Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI 1: ĐỌC: CẬU HỌC SINH MỚI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu đọc lời các nhân vật và lời người dẫn chuyện với giọng phù hợp; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu …
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (5 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp… * Hình thức: thảo luận nhóm đôi. | |
- GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Mái trường mến yêu. - Em hãy quan sát bức tranh bên dưới và chia sẻ với bạn về bức tranh theo những gợi ý sau: - Bức tranh vẽ những ai? - Các nhân vật đang đứng ở đâu? - Các nhân vật trong bức tranh đang làm gì? - Gọi HS đọc tên bài, phỏng đoán về nội dung bài đọc. - HS nghe GV giới thiệu bài mới: Cậu học sinh mới Bài đọc viết về thời thơ ấu của Lu-i Pa-xtơ (1822-1895) một nhà bác học người Pháp. Ông được biết đến qua những nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh. Ông là người tạo ra loại vắc-xin đầu tiên chữa bệnh dạ dày và bệnh than. Những khám phá của ông đã cứu sống vô số người. Lu-i Pa-xtơ cũng nổi tiếng trong việc phát minh ra kĩ thuật bảo quản sữa và rượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, quá trình này gọi là thanh trùng. | - HS lắng nghe và nêu cách hiểu của mình về chủ điểm. - Bức tranh vẽ bốn nhân vật đó là: thầy giáo, người cha và hai bạn học sinh. Họ đang đứng ở cổng và nói chuyện với nhau. - HS đọc - HS lắng nghe. |
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (… phút) | |
B.1 Hoạt động Đọc (... phút) | |
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: Giọng người dẫn chuyện thông thả, giọng thầy giáo trầm ấm, thể hiện thái độ thân thiện, giọng Lu-i Pa-xtơ vui tươi, thể hiện sự lễ phép; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ địa điểm vui chơi của Lu-i Pa-xtơ và các bạn, chỉ thái độ của thầy giáo và gia đình về việc học của Lu-i Pa-xtơ. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Luyện đọc từ khó: Giô-dép, Ác-boa, Lu-i Pa-xtơ, Rơ-nê, Quy-dăng-xơ, Véc-xen… - Giải nghĩa từ: Ác-boa, gật gù, chặng… c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: 2 đoạn Đoạn 1: từ đầu.... trắng phau. Đoạn 2: tiếp theo.... nhận cậu vào trường. Đoạn 3: tiếp theo... câu cá. Đoạn 4: phần còn lại. - Luyện đọc câu dài: Gia đình ông Giô-dép /chuyển về Ác-boa /để Lu-i có thể tiếp tục đi học.// Cái bãi gần đường vào thị trấn/ là nơi đã diễn ra những pha bóng chớp nhoáng,/ đầy hứng thú và say mê.// - Luyện đọc từng đoạn: Tổ chức cho HS đọc nhóm 4, mỗi bạn 1 đoạn. d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - 1 HS đọc cả bài. | - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp câu. - Cá nhân đọc – Lớp đọc - Ác-boa: tên một thị trấn nhỏ ở Pháp. - Gật gù: gật nhẹ, chậm và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng. - Chặng: đoạn đường… - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - HS đọc bài. - HS đọc. |
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) * Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Ông Giô- dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để làm gì? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Nói lại nội dung cuộc đối thoại giữa thầy Rơ-nê và Lu-i. + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Lu-i và các bạn chơi những trò gì? Ở đâu? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 3 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Theo em, Lu-i có những điểm gì đáng khen? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 4 để tìm câu trả lời. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. Câu 5: Kể tên một vài trời chơi em thường chơi cùng các bạn. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc Cậu học sinh mới có nội dung gì? Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài. | - HS thảo luận. - HS đọc - Ông Giô-dép dắt con trai đến gặp thầy giáo để xin học. - Thầy Rơ-nê hỏi tên của Lu-i và hỏi cậu thích đi học hay thích chơi. Lu-i lễ phép nói với thầy tên của mình và trả lời cậu thích đi học. Lu-i và các bạn chơi những trò sau: - Những ván bi quyết liệt ở dưới gốc một cây to ở vệ đường. - Những “pha" bóng chớp nhoáng, đầy hứng thú và say mê ở cái bãi gần đường vào thị trấn. - Lu-i thường rủ Véc-xen, người bạn thân nhất của mình câu cá ở dưới chân cầu.
- Em thường chơi cùng các bạn trò đá bóng, cầu lông, bắn bi, nhảy dây, rồng rắn lên mây, thả diều, ô ăn quan,…. Nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị. LHBT: phân phối thời gian hợp lí cho các hoạt động. |
* Hoạt động nối tiếp: (5 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Hình thức tổ chức: Trò chơi. | |
Trò chơi: “Tôi bảo” Luật chơi: Quản trò hô: Tôi bảo, tôi bảo Cả lớp: bảo gì? bảo gì? Quản trò: tôi bảo các bạn vỗ tay...(người quản trò có thể hô bất kỳ động tác gì để tạo hứng thú cho học sinh.)
|
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI 1: ĐỌC: CẬU HỌC SINH MỚI (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS nghe GV đọc đoạn từ “Thầy hỏi... nhận cậu vào trường”; HS luyện đọc đọc đoạn từ “Thầy hỏi... nhận cậu vào trường”;
- Tìm đọc một bài thơ về trường học, viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn Phiếu đọc sách của em.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu …
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (5 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp | |
- GV cho HS hát 1 bài hát. | - HS hát. |
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (… phút) | |
B.1 Hoạt động Đọc (... phút) | |
3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) * Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS luyện đọc đọc đoạn từ đầu đến “Mẹ em rất đẹp ạ”; * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - HS nghe GV đọc mẫu từ Thầy hỏi …nhận cậu vào trường. - HS đọc phân vai trong nhóm ba: HS có thể đổi vai. - 1-2 nhóm HS đọc phân vai trước lớp. - HS khá giỏi đọc cả bài. | - Giọng người dẫn chuyện thông thả, giọng thầy giáo trầm ấm, thể hiện thái độ thân thiện, giọng Lu-i Pa-xtơ vui tươi, thể hiện sự lễ phép; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ địa điểm vui chơi của Lu-i Pa-xtơ và các bạn, chỉ thái độ của thầy giáo và gia đình về việc học của Lu-i Pa-xtơ. Nội dung bài đọc: Gia đình và thầy giáo đều hài lòng vì Lu-i Pa-xtơ vừa chăm chỉ học tập, và biết dành thời gian cùng các bạn tham gia những trò chơi thú vị. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS đọc. |
B.2 Hoạt động Đọc mở rộng: Đọc một bài thơ về trường học. (... phút) * Mục tiêu: HS đọc được một bài thơ về trường học. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
* Viết Phiếu đọc sách - Em hãy tìm và đọc một bài thơ về trường học, sau đó ghi vào phiếu đọc sách các thông tin sau: Tên bài thơ, tác giả, cách tìm bài thơ, khổ thơ em thích (Khổ thơ có từ dùng ấn tượng, vần thơ hay,…) + Tên bài thơ là gì? + Tác giả bài thơ là ai? + Em tìm ra bài thơ bằng cách nào? + Em thích khổ thơ nào? + Khổ thơ có những từ dùng hay nào, vần thơ ra sao? - Y/c HS trang trí phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm hoặc nội dung bài thơ em đọc. - Gọi 2, 3 HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào góc sáng tạo của lớp. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét | - HS tìm đọc đọc trước lớp - VD: Tên bài thơ: Em vẽ ngôi trường em Tên tác giả: Nguyễn Lãm Thắng Cách tìm bài thơ: em tìm thấy bài thơ trên báo nhi đồng. Khổ thơ em thích: khổ thơ đầu tiên, khổ thơ có từ dùng hay như: rực rỡ, ô cửa nhỏ, chân trời,… vần thơ tự do. Ngôi trường của em Ngói hồng rực rỡ Từng ô cửa nhỏ Nhìn ra chân trời - HS trang trí. - HS chia sẻ trong nhóm. Tên bài thơ mà tớ yêu thích là bài “Em vẽ ngôi trường em” của tác giả Nguyễn Lãm Thắng. Tớ tìm thấy bài thơ trên báo nhi đồng. Khổ thơ tớ thích là khổ thơ đầu tiên, khổ thơ có từ dùng hay như: rực rỡ, ô cửa nhỏ, chân trời,… vần thơ tự do. Ngôi trường của em Ngói hồng rực rỡ Từng ô cửa nhỏ Nhìn ra chân trời - HS lắng nghe. |
* Hoạt động nối tiếp: (... phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp * Hình thức: Cả lớp | |
- Nêu lại nội dung bài học - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau | - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - HS chuẩn bị. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI 1: CẬU HỌC SINH MỚI (Tiết 3)
Ôn chữ hoa N, M
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Viết đúng kiểu chữ hoa: N, M, tên địa danh và câu ứng dụng.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- HS: Sách, vở tập viết, bảng con, bút màu …
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (2 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp | |
GV cho HS bắt bài hát | HS hát |
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (32 phút) | |
B.3 Hoạt động Viết (... phút) | |
1. Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa: (15 phút) * Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ N, M hoa theo đúng mẫu; viết chữ N, M hoa bảng con, vở Tập viết 3 tập một. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, lớp | |
Bước 1: Hoạt động cả lớp – Cho HS quan sát mẫu chữ N, M hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ N, M hoa. Chữ N - GV giới thiệu mẫu chữ viết N hoa: + Độ cao 2,5 li, độ rộng 3 li. + Gồm 3 nét cơ bản: móc ngược, thẳng xiên và móc xuôi (hơi nghiêng). - GV viết mẫu lên bảng: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét móc ngược trái tới tận đường kẻ 6 (lưu ý đầu nét tròn). Từ điểm dừng bút tại đường kẻ ngang 6, chuyển hướng để viết nét thẳng xiên và dừng ở đường kẻ ngang 1. Tiếp theo, viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, đến đường kẻ 6 thì cong xuống (lưu ý đầu nét tròn). Điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 5. Chữ M + Độ cao 2,5 li, độ rộng 3 li. + Gồm 4 nét: móc ngược trái, nét thẳng đứng – thẳng xiên và móc ngược phải. + Đặt bút dưới ĐK ngang 2, viết một nét móc ngược trái, hơi lượn sang phải, dừng dưới ĐK ngang 4, giữa ĐK dọc 2 và 3. + Không nhấc bút, viết nét thẳng đứng, dừng trên ĐK ngang 1. -Không nhấc bút, viết nét xiên phải, hơi lượn vòng hai đầu, dừng dưới ĐK ngang 4, bên phải ĐK dọc 3. - Không nhấc bút, viết nét móc ngược phải, dừng bút trên ĐK dọc 4, giữa ĐK ngang 1 và 2. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS tập viết chữ N, M hoa vào bảng con, sau đó viết vào vở Tập viết. * Luyện viết từ ứng dụng - GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ ứng dụng Mũi Né (tên một mũi biển ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là một trung tâm du lịch nổi tiếng của tỉnh Bình Thuận và là một trong số các khu du lịch quốc gia của Việt Nam, nổi tiếng với những đồi cát rộng mênh mông, bãi biển tuyệt đẹp; - Cho HS xem tranh ảnh, bản đồ. - HS nhắc lại cách nói từ chữ M hoa sang chữ u và chữ N hoa sang chữ e. - HS quan sát cách giáo viên viết chữ Mũi Né. - HS viết chữ Mũi Né vào VTV. | - HS quan sát. - HS viết b/c, viết vào VTV. - HS đọc và tìm hiểu nghĩa từ ứng dụng - HS xem tranh ảnh, bản đồ. - HS nhắc lại. - HS quan sát. - HS viết. |
2. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng (5phút) * Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết. * Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành… * Hình thức: Cả lớp, cá nhân | |
Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1 HS đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Ai về Quảng Ngãi quê ta, Miếng ngon, đường ngọt trắng ngà dễ ăn. Ca dao - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1: Có mấy dòng thơ? Câu 2: Mỗi dòng thơ có bao nhiêu tiếng? Câu 3: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa? - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp: + Viết chữ viết hoa A, M đầu câu. Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng từ Quảng Ngãi. + Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. - HD tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng: Quảng Ngãi là tên một tỉnh ở Nam Trung bộ nước ta. Trước đây, Quảng Ngãi được biết đến là xứ sở của nghề trồng mía, nấu đường. Đến mùa thu hoạch mía, không khí rộn ràng khắp làng. Những lò nấu đường thủ công đó lửa từ sáng đến tối, mùi đường non thơm phức cả xóm. Nghề trồng mía, nấu đường, không khí rộn ràng và mùi thơm của đường non chính là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết . | - HS đọc. - 2 dòng thơ. - dòng 1 6 tiếng, dòng 2 8 tiếng - Viết hoa chữ cái A, M ở đầu dòng. Từ Quảng Ngãi là tên một địa danh nên viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. - HS quan sát, lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS viết vào vở. |
3. Hoạt động 3: Luyện viết thêm (5phút) * Mục tiêu: HS đọc được và hiểu nghĩa của từ Nguyễn An Ninh và câu ứng dụng: “Mỗi ngày, em cùng bạn chơi nhiều trò thú vị.”; viết câu ứng dụng vào vở Tập viết. * Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành. * Hình thức: Cả lớp, cá nhân | |
Bước 1: Hoạt động cả lớp - HD HS đọc và tìm hiểu nghĩa của từ Nguyễn An Ninh (1900 – 1943), là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu tôn giáo và là nhà cách mạng ở đầu thế kỷ XX) và câu ứng dụng: Mỗi ngày, em cùng bạn chơi nhiều trò thú vị. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết từ Nguyễn An Ninh và câu ứng dụng: “Mỗi ngày, em cùng bạn chơi nhiều trò thú vị.” vào vở Tập viết. | - HS đọc và tìm hiểu. - HS viết. |
* Đánh giá bài viết (5’) * Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng). * Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp. - GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng. - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. | - HS lắng nghe. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. |
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành. * Hình thức: Cả lớp, cá nhân | |
- Nêu lại quy trình cách viết chữ hoa M, N - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau | - HS nêu. - HS thực hiện. - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 2
BÀI 1: CẬU HỌC SINH MỚI (Tiết 4)
Mở rộng vốn từ Trường học.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Mở rộng vốn từ về Trường học, đặt câu và mở rộng câu với từ ngữ tìm được.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Kính trọng, biết ơn người lao động, người có công với quê hương, đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- HS: Sách, vở tập viết, bảng con, bút màu …
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (3 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp | |
- GV cho lớp hát. | - HS hát. |
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) | |
B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu (... phút) | |
1. Hoạt động 1: Luyện từ (10 phút) * Mục tiêu: HS biết tìm từ ngữ phù hợp với mỗi……, tìm được từ ngữ chỉ cảm xúc của học sinh khi tham gia các hoạt động ở trường. * Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành. * Hình thức: Cả lớp, cá nhân | |
* Bài 1 - Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1. - Cho HS quan sát tranh minh họa, đọc mẫu và tìm cá nhân. - Yêu cầu HS chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm đôi. - HS chữa bài bằng hình thức chơi trò chơi tiếp sức. - HS nghe bạn và giáo viên nhận xét. Bài 2 - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2. - Cho HS quan sát tranh gợi ý ở bài tập 1, tìm từ ngữ chỉ cảm xúc của học sinh trong nhóm nhỏ bằng kĩ thuật Khăn trải bàn. - Gọi 1,2 nhóm học sinh chữa bài trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. | - Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi - HS thực hiện. - HS chia sẻ với bạn cùng bàn. - Tranh 1: Giờ ra chơi - Tranh 2: Giờ học - Tranh 3: Giờ đọc sách - Tranh 4: Giờ chào cờ - Tranh 5: Giờ thể dục - Tranh 6: Giờ tan trường - HS xác định yêu cầu. - HS quan sát tranh, tìm từ. - HS trình bày: tự hào, vui vẻ, thích thú, say sưa… - HS lắng nghe. |
2. Hoạt động 2: Luyện câu (12 phút) * Mục tiêu: HS đặt được 1, 2 câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 2; Đặt được 1,2 câu có từ ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? hoặc Ở đâu? * Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành. * Hình thức: Cả lớp, cá nhân | |
Bài 3 - HS xác định yêu cầu của bài tập 3. - HS đọc lại các từ ngữ tìm được ở bài tập 2 và câu mẫu. - HS đặt câu theo yêu cầu bài tập trong nhóm đôi. - Gọi HS chia sẻ trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. Bài 4 - Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập, đọc mẫu. - Yêu cầu HS nói câu có từ ngữ trả lời câu hỏi khi nào? Hoặc ở đâu? Trong nhóm đôi. - Cho HS thực hiện vào vở bài tập. - Gọi 2, 3 học sinh chữa bài trước lớp. - GV nhận xét. | - HS xác định yêu cầu. - HS đọc M: Chúng em hào hứng tham gia trò chơi ô ăn quan. - HS chia sẻ: - Chúng em thích thú đọc sách. - Chúng em tự hào hát quốc ca. - HS lắng nghe. - HS xác định yêu cầu BT, đọc M: Giờ ra chơi, chúng em hào hứng tham gia trò chơi ô ăn quan. - HS viết vào VBT. - Vào giờ đọc sách, chúng em thích thú đọc những cuốn sách hay. - Giờ chào cờ, chúng em tự hào hát bài quốc ca. - HS lắng nghe. |
B. Hoạt động Vận dụng: (8 phút) * Mục tiêu: Đọc 2 bài đồng dao; HS biết cách chơi các trò chơi có trong bài đồng dao. * Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành. * Hình thức: nhóm, lớp. | |
- Gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động. - Gọi HS xác định yêu cầu thứ nhất. - Y/c HS đọc nói tiếp trong nhóm đôi. - Học sinh nói về cách chơi các trò chơi có trong hai bài đồng dao. Một vài nhóm học sinh trình bày kết quả trước lớp. - Gọi HS xác định yêu cầu thứ hai GV có thể tổ chức kết hợp đọc bài đồng dao hoặc hát nói khi chơi …. - Gọi HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về trò chơi. - GV nhận xét. | - Chơi trò chơi Tuổi thơ vui vẻ. - Đọc hai bài đồng dao sau: Mèo đuổi chuột, Tập tầm vông. - HS đọc nối tiếp. - HS trình bày. - HS đọc. Thực hiện chơi trong nhóm. - HS nêu. - HS lắng nghe. |
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp. | |
- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình. - Chuẩn bị tiết sau. | - HS tự đánh giá. - HS lắng nghe. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI: ĐỌC: BẢN TIN NGÀY HỘI NGHỆ SĨ NHÍ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Kể được tên một số câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc địa phương em; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và hình ảnh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; bước đầu thể hiện đúng giọng đọc văn bản thông tin; trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài. Hiểu được nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhí của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã viết bản tin về lễ ra mắt các câu lạc bộ của trường với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động.
- Chia sẻ được với bạn về một bản tin em đã đọc, nghe hoặc xem.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Tranh ảnh, video clip một số hoạt động của câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc ở địa phương.
- Một số bài viết hoặc bản tin ngắn trên các phương tiện thông tin (báo giấy, tạp chí, tivi, đài phát thanh,…).
- Một số hình ảnh học sinh tham gia các nhiệm vụ học tập, hoạt động, công trình măng non của lớp.
- HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu …
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (5 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm đôi, lớp | |
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi kể với bạn tên một số câu lạc bộ dành cho thiếu nhi ở trường hoặc địa phương em. HS có thể nói thêm về lịch hoạt động, ích lợi, ... của câu lạc bộ. - Gọi HS đọc tên bài, phỏng đoán nội dung bản tin. - GV giới thiệu bài mới, quan sát giáo viên ghi tên bài đọc: Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí. | - Câu lạc bộ mĩ thuật, câu lạc bộ nhảy, câu lạc bộ kịch, câu lạc bộ sách,…. - HS đọc tên bài, phỏng đoán nội dung. - HS lắng nghe. |
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (28 phút) | |
B.1 Hoạt động Đọc (... phút) | |
1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: tên các câu lạc bộ, số lượng học sinh tham gia, tên tiết mục,…, giáo viên đọc phần giới thiệu về hoạt động của các câu lạc bộ theo thứ tự đã đánh dấu và đọc từ trên xuống, đọc tên câu lạc bộ -> hoạt động. b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ - Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu. - Luyện đọc một số từ ngữ khó: diễn viên, họa sĩ,.... - Giải nghĩa từ: hoạt cảnh… c. Luyện đọc đoạn - Chia đoạn: 3 đoạn Đoạn 1: từ đầu.... sáng tạo: Đoạn 2: các hoạt động của câu lạc bộ. Đoạn 3: phần còn lại. - Luyện đọc câu dài: Ngày hội / đã thu hút hơn 300 học sinh /và phụ huynh tham gia / với nhiều hoạt động nghệ thuật sáng tạo:// Ngày hội / kết thúc trong cảm xúc đẹp / của phụ huynh và học sinh toàn trường.// - Luyện đọc từng đoạn: Tổ chức cho HS đọc nhóm 4, mỗi bạn 1 đoạn. d. Luyện đọc cả bài: - Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài. - 1 HS đọc cả bài. | - HS lắng nghe. - HS đọc nối tiếp trong nhóm đôi. - HS luyện đọc: cá nhân-lớp - hoạt cảnh: cảnh diễn bằng người đứng yên trên sân khấu để tượng trưng một sự việc… - HS luyện đọc ngắt nghỉ câu văn dài. - HS luyện đọc nhóm từng đoạn. - HS đọc luân phiên cả bài. - 1 HS đọc |
2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút) * Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
- HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận trong nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân tổ chức hoạt động gì trong tháng 9? + Cho HS đọc thông tin đoạn văn đầu tiên để biết các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân tổ chức hoạt động gì trong tháng 9. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Những ai tham gia ngày hội? + Cho HS đọc thông tin đoạn văn đầu tiên để biết những ai tham gia ngày hội. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Mỗi câu lạc bộ tổ chức hoạt động gì? + HS đọc nội dung hoạt động của từng câu lạc bộ để xem mỗi câu lạc bộ tổ chức hoạt động gì. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4: Câu 4: Em thích hoạt động của câu lạc bộ nào nhất? Vì sao? + GV hướng dẫn HS suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của riêng mình. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. Câu 5: Tìm từ ngữ phù hợp để nhận xét Bản tin Ngày hội Nghệ sĩ nhí về: Thông tin, cách trình bày. + GV hd HS hãy xem thông tin trên bản tin như thế nào và cách trình bày bản tin ra sao? + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc Cậu học sinh mới có nội dung gì? | - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS đọc câu hỏi - HS đọc - Câu 1: Ngày 23 tháng 9 năm 2022, các câu lạc bộ của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã tổ chức ra mắt trước toàn trường. - HS đọc - HS đọc - Câu 2: Hơn 300 học sinh và phụ huynh tham gia ngày hội. - HS đọc - HS đọc - Câu 3: - Câu lạc bộ Dẫn chương trình: 26 học sinh thử tài dẫn chương trình - Câu lạc bộ Nhà văn nhí: 18 học sinh tham gia sáng tác thơ, truyện - Câu lạc bộ Ca sĩ nhí: 30 học sinh tham gia thi hát - Câu lạc bộ Diễn viên nhí: 15 học sinh diễn hoạt cảnh - Câu lạc bộ Hoạ sĩ nhí: 23 học sinh thi vẽ bìa sách. - HS đọc - HS: Em thích hoạt động của câu lạc bộ Nhà văn nhí nhất. Vì em cảm thấy rất thích thú trong việc sáng tác thơ, truyện và em mong ước lớn lên sẽ trở thành một nhà văn. - HS đọc - Câu 5:Thông tin: rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn. Cách trình bày: đẹp mắt, sinh động, hấp dẫn. Nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhí của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã viết bản tin về lễ ra mắt các câu lạc bộ của trường với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động. |
3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút) * Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS luyện đọc lại đoạn thông tin về hoạt động của 3-4 câu lạc bộ em thích. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. - Gọi HS nhắc lại nội dung bài. - HS nghe GV đọc mẫu đoạn thông tin về hoạt động của câu lạc bộ. - HS luyện đọc nhóm đôi. - 2-3 nhóm HS đọc trước lớp. - HS khá giỏi đọc cả bài. | - Giọng đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng: tên các câu lạc bộ, số lượng học sinh tham gia, tên tiết mục,…, giáo viên đọc phần giới thiệu về hoạt động của các câu lạc bộ theo thứ tự đã đánh dấu và đọc từ trên xuống, đọc tên câu lạc bộ -> hoạt động. Nội dung bài đọc: Ban tổ chức Ngày hội Nghệ sĩ nhí của Trường Tiểu học Mùa Xuân đã viết bản tin về lễ ra mắt các câu lạc bộ của trường với nội dung hấp dẫn, hình thức sinh động. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc. - 2, 3 nhóm đọc - 1 HS đọc. |
* Chia sẻ với bạn về một bản tin em đã đọc, nghe hoặc xem (5 phút) * Mục tiêu: HS đọc 1 bản tin đã đọc, nghe hoặc xem và chia sẻ với bạn. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
- Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập. - Y/c HS chia sẻ trong nhóm đôi một bản tin em đã được đọc, nghe hoặc xem (có thể mang bản tin hoặc nội dung ghi chép sau khi xem hoặc nghe bản tin tới lớp). Học sinh có thể chia sẻ về : - Tên bảng tin - Tên phóng viên - Nội dung chính của bản tin - Thông tin bản tin - Cách trình bày bản tin (nếu có) - Cho HS chia sẻ bản tin bằng kĩ thuật Phòng tranh. - Gọi một vài HS có thể chia sẻ cảm xúc hoặc những điều thú vị, ấn tượng về một bản tin của bạn trong nhóm hoặc trước lớp. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét. | - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - HS Sáng hôm qua, tớ đã đọc Bản tin cuối tuần của phóng viên Sơn Ca. Bản tin thông báo về cuộc thi hát ở trang trại Lúa Mì vào 8 giờ tối Chủ nhật. Cuộc thi đã thu hút hơn 50 ca sĩ đến từ Vương quốc Nắng Hồng. Chung cuộc, ca sĩ Hoạ Mi đã đoạt giải quán quân. Cách trình bày bản tin sinh động, còn có cả hình ảnh cuộc thi. Sáng nay tớ đã nghe bản tin hàng ngày được thông báo trên loa phường. Bản tin đã thông báo: sáng nay, tại đường San Hô, học sinh các trường tiểu học toàn thị xã Đại Dương Xanh đã tham gia Ngày hội đi bộ vì môi trường... Ngày hội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và học sinh. Tối hôm qua, tớ đã xem bản tin chương trình Cặp lá yêu thương trên tivi. Bản tin thông báo là Chương trình Cặp lá yêu thương đã trao tặng quần áo, sách vở,... cho 50 em học sinh vùng lũ. Những món quà nhỏ đã giúp các em bớt khó khăn trước thềm năm học mới. |
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp * Hình thức: Cả lớp | |
- Nêu lại nội dung bài học - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau | - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - HS chuẩn bị. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI: BẢN TIN NGÀY HỘI NGHỆ SĨ NHÍ (Tiết 2)
Nói và nghe: Họp nhóm, tổ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
Bước đầu biết cách tổ chức và tham gia cuộc họp nhóm để bàn về việc thực hiện một nhiệm vụ giờ lớp phân công.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu …
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (3 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp | |
GV cho HS bắt bài hát | HS hát |
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) | |
B.4 Hoạt động Nói và nghe (... phút) * Mục tiêu: HS biết cách tổ chức và tham gia cuộc họp nhóm để bàn về việc thực hiện một nhiệm vụ giờ lớp phân công * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT và phân tích gợi ý : - Tên nhiệm vụ được phân công là gì? - Thời gian thực hiện từ ngày …. đến ngày … - Em phân công nhiệm vụ của từng bạn là gì? - Kết quả mong đợi của nhiệm vụ. - Một nhóm HS làm mẫu theo kĩ thuật Bể cá để các nhóm nhận xét, rút kinh nghiệm. - Y/c HS tổ chức họp nhóm, có thư kí ghi lại nội dung. - 2, 3 nhóm HS chia sẻ lại kết quả trước lớp. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. | - HS đọc - 1 nhóm thực hiện mẫu - HS thực hiện. - HS chia sẻ: Nhóm em đã họp bàn về nhiệm vụ chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho giờ sinh hoạt lớp tuần sau. Thời gian cho nhiệm vụ của chúng em là từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 30 tháng 10. Nhóm đã thống nhất bài hát và phân cho bạn Hà là người hát, em cùng bạn An, bạn Mai múa phụ họa. Chúng em mong đợi sẽ có một bài hát múa thật hay cho giờ sinh hoạt lớp tuần tới. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. |
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp * Hình thức: Cả lớp | |
- Nêu lại nội dung bài học - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau | - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - HS chuẩn bị. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
BÀI: BẢN TIN NGÀY HỘI NGHỆ SĨ NHÍ (Tiết 3)
Viết sáng tạo: Viết thông báo
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù.
- Nhận diện và viết được thông báo ngắn.
- Xoay Cây văn nghệ để chọn và nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Hình ảnh thông báo phóng to.
+ Mô hình hoặc powerpoint trình chiếu Cây văn nghệ để tổ chức hoạt động.
- HS: Sách, vở bài tập, bảng con, bút màu …
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
A. Hoạt động khởi động: (3 phút) * Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. * Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp | |
GV cho HS bắt bài hát | HS hát |
B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút) | |
B.5 Hoạt động Viết sáng tạo (... phút) 1. Nhận diện thể loại viết thông báo * Mục tiêu: HS nhận diện và viết được thông báo ngắn; nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 1, đọc nội dung thông báo. - Y/c HS thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý trong nhóm đôi: a. Thông báo trên của ai viết cho ai? b. Người viết muốn thông báo những nội dung gì? c. Người viết đề nghị điều gì? - Gọi 2, 3 nhóm chia sẻ trước lớp. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. Lưu ý một số nội dung khi viết thông báo. | - HS đọc, xác định yêu cầu BT - HS thảo luận trả lời. a. Thông báo trên của Hiệu trưởng viết cho toàn thể phụ huynh. b. Người viết muốn thông báo thời gian tựu trường của học sinh là 7 giờ 30 phút, ngày 15 tháng 8 năm 2022. c. Người viết đề nghị phụ huynh đưa học sinh đến trường đầy đủ, đúng giờ. - HS chia sẻ. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. |
2. Thực hành viết thông báo * Mục tiêu: HS nhận diện và viết được thông báo ngắn; nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 2. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập: - Tên thông báo. - Người tham dự lễ ra mắt. - Thời gian diễn ra lễ ra mắt. - Địa điểm diễn ra lễ ra mắt. - Lời đề nghị. - Y/c HS thảo luận viết thông báo. - Gọi 2, 3 nhóm chia sẻ trước lớp. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. Lưu ý một số nội dung khi viết thông báo. | - HS đọc, xác định yêu cầu BT - HS thảo luận trả lời. - HS chia sẻ - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. |
3. Trao đổi với bạn cách gửi thông báo * Mục tiêu: HS nhận diện và viết được thông báo ngắn; nói được câu về hoạt động của câu lạc bộ đã chọn hoặc câu lạc bộ em thích. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành, quan sát. * Hình thức: Cá nhân, nhóm, lớp | |
- Gọi HS xác định yêu cầu của BT 3 - Y/c HS thảo thảo luận nhóm đôi. Gợi ý: phát tờ rơi, dán thông báo, đăng website trường, gửi thư điện tử… - Gọi 2, 3 nhóm chia sẻ trước lớp. - Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. | - HS đọc, xác định yêu cầu BT - HS thảo luận - HS: + Thông báo qua loa phát thanh trường: Nhờ cô tổng phụ trách thông báo bằng loa phát thanh. + Thông báo bằng việc gửi phiếu thông báo đến từng lớp học: Giờ ra chơi, em cùng các bạn gửi phiếu thông báo đến từng lớp học. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. |
B.5 Hoạt động Vận dụng (... phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp * Hình thức: Cả lớp | |
- Gọi HS xác định yêu cầu của hoạt động vận dụng. - GV hướng dẫn cách thực hiện. Em hãy nói theo những gợi ý sau: + Câu lạc bộ em đã chọn là câu lạc bộ nào? + Câu lạc bộ ấy tổ chức những hoạt động gì? + Hoạt động ấy diễn ra khi nào? Ở đâu? - HS chơi trong nhóm nhỏ. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. | - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - HS chơi. Em chọn câu lạc bộ Họa sĩ nhí. Câu lạc bộ đã tổ chức Cuộc thi Làm thiệp Chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10. Cuộc thi diễn ra từ ngày 1 tháng 10 đến 15 tháng 10. Kết quả là tìm ra những tấm thiệp được vẽ và trang trí đẹp để tặng mẹ và cô. - HS nhận xét. - GV nhận xét. |
* Hoạt động nối tiếp: (2 phút) * Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau. * Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp * Hình thức: Cả lớp | |
- Nêu lại nội dung bài học - Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học - Chuẩn bị tiết sau | - HS nêu. - HS làm theo yêu cầu GV. - HS chuẩn bị. |
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới