất vui và tự hào khi cháu đã trở thành một đội viên ạ.

- HS chia sẻ cảm xúc của mình khi liên lạc với với thân.

- HS trình bày trước lớp.

Ví dụ: Sau khi gọi điện thoại cho ông bà, em cảm thấy trong lòng rất thoải mái và vui vẻ. Em đã hỏi thăm và biết ông bà vẫn khỏe, hơn nữa em còn được chia sẻ niềm vui của mình với ông bà nữa. Có lẽ ông bà cũng rất vui và tự hào về em.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: thuyết trình..

- Hình thức: cả lớp.

- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà làm bài các bài tập vào vở bài tập.

- Chuẩn bị bài sau: Bài 4 : Thuyền giấy ( tiết 1)

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TUẦN 17

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 4: THUYỀN GIẤY

(Tiết 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Trao đổi về một đồ chơi gấp bằng giấy em thích, nói về cách chơi đồ chơi đó; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa. Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc của người mẹ khi ngắm nhìn con hồn nhiên vui chơi; mong con biết ước mơ những điều tốt đẹp cho tương lai.

- Tìm được từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân. Nói được câu thể hiện mong ước của em với người thân.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, người thân.

- Phẩm chất chăm chỉ: chăm chỉ đọc bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: yêu thương cha mẹ, học tốt để cha mẹ vui lòng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Một số đồ chơi gấp bằng giấy, tranh ảnh minh họa bài đọc. Bảng phụ ghi đoạn từ “Con cười vui thích thú đến…bay xa, con nhé.”

- HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động : ( 5 phút )

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, hỏi đáp.

- Hình thức: nhóm, cá nhân, cả lớp.

- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi trong 2 phút theo yêu cầu sau: Trao đổi về một đồ chơi gấp bằng giấy em thích theo gợi ý: Em hãy kể tên một số đồ đồ chơi gấp bằng giấy em thích.

+ Nói về cách chơi đồ chơi đó.


- Gọi HS chia sẻ trước lớp.

- Yêu cầu đọc tên bài học và quan sát tranh minh họa trong bài để phóng đoán nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài học .

- GV ghi tên bài đọc mới lên bảng

- HS thảo luận theo cặp đôi chia sẻ cho nhau nghe.

Đồ chơi gấp bằng giấy em thích: Gấp thuyền giấy, gấp hoa giấy, gấp giấy đông - tây - nam - bắc, gấp máy bay giấy, gấp thuyền giấy, gấp ngôi sao.

+Gấp thuyền giấy: em sẽ thả thuyền vào chậu nước để thuyền bơi.

- Gấp hoa giấy: em dùng để cắm vào các lọ hoa trang trí.

- Gấp hạc, gấp sao giấy: em xâu dây để treo trang trí hoặc cho vào hộp thủy tinh.

- Gấp máy bay giấy: em phi máy bay để máy bay giấy bay trong không khí.

- Một vài HS chia sẻ trước lớp.

- HS đọc tên bài và quan sát tranh minh họa phỏng đoán nội dung bài đọc: Bức tranh miêu tả cảnh trời mưa, bạn nhỏ vui thích thả thuyền giấy, mẹ âu yếm nhìn con đang chơi…

- HS ghi tên bài vào vở.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (25 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm.

- Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân.

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: đọc toàn bài giọng thong thả, chậm rãi, trìu mến, thiết tha; nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm, hoạt động, suy nghĩ của nhân vật

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ.

- Yêu cầu HS đọc thành tiếng câu trong nhóm đôi.

- Theo dõi HS đọc bài.

c. Luyện đọc đoạn

- Chia đoạn: Bài này có mấy đoạn?

- Tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 4 HS.

- Theo dõi HS đọc bài.

- Gọi đại diện HS đọc bài trước lớp.

- Nhận xét HS đọc bài.

- HDHS đọc một số từ ngữ khó đọc trên bảng: dập dềnh, lênh đênh, lanh canh.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu văn dài: Con gửi gắm Con gửi gắm mong ước gì /trong ánh mắt trong veo/ dõi theo từng con thuyền/ giấy đang lênh đênh/ trên sóng nước?//

Những giọt nước mưa trong veo/ vỡ tan trong lòng bàn tay nhỏ nhắn,/ bắn ra những tia nước mát lạnh /bám trên đầu tóc khiến con cười vang.// Tiếng cười /va lanh canh vào mưa, /làm rộn/ nhịp tim vừa trở lại tuổi thơ của mẹ.//
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa một số từ ngữ khó như: dập dềnh, lênh đênh, lanh canh.




- GV nhận xét, giải thích thêm (nếu HS chưa hiểu)

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu HS đọc cả bài trước lớp.

- HS nghe

- HS đọc trong nhóm đôi từng câu.

- HS luyện đọc từ ngữ khó.

- Bài có 4 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu….trước sân nhà.

+ Đoạn 2: Con cười vui thích…con nhé!

+ Đoạn 3: Con quên mất….tuổi thơ của mẹ.

+ Đoạn : còn lại.

- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm 4 HS .

- Đại diện 4 HS đọc bài trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- HS luyện đọc câu văn dài theo hướng dẫn.

- HS nêu:

Dập dềnh: chuyển động lên xuống một cách nhịp nhàng.

Lênh đênh: trôi bập bềnh trên mặt nước, không có hướng.

Lanh canh: âm thanh trong và giòn, gợi niềm vui.



- Một số HS đọc cả bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (10 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Hiểu được nội dung bài đọc: Cảm xúc của người mẹ khi ngắm nhìn con hồn nhiên vui chơi; mong con biết ước mơ những điều tốt đẹp cho tương lai.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: thực hành giao tiếp , thảo luận nhóm.

- Hình thức: cả lớp, nhóm , cá nhân.

- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi từ 1-4 trong bài.

- Theo dõi HS trả lời.

- Gọi đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp.

Câu 1: Khi mưa trút xuống, bạn nhỏ làm những gì?
- Nhận xét, chốt câu trả lời.

Câu 2: Người mẹ nghĩ và mong muốn điều gì khi ngắm con vui chơi?

- Em hãy giải thích nghĩa từ “ xa thẳm”

- Nhận xét chung, bổ sung.

Câu 3: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất thích trò chơi hứng nước mưa?

- Nhận xét, bổ sung ( nếu cần)

Câu 4: Vì sao người mẹ cảm thấy mình như đang trở lại tuổi thơ?
- Nhận xét chung.

- Em hãy nêu nội dung bài văn?

Câu 5: Em cảm nhận được điều gì sau khi đọc bài văn?
- GV nhận xét, liên hệ GDHS: luôn hồn nhiên, vô tư, yêu thương mẹ.

- HS đọc thầm bài đọc và thảo luận cặp đôi trả lời các câu hỏi từ 1-4 trong bài.

- HS trình bày câu trả lời.

- HS đọc đoạn 1 trả lời: Con gấp những chiếc thuyền giấy xinh xinh, thả xuống dòng nước trước sân nhà.
- Hs đọc đoạn 2 trả lời: Người mẹ nghĩ và mong muốn khi ngắm con vui chơi: hãy để trí tưởng tượng của con mãi bay xa.

+ xa thẳm: rất xa, xa đến mức như mờ đi, chìm sâu vào khoảng không bao la.

- HS đọc đoạn 3 trả lời: Những chỉ tiết cho thấy bạn nhỏ rất thích trò chơi hứng nước mưa:

+ Quên mất cuộc đi chơi đã định, quên cả cái buồn chán vì trời mưa.

+ Con thích thú xoè bàn tay ra hứng mưa.

+ Những giọt nước mưa trong veo vỡ tan trong lòng bàn tay nhỏ nhắn, bắn ra những tia nước mát lạnh bám trên đầu tóc khiến con cười vang.

- HS đọc câu cuối đoạn 3 trả lời: Người mẹ cảm thấy mình như đang trở lại tuổi thơ vì: tiếng cười của con gái va lanh canh vào mưa làm rộn nhịp tim của người mẹ.

- HS nêu: Cảm xúc của người mẹ khi ngắm nhìn con hồn nhiên vui chơi; mong con biết ước mơ những điều tốt đẹp cho tương lai.
- HS nêu: Em cảm nhận được sự hồn nhiên, trong sáng và vô tư của bạn nhỏ khi được nghịch những chiếc thuyền giấy dưới mưa. Em cũng cảm nhận được tình yêu thương của mẹ dành cho con và khi ngắm con vui chơi mẹ mong muốn trí tưởng tượng của con mãi bay xa.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại (8 phút)

a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng , luyện đọc lại đoạn 2 của bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: Thực hành giao tiếp.

- Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân.

- GV yêu cầu HS nêu lại nội dung bài đọc.

- Yêu cầu HS nêu lại giọng đọc của bài.

- GV treo bảng nhóm đoạn 2 của bài từ “ Con cười….con nhé!” và đọc mẫu HS nghe.

- Gv cho HS luyện đọc lại đoạn 2 trong nhóm ba.

- Gọi HS HS thi đọc đoạn 2 trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Gọi HS đọc lại cả bài.

- GV nhận xét HS đọc bài.

- HS nêu lại nội dung bài đọc.

- HS xác định lại giọng đọc: đọc toàn bài giọng thong thả, chậm rãi, trìu mến, thiết tha; nhấn giọng những từ ngữ tả đặc điểm, hoạt động, suy nghĩ của nhân vật

- HS nghe.

- HS luyện đọc trong nhóm đôi.

- Đại diện 4 HS thi đọc đoạn 2 trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- 2 HS đọc lại cả bài.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp/ cả lớp.

- Qua bài đọc giúp em hiểu điều gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi.

- Chuẩn bị: tìm từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân. Sưu tầm trước câu chuyện “ Món quà tặng cha”.

- HS nói theo cảm nhận.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

---------------------------------------------------

TUẦN 17

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 4: THUYỀN GIẤY

(Tiết 2 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Tìm được từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân. Nói được câu thể hiện mong ước của em với người thân.

- Nghe kể được câu chuyện “ Món quà tặng cha”.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm được từ ngữ, nói được câu thể hiện mong ước của em với người thân, biết nghe và kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân.

- Phẩm chất chăm chỉ: Ham học hỏi, thích đọc truyện.

- Phẩm chất trách nhiệm: thể hiện tình cảm, trách nhiệm với ông bà, cha mẹ, người thân bằng những việc làm cụ thể. Từ đó thêm yêu quý, biết ơn cha mẹ, ông bà, người thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: tranh ảnh về Pa – xcan, máy tính Pa- scan, câu chuyện “ Món quà tặng cha”.

- HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt .

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Phương pháp: Trò chơi.

- Hình thức cả lớp: Cả lớp.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ gọi thuyền” đọc lại từng đoạn trong bài “ Thuyền giấy” và trả lời câu hỏi trong bài.

- GV nhận xét qua trò chơi.

- GV giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài.

- HS chơi trò chơi theo yêu cầu.

- HS ghi tên bài học.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)

1.2. Tìm từ ngữ, nói câu thể hiện mong ước của em cho người thân (10 phút)

a. Mục tiêu: Tìm từ ngữ, nói câu thể hiện mong ước của em cho người thân.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: thực hành giao tiếp.

- Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GVHD làm bài theo nhóm bốn: Tìm từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân theo gợi ý:


- Theo dõi HS làm việc.

- Kiểm tra các từ ngữ HS đã tìm được.

- GV yêu cầu HS nói với bạn mong ước của em cho người thân theo nhóm bốn.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS Tìm từ ngữ nói lên mong ước của em cho người thân theo nhóm bốn ra vở nháp.

+Sức khỏe: khỏe mạnh, bình an, mau khỏi bệnh….

+Công việc: ổn định, thuận lợi, thành công.

+Tình cảm: tốt đẹp, yêu thương, đoàn kết…

- HS nói trong nhóm mong ước của em cho người thân.

- Một vài HS nói trước lớp.

- HS khác nhận xét.

2. Nói và nghe (15 phút)

a. Mục tiêu: Nghe kể được câu chuyện “ Món quà tặng cha”.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: kể chuyện, thực hành giao tiếp.

- Hình thức: cả lớp, nhóm, cá nhân

2.1. Nghe kể chuyện “ Món quà tặng cha”

- GV yêu cầu HS đọc tên truyện.

- GV cho HS quan sát chân dung Pa-xcan và giới thiệu về nhân vật chính trong truyện: Pa – xcan được coi là một cậu bé thần đồng. Pa- xcan nghiên cứu về máy tính khi mới 18 tuồi. Những nghiên cứu của ông có ảnh hưởng quan trọng đến việc phát triển khoa học về kinh tế học và xã hội hiện đại.

- GV cho HS quan sát tranh minh họa, từ ngữ gợi ý để phỏng đoán nội dung.

- GV kể chuyện lần thứ nhất và đặt câu hỏi : Cha của Pa-xcan đang làm gì? Pa-xcan đã nghĩ điều gì?Món quà Pa-xcan tặng bố là cái gì?

- GV kể chuyện lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa trên bảng.

2.2.Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Yêu cầu HS kể lại đoạn 1 dựa vào tranh số 1, một số câu hỏi gợi ý sau:

+ Chuyện diễn ra ở đâu?Đoạn 1 có những nhân vật nào? Chuyện gì xảy ra với mỗi nhân vật?

+ Từ ngữ dưới tranh là gì? Từ ngữ đó cho em biết điều gì về câu chuyện?

- Gọi HS kể lại đoạn 1 trước lớp.

- GV nhận xét HS kể đoạn 1.

- GV cho HS quan sát tranh 2, HD kể đoạn 2 dựa vào câu hỏi gợi ý:

+ Sau khi rời phòng cha Pa-xcan làm gì?Lúc đó đã mấy giờ sáng?Từ ngữ dưới tranh cho thấy Pa-xcan làm việc thế nào?

- Gọi 2HS kể đoạn 2 trước lớp.

- Nhận xét chung.

- GV cho HS quan sát tranh 3, HD kể đoạn 3 dựa vào câu hỏi gợi ý:

+ Pa-xcan đặt món quà lên bàn cha vào lúc nào?

+ Gương mặt Pa-xcan và cha thế nào? Theo em, Pa-xcan nói gì với cha?Khi nhận món quà cha Pa-xcan đáp lại con thế nào?

- Gọi 2HS kể đoạn 3 trước lớp.

- GV cho HS quan sát tranh 4, HD kể đoạn 4 dựa vào câu hỏi gợi ý:

+Pa-xcan giải thích gì với cha về món quà?

+Theo em, cha Pa - xcan nói gì với con trai?

- Gọi HS kể đoạn 3 trước lớp.

- GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ khi kể, phân biệt lời các nhân vật.

- Gọi HS kể lại từng đoạn trước lớp.

- GV nhận xét.

- Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương HS kể tốt.

2.3. Đặt tên khác cho câu chuyện.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.

- GV HDHS đặt tên khác cho câu chuyện dựa vào nội dung / ý nghĩa/ nhân vật chính/ chi tiết/ vật nổi bật nhất.

- Cho HS thảo luận đặt tên câu chuyện trong nhóm đôi.

- GV nhận xét, chốt lại cách đặt tên khác cho câu chuyện phù hợp nhất: Chiếc máy tính đầu tiên.

- GV cho HS quan sát chiếc máy tính.

- HS đọc tên truyện.

- HS quan sát chân dung Pa-xcan.

- HS đọc lại tên truyện, xem tranh minh họa, từ ngữ gợi ý để phỏng đoán nội dung truyện.

- HS nghe

- HS phỏng đoán nội dung truyện.

- HS nghe.

- HS dựa vào gợi ý kể lại đoạn 1 câu chuyện.

- 2 HS kể lại đoạn 1 trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS quan sát tranh 2 và câu hỏi gợi ý để kể đoạn 2.

- 2 HS kể đoạn 2 trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS quan sát tranh 3 và câu hỏi gợi ý để kể đoạn 3.

- 2 HS kể lại đoạn 3 trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS quan sát tranh 4 và câu hỏi gợi ý để kể đoạn 4.

- 2HS kể đoạn 4 trước lớp.

- Nhóm 4 HS lần lượt kể từng đoạn trước lớp. HS nhận xét bạn kể chuyện.

-1-2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài 4.

- HS nghe hướng dẫn.

- HS đặt tên câu chuyện trong nhóm đôi.

- 1 số HS chia sẻ cách đặt tên câu chuyện trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS quan sát.

* Hoạt động nối tiếp: ( 5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp/ kĩ thuật: động não.

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- Câu chuyện “ Món quà tặng cha” kể về ai? Em học được Pa – xcan điều gì?

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau : Viết thư cho người thân để thăm hỏi và kể về việc học tập, rèn luyện,... của em khi lên lớp. Viết phong bì để gửi thư tới người thân.

- HS trả lời theo ý hiểu.

- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

___________________________________________

TUẦN 17

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

BÀI 4: THUYỀN GIẤY

(Tiết 3 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được thư gửi cho người thân theo gợi ý và tập viết phong bì thư.

- Thi hát và nói được 1-2 câu về bài hát về tình cảm gia đình.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự viết được lá thư và viết được phong bì thư theo yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng và thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: bồi dưỡng tình cảm yêu thương cha mẹ, anh chị em, ông bà, người thân.

- Phẩm chất chăm chỉ: Ham thích viết thư.

- Phẩm chất trách nhiệm: viết thư gửi thăm sức khỏe người thân ở xa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- GV: Phong bì thư đã có các thông tin, có thể có cả tem thư và dấu bưu điện, video một số bài hát về tình cảm gia đình.

- HS: SGK Tiếng Việt 3 vở Tiếng Việt, phong bì thư, bài hát về tình cảm gia đình.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Hình thức cả lớp: Cả lớp.

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát “ Bác đưa thư”.

- GV cho HS nêu cảm nhận khi nghe bài hát.

- GV giới thiệu bài học, ghi bảng tên bài.

- HS nghe bài hát.

- HS nêu cảm nhận.

- HS ghi tên bài học.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (22 phút)

B.5 Hoạt động Viết sáng tạo (22 phút)

a. Mục tiêu: Biết viết thư cho người thân, tập viết phong bì thư.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: Thực hành giao tiếp, hỏi đáp.

- Hình thức: cả lớp, cá nhân, nhóm.

Bài 1: Viết thư cho người thân.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 và các gợi ý trong bài.

- GVHD HS Viết thư cho người thân để thăm hỏi và kể về việc học tập, rèn luyện của em khi lên lớp ba dựa vào gợi ý:

- Tổ chức cho HS làm bài vào vở bài tập dựa vào gợi ý.

- Theo dõi, hỗ trợ HS cách viết thư, cách trình bày lá thư.

- Tổ chức cho HS trưng bày lá thư đã hoàn thành theo kĩ thuật phòng tranh theo nhóm 4.

- Gọi HS trình bày lá thư trước lớp.

- GV nhận xét cách viết thư của HS, khen ngợi HS biết cách viết thư đúng theo yêu cầu.

Bài 2: Viết phong bì để gửi thư tới người thân.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV cho HS quan sát phong bì thư và trả lời câu hỏi sau:

+ Góc trên cùng phía trái ghi những gì?

+Bên phải có mấy dòng? Nội dung từng dòng là gì?

- GV nhận xét HD cách viết trên phong bì thư.

- Tổ chức cho HS tự viết phong bì thư .

- Theo dõi hỗ trợ HS còn lúng túng.

- Gọi HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- GV nhận xét cách viết phong bì thư của HS.

- HS đọc yêu cầu bài 1 và các gợi ý trong bài.

- HS nghe hướng dẫn.

- HS viết thư vào vở bài tập dựa vào gợi ý.

- HS trung bày lá thư đã hoàn thành theo kĩ thuật phòng tranh theo nhóm 4.

- HS nhận xét bài cho nhau.

- 1 số HS trình bày lá thư trước lớp.

- HS nhận xét, bình chọn bạn viết thư hay.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS quan sát phong bì thư và trả lời theo yêu cầu.

+ Góc trên cùng phía trái ghi họ và tên địa chỉ người gửi thư.

+ Bên phải có ba dòng. Dòng 1 ghi họ và tên người nhận thư. Dòng 2 ghi tên thôn, xã. Dòng 3 ghi tên huyện, tỉnh người nhận thư.

- HS tập viết phong bì thư .

- HS chia sẻ phong bì thư trong nhóm đôi.

2 – 3 HS chia sẻ kết quả trước lớp.

C. Vận dụng ( 5 phút)

a. Mục tiêu: Thi hát và nói được 1-2 câu về bài hát về tình cảm gia đình.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Phương pháp: Trò chơi.

- Hình thức: cả lớp

- Gọi HS đọc yêu cầu của phần vận dụng.

- GV cho HS nghe bài hát về tình cảm gia đình: Cả nhà thương nhau.

- Cho HS kể thêm tên một số bài hát về tình cảm gia đình.

- GV: Em cùng bạn thi hát các bài hát về gia đình. Dưới đây là một số bài hát gợi ý:

Gia Đình Nhỏ, Hạnh Phúc To.

Mẹ Yêu.

Cả Nhà Thương Nhau.

Ba Ngọn Nến Lung Linh.

Bố Là Tất Cả

Tổ Ấm Gia Đình.

Bàn Tay Mẹ

Ba Kể Con Nghe.

Sau đó, em hãy nói với bạn về bài em đã hát.

- Theo dõi HS thi hát.

- Gọi HS hát trước lớp và nói 1-2 câu về bài hát.

- GV nhận xét khen ngợi HS hát hay, đúng chủ đề.

- HS đọc yêu cầu.

- HS nghe.

- HS kể tên bài hát về gia đình:

- HS nghe hướng dẫn.

- HS thi hát bài hát về tình cảm gia đình trong nhóm 5 HS và nói 1-2 câu về bài hát.

Ví dụ:Tới vừa hát bài Bàn tay mẹ. Đây là bài hát nói về sự yêu thương, chăm sóc của mẹ dành cho con. Tình yêu của mẹ dành cho con là vô bờ bến

- Đại diện 1 số nhóm thi hát trước lớp và nói 1-2 câu về bài hát.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học . Dặn dò chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Kĩ thuật DH: Trình bày 1 phút.

- Hình thức: Cả lớp.

- GV cho HS nêu lại cách viết một lá thư và phong bì thư.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS đọc lại lá thư cho người thên nghe, nhờ người thân gửi lá thư cho người thân mình ở xa.

- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập cuối học kì 1( tiết 1,2)

- HS xung phong nêu trước lớp.

- HS nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................