Giáo án tiếng việt 3 cánh diều học kỳ 1 rất hay

Giáo án tiếng việt 3 cánh diều học kỳ 1 rất hay

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 3 cánh diều học kỳ 1 rất hay

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 1

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 01: CHÀO NĂM HỌC MỚI (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinhđịa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơi miêu tả niềm vui của học sinh trong ngày khai trường)

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.

+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS về chuẩn bị của các em với năm học mới.

+ Em chuẩn bị tranh phục, sách vở thể nào để đi khai giảng?

+ Lễ khai giảng có những hoạt động chính nào?

+ Em thích nhất hoạt động nào trong lễ khai giảng? Vì sao?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm MĂNG NON

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinhđịa phương dễ viết sai (là, nắng mới, lá cờ, năm xưa,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...)

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi của các bạn nhỏ trong ngày khai trường.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (5 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến đi hội.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến trên lưng.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến như reo.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến lớp 4.

+ Khổ 5: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: nắng mới, lá cờ, năm xưa, vào lớp, hớn hở, ôm vai, bá cổ,…

- Luyện đọc câu:

Sáng mùa thu trong xanh/

Em mặc quần áo mới/

Đi đón ngày khai trường/

Vui như là đi hội.//

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bạn học sinh trong bài thơ đi khai giảng như thế nào?

+ Câu 2: Tìm những hình ảnh ở các khổ thơ 2 và 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô?

+ Câu 3: Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì?

+ Câu 4: Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới bắt đầu?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài thơ thể hiện niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Bạn HS dậy sớm, mặc quân áo mới với niềm vui như là đi hội.

+ Gặp bạn cười hớn hở; tay bắt mặt mừng; ôm vai bá cổ; nhìn thầy cô ai cũng như trẻ lại; lá cờ bay như reo.

+ Các bạn vui vì thấy mình lớn lên thêm, không còn bé như lớp 1, 2 nữa.

+ Tiếng trống khai trường gióng giả, hình ảnh các bạn HS vai mang khăn quàng đỏ thắm vào lớp báo hiệu một năm học mới bắt đầu.

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong bài thơ.

+ Biết vận dụng để đặt câu chỉ hoạt động.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Xếp các từ ngữ dưới đây bào nhóm thích hợp

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Đặt 1-2 câu nói về hoạt động của em trong ngày khai giảng.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu:

+ Em xếp hàng và làm lễ khai giảng cùng các bạn.

+ Em hát to bài hát quốc ca trong lúc chào cờ.

+ Sau khi kết thúc lễ khai giảng, chúng em cùng nhau trò chuyện hỏi thăm về thời gian nghỉ hè.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Từ ngữ chỉ sự vật: quần áo, cặp sách, lá cờ

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: reo, cười, đo, bay.

+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: mới, trong xanh, trẻ, lớn, đỏ, tươi.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu về hoạt động của em trong ngày khai giảng.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh một số lễ khai giảng năm học mới ở các nơi khác để các em hiểu biết thêm sự phong phú của lễ khai giảng..

+ GV nêu câu hỏi trong lễ khai giảng ở video có gì khác với lễ khai giảng của trường mình?

+ Em thích nhất hoạt động nào?

- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,...

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 01: ÔN CHỮ VIẾT HOA: A, Ă, Â (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn luyện cách viết chữ hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.

- Viết tên riêng: Âu Lạc.

- Viết câu ứng dụng Ai ơi, chẳng chóng thì chầy/ có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: Nếu kiên trì thì nhất định sẽ thành công.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Chỉ ra các từ chỉ sự vật trong câu sau: Em mặc chiếc áo mới, tung tăng reo hò

+ Câu 2: Chỉ ra các từ chỉ hoạt động trong câu sau: Ngày khai trường thật vui, các bạn reo hò, chạy nhảy khắp nơi

+ Câu 3: Chỉ ra các từ chỉ đặc điểm trong câu sau: Chiếc khăn quàng đỏ thắm.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Câu 1: Các từ chỉ sự vật trong câu: chiếc áo

+ Câu 2: Các từ chỉ hoạt động trong câu: reo hò, chạy nhảy

+ Câu 3: Các từ chỉ đặc điểm trong câu: đỏ thắm.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con.

a) Luyện viết chữ hoa.

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa A, Ă, Â.

- GV mời HS nhận xét sự khác nhau, giống nhau giữa các chữ A, Ă, Â.

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

b) Luyện viết câu ứng dụng.

* Viết tên riêng: Âu Lạc

- GV giới thiệu: Âu Lạc là tên của nước ta thời vua An Dương Vương. Đây là thời kì nối tiết các triều đại vua hùng, gắn liền với câu chuyện xây thành Cổ Loa (còn gọi là thành Ốc) mà các em sẽ được học ở HKII.

- GV mời HS luyện viết tên riêng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai.

* Viết câu ứng dụng: Ai ơi, chẳng chóng thì chầy/ có công mài sắt, có ngày nên kim.

- GV mời HS nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

- GV nhận xét bổ sung: Câu tục ngữ rằn dạy chúng ta nếu kiên trì thì nhất định sẽ thành công.

- GV mời HS luyện câu ứng dụng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai

- HS quan sát lần 1 qua video.

- HS quan sát, nhận xét so sánh.

- HS quan sát lần 2.

- HS viết vào bảng con chữ hoa A, Ă, Â.

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng trên bảng con: Âu Lạc.

- HS trả lời theo hiểu biết.

- HS viết câu ứng dụng vào bảng con:

Ai ơi, chẳng chóng thì chầy

Có công mài sắt, có ngày nên kim

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa A, Ă, Â cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ trong vở luyện viết 3.

+ Viết tên riêng: Âu Lạc và câu ứng dụng Ai ơi, chẳng chóng thì chầy/ có công mài sắt, có ngày nên kim. Trong vở luyện viết 3.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS mở vở luyện viết 3 để viết các nội dung:

+ Luyện viết chữ A, Ă, Â.

+ Luyện viết tên riêng: Âu Lạc

+ Luyện viết câu ứng dụng:

Ai ơi, chẳng chóng thì chầy

Có công mài sắt, có ngày nên kim

- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ.

- Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS mở vở luyện viết 3 để thực hành.

- HS luyện viết theo hướng dẫn của GV

- Nộp bài

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

KỂ CHUYỆN: EM CHUẨN BỊ ĐI KHAI GIẢNG (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Dựa vào sơ đồ gợi ý, thực hiện 5 bước của bài nói. Xác định đúng của đề tài, tìm được ý chính, sắp xếp các ý. Sau đó thực hiện nói theo dàn ý đã sắp xếp, có thể tự điều chỉnh theo góp ý của bạn để hoàn thiện theo câu chuyện của mình;

- Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.

- Lắng nghe bạn nói, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

- Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong bài học kể chuyện.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video kể chuyện của một HS trên khác trong lớp, trường hoặc Youtube .

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Dựa vào sơ đồ gợi ý, thực hiện 5 bước của bài nói. Xác định đúng của đề tài, tìm được ý chính, sắp xếp các ý. Sau đó thực hiện nói theo dàn ý đã sắp xếp, có thể tự điều chỉnh theo góp ý của bạn để hoàn thiện theo câu chuyện của mình;

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hướng dẫn kể chuyện.

- GV giới thiệu cho HS biết về 5 bước cần làm cho một bài nói hay. Em cần chú ý thực hiện.

Kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng

2.2. Học sinh xây dựng câu cuyện của mình theo sơ đồ.

- GV hướng dẫn học sinh ghi ra giấy nháp các nội dung theo 5 bước trên.

- GV mời một số HS giới thiệu về bản thân, nói về công việc của em đã chuẩn bị đi khai giảng theo dàn ý.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS quan sát 5 bước chuẩn bị và lắng nghe GV hướng dẫn.

- Học sinh ghi ra giấy nháp các nội dung theo 5 bước trên.

- Một số HS giới thiệu về bản thân, nói về công việc của em đã chuẩn bị đi khai giảng theo dàn ý.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết kể đầy đủ một câu chuyện về việc chuẩn bị đi khai giảng. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.

+ Lắng nghe bạn nói, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

+ Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

- Cách tiến hành:

3.1 Kể chuyện trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 2.

- Mời đại diện các nhóm kể trước lớp.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.2. Thi kể chuyện trước lớp.

- GV tổ chức thi kể chuyện.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS kể chuyện theo nhóm 2.

- Các nhóm kể trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS thi kể chuyện.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs xem một câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 02: LỄ CHÀO CỜ ĐẶC BIỆT (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài,. Phát ấm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (lễ , nắng, lớn, nhạc nền,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng theo cá dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Lễ chào cờ đặc biệt hướng về biển, đảo được tổ chức long trọng , thể hiện tình yêu tổ quốc và ý thức về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

- Nhận biết cách sắp xếp ý theo trình tự thời gian.

- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm; bước đầu biết sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần giải thích, liệt kê.

- Phát triển năng lực văn học: Yêu trường lớp, đất nước Việt Nam và biển đảo.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết đất nước, yêu biển đảo Việt Nam.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Em yêu biển đảo Việt Nam”.

- Hình thức chơi: HS chọn các quần đảo, đảo trên trò chơi để đọc 1 khổ thơ trong bài và trả lời câu hỏi.

+ Câu 1: Bạn học sinh trong bài thơ đi khai giảng như thế nào?

+ Câu 2: Tìm những hình ảnh ở các khổ thơ 2 và 3 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh khi gặp lại bạn bè, thầy cô?

+ Câu 3: Khổ thơ 4 thể hiện niềm vui của các bạn học sinh về điều gì?

+ Câu 4: Những âm thanh và hình ảnh nào báo hiệu năm học mới bắt đầu?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 4 HS tham gia:

+ Bạn HS dậy sớm, mặc quân áo mới ....

+ Gặp bạn cười hớn hở; ....

+ Các bạn vui vì thấy mình lớn lên thêm...

+ Tiếng trống khai trường gióng giả....

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài,. Phát ấm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (lễ , nắng, lớn, nhạc nền,...)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng theo cá dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

+ Hiểu ý nghĩa của bài: Lễ chào cờ đặc biệt hướng về biển, đảo được tổ chức long trọng , thể hiện tình yêu tổ quốc và ý thức về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng thong thả, ttrang trọng. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (6 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đảo.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến Trường Sa.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến bài hát.

+ Đoạn 4: Tiếp theo cho đến đảo.

+ Đoạn 5: Tiếp theo cho đến quê hương.

+ Đoạn 5: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: lễ, nhạc nền, thiêng liêng, đặc biệt, Quốc ca,…

- Luyện đọc câu: Dưới ánh nắng dìu dịu của buổi sáng thứ Hai,/ một lễ chào cờ đặc biệt/ được thầy trò trường tiểu học Cát Bi (Hải Phòng) tổ chức/ để hướng về biển, đảo.

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Lễ chào cờ của trường tiểu học Cát Bi được tổ chức nhằm mục đích gì?

+ Câu 2: Chi tiết nào cho thấy lễ chào cờ đó rất đặc biệt?

+ Câu 3: Theo em, vì sao buổi lễ chào cờ đó để lại ấn tượng khó quên đối với các bạn học sinh?

+ Câu 4: Dựa vào ình minh hoạ trong bài học, hãy kể tên mộ số trường tổ chức lễ chào cờ đặc biệt hướng về biển, đảo.

GV gợi ý: trường TH Trưng Vương, Đà lạt, Lâm Đồng. Trường TH Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, hà Tĩnh.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Lễ chào cờ đặc biệt hướng về biển, đảo được tổ chức long trọng , thể hiện tình yêu tổ quốc và ý thức về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc từ ngữ:

+ Quần đảo: nhóm đảo gồm các đảo nhỏ ở gần nhau.

+ Thiêng liêng: Cao quý, được coi trọng hơn hết.

+ Giai điệu: Âm thanh, nhịp điệu của bài hát, bản nhạc.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Lễ chào cờ của trường tiểu học Cát Bi được tổ chức nhằm thể hiện ý thức hướng về biển, đảo, bảo vệ biển đảo quê hương.

+ HS của trường xếp hình Việt Nam với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

+ Vì buổi lễ đó lễ đó có hoạt động xếp thành hình bản đồ Việt Nam với số lượng lớn HS tham gia; Vì buổi lễ đó tổ chức trang trọng, thiêng liêng,...

+ HS kể lại theo hiểu biết của mình.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết cách sắp xếp ý theo trình tự thời gian.

+ Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm; bước đầu biết sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần giải thích, liệt kê.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

1. Các sự việc trong buổi lễ chào cờ được kể theo trình tự nào? Chọn ý đúng

a) Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau, kể sau (theo thời gian).

b) Kể lần lượt các hoạt động ở sân trường, trong lớp học (theo không gian)

c) Kể lần lượt hoạt động của các khối lớp 1,2,3,4,5 (theo khối lớp)

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Dấu hai chấm trong các câu sau được dùng làm gì? Ghép đúng:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương

3. Em cần thêm dấu hai chấm vào chỗ nào trong mỗi câu sau?

a) Học sinh toàn trường mặc áo màu cờ Tổ quốc, chuẩn bị cho một sự kiện lớn trong lễ khai giảng xếp thành hình bản đồ Việt Nam.

b) Vì mới thành lập, trường tiểu học Kim Đồng chỉ có 4 khối lớp khối 1, khối 2, khối 3 và khối 4.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 4

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

a) Việc diễn ra trước kể trước, việc diễn ra sau, kể sau (theo thời gian).

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và ghép đúng các ý với nhau.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình:

1 🡪 b

2 🡪a

- Các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4, thảo luận và đưa ra kết quả đạt dấu hai chấm vào 2 câu trên.

a) Học sinh toàn trường mặc áo màu cờ Tổ quốc, chuẩn bị cho một sự kiện lớn trong lễ khai giảng: xếp thành hình bản đồ Việt Nam.

b) Vì mới thành lập, trường tiểu học Kim Đồng chỉ có 4 khối lớp: khối 1, khối 2, khối 3 và khối 4.

- Các nhóm nhận xét

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh xếp hình bản đồ Việt Nam của một số trường, tổ chức,....

+ GV cùng trao đổi với HS về cách xếp hình, nét đẹp, về tình yêu đất nước, biển đảo Việt Nam,...

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 02: EM CHUẨN BỊ ĐI KHAI GIẢNG (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Phát triển năng lực văn học: Biết kể lại một sự việc đã từng chứng kiến, tham gia, bày tỏ được cảm xúc của mình khi chứng kiến, tham gia sự việc đó.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết chính tả của bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức nghe hát : Niềm vui ngày khai trường để khởi động bài học.

- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Biết trình bày được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng của mình để trao đổi với bạn trong nhóm và trước lớp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị viết bài.

Viết một đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đu khai giảng

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý và ghi nhớ các bước viết một bài văn theo quy tắc bàn tay.

- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 2 theo bước 1, 2 trong quy tắc.

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát, đọc gợi ý quy tắc bàn tay.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Viết được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

+ Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Cách tiến hành:

3.1. Viết đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng.

- GV mời HS viết vào vở ôli.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

3.2. Giới thiệu đoạn văn.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét cung cả lớp.

- HS viết bài vào vở ôli.

- 1-3 HS đọc bài viết của mình trước lớp

- các HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV chấm bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Chữ đẹp mà nết càng ngoan”.

+ Cho HS lắng nghe bài hát.

+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS lắng nghe bài hát.

- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 2

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 03: BẠN MỚI (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các tên riêng nước ngoài đã

được phiên âm (4-i-a, Tét-su-ô) và các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương

dễ viết sai, VD: lớp, khích lệ, nên, đến lượt, lúng túng, vào lớp, hành lang, ... (MB);

thơ thẩn, khích lệ, một lần nữa, bức vẽ, hành lang, xôn xao,... (MT, MN).

- Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: thơ thẩn, khích lệ, quan sát, hành lang, bàn tán,...

- Hiểu ý nghĩa của bài: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng mà người khác không có được, khi chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi; không nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.

- Trả lời được các CH về nội dung bài.

- Nhận biết các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian.

- Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu

lời nói của nhân vật.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ sự tôn trọng giữa con người, biết giúp đỡ mọi người.

+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.

2. Năng lực chung.

- Phát triển NL giao tiếp và hợp tác (biết cùng các bạn thảo luận nhóm);

- NL tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời các CH đọc hiểu bài, hoàn thành các BT về sắp xếp các đoạn văn, tác dụng của dấu hai chấm).

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết tôn trọng giữa con người, biết giúp đỡ mọi người .

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng sự khác biệt giữa con người, sẵn sàng học hỏi, hoà nhập và giúp đỡ mọi người.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Bài đọc hôm nay tên là gì?

+ Trong các hình ảnh minh hoạ, thầy giáo và các bạn HS đang làm gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- GV giới thiệu: Bạn gái đang giúp thầy giáo treo tranh là một HS mới chuyển đến, tên bạn là A-i-a. Các bạn trong lớp đã cư xử với A-i-a thế nào? Thầy giáo đã giúp A-i-a chinh phục các bạn ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài đọc Bạn mới để có câu trả lời nhé.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Bài có tên Bạn mới.

+ Thầy giáo khuyên bạn gái vào chơi cùng các bạn; Thầy giáo đang treo các bức tranh trên hành lang; Các bạn HS xem tranh và bàn tán.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

* Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các tên riêng nước ngoài đã

được phiên âm (A-i-a, Tét-su-ô) và các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương

dễ viết sai, VD: lớp, khích lệ, nên, đến lượt, lúng túng, vào lớp, hành lang, ... (MB);

thơ thẩn, khích lệ, một lần nữa, bức vẽ, hành lang, xôn xao,... (MT, MN).

- Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài: thơ thẩn, khích lệ, quan sát, hành lang, bàn tán,...

- Hiểu ý nghĩa của bài: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng mà người khác không có được, khi chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi; không nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.

- Trả lời được các CH về nội dung bài.

- Nhận biết các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian.

- Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu

lời nói của nhân vật.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ sự tôn trọng giữa con người, biết giúp đỡ mọi người.

* Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Nhấn giọng, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Giọng đọc chậm rãi ở câu cuối..

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến nghe thấy

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến lúng túng.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến hết bài.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: A-i-a, Tét-su-ô, khích lệ, nên, đến lượt, lúng túng, hành lang, thơ thẩn, một lần nữa, bức vẽ, xôn xao.

- Giải nghĩa từ và luyện đọc câu:

? Em hiểu thế nào là thơ thẩn?

- GV đưa câu văn dài:

Thầy gọi A-i-a vào lớp, / hỏi: / "Em cho thầy xem bức tranh em mới vẽ được không? // Các bạn nói là em vẽ đẹp lắm."//

? Trong đoạn 4 có từ bàn tán, vậy bàn tán ở đây là gì?

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

? Vì sao trong giờ ra chơi, A-i-a không tham gia cùng nhóm nào?

? Những chi tiết nào cho thấy A-i-a rất rụt rè?

? Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách nào?

? Theo bạn, vì sao Tét-su-ô chủ động đến rủ A-i-a cùng chơi?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng mà người khác không có được, khi chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi; không nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS đọc từ khó.

+ Thơ thẩn: Đi lại một cách chậm rãi và lạng lẽ như đnag suy nghĩ điều gì đó.

- 2-3 HS đọc câu.

+ Bàn tán: trao đổi tự do với nhau về một việc nào đó.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Vì A-i-a là học sinh mới, chưa quen ai nên bạn không tham gia nhóm nào.

+ A-i-a không dám chủ động làm quen và tham gia trò chơi với các bạn; khi được thầy giáo khích lệ, A-i-a nói rất nhỏ; khi bị các bạn chê chậm, A-i-a càng lúng túng.

+ Thầy giáo gọi A-i-a lại, bảo A-i-a cho thầy xem tranh bạn ấy vẽ, khen A-i-a vẽ đẹp; treo tranh của bạn ấy lên tưởng để mọi người cùng xem.

+ Tét-su-ô đã hiểu rằng không nên chê bai những người không giống mình.

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian.

+ Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép: Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu

lời nói của nhân vật.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Trong câu “Em vào chơi với các bạn đi”, lời nói của nhân vật được đánh dấu bằng dấu câu nào?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm bàn

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV kết luận: Lời nói của nhân vật được đánh dấu bằng dấu ngoặc kép.

2. Tìm thêm một câu là lời nói của nhân

vật trong bài đọc trên. Dấu câu nào cho em biết đó là lời nói của nhân vật.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời cá nhân HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm bàn, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Lời nói của nhân vật “Em vào chơi

với các bạn đi!”, được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp: tìm thêm câu là lời nói của nhân vật.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình.

+ Lời của Tét-su-ô nói với A-i-a: "Ngày mai, cậu chơi đuổi bắt với chúng tớ nhé”. Dấu cầu cho biết đó là

lời nói của nhân vật dầu ngoặc kép.

- HS nhận xét câu trả lời của bạn.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ GV cho HS nghe và hát theo bài hát: Chào người bạn mới đến”

? Khi nghe bài hát các bạn biết thêm điều gì?

- Nhắc nhở các em cần tôn trọng mọi người, không lên kỳ thị họ vì mỗi người đều có nét riêng của mình.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Nghe – Viết: NGÀY KHAI TRƯỜNG (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- 1 - 2 HS đọc lại câu chuyện.

- Nghe – viết đúng chính tả 3 khổ thơ đầu bài thơ Ngày khai trường.

- Đọc đúng tên chữ và viết đúng 10 chữ (từ a đến ê) vào vở. Thuộc lòng tên 10

chữ mới trong bảng chữ và tên chữ.

- Làm đúng BT điền chữ ghi các phụ âm đầu 1/ n hoặc các phụ âm cuối c / t (các

vẫn âc / ât).

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu được nội dung đoạn chính tả, làm hoàn thành các bài tập.

2. Năng lực chung.

- Phát triển NL tự chủ và tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: nghe – viết,

chọn BT chính tả phù hợp với yêu cầu khắc phục lỗi của bản thân, biết sửa lỗi chính

tả,...

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết chính tả.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Góp phần bồi dưỡng ý thức về bản thân và tình yêu bạn bè, trường lớp, yêu thiên nhiên qua nội dung các BT chính tả.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe và hát theo bài hát “Nét chữ, nét người”

- GV kiểm tra sách vở của HS

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta đã được học bài tập đọc Ngày khai trường và bài chính tả hôm nay cô cùng các bạn sẽ cùng rèn chữ viết với 3 khổ thơ đầu của

bài.

- GV ghi bài bảng

- HS tham gia hát theo nhạc.

- HS cùng GV kiểm tra

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

2. Khám phá. Hoạt động 1: Nghe – Viết. (làm việc cá nhân)

* Mục tiêu:

- 1 - 2 HS đọc lại câu chuyện.

- Nghe – viết đúng chính tả 3 khổ thơ đầu bài thơ Ngày khai trường.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu được nội dung đoạn chính tả, làm hoàn thành các bài tập.

* Cách tiến hành:

2.1. Chuẩn bị

- GV nêu yêu cầu: Nghe viết 3 khổ thơ đầu bài thơ Ngày khai trường. Đây là một bài thơ rất hay với những câu thơ giàu hình ảnh về niềm vui của học sinh trong ngày khai trường.

- GV đọc 3 khổ thơ sẽ viết chính tả cho HS nghe.

- Hướng dẫn HS nhìn vào SHS, đọc thầm 3 khổ thơ trong SHS;

- GV hướng dẫn HS:

+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

+ Các chữ cái đầu tiên được viết như thế nào?.

+ Viết những tiếng khó hoặc những tiếng dễ sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

2.2. Viết bài

- GV đọc tên bài, đọc từng dòng thơ cho HS viết vào vở.

2.3. Soát, sửa bài

- GV đọc lại 3 khổ thơ cho HS soát lại bài

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em viết đẹp, có nhiều tiến bộ.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc trước lớp

- Mỗi dòng thơ gồm 5 chữ

- Các chữ cái đầu tiên được viết hoa.

- Mặc, khai trường, hớn hở, trên lưng, nắng mới, reo.

- HS viết bài.

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở dò bài cho nhau.

3. Luyện tập.

* Mục tiêu:

- Đọc đúng tên chữ và viết đúng 10 chữ (từ a đến ê) vào vở. Thuộc lòng tên 10

chữ mới trong bảng chữ và tên chữ.

- Làm đúng BT điền chữ ghi các phụ âm đầu 1/ n hoặc các phụ âm cuối c / t (các

vẫn âc / ât).

* Cách tiến hành:

Bài 1: Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 10 chữ trong bảng sau:

- GV cho HS đọc yêu cầu bài

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi

- GV yêu cầu HS làm vào vở 1HS làm bảng phụ

- GV cho HS lên chia sẻ bài

- GV gọi HS nhận xét bài bạn.

- GV yêu cầu 2-3 HS đọc lại

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Chọn chữ, hoặc vần phù hợp với ô trống

- GV nêu bài tập.

- GV tổ chức hoạt động theo cặp

Gọi các nhóm chia sẻ bài làm

- GV cùng HS nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có).

- HS đọc yêu cầu bài tập

- HS thảo luận theo cặp đôi.

- HS làm bài

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

a

a

2

ă

á

3

â

4

b

5

c

6

ch

Xê hát

7

d

8

đ

đê

9

e

e

10

ê

ê

- HS treo bảng phụ và đọc bài của minh.

- HS nhận xét bài bạn.

- HS đọc lại bài

- HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS.

- HS làm bài tập theo cặp.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.

a) Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao.

Em mơ làm nắng ấm

Đánh thức bao mầm xanh

Vươn lên từ đất mới

Đem cơm no áo lành.

b) . Đáp án: nhật, cất, nhấc, mất

- HS và GV nhận xét.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

KỂ CHUYỆN: BẠN MỚI (Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Dựa vào tranh minh hoạ và CH gợi ý, trả lời được các CH; kể lại được từng đoạn vàtoàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng; khi

chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi, không

nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.

- Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

- Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức cảm thông, chia sẻ với bạn; biết điều chỉnh hành vi khi cư xử không đúng với bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video cho HS nghe về môt câu chuyện về một bạn mới .

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em đã đọc câu chuyện Bạn mới. Đó là một câu chuyện rất hay. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện ấy nhé.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

- HS lắng nghe

2. Khám phá:

Hoạt động 1: Kể chuyện

* Mục tiêu:

- Dựa vào tranh minh hoạ và CH gợi ý, trả lời được các CH; kể lại được từng đoạn vàtoàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng; khi

chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi, không

nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

* Cách tiến hành:

2.1. Dựa theo tranh và câu hỏi, kể lại câu chuyện.

- GV mời 2 − 4 HS đọc: A-i-a, Tét-su-ô. Cả lớp đọc thầm theo để nhớ tên nhân vật.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và kể

- Kể lần 1 (không cần chỉ tranh); giải nghĩa từ khó.

- GV kể lần 2, lần 3 (kết hợp chỉ vào từng tranh khi kể đoạn truyện được minh

hoạ bằng tranh đó).

2.2. Trả lời câu hỏi

- GV dừng lại, YC cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lại các CH gợi ý dưới tranh.

? Chuyện gì xảy ra trong giờ ra chơi?

? A-i-a tham gia trò chơi như thế nào?

? Thầy giáo đã giúp A-i-a tự tin bằng cách

nào?

? Tét-su-ô thay đổi thái độ với A-i-a ra sao?

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.3. Kể chuyện trong nhóm

- GV tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm đôi: Kể nối tiếp theo từng tranh hoặc

HS 1 kể theo tranh 1-2; HS 2 kể theo tranh 3...4; sau đó, 2 bạn đối vai cho nhau.

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS kể chuyện

2.4. Thi kể chuyện trước lớp

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 tiếp nối nhau dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi thi kể lại câu chuyện trên.

- GV khuyến khích, động viên HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác.

- GV yêu cầu HS các nhóm nhận xét

- GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể to, rõ, tự tin, sinh động, biểu cảm.

- HS quan sát tranh và lắng nghe GV kể.

- HS lắng nghe GV kể

- HS quan sat tranh và đọc gợi ý.

+ A-i-a là HS mới, chưa quen ai nên không tham gia chơi với nhóm nào. Thầy giáo đã khuyến khích A-i-a chơi cùng các bạn.

+ Khi đến lượt đuổi các bạn, A-i-a không

bắt được ai vì em chậm quá. Bị Tét-su-ô chê, A-i-a càng lúng túng.

+ Thầy bảo A-i-a cho thầy xembtranh em vẽ và khen em vẽ đẹp, rồi treo tranh của em lên tường để các bạn cùng xem.

+ Tét-su-6 hiểu ra ai cũng có điểm mạnh riêng, việc mình chế bạn là không đúng nên đã chủ động rủ A-la cùng chơi đuổi bắt.

- HS thảo luận nhóm đôi.

- HS cùng chia sẻ câu chuyện cho nhau nghe

- HS thảo luận phân chia nhau để củng thi kể.

- Các nhóm chia sẻ và thi kể trước lớp

- HS nhận xét cách kể của các nhóm.

3. Luyện tập.

* Mục tiêu:

- Hiểu nội dung câu chuyện: Mỗi một người có một điểm mạnh riêng; khi

chơi với bạn nên hoà đồng và nhìn vào điểm mạnh của bạn để có thể học hỏi, không

nên kì thị khi thấy bạn không giống mình.

- Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

- Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

* Cách tiến hành:

Bài 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện:

- GV cho HS đọc yêu cầu bài

- GV cho HS đọc gợi ý các câu hỏi.

a) Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

b) Nếu lớp em có một người bạn mới, em có thể làm gì để giúp bạn?

- GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi

- GV yêu cầu HS chia sẻ ý kiến của mình.

a) Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao?

b) Nếu lớp em có một người bạn mới, em có thể làm gì để giúp bạn?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét và tuyên dương.

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS đọc gợi ý trong sách.

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS chia sẻ ý kiến.

+ Thích Tét-su-ô vì Tét-su-ô nhanh nhẹn, khoẻ mạnh và biết sửa lỗi khi nhận ra mình cư xử chưa đúng với bạn.

+ HS trả lời theo ý hiểu của mình.

- HS lên nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem một câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 04: MÙA THU CỦA EM (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, VD: là, màu lá sen, rằm, lật trang vở,... (MB); con mắt, mở, xanh, màu lá sen, rước đèn, trang vớ... (MT, MN); ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.

- Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2,

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm yêu mến của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới.

- Luyện tập về dấu hai chấm.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu và biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp

- Phẩm chất nhân ái: Biết chia sẻ với cảm giác yêu mến của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Hộp quà âm nhạc”

- Hình thức chơi: HS truyền tay nhau một

hộp quà bên trong chưa các câu hỏi truyền

tay nhau khi nghe nhạc, âm nhạc sẽ tạm dừng lúc đó hộp quà ở tay bạn nào thì bạn ấy bốc thăm và trả lời CH

+ Câu 1: Bạn học sinh mới có điểm gì khác lạ?

+ Câu 2: Thầy giáo đã giúp A – i – a như thế nào?

+ Câu 3: Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Mỗi mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng. Mùa thu không chỉ đẹp mà còn gắn với ngày tết đặc biệt dành cho các em, Tết Trung thu. Mùa thu cũng là mùa khởi đầucho một năm học mới. Bài thơ Mùa thu của em mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và yêu mùa thu hơn.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia trò chơi

- HS tham gia:

+ Bạn ấy nhút nhát không dám kết bạn với mọi người.

+ Thầy giáo cho bạn xem tranh.....

+ HS nêu nôi dung bài học.

- HS lắng nghe.

- HS nêu lại đề bài.

2. Khám phá.

* Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai: là, màu lá sen, rằm, lật trang vở, con mắt, mở, xanh, rước đèn,…; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.

- Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2,

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm yêu mến của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu và biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

* Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: giọng đọc vui tươi, nhẹ nhàng. Nhấn giọng, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ : (4 khổ)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến trời êm.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến lá sen.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến xuống xem.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: là, màu lá sen, rằm, lật trang vở, con mắt, mở, xanh, rước đèn,…

- Luyện đọc câu:

Mù thu của em /

Là vàng hoa cúc/

Như nghìn con mắt/

Mở nhìn trời êm.//

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Những hình ảnh nào trong bài thơ gắn với mùa thu?

- GV giới thiệu thêm hình ảnh hoa cúc

vàng, hình ảnh cốm mới để giúp HS hiểu được hình ảnh so sánh trong bài thơ bằng các chiếu tranh, ảnh

+ Câu 2: Mùa thu có gì vui đối với các bạn nhỏ?

+ Câu 3: Từ các câu trả lời trên, em hiểu vì sao tác giả đặt tên bài thơ là Mùa thu của em?

+ Câu 4: Chọn một khổ thơ em thích và cho biết vì sao em thích khổ thơ đó?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Tình cảm yêu mến của bạn

nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới.

* Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ

- GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ 1 lần

- GV hướng dẫn HS học thuộc tại lớp từng khổ, cả bài thơ bằng cách:

- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài thơ.

- GV xoá dần bảng. Xoá từng cụm từ đến khi chỉ còn những từ đầu câu làm điểm tựa. - GV yêu cầu HS luyện đọc theo bàn, tổ, dãy bàn.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc từ ngữ:

+ Cốm: Món ăn làm từ thóc nếp non rang chín, giã sạch vỏ, có màu xanh và hương thơm (cốm thường đượcgói trong lá sen).

+ Chị Hằng: Chỉ Mặt Trăng (tiên nữ Hằng Nga).

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Màu vàng của hoa cúc; màu xanh của cốm mới.

- HS lắng nghe

+ Mùa thu, các bạn nhỏ được ngắm hoa cúc vàng, được ăn cốm mới, được rước đèn Trung thu; được khai giảng năm học mới.

+ Vì mùa thu gắn với những sự vật được thiếu nhi yêu thích, với nhiều hoạt động của thiếu nhi.

+ HS nói lại theo hiểu biết của mình.

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu

biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

- HS đọc lại 1 lần bài thơ.

- HS lắng nghe.

- HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ, cả bài thơ.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết cách sắp xếp ý theo trình tự thời gian.

+ Luyện tập về dấu hai chấm.

+ Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm; bước đầu biết sử dụng dấu hai chấm báo hiệu phần giải thích, liệt kê.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo cặp đôi

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

1. Viết tiếp vào vở câu dưới đây để liệt kê những hình ảnh quen thuộc của mùa thu.

Mùa thu là mùa của những màu sắc đẹp:màu xnah của bầu trời,…

- Gv gọi HS nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Đặt một câu sử dụng dấu hai chấm để liệt kê các hoạt độngcủa thiếu nhi trong mùa thu

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 4

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc theo cặp đôi

- HS chia sẻ ý kiến của mình.

+ Mùa thu là mùa của những màu sắc đẹp:màu xnah của bầu trời,màu vàng rực của hoa cúc, màu đỏ của lá bàng, màu vàng tươi của những tia nắng mới,...

- HS nhận xét bài bạn.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4, thảo luận và ghép đúng các ý với nhau.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình:

+ Mùa thu gắn liền với các hoạt động trẻ thơ, đó là: phá cỗ Trung thu, rước

đèn ông sao, khai giảng năm học mới,...

- Các nhóm nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

? Em có thấy mùa thu rất đẹp không? Không khí mùa thu như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS trả lời theo ý hiểu của mình.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 04: MÙA THU CỦA EM (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được đoạn văn tự giới thiệu về mình. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- HS biết tự giới thiệu về mình bằng lời nói, hình ảnh.

- Phát triển năng lực văn học: Bài viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Có thể dán hình, vẽ, tô màu, trang trí cho bài viết.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ – tự học, giải quyết vấn đề – sáng tạo: viết được đoạn văn giới thiệu bản thân rõ ràng mạch lạc;

- Năng lực giao tiếp – hợp tác: giới thiệu được bản thân với các bạn trong nhóm, lớp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức nghe hát : Em là học sinh lớp 2 để khởi động bài học.

- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

* Mục tiêu:

- Viết được đoạn văn tự giới thiệu về mình để trao đổi với bạn trong nhóm và trước lớp.

- Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- HS biết tự giới thiệu về mình bằng lời nói, hình ảnh.

* Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị viết bài.

Viết một đoạn văn tự giới thiệu về em gắn ảnh em và trang trí bài làm

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý

- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 2

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát, đọc gợi ý

- HS thảo luận nhóm 2.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

- Viết được đoạn văn tự giới thiệu về mình để trao đổi với bạn trong nhóm và trước lớp.

+ Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Cách tiến hành:

3.1. Viết đoạn văn tự giới thiệu về mình

- GV mời HS viết vào vở ôli.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

3.2. Giới thiệu đoạn văn.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV thu một số bài nhận xét cùng cả lớp.

- HS viết bài vào vở ôli.

- 1-3 HS đọc bài viết của mình trước lớp

- Các HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV nhận xét bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Chữ đẹp mà nết càng ngoan”.

+ Cho HS lắng nghe bài hát.

+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS lắng nghe bài hát.

- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 3

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN

BÀI ĐỌC 1: NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC(T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh

mà HS địa phương dễ viết sai, VD: lòng tôi, nao nức, tựu trường, trong sáng, nảy

nở, rụt rè,... (MB); nảy nở, mỉm cười, quang đãng, âu yếm, bỡ ngỡ,... (MT, MN).

Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài văn (Bài văn là những hồi tưởng đẹp của nhà văn Thanh Tịnh về buổi đầu ông được mẹ dắt tới trường).

- Biết các dấu hiệu để nhận ra đoạn văn trong bài văn.

1.2. Phát triển năng lực văn học:

- Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

- Biết chia sẻ với cảm giác bỡ ngỡ, rụt rè của nhân vật trong buổi đầu đi học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: lắng nghe, đọc bài trả lời đúng các câu hỏi đọc hiểu; tìm đúng các dấu hiệu của đoạn văn. Nêu được nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài văn.

- Phẩm chất nhân ái: Biết trân trọng những kỉ niệm thiêng liêng của buổi đầu đi học qua bài văn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS về chuẩn bị của các về chủ điểm Em đã lớn.

1. Nói về ngày hôm nay

+ So với năm học trước, em đã cao thêm, nặng thêm bao nhiêu?

+ Em đã biết làm gì để chăm sóc bản thân?

+ Em đã làm được những việc gì ở nhà?

2. Nhớ lại ngày em vào lớp Một:

+ Ai đưa em tới trường?

+ Em làm quen với thầy cô và các bạn như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm EM ĐÃ LỚN.

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (lòng tôi, nao nức, tựu trường, nảy nở, rụt rè,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (nao nức, mơn man, quang đãng, bỡ ngỡ, ngập ngừng,...)

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác bỡ ngỡ, rụt rè của nhân vật trong buổi đầu đi học.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nghĩa cụm từ đối với câu văn dài.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3đoạn)

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến quang đãng.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến hôm nay tôi đi học.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: lòng tôi, nao nức, tựu trường, nảy nở, rụt rè,...

- Luyện đọc câu:

Hằng năm, / cứ vào cuối thu, / lá ngoài

đường rụng nhiều / và trên không có những đám mây bàng bạc, / lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được / những cảm giác trong sáng ấy / nảy nở trong lòng tôi / như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

- GV gọi HS đọc toàn bài.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bài văn là lời của ai, nói về điều gì?

+ Câu 2: Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên?

+ Câu 3: Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết nào?

+ Câu 4: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò được thể hiện qua những hình ảnh nào?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài thơ thể hiện niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

-1 HS đọc toàn bài.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Bài văn là lời kể của tác giả(nhà văn Thanh Tịnh) kể về những kỉ niệm đẹp đẽ đáng nhớ của chính tác giả.

+ Mùa thu gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

+ Cậu bé thấy con đường khác lạ, thấy cảnh vật xung quanh thay đổi vì lòng cậu đang có sự thay đổi lớn: hôm nay cậu đi học.

+ Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường là: Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bươc21 nhẹ; Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi rụt rè trong cảnh lạ.

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các dấu hiệu để nhận ra đoạn văn trong bài.

+ Biết vận dụng để viết đoạn văn.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Dựa vào gợi ý ở phần đọc hiểu, hãy cho biết mỗi đoạn văn trong bài đọc nói về điều gì.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Em dựa vào những dấu hiệu nào để nhận ra các đoạn văn trên? Chọn các ý đúng:

a) Mỗi đoạn văn nêu một ý.

b) Mỗi đoạn văn kể về một nhân vật.

c) Hết mỗi đoạn văn, tác giả đều xuống dòng.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV trình bày sơ đồ các đoạn văn (chiếu trên màn hình) để tóm tắt bài đọc:

GV: Bài học hôm nay đã giúp các em nhận biết một đoạn văn. Mỗi đoạn văn nêu một ý của bài văn. Hết một đoạn văn, phải xuống dòng.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

Đoạn 1: Mùa thu gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

Đoạn 2: Tâm trạng của tác giả (cậu học trò) trên đường đến trường.

Đoạn 3: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các học trò mới.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

Đáp án đúng: A, C

-HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh thông qua trò chơi “Lật mảnh ghép”.

- GV phổ biến luật chơi.

- Gv cho HS tham gia trò chơi “Lật mảnh ghép”.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia trò chơi để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS lắng nghe.

-HS tham gia chơi trò chơi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN

Bài: ÔN CHỮ VIẾT HOA: B, C (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nâng cao kĩ năng viết các chữ hoa B, C, cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua BT ứng dụng:

- Viết tên riêng: Cao Bằng

- Viết câu ứng dụng: Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu câu thơ Bác Hồ nói về thiểu nhi, tình thương yêu của Bác dành cho thiếu nhi.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức kiểm tra kiến thức cũ.

+ GV gọi 1 HS nhắc lại tên riêng và câu ứng dụng đã luyện tập ở bài trước.

+ GV mời 2 HS viết bảng lớp: Âu Lạc; Ai

+ GV yêu cầu cả lớp viết bảng con.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe..

- 1 HS nhắc lại: Âu Lạc

Ai ơi, chẳng chóng thì chầy

Có công mài sắt, có ngày nên kim

- 2 HS viết bảng lớp.

- Cả lớp viết bảng con.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nâng cao kĩ năng viết các chữ hoa B, C, cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua BT ứng dụng.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con.

a) Luyện viết chữ hoa.

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa B , C.

- GV mời HS nhận xét sự khác nhau giữa các chữ B, C.

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

b) Luyện viết câu ứng dụng.

* Viết tên riêng: Cao Bằng

- GV giới thiệu: Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc, giáp Trung Quốc. Cao Bằng có nhiều cảnh đẹp, có khu di tích Pác Pó- là nơi Bác Hồ đã ở khi trở về nước lãnh đạo cách mạng.

- GV mời HS luyện viết tên riêng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai.

* Viết câu ứng dụng: Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

- GV mời HS nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

- GV nhận xét bổ sung: Bác Hồ nói về thiếu nhi, thể hiện tình thương yêu của Bác dành cho thiếu nhi.

- GV mời HS luyện viết câu ứng dụng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai

- HS quan sát lần 1 qua video.

- HS quan sát, nhận xét so sánh.

- HS quan sát lần 2.

- HS viết vào bảng con chữ hoa B, C.

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng trên bảng con: Cao Bằng.

- HS trả lời theo hiểu biết.

- HS viết câu ứng dụng vào bảng con:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Nâng cao kĩ năng viết các chữ hoa B, C, cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ trong vở luyện viết 3.

+ Viết tên riêng: Cao Bằng và câu ứng dụng Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. Trong vở luyện viết 3.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS mở vở luyện viết 3 để viết các nội dung:

+ Luyện viết chữ B, C

+ Luyện viết tên riêng: Cao Bằng

+ Luyện viết câu ứng dụng:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ.

- Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS mở vở luyện viết 3 để thực hành.

- HS luyện viết theo hướng dẫn của GV.

- Nộp bài

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

KỂ CHUYỆN: CHỈ CẦN TÍCH TẮC ĐỀU ĐẶN (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nghe cô (thầy) kể chuyện, nhớ nội dung câu chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ và CH gợi ý, trả lời được các CH; kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể. Hiểu nội dung câu chuyện: Việc dù khó, dù nhiều, chỉ cần làm chăm chỉ, đều đặn thì sẽ làm được.

- Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết quý trọng thời gian.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video kể chuyện của một HS khác trong lớp, trường hoặc trên Youtube.

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong video, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nghe cô (thầy) kể chuyện, nhớ nội dung câu chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ

và câu hỏi gợi ý, trả lời được các câu hỏi; kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. + Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

BT 1. Nghe và kể lại câu chuyện.

- GV giới thiệu tranh minh họa vẽ chiếc đồng hồ, trong đó 1 chiếc mới và 2 chiếc cũ.

- Gv viết lên bảng những từ khó và mời HS đọc: 32 triệu, tích tắc, pin.

- HS quan sát tranh.

-2HS đọc từ khó.

- GV kể lần 1 kết hợp cho HS xem tranh.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thầm các câu hỏi trong SGK.

- GV kể chuyện lần 2, lần 3.

- GV mời HS đọc câu hỏi phần gợi ý và trả lời các câu hỏi.

a) Chiếc đồng hồ mới hỏi hai chiếc đồng hồ cũ điều gì?

b) Chiếc đồng hồ thứ nhất nói gì?

c) Chiếc đồng hồ mới lo lắng thế nào?

d) Chiếc đồng hồ thứ hai nói gì?

e) Cuối cùng, chiếc đồng hồ mới đã hoàn thành công việc một năm như thế nào?

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và đọc thầm các câu hỏi trong SGK.

-Hs lắng nghe.

- 2 Hs đọc câu hỏi phần gợi ý. HS trả lời các câu hỏi.

+ Làm việc có khó không các anh?

+ Mỗi năm cậu phải chạy 32 triệu lần. Trông cậu yếu ớt thế, chỉ sợ cậu mệt bã người, rồi sẽ ngục mất thôi.

+ 32 triệu lần cơ à? Khó thế à?

+ Cậu đừng lo lắng thế! Mỗi một giây, cậu chỉ cần “tích tắc” một cái là được.

+ Nghe lời bạn, đồng hồ mới “tích tắc, tích tắc” nhẹ nhàng. Một năm trôi qua, nó đã chạy được 32 triệu lần.

- 4 HS thi kể trước lớp.

-Hs nhận xét.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Kể lại được toàn bộ câu chuyện, biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể.

+ Hiểu nội dung câu chuyện: Việc dù khó, dù nhiều, chỉ cần làm chăm chỉ, đều đặn thì sẽ làm được.

+ Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

- Cách tiến hành:

3.1 Kể chuyện trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 2.

- Mời đại diện các nhóm kể trước lớp.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.2. Thi kể chuyện trước lớp.

- GV tổ chức thi kể chuyện.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.3. Trao đổi về câu chuyện:

BT 2. Trao đổi:

- GV mời HS đọc yêu cầu BT 2.

- GV cho HS làm việc nhóm 2 thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

  1. Theo câu chuyện, mỗi năm chiếc đồng hồ

phải chạy bao nhiêu lần?

  1. Để hoàn thành công việc như vậy, chiếc

đồng hồ cần làm gì? Chọn ý đúng:

  1. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS kể chuyện theo nhóm 2.

- Các nhóm kể trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS thi kể chuyện.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

-2 HS đọc yêu cầu BT2.

- HS thảo luận nhóm 2.

-Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ 32 triệu lần- mỗi giây tích tắc 1 lần.

+ Chỉ cần tích tắc đều đặn, làm việc chăm chỉ.

+ Việc dù khó, dù nhiều, chỉ cần làm chăm chỉ, đều đặn: làm việc một cách chăm chỉ.

- HS nhận xét.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs xem video câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN

Bài 02: CON ĐÃ LỚN THẬT RỒI (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh

mà HS lễ viết sai, VD: buồn thiu, nóng hổi, dịu dàng, cơm nóng, lặng im, xin lỗi,

lớn,... Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu cấu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70

tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Trả lời được các CH về nội dung bài, Hiểu ý nghĩa của bài: Khi em ngoan, không hay giận dỗi và biết nhận ra lỗi của mình thì điều đó chứng tỏ em đã lớn.

- Biết dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.

- Biết nói đúng lượt lời trong đối thoại để thể hiện phép lịch sự.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích đối với các chỉ tiết hay trong câu chuyện.

+ Biết đặt tên khác cho câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu bố mẹ, biết quý trọng những điều bố mẹ đã làm cho mình. Biết nhận lỗi và xin lỗi.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Hái hoa”.

- Hình thức chơi: HS chọn các bông hoa trên trò chơi để đọc 1 đoạn trong bài và trả lời câu hỏi.

+ Câu 1: Điều gì gợi cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên?

+ Câu 2: Tâm trạng của cậu bé trên đường đến trường được diễn tả qua chi tiết nào?

+ Câu 3: Sự bỡ ngỡ, rụt rè của các cậu học trò mới được thể hiện qua những hình ảnh nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 3 HS tham gia:

+ Cậu bé thấy con đường khác lạ, thấy cảnh vật xung quanh thay đổi vì lòng cậu đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

+ Bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bươc21 nhẹ; Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi rụt rè trong cảnh lạ.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài,. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (buồn thiu, nóng hổi, dịu dàng, cơm nóng, lặng im, xin lỗi, lớn,...).

+ Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

+ Hiểu ý nghĩa của bài: Khi em ngoan, không hay giận dỗi và biết nhận ra lỗi của mình thì điều đó chứng tỏ em đã lớn.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng kể hơi buồn ở đoạn 1; thong thả ở đoạn 2; nhanh và thiết tha ở đoạn 3.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến cho vui.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến mẹ cháu đang mong đấy.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: buồn thiu, nóng hổi, dịu dàng, cơm nóng, lặng im, xin lỗi, lớn,…

- Luyện đọc câu: Quả thật,/ cô bé cũng thấy đói. Nhưng vừa bưng bát cơm nóng hổi,/ em lại nghĩ đến mẹ đang phải ngồi ăn một mình.//Ăn xong,/ hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện.// Cô bé không quên cảm ơn dì.

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nói tiếp ý còn thiếu để hoàn thành tóm tắt chuyện:

+ Câu 2: Tìm những lời nhắc nhở và lời khuyên của dì với cô bé.

+ Câu 3: Vì sao mẹ cô bé nói: “Con đã lớn thật rồi!”?

+ Câu 4: Thử đặt một tên khác cho chuyện.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Câu chuyện giúp em hiểu em phải ứng xử thế nào khi đã lớn-không giận dỗi bố mẹ, biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc từ ngữ:

+ Dỗi: Tỏ thái độ không hài lòng bằng cách làm như không cần đến nữa.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+Một cô bé sang nhà dì. Vì dỗi mẹ, em ngồi buồn thiu.=>Dì bảo cô bé ở lại ăn cơm => Ăn xong hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Dì khuyên bảo cô bé => Nghe lời dì, cô bé chạy về xin lỗi mẹ. Mẹ bảo: Con đã lớn thật rồi!

+ “Ngày nào cháu cũng ăn cơm ngon, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?”/ “Cháu mau về nhà đi! Mẹ cháu đang mong đấy.”

+ Mẹ nói như vậy vì thấy con đã biết phân biệt đúng – sai và biết xin lỗi.

+ HS đặt tên khác cho truyện: Con xin lỗi mẹ./ Mẹ tha thứ cho con./ Cô bé ngoan,...

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết cách sắp xếp ý theo trình tự thời gian.

+ Nhận biết tác dụng của dấu gạch ngang; bước đầu biết sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Các nhân vật trong câu chuyện đối thoại như thế nào? Chọn ý đúng:

a) Nhân vật cùng nói một lúc.

b) Nhân vật này nói xong lượt của mình, nhân vật khác mói nói.

c) Nhân vật này đang nói thì nhân vật khác nói xen vào.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Các dấu gạch ngang trong bài đọc được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật trong đối thoại.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và chọn ý đúng nói với nhau.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình:

+ Ý đúng: b

- Các nhóm nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ GV yêu cầu 4 nhóm- mỗi nhóm 4 HS phân các vai (người dẫn chuyện, người dì, người mẹ và bạn nhỏ) đọc lại truyện trên.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- 4 nhóm – mỗi nhóm 4 HS đọc lại truyện trên theo phân vai.

-HS nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN

Bài 02: KỂ LẠI MỘT CUỘC TRÒ CHUYỆN (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được đoạn văn kể một mẩu chuyện có đối thoại. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Biết sử dụng dấu hai chấm và dấu gạch ngang báo hiệu lời nói trực

tiếp của nhân vật.

- Phát triển năng lực văn học: Biết kể một mẩu chuyện có ý nghĩa.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết chính tả của bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức nghe hát : Cả nhà thương nhau để khởi động bài học.

- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Biết trình bày được đoạn văn kể lại một cuộc trò chuyện giữa em với bạn (hoặc với bố, mẹ, anh chị em) để trao đổi với bạn trong nhóm và trước lớp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị viết bài.

  1. Kể lại một cuộc trò chuyện giữa em với bạn (hoặc với bố, mẹ, anh chị em).
  2. Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện trên. Sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu lời nói trực tiếp trong cuộc trò chuyện.

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý các bước viết một bài văn trong sơ đồ hình tròn.

- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 3 theo bước 1, 2, 3 trong sơ đồ.

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát, đọc gợi ý trong sơ đồ hình tròn.

- HS thảo luận nhóm 3.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Viết được đoạn văn kể một mẩu chuyện có đối thoại. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

+ Biết sử dụng dấu gạch ngang phù hợp.

- Cách tiến hành:

3.1. Viết đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng.

- GV yêu cầu HS viết vào vở ôli.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

3.2. Giới thiệu đoạn văn.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét chung cả lớp.

- HS viết bài vào vở ôli.

- 1-3 HS đọc bài viết của mình trước lớp

- các HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV chấm bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Chữ đẹp mà nết càng ngoan”.

+ Cho HS lắng nghe bài hát.

+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS lắng nghe bài hát.

- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 4

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN

BÀI ĐỌC 3: GIẶT ÁO (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ trong bài, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (giặt quần, giặt áo, rộn, chuối,...).

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (rộn, xà phòng, đốm,...).

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Khen bạn nhỏ ngoan, biết làm việc nhà; ca ngợi vẻ đẹp của công việc giặt quần áo.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Hiểu và biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui thích của bạn nhỏ khi làm được việc nhà, tự phục vụ minh và giúp đỡ cha mẹ.

+ Biết các dấu hiệu để nhận ra khổ thơ trong bài thơ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp quê hương qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, tình yêu lao động.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Hái hoa”.

- Hình thức chơi: HS chọn các bông hoa trên trò chơi để đọc 1 đoạn trong bài và trả lời câu hỏi.

+ Câu 1: Tìm những lời nhắc nhở và lời khuyên của dì với cô bé.

+ Câu 2: Vì sao mẹ cô bé nói: “ Con đã lớn thật rồi!”?

+ Câu 3: Thử đặt 1 tên khác cho câu chuyện.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 3 HS tham gia và trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (giặt quần, giặt áo, rộn, chuối,...).

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (rộn, xà phòng, đốm,...).

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui thích của bạn nhỏ khi làm được việc nhà, tự phục vụ minh và giúp đỡ cha mẹ.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (5 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến giặt quần, giặt áo.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến lấp lánh.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến vàng lối.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến trắng hồng đôi tay.

+ Khổ 5: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: giặt quần, giặt áo, rộn, chuối,...

- Luyện đọc câu:

Tre bừng nắng lên/

Rộn vườn tiếng sáo/

Nắng đẹp nhắc em/

Giặt quần,/ giặt áo.//

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 5.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng. Mỗi nhân vật được nói đến trong những khổ thơ nào?

+ Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2 và 4:

a. Tả bạn nhỏ làm việc.

b. Nói lên cảm xúc của bạn nhỏ khi hoàn thành

công việc.

+ Câu 3: Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào?

+ Câu 4: Em hiểu câu thơ “Nắng đi suốt ngày/ Giờ lo xuống núi” như thế nào? Chọn ý đúng:

  1. Nắng bừng lên.
  2. Nắng đầy trời.
  3. Nắng đang tắt.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài thơ khen bạn nhỏ biết giặt quần áo để tự phục vụ mình và giúp đỡ cha mẹ.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 5.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Nhân vật bạn nhỏ được nói đến trong khổ thơ 2,4. Nhân vật nắng được nói đến trong khổ thơ 1, 3, 5.

+ Những hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2 và 4:

  1. Tả bạn nhỏ làm việc (khổ

thơ 2): Lấy bọt xà phòng/ Làm đôi găng trắng; Nghìn đốm cầu vồng/ Tay em lấp lánh.

  1. Nói lên cảm xúc của bạn

nhỏ khi hoàn thành công việc(khổ thơ 4): Sạch sẽ như mới/ Áo quần lên dây; Em yêu ngắm mãi/ Trắng hồng đôi tay.(Cảm xúc sung sướng, hài lòng).

+ Nắng theo gió như bay lượn trên cây tre, cây chuối/ Nắng đầy trời, nhuộm vàng sân phơi và lối đi.

+ Đáp án đúng: c) Nắng đang tắt.

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động, từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm.

+ Biết vận dụng để đặt câu chỉ hoạt động.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

  1. Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm

dưới đây:

  1. Từ chỉ việc em làm ở nhà: giặt áo,…
  2. Từ chỉ đồ dùng để làm việc nhà: găng,…
  3. Từ ngữ chỉ cách làm việc: nhanh nhen,…

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV: Qua BT này, các em có thể nhận biết: Các từ ngữ trên là những từ ngữ chỉ hoạt động (nhóm a), chỉ sự vật (nhóm b), chỉ đặc điểm (nhóm c).

2. Đặt một câu nói về việc em đã làm ở nhà.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

a) Từ chỉ việc em làm ở nhà: giặt áo, gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, tưới cây,…

b) Từ chỉ đồ dùng để làm việc nhà: găng, chổi, chậu, xà phòng, nồi, thùng tưới,…

c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: nhanh nhen, tự giác, tích cực, hăng hái, chăm chỉ, cần cù,…

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu về việc em đã làm ở nhà.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình.

+ VD: Em quét nhà giúp mẹ.

- HS nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh thông qua trò chơi “Lật mảnh ghép”.

- GV phổ biến luật chơi.

- Gv cho HS tham gia trò chơi “Lật mảnh ghép”.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN

CHÍNH TẢ(Nghe-viết) (T3)

EM LỚN LÊN RỒI

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Em lớn lên rồi. Trình bày đúng bài thơ lục bát.

- Đọc đúng tên chữ và viết đúng 9 chữ (từ g đến m) vào vở. Thuộc lòng tên 9 chữ mới trong bảng chữ và tên chữ.

- Làm đúng BT (trò chơi Tìm đường): Điền chữ s / x hoặc n / ng.

- Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nghe – viết, chọn BT chính tả phù hợp với yêu cầu khắc phục lỗi của bản thân, biết sửa lỗi chính tả,...).

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách bày bài thơ lục bát.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức hát bài Nét chữ nết người để khởi động bài học.

- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng 10 chữ cái từ a đến ê.

- GV yêu cầu HS cả lớp viết bảng con tên một số chữ có tên khác với âm do GV đọc( VD: bê, xê, xê hát, dê, đê).

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia hát.

+ 2 HS đọc bài.

+ HS cả lớp viết bài vào bảng con theo hiệu lệnh của GV.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Em lớn lên rồi. Trình bày đúng bài thơ lục bát.

- Cách tiến hành:

2.1. Trao đổi về nội dung bài viết.

- GV đọc mẫu bài thơ Em lớn lên rồi.

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi:

+ Bài thơ nói về ai?

+ Vì sao chúng ta biết bạn nhỏ trong bài thơ lớn rồi?

2.2. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Bài chính tả viết theo thể thơ nào?

+ Bài chính tả có mấy cặp câu? Mỗi cặp câu có đặc điểm gì?

+ Câu lục được viết từ ô thứ mấy so với lề vở?

+ Câu bát được viết từ ô thứ mấy so với lề vở?

+ Tên bài thơ có mấy tiếng? Khi viết ta viết từ ô thứ mấy?

+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa?

2.3. Hướng dẫn viết từ khó:

+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

-1 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm và trả lời các câu hỏi theo suy nghĩ của mình.

+ Bài chính tả viết theo thể thơ lục bát.

+ Bài chính tả có 4 cặp câu. Cứ 1 câu 6 tiếng(câu lục) lại có 1 câu 8(câu bát).

+ Câu lục được viết từ ô thứ 3 so với lề vở.

+ Câu bát được viết từ ô thứ 2 so với lề vở.

+ Tên bài thơ có 4 tiếng. Khi viết ta viết từ ô thứ 4.

+ Những chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.

- Học sinh nêu các từ: lúp xúp, quây quần,...

- 2 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

3. Luyện tập:

*Mục tiêu:

- Học sinh nghe viết chính xác bài chính tả.

- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Trình bày đúng quy định bài chính tả.

- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.

- Làm đúng các bài tập 2. Làm đúng BT 3a

*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân

3.1. HĐ viết chính tả

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả tính từ lề lùi vào 4 ô. Chữ đầu câu 6 viết hoa và lùi vào 3 ô,chữ đầu câu 8 viết hoa và lùi vào 2 ô. Quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

3.2. HĐ chấm, nhận xét bài:

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo cá nhân – nhóm 2.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

3.3. HĐ làm bài tập:

Bài 2: Tìm chữ, tên chữ viết vào vở 9 chữ trong bảng sau:

-GV treo bảng phụ đã viết bảng chữ và tên chữ. YC HS đọc lại đề bài.

– GV chỉ cột 9 tên chữ, hướng dẫn cả lớp đọc các tên chữ đã viết sẵn trong bảng:

g (giê), gh (giê hát), gi (giê i), i (i), k (ca), kh (ca hát), 1 (e-lờ), m (em-mờ). GV chú

ý không đọc g là gờ, gh là gờ hát, l là lờ như ở lớp 1, vì đó không phải là tên chữ, chỉ là tên gọi tạm thời phù hợp với trình độ lớp 1.

- GV mời HS đọc lại.

– GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở Luyện viết 3. 1 HS làm bài trên tờ phiếu bài tập.

- HS làm bài trên phiếu báo cáo kết quả.

– GV chốt lại đáp án đúng. Cả lớp sửa bài theo đáp án đúng.

-GV cho hS đọc thuộc lòng bảng chữ cái và chữ ghép.

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

g

giê

2

gh

giê hát

3

gi

giê i

4

h

hát

5

i

i

6

k

ca

7

kh

ca hát

8

l

e-lờ

9

m

e-mờ

Bài 3. Tìm đường:

a)Em chọn chữ (s hoặc x) phù hợp với ô trống. Giúp thỏ tìm đường đến kho báu, biết rằng đường đến đó được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s.

- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu bài tập.

GV nhắc HS lưu ý:

+ Với BT 3a: Đường đến kho báu được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu bằng s.

Các em phải hoàn thành các từ bằng cách điền s hoặc x phù hợp với ô trống. Sau đó, dùng bút màu nối các tiếng bắt đầu bằng s thì sẽ tìm ra con đường đến kho báu.

- GV mời 1 HS làm bài tập trên phiếu BT. Cả lớp làm bài trong vở Luyện viết 3.

- HS làm bài trên phiếu báo cáo kết quả.

– GV chốt lại đáp án đúng. Cả lớp sửa bài theo đáp án đúng.

+ BT 3a: hoa súng – cái xô – chim sáo – đĩa xôi – quả xoài – mầm xanh – dòng sông – quả sim. Đường đến kho báu phải đi qua các cụm từ: hoa súng – chim sáo – dòng sông – quả sim.

- Lắng nghe.

- HS viết bài.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

-1 HS đọc yêu cầu bài tập.

-HS đọc bài.

-1-2 HS đọc lại bài.

- HS cả lớp làm bài trong vở Luyện viết 3. 1 HS làm bài trong phiếu BT.

-HS báo cáo kết quả.

- HS theo dõi và sửa bài.

-HS thi đua học thuộc lòng.

-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.

-GV mời 1 HS làm bài tập trên phiếu

BT. Cả lớp làm bài trong vở Luyện viết 3.

- HS báo cáo kết quả.

- HS theo dõi và sửa bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa âm s/x.

- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát có cùng chủ đề. Cẩn thận chép lại bài thơ, bái hát đó cho thật đẹp.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

KỂ CHUYỆN: CON ĐÃ LỚN THẬT RỒI (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết phân vai, diễn lại câu chuyện đã học.

1.2. Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết cùng các bạn phân vai, diễn lại câu chuyện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Bước đầu biết diễn kịch.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu bố mẹ, biết quý trọng những điều bố mẹ đã làm cho mình. Biết nhận lỗi và xin lỗi .

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát bài “Cả nhà thương nhau”

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát và vận động theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Biết phân vai, diễn lại câu chuyện đã học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

* Tập phân vai, thể hiện lại câu chuyện.

1. Các nhóm tập phân vai, thể hiện lại(diễn lại) câu chuyện Con đã lớn thật rồi!

a)Các vai:

b)Cách thể hiện:

- Nói đúng lời nhân vật; kết hợp nét mặt, cử chỉ, động tác. Có thể nói thành lời ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật.

- Người dẫn chuyện có thể dùng SGK, các vai khác không dùng SGK.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT1. Cả lớp đọc thầm.

-GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 tập phân vai, thể hiện câu chuyện.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS.

2.2. Biểu diễn trước lớp.

2. Các nhóm thể hiện lại câu chuyện trước lớp.

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT2.

- GV mời các nhóm lên biểu diễn trước lớp.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

-1 – 2 HS đọc yêu cầu BT1. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm việc nhóm 4 tập phân vai, thể hiện câu chuyện.

-1 – 2 HS đọc yêu cầu BT2.

-HS nhận xét phần biểu diễn của nhóm bạn.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết phân vai, diễn lại câu chuyện đã học.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

- Cách tiến hành:

3.1 Kể chuyện trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS tập phân vai trong nhóm.

- Mời đại diện các nhóm biểu diễn trước lớp.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.2. Thi kể chuyện trước lớp.

- GV tổ chức thi biểu diễn trước lớp giữa các nhóm.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS tập phân vai theo nhóm 4.

- Các nhóm biểu diễn trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Các nhóm thi biểu diễn trước lớp.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs xem video một nhóm HS phân vai, thể hiện câu chuyện của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN

Bài 04: BÀI TẬP LÀM VĂN (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng tên riêng Liu-xi-a, Cô-li-a và các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ viết sai: đã nhiều lần, giúp đỡ, quả thật, thỉnh thoảng, chẳng lẽ,... Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong câu chuyện(khăn mùi soa, bí, viết lia lịa, ngắn ngủn). Trả lời được các CH về nội dung câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Học phải đi đôi với hành.

- Biết cách dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Phát triển năng lực văn học: Biết bảy tỏ sự yêu thích với hành động đẹp của nhân vật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý lao động.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Hái táo”

- Hình thức chơi: HS chọn các quả táo trên trò chơi để đọc 1 khổ thơ trong bài và trả lời câu hỏi.

+ Câu 1: Bài thơ có 2 nhân vật là nắng và bạn nhỏ. Mỗi nhân vật được nói đến trong khổ thơ nào?

+ Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2 và 4.

  1. Tả bạn nhỏ làm việc.
  2. Nói lên cảm xúc của bạn nhỏ khi hoàn thành

công việc.

+ Câu 3: Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào?

+ Câu 4: Em hiểu câu thơ “Nắng đi suốt ngày/ Giờ lo xuống núi” như thế nào? Chọn ý đúng:

  1. Nắng bừng lên.
  2. Nắng đầy trời.
  3. Nắng đang tắt.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 5 HS tham gia:

+ Nhân vật bạn nhỏ được nói đến trong khổ thơ 2,4. Nhân vật nắng được nói đến trong khổ thơ 1, 3, 5.

+ Những hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2 và 4:

  1. Tả bạn nhỏ làm việc (khổ

thơ 2): Lấy bọt xà phòng/ Làm đôi găng trắng; Nghìn đốm cầu vồng/ Tay em lấp lánh.

  1. Nói lên cảm xúc của bạn

nhỏ khi hoàn thành công việc(khổ thơ 4): Sạch sẽ như mới/ Áo quần lên dây; Em yêu ngắm mãi/ Trắng hồng đôi tay.(Cảm xúc sung sướng, hài lòng).

+ Nắng theo gió như bay lượn trên cây tre, cây chuối/ Nắng đầy trời, nhuộm vàng sân phơi và lối đi.

+ Đáp án đúng: c) Nắng đang tắt - HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát ấm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (đã nhiều lần, giúp đỡ, quả thật, thỉnh thoảng, chẳng lẽ,...)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

+ Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Học đi dôi với hành.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn giọng kể phù hợp với diễn biến câu chuyện.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến mùi soa.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến giặt bít tất.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến đỡ vất vả.

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: đã nhiều lần, giúp đỡ, quả thật, thỉnh thoảng, chẳng lẽ,...

- Luyện đọc câu: Tôi tròn xoe mắt./ Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời,/ vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bái tập làm văn.//

*GV hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó:

- GV mời HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV cho HS làm bài tập giải nghĩa từ theo nhóm 4.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

-GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài?

+ Câu 2: Việc nào Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được?

+ Câu 3: Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:

  1. Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên?
  2. Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ?

+ Câu 4: Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Câu chuyện khuyên chúng ta là “Học phải đi đôi với hành”.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài tập giải nghĩa từ theo nhóm 4:

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Đáp án:

a-4; b-2; c-3; d-1.

- HS nhận xét.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Cô-li-a loay hoay mất một lúc mới bắt đầu viết. Mới viết được mấy câu, cậu bé bỗng thấy bí. Cô-li-a ít cố gắng mãi mà bài văn vẫn ngắn ngủn. Cô-li-a phải “bịa” thêm cả những

việc mình không làm để viết cho bài văn dài ra.

+ Giặt áo lót, áo sơ mi và quần là việc Cô-li-a chưa làm được.

a) Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên vì chưa bao giờ phải giặt quần áo.

+Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ vì đó là việc bạn ấy đã viết trong bài tập làm văn..

+ Nói được phải làm được. / Học đi đôi với hành / ...

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại nội dung bài.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết tác dụng của dấu ngoặc kép.

+ Biết cách dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 4.

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

1. Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây được dùng làm gì? Ghép đúng:

-GV mời HS các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Viết lại một câu em đã nói với bạn. Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu đó.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 2

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4, suy nghĩ và ghép đúng:

- HS các nhóm trình bày kết quả.

Đáp án:

a-3; b-3; c-1; d-2

-HS nhận xét.

-HS lắng nghe.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và ghép đúng các ý với nhau.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình:

+ Em nói với bạn: “Hôm qua tớ tự giặt quần áo của mình”.

+ Em hỏi bạn: “Bạn thường làm những việc gì ở nhà?”.

+Em đề nghị bạn: “Bạn hãy viết một đoạn văn kể những việc bạn đã làm ở nhà đi!”.

- Các nhóm nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh thông qua trò chơi “Lật mảnh ghép”.

- GV phổ biến luật chơi.

- Gv cho HS tham gia trò chơi “Lật mảnh ghép”.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: EM ĐÃ LỚN

GÓC SÁNG TẠO: GHI CHÉP VIỆC HẰNG NGÀY (T7)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

  • HS bước đầu biết viết nhật kí ghi chép việc đáng nhớ mà các em đã làm

trong ngày (ngày hôm nay hoặc ngày khác), đáp ứng yêu cầu của CT lớp 3 là kể chuyện được chứng kiến, tham gia. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Có thể trang trí bài viết: tô màu, về hoa lá,...

  • Phát triển năng lực văn học: Biết chọn một số thông tin nổi bật để viết;

viết có cảm xúc,

2. Năng lực chung.

- Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo có lời văn, để giới thiệu một việc đáng nhớ trong ngày.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo có lời văn, để giới thiệu một việc đáng nhớ trong ngày.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết nhật kí của bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức nghe hát : Lớp chúng ta đoàn kết để khởi động bài học.

- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Bước đầu biết viết nhật kí ghi chép việc đáng nhớ mà các em đã làm trong ngày (ngày hôm nay hoặc ngày khác), đáp ứng yêu cầu của CT lớp 3 là kể chuyện được chứng kiến, tham gia .

- Cách tiến hành:

1. Đọc và trả lời câu hỏi:

NHẬT KÝ CỦA BỐNG

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV mời HS đọc Nhật kí của Bống các ngày thứ Hai và thứ Năm. Cả lớp đọc thầm.

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi.

b) Đọc lại nhật kí một ngày của bạn Bống( thứ Hai hoặc thứ Năm) và cho biết: Ngày hôm đó có việc gì? Cảm nghĩ của bạn ấy thế nào?

- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 2 theo từng ý một.

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- 2 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 HS đọc Nhật kí của Bống các ngày thứ Hai và thứ Năm. Cả lớp đọc thầm.

- 2 HS đọc câu hỏi.

-HS làm việc nhóm 2.

- Đại diện các nhóm trình bày.

Đáp án:

  1. Bống viết nhật kí để ghi

lại những việc đáng nhớ trong ngày và cảm nghĩ của bạn ấy.

b) Ngày thứ Hai, bố báo tin vui: “Cuối tuần cả nhà sẽ đi tắm biển.”. Bống rất vui vì sắp được nhảy sóng, được nằm trên phao, xây lâu đài cát. / Ngày thứ Năm, Bống chuẩn bị đồ bơi cho hai chị em; Bống tìm mãi mới thấy kính bơi của em Tuấn.

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết chọn một số thông tin nổi bật để viết;

viết có cảm xúc,

+ Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo có lời văn, để giới thiệu một việc đáng nhớ trong ngày

- Cách tiến hành:

3.1. Ghi lại một việc đáng nhớ em đã làm.

2. Dựa theo cách viết của bạn Bống, hãy viết một đoạn nhật kí về một việc đáng nhớ em đã làm hôm nay và cảm nghĩ của em.

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

+ Em viết nhật kí về gì?

- GV mời HS viết vào vở ôli.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

3.2. Giới thiệu và bình :

3. Giới thiệu và bình chọn đoạn nhật kí hay nhất.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét chung cả lớp.

- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.

+ Em viết nhật kí về một ngày vui nhất của em trong tháng này. / Em viết về một ngày em làm được nhiều việc nhà. / Em viết về một ngày em có chuyện không vui. / Em viết về một

ngày leo núi, tham quan chùa Hương,...

- HS viết bài vào vở ôli.

- 6 HS đọc bài viết của mình trước lớp.

- các HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV chấm bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Chữ đẹp mà nết càng ngoan”.

+ Cho HS lắng nghe bài hát.

+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS lắng nghe bài hát.

- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 1

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI CỦA EM

Bài 01: CON HEO ĐẤT (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (rô bốt, lưng nó, tiền lẻ, mát lạnh,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (con heo đất, thấm thoắt, năn nỉ...)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa bạn nhỏ và heo đất.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Nhận diện được bài văn xuôi kể chuyện.

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp

+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập (tìm từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể con vật, từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động,…)

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quý đồ vật, con vật

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý, kính trọng bố mẹ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Góp phần bồi dưỡng nếp sống tiết kiệm tiền bạc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát “Con heo đất”

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát và vận động theo nhạc

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (rô bốt, lưng nó, tiền lẻ, mát lạnh,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (con heo đất, thấm thoắt, năn nỉ...)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa bạn nhỏ và heo đất.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Nhận diện được bài văn xuôi kể chuyện.

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp

+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các lời thoại với ngữ điệu phù hợp.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV HD HS chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến học cách tiết kiệm.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến mua rô bốt.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến yêu thương nó.

+ Đoạn 4: Tiếp theo cho đến rô bốt nữa

+ Đoạn 5: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.

- Luyện đọc từ khó: lưng nó, mát lạnh, nỡ làm, năm nỉ ,…

- Gv nhận xét

* Gọi đọc nối tiếp đoạn lần 2

- GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm

- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS, nhận xét các nhóm.

- HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng lời nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mua cho đồ chơi gì?

+ Câu 2: Bố mẹ hướng dẫn bạn nhỏ làm cách nào để mua được món đồ chơi đó?

+ Câu 3: Bạn nhỏ dành dụm tiền như thế nào?

+ Câu 4: Vì sao cuối cùng, bạn nhỏ không muốn đập vỡ con heo đất?

- Mở rộng: Trong lớp mình có bạn nào có nuôi heo đất giống bạn nhỏ trong bài không? Em chăm heo bằng cách nào?

- GV nhận xét

- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?

- GV nhận xét, chốt: Câu chuyện kể về tình cảm gắn bó giữa bạn nhỏ với một đồ vật là con heo đất dễ thương giúp bạn giữ tiền tiết kiệm.

- GV mời HS nhắc lại nội dung bài.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- HS luyện đọc theo đoạn

- 1-2 HS đọc

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Bạn nhỏ mong bố mua cho một con rô bốt

+ Bố mẹ của bạn hướng dẫn bạn dành dụm / tiết kiệm tiền bằng con heo đất

+ Mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, bạn lại được gửi heo giữ giúp. Tết, tiền được mừng tuổi, bạn cũng dành cho heo.

+ Vì bạn yêu quý con heo đất. Bạn thấy con heo dễ thương.

- HS trả lời theo ý hiểu

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong bài thơ.

+ Biết vận dụng để đặt câu chỉ hoạt động.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét

- Những từ lưng, bụng, mũi là từ chỉ gì? Trả lời cho câu hỏi nào?

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Tìm từ chỉ các bộ phận của những đồ vật đựng tiền tiết kiệm dưới đây.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Yêu cầu HS quan sát, làm việc theo nhóm 4

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

\

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- Các từ chỉ bộ phận của đồ vật nói trên trả lời cho câu hỏi nào?

- Yêu cầu HS đặt câu với từ vừa tìm được.

- GV nhận xét tuyên dương

- HS đọc thầm yêu cầu bài

- HS đọc thầm lại bài tìm từ chỉ bộ phận của heo đất theo nhóm đôi.

- Đại diện trình bày.

+ Lưng, bụng, mũi.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS trả lời: Là từ chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi cái gì?

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Từ ngữ chỉ bộ phận của vật đựng tiền hình ngôi nhà: Mái, cửa, tường và tranh tường,...

+ Từ ngữ chỉ bộ phận của gấu trúc, của chó tiết kiệm, gồm: đầu, tai, mắt, miệng, mũi, cổ, lưng, bụng, chân, đuôi, khe bỏ tiền,...

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- HS trả lời: Trả lời cho câu hỏi cái gì?

+ Đôi mắt gấu rất đẹp.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi Ô của bí mật để tăng tính hấp dẫn của phần luyện đọc lại truyện.

- GV HD cách chơi

+ Khi các ô cửa mở hết , hiện ra hình ảnh minh họa bài đọc hoặc hình các đồ vật để tiết kiệm tiền.

- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn HS đọc hay, diễn cảm

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Em thích nhất hoạt động nào?

- Nhắc nhở các em cần cần thực hành tiết kiệm tiền.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia chơi

+ HS luyện đọc theo phần yêu cầu của ô của mở.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI CỦA EM

Bài 01: ÔN CHỮ VIẾT HOA: D, Đ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn luyện cách viết chữ hoa D, Đ cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.

- Viết tên riêng: Đà Nẵng.

- Viết câu ứng dụng Ai ơi, bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

- Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được ý nghĩa của câu ca dao; nói về nỗi vất vả của những người làm ra bát cơm thơm dẻo, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã làm ra cơm gạo; bồi dưỡng ý thức tiết kiệm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát và động theo nhạc

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát và vận động theo nhạc

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa D, Đ cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con.

a) Luyện viết chữ hoa.

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa Đ, Đ

D, Đ

- GV mời HS nhận xét sự khác nhau, giống nhau giữa các chữ D, Đ

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

b) Luyện viết câu ứng dụng.

* Viết tên riêng: Đà Nẵng

- GV giới thiệu: Đà Nẵng là một thành phố lớn ở miền Trung nước ta. Đà Nẵng được một tạp chí du lịch của nước ngoài bình chọn là một trong 10 địa điểm tốt nhất để sống.

- GV mời HS luyện viết tên riêng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai.

* Viết câu ứng dụng:

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đẳng cay muôn phần.

- GV mời HS nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

- GV nhận xét bổ sung: nói về nỗi vất vả của những người nông dân, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã làm ra cơm gạo.

- GV mời HS luyện câu ứng dụng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai

- HS quan sát lần 1 qua video.

- HS quan sát, nhận xét so sánh.

- HS quan sát lần 2.

- HS viết vào bảng con chữ hoa D, Đ

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng trên bảng con: Đà Nẵng.

- HS trả lời theo hiểu biết.

- HS lắng nghe

- HS viết câu ứng dụng vào bảng con:

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đẳng cay muôn phần.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa D, Đ cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ trong vở luyện viết 3.

+ Viết tên riêng: Đà Nẵng và câu ứng dụng Ai ơi, bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt, đẳng cay muôn phần. Trong vở luyện viết 3.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS mở vở luyện viết 3 để viết các nội dung:

+ Luyện viết chữ D, Đ

+ Luyện viết tên riêng: Đà Nẵng

+ Luyện viết câu ứng dụng:

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đẳng cay muôn phần.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ.

- Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS mở vở luyện viết 3 để thực hành.

- HS luyện viết theo hướng dẫn của GV

- Nộp bài

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

KỂ CHUYỆN: EM TIẾT KIỆM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết nói về việc em tiết kiệm tiền (bằng con heo đất hoặc một đồ vật để tiền

tiết kiệm).

- Biết nói về việc em tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm trong ăn uống, mua sắm.

- Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

- Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

- Phát triển năng lực văn học: Biết kể câu chuyện của mình một cách khá rõ ràng, biểu cảm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong bài học kể chuyện.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, hấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video kể chuyện của một HS trên khác trong lớp, trường hoặc Youtube .

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Dựa vào sơ đồ gợi ý, thực hiện 5 bước của bài nói. Xác định đúng của đề tài, tìm được ý chính, sắp xếp các ý. Sau đó thực hiện nói theo dàn ý đã sắp xếp, có thể tự điều chỉnh theo góp ý của bạn để hoàn thiện theo câu chuyện của mình;

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hướng dẫn kể chuyện.

Bài tập 1: Kể chuyện em nuôi con heo đất cho các bạn nghe.

- Yêu cầu HS đọc bài

? Những bạn ào có heo đất hoặc có vật gì khác để tiền tiết kiệm.

- GV đưa ra gợi ý

- Mời HS nói nhanh theo gợi ý

- Gv nhận xét, tuyên dương

Bài tập 2: Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết tiết kiệm những gì nữa?

- GV cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS nói nội dung các bức tranh.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV hỏi: Em hiểu tiết kiệm khi cùng cha mẹ đi mua sắm là thế nào?

- Ngoài những việc làm trên em còn tiết kiệm những gì nữa?

- Kể chuyện thực hành tiết kiệm theo nhóm 2.

- Thi kể chuyện thực hành tiết kiệm trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương

- HS đọc yêu cầu

- HS trả lời

- HS đọc thầm gợi ý

+ Ai mua con heo đất (hoặc đồ vật đựng tiền tiết kiệm) cho em?

+ Hình dáng con heo đất nó thế nào?

+ Em cho heo đất ăn thế nào?

+ Tình cảm của em với con heo đất thế nào?

+ Nhờ nuôi heo đất, em đã làm được việc gì?

+ Gắn ảnh hoặc tranh em vẽ con heo đất.

- HS nói về vật tiết kiệm tiền của mình:

VD 1: Ở nhà, tôi nuôi một con heo đất. Con heo đất này nhỏ thôi. Miệng nó ngắn tùn, há to. Mắt tròn. Thân nó bụ bẫm, rất đáng yêu. Bố mẹ cho tôi bán giấy báo cũ, vỏ chai nhựa, vỏ lon bia,... để nuôi heo đất. Sau vài tháng, tôi “mố” heo đất và mua được bao nhiêu thứ: truyện tranh, sách vở, một con rô bốt và cả đồ chơi siêu nhân nữa. Nhờ biết tiết kiệm mà tôi có tiền mua những thứ mình cần, tôi rất thích.

VD2: Tôi có một két giữ tiền hình Đô-ra-ê-mon rất đẹp. Khe bỏ tiền rộng, biết hút tiền vào trong. Két này có khoá số. Vì két có khoá nên không cần đập vỡ két như đập lợn đất rồi lại phải mua con lợn khác... Bố mẹ, cô bác biết tôi có két đựng tiền nên vào ngày lễ hoặc ngày sinh nhật tôi lại cho tôi ít tiền bảo tôi bỏ vào két. Tết đến, được mừng tuổi, tôi cũng bỏ hết tiền vào két. Sau Tết, mở khoá két ra, tôi đã thấy két khá đầy. Tôi dùng số tiền ấy mua được mấy bộ quần áo và giày dép, đỡ tiền cho bố mẹ.

- HS nhận xét

- Hs đọc yêu cầu

- HS quan sát và nêu nọi dung các bức tranh theo nhóm 4.

- Đại diện trình bày:

+ Tranh 1: Tiết kiệm nước

+ Tranh 2: Tiết kiệm điện

+ Tranh 3: Tiết kiệm khi ăn uống

+ Tranh 4: Tiết kiệm khi mua sắm

- HS nhận xét

- HS: Là không đòi bố mẹ mua nhiều thứ; không đòi bố mẹ mua những thứ đắt tiền,...

- HS trả lời: tiết kiệm khi dùng giấy viết, giấy vẽ tranh; tiết kiệm khi đi du lịch,...

- HS kể chuyện thực hành tiết kiệm theo nhóm 2.

- HS tiếp nối nhau xung phong thi kể chuyện trước lớp.

VD: Gia đình tôi có 4 người, sống trong 3 căn phòng nhưng tiền điện, tiền nước phải trả ít nhất so với các nhà hàng xóm. Bố mẹ tôi luôn dạy chúng tôi sống tiết kiệm: Ăn gì thì nên ăn hết, không bao giờ được đổ cơm đi. Dùng nước xong, phải tắt vòi nước. Nước rửa rau, vo gạo xong nên giữ lại để tưới những cây rau thơm trồng trong mấy hộp xốp. Chỉ bật điện, bật quạt khi cần. Ra khỏi phòng phải tắt điện, tắt quạt ngay,... Thương bố mẹ làm lụng vất vả, mỗi khi bố mẹ đưa chị em tôi đi chợ hay đi siêu thị, chúng tôi không bao giờ đòi bố mẹ mua quà bánh hoặc thứ gì đắt tiền.

- HS nhận xét

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem một câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI CỦA EM

Bài 02: THẢ DIỀU (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ trong bài.

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (trong ngần, chơi vơi, Sông Ngân...)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của những cánh diều; nói về niềm vui và những khát vọng đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ thơ.

- Tiếp tục làm quen với biện pháp tu từ so sánh: nhận biết từ so sánh trong các

hình ảnh so sánh.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý thiên nhiên, đồ chơi.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên và quê hương, đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS hát và vận động theo nhạc bài hát “Cánh diều tuổi thơ”

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát và vận động theo nhạc

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ trong bài.

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (trong ngần, chơi vơi, Sông Ngân...)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của những cánh diều; nói về niềm vui và những khát vọng đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ thơ.

- Tiếp tục làm quen với biện pháp tu từ so sánh: nhận biết từ so sánh trong các

hình ảnh so sánh.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (5 khổ)

- GV HD HS chia đoạn:

+ Khổ 1: Từ đầu đến trăng vàng.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến sông Ngân.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến nong trời.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến bỏ lại.

+ Khổ 5: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1.

- Luyện đọc từ khó: no gió, nong trời, tre làng ,…

- Gv nhận xét

- Luyện đọc câu:

Cánh diều no gió/

Sáo nó thổi vang/

Sao trời trôi qua/

Diều thành trăng vàng.//

* Gọi đọc nối tiếp khổ thơ lần 2

- GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm

- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS, nhận xét các nhóm.

- HD đọc cả bài: Đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng lời nhân vật.

- Gọi HS đọc toàn bài.

- GV nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Bài thơ tả cảnh thả diều vào những khoảng thời gian nào trong ngày? Những

từ ngữ nào cho em biết điều đó?

+ Câu 2: Tác giả bài thơ so sánh cánh diều với những gì?

+ Câu 3: Em thích những hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

+ Câu 4: Tìm những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ.

- Mở rộng: Em đã chơi thả diều bao giờ chưa? Em cảm thấy thế nào khi chơi thả diều?

- GV nhận xét

- Bài thơ giúp em hiểu điều gì về trò chơi thả diều của thiếu nhi?

- GV nhận xét, chốt: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của những cánh diều; nói về niềm vui và những khát vọng đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ thơ.

- GV mời HS nhắc lại nội dung bài.

- HS lắng nghe cách đọc.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp từng khổ thơ

- HS đọc từ khó.

- HS đọc

- HS luyện đọc

- 1-2 HS đọc

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Bài thơ tả cảnh thả diều vào buổi tối; thể hiện qua các từ ngữ: Sao trời trôi qua / Diều thành trăng vàng, Diều hay chiếc thuyền / Trôi trên sông Ngân. Bài thơ cũng tả cảnh thả diều vào ban ngày; thể hiện qua các từ ngữ: Diều là hạt cau / Phơi trên nong trời, Trời như cảnh đồng / Xong mùa gặt hái,Tiếng diều xanh lúa / Uốn cong tre làng – đủ ánh sáng để nhìn thấy những khoảng trời, màu xanh của lúa.).

+ Tác giả so sánh cánh diều với trăng vàng (khổ thơ 1), với chiếc thuyền trôi trên sông Ngân (khổ thơ 2). Ở hai khổ thơ tiếp theo, tác giả so sánh cánh diều giống như hạt cau phơi trên nong trời (khổ thơ 3), giống như lưỡi liềm ai đó quên, bỏ lại trên cánh đồng sau mùa gặt hái (khổ thơ 4)

+ HS có thể thích 1 hoặc hơn 1 hình ảnh so sánh trong bài thơ: Sao trời trôi qua, Diều thành trăng vàng | Diều hay chiếc thuyền, Trôi trên sông Ngân / Diều là hạt cau, Phơi trên nong trời / Trời như cánh đồng, Xong mùa gặt hái / Diều em — lưỡi liềm, Ai quên bỏ lại. Các em có thể giải thích lí do theo cảm nhận của mình: Vì đó là những hình ảnh so sánh rất đẹp. /Vì những hình ảnh đó rất mới lạ, độc đáo. / Vì những hình ảnh đó thể hiện óc quansát rất giỏi của nhà thơ. / Vì em thấy tác giả so sánh rất đúng,..).

+ Ở khổ thơ 1: Sáo diều thổi. Ở khổ thơ 2: Tiếng sáo diều trong ngẫn. Ở khổ thơ 3; Tiếng sáo diều chơi vơi. Ở khổ thơ 5: Nhạc sáo diều réo vang.).

- HS trả lời theo ý hiểu

- 1 -2 HS nêu theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Làm quen với biện pháp tu từ so sánh: nhận biết từ so sánh trong các hình ảnh so sánh.

+ Biết vận dụng để đặt câu có dùng hình ảnh cho sánh.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Xếp các từ ngữ của một câu có hình ảnh so sánh trong bài thơ vào chỗ phù hợp trong sơ đồ.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

Diều

hạt cau

- GV dướng dẫn mẫu

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét

- Những từ so sánh là từ nào?

- GV nhận xét, chốt: Từ so sánh có thể là là / như / thành / hay / cũng có trường hợp từ so sánh bị ẩn (bị bỏ trống), thay bằng một dấu gạch ngang (VD: Diều em – lưỡi liềm).

- GV mời các tổ tiếp nối nhau đọc từng dòng trong sơ đồ.

2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ sau:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu

Trỏ lối sang mùa hè

Quả cà chua như cái đèn lông nhỏ xíu

Thắp mùa đông ấm những đêm thâu

Quả ớt như ngọn đèn dầu

Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng

- Yêu cầu HS quan sát, làm việc theo nhóm 4

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương

- Gv mời HS đọc lại

- HS đọc thầm yêu cầu bài

- HS theo dõi

- HS đọc thầm lại bài và làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện trình bày.

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

Diều

hạt cau

Diều

thành

trăng vàng

Diều

hay

chiếc thuyền

Trời

như

cánh đồng

Diều

như

lưỡi liềm

- HS nhận xét

- HS trả lời: là, thành, hay, như,...

- HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS đọc

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

Trái nhót

như

Ngọn đèn tín hiệu

Quả cà chua

như

Cái đèn lồng nhỏ xíu

Quả ớt

như

Ngọn lửa đèn dầu

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- HS đọc lại

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng khổ thơ.

- GV trình chiếu từng khổ thơ

- GV xóa dần các từ, cụm từ, giữ lại các từ đầu dòng thơ.

- GV cho HS thi đọc thuộc 3 khổ đầu

- GV nhận xét, tuyên dương.

+ Qua bài học hôm nay các em học được điều gì?

- GV nhận xét, chốt: Bài học hôm nay đã giúp các em làm quen với một số hình ảnh so sánh đẹp trong thơ ca, qua đó rèn luyện óc quan sát. Ai có óc quan sát tốt, người ấy sẽ biết so sánh hay. Mong rằng sau bài học này, các em sẽ có ý thức quan sát để bước đầu tập viết được những câu văn có hình ảnh so sánh đẹp.

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS theo dõi, học thuộc lòng

- HS đọc đồng thanh

+ HS luyện đọc theo phần yêu cầu của GV.

- HS tham gia thi theo bàn, tổ, cá nhân

- HS nhận xét

- HS trả lời theo ý hiểu.

- HS lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TUẦN 6

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI VỦA EM

Bài đọc 3: CHÚ GẤU MI - SA (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- HS đọc trôi chảy toàn bài.

- Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ viết sai.

- Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Gấu bông Mi-sa tốt bụng, nhân hậu. Chú bỏ đi vì cô chủ không quý trọng đồ chơi nhưng lại quyết định ở lại nhà cậu bé nghèo đang ốm vì muốn mang lại niềm vui cho cậu bé vào ngày Giáng sinh.

- HS nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật; biết đặt câu với các từ ngữ đó.

1.2. Phát triển năng lực văn học:

- Biết bày tỏ sự yêu thích với nhân vật và hành động đẹp của nhân vật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết thương người, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi về những đồ chơi ở nhà mà HS yêu thích.

- GV cho HS quan sát tranh minh họa:

+ Trong hình em thấy những gì?

+ Em hãy dự đoán xem chú gấu bông này đang thực hiện công việc gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe, nêu ý kiến.

VD: Gấu bông, ô tô đồ chơi, búp bê, ...

- HS quan sát tranh.

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

Mục tiêu:

- HS đọc trôi chảy toàn bài.

- Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ viết sai.

- Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài, trả lời được các câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Gấu bông Mi-sa tốt bụng, nhân hậu. Chú bỏ đi vì cô chủ không quý trọng đồ chơi nhưng lại quyết định ở lại nhà cậu bé nghèo đang ốm vì muốn mang lại niềm vui cho cậu bé vào ngày Giáng sinh.

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với nhân vật và hành động đẹp của nhân vật.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV hướng dẫn HS đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu … rồi bỏ đi.

+ Đoạn 2: Chú đi mãi … mỗi nhà một thứ đồ chơi.

+ Đoạn 3: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: chạc cây,leng keng, tuần lộc, túp lều, rền rĩ, …

- Luyện đọc câu:

Nhưng không may, / ông già Nô-en bị ốm / nên chỉ có tuần lộc / vừa kéo xe/ vừa phát quà. //

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 6.

- GV nhận xét các nhóm, tuyên dương.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV giúp đỡ HS còn lúng túng, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Vì sao chú gấu bông Mi-sa bỏ nhà ra đi?

+ Câu 2: Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông giúp tuần lộc làm việc gì?

+ Câu 3: Đến túp lều có cậu bé đang ốm, không còn đồ chơi để phát, Mi-sa đã làm gì?

+ Câu 4: Em có nhận xét gì về chú gấu bông Mi-sa?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV chốt nội dung của bài: Gấu bông Mi-sa tốt bụng, nhân hậu. Chú bỏ đi vì cô chủ không quý trọng đồ chơi nhưng lại quyết định ở lại nhà cậu bé nghèo đang ốm vì muốn mang lại niềm vui cho cậu bé vào ngày Giáng sinh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 6.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Chú gấu bông Mi-sa bỏ nhà ra đi vì cô chủ cư xử không thân thiện: túm lấy chú, bỏ vào nhà kho, khiến chú tủi thân.

+ Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông cùng đi phát quà với tuần lộc.

+ Đến túp lều có một cậu bé đang ốm nhưng túi đồ chơi chẳng còn gì, Mi-sa bước vào lều. Chú ngồi lên chiếc ủng, trở thành quà Giáng sinh tặng cậu bé đang ốm.

+ HS nêu ý kiến.

VD: Mi-sa rất thương người, sẵn sàng giúp mọi người. /Mi-sa rất thương cậu bé nghèo bị ốm lại không được nhận quà Giáng sinh. / Gấu bông Mi-sa rất tốt bụng, nhân hậu. /...

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

2-3 HS nêu lại.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ HS nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật.

+ Biết vận dụng để đặt câu với những từ ngữ chỉ sự vật.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV chia lớp làm 3 nhóm, nêu tên Trò chơi: Ai nhanh tay hơn? và phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ 12 tấm (ghi 12 từ ngữ), 3 ô vuông ( nhóm từ: Quà Giáng sinh, Vật đựng quà, Nhân vật đi phát quà).

- GV phổ biến luật chơi: Mỗi nhóm cử 6 thành viên đại diện thi tiếp sức, xếp nhanh 12 từ vào 3 nhóm thích hợp. Nhóm nào nhanh và chính xác nhất, nhóm đó giành chiến thắng.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án.

Chú ý:

+ Bít tất và ủng thường được dùng làm túi đựng quà nhưng cũng có thể làm quà tặng.

+ Gấu bông thưởng là quà tặng nhưng trong câu chuyện này, chú vừa là nhân vật đi phát quà, vừa tự nguyện trở thành quà tặng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Tổ chức cho HS đọc đồng thanh các từ sau khi đã sắp xếp hợp lý.

3.2. Nói tên món quà em mong được tặng vào dịp Tết hoặc sinh nhật.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Em có thường được tặng quà vào dịp Tết hoặc sinh nhật không?

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi: Nói cho bạn nghe về món quà mình mong được tặng vào dịp Tết hoặc sinh nhật.

- GV mời các nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, gợi ý một số món quà: búp bê, ô tô, truyện, kẹo sô cô la, hộp chì màu, siêu nhân, rô bốt, lợn đất, bóng đá, …

- Vào dịp sinh nhật của mình, em có được nhận những món quà mà mình yêu thích không?

- Hãy nêu cảm nghĩ của mình khi được nhận món quà mình yêu thích trong dịp sinh nhật? (nếu có)

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia nhóm theo sự phân công của GV. Sau đó nhận thẻ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS chơi trò chơi, nhận xét.

+ Quà Giáng sinh: gối ôm, mũ len, đồng hồ, đồ chơi, bít tất, bánh kẹo, truyện, Mi-sa, quần áo, ủng.

+ Vật đựng quà: ủng, bít tất.

+ Nhân vật đi phát quà: Ông già Nô-en, tuần lộc, Mi-sa.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại các từ.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS nêu ý kiến cá nhân.

- HS hoạt động nhóm đôi.

- Một số nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu ý kiến cá nhân.

- HS nêu cảm nhận.

VD: vui vẻ, hào hứng, thích thú,...

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video cảnh một số em nhỏ (Việt Nam/thế giới) được nhận quà nhân dịp Giáng sinh.

- Nhắc nhở các em cần biết giữ gìn, trân trọng những món quà đó.

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Góc sáng tạo: Chuyện của em.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI CỦA EM

Bài viết 3: CHÍNH TẢ

Nhớ - viết: Thả diều

Ôn bảng chữ cái. Phân biệt ch/tr, n/nh

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nhớ – viết chính xác nội dung, đúng chính tả 3 khổ thơ đầu của bài thơ Thả diều.

- Trình bày đúng bài thơ 4 chữ chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 4 6.

- Đọc đúng tên chữ và viết đúng 9 chữ (từ a đến ph) vào vở.

Thuộc lòng tên 9 chữ mới trong bảng chữ và tên chữ.

- Làm đúng bài tập điền chữ ghi các phụ âm đầu ch/tr hoặc chữ ghi các phụ âm cuối n/nh.

1.2. Phát triển năng lực văn học

- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ, đoạn văn trong các bài tập chính tả.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: nhớ- viết đúng, đẹp và hoàn thành bài viết, chọn bài tập chính tả phù hợp với yêu cầu khắc phục lỗi của bản thân,....

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về bài làm của bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: biết yêu nước, yêu vẻ đẹp của những cánh diều, của niềm vui, khát vọng trẻ thơ qua nội dung bài chính tả.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- Bảng phụ, phiếu khổ to ghi nội dung BT2.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

+ Nơi em đang sống là nông thôn hay thành thị?

+ Em đã từng được chơi thả diều chưa?

- GV cho HS quan sát hình ảnh của cánh diều và những bạn nhỏ đang chơi thả diều.

- GV dẫn dắt vào bài.

- HS trả lời.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nhớ – viết chính xác nội dung, đúng chính tả 3 khổ thơ đầu của bài thơ Thả diều.

+ Trình bày đúng bài thơ 4 chữ chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 4 6.

+ Đọc đúng tên chữ và viết đúng 9 chữ (từ a đến ph) vào vở.

Thuộc lòng tên 9 chữ mới trong bảng chữ và tên chữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nhớ - viết

a) Chuẩn bị

- GV nêu nhiệm vụ và đọc mẫu 3 khổ đầu của bài thơ Thả diều.

- GV mời 1 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ, cả lớp đọc thầm theo để ghi nhớ.

- Mời 1 HS nêu lại cách trình bày bài thơ 4 chữ.

- Yêu cầu HS cả lớp đọc thầm 3 khổ thơ, viết nháp những từ ngữ các em dễ viết sai chính tả.

b) Viết bài

- GV gọi HS đọc lại 1 lần nữa 3 khổ thơ trong SGK để ghi nhớ.

- GV yêu cầu HS gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ và viết bài vào vở.

c) Sửa bài

- GV tổ chức cho 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở, tự sửa lỗi cho nhau.

- GV chữa 5 – 7 bài. Có thể chiếu bài của HS để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

2.2. Hoạt động 2: Ôn tập bảng chữ cái

Bài tập 2:

- GV treo bảng phụ đã viết bảng chữ và tên chữ, sau đó nêu yêu cầu: Viết 9 chữ và tên chữ.

- GV chỉ cột 9 tên chữ cho cả lớp đọc.

- GV mời 1 HS đọc làm mẫu:

en-nờ giê (en giê)

en-nờ hát (en hát)

ph (pê hát)

- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở Luyện viết 3, 1 HS làm bài trên tờ phiếu khổ to.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

- GV chốt lại đáp án đúng. Cả lớp sửa bài theo đáp án đúng.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng bảng chữ và tên chữ tại lớp. Có thể làm theo cách:

+ GV xoá (che) hết tên chữ đã viết ở cột 3, yêu cầu HS nhìn cột 2 đọc lại.

+ GV xoá (che) hết chữ ở cột 2, yêu cầu HS nhìn cột 3, viết chữ vào bảng con.

+ GV xoá hết bảng, cả lớp đọc thuộc lòng 9 chữ và tên chữ. Sau đó đọc thuộc từ đầu bảng chữ và tên chữ, bắt đầu từ chữ a (với 28 tên chữ).

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

- HS nêu: Bài chính tả có 3 khổ thơ. Mỗi khổ 4 dòng. Mỗi dòng có 4 tiếng. Giữa các khổ thơ để trống 1 dòng. Tên bài thơ và chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 hoặc 4 ô so với lề vở.

- HS thực hiện.

- 1 HS đọc.

- HS ghi nhớ, viết bài.

- HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau bằng cách gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả.

- HS theo dõi, nhận xét bài bạn.

- HS quan sát.

- HS đọc.

- 1 HS đọc mẫu.

- HS làm bài vào vở Luyện viết 3, 1 HS hoàn thiện bài trên bảng

- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.

- HS lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có).

STT

Chữ

Tên chữ

1

n

en-nờ

2

ng

en-nờ giê(en giê)

3

ngh

en-nờ giê hát

(en giê hát)

4

nh

en-nờ hát(en hát)

5

o

o

6

ô

ô

7

ơ

ơ

8

p

9

ph

pê hát

- HS học thuộc lòng bảng chữ và tên chữ theo sự hướng dẫn của GV.

3. Luyện tập

Mục tiêu: HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ, đoạn văn trong các bài tập chính tả.

Bài tập 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.

- Cho HS làm bài tập a/b tùy chọn.

a) Chữ ch hay tr?

- GV viết nội dung bài tập lên bảng (2 lần).

- GV tổ chức trò chơi: mời 2 nhóm (mỗi nhóm 5 HS) lên bảng làm bài theo hình thức thi tiếp sức. HS cuối cùng đọc kết quả của cả nhóm.

- Cả lớp và GV bình chọn nhóm thắng cuộc.

- Gọi một vài HS đọc lại kết quả. GV sửa lỗi phát âm cho các em (nếu sai).

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại 4 dòng thơ đã hoàn chỉnh; sửa bài theo đáp án đúng.

b) Vần ên hay ênh?

- GV tổ chức tương tự như BT3a.

- Đáp án: lệnh, dập dềnh, bên bờ, công kênh, mênh mông.

- 1 HS đọc yêu cầu của BT.

- HS làm bài tập 3a/b.

- HS theo dõi.

- HS nghe phổ biến luật chơi và chơi trò chơi.

Đáp án: ấp trứng, chỗ nằm, tiếng chim, lích chích, chuyền cành.

- HS bình chọn.

- 3-5 HS đọc lại đáp án chính xác.

- HS thực hiện.

- HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn tham gia chơi.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Yêu cầu: Liệt kê những tiếng/từ bắt đầu bằng ch/tr?

+ Nhóm nào có số lượng tiếng /từ nhiều hơn, chính xác hơn => nhóm đó thắng cuộc.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi, chơi trò chơi.

- HS theo dõi.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

KỂ CHUYỆN: CHIẾC RĂNG RỤNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Nghe văn bản thông tin Chiếc răng rụng, nhớ nội dung văn bản.

- Dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý, trả lời được các câu hỏi; kể lại được từng đoạn và toàn bộ văn bản; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể.

- Hiểu nội dung văn bản: phong tục khác nhau của các nước về việc trẻ em thay rằng, mong muốn của trẻ em có những chiếc răng đẹp.

- Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

Biết trao đổi cùng các bạn về việc giữ gìn, chăm sóc răng miệng, chân tay.

1.2. Phát triển năng lực văn học

- Biết yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giữ gìn, chăm sóc răng miệng, chân tay,…

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video kể chuyện về những thông tin rất thú vị: Từ 5, 6 tuổi, răng sữa của trẻ em bắt đầu thay rằng mới. Ở các nước, người ta làm gì khi trẻ em bị rụng răng?

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với GV về nội dung, cách kể chuyện có trong video, rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nghe văn bản thông tin “Chiếc răng rụng”, nhớ nội dung văn bản.

+ Dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý, trả lời được các câu hỏi

+ Hiểu nội dung văn bản: Phong tục khác nhau của các nước về việc trẻ em thay rằng, mong muốn của trẻ em có những chiếc răng đẹp.

- Cách tiến hành:

Nghe và kể lại câu chuyện Chiếc răng rụng

a) Giới thiệu câu chuyện

- GV chỉ hình minh hoạ và giới thiệu 4 tranh minh hoạ.

- GV viết lên bảng các tên riêng nước ngoài, mời 1 HS đọc, sau đó cả lớp đọc: Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha.

- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và các câu hỏi dưới tranh.

- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại các câu hỏi.

b) Nghe – kể: Chiếc răng rụng

- GV cho HS xem video (3 lần): giọng kể vui, thong thả.

- GV kể lần 1, dừng lại, yêu cầu cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lại các câu hỏi dưới tranh. Sau đó kể tiếp lần 2, lần 3.

c) Trả lời câu hỏi

- GV chỉ hình minh hoạ, nêu từng câu hỏi cho HS trả lời:

+ Ở Mỹ và Pháp, khi thay răng, trẻ em tin rằng Thần Răng cho các em những gì?

+ Ở Tây Ban Nha, khi thay răng, trẻ em tin rằng chuột sẽ cho các em những gì?

+ Ở Việt Nam, trẻ em để những chiếc răng rụng ở đâu? Các em nói gì với chuột?

+ Trẻ em các nước đều ao ước có những chiếc răng mới như thế nào?

- GV cùng HS nhận xét, chốt câu trả lời đúng.

- Qua bài trên, các em hiểu điều gì?

- HS quan sát.

- 1 HS đọc các tên riêng.

- 1 HS đọc yêu cầu BT1 và câu hỏi dưới tranh.

- HS thực hiện.

- HS xem video câu chuyện.

- HS theo dõi, nắm nội dung chính.

- HS theo dõi hình minh họa, trả lời câu hỏi.

+ Ở Mỹ, các em tin rằng Thần Răng sẽ ghé thăm, mang cái răng đó đi và đặt dưới gối cho các em mấy đồng tiền. Còn ở Pháp, Thần Răng cũng ghé thăm và cho các em một món đồ chơi nho nhỏ.

+ Ở Tây Ban Nha, trẻ em bị rụng răng tin rằng chuột sẽ lấy đi chiếc răng rụng và đặt dưới gối cho các em tiền hoặc một viên đường.

+ Trẻ em sẽ ném chiếc răng rụng lên mái nhà, nếu đó là răng của hàm dưới. Còn nếu chiếc răng rụng là của hàm trên thì ném xuống gầm giường. Vừa ném chiếc răng, các em vừa nói: “Chuột chuột chí chí! Mày lấy răng tao, tao lấy răng mày.”

+ Trẻ em nước nào cũng ao ước có những chiếc răng mới thật chắc, thật đẹp.

- HS theo dõi.

- HS nêu: Mỗi nước có phong tục khác nhau về chiếc răng rụng. Nhưng trẻ em nước nào cũng ao ước có những chiếc răng mới thật chắc, thật đẹp.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết kể đầy đủ một câu chuyện: Chiếc răng rụng. Đồng thời biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.

+ Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

+ Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

- Cách tiến hành:

3.1. Thực hành kể chuyện

a) Kể chuyện trong nhóm

- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi.

- Mời đại diện các nhóm kể trước lớp.

- Mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b) Thi kể chuyện trước lớp

- Yêu cầu một vài HS tiếp nối nhau dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi thi kể lại câu chuyện trên.

- GV khuyến khích HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ, động tác.

- GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể to rõ, tự tin, sinh động, biểu cảm.

3.2. Trao đổi về việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của BT2 và các gợi ý.

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau nói về việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng.

- GV hỗ trợ, cung cấp kiến thức cho HS.

VD:

+ Để răng trắng, sạch đẹp, không bị sâu, em cần đánh răng ít nhất 2 lần trong ngày (buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ). Tốt nhất là đánh răng sau mỗi bữa ăn.

+ Không ăn quá nóng hoặc quá lạnh để khỏi làm hỏng men răng. Không ăn đồ ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ. Không dùng răng để cắn những vật cứng,...

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- HS kể chuyện theo nhóm đôi.

- Đại diện nhóm kể trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS theo dõi.

- HS thi kể chuyện.

- HS khác nhận xét.

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc nội dung BT2.

- HS nối tiếp nói về việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng.

- HS theo dõi.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Em thích phong tục về Chiếc răng rụng của đất nước nào nhất?

- Bản thân em đã làm gì để chăm sóc và bảo vệ răng miệng của mình?

- GVgiao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS bày tỏ quan điểm.

- HS nêu ý kiến cá nhân

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI VỦA EM

Bài đọc 4: HAI BÀN TAY EM (2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (ánh mai, siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ).

- Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ: Hai bàn tay là bạn của em. Hai bàn tay rất đẹp, rất dễ thương, rất có ích và đáng yêu.

- Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.

- Nhận biết từ so sánh, trường hợp ẩn từ so sánh.

1.2. Phát triển năng lực văn học

- Nhận biết được bài thơ 4 chữ.

- Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay hình ảnh đẹp, đặc biệt là hình ảnh so sánh.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- Phiếu khổ to ghi nội dung BT2.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS khởi động theo video bài: Vũ điệu rửa tay.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS khởi động theo bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và khổ thơ.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (ánh mai, siêng năng, giăng giăng, thủ thỉ).

+ Hiểu nội dung từng câu thơ và ý nghĩa của bài thơ: Hai bàn tay là bạn của em. Hai bàn tay rất đẹp, rất dễ thương, rất có ích và đáng yêu.

+ Nhận biết được bài thơ 4 chữ.

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay hình ảnh đẹp, đặc biệt là hình ảnh so sánh.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (5 khổ thơ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến Cánh tròn ngón xinh.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến Hoa ấp cạnh lòng.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến Tóc ngời ánh mai.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến giăng giăng.

+ Khổ 5: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: siêng năng, giăng giăng,…

- Luyện đọc:

Giờ em ngồi học/

Bàn tay siêng năng/

Nở hoa trên giấy/

Từng hàng giăng giăng.//

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 6.

- GV nhận xét các nhóm, tuyên dương.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong SGK.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Phỏng vấn” * Lưu ý rèn cho HS cách trả lời đầy đủ câu.

+ Hai bàn tay của bạn nhỏ đẹp như thế nào?

+ Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào?

+ Hằng ngày, hai bàn tay làm những việc gì?

+ Khổ thơ nào cho biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình?

- Qua bài thơ, em hiểu điều gì?

- GV kết luận: Hai bàn tay là bạn của em. Hai bàn tay rất đẹp, rất dễ thương, rất có ích và đáng yêu. Nhà thơ Huy Cận gọi hai bàn tay ấy là hai bông hoa. Vì vậy mà bốn khổ thơ đầu trong bài thơ của ông đều lặp lại ít nhất một lần từ hoa.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát.

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 6.

- HS theo dõi.

- HS đọc lần lượt các câu hỏi:

- HS chơi trò chơi.

+ HS nêu:

Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

Hoa hồng hồng nụ

Cánh tròn ngón xinh.

Hoặc nói vắn tắt: Hai bàn tay của bạn nhỏ đẹp như nụ hoa hồng.

+ HS nêu: Hai bàn tay rất thân thiết với bạn nhỏ:

Đêm em nằm ngủ

Hai hoa ngủ cùng

Hoa thì bên má

Hoa ấp cạnh lòng

hoặc nói vẫn tắt: Hai bàn tay ngủ cùng bạn nhỏ, một tay ấp lên má bạn, một tay ấp cạnh người bạn.

+ HS nêu:

Tay em đánh răng

Từng hàng giăng giăng.

hoặc nói vắn tắt: Hai bàn tay giúp bạn nhỏ đánh răng, viết chữ.

+ HS nêu: Khổ thơ 5 cho biết bạn nhỏ rất yêu quỷ hai bàn tay của mình:

Có khi một mình

Nhìn tay thủ thỉ

Em yêu em quý

Hai bàn tay em.

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

2-3 HS nêu lại.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết từ so sánh, trường hợp ẩn từ so sánh.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tìm từ so sánh trong các câu thơ sau:

- GV chiếu bài tập, gọi HS đọc nội dung bài tập 1.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thiện bài tập vào VBT.

- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả:

  1. Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

+ Trong câu thơ này, những sự vật nào được so sánh với nhau?

+ Vì sao hai bàn tay được so sánh với hoa đầu cành?

+ Từ so sánh trong câu là gì?

  1. Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

+ Trong câu thơ này, những sự vật nào được so sánh với nhau?

+ Vì sao trẻ em được so sánh với búp trên cành?

+ Từ so sánh trong câu là gì?

c) Ông trăng như cái mâm vàng

Mọc lên từ đáy đầm làng quê ta.

+ Trong câu thơ này, những sự vật nào được so sánh với nhau?

+ Vì sao ông trăng được so sánh với cái mâm vàng?

+ Từ so sánh trong câu là gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Trong các câu thơ sau, từ so sánh được thay thế bằng dấu câu gì?

- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 2.

- GV yêu cầu HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bài trên phiếu, gắn phiếu khổ to lên bảng lớp sau đó báo cáo kết quả.

- GV cùng HS nhận xét, tuyên dương.

- GV kết luận: Từ so sánh có thể là là / như... Trong trường hợp trên, từ so sánh bị ẩn, thay bằng một dấu gạch ngang.

* Hướng dẫn HS học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu

- GV treo bảng phụ đã viết sẵn 3 khổ thơ.

- Yêu cầu HS đọc đồng thanh.

- GV xoá dần các từ, cụm từ, chỉ giữ lại các từ đầu dòng thơ (Hai - Như - Hoa - Cánh / Đêm

- Hai - Hoa - Hoa / Tay - Răng - Tay - Tóc); sau đó giữ lại chỉ 3 chữ đầu của 3 khổ thơ.

- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc 3 khổ thơ đầu với các hình thức: nhóm đôi, tổ, cá nhân.

- Cuối cùng, cả lớp đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc nội dung BT1.

- HS thảo luận nhóm đôi, làm bài.

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp:

+ HS trả lời: Hai bàn tay được so sánh với hoa đầu cành.

+ HS nêu: Vì hai bàn tay của em nhỏ và xinh như một bông hoa.

+ HS phát hiện: Từ “như”.

+ HS nêu: Trẻ em được so sánh với búp trên cành.

+ HS trả lời: Vì trẻ em xinh xắn, tươi non, đáng yêu, cần được chăm sóc như búp non trên cành.

+ Từ so sánh: “như”

+ HS nêu: Ông trăng được so sánh với cái mâm vàng.

+ HS nêu: Vì ông trăng tròn như cái mâm và có màu vàng.

+ Từ so sánh: “như”.

- HS theo dõi.

- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu BT2.

- HS hoàn thiện VBT, 1 HS báo cáo kết quả:

Trong câu thơ a và b, từ so sánh bị bỏ trống, thay bằng một dấu gạch ngang.

- HS theo dõi.

- HS ghi nhớ, 2 HS nhắc lại.

- HS quan sát.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS theo dõi, nhẩm bài.

- HS thi học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- HS theo dõi.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh học bài.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Em thích khổ thơ nào nhất trong bài?

- Em cần làm gì để giữ gìn đôi bàn tay của mình?

- Nhận xét tiết học.

- HS nêu ý kiến.

- HS trả lời.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI CỦA EM

Góc sáng tạo: CHUYỆN CỦA EM ( 1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

1.1. Năng lực ngôn ngữ

- Viết được đoạn văn, một trang nhật kí hoặc bài thơ ngắn có nội dung rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp về đôi tay (hoặc đôi chân, đôi mắt, những chiếc răng, mái tóc,...) của mình và việc chăm sóc chúng, giữ chúng luôn sạch đẹp.

1.2. Phát triển năng lực văn học

- Viết được đoạn văn, bài thơ ngắn hoặc một trang nhật kí có hình ảnh, cảm xúc, suy nghĩ riêng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết của bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giữ gìn vệ sinh và phòng chống thương tích cho thân thể khoẻ mạnh.

- Phẩm chất chăm chỉ: Biết trang trí bài viết bằng tranh ảnh, sản phẩm cắt dán, sản phẩm thủ công…

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Củng cố kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV trả bài viết HS đã làm tuần trước (Viết đoạn văn kể chuyện nuôi heo đất hoặc chuyện tiết kiệm điện, nước, thức ăn,...). Biểu dương những HS có câu văn, đoạn văn hay.

- Nêu những điều HS cần rút kinh nghiệm.

- GV cho HS quan sát video: “Khúc hát đôi bàn tay”.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS quan sát.

- HS theo dõi.

2. Khám phá.

-Mục tiêu:

+ Biết trình bày được đoạn văn/ bài thơ ngắn/ một trang nhật kí có nội dung về đôi tay (hoặc đôi chân, đôi mắt, những chiếc răng, mái tóc,...) của mình và việc chăm sóc chúng, giữ chúng luôn sạch đẹp để trao đổi với bạn trong nhóm và trước lớp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị viết bài.

Hãy kể những việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ đôi tay (hoặc đôi chân, đôi mắt, những chiếc răng, mái tóc,...) của em. Gắn kèm vào bài viết ảnh hoặc tranh em vẽ.

- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu cả lớp quan sát hình minh hoạ trong SGK, nghe 2 bạn tiếp nối đọc nội dung của BT.

- GV nhắc HS:

+ Đây là đề bài mở: Các em có thể viết về đôi tay, đôi chân, đôi mắt, những chiếc răng hoặc về việc em chăm sóc mái tóc của mình sao cho tóc luôn sạch đẹp, óng mượt,...

+ Em có thể chọn hình thức thể hiện là một đoạn văn, một bài thơ ngắn hoặc một trang nhật kí. Nhớ trang trí cho sản phẩm bằng ảnh, tranh cắt dán hoặc tranh em tự vẽ.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4: Các em viết về chuyện gì? Viết theo kiểu bài nào?

- Mời một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát hình minh họa.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- HS thảo luận, trình bày.

VD:

+ Em viết đoạn văn về một lần đau răng. Răng sưng to, em phải nghỉ học để đến bệnh viện... Em ân hận vì hằng ngày hay ăn đồ ngọt, lười đánh răng,…

- HS theo dõi.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Viết được đoạn văn kể về những việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ đôi tay (hoặc đôi chân, đôi mắt, những chiếc răng, mái tóc,...) của em. Gắn kèm vào bài viết ảnh hoặc tranh em vẽ.

+ Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Cách tiến hành:

3.1. Viết bài (BT1)

- GV cho HS đặt lên bàn những gì đã chuẩn bị.

- Yêu cầu HS viết bài.

- GV hướng dẫn, giúp đỡ HS lúng túng.

- GV khích lệ những HS viết bài tốt.

3.2. Giới thiệu, bình chọn sản phẩm (BT2)

- GV mời một vài HS tiếp nối nhau đọc và giới thiệu bài viết của mình.

Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn sản phẩm hay theo các tiêu chí sau:

+ Nói to, rõ ràng, tự nhiên.

+ Nội dung hấp dẫn.

+ Minh hoạ, trang trí ấn tượng.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu 5-7 HS nộp vở để chấm bài.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét cùng cả lớp.

- HS thực hiện.

- HS viết bài vào vở ô li.

VD:

+ Đoạn văn (gắn ảnh nụ cười xinh): Hôm nay, cô giáo khen em có hàm răng trắng, nụ cười xinh. Em vui quá! Em về nhà khoe với bố mẹ. Bố mẹ đã dạy em đánh răng mỗi sáng khi ngủ dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ. Mẹ còn dặn em: “Sau khi ăn kẹo cũng phải đánh răng cho sạch. Không nên ăn thức ăn lúc chúng quá nóng hoặc quá lạnh. Cần ăn chuối và táo cho răng trắng, khoẻ.”. Em rất biết dạy em gìn giữ hàm răng trắng xinh.

+ Bài thơ ngắn:

Đôi mắt thân yêu của tớ

Giúp tớ nhìn thấy mọi thứ,

Giúp tớ đọc những cuốn sách hay.

Tớ luôn rửa mắt mỗi ngày

Để mắt lúc nào cũng sáng.

+ Đoạn nhật kí:

Thứ Hai, ngày...

Sáng nay mình thật là vui vì bạn Thuý vừa gặp mình đã khen: “Tóc mới đẹp quá!”. Mình mới cắt tóc mà. Mọi khi tóc dài khó chải, đầu mình hơi bù xù. Mẹ bảo mình cắt tóc ngắn bớt cho dễ chải, dễ gội. Bây giờ, mình không ngại gội đầu, chải tóc nữa. Tóc mình sạch và mượt hơn, mình thích lắm.

- HS theo dõi.

- 3-5 HS đọc bài viết của mình trước lớp.

- HS dưới lớp nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Để giữ gìn đôi bàn tay/ đôi mắt, mái tóc,... luôn sạch sẽ, em cần làm gì?

- GV nhắc nhở HS luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh và phòng chống thương tích cho thân thể khoẻ mạnh.

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài.

- HS nêu ý kiến.

- HS ghi nhớ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 7

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

Bài 1: NGƯỠNG CỬA (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (nơi ấy, lúc nào, xa tắp, ...)

- Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người trong gia đình, là nơi chúng ta bắt đầu đến trường và đi xa hơn nữa.

- Nhận biết từ ngữ có nghĩa giống nhau; đặt câu với những từ này.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ tình cảm yêu quý ngôi nhà và gia đình của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quý ngôi nhà và gia đình của mình.

- Phẩm chất nhân ái: Biết trân trọng ngôi nhà mình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem video “Cả nhà thương nhau”

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

-HS vận động theo bài hát

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (nơi ấy, lúc nào, xa tắp, ...)

- Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Ngưỡng cửa là nơi thân quen với mọi người trong gia đình, là nơi chúng ta bắt đầu đến trường và đi xa hơn nữa.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ tình cảm yêu quý ngôi nhà và gia đình của mình.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng đúng giữa các dòng thơ, nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ. Nhấn giọng, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, từ ngữ chỉ hành động: tấm bé, đi men, cũng vội, cũng vui,…; đọc chậm rãi ở cuối câu.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (4 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến đi men.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến cũng vui.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến tôi đi.

+ Khổ 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó: nơi ấy, lúc nào, xa tắp, ...)

- Luyện đọc từng dòng thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp bài, mỗi HS đọc 2 dòng thơ

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

Chú ý ngắt nghỉ đúng khổ thơ:

Nơi bố mẹ/ ngày đêm

Lúc nào qua/ cũng vội

Nơi bạn bè/ chạy tới

Thường lúc nào/ cũng vui. //

Nơi ấy/ đã đưa tôi

Buổi đầu tiên/ đến lớp

Nay con đường/ xa tắp

Vẫn đang chờ/ tôi đi. //

- GV nhận xét các nhóm.

-Hướng dẫn HS giải nghĩa các từ: ngưỡng cửa, dắt vòng đi men.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm gì về ngưỡng cửa?

+ Câu 2: Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên nỗi vất vả của bố mẹ?

+ Câu 3: Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện niềm vui bạn bè gắn với ngưỡng cửa?

+ Câu 4: Em hiểu “con đường xa tắp” ở khổ thơ 3 là gì? ( HS giơ thẻ chọn đáp án)

+Vì sao em chọn ý c?

- Qua bài thơ, em thấy ngưỡng cửa gắn bó với mỗi người như thế nào?.

- GV chốt: Ngưỡng cửa gắn bó với mỗi người từ tấm bé, chứng kiến mọi vui buồn của mỗi người. Tác giả bài thơ rất yêu quý ngưỡng cửa nhà mình.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

-HS dựa gợi ý SGK trả lời

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Khổ thơ 1 gợi lại kỉ niệm quen thuộc với mỗi người từ khi còn bé, khi mà bà, mẹ còn dắt cho mình tập đi bên ngưỡng cửa.

+ Hình ảnh bố mẹ lúc nào cũng tất bật, ở khổ thơ 2; hình ảnh đêm khuya, khi mọi người đã ngủ, mẹ ngồi cặm cụi làm việc ở khổ thơ 4.

+ Hình ảnh “Nơi bạn bè chạy tới/ Thường lúc nào cũng vui”.

+ Đáp án c: Đường đến tương lai.

+Vì:“Con đường xa tắp” là tương lai của bạn nhỏ.

- 1 -2 HS nêu theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết từ ngữ có nghĩa giống nhau; đặt câu với những từ này.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Tìm từ ngữ có nghĩa giống các từ ngữ dưới đây:

thời tấm bé

xa tắp

soi

- GV yêu cầu HS đọc đề bài BT1.

- GV yêu cầu HS tự làm vào VBT -> Chia sẻ nhóm đôi.

- GV gọi HS trình bày.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt câu trả lời đúng.

2. Đặt câu với một từ ngữ vừa tìm được.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài BT2

- GV yêu cầu HS tự làm vào VBT

- GV mời HS trình bày.

- GV chiếu bài của 1 số HS.

- GV nhận xét tuyên dương, giúp HS chữa câu nếu cần

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm -> Chia sẻ với bạn

- Một vài HS viết trên bảng lớp:

+ Từ có nghĩa giống từ “soi” là: chiếu, rọi,...

+ Từ có nghĩa giống từ “xa tắp” là: xa tít, xa tít tắp, xa mờ,...

+ Từ có nghĩa giống từ “thời tấm bé” là: thuở bé, thuở nhỏ, hồi nhỏ, thời thơ ấu, thuở ấu thơ,...

- 2-3 HS nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài

- HS làm VBT.

- Một số HS đọc câu của mình trước lớp.

-HS theo dõi, nhận xét

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Hằng ngày, từ ngưỡng cửa nhà mình em đi những đâu?

+ Em hiểu thế nào là ngưỡng cửa?

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

Bài 03: CHA SẼ LUÔN Ở BÊN CON (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh

mà HS địa phương dễ viết sai: hỗn loạn, lặng đi, luôn, đáp lại, động đất, đã, giữa, sẽ, nữa, ... Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình yêu của người cha dành cho con và sự tin tưởng tuyệt

đối của cậu bé đối với cha mình.

- Trả lời được các CH về nội dung bài.

- Nhận biết tác dụng của dấu chấm hỏi: Câu hỏi được dùng để hỏi về một điều chưa biết .

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.

2. Năng lực chung.

- Phát triển NL giao tiếp và hợp tác (biết cùng các bạn thảo luận nhóm);

- NL tự chủ và tự học (biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: trả lời các CH đọc hiểu bài, hoàn thành các BT về sắp xếp các đoạn văn, tác dụng của dấu hai chấm).

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết tôn trọng giữa con người, biết giúp đỡ mọi người .

- Phẩm chất nhân ái: biết trận trọng và tin tưởng vào tình yêu mà cha mẹ

dành cho minh

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe và hát theo bài hát “Nhà là nơi để về”.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

+ Bài đọc hôm nay tên là gì?

+ Trong hình ảnh minh hoạ, người cha đã làm gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- GV giới thiệu: Trong Bài đọc 1, chúng ta đã biết về tình cảm gắn bó của tác giả với gia đình kí ức về ngưỡng cửa. Chúng ta cũng biết gia đình chính là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi ta được bố, mẹ, ông bà,... yêu thương, chăm sóc và bảo vệ. Hôm nay

chủng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu kĩ hơn về tình yêu thương không có giới hạn của một

người cha dành cho con trong bài đọc Cha sẽ luôn ở bên con.

- HS nghe và hát theo nhạc.

+ Bài có tên Cha sẽ luôn ở bên con.

+ Người Cha đã ra sức cứu con.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

* Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh

mà HS địa phương dễ viết sai: hỗn loạn, lặng đi, luôn, đáp lại, động đất, đã, giữa, sẽ, nữa, ... Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình yêu của người cha dành cho con và sự tin tưởng tuyệt

đối của cậu bé đối với cha mình.

- Trả lời được các CH về nội dung bài.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ sự tôn trọng giữa con người, biết giúp đỡ mọi người.

* Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, tinh

cảm. Nhấn giọng, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, gợi cảm;

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng dấu câu.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến bên con.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến cùng ông.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến còn sống.

+ Đoạn : Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: hỗn loạn, lặng đi, luôn, đáp lại, động đất, đã, giữa, sẽ, nữa.

- Giải nghĩa từ và luyện đọc câu:

? Em hiểu thế nào là động đất?

? Hỗn loạn nghĩa là gì?

?Trong đoạn 1 có từ bàng hoàng, vậy em hiểu nó là gì?

- GV đưa câu văn dài:

Rồi ông nhớ lại lời hứa với con:/ “Dù có chuyện gì xảy ra, / cha cũng sẽ luôn ở bên con”.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

? Chuyện gì xảy ra với ngôi trường của cậu con trai khi động đất?:

? Vì sao người cha vẫn quyết tâm đào bới đống đổ nát khi mọi người cho rằng không còn hi vọng?

? Quyết tâm của người cha đã đem lại kết quả gì?

? Chi tiết nào cho thấy cậu con trai rất tin tưởng vào cha mình?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Tình yêu của người cha dành cho con và sự tin tưởng tuyệt đối của cậu bé đối với cha mình .

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS đọc từ khó.

+ Động đất: hiện tượng vỏ Trái Đất chuyển động, làm cho mặt đất nứt nẻ, trồi sụt, có thể làm đổ nhà cửa.

+Hỗn loạn: Tình trạng lộn xộn, không kiểm soát được.

+ Bàng hoàng: choáng váng, sững sờ.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Động đất khiến ngôi trường sụp đổ hoàn toàn và chỉ còn là một đống đổ nát.

+ Vì ông yêu con trai của mình và ông nhớ đến lời hứa với con “Dù có chuyện gì xảy ra, cha cũng sẽ luôn ở bên con.”.

+ HS 2: Sau nhiều giờ đào bới, ông và mọi người đã tìm được con trai và các bạn của cậu, tất cả đều còn sống.

+ Chi tiết cậu bé nói với cha: “Cha ơi! Con đã bảo các bạn là nhất định cha sẽ cứu con và các bạn mà!”.

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết tác dụng của dấu chấm hỏi: Câu hỏi được dùng để hỏi về một điều chưa biết .

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Tìm câu hỏi trong bài và cho biết

a) Những từ ngữ nào cho em biết đó là câu hỏi.

b) Cuối câu hỏi có dấu câu gì?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm bàn

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

a) Những từ ngữ nào cho em biết đó là câu hỏi?

b) Cuối câu hỏi có dấu câu gì?

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Đặt một câu hỏi để hỏi về việc làm của người cha (hoặc của những người đã

can ngăn hay đã giúp đỡ ông)

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời cá nhân HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Qua 2 BT này, các em hãy cho biết: Câu hỏi được dùng để hỏi về một điều chưa biết, trong câu hỏi thường có các từ có – không... Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm bàn, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Các từ: cỏ — không

+ Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp: tìm thêm câu là lời nói của nhân vật.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình.

?Nhiều người đã bắt đầu cùng ông làm gì?

? Mọi người đã làm gì khi nghe thấy tiếng cậu bé?

- HS nhận xét câu trả lời của bạn.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

- Nhắc nhở các em cần tôn trọng tình cảm của cha, mẹ với mình.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MÁI ẤM GIA ĐÌNH

Bài 04: KỂ CHUYỆN EM VÀ NGƯỜI THÂN (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được đoạn văn kể về một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ( người thân) hoặc câu chuyện về cha mẹ( người thân) khuyên bảo em nhuuwngx điều hay lẽ phải. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Phát triển năng lực văn học: Biết kể lại một sự việc đã từng chứng kiến, tham gia, bày tỏ được cảm xúc của mình khi chứng kiến, tham gia sự việc đó.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: chọn đề bài, viết đoạn văn.

- Năng lực sáng tạo: Biết vận dụng những điều đã học để viết được một đoạn văn kể chuyện.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức nghe hát : Cả nhà thương nhau sáng tác Phan Quang Minh để khởi động bài học.

- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát

- GV trả bài Góc sáng tạo tuần trước: Chuyện của em. Biểu dương câu văn, đoạn văn hay. Nêu những điều HS cần rút kinh nghiệm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong bài đọc Cha sẽ luôn ở bên con, chúng ta đã biết tình yêu của người cha dành cho con mình thật vĩ đai. Người cha ấy đã giữ lời hứa luôn ở bên con, do đó đã cứu được con trai yêu quý cùng các bạn của cậu. Bạn nhỏ trong câu chuyện rất yêu cha, cậu hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu và lời hứa của cha. Tình cảm của cha mẹ và con cái luôn tuyết vời như vậy. Hôm nay các em sẽ viết về tình cảm của em với cha mẹ (người thân) và những điều tốt đẹp mà cha mẹ (người thân) thường khuyên em nhé!

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Biết trình bày được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng của mình để trao đổi với bạn trong nhóm và trước lớp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị viết đoạn văn.

Nói theo 1 trong 2 đề sau:

a) Kể một câu chuyện về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân).

Gợi ý:

- Câu chuyện xảy ra khi nào?

- Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì?

- Em đã cố gắng thực hiện lời hứa ấy như thế nào?

- Sau việc đó, cha mẹ (người thân) khen em thế nào?

b) Kể một câu chuyện về việc cha mẹ(người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.

Gợi ý:

- Câu chuyện xảy ra khi nào?

- Cha mẹ (người thân) của em đã khuyên bảo em những gì?

- Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào?

- Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào?

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS tự chọn nói theo đề a hoặc đề b.

- GV tổ chức cho HS có cùng lựa chọn ngồi cùng dãy.

- Tổ chức cho HS làm việc nhóm 2 hỏi đáp trả lời các câu hỏi

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS giơ thẻ số 1 hoặc số 2 thông báo cho sự lựa chọn của mình.

- HS chọn đề a ngồi dãy riêng, đề b thành dãy riêng.

- HS nhóm 2 hỏi đáp trả lời các câu hỏi

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm

* Ví dụ:

a) Câu chuyện xảy ra khi: em đang rất thích bộ đồ chơi nhưng không thể mua được nó.

- Em đã hứa với mẹ sẽ đạt điểm tốt trong bài thi để có được bộ đồ chơi em hằng ao ước.

- Em đã cố gắng ôn tập để giữ lời hứa đó.

- Sau việc đó, mẹ em đã khen em thật ngoan, biết giữ lời hứa

b) Một câu chuyện về việc cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.

- Lúc cả nhà cùng nhau đi dã ngoại.

- Khi chuyến đi kết thúc, cả nhà thu gom lại rác những ngay tại đấy không có chỗ để vứt. Em đã nói là cứ để lại đấy cũng không sao, không có ai thấy. Sau đó bố mẹ đã dạy em như thế là sai.

- Từ đó, em luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Cha mẹ rất vui khi thấy em thay đổi.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Viết được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

+ Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.

- GV mời HS viết vào vở ôli.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

Hoạt động 3: Giới thiệu đoạn văn.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi những bài viết hay, diễn đạt lưu loát.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét cung cả lớp.

- HS viết bài vào vở ôli.

- 3- 5 HS đọc bài viết của mình trước lớp

- Các HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV chấm bài.

* Ví dụ: a) Em đang rất thích bộ đồ chơi lắp ráp robot nhưng bộ đồ chơi đó chỉ phát hành bán trong một tuần. Em rất muốn có bộ đồ chơi đó. Biết được điều đó, mẹ em đã nói với em rằng:" Nếu con hứa đạt điểm tốt trong bài thi cuối tuần này, mẹ sẽ mua trước cho cho bộ đồ chơi đó". Nghe thấy thế em đồng ý ngay với mẹ. Ngày hôm sau mẹ em đã mua trước cho em bộ đồ chơi đó khiến em rất là vui. Em biết lời đã hứa ra phải thực hiện, chính vì thế em đã cố gắng ôn tập, tự hoàn thành tất cả các bài tập thầy cô đã giao. Trước hôm kiểm tra em còn ôn luyện các đề. Thật vui làm sao khi bài thi ngày hôm đó em đã hoàn thành được hết và đạt 10 điểm đỏ tươi. Thấy được sự cố gắng giữ lời hứa của em bố mẹ em đã rất vui và khen ngợi:" Con trai mẹ thật giỏi, biết giữ lời hứa của mình"

b) Mùa hè vừa qua cả nhà em cùng nhau đi dã ngoại. Chuyến đi rất vui vì có phong cảnh đẹp và có đồ ăn ngon. Khi kết thúc chuyến đi, cả nhà thu gom rác lại để vứt nhưng ngay tại địa điểm dã ngoại không có thùng rác. Em đã nói rằng cứ vứt rác ở đấy luôn vì cũng không có ai nhìn thấy cả. Sau đó, bố mẹ đã cầm theo rác đi về và mang đến nơi có thùng rác để vứt. Bố mẹ đã dạy em rằng vứt rác bừa bãi là sai. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường và giữ gìn cảnh quan nơi công cộng. Từ đó, em luôn cố gắng vứt rác đúng nơi quy định. Bố mẹ thấy sự thay đổi của em, khen em rất ngoan và bố mẹ rất vui vì điều đó. 

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Ba ngọn nến lung linh”.

+ Cho HS lắng nghe bài hát.

+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS lắng nghe bài hát.

- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 8

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 04: MÁI ẤM GIA ĐÌNH (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, VD:chích choè, vẫy, quạt, (MT, MN). Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ

và giữa các khổ thơ.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (ngẩn nắng, thìu thìu, lim dim,...). Hiểu

nội dung và ý nghĩa của bài thơ (Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ đổi

với bà.).

+ Biết đặt câu nói về hoạt động; ôn tập mẫu câu Ai làm gì?

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ cảm giác yêu thương của bạn nhỏ với bà.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết trân trọng, yêu quý những người trong gia đình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho cả lớp hát bài “Cháu yêu bà”.

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với ong bà?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát

+ Bài hát nói về tình cảm yêu thương của cháu dành cho bà

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai: chích choè, vẫy, quạt. Biết ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (ngẩn nắng, thìu thìu, làm dim,...). Hiểu

nội dung và ý nghĩa của bài thơ (Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ đổi

với bà.).

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ cảm giác yêu thương của bạn nhỏ với bà.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (4 khổ như SGK)

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: chích chòe, vẫy quạt,…

- Luyện đọc câu:

Ơi chích chòe ơi/

Chim đừng hót nữa/

Bà em ốm rồi/

Lặng cho bà ngủ.//

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Vì sao bạn nhỏ trong bài thơ mong chích chòe đừng hót?

+ Câu 2: Bạn nhỏ làm gì để chăm sóc bả? Câu thơ nào cho em biết điều đó?

+ Câu 3: Tìm những từ ngữ tả cảnh yên tĩnh trong nhà, ngoài vườn.

+ Câu 4: Bà mơ thấy gi? Vì sao có thể đoán biết như vậy?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ đổi với bà.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Vì bà của bạn nhỏ đang ốm, bạn muốn giữ yên lặng cho bà ngủ

+ Bạn nhỏ quạt cho bà của mình ngủ. Câu thơ “Bản tay bé nhỏ / Vẫy quạt thật đều” cho biết điều đó?

+ Đó là các từ ngữ: ngấn nắng thiu thiu, cốc chén nằm im, hoa cam hoa bưởi chín lặng trong vườn

+Bà mơ thấy cháu đang quạt,

đưa hương thơm vào nhà.

HS có thể đưa ra nhiều lí do khác nhau, theo suy đoán của các em. VD: Vì trong giấc ngủ, bà ngửi thấy hương thơm của hoa cam, hoa khế trong vườn. / Vì trước khi bà ngủ, cháu đã ngồi quạt cho bà nên bà mơ thấy cháu vẫn ngồi quạt bên cạnh. / Vì bà cảm nhận được lòng hiếu thảo của cháu. / Vì bà yêu

cháu. (...)

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Biết đặt câu nói về hoạt động; ôn tập mẫu câu Ai làm gì?

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Dựa theo nội dung bài thơ, hãy viết một câu nói về việc bạn nhỏ (hoặc ngấn nắng, cốc chén) đã làm để bà được ngủ ngon.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

M: Cốc chén nằm im trên bàn để bà ngon giấc.

- GV giao nhiệm vụ làm việc cá nhân

- GV mời HS nói trước lớp

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Cho biết câu em viết thuộc mẫu câu nào?

- GV nêu yêu cầu

- GV nhận xét tuyên dương, kết luận:

Kiểu câu Ai làm gì? dùng để kể về hoạt động của người hoặc của cây cối, đồ vật khi chúng được nhân hoá. Trong câu có các từ chỉ hoạt động.

3. Học thuộc lòng bài thơ

- GV hướng dẫn HS đọc thuộc từng khổ thơ, bài thơ

- Cho HS thi đọc thuộc trước lớp

- GV nhận xét, tuyên dương

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm cá nhân

- HS trình bày:

- Cả lớp nhận xét.

- HS trả lời và phân tích câu vừa viết: Các câu vừa viết thuộc mẫu câu Ai làm gì?

- HS học thuộc từng khổ thơ, bài thơ

- Thi đọc trước lớp

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video, tranh ảnh, kể chuyện về những việc làm chăm sóc người thân trong gia đình

+ GV Em đã làm những việc gì thể hiện tình cảm, sự quan tâm của em đối với người thân trong gia đình?

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS quan sát, lắng nghe.

+ HS nói trước lớp

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 04: MÁI ẤM GIA ĐÌNH (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ:

+ Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Trong đêm bé ngủ. Trình bày đúng thể thơ

4 chữ.

+ Đọc đúng tên chữ và viết đúng 11 chữ (từ q đến y) vào vở. Thuộc lòng tên 11

chữ mới trong bảng chữ và tên chữ.

+ Làm đúng BT điền chữ r / d / gi hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

- Phát triển năng lực văn học:

Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về bảng chữ cái

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu gia đình qua các bài tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Chỉ ra các từ chỉ hoạt động trong câu sau: Bà mệt, bé quạt cho bà.

+ Câu 2: Nói một câu về một việc em đã làm để chăm sóc người thân

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Câu 1: Từ chỉ hoạt động trong câu: quạt

+ Câu 2: Mẹ mệt, em nấu cháo cho mẹ.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Trong đêm bé ngủ. Trình bày đúng thể thơ

4 chữ.

+ Đọc đúng tên chữ và viết đúng 11 chữ (từ q đến y) vào vở. Thuộc lòng tên 11

chữ mới trong bảng chữ và tên chữ.

+ Làm đúng BT điền chữ r / d / gi hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

- Phát triển năng lực văn học:

Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nghe – Viết

a) Chuẩn bị

- GV nêu nhiệm vụ và đọc mẫu bài thơ Trong đêm bé ngủ.

- Y/C cả lớp đọc bài thơ, viết nháp những từ ngữ các em dễ viết sai chính tả.

- GV hướng dẫn cách trình bày: Tên bài thơ, chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa; mỗi dòng thơ lùi vào 3 hoặc 4 ô so với lề vở.

b) Viết bài

- GV đọc cho HS viết. Có thể đọc từng dòng / 2 dòng thơ. Mỗi dòng / 2 dòng thơ (cụm từ) đọc 3 lần.

c) Sửa bài

HS tự sửa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

- GV chiếu 5 – 7 bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

2.2. HĐ 2: Ôn tập bảng chữ cái (BT 2)

- GV treo bảng phụ hoặc trình chiếu bảng chữ và tên chữ, nêu YC: Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở Luyện viết 11 chữ và tên chữ.

- GV thực hiện giống BT hoàn chỉnh bảng chữ và tên chữ như hướng dẫn ở các tuần trước.

- Cho cả lớp đọc thuộc 11 chữ trong bảng

2.3. Hoạt động 3: Làm bài tập lựa chọn

BT 3a: Chọn chữ r, d hay gi?

- 1 HS đọc YC của BT và các dòng thơ.

- Cả lớp làm bài vào vở Luyện viết 3.

- GV ghim bảng phụ viết sẵn nội dung BT; mời HS điền vào chỗ chấm

- GV chốt đáp án: dát, giọt, ru, gió, ru.

- Cả lớp đọc lại bài thơ đã hoàn chỉnh; sửa bài theo đáp án đúng.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm bài thơ; tìm và luyện viết các chữ dễ viết sai:

VD: ngoài bãi, khuya

- HS lắng nghe.

- HS viết bài

- HS tự sửa lỗi.

- Nhận xét bài bạn

- HS quan sát bảng chữ và điền chữ hoặc tên chữ để hoàn thành bảng

Số thứ tự

Chữ

Tên chữ

1

q

quy

2

r

e-rờ

3

s

ét-sì

4

t

5

th

tê hát

6

tr

tê e-rờ

7

u

u

8

ư

ư

9

v

10

x

ích-xì

11

y

i-dài

- HS đọc bảng chữ.

- HS đọc yc và các dòng thơ

- Cả lớp làm vào vở

- HS lần lượt lên điền r/d/gi vào để hoàn chỉnh bài thơ

- Cả lớp đọc lại bài thơ

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử 5 bạn tham gia trò chơi tiếp sức

+ GV nêu yêu cầu: Viết tên các con vật, đồ vật bắt đầu bằng chữ d

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS cử đại diện tham gia trò chơi:

Dù, dao, dép, dây, dê, dế...

- Cả lớp nhận xét.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

BÀI 04: MÁI ẤM GIA ĐÌNH (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Biết nói (kể) về câu chuyện (bài văn, bài thơ) đã đọc đúng chủ đề yêu cầu (tình cảm gia đình).

- Phát triển năng lực văn học

Bộc lộ được cảm xúc về câu chuyện (bài văn, bài thơ) đã đọc, thể hiện lời nói và giọng điệu (đọc) phù hợp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi về nội dung câu chuyện, bài văn,

bài thơ. Biết thể hiện sự tôn trọng người khác khi giao tiếp.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu thương, chăm sóc người thân trong gia đình

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, tìm hiểu và trao đổi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe một câu chuyện, yc HS nêu nội dung câu chuyện vừa nghe

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ học

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe và nêu nội dung câu chuyện

2. Thực hành nói

- Mục tiêu:

+ Biết nói (kể) về câu chuyện (bài văn, bài thơ) đã đọc đúng chủ đề yêu cầu (tình cảm gia đình).

+ Bộc lộ được cảm xúc về câu chuyện (bài văn, bài thơ) đã đọc, thể hiện lời nói và giọng điệu (đọc) phù hợp.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Kế hoặc đọc lại một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài ván) đã đọc ở nhà.

1.1. Giới thiệu trong nhóm

- Yêu cầu HS giới thiệu cho bạn bên cạnh về câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn đã đọc) theo gợi ý

+ Tên câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn) đó là gì? Tác giả là ai?

+ Nội dung chính của câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn) nói về điều gì?

+ Cảm xúc của em khi đọc câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn) đó thể nào?

1.2. Giới thiệu trước lớp

-Gọi 5 - 7 HS kết hợp giới thiệu và đọc hoặc kể lại câu chuyện (đọc bài thơ, bài

văn) mà mình đã chọn. -GV và các bạn trong lớp nhận xét và khen ngợi bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương

Hoạt động 2. Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn)

- HS đọc YC của BT

- Làm việc nhóm 4, chọn 1 trong 4 câu chuyện (bài thơ, bài văn) mà các bạn thích nhất, cũng trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn) theo gợi ý.

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

- GV và các bạn trong lớp nhận xét và khen ngợi bạn.

- HS làm việc nhóm đôi: giới thiệu cho bạn cùng bàn về câu chuyện(hoặc bài thơ, bài văn đã đọc)

- 5 – 7 HS giới thiệu trước lớp

VD: Chào các bạn, tớ là Minh Châu. Hôm nay tớ sẽ đọc cho

các bạn nghe một bài thơ rất hay về tình cảm của người mẹ dành cho con mình, việc may áo cho con. Đây là bài thơ mà tớ rất thích. Bài thơ có tên là “Nét xuân của tác giả Chu Thị Thơm. Mới các bạn cùng nghe.

- HS đọc yêu cầu

- Làm việc theo nhóm 4: Trao đổi với các bạn trong nhóm về nội dung câu chuyện mà mình thích nhất

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp

- Cả lớp nhận xét

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs xem video của học sinh nơi khác giới thiệu về câu chuyện, bài thơ, bài văn mình thích

- GV trao đổi những về nội dung các câu chuyện, bài thơ, bài văn đó

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện, bài thơ, bài văn cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 04: MÁI ẤM GIA ĐÌNH (T5+6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai: bảo, hãy, gỗ, mũm mĩm, chắp, mảnh vải, ... . Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các CH về nội dung bài.

Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm giữa những người trong gia đình luôn là tình cảm

đẹp nhất. Hiểu được tại sao gia đình lại được gọi là “mái ấm”.

- Mở rộng vốn từ về gia đình,

- Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cùng các bạn thảo luận nhóm

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: biết trân trọng và tin tưởng vào tình yêu mà gia đình

dành cho mình.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV nêu một số câu hỏi cho HS:

+ Từ bé đến nay em đã được tặng những món quà gì? Món quà đó do ai tặng? Em có cảm xúc thế nào khi được nhận món quà đó?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe và chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai: bảo, hãy, gỗ, mũm mĩm, chắp, mảnh vải, ... . Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các CH về nội dung bài.

+ Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm giữa những người trong gia đình luôn là tình cảm

đẹp nhất. Hiểu được tại sao gia đình lại được gọi là “Mái ấm”.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ cảm giác yêu thương của bạn Mai với những món quà người thân tặng.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: bảo, hãy, gỗ, mũm mĩm, chắp, mảnh vải

- Luyện đọc câu dài

Dốc ngược chiếc túi/em thấy không phải một mà là ba con búp bê/ một búp bê trai bằng gỗ/một búp bê gái bằng vải/và một cô bé búp bê mũm mĩm/ nhỏ xíu/ bằng giấy bồi//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Phóng viên

- Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm phóng viên phỏng vấn nhóm khác. Sau đó đổi vai,

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV: Qua bài đọc, em hiểu nội dung câu chuyện nói về điều gì? .

- GV chốt lại: Câu chuyện các em vừa học là một câu chuyện cảm động kể về tinh cảm yêu thương giữa những người trong gia đình dành cho nhau. Qua đó, ta thấy tình cảm giữa những người trong gia đình luôn là tình cảm đẹp nhất. Nó giúp ta hiểu tại sao gia đình lại được gọi là “mái ấm”.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS tham gia trò chơi:

(1) HS 1: Bé Mai ao ước điều gì? HS 2: Mai ao ước có một con búp bé.

(2) HS 2: Món quà bé Mai nhận được trong đêm Nô-en là gi? HS 1: Mai nhận được ba con búp bê: một búp bê trai bằng gỗ, một búp bê gái bằng vải và một cô bé búp bê mũm mĩm, nhỏ xíu, bằng giấy bồi.

(3) HS 1: Món quả giản dị thể hiện tinh cảm của bố mẹ và anh trai đối với Mai như thế nào? HS 2: Những món quả đó cho thấy bố, mẹ vả anh rất yêu thương Mai, muốn làm cho cô bé vui. / Những món quà đó thể hiện tinh cảm yêu thương ấm áp của những người thân trong gia đình dành cho Mai. /

(4) HS 2: Qua câu chuyện, bạn hiểu vì sao gia đình được gọi là “mái ấm”? HS là

Vì gia đình là nơi ta được mọi người yêu thương. / Vì gia đình là nơi ta luôn cảm thấy

an toàn bên người thân. / Vì gia đình cho ta những bữa cơm ấm áp, đầy tỉnh thương

yêu. / ...

- HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Mở rộng vốn từ về gia đình,

+ Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Mở rộng vốn từ về gia đình

- GV yêu cầu HS đọc yc: Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm từ ngữ dưới đây

- GV tổ chức cho các nhóm làm việc theo hình thức “Khăn trải bàn”

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp

- GV nhận xét tuyên dương.

3.2. Ôn tập mẫu câu Ai làm gì?

- GV nêu yêu cầu: Đặt câu nói về hoạt động của một người trong câu chuyện Ba con búp bê. Cho biết câu đó thuộc mẫu câu nào?

- GV cho HS làm việc cá nhân

- Một số HS trình bày trước lớp

- GV nhận xét các câu

H: Các câu đó thuộc mẫu câu gì?

- GV khắc sâu về mẫu câu Ai làm gì?

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc theo nhóm

- Đại diện nhóm trình bày:

a) Chỉ người thân trong gia đình: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị,

b) Chỉ đồ dùng trong nhà: tủ, giường, bàn, ghế, cửa, nồi, chổi,...

c) Chỉ tình cảm gia đình: yêu thương, thương yêu, yêu quý, kính trọng,

- Cả lớp nhận xét, bổ sung

- HS nêu yc

- HS làm việc cá nhân

- Một số HS trình bày trước lớp

VD: Mai ôm chặt ba con búp bê vào lòng. / Mai ngắm ba con búp bê. /...

Bố làm cho Mai con búp bê bằng gỗ. / Bố khuyên Mai xin Ông già Nô-en một món quà em thích. /

- Các câu đó thuộc mẫu câu Ai làm gì?

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS nói một câu về một việc làm của người thân trong gia đình nhân ngày sinh nhật của mình

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS nói trước lớp

VD: Sinh nhật em, mẹ mua cho em một đôi giày rất đẹp...

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

---------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 04: MÁI ẤM GIA ĐÌNH (T7)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Biết sắp xếp các đoạn văn thành bài; viết được đoạn văn giới thiệu ngôi nhà (căn hộ) của mình

- Giới thiệu ngôi nhà của mình với các bạn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: sắp xếp được các câu thành đoạn văn

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: làm được một sản phẩm sáng tạo

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cùng các bạn thảo luận nhóm

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: biết yêu quý ngôi nhà của mình

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV yc HS nói một câu về ngôi nhà của mình

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS nói trước lớp

VD: Ngôi nhà của em rất đẹp/ Ngôi nhà của em có mái ngói đỏ/...

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Biết sắp xếp các đoạn văn thành bài; viết được đoạn văn giới thiệu ngôi nhà (căn hộ) của mình

+ Giới thiệu ngôi nhà của mình với các bạn.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Sắp xếp các câu thành đoạn văn

- GV yêu cầu HS đọc yc: Đánh số thứ tự, sắp xếp các câu sau đây thành một đoạn văn hoàn chỉnh

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi

- GV mời đại diện 5 HS lên gắn thẻ từng câu theo thứ tự một đoạn văn

- GV chốt Đáp án: (1) Nhà tôi nằm sâu trong một ngõ nhỏ yên tĩnh. (2) Đó là ngôi nhà xinh xắn lợp ngói đỏ, những cánh cửa gỗ sơn nâu đã phai màu. (3) Trước nhà có một mảnh vườn nhỏ trồng rau, trồng hoa và mấy cây hồng lộc lá đỏ. (4) Ngôi nhà có một phòng khách khá rộng, ba phòng ngủ ấm cúng, một gian bếp nhỏ và một nhà vệ sinh sạch sẽ. (5) Trong ngôi nhà này, ông bà, bố mẹ và hai chị em tôi sống rất đầm ấm, hạnh phúc. (6) Tôi rất yêu ngôi nhà nhỏ của mình.

H: Đoạn văn có nội dung gì?

- GV nhận xét tuyên dương; nói rõ cách sắp xếp các câu văn trong đoạn văn: Tả khái quát đến cụ thể

3.2. Viết đoạn văn tả ngôi nhà

- GV gọi HS nêu yêu cầu: Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em

- GV hướng dẫn HS dựa vào đoạn văn viết về ngôi nhà các em vừa hoàn thành ở BT1 để viết đoạn văn về ngôi nhà của mình. Khuyến khích HS dán kèm tranh, ảnh về ngoi nhà

- GV cho HS làm việc cá nhân

- GV theo dõi, hỗ trợ

3.3. Giới thiệu về ngôi nhà của em

- GV nêu yc: Giới thiệu với các bạn về ngôi nhà của em qua tranh ảnh (bài viết)

- Tổ chức cho HS theo kĩ thuật “Phòng tranh”

- Cho 3-5 HS giới thiệu với các bạn về ngôi nhà của mình

- GV nhận xét, tuyên dương

- GDHS biết yêu quý ngôi nhà của mình

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc theo nhóm đôi

- Đại diện 5 HS lên xếp các thẻ

- Cả lớp nhận xét, bổ sung

- HS đọc đoạn văn

- HS trả lời: Đoạn văn tả ngôi nhà

- HS lắng nghe

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS lắng nghe

- Làm việc cá nhân

- HS lắng nghe

- Tham gia trưng bày tranh ảnh, bài viết về ngôi nhà của mình

- 3-5 HS giới thiệu trước lớp

- HS lắng nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS nói một câu về tình cảm mọi người trong gia đình dành cho nhau

- Nhận xét, tuyên dương

- GV khắc sâu về tình cảm gia đình. GDHS luôn yêu thương và quý trọng mọi người trong gia đình mình

- Nhận xét tiết học

TỰ ĐÁNH GIÁ(HS thực hiện ở nhà)

HS đánh dấu v tự đánh giá vào VBT những việc mình đã biết hoặc đã làm được.

- HS nói trước lớp

VD: Bố mẹ rất yêu thương em/ Em rất yêu mọi người trong gia đình mình/...

- HS lắng nghe

- HS thực hiện ở nhà

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

TUẦN 9

TIẾNG VIỆT (Tiết 57)

Bài 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1. Năng lực đặc thù.

- Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS. HS đọc trôi chảy, đạt tốc độ 60 - 65 tiếng phút, thuộc lòng các khổ hay dùng hay đã HTL trong nửa đầu học kì I.

- Ôn luyện về bảng chữ và tên chủ. HS biết sắp xếp các tên riêng theo thứ tự trong bảng chữ cái.

2. Năng lực.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Trả lời được câu hỏi trong bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia hoạt động trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu trường, lớp qua bài đọc. Góp phần bồi dưỡng tình yêu với văn học.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

* GV: - Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc và 1 CH đọc hiểu; phiếu viết YC đọc thuộc lòng (tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc lòng).

- 20 mảnh bìa ghi 10 tên trong BT 2; mỗi tên ghi vào 2 mảnh bìa. Một số viên nam châm,

* HS: SGK, vở, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS vào bài học

- Cách tiến hành:

- GV cho HS hát bài “Cô và mẹ”

- GV nhận xét, khen và hỏi:

+ Chúng ta đã học những chủ đề nào?

- GV giới thiệu ở các tuần trước các em đã được chia sẻ và đọc rất nhiều bài đọc ở các tuần học trước, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau ôn tập lại các bài đọc xem các em có đọc đúng tốc độ chưa, đã ngừng nghỉ sau các dâu câu, giữa các cụm từ và hiểu nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về nội dung của bài tập đọc.

- HS - GV Nhận xét, tuyên dương.

– Kết nối bài học.- Giới thiệu bài lại các bài tập đọc đã học – Ghi tên bài lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của tiết học.

- HS hát và kết hợp động tác…

- HS trả lời.

- Chào năm học mới.

- Em đã lớn.

- Niềm vui của em.

- Mái ấm gia đình,

- HS lắng nghe.

- Đọc thầm.

2. HĐ Luyện tập – thực hành: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

*Mục tiêu:

– Kiểm tra HS đọc thông các đoạn hoặc bài Tập đọc có độ dài khoảng 60 - 65 tiếng trong các văn bản đã học ở 8 tuần đầu hoặc văn bản ngoài SGK. Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 60 – 65 tiếng phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

– Kiểm tra HTL các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong 8 tuần đầu học kì I: Mùa

thu của em, Thả diều, Hai bàn tay em, Quạt cho là ngủ,...

– GV kiểm tra khoảng 20% số HS trong lớp. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.

*Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Kiểm tra Đọc:

+ Từng HS lên bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc hoặc đọc thuộc lòng, kèm CH đọc hiểu. về chỗ chuẩn bị 2 phút.

+ HS đọc đoạn, bài văn (không nhất thiết phải đọc hết); trả lời CH đọc hiểu.

- GV theo dõi, sửa sai cho HS.

+ GV nhận xét, Tuyên dương, chấm điểm. Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Từng em lên bốc thăm và chuẩn bị bài đọc của mình.

- HS lên đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.

- HS lắng nghe. Nhận xét.

Hoạt động 2: Sắp xếp tên riêng theo thứ tự chữ cái:

* Mục tiêu: HS sắp xếp đúng các tên riêng theo chúng thứ tự trong bảng chữ cái.

* Cách tiến hành:

-GV gọi HS nêu yêu cầu:

- HS làm bài tập. Gv theo dõi, giúp đỡ.

- GV gắn các tên riêng thành 2 cột, mỗi cột 10 tênkho theo trật tự. Hs lên Sắp xếp các tên riêng theo chúng thứ tự trong bảng chữ cái.

GV – Lớp nhận xét - tuyên dương.

Đáp án: Chiến, Cường, Khánh, Kiên, Nam, Nga, Nghĩa, Thanh, Trung, Tùng

- HS nêu yêu cầu BT 2 trong SGK – Sắp xếp các tên riêng theo chúng thứ tự trong bảng chữ cái.

- HS làm việc cá nhân (tự đọc đề và hoàn thành BT).

- 2 tổ báo cáo kết quả bằng cách thể tiếp sức (HS trong tổ nhóm tiếp nối nhau lên bảng, gắn các tên riêng theo đúng TT trong bảng chữ cái).

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nhận xét tiết học.

- Nhắc những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa đạt chuẩn bị để kiểm tra lại vào tiết sau.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------

TIẾNG VIỆT (Tiết 58)

Bài 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1. Năng lực đặc thù.

- Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.(như tiết 1)

- Đọc hiểu bài thơ “Ngày em vào Đội.” HS đọc trôi chảy, hiểu nội dung bài đọc.

- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ là lời dặn dò của chị với em, thể hiện niềm tự hào và tin tưởng của người chị về sự trưởng thành của em trong ngày em vào Đội.

- Ôn luyện về từ ngữ chỉ đặc điểm.

- Ôn luyện về hình ảnh so sánh trong câu.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ. Góp phần bồi dưỡng tình yêu với văn học.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: +Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc và 1 CH đọc hiểu; phiếu viết YC đọc thuộc lòng (tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc lòng).

- HS: SGK, vở, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Cách tiến hành:

- Gv cho HS nhắc lại kiến thức thú vị đã được học ở các chủ điểm trước.

- Kết nối bài học.- Ghi tên bài lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của tiết học.

- Chào năm học mới.

- Em đã lớn.

- Niềm vui của em.

- Mái ấm gia đình,

- HS lắng nghe.

- Đọc thầm.

2. HĐ Luyện tập – thực hành: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

- Mục tiêu:

- Kiểm tra HS đọc thông các đoạn hoặc bài Tập đọc có độ dài khoảng 60– 65 tiếng trong các văn bản đã học ở 8 tuần đầu trong học kì I hoặc văn bản ngoài SGK. Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 60 – 65 tiếng phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Kiểm tra HTL các khổ thơ hoặc bài thơ trong 8 tuần đầu.

- GV kiểm tra khoảng 20% số HS trong lớp. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.

- GV kiểm tra bổ sung những HS đọc chưa đạt ở tiết trước.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Kiểm tra Đọc:

+ Từng HS lên bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc hoặc đọc thuộc lòng, kèm CH đọc hiểu, về chỗ chuẩn bị 2 phút.

+ HS đọc đoạn, bài văn (không nhất thiết phải đọc hết); trả lời CH đọc hiểu.

- GV theo dõi, sửa sai cho HS.

+ GV nhận xét, Tuyên dương, chấm điểm. Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Từng em lên bốc thăm và chuẩn bị bài đọc của mình.

- HS lên đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.

- HS lắng nghe. Nhận xét.

Hoạt động 2: Đọc hiểu và luyện tập.

* Mục tiêu: - Đọc thành tiếng bài thơ “Ngày em vào Đội".Trả lời được các câu hỏi trong bài. Hiểu ý nghĩa nội dung bài thơ.

- Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nhịp thơ đúng sau mỗi dòng thơ; nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, chỉ hành động.

- Ôn luyện về từ ngữ chỉ đặc điểm.

- Ôn luyện về hình ảnh so sánh trong câu.

* Cách tiến hành:

2.1.Luyện đọc bài thơ “Ngày em vào Đội"

GV giới thiệu: Từ học kì II, tức là chỉ sau hơn 2 tháng nữa thôi, các em sẽ lần lượt được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh. Ngày vào Đội là một ngày hết sức đặc biệt, đánh dấu sự trưởng thành của mỗi bạn nhỏ. Trung ngày đặc biệt đó, người chị đã dặn dò, đã gửi gắm ở em mình điều gì, hãy cùng đọc bài Ngày em vào Đội nhé.

- GV đọc mẫu toàn bài. HD cách đọc: Giọng nhẹ nhưng, tình cảm. Nhấn giọng, gây ấn tượng với những từ ngữ gợi tả, từ ngữ chỉ hành động: dắt, tươi thắm, mở cửa,đợi,... Giọng đọc chậm rãi ở câu cuối.

- GV kết hợp với HS giải nghĩa từ ngữ khó: Đoàn, Đội, lời ru vời vợi, khao khát,...

- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng khổ thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm.

+GV:Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc ?

+ Gv hướng dẫn đọc từ khó: dắt, vời vợi, khao khát,...

+ GV hướng dẫn đọc khổ thơ:

Chị đã qua/ tuổi đoàn

Em hôm nay/ vào Đội

Màu khăn đỏ/ dắt em

Bước qua thời /thơ dại.

- GV hướng dẫn đọc nối tiếp đoạn theo nhóm 3.

- GV cho HS thi đọc.

- GV nhận xét và tuyên dương.

- GV cho HS đọc đồng thanh bài.

- GV cho HS đọc tốt đọc lại cả bài.

2.2. Đọc hiểu

- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc to 4 câu hỏi trong SGK.

- GV giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài bằng trò chơi “phỏng vấn”.

- Tổ chức cho HS thực hiện trò chơi phỏng vấn.(hỏi và trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu) Người tham gia nói to, tự tin, rõ ràng.

- Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời sau đó đổi vai.

1. Bài thơ là lời của ai nói với ai, nhân dịp gì?

2. Em hiểu 2 dòng thơ “Màu khăn đỏ dắt em / Bước qua thời thơ dại.” như thế nào?

3.Tìm những hình ảnh đẹp gợi tả tương lai ở các khổ thơ 3 và 4.

4. Em hiểu 2 dòng thơ cuối bài như thế nào?

GV: Khổ thơ cuối cho thấy người chị tin rằng em sẽ tiếp bước mình, sẽ có những ước mơ đẹp và sẽ có tương lai tốt đẹp.

– GV: Nội dung của bài thơ là gì? (HS phát biểu, GV chốt)

2.3 Luyện tập.

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

1. Đặt câu có từ ngữ chỉ đặc điểm để:

a) Nói về chiếc khăn quàng đỏ.

b) Nói về niềm vui của em khi trở thành đội viên.

- Cho HS làm việc cặp đôi, đặt câu cho nhau nghe và viết câu vào vở bài tập.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

2. Em thích hình ảnh so sánh nào trong bài thơ? Vì sao?

- YC HS thảo luận nhóm đôi: Tìm hình ảnh so sánh. Cho biết em thích hình ảnh nào, vì sao. HS nêu hình ảnh so sánh mà các em thích. GV xếp các từ ngữ vào bảng cho rõ (máy chiếu để trình bày kết quả).

Hình ảnh so sánh

Sự vật 1

Sự vật 2

a) Màu khăn tuổi thiếu niên tươi thắm mãi như lời ru vời vợi

Màu khăn

lời ru

b) Cánh buồm là tiếng gọi mặt biển và dòng sông

cánh buồm

tiếng gọi

c) Bướm bay như lời hát

bướm bay

lời hát

d) Con tàu là đất nước đưa ta tới bến xa màu khăn

Con tàu

đất nước

- GV giúp HS thể hiện được rõ ý kiến của các em, nếu các em hiểu nhưng chưa thể nói được rõ ràng, đầy đủ.

- Gv chốt nội dung bài.

- HS lắng nghe.

- Hs đọc thầm bài theo GV.

- Giải nghĩa từ ngữ khó: Đoàn, Đội, lời ru vời vợi, khao khát,...

- 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ.

-1 HS đọc toàn bộ bài thơ.

- Cả lớp đọc lại bài thơ (đọc nhỏ).

- HS nêu từ khó. Luyện đọc từ khó.

- HS đọc cá nhân (đồng thanh).

- Đọc từ khó: dắt, vời vợi, khao khát,...

- HS đọc tiếp nối đoạn trong bài.

- 2 HS đọc chú thích cuối bài.

- HS luyện đọc bài trong nhóm.

- 2, 3 nhóm HS thi đọc trước lớp.

- HS lắng nghe, nhận xét nhóm bạn.

- HS đọc đồng thanh bài.

- HS đọc bài.

- HS đọc.

- HS đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm đôi theo trả lời câu hỏi phần đọc hiểu, hỏi đáp nhau bằng trò chơi “phỏng vấn”.

- Một số nhóm thực hiện trò chơi phỏng vấn trước lớp.

1. Là lời chị nói với em nhân dịp em được kết nạp vào Đội.

2.Ý c đúng: Lễ kết nạp Đội đánh dấu bước trưởng thành của em.

3. Các hình ảnh gợi tả tương lai: một trời xanh vẫn đợi, cánh buồm là tiếng gọi mặt biển và dòngsông, nắng vườn trưa mênh mông, bướm bay như lời hát, con tàu là đất nước đưa ta tới bến xa.

4. Ý a đúng: Chị tin là em đang có những ước mơ đẹp.

- HS: Bài thơ là lời dặn dò của chị với em, là sự tin tưởng và tự hào về sự trưởng thành của em trong ngày em vào Đội.

- HS đọc YC của BT 2.

1. Đặt câu có từ ngữ chỉ đặc điểm để:

a) Nói về chiếc khăn quàng đỏ.

VD: Chiếc khăn quàng màu đỏ thắm.

b) Nói về niềm vui của em khi trở thành đội viên.

VD: Em được đeo khăn quàng đỏ là niềm tự hào cho việc mình đã gia nhập tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong.

- HS trao đổi viết vào vở BT

- HS lần lượt trao đổi trước lớp nêu miệng câu mình đặt.

- Lớp nhận xét.

- 1 HS đọc YC của bài tập 2. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS thảo luận nhóm đôi: (dùng bảng phụ để trình bày kết quả).

- HS giải thích vì sao các em thích hình ảnh so sánh đó. VD: Em thấy hình ảnh

ấy rất đẹp.

-Hình ảnh (a) cho thấy những kí ức đẹp đẽ của chị với màu khăn quàng đỏ. /

-Hình ảnh (b) gợi em nghĩ tới tương lai tươi sáng đang rộng mở. /

- Hình ảnh (c) khiến em nghĩ tới một cánh bướm bay nhẹ nhàng, như lời hát đang bay xa. /

- Hình ảnh (d)khiến em nghĩ tới những ước mơ đẹp./.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài học. Liên hệ thực tế cho HS

- Cách tiến hành:

- Hôm nay các em học bài tập đọc nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.

- Nhắc những HS kiểm tra đọc thành tiếng chưa đạt chuẩn bị để kiểm tra lại vào tiết sau.

- HS trả lời.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT (Tiết 59)

Bài 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 3

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

-Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS. (như tiết 1)

- Ôn luyện viết đoạn văn kể về tiết học hay kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em. Viết được đoạn văn theo quy tắc Bàn tay (gồm 5 bước trong viết đoạn văn).

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, đúng nội dung.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng các tình huống trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn thảo luận nhóm, hợp tác tìm hiểu bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, máy tính, ti vi, SGK

2. Học sinh: SGK, Vở BT Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- Kể tên và một số tiết học (một cuộc nói chuyện điện thoại của em với bạn hay người thân) mà em thích?

- GV nhận xét - Kết nối bài học - Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của tiết học

- HS kể.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại.

2. HĐ Luyện tập: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

- Mục tiêu:

+ Kiểm tra HS đọc thông các đoạn hoặc bài Tập đọc có độ dài khoảng 60– 65 tiếng trong các văn bản đã học ở 8 tuần hoặc văn bản ngoài SGK. Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 60 – 65 tiếng phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+ GV kiểm tra khoảng 20% số HS trong lớp. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.

+GV kiểm tra bổ sung những HS đọc chưa đạt ở tiết trước.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Kiểm tra Đọc:

+ Từng HS lên bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc hoặc đọc thuộc lòng, kèm CH đọc hiểu. về chỗ chuẩn bị 2 phút.

+ HS đọc đoạn, bài văn (không nhất thiết phải đọc hết); trả lời CH đọc hiểu.

- GV theo dõi, sửa sai cho HS.

+ GV nhận xét, Tuyên dương, chấm điểm. Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Từng em lên bốc thăm và chuẩn bị bài đọc của mình.

- HS lên đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.

- HS lắng nghe. Nhận xét.

3. Hoạt động thực hành

- Mục tiêu: HS viết đoạn văn kể về một tiết học em thích hay kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em. Viết được đoạn văn theo quy tắc Bàn tay (gồm 5 bước trong viết đoạn văn).

- Cách tiến hành:

Bài 1: Viết đoạn văn 5- 6 câu theo 1 trong 2 đề.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 yêu cầu 2 a, b của bài tập, đọc cả gợi ý.

- GV yêu cầu mỗi HS chọn 1 đề. Ai luyện nói đề nào ở tiết trước (Nghe và nói) sẽ viết đoạn văn theo đề đó ở tiết này. Các em có thể viết nhiều hơn 6 câu.

VD: *Viết về một tiết học em thích

Trong các môn học, em thích nhất là Tiếng Anh. Một tuần, chúng em được học hai tiết vào thứ hai và thứ năm. Cô Phương là giáo viên dạy chúng em môn học này. Cô giáo không chỉ dạy kiến thức về từ vựng, ngữ pháp của môn học, mà còn tổ chức nhiều trò chơi và nghe bài hát tiếng Anh,…. Qua đó chúng em đã học thêm nhiều từng vựng, biết nói những câu tiếng Anh đơn giản... Em cảm mỗi tiết học đều rất bổ ích.

*Kể lại cuộc nói chuyện điện thoại giữa mẹ với em.

Một tuần nay mẹ em đi công tác, tối nay thứ bảy ăn cơm xong e liền gọi điện thoại cho mẹ. Sau khi hỏi chuyện ở nhà, mẹ đã hỏi chuyện học tập ở lớp của em:

- Tuần vừa rồi con gái của mẹ học hành thế nào?

Nghe mẹ hỏi, em liền sung sướng khoe ngay những điều mà mình đã đạt được:

- Dạ tuần vừa qua con đã rất cố gắng đó ạ. Con được ba điểm tốt Rồi còn được cô giáo, các bạn khen, tuyên dương trước lớp khi con trả lời câu hỏi và làm bài tập đúng đó mẹ.

- Ôi! Con gái của mẹ giỏi quá!

Mẹ vừa nói, vừa cười vui vẻ. mẹ còn nói chăn ngoan nghe lời cô và ông bà và bố khi nào mẹ về mẹ sẽ có quà cho con.

Em thấy rất vui khi được nói chuyện với mẹ qua màn hình điện thoại nhỏ bé.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn.

- GV mời một số HS đọc bài. Mỗi bạn đọc xong, cả lớp vỗ tay khen ngợi.

- GV nhận xét, khen những HS viết được đoạn văn hay, vui và thú vị. GV chữa nhanh một số đoạn văn (chính tả, từ, câu).

- HS đọc yêu cầu câu hỏi.

a) Viết đoạn văn kể về một tiết học em thích.

Gợi ý:

- Tiết học đó là gì? VD: Toán, Tiếng Việt, Mỹ thuật,....

- Diễn biến của tiết học?

+ Cô giáo: giảng bài, Hướng dẫn HS làm bài,...

+ Học sinh: Lằng nghe, làm bài,....

- Cảm nhận về tiết học: hấp dẫn, thích thú,....

b) Viết đoạn văn 5- 6 câu kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em.

Gợi ý:

- Đó là cuộc nói chuyện điện thoại của em với ai? Vào thời gian nào?

- Nội dung cuộc nói chuyện là gì?

- Cảm nhận của em sau cuộc nói chuyện điện thoại này: vui vẻ, thích thú,...

- HS viết đoạn văn vào vở.

- Một số HS đọc bài làm của mình trước lớp.

- Cả lớp lắng nghe, vỗ tay khen bạn.

Nhận xét bài của bạn.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Hãy nhắc lại cách trình bày khi viết đoạn văn theo quy tắc Bàn tay gồm 5 bước trong viết đoạn văn.

- Chọn một số bài của HS viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi chiếu lên cho cả lớp học tập.

- Dặn HS về nhà hoàn thiện lại đoạn văn đã viết theo nhận xét, góp ý của các bạn và GV.

- Chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập tiếp theo.

Nhận xét tiết học

- HS trả lời.

- HS nhận xét, đánh giá bài viết của bạn.

- Về nhà hoàn thiện lại đoạn văn.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------

TIẾNG VIỆT (Tiết 60)

Bài 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 4

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

-Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS. (như tiết 1)

- Đánh giá kĩ năng viết: Nghe viết đúng chính tả bài thơ Bà.

+ Viết chính tả: nghe - viết đúng bài thơ

+ Viết được một đoạn thơ trôi chảy, rõ ràng, mắc ít lỗi.

- Phân biệt từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động.

- Sử dụng từ để đặt câu.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, mắc ít lỗi. Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng các tình huống trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn thảo luận nhóm, hợp tác tìm hiểu bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp đất nước qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình bạn và lòng tốt

- Phẩm chất chăm chỉ: Rèn tính kiên trì, cẩn thận.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: - Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point, máy tính, ti vi, SGK

2. Học sinh: SGK, Vở BT Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- Hát bài “Cháu yêu bà’’

- Bài hát nói lên điều gì ?

- GV nhận xét - Kết nối bài học - Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của tiết học

- HS hát kết hợp động tác…

- Bé rất yêu bà. Hình ảnh của người bà trong bé.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại.

2. HĐ Luyện tập: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

- Mục tiêu:

– Kiểm tra HS đọc thông các đoạn hoặc bài Tập đọc có độ dài khoảng 60– 65 tiếng trong các văn bản đã học ở 8 tuần hoặc văn bản ngoài SGK. Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 60 – 65 tiếng phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

– GV kiểm tra khoảng 20% số HS trong lớp. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.

- GV kiểm tra bổ sung những HS đọc chưa đạt ở tiết trước.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Kiểm tra Đọc:

+ Từng HS lên bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc hoặc đọc thuộc lòng, kèm CH đọc hiểu. về chỗ chuẩn bị 2 phút.

+ HS đọc đoạn, bài văn (không nhất thiết phải đọc hết); trả lời CH đọc hiểu.

- GV theo dõi, sửa sai cho HS.

+ GV nhận xét, Tuyên dương, chấm điểm. Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.

- HS lắng nghe, thực hiện.

-Từng em lên bốc thăm và chuẩn bị bài đọc của mình.

- HS lên đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.

- HS lắng nghe. Nhận xét.

3. 1. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác, rõ ràng bài thơ Bà. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ lục bát: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, dòng 6 tiếng lùi vào 2 ô, dòng 8 tiếng lùi vào 1 ô.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Nghe – viết: Bà

* GV hướng dẫn HS chuẩn bị.

- GV đọc mẫu bài thơ .

- GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ.

- Cả lớp đọc bài thơ, viết nháp những từ ngữ các em dễ viết sai chính tả.

*GV hướng dẫn cách trình bày.

GV nhắc HS cách trình bày bài thơ lục bát: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, dòng 6 tiếng lùi vào 2 ô, dòng 8 tiếng lùi vào 1 ô.

* GV đọc cho HS viết:

- GV đọc từng dòng thơ hoặc từng cụm từ. Mỗi dòng thơ đọc 2 lần. Khi HS viết xong, GV đọc lại toàn bài thơ 1 lần để HS rà soát.

GV theo dõi, uốn nắn HS.

- GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

*Sửa bài: HS tự sửa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài viết).

* Chấm, chữa bài

GV chữa 5 – 7 bài. Có thể chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

- HS đọc thầm theo.

- 1 HS đọc lại bài thơ, cả lớp đọc thầm theo.

- HS nói và nhận biết về hình thức, nội dung của bài thơ.

Các từ dễ viết sai chính tả: bưởi, lấm lưng, rộn, vườn,..

- HS nhắc lại cách trình bày bài thơ.

- HS nghe – viết.

- HS soát lại.

- HS tự chữa lỗi.

- HS lắng nghe

3. 2. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: + HS Phân biệt từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động.

+ Sử dụng từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động để đặt câu.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3: Phân biệt từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động (BT 3)

- GV nêu YC: HS làm BT 3 trong SGK.

- HS làm bài cá nhân

- GV treo bảng phụ (giấy) viết sẵn BT mời 2 nhóm tổ lên trình bày kết quả bằng cách xếp các từ ngữ vào bảng cho đúng.

- Đáp án:

+ Từ chỉ sự vật: núi, cầu, bưởi, xe, áo.

+ Từ chỉ hoạt động: đi, đón, bế, bồng.

+ Từ chi đặc điểm: rộn, cao, lầm.

- Gv nhận xét. Tuyên dương

Hoạt động 4: Đặt câu.

GV nêu YC: HS làm BT 4 trong SGK.

- HS làm cá nhân.

- GV quan sát – hỗ trợ HS.

- Goi Hs đọc câu mà mình vừa đặt được.

VD:- Vườn bưởi chín vàng vào mùa thu.

- Em đi học về,bằng xe đạp.

-GV nhận xét và kết luận.

- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài tập 3.

- Đại diện HS lên trình bày kết quả.

- HS nhận xét bài bạn làm.

- HS đọc yêu cầu của bài và làm bài tập 4. Đặt câu với một từ em vừa tìm được.

- HS giơ tay đọc câu mà mình vừa đặt được;

- HS khác nêu ý kiến nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Trò chơi: Truyền điện “Tìm nhanh từ chỉ sự vật, từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động.”

- Tổng kết TC, tuyên dương những HS tích cực.

- Gọi HS nhắc lại nội dung vừa học

- GV hướng dẫn bài về nhà.

-Chuẩn bị bài: - Nhận xét tiết học.

- HS nối tiếp nhau nêu nhanh:

+ Từ chỉ sự vật: sông, núi, xe, mũ, bút,.....

+ Từ chỉ hoạt động: chạy, lăn, quét, nói, đoc, vẽ,....

+ Từ chi đặc điểm: to, nhỏ, béo, gầy, cao, thấp,...

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------

TIẾNG VIỆT (Tiết 61)

Bài 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 5

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

-Tiếp tục đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS. (như tiết 1)

- Nghe thầy cô kể chuyện Con yêu mẹ, kể lại được mẩu chuyện. Hiểu nội dung và ý nghĩa giáo dục của câu chuyện. (câu chuyện cảm động nói về tình yêu thương mà một cậu bé dành cho mẹ của mình.)

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe và kể lại được câu chuyện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia kể, vận dụng, liên hệ.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cự tham gia kể trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Bồi dưỡng sự quan tâm, biết giúp đỡ với mọi người xung quanh và biết cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, trả lời được câu hỏi gợi ý.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- HS: SGK, Vở BT Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- Lớp hát bài “ Cả nhà thương nhau”

- GV nhận xét - Kết nối bài học - Giới thiệu bài - Ghi tên bài lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của tiết học

- HS hát.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

2. HĐ Luyện tập: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

- Mục tiêu:

– Kiểm tra HS đọc thông các đoạn hoặc bài Tập đọc có độ dài khoảng 60– 65 tiếng trong các văn bản đã học ở 8 tuần đầu hoặc văn bản ngoài SGK. Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 60 – 65 tiếng phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

– Kiểm tra HTL các khổ thơ hoặc bài thơ trong 8 tuần đầu.

– GV kiểm tra khoảng 20% số HS trong lớp. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.

- GV kiểm tra bổ sung những HS đọc chưa đạt ở tiết trước.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Kiểm tra Đọc:

+ Từng HS lên bốc thăm để chọn đoạn, bài đọc hoặc đọc thuộc lòng, kèm CH đọc hiểu. về chỗ chuẩn bị 2 phút.

+ HS đọc đoạn, bài văn (không nhất thiết phải đọc hết); trả lời CH đọc hiểu.

- GV theo dõi, sửa sai cho HS.

+ GV nhận xét, tuyên dương, chấm điểm. Những HS đọc chưa đạt sẽ ôn luyện tiếp để kiểm tra lại.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- Từng em lên bốc thăm và chuẩn bị bài đọc của mình.

- HS lên đọc bài theo yêu cầu trong phiếu.

- HS lắng nghe. Nhận xét.

3. Hoạt động thực hành. Nghe - kể lại câu chuyện “Con yêu mẹ”

- Mục tiêu: Nghe thầy cô kể rồi kể lại câu chuyện “Con yêu mẹ” theo câu hỏi gợi ý.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Nghe - kể lại câu chuyện (BT2)

*Giới thiệu: Trong tiết luyện nói hôm nay, các em sẽ nghe cô kể về một câu chuyện Con yêu mẹ. Đây là một câu chuyện cảm động nói về tình yêu thương mà một cậu bé dành cho mẹ của mình.

- GV giới thiệu tranh minh hoạ: Hình ảnh người mẹ bất ngờ khi thấy cậu bé vẽ hình trái tim và dòng chữ Con yêu mẹ lên giấy dán tưởng trong phòng.

- GV viết lên bảng một số từ ngữ khó.

- Gọi 1 HS đọc, sau đó cả lớp đọc.

-GV giải nghĩa:giấy dán tưởng, cảm động, ân hận.

- Mời 1 HS đọc YC của BT 2 và các CH dưới tranh.

* Nghe kể chuyện

- GV cho HS xem hình và nghe kể: giọng kể vui, thong thả.

- GV kể lần 1, dừng lại, YC cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lại các CH gợi ý dưới tranh. Sau đó, GV kể tiếp lần 2, lần 3.

- Một số từ ngữ khó: giấy dán tưởng, cảm động, ân hận.

- HS cả lớp đọc thầm lại các câu hỏi gợi ý.

Nội dung câu chuyện: Con yêu mẹ

1. Một người mẹ mệt mỏi về nhà sau một ngày làm việc. Cô con gái 8 tuổi trước cửa, lo lắng nói: “Mẹ ơi, em Tú dán tranh lên tưởng trong phòng mẹ. Con đã nói với em là mẹ sẽ giận, nhưng em trót dán rồi. “Con xin lỗi mẹ.”

2. Bà mẹ bước vào phòng các con. Cậu bé khoảng 6 tuổi chào mẹ rồi ngồi xuống ghế. Bà mẹ buồn bã nói với con là mình đã sống tiết kiệm thế nào, tờ giấy dán tường đắt tiền ra sao. Bà trách con không thương mẹ. Cậu bé chỉ biết xin lỗi mẹ vì đã trót dán bức tranh mình vẽ lên tường.

3. Cuối cùng, bà mẹ vào phòng mình để nhìn tận mắt những gì cậu bé đã làm. Bà sững người khi thấy trên tờ giấy dán tưởng một bức vẽ với dòng chữ nhỏ:“Con yêu mẹ”. Dòng chữ nét run run nhưng được viền bằng một trái tim màu đỏ. Đôi mắt người mẹ tràn ngập những giọt nước mắt cảm động và ân hận.

4. Thời gian trôi qua nhưng tờ giấy dán tường có bức vẽ với dòng chữ “Con yêu mẹ" vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy.

Theo sách Hạt giống tâm hồn

* Trả lời câu hỏi gợi ý.

GV nêu từng câu hỏi trong phần gợi ý cho HS trả lời

a) Cô con gái 8 tuổi lo lắng về điều gì?

b) Người mẹ trách con trai như thế nào?

c) Điều gì đã làm người mẹ cảm động và ân hận?

d) Người mẹ đã làm gì với tờ giấy dán tường có bức vẽ của con?

* Kể chuyện trước lớp

-Gọi HS kể chuyện theo đoạn hay câu hỏi gợi ý.

-Một vài HS kể tốt tiếp nối nhau dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý thi kể lại mẩu chuyện trên.

- GV khuyến khích HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể với cử chỉ động tác.

- GV nhận xét tuyên dương, khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể to rõ, tự tin, sinh động, biểu cảm.

a) Cậu em dán tranh lên tường. Cô bé là chị, không bảo được em nên lo mẹ mắng, làm mẹ phiền lòng.

b)Bà trách con không thương mẹ.

c) Bà thấy trên tờ giấy dán tường

một bức vẽ có dòng chữ to: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim màu đỏ.

d) Bà mẹ giữ nguyên tờ giấy dán tường mà cậu con trai đã dán bức vẽ lên.

- HS kể lại từng đoạn câu chyện.

- Một vài HS kể tốt tiếp nối nhau dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý thi kể lại mẩu chuyện trên.

- HS nhận xét – tuyên dương.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Liên hệ - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài

+ Tạo không khí vui vẻ sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Trò chơi: Phỏng vấn “Nói cho bạn nghe về việc làm hay cử chỉ nói về tình yêu thương mà em dành cho mẹ hay người thân của mình.)

- Tổng kết TC, GV – Lớp tuyên dương những HS tích cực.

- GV: Cậu bé có gì đáng khen và có gì chưa đáng khen?

Hỏi: Qua câu chuyện, em biết thêm được gì? (dành tình yêu thương cho người thân của mình)

- GV hướng dẫn bài về nhà.

-Chuẩn bị bài - Nhận xét tiết học.

- HS thay nhau kể về việc làm ha cử chỉ nói về tình yêu thương mà em dành cho mẹ hay người thân của mình.

+ Cậu bé yêu mẹ là điều đáng khen. Nhưng dán bức vẽ lên tường có thể làm hỏng giấy dán tường là điều chưa đáng khen. Dù vậy, mẹ cũng hiểu và trận trọng điều đó.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------

TIẾNG VIỆT (Tiết 62)

Bài 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 6

(Luyện tập chuẩn bị đánh giá kĩ năng đọc hiểu)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kiến thức tiếng Việt. HS hiểu bài đọc, trả lời được các CH.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: Kế hoạch bài dạy. Phô tô đề luyện tập đủ phát cho từng HS.

-HS: SGK và các thiết bị phục vụ cho tiết học.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- Lớp hát bài “ Lớp chúng mình đoàn kết”

- GV nhận xét - Kết nối bài học - Giới thiệu bài: Trong tiết này, các em sẽ luyện tập để chuẩn bị cho bài đánh giá kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt. Ghi tên bài lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của tiết học.

- HS hát.

- HS lắng nghe.

- HS đọc

2. Hoạt động: Đánh giá kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt.

- Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

- Cách tiến hành:

*Đọc thành tiếng

- GV đọc mẫu bài “Ba anh em.”

- GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS đọc tốt đọc lại toàn bài.

- HS đọc thầm theo.

- HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài thơ.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS đọc lại toàn bài.

3. Hoạt động Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt.

- Mục tiêu:

+ Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các câu hỏi để hiểu bài.

+ Đặt được câu với một từ em vừa tìm được có nghĩa giống hay trái ngược với từ đã cho có trong bài đọc.

- Cách tiến hành:

* Đọc hiểu

-GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện Ba anh em.

- GV yêu cầu cả lớp làm bài.

- Làm bài xong, kiểm tra, rà soát lại kết quả.

– HS tự làm bài. Cuối tiết học, GV đọc lần lượt CH 1, CH 2 trước lớp, cho HS trả lời nhanh, sau đó chốt đáp án:

- GV chiếu lên bảng bài làm của 1- 2 HS để nhận xét.

- Gv nhận xét – tuyên dương

Đáp án:

Bài tập 1: Đánh dấu V vào ô trống trước ý đúng:

a) Đoạn 1 câu chuyện cho biết ba anh em sống với nhau thế nào?

Trước kia hoà thuận, về sau không được như trước nữa.

🗸

Trước sau đều không hoà thuận với nhau.

Trước sau đều hoà thuận, không có gì thay đổi.

b) Vì sao ba anh em định chặt cây cổ thụ để chia nhau?

Vì cây cổ thụ đã khô héo.

Vì cả ba anh em đều cần có gỗ.

🗸

Vì một người em nhất quyết đòi chia.

c) Chuyện gì xảy ra khi mấy anh em chuẩn bị hạ cây cổ thụ?

Cây cổ thụ xum xuê khác thường.

🗸

Cây cổ thụ bỗng nhiên khô héo.

Cây cổ thụ xanh tươi hơn trước.

d) Vì sao người anh cả ôm cây mà khóc?

🗸

Vì ông nhìn cây mà buồn về chuyện anh em không hoà thuận.

Vì ông không muốn chia cái cây cho hai người em.

Vì ông không muốn chia của cải cha mẹ để lại.

e) Chi tiết cây cổ thụ xanh tươi trở lại thể hiện điều gì?

Cây cổ thụ vui vì nó đã khỏi bệnh.

Cây cổ thụ vui vì nó mọc cành lá xum xuê.

🗸

Cây cổ thụ vui vì ba anh em lại hoà thuận như xưa.

Bài tập 2: Tìm trong bài đọc

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đặt câu và ghi vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Đáp án:

a) Một từ có nghĩa giống từ hoà thuận: êm ấm.

b) Một từ có nghĩa trái ngược với từ khô héo: xanh tươi (xum xuê).

Bài tập 3: Đặt câu với một từ em vừa tìm được.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đặt câu và ghi vào VBT.

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, YC cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

- HS đọc thầm lại truyện Ba anh em, đọc thầm các CH.

- HS suy nghĩ trả lời đánh dấu vào trước câu trả lời đúng ở câu hỏi 1, sau đó làm các BT 2 và 3.

- HS nhận xét bạn.

- HS trả lời CH trước lớp theo hình thức phỏng vấn.

- HS lắng nghe, nhận xét bạn.

VD:-Gia đình em luôn êm ấm, hạnh phúc.

- Cây bàng sân trường em luôn xanh tốt./ luôn xum xuê.

- HS trả lời CH trước lớp theo hình thức phỏng vấn.

- HS lắng nghe, nhận xét bạn.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết Đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kiến thức tiếng Việt.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GD Liên hệ: chọn câu đúng / sai

1. Anh em trong gia đình không cần hoà thuận.

2. Anh em trong gia đình cần yêu thương, hoà thuận, giúp đỡ nhau.

3. Bạn bè trong lớp luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau.

4. Bạn bè trong lớp không hoà thuận, đoàn kết.

- GV dặn HS chuẩn bị làm bài kiểm tra viết ở tiết sau.

- Nhận xét tiết học.

1. S

2. Đ

3. Đ

4. S

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT (Tiết 63)

Bài 5: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 7

(Luyện tập chuẩn bị đánh giá kĩ năng đọc hiểu)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đánh giá kĩ năng viết. HS viết được đoạn văn kể chuyện được chứng kiến hoặc tham

gia ở trường; hay kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình; ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, trôi chảy, đúng nội dung.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng các tình huống trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng bạn thảo luận nhóm, hợp tác tìm hiểu bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu bạn bè, yêu trường, yêu lớp.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ học tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Kế hoạch bài dạy, và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- HS: SGK, vở.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo tâm thế cho vui vẻ vào bài học cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu YCCĐ của tiết học.

- GV nhận xét - Kết nối bài học - Giới thiệu bài:

Trong tiết này, các em sẽ luyện tập để chuẩn bị kiểm tra kĩ năng viết. Ghi tên bài lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của tiết học

- HS lắng nghe, thực hiện.

2. Hoạt động thực hành

- Mục tiêu: HS viết đoạn văn kể một sự việc rõ ý, đúng nội dung, ít sai lỗi chính tả.

- Cách tiến hành:

* Viết đoạn văn theo 1 trong 2 đề.

- GV nêu YCCĐ của đề bài.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 yêu cầu của bài tập 1 và bài tập 2.

1. Viết đoạn văn kể về một sự việc hoặc hoạt động mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia ở trường.

2. Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với một người thân trong gia đình.

- GV yêu cầu mỗi HS chọn 1 đề. Ai chọn đề nào sẽ viết đoạn văn theo đề đó. Các em có thể viết nhiều hơn 8 câu.

- Đánh giá kĩ năng viết: Nội dung, cách trình bày,...

- Cuối tiết học, GV mời một số HS đọc bài làm của mình.

- GV gọi một số HS khác nhận xét.

- GV nhận xét đánh giá bài viết của HS.

- GV chiếu lên bảng bài làm của 1- 2 HS để nhận xét, rút kinh nghiệm.

- GV chữa bài, nhận xét, khen ngợi HS.

- HS đọc yêu cầu của bài tập 1 và bài tập 2.

- HS tự đọc đề, chọn 1 trong 2 đề và làm bài.

- HS xung phong đọc bài viết của mình.

HS nhận xét bài bạn.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi biểu dương những HS học tốt.

- Nhắc HS chuẩn bị bài 6 cho tiết học sau.

- HS lắng nghe.

-Lắng nghe, thực hiện

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 10

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ

Bài 06: BẢY SẮC CẦU VỒNG (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vẫn, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, VD: say sưa, lên tiếng, xanh lục, xanh lam, vi ô lết hiện lên... (MB); hoạ sĩ, phong cảnh, vẽ dở, nổi tiếng, tranh cãi, sắc biếc, vi ô lét, vut tạnh, rực rỡ,... (MT, MN). Ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời người kể chuyện để đọc với giọng phủ hợp.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiếu nội dung và ý nghĩa của bải (mỗi

người không nên kiêu căng, chi nghĩ đến riêng minh; cần đoàn kết, chan hoả để

cùng làm cho nhau thêm đẹp và toả sáng trong cộng đồng).

- Biết mở rộng vốn tử ngữ i đặc điểm, bước đầu sử dụng từ chỉ đặc điểm của hoạt động trong câu; nắm được các từ có nghĩa giống nhau để sử dụng trong giao tiếp.

- Phát triển năng lực văn học:

- Yêu thích những màu sắc, hình ảnh đẹp (về cầu vồng), những từ ngữ gợi tả,

gợi cảm.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của tỉnh đoàn kết, yêu thương qua hình ảnh có ý nghĩa: cầu vồng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi; tìm đúng các dấu hiệu của đoạn văn

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết sống vui vẻ, cùng đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau để tiến bộ, tránh kiêu căng, chỉ nghĩ đến riêng minh.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS Chủ đề Cộng đồng nói về quan hệ giữa mọi người và các hoạt động trong xã hội. Bài 6 có tên gọi Yêu thương, chia sẻ nói về tình cảm yêu thương,

đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa những người trong cộng đồng.

GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc BT 1 (Chia sẻ)

Yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm đôi theo YC của BT 1

Gọi đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp về từng ảnh

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- Yêu cầu HS trao đổi nhóm BT2 trả lời câu hỏi:

a) Các hình ảnh trên nói lên điều gì tốt đẹp trong cuộc sống?

b) Vì sao mọi người trong cộng đồng cần yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau?

GV chốt lại: Nói về truyền thống cưu mang, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn; biết ơn những người có công với nước,...).

- GV dẫn dắt vào bài mới: Tình thương yêu, đoàn kết của những người cùng sống trong một cộng đồng được thể hiện qua bài đọc hôm nay: Bảy sắc cầu vồng.

- HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm: YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ

HS trả lời:

(1) Hình ảnh 1 (Tặng xe đạp): Lễ trao tặng xe đạp cho những HS khó khăn,không có phương tiện đến trường.

(2) Hình ảnh 2 (Bộ đội giúp dân): Các chú bộ đội đang giúp dân chạy lụt (dùngthuyền chở dân thoát khỏi vùng nước ngập,...).

(3) Hình ảnh 3 (Thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng): Các bạn nhỏ đến thăm một Bà mẹ Việt Nam anh hùng. (GV giải thích: Bà mẹ Việt Nam anh hùng là một danh hiệu cao quý để tôn vinh những bà mẹ có nhiều người thân như chồng, con, cháu...hi sinh cho đất nước).

(4) Hình ảnh 4 (Trao tặng nhà tình nghĩa): Nhà tình nghĩa thường được trao tặng cho người có công với nước, người có hoàn cảnh khó khăn. (Mọi người đang vui vẻ chứng kiến Lễ trao tặng nhà tình nghĩa...).

- HS lắng nghe.

+Nói về truyền thống cưu mang, đùm bọc lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn; biết ơn những người có công với nước,...

+ Vì mọi người trong cộng đồng là đồng bào, là hàng xóm láng giềng của nhau; vì yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau là đạo lí làm người, giúp mỗi người có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống,...)

Lắng nghe

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vẫn, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, VD: say sưa, lên tiếng, xanh lục, xanh lam, vi ô lết hiện lên... (MB); hoạ sĩ, phong cảnh, vẽ dở, nổi tiếng, tranh cãi, sắc biếc, vi ô lét, vut tạnh, rực rỡ,... (MT, MN). Ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu phân biệt được lời nhân vật trong đối thoại và lời người kể chuyện để đọc với giọng phủ hợp.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài. Hiếu nội dung và ý nghĩa của bải (mỗi

người không nên kiêu căng, chi nghĩ đến riêng minh; cần đoàn kết, chan hoả để

cùng làm cho nhau thêm đẹp và toả sáng trong cộng đồng).

+ Biết mở rộng vốn từ ngữ đặc điểm, bước đầu sử dụng từ chỉ đặc điểm của hoạt động trong câu; nắm được các từ có nghĩa giống nhau để sử dụng trong giao tiếp.

+ Yêu thích những màu sắc, hình ảnh đẹp (về cầu vồng), những từ ngữ gợi tả,

gợi cảm.

+ Cảm nhận được vẻ đẹp của tỉnh đoàn kết, yêu thương qua hình ảnh có ý nghĩa: cầu vồng.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: giọng vui, sôi nổi và dí dỏm; đọc phân biệt lời đốithoại của các nhân vật (thái độ kiêu căng) và lời người kể chuyện

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (4 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến vẽ dở.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bạn nhé!.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến vi ô lét.

+ Đoạn 4: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: say sưa, xanh lam, vi ô lét, rực rỡ,…

- Luyện đọc câu: Thế là các màu quay ra tranh cãi/ xem màu nào đặc sắc nhất://màu xanh lục nói rằng mình là màu của cỏ cây, / thiên nhiên.

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Tìm các đoạn ứng với mỗi ý sau:

a) Cơn mưa bất ngờ./

b) Các màu tranh cãi. /

c) Cùng nắm tay nhau.

+ Câu 2: Các màu tranh cãi về điều gì?

+ Mỗi màu đưa ra lí lẽ gì để nói là mình đặc sắc nhất?

+ Câu 3: Trong bức tranh cầu vồng, các màu hiện lên như thế nào?

+ Câu 4: Câu chuyện trên nói với em điều gì?

Vì sao thích?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Mỗi người không nên kiêu căng, chi nghĩ đến riêng minh; cần đoàn kết, chan hoả để cùng làm cho nhau thêm đẹp và toả sáng trong cộng đồng.

Lắng nghe

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc từ ngữ:

+ Càu nhàu: Nói lẩm bẩm, tỏ ý không hài lòng.

+ Đặc sắc: Có những nét riêng, hay, đẹp, khác thường.

+ Đằm thắm: Đậm đà, khó phai nhạt.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Ý a – Đoan “Một hoạ sĩ đang say sưa... đang vẽ dở.”; Ý b – Đoạn “Bị mưa làm ướt... hoa vi ô ét.”; Ý c – Đoạn còn lại.

+ Từ chỗ chê nhau mềm yếu, các màu quay sang tranh cãi xem màu nào đặc sắc nhất.

+ màu xanh lục – màu của cây cỏ, thiên nhiên; xanh lam – màu của bầu trời; xanh dương – sắc biếc của đại

dương, sông suối; tím – vẻ đẹp đắm thắm giống hoa vi ô lét

+ Các màu cùng bừng sáng; nắm tay nhau; rực rỡ hơn cả ngàn lần khi đứng một mình.

+ HS trả lời

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật màu sắc trong bài đọc.

+ Biết tìm các từ có nghĩa giống nhau.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Tìm các từ chỉ màu sắc trong bài đọc

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Sắp xếp các từ sau thành cặp từ có nghĩa giống nhau.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV tổ chức trò chơi (theo nhóm 6) mỗi em 1 thẻ từ, tìm với bạn trong nhóm để thành cặp từ có nghĩa giống nhau. Nhóm nào ghép nhanh và đúng sẽ chiến thắng.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương, chốt lại: nổi tiếng – lừng danh (a – 2); mềm yếu – yếu đuối (b – 3); tự hào – kiểu hành (c — 1)

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

Các từ chỉ màu sắc trong bài đọc : đỏ, da cam, vàng, xanh lục, xanh lam, xanh dương, tim, vàng rực.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chơi trò chơi.

- HS nhận xét

- Lắng nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức Trò chơi vui “Trái tim yêu thương”

- GV chia lớp thành 3 đội chơi.

- Cách chơi: Trên bảng cô có các hình ảnh thể hiện tình yêu thương, và những hành động chưa có tình yêu thương, nhiệm vụ của 3 đội đi qua con đường yêu thương lên tìm và gắn trái tim yêu thương của đội mình vào những hình ảnh thể hiện tình yêu, và trái tim màu đen giành cho hình ảnh không có tình yêu thương.

- Luật chơi: mỗi bạn chỉ được tìm và gắn một trái tim tương ứng một hình ảnh ở mỗi lần chơi. Đội nào gắn đúng và được nhiều nhất đội đó sẽ chiến thắng.

- Nhận xét- Tuyên dương

- Nhắc nhở các em cần biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia tham gia chơi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ

Bài 6: ÔN CHỮ VIẾT HOA: G, H (1 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn luyện cách viết các chữ hoa G, H cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua BT ứng dụng:

+ Viết tên riêng: Gành Hào,

+ Viết câu ứng dụng: Hoa thơm dù mọc bờ rào! Giỏ nam, giỏ bắc, hưởng nào

cũng thơm.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên luôn toả sáng trong mọi hoàn cảnh.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính yêu nước, yêu thiên nhiên, tự hào về vẻ đẹp, về PC của con người.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

Cho HS thi viết chữ hoa E, Ê

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

HS viết bảng con

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa G, H cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con.

a) Luyện viết chữ hoa.

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa G, H.

- GV mời HS nhận xét độ cao, độ rộng của từng con chữ.

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

b) Luyện viết câu ứng dụng.

* Viết tên riêng: Gành Hào

- GV giới thiệu: Gành Hào là địa danh nổi tiếng thuộc tỉnh Bạc Liêu. Gành (ghềnh) là chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm chắn ngang, làm cho dòng nước dồn lại và chảy xiết.

- GV mời HS luyện viết tên riêng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai.

* Viết câu ứng dụng:

Hoa thơm dù mọc bờ rào

Gió nam, gió bắc, hướng nào cũng thơm.

- GV mời HS nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

- GV nhận xét bổ sung: ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên của hoa và của mọi vật, mọi người luôn toả sáng trong mọi hoàn cảnh.

- GV mời HS luyện câu ứng dụng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai

- HS quan sát lần 1 qua video.

- HS quan sát, nhận xét so sánh.

- HS quan sát lần 2.

- HS viết vào bảng con chữ hoa G, H.

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng trên bảng con: Gành Hào.

- HS trả lời theo hiểu biết.

- HS viết câu ứng dụng vào bảng con:

Hoa thơm dù mọc bờ rào

Gió nam, gió bắc, hướng nào cũng thơm.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa G, H cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ trong vở luyện viết 3.

+ Viết tên riêng: Gành Hào và câu ứng dụng Hoa thơm dù mọc bờ rào/ Giỏ nam, giỏ bắc, hưởng nào cũng thơm. Trong vở luyện viết 3.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS mở vở luyện viết 3 để viết các nội dung:

+ Luyện viết chữ G,H.

+ Luyện viết tên riêng: Gành Hào

+ Luyện viết câu ứng dụng:

Hoa thơm dù mọc bờ rào

Gió nam, gió bắc, hướng nào cũng thơm.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ.

- Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS mở vở luyện viết 3 để thực hành.

- HS luyện viết theo hướng dẫn của GV

- Nộp bài

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

KỂ CHUYỆN: BỘ LÔNG RỰC RỠ CỦA CHIM THIÊN ĐƯỜNG

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nghe cô (thầy) kể chuyện, nhớ nội dung câu chuyện. Dựa vào CH gợi ý, trả lời đúng nội dung; kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nhân ái, chia sẻ khó khăn cùng đồng loại của chim thiên đường và cách ứng xử đẹp đề của bè bạn.

- Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

- Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết cảm động và thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh lúc khó khăn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Em đã làm những việc gì để thể hiện tình cảm yêu thương đối với người thân, bạn bè của em?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe..

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nghe cô (thầy) kể chuyện, nhớ nội dung câu chuyện. Dựa vào CH gợi ý, trả lời đúng nội dung; kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm lòng nhân ái, chia sẻ khó khăn cùng đồng loại của chim thiên đường và cách ứng xử đẹp đề của bè bạn.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Nghe và kể lại câu chuyện (BT 1).

- GV kể câu chuyện:

+ Kể lần 1: Giọng kể hơi chậm rãi, tình cảm, kể rõ các chi tiết và tình huống diễn ra trong câu chuyện (có thể kết hợp diễn tả bằng điệu bộ, cử chỉ khi cần thiết) kết hợp sử dụng tranh minh hoạ có hình ảnh các nhân vật trong truyện

+ Kể lần 2 (kết hợp chỉ tranh minh hoạ)

Gọi HS trả lời các câu hỏi:

a) Chim thiên đường làm gì để chuẩn bị cho mùa đông đang tới?

b) Vì sao chim thiên đường cho đi những vật nó kiếm được:

Khi bay qua tổ sáo đen?

- Khi gặp bầy gõ kiến?

Khi đến tổ của chim mai hoa?

c) Gió lạnh đột ngột ỏn về, chim thiên đường gặp khó khăn gì?

d) Chèo bẻo loan tin cho các bạn đến giúp chim thiên đường làm gì?

c) Chiếc áo chim thiên đường luôn khoác trên mình thể hiện điều gì?

Nhận xét câu trả lời nhóm bạn

- Nhận xét- Tuyên dương

- Kể lần 3 (như kể lần 2).

2.2. Trao đổi về câu chuyện (BT 2)

- 1 HS đọc YC của BT 2:Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?.

- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, nêu cách hiểu nội dung, ý nghĩa, nhân vật trong câu chuyện

Gọi HS trả lời.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

GV chốt lại nội dung: Ca ngợi tấm lòng nhân ái, chia sẻ khó khăn cùng đồng loại của chim thiên đường và cách ứng xử đẹp đề của bè bạn

- HS lắng nghe GV kể.

HS trả lời

+ Tha rác về lót ổ, chuẩn bị cho mùa đông sắp đến.

+ Vì sáo đen ngỏ lời xin.

+ Vì bầy chim non muốn được xem hoa lau.

+ Vì thấy chim mai hoa đang ốm, tổ chim lại tuềnh toàng.

+ Gió lúa vào tố làm lòng của thiên đường xù lên, xơ xác vì lạnh.

+ Lót ổ thật ấm cho chim thiên đường. Các bạn còn góp những chiếc lông đủ màu sắc thành chiếc áo tặng chim thiên đường.

+ Vật kí niệm thiêng liêng của tỉnh bạn.

Lắng nghe

HS đọc yêu cầu.

HS Thảo luận nhóm 2

Đại diện nhóm trả lời

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể.

+ Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.

- Cách tiến hành:

3.1 Kể chuyện trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 3.

- Mời đại diện các nhóm kể trước lớp.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.2. Thi kể chuyện trước lớp.

- GV tổ chức thi kể chuyện.

- GV nêu tiêu chí đánh giá:

(1) Kể đủ ý; giọng kể to, rõ, rảnh mạch.

(2) Lời kế sinh động, biểu cảm (kết hợp cử chỉ, điệu bộ hợp lí).

(3) Phối hợp ăn ý, kể tiếp nối kịp lượt lời.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS kể chuyện theo nhóm 3.

- Các nhóm kể trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS thi kể chuyện.

- HS khác nhận xét.

- Lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs hát bài hát lớp “Bốn phương trời”

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS hát.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ

Bài 06: BẬN (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ phát âm sai và viết sai, VD: lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu,.. (MB); bận, chảy, vẫy gió, làm lửa, thổi nấu, vui nhỏ,.. (MT, MN).

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài thơ: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời chung.

- Luyện tập nhận biết các từ đồng nghĩa, đặt được câu với từ đồng nghĩa; đặt và trả lời CH về vật hoặc người (trong câu có từ nêu đặc điểm của hoạt động).

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ thái độ yêu thích với những câu thơ có hình ảnh, giàu ý nghĩa.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức nghe hát : Ước mơ của bé.

- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ phát âm sai và viết sai, VD: lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu,.. (MB); bận, chảy, vẫy gió, làm lửa, thổi nấu, vui nhỏ,.. (MT, MN).

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung bài thơ: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời chung.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: giọng vui, khẩn trương, nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng thơ.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (3 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến làm lửa.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến ánh sáng.

+ Khổ 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu, chảy, vẫy gió, làm lửa, thổi nấu, vui nhỏ,..

- Luyện đọc câu:

Trời thu / bận xanh /

Sông Hồng / bận chảy /

Cái xe / bận chạy /

Lịch / bận tính ngày

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Mỗi vật nếu ở khổ thơ 1 bận việc gì?

+ Câu 2: Mỗi người nêu ở khổ thơ 2 bận việc gì?

GV: Mỗi người đều đóng góp những điều có ích cho cộng đồng.

+ Câu 3: Em hiểu câu thơ “Mọi người đều

bận / Nên đời rộn vui.” như thế nào? Chọn ý em thích:

a) Mọi người đều bận để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. b) Mọi người đều bận nhưng vui vì làm những việc có ích.

c) Mọi người đều bận nên cuộc sốngrất nhộn nhịp.

GV chốt: cả 3 ý đều đúng và có ý nghĩa. Mọi người đều bận vì những công việc có ích cho cuộc sống nên luôn đem lại niềm vui cho mình và cả xã hội.

+ Câu 4: Mẹ nhắn nhủ em bé điều gì?

– GV chốt lại ý chính: Mẹ nhắn nhủ em bé mới ra đời hãy biết: mọi người đều bận nên cuộc đời rất vui và có ý nghĩa; con cũng đang góp thêm niềm vui cho cuộc sống vì con cũng “bận ăn, bận bú, bận ngủ, bận chơi" để lớn lên từng ngày.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời chung.

- Tổ chức cho HS học thuộc lòng 14 dòng thơ đầu

- Thi đọc

- Nhận xét- Tuyên dương

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

HS đọc từ ngữ

+ Sông Hồng: Sông lớn nhất miền Bắc nước ta

+ Vào mùa: bước vào thời gian gieo hạt, cấy lúa hoặc gặt hái

+ Đánh thù: đánh giặc, bảo vệ đất nước

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Trời thu — bận xanh; Sông Hồng – bận chảy,....

+ Cô – bận cấy lúa; Chú – bận đánh thù; Mẹ - bận hát ru; Bà – bận thổi nấu; Em bé (con) – bận bú, ngủ, chơi, khóc, cưới,nhìn ánh sáng.

+ HS trả lời chọn theo ý thích và giải thích lí do thích

+ HS đọc khổ cuối và trả lời

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

HS đọc cá nhân- nhóm

HS thi đọc

Lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Luyện tập nhận biết các từ đồng nghĩa, đặt được câu với từ đồng nghĩa;

+ đặt và trả lời CH về vật hoặc người (trong câu có từ nêu đặc điểm của hoạt động).

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1

Xếp các từ dưới đây vào bảng nhóm thích hợp

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời HS trình bày.

- Nhận xét chốt lại: 2 nhóm từ có nghĩa giống nhau: BẬN – tất bật,bận bịu, bận rộn; NHÀN – nhàn rỗi, nhàn hạ, rảnh rỗi.

2. Đặt câu với một từ trong bài tập trên:

Mẫu: Ngày mùa, ở nông thôn, nhà nào cũng bận rộn.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm vở BT, 1 HS làm bảng phụ.

HS treo bảng phụ

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận làm bài tập vào VBT.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình:

- Các nhóm nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS thi kể em đã làm những công việc gì để giúp đỡ bố mẹ ?

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS thi kể.

HS nhận xét

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ

Bài 06: LÀM ĐƠN XIN CẤP THẺ ĐỌC SÁCH (1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

– Dựa vào gợi ý, nói được những điều HS biết (hoặc thích, mong muốn) về thư viện của trường (hoặc thư viện nơi em sinh sống); trình bày các ý rõ ràng, chân thực, thái độ giao tiếp mạnh dạn, tự tin.

- Viết được Đơn xin cấp thẻ đọc sách ở thư viện trường (hoặc thư viện nơi em

sinh sống) theo mẫu cho sẵn. Biết viết hoa tên riêng, không mắc lỗi chính tả.

- Phát triển năng lực văn học: Biết nêu những suy nghĩ cá nhân về thư viện; yêu thích đọc sách.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: phát biểu ý kiến, viết đơn theo mẫu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng những điều đã biết để nói về thư viện; hoàn thành được lá đơn xin cấp thẻ đọc sách đúng thể thức

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cách trao đổi, nhận xét về một vấn đề văn hoá.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe và vận động theo bài hát để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Dựa vào gợi ý, nói được những điều HS biết (hoặc thích, mong muốn) về thư viện của trường (hoặc thư viện nơi em sinh sống);.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị viết đơn.

Hãy nói những điều em biết (hoặc em thích, mong muốn) về thư viện trường em (hoặc thư viện nơi em sống).

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý.

- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi

- GV mời các nhóm trình bày.

a) Thư viện nằm ở đâu?

b) Mọi người đến thư viện làm gi?

c) Em thích (hoặc mong muốn) điều gi ở thư viện?

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát, đọc gợi ý

- HS thảo luận nhóm 2.

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ HS trả lời

+Đọc sách, ghi chép, trao đổi về sách, mượn sách,tổ chức câu lạc bộ ngoại khoá, ngâm thơ, kể chuyện, đọc diễn cảm,....

+ VD: muốn thư viện rộng rãi, có chỗ ngồi đọc sách thoải mái,...

muốn thư viện được trang trí thật đẹp, có tranh ảnh để được ngắm trong lúc giải lao,...).

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Viết được Đơn xin cấp thẻ đọc sách ở thư viện trường (hoặc thư viện nơi em

sinh sống) theo mẫu cho sẵn.

+ Biết viết hoa tên riêng, không mắc lỗi chính tả..

- Cách tiến hành:

3.1. Hãy hoàn thành Đơn xin cấp thẻ đọc sách ở thư viện trường(hoặc thư viện nơi em sinh sống) theo mẫu sau

- GV giới thiệu về mẫu đơn mời HS viết vào vở ôli.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

3.2. Giới thiệu sản phẩm.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét cung cả lớp.

HS đọc yêu cầu

- HS viết bài vào vở ôli.

- 1-3 HS đọc bài viết của mình trước lớp

- HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV chấm bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Khi đến thư viện đọc sách em cần lưu ý điều gì?

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

+ Tuân thủ theo nội quy của thư viện: giữ gìn sách, giữ vệ sinh, đọc xong cần để sách gọn gàng..

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 11

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: CỘNG ĐỒNG

Bài 03: CHIA SẺ NIỀM VUI (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh dễ viết sai (liên tục, đổ nát, sốt sắng, sắp xếp, trở ra, xúc động, niềm vui...).

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (thẫn thờ, sốt sắng, quyên góp, các tông,...)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Sự sẻ chia trong lúc khó khăn đáng trân quý và tấm lòng tốt bụng của người em.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết cảm nhận những chi tiết, hình ảnh chân thực trong truyện nói lên vẻ đẹp của tình yêu thương, chia sẻ của con người trong cộng đồng.

2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất nhân ái: Biết giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với đồng bào khi gặp khó khăn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS quan sát tranh và nêu nội dung tranh

- GV nhận xét ý kiến, giới thiệu bài: Trong cuộc sống, ai cũng muốn nhận được niềm vui, nhất là những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, chứng kiến nỗi đau của đồng bào vùng bị bão lũ tàn phá mỗi người đều xúc động muốn đóng góp điều gì đó để vơi đi nỗi đau và đem lại niềm vui cho đồng bào, dù chỉ là niềm vui nhỏ. Qua bài đọc “Chia sẻ niềm vui” hôm nay, các em sẽ cảm nhận được điều đó.

- Nhiều HS nêu quan điểm cá nhân.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai (liên tục, đổ nát, sốt sắng, sắp xếp, trở ra, xúc động, niềm vui...)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (thẫn thờ, sốt sắng, quyên góp, các tông,...)

+ Phát triển năng lực văn học:

+ Biết cảm nhận những chi tiết, hình ảnh chân thực trong truyện nói lên vẻ đẹp của tình yêu thương, chia sẻ của con người trong cộng đồng.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

- GV đọc mẫu: Đọc giọng sôi nổi, giàu tình cảm; đọc phân biệt lời đối thoại của các nhân vật và lời người kể chuyện.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng ở các câu văn dài.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: 3 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến sợ hãi.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến bức ảnh này.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: liên tục, đổ nát, sốt sắng, sắp xếp, trở ra, xúc động, niềm vui...

- Luyện đọc câu:

Trường con đang quyên góp sách vở,/quần áo/ giúp các bạn vùng bị bão,/mẹ ạ.//

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Ở đoạn 1, điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động? 

+ Câu 2: Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá?

+ Câu 3: Bé gái tặng gì cho em nhỏ ở trong bức ảnh?

+ Câu 4: Em có suy nghĩ gì về hành động của bé gái trong câu chuyện? (Yêu cầu HS trao đổi nhóm bàn, chia sẻ trước lớp.)

- Qua bài đọc, em hiểu nội dung câu chuyện nói về điều gì?

- GV Chốt: Câu chuyện cho ta thấy: Trước những khó khăn của đồng bào vùng bị bão lũ, từ người lớn đến bé gái nhỏ trong gia đình đều xúc động, muốn góp phần đem đến niềm vui cho mọi người.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2, 3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Người mẹ xúc động về bức ảnh về một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi. 

+ Gia đình bạn nhỏ đã cùng nhau chuẩn bị đồ như quần áo, sách vở, đồ dùng… để gửi giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.

+ Bé gái tặng em nhỏ con búp bê mà em thích nhất.

+ Hành động của bé gái trong câu chuyện rất đẹp. Bé gái rất tốt bụng đã biết tặng niềm vui của mình để em nhỏ được vui; điều đó sẽ làm cho niềm vui được lan tỏa và có ý nghĩa với mọi người trong cuộc sống.

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến của các bạn.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Phân biệt được các từ chỉ cộng đồng và tình cảm cộng đồng.

+ Biết vận dụng để đặt câu và xác định được mẫu câu vừa đặt (Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?).

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét, chốt đáp án đúng.

- GV tuyên dương.

2. Đặt câu với một từ ở bài tập trên, cho biết câu đó thuộc mẫu câu nào?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp.

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu:

+ Lớp học của em rất đoàn kết!

Câu thuộc mẫu câu Ai thế nào?

+ Bạn Nam giúp đỡ em giải bài toán khó.

Câu thuộc mẫu câu Ai làm gì?

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Từ ngữ chỉ cộng đồng: Bản làng, dòng họ, thôn xóm, trường học, lớp học.

+ Từ ngữ chỉ tình cảm cộng đồng: Đùm bọc, đoàn kết, tình nghĩa, giúp đỡ, yêu thương.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp: Suy nghĩ đặt câu với từ ở bài tập trên.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình.

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS tham gia chia sẻ các hoạt động thực tế mà trường, địa phương em đã từng thực hiện để giúp đỡ, chia sẻ khó khăn hoạn nạn với đồng bào.

- GV tổ chức trò chơi “Em làm MC”

- Mời một HS lên làm MC hỏi các câu hỏi sau:

+ Bạn đã tham gia hoạt động nào? Bạn đã làm được gì trong các hoạt động đó?

+ Trong các hoạt động bạn tham gia, bạn thích nhất hoạt động nào?

- GV khen ngợi, tuyên dương, khích lệ các bạn HS có hành động đẹp, việc làm tốt.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS chia sẻ: HS đã thực hiện các chương trình như “Đông ấm vùng cao”, “Xuân yêu thương”, “Kế hoạch nhỏ”, “Mua tăm ủng hộ người khuyết tật” .

-2-3 HS lên thực hiện làm MC

- HS phát huy.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ

Nhớ -Viết: BẬN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhớ- viết đúng chính tả một đoạn (14 dòng đầu) trong bài thơ “Bận”. Trình bày đúng thể thơ 4 chữ.

- Viết đúng những tiếng có vần khó: uênh/ ênh, uêch/ êch.

- Viết đúng những từ chứa tiếng có l/n hoặc vần ac/at.

- Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được sự miệt mài, “bận rộn” của mọi vật, mọi người trong công việc đem lại lợi ích chung cho cộng đồng qua đoạn trích của bài thơ “Bận”.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Lắng nghe, nhớ- viết đúng, đẹp và hoàn thành bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về nội dung, chữ viết, cách trình bày bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu thương mọi người xung quanh

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, nhớ- viết bài đúng, viết chữ sạch, đẹp, trình bày bài cẩn thận.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

- Phẩm chất yêu nước: Có ý thức tu dưỡng bản thân và tình yêu thiên nhiên qua nội dung bài chính tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: GV đưa một số chữ: q, th, tr, ch, y

- Yêu cầu HS nối tiếp đọc tên chữ

+ Câu 2: Tìm cặp từ chứa tiếng để phân biệt linh/ ninh; lo/ no. Yêu cầu mỗi HS nêu một cặp từ.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Câu 1: q (quy) ; th (tê - hát); tr (tê e - rờ) ; ch ( xê - hát ) ; y (i dài)

+ Câu 2: HS nêu: lung linh/ ninh thịt; lo lắng/ ăn no

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nhớ- viết đúng chính tả một đoạn (14 dòng đầu) trong bài thơ Bận. Trình bày đúng thể thơ 4 chữ.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị:

- Gọi 1 HS đọc thuộc 14 dòng thơ đầu của bài thơ?

- Yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn thơ.

- Tiếp tục gọi HS xung phong đọc thuộc 14 dòng thơ đầu của bài thơ.

- Yêu cầu HS đọc thuộc đoạn thơ theo nhóm đôi sau đó tự chọn từ ngữ dễ viết sai chính tả và viết vào vở nháp

- GV nhận xét và hướng dẫn thêm cho HS từ khó viết.

- GV hướng dẫn cách trình bày bài thơ (tên bài thơ có 1 chữ viết giữa dòng kẻ ly, chữ đầu dòng thơ viết hoa, cách lề vở 3 ô ly)

Hoạt động 2: Viết bài:

- Cho HS viết bài vào vở.

- Yêu cầu HS đổi chéo vở soát bài cho nhau.

- GV đọc bài cho HS tự sửa lỗi.

- GV chấm, nhận xét một số bài của HS.

- GV nhận xét chung.

- 1 HS học tốt đọc

- HS nêu: Mọi người, mọi vật đều bận rộn làm những công việc có ích cho cuộc sống, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời chung.

- 3, 4 HS đọc

- HS đọc thuộc cho nhau nghe theo nhóm đôi và tìm từ dễ viết sai chính tả: bận chảy, làm lửa, hát ru, thổi nấu, ...

- HS đọc lại từ khó.

- HS theo dõi.

- HS nhớ- viết bài vào vở.

- HS đổi chéo vở soát bài.

- HS theo dõi bài và tự sửa lỗi.

- HS theo dõi.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ HS viết đúng những tiếng có vần khó: uênh/ ênh, uêch/ êch, viết đúng những từ chứa tiếng có l/n hoặc vần ac/at thông qua việc làm các bài tập.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3: Làm bài tập:

- GV yêu cầu HS lấy vở luyện viết 3 để làm bài tập.

+ Bài 2: Chọn vần phù hợp với ô trống (Hoạt động cá nhân)  

a) Vần uênh hoặc ênh ?

bập b…; cồng k…; t… toàng; ch… choạng; x… xoàng

b) Vần uêch hoặc êch

trống h…; mũi h…; ng… ngoạc; rỗng t…; ngh… mắt nhìn

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS tự làm bài. GV lưu ý HS viết và phát âm đúng từng cặp vần.

- Gọi HS trình bày bài.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- Gọi HS đọc lại toàn bài.

+ Bài 3: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố (Hoạt động nhóm đôi)

a)  Chữ l hoặc n ?

Sông không đến, bến không vào

Lơ …ửng giữa trời, làm sao có …ước ?

(Là quả gì?)

a)  Vần ac hoặc at ?

Quả gì tên gọi kh… thường

Nén “buồn riêng” để ng…hương cho đời ?

(Là quả gì?)

- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Cho HS thảo luận nhóm đôi.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương. 

- Gọi HS đọc lại câu đố và giải thích: Dựa vào đâu để biết đó là quả dừa/ quả sầu riêng.

- HS mở vở luyện viết 3 để thực hành.

- 1 HS đọc bài 2.

- HS tự làm bài vào vở.

- Một số HS trình bày bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung

- Đáp án: a) bập bênh; cồng kềnh; tuềnh toàng; chuệch choạng; xuềnh xoàng

b) trống huếch; mũi hếch; nguệch ngoạc; rỗng tuếch; nghếch mắt nhìn

- HS đọc

- HS nêu yêu cầu của bài.

- HS thảo luận nhóm đôi điền và giải đáp câu đố.

- Đại diện nhóm trả lời, nhận xét.

- Đáp án: a) Chữ l hoặc n ?

Sông không đến, bến không vào

Lơ lửng giữa trời, làm sao có nước ?

                    (Là quả dừa)

b) Vần ac hoặc at ?

Quả gì tên gọi khác thường

Nén “buồn riêng”để ngát hương cho đời?                                                               (Là quả sầu riêng)

- 3-4 HS đọc và giải thích.

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

+ GV cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

? Em có nhận xét gì về bài viết của bạn

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

TRAO ĐỔI: QUÀ TẶNG CỦA EM (Trang 76)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Trao đổi và lựa chọn được những thông tin cần thiết để tả một đồ vật (hoặc đồ chơi) em tặng người khác (hoặc em được người khác tặng).

- Biết suy nghĩ, trình bày theo 5 bước: Nói về gì? - Tìm ý - Sắp xếp ý - Nói - Hoàn chỉnh (bài nói)

- Biết lắng nghe, nhận xét và đánh giá ý kiến của bạn.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các thông tin cần thiết về một đồ vật.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Trao đổi cùng các bạn chủ động, tích cực suy nghĩ, tự nhiên, tự tin: nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia trao đổi, mạnh dạn tự tin trình bày bài nói.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về bài nói của bạn.

3. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn khi cùng trao đổi.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ tích cực trao đổi suy nghĩ của mình với bạn, rèn luyện cách trình bày lưu loát, tự nhiên.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS kể các món đồ chơi mà em có

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tiết luyện nói và nghe hôm nay, chúng ta sẽ suy nghĩ, trao đổi với nhau để tả một đồ vật (hoặc đồ chơi) em tặng người khác (hoặc em được người khác tặng)

- HS nối tiếp kể

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:Trao đổi và lựa chọn được những thông tin cần thiết để tả một đồ vật (hoặc đồ chơi) em tặng người khác (hoặc em được người khác tặng).

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị cho bài nói.

Tả một đồ vật (hoặc đồ chơi) em tặng người khác (hoặc em được người khác tặng).

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý và ghi nhớ các bước trình bày bài nói theo quy tắc bàn tay.

- GV cho HS dựa vào 5 bước để chuẩn bị (ghi ngắn gọn vào vở nháp), chia sẻ với bạn để bổ sung về nội dung 3 bước đầu.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát, đọc gợi ý quy tắc bàn tay.

- HS ghi ngắn gọn vào vở nháp, chia sẻ với bạn để bổ sung về nội dung 3 bước đầu: Nói về gì? - Tìm ý - Sắp xếp ý

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Trình bày bài nói theo 5 bước: Nói về gì? - Tìm ý - Sắp xếp ý - Nói - Hoàn chỉnh (bài nói). Trình bày tự tin.

+ Biết lắng nghe, nhận xét và đánh giá ý kiến của bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Trình bày bài nói.

* Hoạt động nhóm đôi: Cho HS trình bày bài nói trong nhóm đôi dựa vào nội dung đã chuẩn bị.

* Hoạt động cả lớp: Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày bài nói trước lớp

- GV lưu ý HS cách trình bày: nội dung, dùng từ, diễn đạt, ngữ điệu nói kết hợp thái độ, cử chỉ khi nói…..

- GV nhận xét, bình chọn bài nói hay, trình bày hấp dẫn.

- HS trao đổi với bạn

- Đại diện trình bày bài của mình trước lớp

- Các HS khác nhận xét

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn: giữ gìn, bảo quản đồ chơi .

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV hỏi: Những đồ vật, đồ chơi của em cần bảo quản, giữ gìn như nào để được bền đẹp mãi?

- Thái độ nhận quà tặng và tặng quà của em như thế nào là lịch sự?

- GV Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học

- Giao nhiệm vụ HS về nhà chia sẻ bài nói cho người thân nghe.

- HS nối tiếp chia sẻ trước lớp

-1- 2 HS chia sẻ: Nhận quà bằng hai tay, cảm ơn khi nhận quà....

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

Bài 04: NHÀ RÔNG (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (nhà rông, cao lớn, làng nào, vót nan, đan lát...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (cỏ tranh, bề thế, già làng, vót, nan...)

- Hiểu nội dung bài: Tả đặc điểm của nhà rông ở Tây nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây nguyên gắn với nhà rông.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích những nét đẹp và độc đáo của nhà rông Tây nguyên.

+ Cảm nhận được tinh thần đoàn kết cộng đồng và bản sắc văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên – Một biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam.

+ Biết sử dụng các từ ngữ chỉ đặc điểm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Ý thức chân trọng bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu bài

Nói đến vùng đất Miền Trung và các dân tộc ở Tây Nguyên ngoài những hình ảnh về đua voi, tiếng cồng chiêng và tiếng đàn tơ rưng, các em còn nghĩ đến hình ảnh nổi bật về nhà cửa (Nhà rông) -> GV đưa hình ảnh

- HS quan sát tranh, lắng nghe ý

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinhđịa phương dễ viết sai (nhà rông, cao lớn, làng nào, vót nan, đan lát....)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (cỏ tranh, bề thế, già làng, vót, nan...)

+ Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả. (cao lớn nhất, bề thế, khang trang)

- GV tổ chức cho học sinh luyện đọc.

- GV giúp học sinh biết cách ngắt nghỉ hơi đúng, đọc gây ấn tượng ở các từ ngữ làm nổi bật ý chính. (Hình dáng nhà rông có thể không giống nhau) nhưng bao giờ đó cũng là ngôi nhà sàn cao nhất/, đẹp nhất của làng….Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang)

- Gọi 1 học sinh đọc bài

- GV chia bài thành 4 đoạn.

+ Đoạn 1 : Từ đầu đến làng

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến khang trang

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến dân làng

+ Đoạn 4: Còn lại

- GV gọi học sinh đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc từ khó: già làng, đan nát, cao lớn….

- GV tổ chức luyện đọc theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm

* Hoạt động 2 : Đọc hiểu

- GV gọi 4 học sinh đọc to nhất để đọc nối tiếp bài.

- Gọi HS đọc các câu hỏi cuối bài.

- GV giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm đôi

( Luân phiên hỏi đáp từng câu hỏi và bổ sung ý kiến)

- GV nhận xét và bổ sung

1. Nhà rông có đặc điểm gì nổi bật?

2. Nhà rông được dùng để làm gì?

3. Vì sao có thể nói nhà rôn là nơi thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người Tây Nguyên?

- GV gọi HS nêu nội dung bài

- GV nhận xét và chốt nội dung bài : Tả đặc điểm của nhà rông ở Tây nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây nguyên gắn với nhà rông.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp đoạn

- Luyện đọc từ khó và luyện ngắt nghỉ câu dài

- HS luyện đọc theo nhóm 4

- HS thảo luận nhóm đôi

- Một số nhóm báo cáo kết quả trước lớp .

- Quy mô: Lớn, cao, đẹp nhất trong làng.

- Vật liệu: Làm bằng gỗ tốt, kết hợp chất liệu tre nứa và lợp cỏ tranh

- Là nơi đón tiếp khách đến làng, nơi già làng bàn việc chung. nơi đàn ông ngồi trò chuyện, vót nan, đan nát. Là chỗ ngủ của con trai từ thiếu niên cho đến khi lấy vợ. Là nơi tổ chức những lễ cúng.

- Có thể nói nhà rông là nơi thể hiện tài năng và tinh thần cộng đồng của người dân Tây Nguyên vì: Dân làng cùng nhau làm nhà rông. Làng càng lớn và có nhiều người tài giỏi thì nhà rông càng bề thế, khang trang. Mỗi khi nói đến Tây Nguyên là người ta thường nhắc đến nhà rông.

- HS nêu nội dung theo ý hiểu của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Biết tìm từ cùng nghĩa.

+ Biết tác dụng của dấu hai chấm và vận dụng.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1 Tìm từ ngữ có nghĩa giống nhau ( BT1)

- GV chiếu bài tập lên và yêu cầu Hs đọc các từ ngữ đã cho.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập

- Gọi một số HS đọc các từ mình tìm được.

- Tổ chức nhận xét và chốt bài làm đúng -> - Gọi HS đọc lại bài đúng.

3.2 Luyện tập sử dụng dấu hai chấm

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 2

- Yêu cầu HS nêu các câu cần đặt dấu hai chấm.

- GV gợi ý cho HS nêu tác dụng của dấu hai chấm trong câu:

- Yêu cầu HS làm bài tập.

- Gọi HS báo cáo kết quả và nói rõ những chỗ cần đặt dấu hai chấm cho từng câu.

- GV hướng dẫn ngắt hơi.

- GV củng cố tác dụng của dấu hai chấm:

+ Các dấu chấm trong 3 câu trên có tác dụng gì?

- HS đọc ngữ liệu

- HS ghi các từ tìm được vào VBT: thiếu nhi – trẻ em

trai tráng – nam thanh niên

tập quán – thói quen

- Một số HS đọc các từ mình tìm được.

- Một số HS đọc lại bài làm đúng.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS nêu:

+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau liệt kê các (sự vật, hoạt động, đặc điểm) liên quan

+ Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

- HS làm vào VBT, 3 HS lên bảng làm bài tập, mỗi em làm 1 câu.

- HS đọc lại các câu đã điền dấu.

- HS trả lời : Báo hiệu bộ phận liệt kê trong câu.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT 3

CHỦ ĐIỂM: YÊU THƯƠNG, CHIA SẺ

Bài : GÓC SÁNG TẠO: EM ĐỌC SÁCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết viết nhật kí từ 6 đến 8 câu nhận xét về một nhân vật mình yêu thích trong một truyện mới đọc (mới nghe) hoặc ghi cảm nhận về một bài thơ mới học (mới đọc). Nhật kí viết rõ ràng mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Biết trang trí trang nhật kí cho đẹp mắt..

- Phát triển năng lực văn học: Biết lựa chọn một số chi tiết, hình ảnh nổi bật để viết. Viết có cảm xúc.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Hoàn thành có tính sáng tạo việc viết nhật kí nói lên cảm nghĩ về một nhân vật trong truyện hoặc cảm xúc về một bài thơ.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia hoạt động nhóm

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết nhật kí.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng nhật kí của mình, của bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách, truyện

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Trả bài viết số 2: Đơn xin cấp thẻ đọc sách.

- Cách tiến hành:

- GV trả bài viết số 2: Đơn xin cấp thẻ đọc sách.

- GV nhận xét, tuyên dương HS điền đúng

- Yêu cầu HS kể tên một số câu chuyện, bài thơ mà em đã đọc và em yêu thích.

- Tuyên dương, khen ngợi những HS chăm đọc sách báo.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS kể tên một số câu chuyện, bài thơ mình đã đọc, đã học.

2. Khám phá.

- Mục tiêu: Biết trao đổi nói lên cảm nghĩ về một nhân vật trong một truyện hoặc cảm xúc về một bài thơ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1:Chọn đề bài và xác định nội dung viết:

* Hoạt động cả lớp:

- GV mời HS đọc yêu cầu bài; xác định yêu cầu của bài tập.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

Bài 1: Chọn 1 trong hai đề sau:

a) Ghi vào nhật kí đọc sách nhận xét của em về một nhân vật em thích trong một truyện em mới đọc (hoặc mới nghe kể).

b) Ghi vào nhật kí đọc sách cảm nghĩ của em về một bài thơ em mới được học (hoặc mới được đọc).

- Yêu cầu học sinh lựa chọn 1 trong 2 đề bài a, b.

* Hoạt động nhóm:

- GV tập hợp học sinh , chia nhóm

+ Nhóm 1: Học sinh chọn nội dung ghi nhật kí phần a.

+ Nhóm 2: Học sinh chọn nội dung ghi nhật kí phần b.

- GV cho HS quan sát, đọc gợi ý, trao đổi trong nhóm.

- GV nhấn mạnh thêm:

Đề a: Khi viết nhật kí các em nêu rõ tên truyện, tên tác giả của câu chuyện. Nêu nhân vật mình thích và nêu lí do vì sao mình thích nhân vật đó. Các em có thể nêu cụ thể nhận xét, cảm nghĩ về hình dáng, tính tình của nhân vật thể hiện qua đặc điểm, hình dảng, cử chỉ....

Đề b: Khi viết nhật kí các em nêu rõ tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ. Nêu được những điều thú vị, ý nghĩa của bài thơ mạng lại, nêu những hình ảnh em yêu thích (về nội dung, về từ ngữ, về nhịp thơ.....)

- Cho HS trao đổi, nói trong nhóm.

* Hoạt động cả lớp:

- Yêu cầu mỗi nhóm cử 1 bạn trình bày nội dung nhật kí của mình.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV có thể đọc bài viết cho HS tham khảo.

- HS làm việc cá nhân, tự lựa chọn nội dung viết.

- HS chuyển về vị trí của nhóm mình.

- HS hoạt động theo nhóm, đọc kĩ phần gợi ý.

- HS lắng nghe, có thể ghi nháp các gợi ý cụ thể.

- HS nói trong nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm

- HS nghe bài tham khảo.

3. Luyện tập

- Mục tiêu:

+ Biết viết nhật kí nói lên cảm nghĩ về một nhân vật trong câu truyện hoặc cảm xúc về một bài thơ. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

+ Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2:Viết nhật kí theo đề bài đã chọn

- GV cho HS viết vào vở ôli, trang trí trang nhật kí.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

- Yêu cầu HS trình bày, trao đổi bài viết của mình trong nhóm đôi.

- HS viết bài vào vở ôli.

- HS trao đổi bài trong nhóm đôi.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng khi bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3: Đọc và bình chọn đoạn viết hay

* Hoạt động cả lớp:

Bài 2: Đọc và bình chọn đoạn viết hay.

- GV yêu cầu HS chọn đoạn viết hay, đọc trước lớp.

- GV mời HS nhận xét: Khi viết nhật kí, bạn đã biết:

+ Lựa chọn một số chi tiết, hình ảnh nổi bật để viết chưa? Bài viết có cảm xúc chưa?

+ Bạn trang trí trang nhật kí thế nào?

- GV thu một số bài và nhận xét cùng cả lớp.

- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học:

- Qua bài học em đã biết được những gì, làm được những gì?

- Nêu ích lợi của việc đọc sách báo.

* Dặn dò: HS tiếp tục hoàn thiện bài của mình. Thực hiện thói quen chăm đọc sách báo.

- Các nhóm lựa chọn, 1 bạn trình bày trước lớp.

+ H1: Đề a

+ H2: Đề b

- Cùng trao đổi đưa ra nhận xét của mình về nội dung bài của bạn.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS nêu nội dung bài.

- Biết chăm chỉ đọc sách là một điều tốt. Biết viết nhật kí sau khi đọc sách.

- HS lắng nghe, thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TUẦN 12

TIẾNG VIỆT

Bài 7: KHỐI ÓC VÀ BÀN TAY

Bài đọc 1: ÔNG TRẠNG GIỎI TÍNH TOÁN (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (nể phục, sai lính, nặng, Việt Nam, mỗi, tóm tắt,...). Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi ông Lương Thế Vinh, vị Trạng Nguyên giỏi tính toán, đo lường, có đầu óc thực tế.

- Nhận biết các từ có ý nghĩa trái ngược nhau.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với các chi tiết hay trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: Trả lời các câu hỏi; nhận biết các từ có nghĩa giống nhau, từ có nghĩa trái ngược nhau.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: bết cùng các bạn thảo luận nhóm

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Tự hào về những đóng góp xuất sắc của Trạng Nguyên Lương Thế Vinh; học theo tấm gương của ông.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý tấm gương của ông Trạng Nguyên Lương Thế Vinh.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS chia sẻ cho cả lớp:

+ Em quan sát bức tranh và nói tên các đồ vật trong tranh. 

+ Mỗi đồ vật trên có tác dụng gì?

+ Theo em ai đã làm ra những đồ vật ấy.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát tranh, nêu:

Những đồ vật có trong hình là: Bàn học, hế, tủ sách, máy tính, bút, thước, đèn, gấu bông, sách vở, dép, thùng rác... 

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (nể phục, sai lính, nặng, Việt Nam, mỗi, tóm tắt,...). Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi ông Lương Thế Vinh, vị Trạng Nguyên giỏi tính toán, đo lường, có đầu óc thực tế.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với các chi tiết hay trong câu chuyện.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (5 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến bao nhiêu

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến nước Việt.

+ Khổ 3: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: nể phục, sai lính, nặng, Việt Nam, mỗi, tóm tắt

- Luyện đọc câu:

Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu. Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi tính ra ngay độ dày của mỗi trang sách. Sứ thần hết sức khâm phục tài trí của Trạng nguyên nước Việt.

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh?

+ Câu 2: Câu 2: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để cân voi?

+ Câu 3: Ông Lương Thế Vinh làm cách nào để biết một trang sách dày bao nhiêu?

+ Câu 4: Đọc đoạn 4 và nêu những đóng góp của ông Lương Thế Vinh.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Ca ngợi ông Lương Thế Vinh, vị Trạng Nguyên giỏi tính toán, đo lường, có đầu óc thực tế.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Qua đoạn 1, em biết ông Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có nhiều sáng kiến trong đời sống.

+ Ông Lương Thế Vinh cân voi bằng cách sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.

+ Ông Lương Thế Vinh Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi tính ra ngay độ dày của mỗi trang sách.

+ Ông Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán được ông tóm tắt bằng thơ, viết thành một cuốn sách. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sử dụng.

- 1 - 2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

- Nhận biết các từ có ý nghĩa trái ngược nhau.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Những từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược nhau? Ghép đúng:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Tìm trong mỗi câu sau một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ.

b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.

GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

a – 4, b – 1, c – 2, d – 3.

Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp:

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình

Cặp từ có nghĩa trái ngược nhau là:

a) Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, sau đó, ông cho voi lên bờ.

b) Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video hình ảnh một số ông trạng được vinh danh qua các giai đoạn

? Nêu cảm nhận của em khi biết được nhiều tấm gương quý giá đó.

- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,...

Tự đọc sách: Giao nhiệm vụ ở nhà:

+ Đọc 2 câu chuyện về hoạt động sáng tạo; 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về hoạt động sáng tạo.

+ Viết vào phiếu đọc: Tên bài dọc và một số nội dung chính, cảm nghĩ của em.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

-Nghe Gv hướng dẫn

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

Bài 7: KHỐI ÓC VÀ BÀN TAY

Bài 01: ÔN CHỮ VIẾT HOA: I, K (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn luyện cách viết chữ hoa I, K cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.

- Viết tên riêng: Ông Jch Khiêm

- Viết câu ứng dụng: Khi đói cùng chung một dạ/

Khi rét cùng chung một lòng.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ: Khuyên mọi người nên đoàn kết, khó khăn chia sẻ cùng nhau.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: đọc, viết chữ hoam câu ứng dụng.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các nét chữ hoa.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Kẻ một câu chuyện về hoạt động sáng tạo.

+ Câu 2: Em hãy nêu cảm nhận của em khi đọc câu chuyện đó.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Câu 1: 2HS xung phong kể

+ Câu 2: HS đó nêu cảm nhận sau khi kể

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa I, K cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con.

a) Luyện viết chữ hoa.

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa A, Ă, Â.

- GV mời HS nhận xét sự khác nhau, giống nhau giữa các chữ J , K

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

b) Luyện viết câu ứng dụng.

* Viết tên riêng: Ông Ích Khiêm

- GV giới thiệu về ông Ích Khiêm

- GV mời HS luyện viết tên riêng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai.

* Viết câu ứng dụng:

Khi đói cùng chung một dạ

Khi rét cùng chung một lòng.

- GV mời HS nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

- GV nhận xét bổ sung: Câu tục ngữ khuyên mọi người nên đoàn kết, khó khăn chia sẻ cùng nhau.

- GV mời HS luyện câu ứng dụng vào bảng con

- GV nhận xét, sửa sai

- HS quan sát lần 1 qua video.

- HS quan sát, nhận xét so sánh.

- HS quan sát lần 2.

- HS viết vào bảng con chữ hoa

I, K

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng trên bảng con: Khi

- HS trả lời theo hiểu biết.

- HS viết câu ứng dụng vào bảng con:

Khi đói cùng chung một dạ

Khi rét cùng chung một lòng.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa I, K cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ trong vở luyện viết 3.

+ Viết tên riêng: Ông Ích Khiêm và câu ứng dụng

Khi đói cùng chung một dạ/

Khi rét cùng chung một lòng. Trong vở luyện viết 3.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS mở vở luyện viết 3 để viết các nội dung:

+ Luyện viết chữ I, K

+ Luyện viết tên riêng: Ông Ích Khiêm

+ Luyện viết câu ứng dụng:

Khi đói cùng chung một dạ

Khi rét cùng chung một lòng.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ.

- Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS mở vở luyện viết 3 để thực hành.

- HS luyện viết theo hướng dẫn của GV

- Nộp bài

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

Bài 7: KHỐI ÓC VÀ BÀN TAY

LUYỆN NÓI VÀ NGHE: Nghe kể: CHIẾC GƯƠNG (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nghe cô kể chuyện, nhớ nội dung câu chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý, trả lời được các CH; Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện;

- Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Cậu bé Ê – đi – xơn thông minh, thương mẹ, tìm ra cách làm cho căn phòng có đủ ánh sáng để bác sĩ mổ, cứu mẹ.

- Lắng nghe bạn nói, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

- Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết kể chuyện, biết trao đổi cùng các bạn chủ đọng, tự nhiên, tự tin.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nhìn vào mắt người cùng trò chuyện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có ý thức vận dụng những điều đã biết, đã học vào cuọc sống bằng ý tưởng sáng tạo nhỏ.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong bài học kể chuyện.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video kể chuyện của một HS trên khác trong lớp, trường hoặc Youtube .

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Nghe cô kể chuyện, nhớ nội dung câu chuyện. Dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý, trả lời được các CH; Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện;

- Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Cậu bé Ê – đi – xơn thông minh, thương mẹ, tìm ra cách làm cho căn phòng có đủ ánh sáng để bác sĩ mổ, cứu mẹ.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hướng dẫn kể chuyện.

- GV giới thiệu cho HS đọc thầm tên bài, quan sát tranh minh hoạ, cho biết:

+ Câu chuyện có mấy nhân vật, đó là những ai?

+ Đoán xem sáng kiến của Ê – đi – xơn là gì?

- GV yêu cầu học sinh đọc tên riêng các nhân vật, giúp HS giải nghĩa từ khó trong tranh.

- Mời HS đọc yêu cầu bài tập 1 và các câu hỏi dưới tranh

- Cả lớp đọc thầm lại các câu hỏi

2.2. Nghe kể chuyện:

- GV cho HS xem hình và co HS nghe GV kể

- GV kể lần 1: Toàn bộ câu chuyện. Tiếp đến ần 2,3. Sau mỗi đoạn ứng với từng tranh, yêu cầu cả lớp đọc lại các câu hỏi gợi ý dưới tranh

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

2.3. Trả lời câu hỏi: HS lần lượt trả lời câu hỏi

- Mẹ của Ê – đi – xơn bị bệnh gì?

-Vì sao bác sĩ không mổ được cho mẹ của E – đi – xơn

- E – đi – xơn đã nghĩ ra cách gì để có đủ ánh sáng cho ca mổ?

- Sáng kiến của cậu bé Ê- đi – xơn mang lại kết quả như thế nào?

- Vể sau , Ê – đi -xơn đã trở thành một người tài giỏi như thế nào?

- HS quan sát tranh và tham gia thảo luận nhóm đôi nêu.

-HS đọc

-2 em đọc

-Cả lớp đọc thầm.

- HS nghe GV kể

-Cả lớp đọc gợi ý câu hỏi

-Mẹ của Ê – đi – xơn bị đua ruột thừa.

- Vì căn phòng không đủ ánh sáng

Cậu mượn về một tấm gương lớn để phản chiếu ánh sáng của tất cả đèn, nến trong nhà.

-căn phòng có đủ ánh sáng để bác sĩ mổ, cứu mẹ.

- Ê – đi – xơn trở thành một nhà sáng chế đại tài...

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết kể đầy đủ một câu chuyện. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.

+ Lắng nghe bạn nói, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

+ Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

- Cách tiến hành:

3.1 Kể chuyện trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 2.

- Mời đại diện các nhóm kể trước lớp.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.2. Thi kể chuyện trước lớp.

- GV tổ chức thi kể chuyện.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.3. Trao đổi ý tưởng sáng tạo của em

- HS đọc yêu cầu bài tập

- Trao đổi nhóm 2, báo cáo kết quả

- HS kể chuyện theo nhóm 2.

- Các nhóm kể trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS thi kể chuyện.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

-1 HS đọc

- Trao đỏi và nêu trước lớp

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs xem một câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài đọc 2: CÁI CẦU (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài,. Phát ấm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (xe lửa, lá tre, sâu, sắp, sang sông...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng theo cá dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Thể hiện tình yêu và niềm tự hào của một bạn nhỏ về người cha và chiếc cầu mà cha vừa bắc qua dòng sông sâu.

- Tìm được ừ trái ngược nhau; đặt được câu với một trong các từ đó.

- HTL 2 khổ thơ cuối.

- Phát triển năng lực văn học: Bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

Biét chia sẻ với tình yêu và niềm tự hào của bạn nhỏ về người cha và chiếc cầu.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: trả lời đúng các câu hỏi đọc hỉeeur; tìm được các từ có nghĩa giống nhau đẻ hiểu bài thơ và đặt được câu với một trong các từ có nghĩa giống nhau

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cùng các bạn tham gia thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quý, trân trọng sức lao động.

- Phẩm chất nhân ái: Biết trân trọng thành quả lao động sáng tạo của những người đã làm nên chiếc cầu..

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Trả lời nhanh”.

- Hình thức chơi: HS bắt thăm , mỗi thăm ghi 1 đoạn câu chuyện: Chiếc gương và nêu ý nhĩa của từng đoạn.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 3 HS tham gia:

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

+ Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài,. Phát ấm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (xe lửa, lá tre, sâu, sắp, sang sông...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng theo cá dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Thể hiện tình yêu và niềm tự hào của một bạn nhỏ về người cha và chiếc cầu mà cha vừa bắc qua dòng sông sâu.

+ Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng thong thả, trang trọng. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến hơi lâu.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến lá tra.

+ Đoạn 3: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: xe lửa, lá tre, sâu, sắp, sang sông

- Luyện đọc câu:

Cha gửi cho con/ chiếc ảnh cái cầu//

Cha vừa bắc xong/ qua dòng sông sâu//

Xe lửa sắp qua,/ thư cha nói thế//

Con cho mẹ xem /– cho xem hơi lâu.//

Ngắt nhịp theo nghĩa:

Mẹ bảo:/ cầu Hàm Rồng sông Mã//

Con cứ gọi: /cái cầu của cha. //

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Người cha trong bài thơ làm nghề gì?

+ Câu 2: Bức ảnh cha gửi đã gợi cho bạn nhỏ nghĩ đến những chiếc cầu nào?


+ Câu 3: Những câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất yêu chiếc cầu cha làm?

+ Câu 4: Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất tự hào về cha?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Thể hiện tình yêu và niềm tự hào của một bạn nhỏ về người cha và chiếc cầu mà cha vừa bắc qua dòng sông sâu.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS đọc từ ngữ:

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Người cha trong bài thơ làm nghề xây dựng cầu (kĩ sư cầu đường).

+ Từ bức ảnh cha gửi, bạn nhỏ nghĩ đến nhiều cây cầu khác như: chiếc cầu bằng tơ do nhện bắc qua chum nước, chiếc cầu ngọn gió của chim sáo bắc qua sông, chiếc cầu lá tre do con kiến bắc qua ngòi, chiếc cầu ao mẹ thường đãi đỗ.

+ Những câu thơ cho thấy bạn nhỏ rất yêu chiếc cầu cha làm:

Yêu hơn, cả cái cầu ao mẹ thường đãi đỗ

Là cái cầu này ảnh chụp xa xa 
-Câu thơ cho thấy bạn nhỏ rất tự hào về cha:

Mẹ bảo: cầu Hàm Rồng sông Mã

Con cứ gọi: cái cầu của cha.

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

- Tìm được ừ trái ngược nhau; đặt được câu với một trong các từ đó.

- HTL 2 khổ thơ cuối.+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

1. Câu 1: Xếp các từ dưới đây thành các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Câu 2: Đặt câu với một từ trong bài tập trên.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

Nhóm đôi thảo luận thống nhất và trình bày

a, SÂU – 2 NÔNG,

b, LÂU – 3 MAU

, c, NHỎ – 4 TO,

d, XA – 1 GẦN.

-HS thưc hiện và trình bày. Ví dụ:

Cây na trong vườn quả mọc không đều, có quả to, có quả nhỏ.  

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số hình ảnh cái cầu của đất nước Việt Nam

+ Nêu cảm nhận của em khi xem các cái cầu đó

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

Bài viết 2: TẢ ĐỒ VẬT (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được đoạn văn về một đồ dùng trong nhà ( hoặc đồ dùng học tập). Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Phát triển năng lực văn học: Viết đoạn văn có cảm xúc

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập, trao đổi với bạn, viết đoạn văn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng những điều đã học để viết được đoạn văn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đỏi với bạn về một đồ dùng và suy nghĩ những người làm ra đồ dùng ấy.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức thi tiếp sức nêu tên các đồ dùng học tập.

Neu tác dụng của một só đồ dùng học tập các em đã nêu.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

Viết được đoạn văn về một đồ dùng trong nhà ( hoặc đồ dùng học tập). Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị viết bài.

Nói với bạn về một đồ dùng trong nhà (hoặc đồ dùng học tập).

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý và ghi nhớ các bước viết một bài văn.

- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 2

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát, đọc gợi ý quy tắc bàn tay.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Viết được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

+ Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Cách tiến hành:

3.1. Viết đoạn văn

Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết đoạn văn về một đồ dùng trong (hoặc đồ dùng học tập).

- GV mời HS viết vào vở ôli.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

3.2. Giới thiệu đoạn văn.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét cung cả lớp.

- HS viết bài vào vở ôli.

- 1-3 HS đọc bài viết của mình trước lớp

- các HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV chấm bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Chữ đẹp mà nết càng ngoan”.

+ Cho HS lắng nghe bài hát.

+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS lắng nghe bài hát.

- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 13

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: KHỐI ÓC VÀ BÀN TAY

Bài đọc 3: NGƯỜI TRÍ THỨC YÊU NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

1.1. Phát triển năng lực ngôn ngữ:

- Đọc thành tiếng trôi chảy câu chuyện. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần dễ lẫn trong bài (rừng rậm, suối sâu, va li, nấm, pê-ni-xê-lin, sốt rét); ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết thể hiện tình cảm, cảm xúc qua giọng đọc.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài (trí thức, nấm pê-ni-xê-lin, gây, khổ công, nghiên cứu). Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi tấm gương yêu nước, tinh thần làm việc hết mình và lòng dũng cảm của bác sĩ Đặng Văn Ngữ.

- Nhận biết các từ ngữ chỉ thời gian (trả lời cho câu hỏi Khi nào?) trong bài đọc.

- Biết thêm vốn từ ngữ về nghề nghiệp, hoạt động của nghề nghiệp đó.

1.2. Phát triển năng lực văn học

- Biết nêu nhận xét khái quát về nhân vật.

- Biết sử dụng các từ ngữ chỉ nghề nghiệp, các từ chỉ hoạt động nghề nghiệp.

2. Năng lực chung.

- Phát triển NL giao tiếp và hợp tác (biết cùng các bạn thảo luận nhóm)

- NL tự chủ và tự học (biết lắng nghe, đọc bài, trả lời câu hỏi về nội dung bài, nêu được nội dung bài).

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

- Phẩm chất nhân ái: biết quý trọng, biết ơn những người có công với nước.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, tích cực học tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

+ GV cho HS chơi trò chơi “Ô cửa bí mật” (Có 4 ô cửa, mỗi ô cửa có 1 phần của bức ảnh, trả lời đúng, ô cửa sẽ mở ra. Ai nhanh đoán được người trong bức ảnh sau khi mở các ô cửa là người chiến thắng)

Ô cửa 1: Người là nghề khám, chữa bệnh cho mọi người gọi là gì? (bác sĩ)

Ô cửa 2: Nghề nghiệp bác sĩ thuộc lĩnh vực lao động nào? (Lao động trí óc)

Ô cửa 3: Muỗi A-nô-phen truyền bệnh gì? (Sốt rét)

Ô cửa 4: Chúng ta vừa trải qua một đợt đại dịch gì?

(Covid 19)

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bài đọc hôm nay nói về bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Ông là một trí thức có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc và đã anh dũng hi sinh cho Tổ quốc. Chúng ta sẽ cùng đọc để hiểu rõ hơn về tấm lòng yêu nước và

những sáng tạo của ông đóng góp cho đất nước.

- HS nghe phổ biến luật chơi của trò chơi.

- HS tham gia chơi cá nhân bằng cách giơ tay nhanh nhất.

- HS đoán chân dung bức ảnh: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (rừng rậm, suối sâu, va li, nấm, pê-ni-xê-lin, sốt rét,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (trí thức, nấm pê-ni-xê-lin, gây, khổ công, nghiên cứu,...)

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc với giọng rõ ràng, thể hiện sự tự hào.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến thương binh

+ Đoạn 2: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. GV theo dõi sửa lỗi phát âm kịp thời cho HS.

- Luyện đọc từ khó: rừng rậm, suối sâu, va li, nấm, pê-ni-xê-lin, sốt rét,…

- Luyện đọc câu: Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu,/ lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm pê-ni-xê-lin/ mà ông gây được từ bên Nhật.//

- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn theo nhóm 2.

+ Giải nghĩa một số từ: trí thức, nấm pê-ni-xê-lin, gây, khổ công, nghiên cứu,...

+ Tổ chức cho một số nhóm thi đọc.

- GV nhận xét các nhóm.

- Đọc cả bài.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV cho HS thảo luận nhóm 4 lần lượt trả lời các câu hỏi.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào??

+ Câu 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?

Gv hỗ trợ giải thích thêm về thuốc kháng sinh.

+ Câu 3: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?

+ Câu 4: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?

- Qua bài đọc này, em có suy nghĩ gì về bác sĩ Đặng Văn Ngữ?

- GV chốt: Bài đọc ca ngợi tấm gương yêu nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ. Ông đã bỏ lại cuộc sống đầy đủ ở Nhật Bản, về nước tham gia kháng chiến. Ông đã khổ công nghiên cứu, chế ra thuốc chữa bệnh cho chiến sĩ, đồng bào, góp phần vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS lắng nghe, nhắc lại các đoạn.

- HS đọc nối tiếp theo đoạn, sửa lỗi phát âm theo GV.

- HS đọc từ khó (cá nhân, đồng thanh); luyện đọc các từ chỉ thời gian: năm 1949, 1967...

- 2-3 HS đọc câu theo hướng dẫn ngắt, nghỉ.

- HS luyện đọc theo nhóm 2.

- HS nghe hướng dẫn giải nghĩa, tham gia giải nghĩa từ.

- 2,3 nhóm thi đọc đoạn trước lớp.

- 2 HS đọc lại cả bài.

- HS đọc các câu hỏi, làm việc nhóm, trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Để tránh bị địch phát hiện, ông phải đi đường vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc.

+ Nhờ va li nấm này, ông đã chế được thuốc chữa cho thương binh. / Nhờ va li nấm này, ông đã chế được “nước lọc pê-ni-xi-lin” chữa cho thương binh.

+ Chi tiết này cho thấy ông rất dũng cảm, dám chấp nhận rủi ro nguy hiểm để chế ra thuốc chữa bệnh cho mọi người.).

+ Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã chế ra “nước lọc pê-ni-xi-lin” để chữa cho thương binh. /Trong cuộc

kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ông đã vào chiến trường, chế ra thuốc chống sốt rét để chữa bệnh cho chiến sĩ, đồng bào.

- 1 -2 HS nêu cảm nhận của mình về bác sĩ Đặng Văn Ngữ.

- HS nhắc lại nội dung bài.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các từ ngữ chỉ thời gian được nói đến trong bài.

+ Tìm thêm được các từ ngữ chỉ nghề nghiệp và hoạt động tương ứng với nghề nghiệp đó.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ thời gian trong các câu:

a. Năm 1943, bác sĩ Đặng Văn Ngữ sang học ở Nhật Bản.

b. Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận.

c. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông đã chế ra thuốc chống sốt rét.

- Cho HS làm việc nhóm đôi 2 phút, báo cáo kết quả.

- Nhận xét, chốt: Các từ chỉ thời gian có thể là một thời điểm cụ thể hoặc một khoảng thời gian.

Bài 2: Tìm thêm các từ ngữ

  1. a. Chỉ nghề nghiệp:
  2. b. Chỉ hoạt động nghề nghiệp:

- GV hướng dẫn HS tìm từ mẫu ở từng phần, YCHS làm việc nhóm, phát cho mỗi nhóm một số nhụy hoa, nhiều cánh hoa. Sau khi thảo luận, các nhóm sẽ ghi từ chỉ nghề nghiệp vào nhụy hoa, ghi hoạt động của nghề nghiệp đó vào cánh hoa.

- Cho HS trình bày. Nhận xét, chốt:

a) Các từ chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, thợ may, dược sĩ, kĩ sư, kiến trúc sư, giáo sư, giáo viên, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nông dân, công nhân, thợ, phi công, nhà kinh doanh,...

b) Các từ chỉ hoạt động nghề nghiệp: chữa bệnh, khám bệnh, đo huyết áp, soi mắt, chụp X quang, may áo, đo, thiết kế, nghiên cứu, chế tạo máy, thiết kế, dạy học, sáng tác, cày, bừa, sản xuất, lái máy bay, lái xe, bán hàng,..

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm việc nhóm đôi, trình bày, nhận xét, bổ sung.

Câu a: Năm 1943;

Câu b: Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi;

Câu c: Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu.

- HS làm việc nhóm 4.

- HS dán bài lên bảng, trình bày.

- Nhận xét.

- HS đọc lại các từ.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Mỗi nghề nghiệp đều mang lại lợi ích cho cuộc sống con người, em mơ ước được làm nghề gì?

- Để đạt được ước mơ đó em cần làm gì?

- Nhận xét, tuyên dương.

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS liên hệ, trả lời

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: KHỐI ÓC VÀ BÀN TAY

Bài viết 3: NHỚ VIẾT: CÁI CẦU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhớ – viết đúng chính tả 2 khổ cuối của bài thơ Cái cầu.

- Làm đúng BT điền các vần khó uêu / êu, uyu / iu.

- Làm đúng BT điền chữ d / r / gi hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

- Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: nghe – viết đúng, đẹp, chọn BT chính tả phù hợp với YC khắc phục lỗi của bản thân, biết sửa lỗi chính tả,...

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách trình bày bài viết, về cách làm bài tập,…

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Chỉ ra các từ có chứa âm l/n

- Cho HS luyện viết: nước non, leng keng

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Câu 1: lá, lan can, cái ly, va li, lưng, lủng củng, léng keng,...núi non , nón, nam nữ, nàng thơ,...

- 2HS viết bảng, lớp viết vở.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả 2 khổ cuối của bài thơ Cái cầu.

+ Làm đúng BT điền các vần khó uêu / êu, uyu / iu.

+ Làm đúng BT điền chữ d / r / gi hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Nhớ- viết

a) Chuẩn bị

- Gv đọc mẫu lại 2 khổ cuối của bài thơ.

- GV mời 1-2HS đọc thuộc lòng lại hai khổ thơ

- GV hướng dẫn tìm hiểu nội dung đoạn viết:

+ Bức ảnh cha gửi đã gợi cho bạn nhỏ nhớ đến những chiếc cầu nào?

+ Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ rất tự hào về cha?

- GV hướng dẫn cách trình bày bài thơ:

+ Mỗi khổ thơ có mấy dòng? Mỗi dòng có mấy chữ?

+ Đoạn thơ cần viết hoa những chữ nào ?

- GV nhắc HS: Bắt đầu viết từ ô thứ 4 so với

lề vở. Tên bài thơ chỉ có 2 tiếng, viết cân ở giữa. Và nhớ viết hoa chữ đầu tên bài.

- GV hướng dẫn viết từ khó:

+ Yêu cầu HS đọc thầm và nêu các từ ngữ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

b) Viết bài

- Gv gọi 1HS đọc lại hai khổ thơ.

- Yêu cầu HS nhớ và tự viết lại bài.

- Soát lỗi.

- GV thu vở nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS viết đẹp, không mắc lỗi chính tả.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm theo bạn.

+ Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến nhiều cây cầu thânthuộc: …

+ Câu thơ cuối bài. Bạn nhỏ rất yêu và tự hào về cha. Vì vậy, bạn thấy cái cầu do cha làm là đẹp nhất, đáng yêu nhất.

- Mỗi khổ thơ có 3 dòng, mỗi dòng có 7-8 chữ.

+ Đoạn thơ cần viết hoa những chữ đầu dòng thơ và tên cầu: Hàm Rồng,tên dòng sông: sông Mã.

+ HS tự tìm, viết ra nháp và nêu: chum nước, yêu ghê, sang sông,.. 1-2HS viết trên bảng.

- Cả lớp đọc thầm theo bạn.

- HS viết bài.

- HS tự đọc lại bài và soát lỗi: gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả.

- HS quan sát, nhận xét bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày.

2.2. Hoạt động 2: Luyện tập.

a) Bài 2: Chọn vần phù hợp với ô trống:

- GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Nhắc HS đây là BT bắt buộc, các em phải làm cả BT 2a và 2b để đọc và viết đúng các vần khó, ít gặp.

- Gọi HS đọc lại các vần :uêu, uyu. GV hướng dẫn HS phát âm đúng.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 3.

- HS nhận xét bài chốt lại đáp án.

- Cả lớp đọc lại bài.

- Khuyến khích HS tìm thêm các tiếng khác có chứa các vần trên.

b) Bài 3: Chọn chữ hoặc dấu thanh phù hợp

* Chữ r / d hay gi

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở

- Lớp nhận xét, chốt đáp án đúng.

- GV cho cả lớp đọc lại bài thơ hoàn chỉnh.

* Chọn dấu hỏi hay dấu ngã.

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu lớp làm bài vào vở

- Lớp nhận xét, chốt đáp án đúng.

- GV cho cả lớp đọc lại bài thơ hoàn chỉnh.

- 1-2HS đọc.

- Cả lớp đọc.

- 2HS lên bảng làm.

a) tiếng kêu nguều ngoào

mếu máo thều thào

b) khuỷu tay ngượng nghịu

ngã khuỵu khúc khuỷu

- Cả lớp đọc thầm theo và quan sát tranh lá rụng mùa thu.

- 2HS lên bảng làm bài.

- Đáp án: dài, ruột, rồi, giăng, Riêng.

- Cả lớp đọc thầm theo.

- 2HS lên bảng làm bài.

- Đáp án: chi, Những, nhỏ, đỏ, vỏ

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “ Tiếp sức” để củng cố kiến thức cho học sinh: Cho HS thì tìm các tiếng bắt đầu bằng d/r hay gi

+ GV chia lớp thành 3 đội, mỗi đội 5 bạn, viết các từ tìm được của đội theo hình thức tiếp sức.

+ Sau 2 phút đội nào viết được nhiều từ đúng sẽ chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS tham gia chơi.

+ HS còn lại cùng GV nhận xét

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

TRAO ĐỔI: EM ĐỌC SÁCH BÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhớ nội dung, kể hoặc đọc lại được câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc ở nhà về hoạt động sáng tạo.

- Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.

- Lắng nghe bạn kể (đọc), biết nhận xét, đánh giá lời kể (giọng đọc) của bạn.

- Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện (bài thơ, bài văn).

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng ý tưởng sáng tạo, người lao động.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Hái hoa dân chủ”: GV gắn các bông hoa có đính câu hỏi trên bảng, HS lên chọn bông hoa và trả lười câu hỏi bên trong. Nếu trả lời đúng sẽ được phần quà nhỏ.

+ Câu 1: Ê- đi-xơn là nhà bác học người Mĩ, sáng chế ra bóng đèn đầu tiên. Đúng hay sai?

+ Câu 2: Trái nghĩa với “chìm” là từ nào?

+ Câu 3: Trái nghĩa với “ lâu” là từ nào?

+ Câu 4: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã mang thứ gì quý giá khi từ Nhật Bản trở về?

+ Câu 5: Điền vào chỗ trống:ngoằn ng... ; kh... tay

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tiết luyện nói hôm nay, các em sẽ kể lại một câu chuyện hoặc đọc lại một bài thơ, bài văn mà các em đã đọc ở nhà về hoạt động sáng tạo. Sau đó, chúng ta sẽ cùng trao đổi về câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn mà các em đã kể (đọc) lại và được nghe bạn kể (đọc) lại.

- HS tham gia chơi.

+ Câu 1: Đúng

+ Câu 2: Nổi

+ Câu 3: mau/ chóng

+ Câu 4: nấm pê- ni-xi-lin

+ ngoằn ngoèo ; khuỷu tay.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nhớ nội dung, kể hoặc đọc lại được câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc ở nhà về hoạt động sáng tạo.

+ Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Giới thiệu câu chuyện (nội dung bài thơ, bài văn) sẽ kể (đọc)

+ Nội dung luyện nói của chúng ta hôm nay là gì?

+ Câu chuyện( bài) đó nói về điều gì?

- GV giới thiệu câu chuyện trong SGK: Bình nước và con cả vàng. Đây là câu chuyện rất thú vị về nhà bác học I-ren Giô-li-ô Quy-ri hồi nhỏ.

+ Ai biết về nhà bác học I-ren?

- GV: I-ren Giô-li-ô Quy-ri là con gái của nữ bác học Ma-ri Quy-ri. Bà Ma-ri Quy-ri là người phụ nữ đầu tiên đoạt Giải thưởng Nô-ben – giải thưởng danh giá nhất về khoa học. Không những thế, bà đoạt giải thưởng này 2 lần. Về sau, I-ren (nhân vật trong câu chuyện các em học hôm này) cũng đoạt Giải Nô-ben. Các em có thể đọc và kể lại câu chuyện này.

2.2. Kể chuyện (dọc bài thơ, bài văn) và trao đổi trong nhóm

- Gv giao nhiệm vụ trao đổi theo nhóm đôi: hai bạn kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Những bạn chưa chuẩn bị được câu chuyện (bài thơ, bài văn) để kể (đọc) có thể tự đọc và kể lại

câu chuyện in trong SGK.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS trao đổi; khuyến khích các em trao đổi về câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện.

2.3. Kể chuyện (dọc bài thơ, bài văn) và trao đổi trước lớp

- GV mời một số HS kể (đọc) trước lớp.(HS có thể kể chuyện Bình nước và con cá vàng.)

- GV lưu ý HS nên kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện để câu chuyên thêm phần hấp dẫn.

- Sau mỗi câu chuyện (bài thơ, bài văn), GV mời HS trong lớp đặt CH nếu có chi tiết các em chưa rõ.

- Trao đổi về nội dung câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện. VD: bài Bình nước và con cá vàng:

+ Thầy giáo nói gì với lớp của I-ren?

+ I-ren đã làm gì để giải đáp thắc mắc của mình?

+Theo em, vì sao thầy giáo cố ý nói một điều không đúng?

+ Em thích câu nói nào của thầy giáo ở phần cuối câu chuyện?

- GV nhận xét, tuyên dương HS thực hiện tốt.

+ HS: Kể lại một câu chuyện hoặc đọc lại một bài thơ, bài văn mà chúng em đã đọc ở nhà ,trao đổi về nội dung bài.

+ Nói về lao động sáng tạo.

+ HS trả lời theo sự hiểu biết của mình

- HS lắng nghe.

- Học sinh trao đổi nhóm đôi.

- HS kể( đọc) câu chuyện của mình.

- HS lớp nêu câu hỏi, Hs kể trả lời.

- HS trả lời theo ý hiểu của mình.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs xem một câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.

- GV trao đổi những về nhân vật và nội dung trong câu chuyện.

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: KHỐI ÓC VÀ BÀN TAY

Bài đọc 04: TỪ CẬU BÉ LÀM THUÊ (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài,. Phát ấm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (làng , sản xuất sơn, giá rẻ, ,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng theo cá dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi tấm gương lao động sáng tạo, lòng yêu nước của ông Nguyễn Sơn Hà.

- Nhận biết các từ ngữ chỉ địa điểm (trả lời cho CH Ở đâu?) trong bài đọc..

- Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm; Biết sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu bộ phận liệt kê.

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với tấm gương lao động sáng tạo, lòng yêu nước của nhân vật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước:góp phần bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc

- Phẩm chất nhân ái: biết học tập, noi gương những tấm gương lao động.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Em yêu biển đảo Việt Nam”.

- Hình thức chơi: HS chọn các quần đảo, đảo trên trò chơi để đọc 1 khổ thơ trong bài và trả lời câu hỏi.

+ Câu 1: Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?

+ Câu 2: Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang về quý giá như thế nào?

+ Câu 3: Chi tiết ông tự tiêm thử liều thuốc đầu tiên vào cơ thể mình nói lên điều gì?

+ Câu 4: Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng góp gì cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Bài đọc hôm nay của các em có tên là Từ cậu bé làm thuê. Nhân vật trong câu chuyện này là ông Nguyễn Sơn Hà, một nhà công nghệ yêu nước. Từ một cậu bé làm thuê cho hãng sơn của Pháp, ông đã trở thành một nhà công nghệ có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- HS tham gia trò chơi

- 4 HS tham gia:

+ Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải vòng từ Nhật Bản.....

+ Va li nấm pê-ni-xi-lin được ông mang rất về quý giá…

+ ...ông rất dũng cảm, ông biết hy sinh bản thân vì người khác.

+ Những đóng góp rất đáng quý của bác sĩ Đặng Văn Ngữ trong hai cuộc kháng chiến là:…

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài,. Phát ấm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (làng , sản xuất sơn, giá rẻ, ,...)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng theo cá dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

+ Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi tấm gương lao động sáng tạo, lòng yêu nước của ông Nguyễn Sơn Hà.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng rõ ràng, mạch lạc.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến ưa chuộng.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn. GV theo dõi sửa lỗi phát âm kịp thời cho HS.

- Luyện đọc từ khó: làng, sản xuất sơn, giá rẻ,hữu ích…

- Luyện đọc câu: Với ý chí tự lập,/ ông đã mày mò/ tìm cách sản xuất sơn,/ rồi mở rộng hãng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng.//

- Luyện đọc từng đoạn trong nhóm: GV tổ chức cho HS luyện đọc từng đoạn theo nhóm 2.

+ Kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ: mày mò, háng sơn Tắc Kè, sơn ngoại, vải mưa, hữu ích.

+ Tổ chức cho một số nhóm thi đọc.

- GV nhận xét các nhóm.

- Đọc cả bài.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV sử dụng phương pháp Mảnh ghép tổ chức cho HS tìm hiểu 4 câu hỏi trong sgk.

- GV chia nhóm 4 thảo luận các câu hỏi:

+ Câu 1: Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam?

+ Câu 2: Vì sao sơn Tắc Kè được ưa chuộng trong cả nước?

+ Câu 3: Ông Nguyễn Sơn Hà đã khắc phục khó khăn, tạo ra những sản phẩm gì phục vụ kháng chiến?

+ Câu 4: Theo em, việc lấy tên ông Nguyễn Sơn Hà đặt cho một đường phố thể hiện điều gì?

- Cho HS di chuyển, tạo nhóm mới( nhóm 6); trao đổi, thảo luận nội dung thảo luận với nhóm mới, bổ sung.

- Cho HS trở về nhóm ban đầu.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- Nhận xét.

- Qua bài đọc này, em có suy nghĩ gì về ông Nguyễn Sơn Hà?

- GV Chốt: Bài đọc ca ngợi tấm gương lao động sáng tạo và lòng yêu nước của ông Nguyễn Sơn Hà. Từ một cậu bé làm thuê, ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi lập ra hãng sơn Tắc Kè, trở thành người khai sinh ra ngành sơn của Việt Nam. Do không ngừng sáng tạo, ông đã có nhiều đóng góp cho đất nước.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó( cá nhân, ĐT) luyện đọc các từ chỉ thời gian: năm 1946....

- 2-3 HS đọc câu theo hướng dẫn ngắt, nghỉ.

- HS luyện đọc theo nhóm 2.

- HS nghe hướng dẫn giải nghĩa, tham gia giải nghĩa từ.

- 2,3 nhóm thi đọc đoạn trước lớp.

- 2 HS đọc lại cả bài.

- HS về nhóm 4, thảo luận trong 3 phút, ghi kêt quả thảo luận vào phiếu.

+ Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành sơn ở Việt Nam, lập ra hãng sơn đầu tiên của Việt Nam.

+ Vì sơn Tắc Kẻ có giá rẻ hơn sơn ngoại mà chất lượng tốt.

+ Ông làm ra vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,... Đó

là những sản phẩm rất hữu ích với kháng chiến.

+ Thể hiện sự đánh giá cao đối với ông. / Thể hiện lòng biết ơn đối với ông. /...

- HS di chuyển về nhóm mới, lần lượt trình bày các câu trả lười với nhóm mới, các thành viên bổ sung ý kiến.

- Các thành viên quay lại nhóm ban đầu, thống nhất kết quả, bổ sung phiếu.

- HS trả lời từng câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

- 1-2 HS nêu cảm nhận của mình.

- HS đọc lại nội dung bài.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các từ ngữ chỉ địa điểm (trả lời cho CH Ở đâu?) trong bài đọc..

+ Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm; Biết sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu bộ phận liệt kê.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

a) Bài 1: Tìm từ ngữ chỉ địa điểm

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1

a) Ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi mở hàng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng.

b) Ở Việt Bắc, ông làm vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,...

c) Ngày nay, ở Hải Phòng có đường phố mang tên ông.

+ Để tìm được từ chỉ địa điểm ta làm thế nào?

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 2.

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV nhận xét tuyên dương.

- Cụm từ chỉ địa điểm thường đứng ở vị trí nào trong câu?

- GV: Cum từ chỉ địa điểm là cụm từ trả lời cho câu hỏi Ở đâu. Nó có thể đứng đầu câu , cuối câu hoặc giữa câu.

Bài 2. Sử dụng dấu hai chấm .

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc cá nhân.

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

+ Dấu hai chấm có tác dụng gì?

- GV nhận xét tuyên dương

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài. 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 câu a, b, c.

+ Ta đặt câu hỏi với cụm từ Ở đâu? Cụm từ trả lời cho câu hỏi Ở đâu? là từ chỉ địa điểm.

- HS làm việc nhóm2: hỏi -trả lời.

- Có thể đứng cuối câu, giữa câu hoặc đầu câu.

- HS lắng nghe.

- 1-2HS đọc.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- HS trình bày.

a) Ông đã làm được những việc mà trước đó chưa ai thành công: mày mò tìm cách sản xuất sơn, mở ra hãng sơn của người Việt Nam, làm sơn có giá rẻ hơn sơn

ngoại mà chất lượng tốt.

b) Ông vẫn tiếp tục nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ kháng chiến: vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa,...

- Nhận xét, bổ sung.

+ HS: Dùng để báo hiệu phần liệt kê các sự vật( hoạt động, đặc điểm) liên quan hoặc báo hiệu phần giải thích cho bộ phận đứng trước nó.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS xem video tìm hiểu về một số tấm gương lao động sáng tạo.

+ Để đất nước không ngừng phát triển chúng ta cần phải liên tục có những sáng tạo trong học tập và lao động. Để làm được điều đó các em cần phải làm gì?

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ HS liên hệ trả lời.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: KHỐI ÓC VÀ BÀN TAY

Góc sáng tạo: Ý TƯỞNG CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Hình thành được ý tưởng sáng tạo. Vẽ hoặc cắt, dán được hình thể hiện ý tưởng của bản thân.

- Viết được đoạn văn trình bày ý tưởng của mình. Đoạn văn thể hiện rõ ràng ý tưởng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Phát triển năng lực văn học: Biết viết đoạn văn thể hiện ý tưởng, bày tỏ được cảm xúc của mình với sản phẩm sáng tạo.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, tập trung suy nghĩ, sáng tạo và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về ý tưởng, bài viết của bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS xem ảnh,video về chương trình Ý tưởng trẻ thơ.

- GV cùng trao đổi về nội dung chương trình

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em vừa được tìm hiểu về những ý tưởng sáng tạo của thiếu nhi Việt Nam qua cuộc thi hằng năm có tên Ý tưởng trẻ thơ được tổ chức từ năm 2008. Qua các bài đọc, bài nghe kể ở lớp 3, các em đã biết thêm nhiều câu chuyện về ý tưởng sáng tạo. Dựa vào gợi ý từ những gì đã học, đã biết về ý tưởng sáng tạo, trong tiết học này, mỗi em sẽ vẽ tranh, cắt dán hoặc làm mô hình thể hiện ý tưởng sáng tạo của mình và viết một đoạn văn trình bày ý tưởng đó.

- HS lắng nghe .

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết được đoạn văn (kết hợp vẽ hoặc cắt dán, làm mô hình) trình bày ý tưởng sáng tạo của bản thân.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Tạo lập văn bản thể hiện ý tưởng sáng tạo của bản thân

* Tìm hiểu yêu cầu của bài:

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc dung các ý tưởng sáng tạo được nêu làm VD ở BT 1 (Chiếc váy dân tộc Tày, Rô bốt vá đường, Cây bút kì diệu).

+ Chiếc váy của bạn Ngân có gì lạ?

+ Robot của bạn Dũng có tác dụng như thế nào?

+ Cây bút của bạn Hà có gì độc đáo?

+ Đề bài có mấy yêu cầu?

+ Đồ vật mà các em miêu tả có gì đặc biệt?

+ Đây là giờ học Tiếng Việt, trong giờ học này, bài học chỉ YC các em vẽ, viết về ý tưởng, không cần làm sản phẩm thể hiện ý tưởng đó. Với một số sản phẩm đơn giản, các em có thể làm sản phẩm ở nhà, sau giờ học.

* Trình bày phác họa ý tưởng

- Gọi một vài HS đã có ý tưởng trình bày.GV có thể gợi ý: VD: Em sẽ vẽ (cắt dán), viết về một quyển vở hoặc một cặp sách biết nói lời nhắc nhở HS không quên đồ dùng học tập. / Em có ý tưởng làm một ô tô đồ chơi biết hát, biết nói lời khuyên có ích về an toàn giao thông. / Em có ý tưởng làm một con trâu từ các lon nước ngọt tái chế, …

- GV nhận xét, tuyên dương những ý tưởng hay.

* Làm bài

- HS vẽ hoặc cắt dán tranh minh hoạ ý tưởng và viết đoạn văn trình bày ý tưởng đó.

- GV nhắc HS:

+ Có thể vẽ, cắt dán bức tranh thể hiện ý tưởng sáng tạo trước, sau đó mới viết

đoạn văn trình bày ý tưởng; hoặc ngược lại: viết trước; vẽ, cắt dán, trang trí sau.

+ Có thể viết, vẽ vào VBT hoặc vào giấy khổ A4.

- GV đến từng bàn hướng dẫn, gợi ý, giúp đỡ HS yếu, khích lệ những HS viết bài tốt. Luôn động viên, khích lệ những cố gắng dù rất nhỏ của HS. Nếu HS vẽ, cắt dán đồ chơi hình cá voi, gấp chim giấy, vẽ một cây hoa,... viết lên đó thông điệp bảo

vệ cá voi (bảo vệ các loài chim, bảo vệ cây hoa,...), GV cũng khích lệ, xem đó là ý tưởng sáng tạo của mỗi em.

Hoạt động 2: Giới thiệu, bình chọn sản phẩm

- GV mời HS tiếp nối nhau giới thiệu sản phẩm của mình. GV giúp HS gắn bài lên bảng lớp.

- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn sản phẩm hay (giơ tay hoặc vỗ tay bình chọn). Tiêu chí: Ý tưởng rõ ràng, sáng tạo, hấp dẫn. / Nói to, rõ, tự nhiên / Minh hoạ, trang trí ấn tượng. Những sản phẩm được đánh giá cao sẽ được treo ở góc trang

trọng của lớp suốt tuần.

- GV nhận xét chung cả lớp.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- 3HS đọc nối tiếp.

+ Váy được làm bằng giấy thay cho vải, đính các hạt ngô thay cho các hạt cườm nên dễ làm và tiết kiệm.

+ Có thể vá đường những đoạn đường bị hỏng.

+ Cây bút rất đáng yêu, lại có thể phát sáng vào ban đêm khi viết.

- HS: có hai yêu cầu:

+ Viết đoạn văn miêu tả đồ vật thể hiện ý tưởng sáng tạo.

+ Có hình cắt, dán hoặc vẽ thể hiện ý tưởng đó đi kèm.

+ Đồ vật miêu tả có thể là đồ dùng học tập, đồ chơi, đồ dùng ở nhà, ... nhưng thuận tiện hơn cái mà em đang có.

+ HS suy nghĩ tìm ý tưởng.

+1 vài HS nói nhanh ý tưởng mình đã suy nghĩ và lựa chọn trước ở nhà:VD: Em có ý tưởng làm một ngôi nhà thông minh có đèn,quạt tự bật, tắt. / Em có ý tưởng về một ngôi nhà biết sưởi ấm con người vào mùa đông, làm con người mát mẻ vào mùa hè,...

- HS thực hiện.

- HS thực hiện trên giấy A4( hoặc VBT)

- HS lên trình bày bài của mình.

- HS nhận xét, trao đổi, góp ý.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV trình chiếu giới thiệu một số ý tưởng sáng tạo hay.

+ Em thấy tiết học có gì bổ ích, thú vị; có điều

gì cần rút kinh nghiệm?

+ Những ý tưởng sáng tạo luôn rất cần thiết cho sự phát triển của nhân loại. Em sẽ làm gì để phát huy?

- Nhận xét, tuyên dương

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS hoàn thành tốt BT. Nhắc HS thực hiện tự đánh giá ở nhà theo bảng tự đánh giá

- HS quan sát.

+ HS trả lời.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 14

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: RÈN LUYỆN THÂN THỂ

Bài 1: CÙNG VUI CHƠI (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (đẹp lắm, nắng vàng, khắp nơi, bóng lá, bay lên, lộn xuống, ...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Học sinh chơi đá cầu trên sân trường; chơi thể thao cho khoẻ; chơi vui, học càng vui.

- Mở rộng vốn từ: từ ngữ chỉ hoạt động( tìm từ ngữ chỉ hoạt động; đặt câu)

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui vẻ, thoải mái của các bạn HS khi đang chơi đá cầu.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. Biết giải nghĩa từ bằng từ có nghĩa giống nhau, biết đặt câu với từ chỉ hoạt động.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm, cùng bạn thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết chia sẻ hoà đồng với các bạn khi chơi thể thao hoặc tham gia các hoạt động tập thể khác.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu chủ điểm.

-Yêu cầu HS quan sát tranh và nói cho nhau nghe tên môn thể thao ở mỗi bức ảnh:

- Kể tên một số môn thể thao khác mà em biết?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm RÈN LUYỆN THÂN THỂ.

-HS nói tên môn thể thao:

1. Đua ngựa

2. Đua xe đạp

3. Bắn súng

4. Bóng rổ

5. Bóng chuyền

6. Nhảy cao

+ HS kể: bóng đá, cờ vua, bóng bàn, bóng ném, chạy vượt rào, đua xe đạp, nhảy ba bước,...

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ viết sai (đẹp lắm, nắng vàng, khắp nơi, bóng lá, bay lên, lộn xuống, ...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Học sinh chơi đá cầu trên sân trường; chơi thể thao cho khoẻ; chơi vui, học càng vui.

- Mở rộng vốn từ: từ ngữ chỉ hoạt động( tìm từ ngữ chỉ hoạt động; đặt câu)

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui vẻ, thoải mái của các bạn HS khi đang chơi đá cầu.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (4 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến ta cùng chơi.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến quanh quanh.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến xuống đất.

+ Khổ 4: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- Luyện đọc từ khó: đẹp lắm, nắng vàng, khắp nơi, bóng lá, bay lên, lộn xuống,…

- Luyện đọc từng dòng thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp bài, mỗi HS đọc 2 dòng thơ

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

Chú ý ngắt nghỉ đúng khổ thơ:

Ngày đẹp lắm / bạn ơi /

Nắng vàng trải khắp nơi /

Chim ca trong bóng lá /

Ra sân / ta cùng chơi. //

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Các bạn nhỏ chơi đá cầu trong quang cảnh như thế nào?

+ Câu 2: Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn như thế nào?

+ Vì sao quả cầu giấy “ đi từng vòng quanh quanh” ?

+ Câu 3: Những câu thơ nào cho thấy các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo?

+ Em hiểu “tinh mắt” , “dẻo chân” nghĩa là gì?

+ Câu 4: Em hiểu “Chơi vui học càng vui.” có nghĩa là gì?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV chốt: Khi đến trường, các HS không chỉ học tập, mà còn vui chơi cùng nhau, luyện tập thể thao cùng nhau. Thông qua các trò chơi, các môn thể thao, các HS được rèn luyện sức khoẻ, đoàn kết, thân ái với nhau hơn, thêm yêu thích trường lớp và học tập tốt hơn.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ chơi đá cầu trên sân trường, thời tiết đẹp, nắng vàng khắp nơi, chim hót trong bóng lá.

+ Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay qua lại trên chân những người chơi, bay lên lộn xuống, đi từng vòng quanh quanh, nhìn rất vui mắt.

+ Vì những người chơi chuyền quả cầu giấy qua lại với nhau, quả cầu sẽ được di chuyển từ người này sang người khác tạo thành một vòng quanh.

+ Những câu thơ sau: “Anh nhìn cho tinh mắt. Tôi đá thật dẻo chân. Cho cầu bay trên sân. Đừng để rơi xuống đất.”

+ “Tinh mắt” nghĩa là phải nhìn rõ hướng bay của quả cầu; “dẻo chân” nghĩa là phải đưa chân thật nhanh và chính xác để đỡ và đá được quả cầu đi tiếp, không cho nó rơi xuống đất.

+ “Chơi vui học càng vui.” có nghĩa là: Các trò chơi giúp học sinh học tập tốt hơn, vui hơn/ Chơi vui, khoẻ người thì học sẽ tốt hơn, …

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Mở rộng vốn từ về thể thao.

+ Biết vận dụng để đặt câu chỉ hoạt động.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Tìm thêm tên các trò chơi và hoạt động thể thao có thể ghép với những từ sau:

a) Chơi:chơi cờ,..

b) Đánh:đánh cầu lông,…

c) Đấu:đấu võ,…

d) Đua:đua thuyền,…

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 4

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Đặt câu nói về một hoạt động vui chơi (thể thao) của em.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài + câu mẫu.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu:

+ Em đá bóng cùng các bạn vào cuối tuần.

+ Em chơi bịt mắt bắt dê cùng các bạn trong lớp vào giờ ra chơi.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4 theo hình thức khăn trải bàn: Mỗi HS sẽ viết các từ thích hợp vào tờ giấy. HS luân phiên quay vòng để viết tiếp các từ còn lại.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Chơi: chơi bóng, chơi ô ăn quan, chơi bịt mắt bắt dê,...

+ Đánh: đánh khăng, đánh bóng bàn,...

+ Đấu: đấu kiếm, đấu vật,...

+ Đua: đua xe đạp, đua ngựa, đua voi, đua mô-tô, đua xe lăn, ...

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài + mẫu.

- HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu về một hoạt động vui chơi (thể thao) của em.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát tranh 1 số hoạt động trong giờ ra chơi.

+ Các bạn trong tranh chơi những trò chơi gì?

+ Những trò chơi nào dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác?

- Nhắc nhở các em không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau,... Đồng thời cần lựa chọn địa điểm chơi an toàn.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát tranh.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: MĂNG NON

Bài 08: ÔN CHỮ VIẾT HOA: L (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Ôn luyện cách viết chữ hoa L cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.

- Viết tên riêng: Lê Quý Đôn.

- Viết câu ứng dụng Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi/ Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu câu thơ ca ngợi một số sản vật thủ công của nước ta.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu đất nước, yêu các sản phẩm của địa phương.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Xì điện” để khởi động bài học: Tìm thêm tên các trò chơi và hoạt động thể thao có thể ghép với những từ: bóng, nhảy.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Bóng: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng nước, bóng bàn; bóng bầu dục, bóng hơi; bóng ném; ...

+ Nhảy : nhảy cao, nhảy xa, nhảy dây, nhảy dù, nhảy sào, nhảy cầu, nhảy cừu ; nhảy ngựa ; ...

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa L cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua bài tập ứng dụng.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con.

a) Luyện viết chữ hoa.

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa L

+ Chữ hoa L cao mấy li?

+ Chữ hoa L được viết bởi mấy nét?

- Cấu tạo chữ hoa L là kết hợp của 3 nét cơ bản cong dưới lượn dọc và lượn ngang nối liền nhau tạo vòng xoắn to ở đầu chữ (gần giống phần đầu các hoa C, G) và vòng xoắn nhỏ ở chân chữ (giống chân chữ D).

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

b) Luyện viết câu ứng dụng.

* Viết tên riêng: Lê Quý Đôn

- GV giới thiệu: Lê Quý Đôn( 1726-1784) là một nhà bác học nổi tiếng của Việt Nam thời xưa. Ông quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, sau đỗ đạt cao, viết rất nhiều sách quý.

- GV mời HS luyện viết tên riêng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai.

* Viết câu ứng dụng: Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi/ Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh.

- GV mời HS nêu ý nghĩa của câu thơ trên.

- GV nhận xét bổ sung: Câu thơ ca ngợi một số sản vật thủ công của nước ta ( lụa dệt ở tỉnh Nam Định, lược bán ở phố Hàng Đào, Hà Nội).

- GV mời HS luyện viết: Lụa, Lược vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai

- HS quan sát lần 1 qua video.

- Chữ hoa L cao 2 ô li rưỡi.

- Chữ hoa L được viết bởi 1 nét.

- HS quan sát lần 2.

- HS viết vào bảng con chữ hoa L.

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng trên bảng con: Lê Quý Đôn.

- HS trả lời theo hiểu biết.

- HS viết vào bảng con: Lụa, Lược.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết chữ hoa L cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ trong vở luyện viết 3.

+ Viết tên riêng: Lê Quý Đôn và câu ứng dụng “Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi/ Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh.” trong vở luyện viết 3.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS mở vở luyện viết 3 để viết các nội dung:

+ Luyện viết chữ L.

+ Luyện viết tên riêng: Lê Quý Đôn

+ Luyện viết câu ứng dụng:

Lụa Nam Định đẹp tươi mát rượi

Lược Hàng Đào chải mái tóc xanh.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ.

- Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS mở vở luyện viết 3 để thực hành.

- HS luyện viết theo hướng dẫn của GV

- Nộp bài

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

TRAO ĐỔI: EM THÍCH THỂ THAO (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Dựa vào tranh minh hoạ và các từ ngữ gợi ý, tìm được tên các môn thể thao trong ô chữ.

- Biết trao đổi cùng bạn về môn thể thao mà mình hoặc bạn thích.

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với các môn thể thao và việc tập luyện thể thao

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, giải được ô chữ theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về môn thể thao mà mình hoặc bạn thích.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong bài học kể chuyện.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. Chăm chỉ tập luyện để có sức khoẻ tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- Lớp chơi trò chơi: “ Gọi thuyền

- TBHT điều hành- Nội dung chơi T/C:

+ Từ ngữ về các môn thể thao

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Học sinh tham gia chơi.

- HS dưới lớp theo dõi nhận xét

- Lắng nghe

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Dựa vào tranh minh hoạ và các từ ngữ gợi ý, tìm được tên các môn thể thao trong ô chữ.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Giới thiệu ô chữ.

- GV giới thiệu ô chữ, hướng dẫn HS cách giải ô chữ: Ô chữ viết tên 14 trò chơi và môn thể thao. Các em cần tìm tên các trò chơi và môn thể thao đó.

B

Ơ

I

Đ

Á

B

Ó

N

G

B

Q

Á

Đ

Á

C

U

B

Ó

X

N

H

Y

D

Â

Y

Ó

N

C

H

Ơ

I

B

I

N

G

E

K

K

É

O

C

O

G

R

N

H

Đ

H

À

N

G

B

Đ

Ă

C

H

Y

À

N

N

É

M

C

Ò

N

N

B

G

O

N

N

V

T

T

R

N

T

Ì

M

2.2. Giải ô chữ.

- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm 4

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV cho HS quan sát hình để HS hiểu: chơi bi, ném còn, bóng bàn, bóng rổ, đánh khăng.

- HS quan sát ô chữ, tranh minh hoạ và lắng nghe GV hướng dẫn.

- HS làm việc nhóm 4 trao đổi, thảo luận tìm ra tên 14 trò chơi và môn thể thao

- Đại diện nhóm trình bày:

+Hàng ngang: 1.Bơi; 2.Đá bóng; 3.Đá cầu; 4.Nhảy dây; 5.Chơi bi; 6.Kéo co; 7.Đồ hàng; 8.Chạy; 9.Ném còn; 10.Vật; 11.Trốn tìm.

+Hàng dọc: 12.Bóng bàn; 13.Bóng rổ; 14.Đánh khăng

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+Biết trao đổi cùng bạn về môn thể thao mà mình hoặc bạn thích.

+ Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích với các môn thể thao và việc tập luyện thể thao

- Cách tiến hành:

3.1 Kể cho các bạn nghe về môn thể thao mà em thích.

-GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý

Gợi ý: +Đó là môn thể thao gì?

+ Có bao nhiêu người tham gia chơi?

+ Người chơi có cần dụng cụ gì không?

+ Cách thức chơi thế nào?

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.

- Mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp về những điều đã trao đổi với bạn trong nhóm.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

-HS đọc yêu cầu bài và gợi ý

- HS tự chuẩn bị nói về môn thể thao mà mình thích sau đó kể trong nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs xem lời kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện.

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: RÈN LUYỆN THÂN THỂ

Bài 02: LỜI KÊU GỌI TOÀN DÂN TẬP THỂ DỤC (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài,. Phát ấm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (tức là, cả nước, nên làm,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bác Hồ kêu gọi toàn dân tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ, xây dựng đất nước.

- Nhận biết được câu khiến.

- Tìm được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu nội dung và ý nghĩa câu Dân cường thì nước thịnh.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc. Có ý thức rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS xoay các khớp cổ tay, cổ chân, tay, vai, lườn, bụng theo nhịp bài hát “Tập thể dục buổi sáng”

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài,. Phát ấm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (tức là, cả nước, nên làm,...)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài. Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

+ Hiểu ý nghĩa của bài: Bác Hồ kêu gọi toàn dân tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ, xây dựng đất nước.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng rành mạch, rứt khoát. Nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tầm quan trọng của sức khỏe, bổn phận phải bồi bổ sức khỏe của mỗi người dân yêu nước.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến cả nước khoẻ mạnh.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến như vậy là sức khoẻ.

+ Đoạn 3: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: tức là, cả nước, nên làm, lưu thông,…

- Luyện đọc câu: Mỗi một người dân yếu ớt/ tức là cả nước yếu ớt,/ mỗi một người dân khỏe mạnh/ tức là cả nước khỏe mạnh.//

Vậy nên/ luyện tập thể dục, / bồi bổ sức khoẻ/ là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. //

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

-Đặt câu với từ “bồi bổ”

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Để góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ, mỗi người dân nên làm gì?

+ Câu 2: Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì có lợi ích gì?

+ Câu 3: Em hiểu “Dân cường thì nước thịnh.” có nghĩa là gì?

+ Câu 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn điều gì?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục là lời kêu gọi giàu sức thuyết phục của Bác Hồ.Từ đó, toàn dân có ý thức luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ.

+ Em sẽ làm gì sau khi học xong bài này?

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS tìm hiểu từ mới SGK

+ Bố mẹ em rất chăm lo bồi bổ

sức khỏe cho ông bà.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Để góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ, mỗi người dân nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khoẻ.

+ Nếu mỗi người ngày nào cũng tập thể dục thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ; làm được như vậy thì mỗi người đều mạnh khoẻ, đất nước mạnh khoẻ.

+ Dân cường thì nước thịnh có nghĩa là: mỗi người dân mạnh khoẻ thì đất nước giàu mạnh, phát triển.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn đồng bào ai cũng gắng tập thể dục.

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

+ Em sẽ siêng năng luyện tập thể dục/ Từ nay hàng ngày em sẽ tập thể dục …/ Em sẽ luyện tập để có cơ thể khoẻ mạnh.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được câu khiến.

+ Tìm được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1

-GV giải thích thêm: Câu khiến được dùng để đề nghị hoặc yêu cầu; câu cảm được dùng để khen, chê hoặc thể hiện cảm xúc; câu hỏi được dùng để hỏi.

- GV yêu cầu HS làm VBT-> chia sẻ với bạn cùng bàn.

- GV đọc từng ý kiến, HS giơ thẻ xanh/ đỏ bày tỏ quan điểm của mình

1. Câu “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục.” thuộc kiểu câu nào dưới đây? Chọn ý đúng

a) Câu khiến (để nêu đề nghị).

b) Câu cảm (để bày tỏ cảm xúc).

c) Câu hỏi (để hỏi).

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau:

A B

1) thất bại

a) mạnh khoẻ

2) yếu ớt

b) khó khăn

3) thuận lợi

c) thành công

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và các ý a, b, c.

- GV yêu cầu HS làm VBT.

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ,làm VBT-> chia sẻ với bạn

-HS giơ thẻ: đồng ý giơ thẻ xanh, không đồng ý giơ thẻ đỏ.

+ Đáp án: Câu “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục.” là một lời đề nghị (câu khiến)

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài và các ý.

- HS làm VBT

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình:

1 🡪 c; 2 🡪a; 3 🡪 b

- HS khác nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS chơi trò chơi Ô chữ kì diệu để tìm từ có nghĩa trái ngược với các từ đã cho: chăm chỉ, chậm, cao.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS tham gia chơi trò chơi

+ Chăm chỉ/ Lười biếng

+ Chậm/ Nhanh

+ Cao/ Thấp

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: RÈN LUYỆN THÂN THỂ

LÀM ĐƠN THAM GIA CÂU LẠC BỘ THỂ THAO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Điền được từ ngữ (thông tin) phù hợp, hoàn thành bản đăng kí tham gia câu lạc bộ thể thao.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập; biết lựa chọn thông tin để viết đơn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết vận dụng những điều đã học để viết đơn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về chủ đề câu lạc bộ thể thao với bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Tham gia tích cực công việc trường, lớp vừa sức với bản thân.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức nghe hát : “ Cô dạy em bài thể dục buổi sáng”để khởi động bài học.

- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nêu được các thông tin về một câu lạc bộ thể thao.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị.

Nói về một câu lạc bộ thể thao mà em biết

- GV mời HS đọc yêu cầu BT1.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý

- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 2 trao đổi với nhau:

- GV mời 2-3 HS đóng vai phóng viên để phỏng vấn một số bạn theo yêu cầu BT1.

-GV mời đại diện một vài nhóm kể về câu lạc bộ thể thao mà mình thích.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát, đọc gợi ý

- HS thảo luận nhóm 2.

-HS đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Điền được từ ngữ (thông tin) phù hợp, hoàn thành bản đăng kí tham gia câu lạc bộ thể thao.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoàn thành bản đăng kí tham gia câu lạc bộ thể thao.

- GV mời HS đọc đề bài BT2 và mẫu đăng kí.

- GV mời HS làm vào VBT.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

3.2. Giới thiệu sản phẩm.

- GV mời một số HS đọc đơn của mình.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét cùng cả lớp.

-HS đọc đề bài và mẫu đăng kí

- HS làm VBT.

- 1-3 HS đọc đơn của mình trước lớp

- Các HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV chấm bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem ảnh một số hoạt động của các câu lạc bộ của trường.

+ Khuyến khích HS tham gia các câu lạc bộ, tham gia các hoạt động trường, lớp.

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS quan sát.

- Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 15

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

Bài đọc 3 : TRONG NẮNG CHIỀU (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai: ruộng làng, ngồi lên, bắt lỗi, gió lốc, Pê-lê,

no cỏ, giữa sân.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài thơ : ( gôn, trọng tài, phản công , pê – lê, thủ môn )

- Hiểu nội dung bài thơ: Miêu tả cảnh các bạn nhỏ nông thôn chơi thể thao trên đồng ruộng. Cảm nhận được niềm vui của các bạn nhỏ và vẻ đẹp của nông thôn thanh bình.

- Ôn luyện về câu khiến: Tìm được câu khiến; đặt được câu khiến.

- Phát triển năng lực văn học

+ Hiểu và biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui thích của bạn nhỏ khi được chơi bóng giữa đồng

quê thanh bình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu quê hương qua bài thơ.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

? Giờ đọc trước các con học bài gì

? Tập thể dục có lợi gì cho sức khỏe

? Để rèn luyện sức khỏe Các em thường chơi trò chơi hoặc môn thể thao gì? Chơi ở đâu?

GV đưa tranh

Quan sát tranh và cho biết các bạn nhỏ đang làm gì? Ở đâu?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS trả lời

- HS quan sát tranh,

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy bài thơ. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai: ruộng làng, ngồi lên, bắt lỗi, gió lốc, Pê-lê,

no cỏ, giữa sân,

- Ngắt nghỉ hơi đúng ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài thơ : ( gôn, trọng tài, phản công , pê – lê, thủ môn )

- Phát triển năng lực văn học

+ Hiểu và biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui thích của bạn nhỏ khi được chơi bóng giữa đồng

quê thanh bình.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (5 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến ngồi lên rơm.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến tấm lưng trần.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến “ Sút! Sút đi”.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến cười hê hê.

+ Khổ 5: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: ruộng làng, ngồi lên, bắt lỗi, gió lốc, Pê-lê,no cỏ, giữa sân,

- Luyện đọc câu:

Trọng tài đứng giữa sân/

Bụm tay làm còi thổi/

Cuồng nhiệt quên bắt lỗi/

Reo ầm : “ Sút! Sút đi!”.//

Đợt phản công gió lốc

Cú đá xoáy Pê – lê

Thủ môn mồm méo xệch

Đôi bạn cười hê hê

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1 Sân bóng của các bạn nhỏ có gì đặc biệt??

+ Câu 2: Những chi tiết nào cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi?

+ Câu 3: Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê?

+ Câu 4: Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh nào??

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Miêu tả cảnh các bạn nhỏ nông thôn chơi thể thao trên đồng ruộng. Cảm nhận được niềm vui của các bạn nhỏ và vẻ đẹp của nông thôn thanh bình.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Sân chơi của các bạn nhỏ là ruộng

làng vừa gặt xong. Sân bóng không có cỏ mà có rơm vàng óng. Khán giả ngồi lênrơm để cổ vũ. Mũ đặt vào cọc gôn.

+ Các “cầu thủ” cởi trần đá bóng. “Trọng tài” bụm tay làm còi thổi, cổ vũ các bạn cuồng nhiệt như khán giả, quên cả bắt lỗi. Các “cầu thủ” phản công nhanh như gió lốc, đá xoáy ghi bàn,

cười rất vui vẻ.

+ Tác giả so sánh đợt phản công của đội bóng nhanh như cơn gió lốc; Cầu thủ có cú đá xoáy rất kĩ thuật, giống như cầu thủ đá bóng nổi tiếng thế giới Pê-lê..

+ Đàn cò sà ngọn tre / Trong ráng chiều rực đỏ / Những chú bỏ no cỏ / Đợi “cầu thủ”dắt về

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện về câu khiến: Tìm được câu khiến; đặt được câu khiến..

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Tìm một câu khiến trong bài thơ

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Đặt một câu khiến.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân:

b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình:

c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương, gợi ý một số câu:

+ Em cổ vũ cho bạn bằng cách nào?

+ Em gọi bạn như thế nào để bạn chuyền bóng cho mình?

+ Em cần nhắc nhở bạn điều gì?

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

- Câu khiến trong bài: Sút! Sút đi!

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu khiến

+ Cố lên!

- Sút đi!

+ Cậu chuyền bóng cho tớ đi!

- Chuyền cho tới

+ Cậu đừng bỏ trống khung thành nhé!

- Đừng đứng lên cao như thế!

- Đứng lùi xuống!

- Hãy giữ chặt khung thành!

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video trận đấu bóng của các bạn chơi bóng đá ở sân cỏ ở thành phố

+ GV nêu câu hỏi trong trận đấu bóng của các bạn thành phố có gì khác so với trận đấu của các bạn trong bài thơ

+ Đá bóng là môn thể thao mà các con rất thích chơi, nhất là các bạn nam nhưng các con phải chơi ở đâu? Không được chơi ở đâu?

- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,...

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

CHÍNH TẢ

Nghe – viết: CÙNG VUI CHƠI

Phân biệt oăn/ăn; oeo/eo; ch/tr; t/ch

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Nghe – viết đúng chính tả 3 khổ thơ đầu của bài thơ Cùng vui chơi.

+ Làm đúng BT điền chữ ghi các vần oăn / ăn, oặt / ăt, oeo / eo, các phụ âm đầu ch / tr hoặc các vần it / ich.

- Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập: nghe – viết, chọn BT chính tả phù hợp với YC khắc phục lỗi của bản thân, biết sửa lỗi chính tả,...

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ. Góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên qua nội dung các BT chính tả.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Con hãy tìm những từ có vần uêu / êu?

+ Câu 2: Con hãy tìm những từ có vần uyu/iu?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ tiếng kêu, nguêu ngào, mếu máo, thều thào

+ khuỷu tay, ngượng nghịu....

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Nghe – viết đúng chính tả 3 khổ thơ đầu của bài thơ Cùng vui chơi.

+ Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động Nghe – viết

a) Vchuaanr bị.

- GV nêu nhiệm vụ và đọc mẫu 3 khổ thơ đầu bài thơ Cùng vui chơi.

- Bài viết của chúng ta là bài thơ nên khi viết ta cần lưu ý gì?

- GV nhận xét chốt lại.

b) Viết bài.

- Gv đọc bài

- GV đọc bài cho học soát bài

- GV chấm một số bài, nhận xét - GV chiếu 5 – 7 bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày

-Cả lớp đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ, viết nháp những từ ngữ các em dễ viết sai chính tả.

- Viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ.

- Tên bài có 3 tiếng, nên viết cách lề 5 ô vuông lớn; mỗi dòng thơ có 5 tiếng, nên viết cách lề 4 ô vuông lớn;

- Viết hết 1 khổ thơ (4 dòng), có thể để cách 1 dòng cho đẹp.

- HS lắng nghe, viết bài.

- HS soát bài

- HS quan sát nhận xét.

- HS viết vào bảng con chữ hoa A, Ă, Â.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Làm đúng BT điền chữ ghi các vần oăn / ăn, oặt / ăt, oeo / eo, các phụ âm đầu ch / tr hoặc các vần it / ich.

- Cách tiến hành:

*Bài 2 : Chọn vần phù hợp với ô trống

Trò chơi “ Tiếp sức”

Gv viết lên bảng lớp mỗi ý 2 lần

a.Vần oăn hay ăn

b.Vần oăt hay ăt

c. Vần oeo hay vần eo

Bài 3:Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống:

  • GV yêu cầu học sinh làm vở
  • GV nhận xét chốt:

a.Trái hồng, treo đèn, trên cây, chim, chín

b.tít, chích chòe,ríu rít, tôi thích

-Đại diện nhóm nêu lại nhiệm vụ

-Các nhóm cử đại diện lên chơi- nhóm nào nhanh nhóm đó thắng

-Đáp án: băn khoăn, cái khăn, ngoằn ngoèo, ngăn cản

-Đáp án: thắt nút, thoăn thoắt, loắt choắt, chỗ ngoặt, xanh ngắt.

-Đáp án: giàu nghèo, ngoằn ngoèo, ngọeo cổ, khéo léo, khoeo chân.

-HS nêu yêu cầu bài

-HS làm bài – nêu bài làm

- HS khác nhận xét

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Tìm nhanh những tiếng có văn oăn/oăt/oeo.

+ Tìm nhanh những từ có văn it/ich.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS thi tìm.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

LUYỆN NÓI VÀ NGHE

TRAO ĐỔI: EM ĐỌC SÁCH BÁO

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Nhớ nội dung, kể hoặc đọc lại được câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc ở nhà về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao).

+ Lắng nghe bạn kể (đọc), biết nhận xét, đánh giá lời kể (giọng đọc) của bạn.

+ Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện (bài thơ, bài văn).

-Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết kể chuyện (đọc bài thơ, bài văn),lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi cùng các bạn một cách chủ động, tự nhiên, tự tin; nhìn vào mắt người cùng trò chuyện .

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu thể thao.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu. Có thói quen tự đọc sách.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video kể chuyện về một tấm gương luyện tập thể thao.

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

2. Luyện tập.

- Mục tiêu:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Nhớ nội dung, kể hoặc đọc lại được câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc ở nhà về một vận động viên (hoặc một người yêu thể thao).

+ Lắng nghe bạn kể (đọc), biết nhận xét, đánh giá lời kể (giọng đọc) của bạn.

+ Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện (bài thơ, bài văn).

-Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

- Cách tiến hành:

2.1 Kể chuyện (đọc bài thơ, bài văn) và trao đổi

* Bài 1:

- GV gọi hs kể chuyện hoặc đọc bài thơ, bài văn nói về vận động viên hoặc một người yêu thể thao mà con biết

- GV hỏi sau khi mỗi hs kể xong :Câu chuyện , bài thơ, bài văn con kể nói về vận động viên hay về người yêu thể thao?

- GV giới thiệu câu chuyện in trong SGK: Không chịu đầu hàng. Đây là chuyện về tấm gương rèn luyện của một vận động viên nổi tiếng. Các con có thể đọc và kể lại câu chuyện này.

2.2. Kể chuyện (dọc bài thơ, bài văn) và trao đổi trong nhóm

-GV theo dõi, giúp đỡ HS trao đổi; khuyến khích các em trao đổi về câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện,

2.3. Kể chuyện (dọc bài thơ, bài văn) và trao đổi trước lớp.

- GV mời một số HS kể (đọc) trước lớp.

Sau mỗi câu chuyện (bài thơ, bài văn), GV mời HS trong lớp đặt CH nếu


+ Năm lên 7, cậu bé Glin gặp tai nạn gì?

+Các bác sĩ nói thế nào?

+Glin đã rèn luyện và thành công như thế nào?

+ Theo em, vì sao câu chuyện này được đặt tên là Không chịu đầu hàng?

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- 1HS nêu yêu cầu bài

- HS kể trước lớp

  • Hs trả lời

-HS trao đổi trong nhóm đội (để bảo đảm HS nào cũng được nói), Những HS chưa chuẩn bị được câu chuyện (bài thơ, bài văn) để kể (đọc) có thể tự đọc và kể lại câu chuyện in trong SGK.

-HS có thể kể câu chuyện trong sách hoặc câu chuyện mình chuẩn bị.

- Hs tự nêu câu hỏi cho bạn trả lời

? Bạn thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện ( bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?

? Câu chuyện ( bài thơ, bài văn nói lên điều gì?

-Năm lên 7, cậu bé Glin gặp tai nạn bỏng cả hai chân.

- Các bác sĩ nói: Cậu phải ngồi xe lăn suốt đời, không đi lại được

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho Hs xem video một câu chuyện kể tấm gương vận động viên vượt lên bẹnh tật

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

BÀI ĐỌC 4

NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG

(2 tiết).

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ

viết sai: ma ra tông, diễn ra, nín thở, reo hò, ruy băng, động lực, ...

+ Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu. Đọc các câu khiến, câu cảm với giọng phù hợp.

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong câu chuyện: ma ra tông, tăng tốc, chật vật, phấn khích.

+ Trả lời được các CH về nội dung câu chuyện.

+ Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Có ý chí, có quyết tâm thì sẽ thành công.

+ Nhận biết các câu khiến trong bài đọc.

+ Hiểu được các hình ảnh so sánh trong bài đọc.

-Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích, khâm phục sự nỗ lực của nhân vật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu thể thao.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, chăm luyện tập thể thao trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

? Giờ đọc trước cô dạy bài gì.

? Nêu nội dung bài

? Chơi thể thao có lợi gì

-GV đưa tranh

  • Tranh vẽ gì ?

GV chốt lại dẫn dắt sang bài học

-Trong nắng chiều

Miêu tả cảnh các bạn nhỏ nông thôn chơi thể thao trên đồng ruộng.

-HS quan sát

  • Hs trả lời

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ

viết sai: ma ra tông, diễn ra, nin thở, reo hò, ruy băng, động lực, ...

+ Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu. Đọc các câu khiến, câu cảm với giọng phù hợp.

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong câu chuyện: ma ra tông, tăng tốc, chật vật, phấn khích.

+ Trả lời được các CH về nội dung câu chuyện.

+ Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Có ý chí, có quyết tâm thì sẽ thành công.

-Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích, khâm phục sự nỗ lực của nhân vật.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoan

+ Đoạn 1: Từ đầu đến người lái xe.

+ Đoạn 2: Từ đoàn người đến cuối cùng.

+ Đoạn 3: Từ Vạch đến như đôi cánh,

+ Đoạn 4 còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: ma ra tông, diễn ra, nín thở, reo hò, ruy băng, động lực,…

- Luyện đọc câu:

Tôi vừa sờ sợ,/vừa phấn khích,/vừa ngưỡng mộ dõi theo chị đang kiên trì/ và quả quyết vượt qua những mét cuối cùng. //

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nhân vật “tôi” làm nhiệm vụ gì trong cuộc thi ma ra tông?

+ Câu 2: Người chạy cuối cùng có gì đặc biệt?

+ Câu 3: Tìm trong bài những chi tiết miêu tả cảm xúc của nhân vật “tôi” khi dõi theo

người chạy cuối cùng.?

+ Câu 4: Vì sao hình ảnh người chạy cuối cùng có thể tiếp thêm động lực cho nhân vật “tôi” mỗi lúc gặp khó khăn?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Có ý chí, có quyết tâm công việc dù khó đến mấy cũng sẽ thành công.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

- Nhân vật “tôi”làm nhiệm vụ ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi ai đó cần được chăm sóc y tế.

-Đó là một phụ nữ bị tật ở chân, di chuyển rất khó khăn.

-Nhìn chị chật vật nhích từng bước một, mặt đỏ bừng như lửa mà tôi nín thở, rồi tự dưng reo hò: “Cổ lên! Cổ lên!”. Tôi vừa sờ sợ, vừa phẩn khích, vừa ngưỡng mộ dõi theo chị....

- Vì đối với “tôi”, người phụ nữ khuyết tật ấy là gương , sáng về nghị lực và quyết tâm vượt qua khó khăn.

- Vì “tôi” được truyền cảm hứng tử quyết tâm chiến thắng bệnh tật của người chạy cuối cùng.

- Vì khi nghĩ đến hình ảnh người chạy cuối cùng, “tôi” cảm thấy khó khăn của mình rất nhỏ béso với những khó khăn mà người phụ nữ đó đã trải qua nên có thêm dũng cảm để khắc phục khó khăn.

-HS nêu

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các câu khiến trong bài đọc.

+ Hiểu được các hình ảnh so sánh trong bài đọc.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

*Bài 1: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu dưới đây. Chúng được so sánh về đặc điểm gì? ( HS làm việc độc lập)

a)Mặt chị đỏ bừng như lửa.

b)Sợi duy băng phấp phới như đôi cánh.

- GV mời hs khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

*Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

-GV chốt đưa đáp án:

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

a) Mặt chị

đỏ bừng

như

lửa

b) Sợi ruy băng

phấp phới

như

đôi cánh

- GV nhận xét tuyên dương

*Bài 3: Tìm câu khiến trong bài đọc

-GV gọi hs nêu bài làm

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở ô ly.

- 1HS lên bảng làm bảng lớp

- Mặt chị được so sánh với lửa về màu sắc của da mặt (lửa có màu “đỏ”).

- Hình ảnh sợi ruy băng bay trong gió được so sánh với đôi cánh chim mở rộng và bay lượn trên trời

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS VBT – 1 HS lên bảng làm

-HS khác nhận xét

-1HS nêu yêu cầu bài

-HS đọc thầm bài tìm trong bài

- Anh lái xe chầm chậm thôi nhé!

- Cố lên! Cố lên!

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video một số trận thể thao có người khuyết tật tham gia

+ GV hỏi sau khi học sinh xem video

? Quan sát trận đấu em yêu thích VĐV nào

? Em học tập ở vận động viên điều gì

- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,...

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

GÓC SÁNG TẠO

BẢN TIN THỂ THAO

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ HS biết viết một đoạn văn (7 – 8 câu) về một hoạt động thể thao ở trường hoặc một buổi thi đấu thể thao.

+ Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Có thể trang trí bài viết: gắn kèm ảnh hoạt động thể thao hay buổi thi đấu thể thao (do HS sưu tầm) vào bài viết, vẽ, tô màu,...

-Phát triển năng lực văn học: Biết chọn một số thông tin nổi bật để viết; viết có cảm xúc.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết văn của bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

GV trả bài viết HS đã làm tuần trước: Đăng kí tham gia câu lạc bộ thể thao. Biểu dương những câu văn, đoạn văn hay. Nêu những điều HS cần rút kinh nghiệm

- GV tổ chức nghe, xem và hát múa theo video bài : Dậy sớm

- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát

- HS lắng nghe bài hát – múa theo bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ HS biết chọn 1 trong 2 đề . đây là bản tin là một bài văn hoặc đoạn văn ngắn nêu thông tin về một sự kiện trong đời sống hằng ngày.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: GV cho hs chọn 1 trong 2 đề

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

– GV giới thiệu tóm tắt khái niệm bản tin: Bản tin là một bài văn hoặc đoạn văn ngắn nêu thông tin về một sự kiện trong đời sống hằng ngày. Đầu năm học, các em đã đọc bài Lễ chào cờ đặc biệt. Đó là một bản tin nhưng là một bản tin dài. BT này chỉ YC các em viết một đoạn văn thôi.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý và ghi nhớ các bước ( Gồm 5 bước)

− GV giải thích các từ ngữ và nội dung của các bước trong sơ đồ để HS nắm rõ cách viết bản tin.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát, đọc gợi ý 5 hs đọc lần lượt 5 bước trong sơ đồ viết bản tín; cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ HS biết viết một đoạn văn (7 – 8 câu) về một hoạt động thể thao ở trường hoặc một buổi thi đấu thể thao.

+ Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Có thể trang trí bài viết: gắn kèm ảnh hoạt động thể thao hay buổi thi đấu thể thao (do HS sưu tầm) vào bài viết, vẽ, tô màu,...

-Phát triển năng lực văn học: Biết chọn một số thông tin nổi bật để viết; viết có cảm xúc.

- Cách tiến hành:

3.1. Viết bản tin mà em chọn

+ Bước 1 (Viết về gì?):

CH: Em muốn viết về gì?

+ Bước 2:

- Hội khoẻ Phù Đổng diễn ra khi nào? Ở đâu? Hội khoẻ Phù Đổng diễn ra ở

- Có những ai tham gia? HS toàn trường và các thầy cô giáo

+ Bước 3 (Sắp xếp ý): HS xác định các ý chính: Tên hoạt động là gì? Hoạt động diễn biến như thế nào? Em hoặc những người tham gia có cảm xúc như thế nào?

+ Bước 4 (Viết): HS viết bản tin theo dàn ý đã lập. GV lưu ý HS viết câu đúng, giữa các câu có sự nối kết.

+ Bước 5 (Hoàn chỉnh): HS đọc lại bản tin đã viết, chỉnh sửa các lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, bổ sung thêm thông tin cần thiết hoặc bớt đi các thông tin thừa.

3.2. Giới thiệu đoạn văn.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét cung cả lớp.

-HS lựa chọn nội dung chính của bản tin bằng cách trả lời

-Em muốn viết về Hội khoẻ Phù

Đổng cấp trường.

-(Tìm ý): HS trả lời các CH gợi ý để xác định thông tin về thời gian, địa điểm, người tham gia, sự hưởng ứng của mọi người đối với hoạt động thể thao / buổi thi đấu.

-Trường Tiểu học và THCS Vũ Trung , vào ngày 19 tháng 11.

- Các HS hào hứng tham gia thi đấu, còn các thầy cô nhiệt liệt cổ vũ.

-Tên hoạt động: Hội khoẻ Phù Đổng trường em.

- Diễn biến của hoạt động: Ngày 19 tháng 11, Trường Tiểu học và THCS Vũ Trung tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng. Người tham gia là HS toàn trường và các thầy cô giáo.Các HS tranh tài ở nhiều môn thể thao.Cảm xúc của mọi người: HS rất hào hứng tham gia thi đấu, còn các thầy, cô nhiệt liệt cổ vũ.

- HS viết bài vào vở ôli.

- 1-3 HS đọc bài viết của mình trước lớp

- các HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV chấm bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Tập thể dục buổi sáng”.

+ Cho HS lắng nghe bài hát.

+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS lắng nghe bài hát.

- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 16

TIẾNG VIỆT

BÀI 9: SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

BÀI ĐỌC 1 : TIẾNG ĐÀN (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vấn,

thanh mà HS dễ viết sai: vi ô lông, nốt nhạc, hắt lên, ắc sê, nước mưa, tung

lưới, lướt nhanh, sẫm màu, vũng nước,...

+ Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bải: lên dây, ác sê, dân chài
+ Trả lời được các CH về nội dung bài.

+ Hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc miêu tả vẻ đẹp của tiếng đản và cảm xúc của bạn nhỏ khi chơi đàn.

+ Nhận biết và hoàn thành các hình ảnh so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh)

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bảy tỏ sự yêu thích đối với các chi tiết hay trong câu chuyện.

+ Cảm nhận được giá trị văn học của các hình ảnh so sánh.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu âm nhạc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu chủ điểm và cùng chia sẻ với HS về chuẩn bị của các em với sáng tạo nhệ thuật.

? Kể tên một số hoạt động nghệ thuật khác

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

Qua hoạt động chia sẻ vừa rồi, chắc các em đã đoán được chủ điểm bài học ngày hôm nay. Đó là chủ điểm Sáng tạo nghệ thuật. Các em đã nói về các hoạt động nghệ thuật khác nhau, vậy thì ở trường, các em được luyện tập về những hoạt động nghệ thuật gì? Bài đọc hôm nay sẽ nói về một tiết học nghệ thuật của các em.

- HS quan sát tranh, lắng nghe ý nghĩa chủ điểm SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

Cho hs chơi trò chơi đóng vai : 1 HS phỏng vấn theo từng bức ảnh – 1 HS trả lời

Đáp án:

1. vẽ

2, diễn kịch

3, ca hát

4, đánh đàn

5, biểu diễn xiếc

6. tạc tượng

7, múa sạp

+ HS trả lời theo hiểu biết của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vấn,

thanh mà HS dễ viết sai: vi ô lông, nốt nhạc, hắt lên, ắc sê, nước mưa, tung

lưới, lướt nhanh, sẫm màu, vũng nước,...

+ Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bải: lên dây, ác sê, dân chài
+ Trả lời được các CH về nội dung bài.

+ Hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc miêu tả vẻ đẹp của tiếng đản và cảm xúc của bạn nhỏ khi chơi đàn.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn : (2 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến hết.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: : vi ô lông, nốt nhạc, hắt lên, ắc sê, nước mưa, tung lưới, lướt nhanh, sẫm màu, vũng nước,…

- Luyện đọc câu:

Tiếng đàn bay ra vườn. //Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. //Dưới đường/ lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa.//Ngoài Hồ Tây, /dân chài đang tung lưới bắt cá.// Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. // Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp. //

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 2.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 3 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Tiếng đàn của Thuy được miêu tả như thế nào?

+ Câu 2: Những hình ảnh nào thể hiện sự xúc động và niềm say mê của Thủy khi chơi

tn?

+ Câu 3: Tìm những hình ảnh thanh bình bên ngoài phòng thì trong lúc Thủy chơi đàn ?

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 2.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Những âm thanh trong trẻo

vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.

+ Vầng trán của Thuỷ hơi tái đi nhưng gò má ửng hồng, đòi mắt sẫm màu hơn, làn mi rậm cong dài khẽ rung động.

+ Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Lũ trẻ rủ nhau thả những chiếc thuyền giấy trên những vùng nước mưa. Ngoài hồ Tây, dân chài tung lưới

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết và hoàn thành các hình ảnh so sánh (so sánh âm thanh với âm thanh)

-Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bảy tỏ sự yêu thích đối với các chi tiết hay trong câu chuyện.

+ Cảm nhận được giá trị văn học của các hình ảnh so sánh.

- Cách tiến hành:

1. Tìm một hình ảnh so sánh trong bài đọc?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

-GV nhận xét chốt lại

2. Những âm thanh nào được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn sau?

? Bài yêu cầu gì

- GV mời HS trình bày bài làm.

a. Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

? Vì sao tiếng suối và tiếng dế được so sánh với nhau?

b. Tiếng dế nỉ non như một khúc nhạc đồng quê.

? Vì sao tiếng “ tiếng dế” được so sánh với “khúc nhạc đồng quê".

c. Tiếng mưa rơi trên mái tôn ầm ầm như tiếng trống gõ.

? Vì sao tiếng mưa rơi trên mái tôn” được so sánh với “tiếng trống gờ",

- GV nhận xét tuyên dương.

thăm về thời gian nghỉ hè.

3.Chọn từ ngữ phù hợp để hoàn thành các câu văn, câu thơ sau?

- GV mời HS đọc yêu càu bài

-1HS nêu yêu cầu bài

-HS đọc thầm bài, tìm câu văn

-HS báo cáo kết quả

- Khi ắc sẽ vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn thì như có phép lạ, những âm thanh trong trẻo bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng,

-Học sinh đọc toàn bài

-1HS nêu yêu cầu bài

-HS làm vở bài tập

- HS báo cáo kết quả

- “Tiếng suối” được so sánh với "tiếng hát”.

- Chúng được so sánh về âm thanh(cùng có đặc điểm “trong trẻo”),

-“Tiếng dể” được so sánh với “khúc nhạc đồng quê".

- Chúng được so sánh về âm thanh (cùng có đặc điểm “nỉ non" ),

- “Tiếng mưa rơi trên mái tôn” được so sinh với “tiếng trống gờ",

- Chủng được so sánh về âm thanh (cùng có đặc điểm "ầm ầm").

-1HS nêu yêu cầu bài

- HS làm vở bài tập

- HS báo cáo kết quả

a) tiếng mẹ

b) dòng suối

c) trăm vạn tiếng quân reo

- Mời HS trình bày.

- HS khác nhận xét.

- GV Nhận xét tuyên dương

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài đọc miêu tả vẻ đẹp của tiếng đản và cảm xúc của bạn nhỏ khi chơi đàn.

- 1 – 2 HS trình bày.

- HS khác nhận xét.

- 1-2 HS nêu nội dung bài

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Con hãy đặt một câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh ( hình ảnh với hình ảnh).

+ Con hãy đặt một câu trong đó có sử dụng biện pháp so sánh ( âm thanh với âm thanh )?

- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,...

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

BÀI VIẾT 1

ÔN CHỮ VIẾT HOA: M, N

(I tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Ôn luyện cách viết các chữ hoa M. N cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua BT ứng dụng.

+ Viết tên riêng: Mũi Né.

+ Viết câu ứng dụng: Chim khôn kêu tiếng rãnh rang Người khôn nói tiếng địu

dàng dễ nghe.

-Phát triển năng lực văn học: Hiểu câu ca dao nói về cách ứng xử trong giao tiếp; cách nói năng dịu dàng, mềm mỏng dễ gây thiện cảm trong giao tiếp và chứng tỏ người có văn hóa.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết các chữ hoa.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu sau:

+ Câu 2: Tìm những hình ảnh được so sánh với nhau trong câu sau:

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Câu 1: Tiếng ve như tiếng mẹ reo hoài chẳng nghỉ ngơi

+ Câu 2: Mặt trăng tròn như quả bóng

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết các chữ hoa M. V cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua BT ứng dụng.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Luyện viết trên bảng con.

a) Luyện viết chữ hoa.

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa M, N.

- GV mời HS nhận xét sự khác nhau, giống nhau giữa các chữ M, N.

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con.

- Nhận xét, sửa sai.

b) Luyện viết câu ứng dụng.

* Viết tên riêng: Mũi Né

- GV giới thiệu: Mũi Né là tên một địa điểm du lịch biển nổi tiếng ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam,

- GV mời HS luyện viết tên riêng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai.

* Viết câu ứng dụng:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nổi tiếng dịu dàng dễ nghe

- GV mời HS nêu ý nghĩa của câu tục ngữ trên.

- GV nhận xét bổ sung: câu ca dao nói về cách ứng xử trong giao tiếp, cách nói năng dịu dàng, mềm mỏng, dễ gây thiện cảm trong giao tiếp và chứng tỏ người có văn hóa.

- HS viết Chim, Người GV hướng dẫn HS cách nổi nét giữa chữ hoa với chữ thường và giữa các chủ thường với nhau.

- GV mời HS luyện câu ứng dụng vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa sai

- HS quan sát lần 1 qua video.

- HS quan sát, nhận xét so sánh.

- HS quan sát lần 2.

- HS viết vào bảng con chữ hoa M,N.

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng trên bảng con: Mũi Né.

- HS trả lời theo hiểu biết.

- HS viết

- HS viết câu ứng dụng vào bảng con:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nổi tiếng dịu dàng dễ nghe

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Ôn luyện cách viết các chữ hoa M. V cỡ nhỏ và chữ thường cỡ nhỏ thông qua BT ứng dụng.

+ Viết tên riêng: Mũi Né.

+ Viết câu ứng dụng: Chim khôn kêu tiếng rãnh rang Người khôn nói tiếng địu

dàng dễ nghe.. Trong vở luyện viết 3.

- Cách tiến hành:

- GV mời HS mở vở luyện viết 3 để viết các nội dung:

+ Luyện viết chữ M, N

+ Luyện viết tên riêng: Mũi Né

+ Luyện viết câu ứng dụng:

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nổi tiếng dịu dàng dễ nghe

- GV theo dõi, giúp đỡ HS hoàn thành nhiệm vụ.

- Chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS mở vở luyện viết 3 để thực hành.

- HS luyện viết theo hướng dẫn của GV

- Nộp bài

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

LUYỆN NÓI VÀ NGHE

KỂ CHUYỆN: ĐÀN CÁ HEO VÀ BÀN NHẠC

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

-Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Nghe có (thầy) kể chuyện, nhỏ nội dung của chuyện. Dựa vào tranh mình hy

và CH gợi ý, trả lời được các CH, kẻ lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyển,

biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể.

+ Hiểu nội dung câu chuyện: Âm nhạc có tác dụng kì diệu; chính âm nhạc đã cứu đoàn cá heo thoát khỏi nguy hiểm.

+ Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện

-Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Có tình cảm yêu quý ,bảo vệ loài vật hoang dã.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video kể chuyện của một HS trên khác trong lớp, trường hoặc Youtube .

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

-Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Nghe có (thầy) kể chuyện, nhỏ nội dung của chuyện. Dựa vào tranh mình hy

và CH gợi ý, trả lời được các CH, kẻ lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyển,

biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,... trong khi kể.

+ Hiểu nội dung câu chuyện: Âm nhạc có tác dụng kì diệu; chính âm nhạc đã cứu đoàn cá heo thoát khỏi nguy hiểm.

+ Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện

-Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện

- Cách tiến hành:

2.1. Hướng dẫn kể chuyện.

- GV tạo tâm thế học tập cho HS bằng cách phù hợp; chỉ tranh, giới thiệu cấu huyện sẽ kể,

Đàn cá heo và bản nhạc

- Kể lần 1 giải nghĩa từ kh:

- Kể lần 2 (kết hợp chỉ tranh) bằng những CH như trong gợi ý ở mục 1 (SGK).

a. Đàn cá heo gặp nguy hiểm như thế nào?

b.Tàu phá băng gặp khó khăn gì khi làm nhiệm vụ cứu đàn cá?

c.Anh thủy thủ đã nghĩ ra cách gì để đàn cá bơi theo tàu?

d.Kết quả câu chuyện thế nào?

- Kể lần 3 (kết hợp chí tranh, như kể lần 2),

- HS chuẩn bị và lắng nghe GV hướng dẫn.

- Học sinh lắng nghe

-Mùa đông năm đó, thời tiết giá lạnh khác thường. Có một đàn cá heo bị kẹt giữa vùng biển đóng băng. Cứ vải phút, chúng lại phải nhô lên mặt nước để thở,chúng đuối sức dẫn.

-Mặc dù tàu đã mở được một đường nước để dẫn đàn cả heo ra khỏi vùng băng giả, đến vùng biển ẩm hơn, nhưng đàn cá nhất định không bơi theo con đường mới mở

-Anh liền mở nhạc để dụ đàn cá, vì anh nhớ ra rằng cả heo rất nhạy cảm với âm nhạc.

-Đàn cá heo tỏ ra thích thủ với tiếng nhạc. Chủng ngoan ngoãn bơi theo con tàu đang phát ra tiếng nhạc. Cuối cùng, tàu phủ băng đã đưa được đàn cá ra vùng biển ấm, thoát khỏi vùng băng giả nguy hiểm.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Lắng nghe bạn kể, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện.

+Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện

- Cách tiến hành:

3.1 Kể chuyện trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm 2.

- Mời đại diện các nhóm kể trước lớp.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.2. Thi kể chuyện trước lớp.

- GV tổ chức thi kể chuyện.

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.3Trao đổi về câu chuyện (BT2)

- HS kể chuyện theo nhóm 2.

- Các nhóm kể trước lớp.

- Các nhóm khác nhận xét.

- HS thi kể chuyện.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

-1HS đọc YC của BT 2 và các gợi ý.

– HS làm việc độc lập, báo cáo kết quả:

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

a)Điều gì đã thu hút đàn cá heo bơi theo tàu, thoát khỏi vùng biển băng giả?

b) Khi nghe hoặc khi hát một bài hát, em cảm thấy thế nào?

c)Âm nhạc và nghệ thuật nói chung giúp gì cho em

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

-Đó là nhờ bản nhạc mà anh thuỷ thủ bật lên.

-Em cảm thấy rất thoải mái.

- Em cảm thấy rất vui vẻ.

- Em cảm thấy mọi mệt mỏi tan biến

-Đem lại cho em niềm vui.

- Giúp em thể hiện được tìnhcảm, cảm xúc của mình.

- Giúp em có thêm hiểu biết về thiên nhiên và con người

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

BÀI ĐỌC 2

ÔNG LÃO NHÂN HẬU

(2 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ

viết sai: chẳng lẽ, chậm rãi, lắng nghe, nổi tiếng

+ Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu.

+ Đọc các câu khiến, câu cảm với giọng phù hợp.

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong câu chuyện.

+ Trả lời được các CH về nội dung câu chuyện.

+ Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những lời động viên xuất phát từ lòng nhân hậu có tác dụng to lớn đối với người khác.

+ Nhận biết các câu cảm trong bài đọc; biết đặt câu cảm.

-Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự cảm động, ngưỡng mộ với lòng nhân hậu của nhân vật. Bước đầu nhận ra sự động viên của khán giả, thính giả, độc giả,... góp phần giúp nghệ sĩ thành công.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu thương và đồng cảm với người xung quanh.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

? Kể tên một số hoạt động nghệ thuật khác

? Trong cuộc sống em đã bao giờ bị thất bại trong công việc chưa?

? Nhờ đâu em đã vuọt qua được? Em cảm thấy thế nào sau khi cố gắng tập luyện em đã thành cônng ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

Hôm nay, các em sẽ học bài Ông lão nhân hậu. Câu chuyện nói về một cô bé từng thất bại, nhưng nhờ một ông lão nhân hậu, cô đã thành công trong cuộc sống.Các em theo dõi xem ông lão đã giúp đỡ cô bé như thế nào nhé!

1. vẽ, diễn kịch, ca hát, đánh đàn

biểu diễn xiếc,tạc tượng, múa sạp

+ HS trả lời

- HS quan sát tranh lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS dễ

viết sai: chẳng lẽ, chậm rãi, lắng nghe, nổi tiếng

+ Ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các câu.

+ Đọc các câu khiến, câu cảm với giọng phù hợp.

+ Hiểu nghĩa các từ ngữ trong câu chuyện.

+ Trả lời được các CH về nội dung câu chuyện.

+ Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Những lời động viên xuất phát từ lòng nhân hậu có tác dụng to lớn đối với người khác.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn : (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến chậm dãi bước đi.

+ Đoạn 2: Hôm sau cho đến cháu hát hay lắm.

+ Đoạn 3: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: chẳng lẽ, chậm rãi, lắng nghe, nổi tiếng

- Luyện đọc câu:

Nhiều năm trôi qua. // Cô bé đã trở thành ca sĩ nổi tiếng. // Một hôm,/ cô trở lại công viên tìm cụ già/nhưng chỉ thấy chiếc ghế trống không.// Bác bảo vệ ở công viên nói với cô: “ Ông cụ mới mất. // Cụ bị điếc hơn 20 năm nay rồi. //

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 3.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Vì sao cô bé buồn, ngồi khóc một mình?

+ Câu 2: Ai đã khen cô bé?

+ Câu 3: Vì sao cô bé sững người khi nghe bác bảo vệ nói về ông cụ?

+ Câu 4: Theo em, sự động viên của ông cụ có tác dụng gì đối với cô bé?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Những lời động viên xuất phát từ lòng nhân hậu có tác dụng to lớn đối với người khác.

- Hs lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS luyện đọc theo nhóm 3.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

-Vì cô bé không được nhận vào đội đồng ca thành phố.

-Một ông lão tóc bạc ở công viên

-Vì cô bé không tưởng tượng được ông cụ bị điếc đã hơn 20 năm. Cô bé luôn tin rằng ông cụ nghe được cô hát.

-Nhờ có sự động viên của ông cụ, cô bé đã vượt qua thất bại, tự tin vào giọng hát của mình và

trở thành ca sĩ nổi tiếng.

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các câu cảm trong bài đọc; biết đặt câu cảm.

-Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự cảm động, ngưỡng mộ với lòng nhân hậu của nhân vật. Bước đầu nhận ra sự động viên của khán giả, thính giả, độc giả,... góp phần giúp nghệ sĩ thành công.

- Cách tiến hành:

1. Tìm trong bài đọc một câu thể hiện cảm xúc của nhân vật ( câu cảm)?

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

? Sau câu cảm thường có dấu gì

? Em hãy nêu một câu cảm khác trong bài

-GV nhận xét chốt lại

2. Đặt một câu cam để bộc lộ cảm xúc của em về câu chuyện Ông lão nhân hậu hoặc các nhân vật trong câu chuyện?

? Bài yêu cầu gì

-1HS nêu yêu cầu bài

-HS đọc thầm bài, tìm câu văn

-HS báo cáo kết quả

- Cháu hát hay quả!

- Cháu hát hay lắm!

-Học sinh trả lời

-1HS nêu yêu cầu bài

-HS làm vở bài tập

- HS báo cáo kết quả

-Câu chuyện hay quá!

- Ông cụ thật là nhân hậu!

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

? Trong cuộc sống em đã bao giờ bị thất bại trong công việc chưa?

? Nhờ đâu em đã vuọt qua được? Em cảm thấy thế nào sau khi cố gắng tập luyện em đã thành cônng ?

? Em hãy kể lại việc em đã động viên bạn khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống?

- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,...

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

+ Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

BÀI VIẾT 2

EM YÊU NGHỆ THUẬT

(1 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ

+ Viết được đoạn văn 6 – 8 câu về 1 trong 2 đề đã cho trong BT. Đoạn không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; biết sử dụng dấu câu thích hợp.

-Phát triển năng lực văn học: Biết sử dụng các từ ngữ liên quan đến chủ điểm Sáng tạo nghệ thuật.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: biết lựa chọn đề tài để viết và có ý tưởng riêng về đề tài đó.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: yêu thích nghệ thuật, cảm nhận được giá trị và tác dụng của nghệ thuật, biết trân trọng những người làm nghệ thuật

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi với các bạn trong nhóm về đề tài định viết

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu thương và đồng cảm với người xung quanh.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý bạn bè qua bài đọc.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

-GV trả bài Góc sáng tạo tuần trước: Bản tin thể thao. Biểu dương những HS có câu văn, đoạn văn hay.

-Nếu những điều HS cần rút kinh nghiệm.

Các em đã biết nhiều hoạt động nghệ thuật khác nhau, cũng như ý nghĩa của nghệ thuật đối với đời sống con người. Hôm nay các em sẽ viết một đoạn văn về chủ điểm Sáng tạo nghệ thuật. Các em có thể lựa chọn 1 trong 2 để sau nhé!

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ HS chọn 1 trong 2 đề để thảo luận bài viết mình chọn

-Phát triển năng lực văn học: Biết sử dụng các từ ngữ liên quan đến chủ điểm Sáng tạo nghệ thuật.

- Cách tiến hành:

  • Chọn một trong hai đề sau

? Bài yêu cầu các con làm gì

- Gv căn cứ học sinh lựa chọn đề để chia hóm thảo luận.

+ Với đề 1 (Trao đổi để hoàn thành nội dung bản thông bảo theo mẫu);

+ Với đề 2 (Trao đổi về một lần em được xem biểu diễn nghệ thuật / chiếu phim):

GV hướng dẫn HS dựa vào gợi ý để trao đổi.

-Hs đọc yêu cầu tiết học.

-1HS nêu

- 2Hs đọc cả 2 đề - Lớp đọc thầm.

- HS tự chọn đề làm

- HS trao đổi nhóm đôi, nói thông tin phù hợp theo mẫu. (HS có thể nhớ lại buổi liên hoan văn nghệ gần nhất của trường mình, kể tên các tiết mục phù hợp với thực tế,

- HS quan sát tranh và trao đổi nhóm đôi, nói về buổi biểu diễn nghệ thuật hoặc buổi chiều phim đã xem.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Viết được đoạn văn 6 – 8 câu về 1 trong 2 đề đã cho trong BT. Đoạn không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; biết sử dụng dấu câu thích hợp.

-Phát triển năng lực văn học: Biết sử dụng các từ ngữ liên quan đến chủ điểm Sáng tạo nghệ thuật

- Cách tiến hành:

-GV yêu cầu các nhóm nêu kết quả thảo luận

-GV nhận xét tuyên dương

-Gv chấm bài

- Đại diện các njoms nêu

-Nhóm khác nhận xét

- HS viết vở

VD về một đoạn văn:

Hè năm ngoái, mẹ em cho em đi xem xiếc ở rạp xiếc thành phố. Em rất thích

màn biểu diễn vui nhộn của những chú hề tóc quăn tít, mũi đỏ như quả cà chua. Các

chú hề chạy nhảy trông có vẻ vụng về, nhưng thực ra là rất khéo. Những pha giả vờ ngã oạch của các chú khiến mọi người cười rộ lên thích thú. Tiết mục ảo thuật “chú thỏ bí ẩn”cũng rất thú vị. Em không hiểu sao cô diễn viên có thể lấy ra được chú thỏ từ trong tay áo hay chiếc mũ phớt của mình. Mỗi lần chú thỏ xuất hiện, cả rạp xiếc tràn ngập tiếng vỗ tay. Buổi biểu diễn ấy còn rất nhiều tiết mục hay khác. Em vô cùng thán phục các cô chú diễn viên. Em hiểu rằng các cô chú phải tập luyện rất chăm chỉ mới có thể biểu diễn được những tiết mục tuyệt vời như vậy.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

-GV đọc bài của học sinh viết có sáng tạo, có câu văn hay để hs khác học tập

- Nhắc nhở các em cần nghiêm túc trong các hoạt động tập thể. Biết giữ trật tự, lắng nghe, không ồn ào gây rối,...

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

+ Hs lắng nghe.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TUẦN 17

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

Bài 03: Bàn tay cô giáo (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinh địa phương dễ phát âm sai (tia nắng, mặt nước, sóng lượn, màu nhiệm, điều lạ,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (thoắt, phô, màu nhiệm,...)

- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ miêu tả cảnh cô giáo đang cắt dán tranh giấy. Sự khéo léo và tài năng của cô đã mang lại niềm vui cho các bạn học sinh).

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác ngạc nhiên, thán phục của các bạn nhỏ trước sự khéo léo của cô giáo và bức tranh đẹp mà cô tạo nên.

+ Nhận biết câu cảm, bước đầu biết đặt câu cảm để thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài. Nhận biết câu cảm và biết đặt câu cảm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm, cùng bạn thảo luận nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp đất nước qua bức tranh của cô giáo.

- Phẩm chất nhân ái: Biết kính yêu thầy cô, yêu quý bạn bè qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi: “Bông hoa niềm vui”

- Hình thức chơi: HS chọn bông hoa mình thích trên trò chơi để trả lời 1 trong các câu hỏi:

+ Em hãy nêu tên bài đọc tiết học trước em đã được học?

+ Bài đọc có những nhân vật nào?

+ Cô bé trong bài có tâm sự gì?

+ Ông lão đã giúp cô bé như thế nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV cho HS quan sát, nhận xét tranh minh họa bài đọc và dẫn dắt vào bài mới.

- HS trả lời: Ông lão nhân hậu

- HS nêu: Ông lão, cô bé và bác bảo vệ

- HS nêu: Cô bé buồn vì không được chọn vào đội đồng ca thành phố.

- HS nêu: Những lời khen ngợi của ông lão đã giúp cô bé vui, tự tin hơn và sau này trở thành ca sĩ nổi tiếng.

- HS quan sát, nhận xét, lắng nghe

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà học sinhđịa phương dễ viết sai (tia nắng, mặt nước, sóng lượn, màu nhiệm, điều lạ,...).

+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (thoắt, phô, màu nhiệm,...).

+ Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác ngạc nhiên, thán phục của các bạn nhỏ trước sự khéo léo của cô giáo và bức tranh đẹp mà cô tạo nên.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ: (5khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến xinh quá.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến nắng tỏa.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến sóng lượn.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến sóng vỗ.

+ Khổ 5: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: tia nắng, mặt nước, sóng lượn, màu nhiệm, điều lạ,...

- Luyện đọc câu:

Một tờ giấy trắng/

Cô gấp cong cong/

Thoắt cái đã xong/

Chiếc thuyền xinh quá!//

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ.

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS luyện đọc khổ thơ theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn gì?

+ Câu 2: Em hãy miêu tả bức tranh mà cô giáo tạo nên từ những tờ giấy màu?

+ Câu 3: Tìm những từ ngữ cho thấy cô giáo rất khéo tay?

+ Câu 4: Bạn có cảm nghĩ gì về đôi bàn tay của cô giáo?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

GV Chốt: Bài thơ miêu tả cảnh cô giáo đang cắt dán tranh giấy. Sự khéo léo và tài năng của cô đã mang lại niềm vui cho các em học sinh).

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS lần lượt giải nghĩa từ:

+ Thoắt: rất nhanh và đột ngột.

+ Phô: để lộ ra, bày ra

+ Màu nhiệm: rất tài tình, như có phép lạ.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn Nghệ thuật/ Mĩ thuật (cắt dán tranh giấy)

+ Bức tranh có Mặt Trời đỏ rực tỏa nắng, có biển xanh rì rào sóng vỗ, có chiếc thuyền màu trắng đi trên mặt nước dập dềnh.

+ Đó là các từ: Cô gấp cong cong, thoắt cái đã xong, cô cắt rất nhanh, ...

+ Cô giáo rất khéo léo, / Đôi bàn tay của cô như có phép lạ, ...

- 1 -2 HS nêu nội dung bài theo suy nghĩ của mình.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết được câu cảm.

+ Bước đầu biết đặt câu cảm để thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

1. Câu “Chiếc thuyền xinh quá!” thuộc kiểu câu nào? Chọn ý đúng:

a, Câu khiến.

b, Câu cảm.

c, Câu hỏi.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2: Nhắc lại đặc điểm của câu khiến, câu cảm và câu hỏi; sau đó chọn ý đúng.

- GV mời đại diện nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm nhận xét.

- GV đặt thêm một số ví dụ đơn giản về 3 kiểu câu này và đề nghị HS phân biệt, nhận diện.

- GV nhận xét tuyên dương.

GV chốt: Câu cảm được dùng để đưa ra lời khen hay chê. Cuối câu cảm có dấu chấm cảm.

2. Em hãy đặt một câu cảm để thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú trước bức tranh của cô giáo trong bài thơ trên.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp.

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, khen ngợi HS có câu văn hay.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện nhóm trình bày:

+ Câu khiến được dùng để đưa ra lời đề nghị, cuối câu có dấu chấm cảm hoặc dấu chấm.

+ Câu cảm được dùng để đưa ra lời khen hay chê, cuối câu có dấu chấm cảm.

+ Câu hỏi được dùng để hỏi, cuối câu có dấu chấm hỏi.

Chốt ý đúng: b, Câu cảm

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp: suy nghĩ đặt câu để thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú trước bức tranh của cô giáo.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình.

+ Bức tranh đẹp quá!

+ Bức tranh thật sống động!

+ Cô giáo giỏi quá!

- HS theo dõi, nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức Cho HS tham gia Trò chơi “Truyền bóng”để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào thực tiễn cho học sinh. Quả bóng được tung lên trong không gian lớp, bạn nào bắt được sẽ thực hiện yêu cầu của GV:

+ Em hãy đặt câu cảm để thể hiện cảm xúc về tiết học hôm nay.

Trò chơi cứ thế tiếp diễn cho đến khi có tín hiệu dừng lại của GV.

- Nhận xét, tuyên dương

- Giáo dục HS lòng kính yêu thầy cô, yêu trường, yêu lớp, yêu bạn bè.

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài viết 3.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS tham gia chơi và nêu câu của mình. VD:

Tiết học hôm nay rất vui! / Các bạn rất tuyệt! / Cô giáo dạy thật hay!

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: CỘNG ĐỒNG

Bài viết 3: Nghe – viết: Tiếng chim (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Tiếng chim.

- Làm đúng BT điền chữ ghi các vần oay / ay và uây / ây; các chữ d / r / gi hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

- Phát triển năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu văn, câu thơ trong các BT chính tả.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, biết chọn BT chính tả phù hợp với YC khắc phục lỗi của bản thân, biết sửa lỗi chính tả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi với bạn để hoàn thành bài tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết ý thức về bản thân và tình yêu thiên nhiên qua nội dung các BT chính tả.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, có ý thức thẩm mĩ khi trình bày văn bản.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa s.

+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa x.

+ Câu 3: Xem tranh đoán tên con vật chứa ch.

+ Câu 4: Xem tranh đoán tên con vật chứa tr.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới:

- HS tham gia trò chơi.

+ Trả lời: quyển sách

+ Trả lời: xe đạp

+ Trả lời: châu chấu

+ Trả lời: con trăn

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Tiếng chim.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động: Nghe – viết.

a) Chuẩn bị

- GV giới thiệu nội dung: bài thơ miêu tả sự ngỡ ngàng của bạn nhỏ khi thấy cảnh vật xung quanh đang thay đổi khi mùa xuân về. Tiếng chim hót hôm nay như báo cho bạn nhỏ biết mùa xuân đã đến thật rồi!

- GV đọc toàn bài thơ.

- Mời 1, 2 HS đọc bài viết (chiếu bài).

- GV hướng dẫn cách viết đoạn chính tả:

+ Đoạn chính tả có mấy khổ thơ?

+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

+ Những chữ nào trong bài viết cần viết hoa?

+ Để trình bày bài viết đẹp, ta phải viết như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả tìm các tiếng từ mà các em khó viết, dễ nhầm lẫm.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh, gạch chân những âm, vần cần lưu ý.

b) Viết bài

- Giáo viên nhắc học sinh ngồi viết đúng tư thế, cách cầm bút, để vở, chú ý trình bày đúng.

- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết. GV theo dõi, uốn nắn HS.

c) Sửa bài

- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

- Giáo viên chấm, nhận xét 3-5 bài về chữ viết, cách trình bày và nội dung bài viết của học sinh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 2 HS đọc bài viết, lớp theo dõi.

+ Bài thơ có 3 khổ

+ Mỗi dòng có 5 chữ

+ Viết hoa các chữ đầu mỗi dòng thơ

+ Tên bài được đặt ở vị trí giữa trang vở, cách lề vở khoảng 4 ô li. Chữ đầu mồi dòng viết lùi vào 3 ô; hết mỗi khổ thơ cách ra một dòng.

- HS tự tìm từ luyện viết vào bảng con: lạ lùng, tia nắng, nhảy múa, rì rào,...

- HS lắng nghe.

- HS nghe viết bài vào vở .

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở soát bài, chữa lỗi cho nhau.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Làm đúng BT điền chữ ghi các vần oay / ay và uây / ây; các chữ d / r / gi hoặc dấu hỏi / dấu ngã.

- Cách tiến hành:

Bài 2: Chọn vần phù hợp với ô trống.

- Xác định các yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV viết nội dung BT lên bảng (2 lần); mời 2 nhóm (mỗi nhóm 5 HS) lên bảng chữa BT theo hình thức thi tiếp sức.

- GV và HS nhận xét, chốt đáp án đúng:

a) xoay vòng, xay bột, lốc xoáy, loay hoay, hí hoáy.

b) xây nhà, khuấy bột, ngoe nguẩy, ngầy ngậy, khuấy đảo.

- GV yêu cầu cả lớp đọc lại các từ vừa điền.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

Bài 3. Tìm các tiếng có chữ hoặc dấu thanh phù hợp

- Xác định các yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp

* Khuyến khích HS năng khiếu làm cả phần b

- GV gọi HS chữa bài

- GV chốt lại đáp án đúng:

a) + Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi: rán

+ Làm cho dính vào nhau bằng hồ, keo…: dán

+ Cất kín, giữ kín, không để người khác nhìn thấy, tìm thấy hoặc biết: giấu

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS.

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân vào vở Luyện viết 3.

- 2 đội tham gia chơi trên bảng, lớp theo dõi cổ vũ.

- Đối chiếu, chữa bài.

- Cả lớp đọc lại ( cá nhân, ĐT)

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc YC của BT và các câu giải thích nghĩa của từ.

- Thảo luận cặp đôi làm bài vào vở Luyện viết 3.

- HS chữa bài theo cặp, 1 em giải thích nghĩa, 1 em tìm từ.

b) Chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã

+ Có nghĩa trái ngược với đóng: mở

+ Có nghĩa trái ngược với chìm: nổi

+ Đập nhẹ vào vật cứng bằng một vật cứng khác cho phát ra tiếng kêu:

- Lớp nhận xét, đối chiếu.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát một số bài viết đẹp từ những học sinh khác.

+ GV nêu câu hỏi trao đổi để nhận xét bài viết và học tập cách viết.

+ Cho HS thi đặt câu với một số từ ngữ ở bài tập 2: xay bột, lốc xoáy, loay hoay, ngoe nguẩy, …

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết chữ đẹp, trình bày cẩn thận, tiến bộ, làm đúng bài tập chính tả.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát các bài viết mẫu.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

+ HS đố nhau: 1 em nêu từ và mời bạn đặt câu, nếu đặt câu đúng sẽ được đố bạn khác.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

LUYỆN NÓI VÀ NGHE

Kể chuyện: Em đọc sách báo (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Nhớ nội dung, kể hoặc đọc lại được câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc ở nhà về nghệ thuật hoặc về một nghệ sĩ.

- Lắng nghe bạn kể (đọc), biết nhận xét, đánh giá lời k của bạn.

- Biết trao đổi cùng các bạn về câu chuyện (bài thơ, bài văn) của bạn và của mình.

- Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn) của bạn và của mình một cách chủ động, tự nhiên, tự tin, nhìn vào mắt người cùng trò chuyện.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng nhân vật trong bài học kể chuyện (bài thơ, bài văn).

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, có thói quen tự đọc sách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video kể chuyện của một HS khác trong lớp, trường hoặc trên Youtube .

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện.

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới: Trong tiết luyện nói hôm nay, các em sẽ kể lại một câu chuyện hoặc đọc lại một bài thơ, bài văn mà các em đã đọc ở nhà về nghệ thuật. Sau đó, chúng ta sẽ cũng

trao đổi về câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn mà các em đã kế (đọc) lại hoặc được nghe bạn kể (đọc) lại.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

- HS lắng nghe

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Biết trao đổi với bạn để hiểu yêu cầu bài tập.

+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Cách tiến hành:

2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học

- GV mời HS đọc yêu cầu mục 1.

+ Các em sẽ kể hoặc (đọc bài thơ, bài văn), về điều gì (về nghệ thuật).

- GV mời một số HS cho biết các em sẽ kể chuyện gì (đọc bài thơ, bài văn gì), chuyện (bài) đó nói về điều gì?

- GV nhận xét, khen ngợi HS đã giới thiệu câu chuyện (bài thơ, bài văn) đúng yêu cầu.

- GV mời HS đọc yêu cầu mục 2.

- GV đưa gợi ý, gọi HS đọc:

- GV nhắc HS sau khi kể hoặc (đọc bài thơ, bài văn) các em cần trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó.

- GV giới thiệu bài thơ Múa (SGK, trang 116) và nói cho HS biết: Nếu chưa chuẩn bị được câu chuyện của mình, em có thể đọc rồi kể lại nội dung bài thơ này.

- Y/c 1 HS đọc bài “Múa”

- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm theo SGK.

+ Kể hoặc (đọc bài thơ, bài văn) về nghệ thuật hoặc một nghệ sĩ.

- Một vài HS giới thiệu với các bạn câu chuyện (bài thơ, bài văn) mình sẽ kể (đọc).

- HS lắng nghe.

- 1HS đọc: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

- 1HS đọc to, lớp theo dõi.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS lắng nghe

- 1HS đọc trước lớp

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Nhớ nội dung, kể hoặc đọc lại được câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc ở nhà về nghệ thuật hoặc về một nghệ sĩ. Biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ: lắng nghe bạn kể (đọc), biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

+ Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn) của bạn và của mình.

+ Phát triển năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích các chi tiết thú vị trong câu chuyện (bài thơ, bài văn).

- Cách tiến hành:

3.1 Kể chuyện (đọc bài thơ, bài văn) trong nhóm.

- GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm 2.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS trao đổi; khuyến khích các em trao đổi về câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện.

- GV nhận xét tuyên dương.

3.2. Kể chuyện (đọc bài thơ, bài văn) trước lớp.

- GV mời một số HS kể (đọc) trước lớp. GV lưu ý HS có thể nhìn sách khi không nhớ một số chi tiết.

– Sau mỗi câu chuyện (bài thơ, bài văn),GV mời HS trong lớp đặt CH nếu có chi tiết các em chưa rõ và hướng dẫn các em trao đổi về câu chuyện, nhân vật trong câu chuyện (nội dung bài thơ, bài văn).

- GV nhận xét, khen ngợi các HS chuẩn bị tốt, có câu chuyện (bài thơ, bài văn) hay, kể (đọc) tự tin, to rõ, sinh động, biểu cảm.

- 2HS cùng bàn kể chuyện (đọc bài thơ, bài văn) trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

- HS lắng nghe.

- Lần lượt từng HS kể (đọc) trước lớp.

- HS có thể đặt CH để hỏi thêm bạn về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

- HS trong lớp lắng nghe và bình chọn câu chuyện (bài thơ, bài văn) hay nhất; bạn đọc to, rõ, đọc hay kể chuyện tự nhiên,…

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem một câu chuyện kể của học sinh nơi khác để chia sẻ với học sinh.

- GV trao đổi những về những hoạt động HS yêu thích trong câu chuyện.

- Nhận xét tiết học. Giáo dục các em tinh thần ham tìm tòi, đọc sách báo, chăm chỉ học tập.

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà chuẩn bị trước cho tiết Góc sáng tạo: Nghệ sĩ nhỏ.

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi về câu chuyện được xem.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT

Bài 04: Quà tặng chú hề (T5+6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (kì lạ, không nổi, lại có lúc, bay lên, dừng lại, hôm nọ,...)

- Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài (mỏng manh, xiêu vẹo, ...). Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc nói về niềm thích thú của bé Trang khi xem xiếc và lòng nhân hậu của cô bé.

- Biết cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?

- Biết cách đặt câu cảm để khen ngợi hoặc biểu hiện niềm vui.

- Phát triển năng lực văn học: Yêu nghệ thuật, yêu thương con người.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: sẵn sàng cảm thông, chia sẻ với người khác.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ô số may mắn”

- Hình thức chơi: HS chọn các ô số trên trò chơi để đọc 1 khổ thơ trong bài Bàn tay cô giáo và trả lời câu hỏi.

+ Câu 1: Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn gì?

+ Câu 2: Em hãy miêu tả bức tranh mà cô giáo tạo nên từ những tờ giấy màu?

+ Câu 3: Tìm những từ ngữ cho thấy cô giáo rất khéo tay?

+ Câu 4: Bạn có cảm nghĩ gì về đôi bàn tay của cô giáo?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

- 4 HS tham gia:

+ Cô giáo dạy các bạn nhỏ môn Nghệ thuật/ Mĩ thuật (cắt dán tranh giấy)

+ Bức tranh có Mặt Trời đỏ rực tỏa nắng, có biển xanh rì rào sóng vỗ, có chiếc thuyền màu trắng đi trên mặt nước dập dềnh.

+ Đó là các từ: Cô gấp cong cong, thoắt cái đã xong, cô cắt rất nhanh, ...

+ Cô giáo rất khéo léo, / Đôi bàn tay của cô như có phép lạ, ...

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. (kì lạ, không nổi, lại có lúc, bay lên, dừng lại, hôm nọ,...)

+ Ngắt nghỉ hơi đúng theo cá dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.

+ Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó trong bài (mỏng manh, xiêu vẹo, ...). Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.

+ Hiểu ý nghĩa của bài: Bài đọc nói về niềm thích thú của bé Trang khi xem xiếc và lòng nhân hậu của cô bé.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm toàn bài.

- GV HD đọc: Đọc diễn cảm toàn bài. Giọng thong thả, trìu mến. Nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (5 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến khoảng không.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến chạy thẳng ra ngoài.

+ Đoạn 3: Tiếp theo cho đến trở lại sân khấu nữa.

+ Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hôm nọ.

+ Đoạn5: Còn lại

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: kì lạ, không nổi, lại có lúc, bay lên, dừng lại, hôm nọ,…

- Luyện đọc câu: Đối với chú,/quả bóng mỏng manh đó/ là một phần thưởng lớn trong cuộc đời diễn viên.//

- GV kết hợp cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.

- GV nhận xét các nhóm.

* Hoạt động 2: Đọc hiểu.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Chú hề biểu diễn với “quả bóng kì lạ” như thế nào?

+ Câu 2: Vì sao Trang cảm thấy thương chú hề?

+ Câu 3: Theo em, cô gái được chú hề tặng quả bóng là ai? Chọn ý đúng:

a, Là một khán giả giống như Trang.

b, Là một diễn viên xiếc đóng làm khán giả.

c, Là một người thân hoặc bạn của chú hề.

+ Câu 4: Trang đã làm gì để an ủi chú hề?

- GV mời HS nêu nội dung bài.

GV chốt: Bài đọc nói về niềm thích thú của bé Trang khi xem xiếc và lòng nhân hậu của cô bé.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu.

- HS giải nghĩa từ ngữ:

+ Mỏng manh: rất mỏng, dễ vỡ.

+ Xiêu vẹo: không đứng thẳng, đứng vững được.

- HS luyện đọc theo nhóm 4.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

+ Quả bóng mỏng manh kéo chú hề theo, xiêu vẹo cả người. Có lúc chú nhảy lên ấn quả bóng xuống mà không nổi. Có lúc quả bóng kéo chú như bay lên khoảng không.

+ Vì chú hề định tặng quả bóng cho một cô gái nhưng quả bóng nổ khiến cô gái xấu hổ, còn chú hề buồn muốn khóc.

+ HS chọn ý đúng: Ý b

+ Trang nhờ mẹ mua cho quả bóng, Trang tặng quả bóng cho chú hề để chú đền cho cô hôm nọ.

- 1-2 HS nêu nội dung bài theo hiểu biết.

- HS đọc lại nội dung bài.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Biết cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?

+ Biết cách đặt câu cảm để khen ngợi hoặc biểu hiện niềm vui.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài bài tập 1

- GV giao nhiệm vụ làm việc chung cả lớp

- GV mời đại diện trình bày.

1. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:

a) Vì quả bóng vỡ, cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài.

b) Vì thương chú hề, Trang tặng chú một quả bóng.

c) Trang nhận ra ngay chú hề vì em rất thích tiết mục của chú.

- GV nhận xét tuyên dương.

2. Đặt một câu cảm để:

a) Khen một tiết mục nghệ thuật hoặc một diễn viên.

b) Thể hiện niềm vui khi gặp một diễn viên em yêu thích.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm 2

- GV mời HS trình bày.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc chung cả lớp, suy nghĩ và đặt câu hỏi theo yêu cầu.

a) Vì sao cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài?

b) Vì sao Trang tặng chú hề một quả bóng?

c) Trang nhận ra ngay chú hề vì sao?

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 2, thảo luận và đặt câu nói cho nhau nghe.

- Một số HS trình bày theo kết quả của mình:

a, Tiết mục ảo thuật này mới tuyệt làm sao! Hoặc: Chú hề đáng yêu quá! ...

b, Cháu rất vui khi được gặp cô ạ! Hoặc: Gặp được chú cháu mừng quá ạ!

- Các nhóm nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video một số tiết mục xiếc: xiếc hề, xiếc thú, xiếc ảo thuật, ...

+ GV cho HS nói các câu cảm để thể hiện cảm xúc khi xem các tiết mục đó.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà luyện đọc bài.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ HS quan sát video.

+ HS nói câu theo cảm nhận.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

GÓC SÁNG TẠO

Nghệ sĩ nhỏ (T7)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: HS biết viết giới thiệu một tiết mục hát, múa, đóng vai mà HS đã hoặc sẽ biểu diễn hoặc giới thiệu một bức tranh (ảnh) mà HS tự vẽ (tự chụp, sưu tầm) về đề tài yêu thích.

- Phát triển năng lực văn học: Biết chọn một số thông tin nổi bật để viết; viết có cảm xúc.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm được một sản phẩm có tính sáng tạo, có lời văn, liên quan đến nghệ thuật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết giới thiệu tự tin sản phẩm của mình với các bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ, hợp tác tốt với các bạn.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

- Bồi đắp tình yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. TRẢ BÀI VIẾT 2

- GV trả bài viết HS đã làm tuần trước: Em yêu nghệ thuật. Biểu dương những HS

có câu văn, đoạn văn hay. Nêu những điều HS cần rút kinh nghiệm.

B. DẠY BÀI MỚI

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS xem lại một tiết mục văn nghệ do các bạn HS trong trường biểu diễn trong lễ khai giảng năm học mới hoặc trên Youtube.

- GV và HS cùng trao đổi về nội dung tiết mục văn nghệ.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em đã được học về các hoạt động nghệ thuật. Hôm nay, các em sẽ vào vai một nghệ sĩ nhỏ để nói về một tiết mục hát mùa, diễn kịch hoặc giới thiệu tấm ảnh,bức tranh mà mình yêu thích. Chúng ta sẽ xem trong giờ học hôm nay, bạn nào có bài giới thiệu hay, ấn tượng nhé!

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS cùng trao đổi với GV về nội dung tiết mục, cách biểu diễn của các bạn trong vi deo, cảm nhận của em khi được xem tiết mục đó.

- HS lắng nghe

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết được đoạn văn kể về một tiết mục hát, múa, đóng vai mà mình đã hoặc sẽ biểu diễn hoặc giới thiệu một bức tranh (ảnh) mà mình tự vẽ (tự chụp, sưu tầm) về đề tài yêu thích. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

+ Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Viết đoạn văn (BT1)

a) Chuẩn bị viết bài

- GV chiếu nội dung bài tập cho cả lớp quan sát.

- GV mời 2HS tiếp nối nhau đọc trước lớp yêu cầu của 2 đề:

- Yêu cầu HS quan sát nhận xét nội dung tranh ảnh minh họa ở mỗi đề.

- GV hướng dẫn HS lựa chọn đề tài. Khuyến khích các em mỗi đề tài đều có học sinh lựa chọn.

- GV mời HS nói đề mình chọn.

- GV chiếu gợi ý hướng dẫn một hoạt động làm mẫu: Nói về tiết mục phân vai, thể hiện một câu chuyện đã học của nhóm em.

+ Nhóm em thể hiện câu chuyện gì?

+ Câu chuyện có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào?

+ Nhóm em phân vai như thế nào? Em được phân vai gì?

+ Em có thích vai diễn của em không? Vì sao?

+ Nhóm em biểu diễn thế nào?

+ Khán giả hưởng ứng tiết mục của nhóm em thế nào?

- GV yêu cầu HS dựa theo các câu hỏi gợi ý để viết.

b) Viết đoạn văn

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn theo đề mình chọn.

- GV theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện đúng yêu cầu.

- GV khuyến khích HS dán tranh ảnh, vẽ trang trí lên bài viết hoặc dán bài viết lên tờ giấy A4 rồi dán, vẽ trang trí .

- GV hướng dẫn và giúp đỡ HS: nhắc cho các em vị trí thích hợp để gắn ảnh, vẽ tranh, gợi ý trang trí.

- HS quan sát.

- 2HS đọc, lớp theo dõi

- HS quan sát, chia sẻ

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp nói đề mình chọn.

- 1HS đọc to gợi ý, lớp theo dõi

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS viết đoạn văn vào VBT hoặc giấy ô li rời.

- HS thực hành làm bài trang trí của mình.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết biểu diễn, giới thiệu một tiết mục hát, múa, đóng vai mà mình đã hoặc sẽ biểu diễn hoặc giới thiệu một bức tranh (ảnh) mà mình tự vẽ (tự chụp, sưu tầm) về đề tài yêu thích để trao đổi với bạn trước lớp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Biểu diễn, giới thiệu trước lớp (BT 2)

- GV gọi 1HS đọc to yêu cầu của bài tập 2

a) Giới thiệu và biểu diễn tiết mục của em (hoặc của nhóm em).

b) Giới thiệu tác phẩm (tranh, ảnh) của em.

- GV mời một số cá nhân, nhóm tổ trình bày trước lớp.

- 1HS đọc to yêu cầu, lớp theo dõi.

- HS nối tiếp chia sẻ trước lớp

VD:

a) Kể về tiết mục hát hoặc múa mà em hoặc nhóm em đã biểu diễn:

Trong lễ khai giảng năm học mới, em và các bạn trong lớp đã biểu diễn bài múa“Vui đến trường”. Nhóm múa có 10 bạn, 5 bạn nam, 5 bạn nữ. Các bạn nữ cầm ô múa. Các bạn nam thì nhảy rất sôi động. Bài múa rất hay nhưng khó, nhất là động

tác xoè ô. Các thầy cô và các bạn thích bài múa này lắm. Khi chúng em biểu diễn xong, mọi người vỗ tay rất nhiều. Bây giờ, xin mời cô (thầy) và các bạn xem lại tiết mục của chúng em.

b) Giới thiệu một bức tranh em vẽ về đề tài em yêu thích:

Xin chào các bạn. Đây là bức tranh “Câu cá” mà em vẽ tuần trước. Em chọn đề tài “Câu cá” vì em thường đi câu cá với bố em vào ngày cuối tuần. Trong tranh, em vẽ cảnh em đang ngồi câu cá bên ao sen. Trời rất nắng. Mặt Trời rực rỡ, nhưng em không nóng vì em ngồi dưới bóng cây rất mát. Bức tranh này có một điều em không thích là hơi ít màu sắc. Đáng lẽ em nên vẽ nhiều màu rực rỡ hơn.

c) Giới thiệu một bức ảnh em sưu tầm được:

Xin chào các bạn. Bức ảnh này tôi sưu tầm được, bức ảnh chụp tôi và các bạn đang hoạt động nhóm trong tiết học Toán. Chúng tôi vừa thảo luận nhóm xong, đang chờ báo cáo kết quả. Cô giáo đi đến và chụp cho nhóm tôi. Tôi thích ảnh này vì bạn nào cũng cười thật tươi.

- Sau mỗi tiết mục và lời giới thiệu, GV yêu cầu HS trong lớp nhận xét, đánh giá.

- GV sửa lỗi chính tả, diễn đạt, khen ngợi những đoạn viết thú vị, trôi chảy, có cảm xúc.

- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn tiết mục, lời giới thiệu hay nhất; tranh ảnh đẹp nhất.

- GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt bài viết sáng tạo. Khuyến khích HS mang sản phẩm về nhà khoe với người thân, gắn vào góc học tập sáng tạo của lớp hoặc vào VBT để lưu giữ.

- HS theo dõi, động viên bạn và nhận xét cho nhau.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS bình chọn tiết mục, lời giới thiệu hay nhất; tranh ảnh đẹp nhất.

- HS lắng nghe, thực hiện.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn. Trung thực trong đánh giá.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem một bài viết lời giới thiệu về tiết mục văn nghệ hoặc giới thiệu về một bức tranh vẽ của học sinh khác mà GV sưu tầm được để chia sẻ với cả lớp.

- GV trao đổi những điều mình thích trong bài viết.

- GVgiao nhiệm vụ HS về nhà hoàn thành nội dung Tự đánh giá vào VBT.

- Nhận xét, đánh giá tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Ôn tập cuối học kì 1.

- HS quan sát đọc bài viết.

- HS cùng trao đổi về đoạn viết, sản phẩm được xem.

- HS đánh dấu v vào ô thích hợp ở bảng tổng kết và tự đánh giá trong vở bài tập, xác nhận những việc mình đã biết (cột trái) và những gì đà làm được (cột phải).

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 18

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM:

Bài 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc thành tiếng trôi chảy.

- Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Thuộc lòng các khổ thơ, dòng thơ đã HTL trong kocj kì I.

- Ôn luyện về bảng chữ và tên chữ. HS biết sắp xếp các tên riêng theo TT chữ cái.

- Ôn luyện về từ có nghĩa giống nhau. HS có ý thức lựa chọn từ.

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ với cảm giác vui mừng, phấn khởi với các bạn về bài đọc mình yêu thích (trong học kì I).

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, yêu trường, lớp qua bài thơ đã học ở học kỳ I.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý, chia sẻ với bạn bè qua bài thơ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- Các tờ phiếu viết tên bài tập đọc và 1 CH đọc hiểu, viết yếu cầu đọc thuộc lòng(tên các khổ thơ, bài thơ cần thuộc lòng). GV có thể chọn bài trong SGK hoặc bài ngoài SGK.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

- 20 ảnh bìa chỉ tên riêng trong BT 2, mỗi tên ghi vào 2 mảnh bìa.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học ở bài đọc trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi “ Thử tài đoán hình”.

- GV chiếu 1 đoạn clip về các chủ đề đã học trong HKI.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát tranh, lắng nghe ghi tên các chủ đề HS được xem trong clip

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

- Đọc thành tiếng trôi chảy đoạn văn bản đã học ở HKI hoặc văn bản ngoài có độ dài 70 tiếng.

- Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Thuộc lòng các bài thơ: Mùa thu của em, Thả diều, Hai bàn tay em, Quạt cho bà ngủ, Bận, Cải cầu ( SGK 3 tập 1).

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài (hớn hở, tay bắt mặt mừng, ôm vai bá cổ, gióng giả,...)

- Phát triển năng lực văn học:

+ Biết bày tỏ sự yếu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

+ Biết chia sẻ hiểu biết của mình với các bạn.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đọc thành tiếng.

- GV tiến hành cho HS bốc thăm bài đọc rrooif chuẩn bị trong 2 phút.

-GV chia nhóm cho HS đọc trong nhóm 4 phút

- GV chơi quay số gọi tên HS đọc trước lớp ( khoảng 20% HS của lớp).

  • GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.

* Hoạt động 2: Sắp xếp tên riêng theo thứ tự trong bảng chữ cái (BT2)

- GV YC HS đọc đề bài 2 trong SGK.

- GV gắn tên riêng thành 2 cột, mỗi cột 10 tên riêng theo đúng TT

- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức

  • Đáp án: Chỉ, Cúc, Huệ, Ngân, Ngọc, Nhã, Phượng, Quyên, Thi, Trúc
  • GV nhận xét tuyên dương.

- Hs bốc thăm và chuẩn bị.

- HS đọc trong nhóm

- HS đọc bài theo thăm đã chọn.

- HS nhận xét cách đọc của bạn.

  • HS nêu YC BT 2 trong SGK
  • Sắp xếp các tên riêng theo đúng TT

trong bảng chữ cái

  • HS làm việc độc lập.

HS báo cáo kết quả bằng cách thi tiếp sức (HS trong nhóm tiếp nối nhau lên bảng, gắn các tên riêng theo đúng TT trong bảng chữ cái).

  • HS nhận xét.

3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:

+ Nhận biết các từ ngữ có nghĩa với các từ in đậm trong bài ( vàng óng, đen nhánh, đỏ hồng).

+ Biết vận dụng để đặt câu.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3. Tìm và đặt câu với tử có nghĩa giống nhau (BT 3)

a) Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ in đậm trong đoạn văn.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV treo bảng phụ (giấy) viết sẵn BT (hoặc sử dụng SGK điện tử).

− GV mời một số HS tiếp nối nhau báo cáo kết quả: mỗi HS nói 2 từ có nghĩa giống nhau với mỗi từ in đậm trong đoạn văn, GV viết lên bảng phụ (hoặc giấy).

Đáp án, VD:

+ Vàng ông: vàng ươm, vàng tươi, vàng hoe, vàng sẫm, vàng vàng,...

+ Đen nhánh: đen láy, đen giòn, đen sì, đen kịt, đen thui.

+ Đỏ hồng: đỏ tươi, đỏ chót, đỏ ửng, đỏ rực, đỏ hoe, đỏ sẫm, đo đỏ,...

b) Đặt câu với một từ vừa tìm được.

  • GV nhận xét, khen ngợi HS; giúp HS sửa câu (nếu có lỗi).

- HS làm việc cá nhân để hoàn thành BT, viết vào VBT.

  • HS lên trình bày:

+ vang tươi, vàng ươm, vàng hoe...

+ đen nhánh, đen láy.....

+ đỏ tươi, đỏ chót,....

- Đại diện các nhóm nhận xét.

– HS viết câu vào VBT.

Một số HS đọc câu đã đặt; GV chiếu bài làm của HS hoặc viết nhanh câu lên bảng. Một số HS khác nêu ý kiến.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong HKI để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và vận dụng bài học vào tực tiễn cho học sinh.

+ Cho HS quan sát video một số hình ảnh, HS ghi từ diễn tả màu sắc hình ảnh đó.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS quan sát video.

+ Trả lời các câu hỏi

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

Bài 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc trôi chảy các bài tập đọc, HTL các bài trong học kì I.

- Đọc hiểu câu chuyên Cây sồi và đám sậy. HS đọc trôi chảy, hiểu nội dung bài

đọc. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi sức mạnh của cộng đồng.

- Ôn luyện về từ có nghĩa trái ngược nhau. HS nhận biết được các từ có nghĩa

trái ngược nhau, liên hệ để hiểu thêm bài đọc.

- Ôn luyện về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. HS nhận biết được

các kiểu câu.

- Phát triển năng lực văn học: Hiểu được nội dung của câu chuyện “ đoàn kết tạo nên sức mạnh”.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách trả lời của bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện đọc và HTL.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Chỉ ra các từ chỉ màu sắc trong câu sau: Em mặc chiếc áo trắng tinh, tung tăng bước đến trường.

+ Câu 2: Chỉ ra các từ chỉ hoạt động trong câu sau: Ngày khai trường thật vui, các bạn reo hò, chạy nhảy khắp nơi, lá cờ đỏ tung bay vẫy gọi.

+ Câu 3: Em hãy đặt câu với từ chỉ màu sắc.

+ GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Câu 1: trắng tinh

+ Câu 2: đỏ

+ Câu 3: Hoa phượng nở đỏ thắm.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ HS đọc trôi chảy các bài tập đọc.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng và học thuộc lòng

- Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Tốc dộc đọc khoảng 70 tiếng/phút.

- Thuộc lòng các bài thơ: Mùa thu của em, Thả diều, Hai bàn tay em, Quạt cho bà ngủ, Bận, Cải cầu ( SGK 3 tập 1).

- GV gọi tên các em đọc bài

- Nhận xét, sửa sai.

2.2 HĐ 2: Đọc hiểu và luyện tập

2.2.1. Luyện đọc thành tiếng truyện “Cây sồi và đám sậy”

– GV giới thiệu tranh minh hoạ truyện:

Đây là câu chuyện về một cây sối cao lớn

nhưng đơn độc và đám sậy nhỏ bé nhưng có bạn bè luôn sát cánh bên nhau. Các em hãy đọc để biết câu chuyện diễn biến thế nào nhé!

– GV đọc mẫu câu chuyện; kết hợp giải nghĩa các từ ngữ khó, sậy, lực lưỡng, đơn độc.

- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn truyện.

Cả lớp đọc lại truyện (đọc nhỏ).

2.2.2. Trả lời câu hỏi

– GV nêu YC: HS trả lời các BT 1, 2 sau bài đọc.

– GV treo bảng phụ (giấy) viết sẵn BT (hoặc sử dụng SGK điện tử).

  • Đáp án:

(1) Ghép đúng để được các cặp từ ngữ nói lên những đặc điểm trái ngược nhau

giữa cây sồi với đám sậy:

- Đáp án: a —

-3; b-1; c-2.

vào bảng con.

Cây sồi

Đám sậy

- lực lưỡng

  • yếu ớt

- cao lớn

- bé nhỏ

  • đơn độc
  • quây quần

(2) Vì sao đám sậy yếu ớt có thể đứng vững trước cơn bão? (BT 2)

GV nhận xét, chốt đáp án đúng: Đám sậy yếu ớt đứng vững trước cơn bão vì

chủng quây quần bên nhau, dựa vào nhau. / Đám sậy yếu ớt quây quần bên nhau

nên bão không thể quật đổ.

- HS chuẩn bị 2 phút.

  • HS đọc trước lớp.
  • HS nhận xét cách đọc của bạn.

- HS quan sát.

- HS lắng nghe.

  • HS đọc nối tiếp.
  • Cả lớp đọc nhỏ
  • HS làm việc độc lập (tự đọc đề và hoàn thành BT).

HS làm bài vào VBT: nối các từ chỉ đặc điểm trái ngược nhau thành cặp,

- Một số HS báo cáo bằng một trong các hình thức sau: ghép các thẻ tử thành

3 cặp tử có ý nghĩa trái ngược nhau / nối các từ thành 3 cặp tử có nghĩa trái ngược

nhau / hỏi – đáp “xì điện”: HS 1 đọc một từ – HS 2 đọc nhanh tử chỉ đặc điểm trái

ngược với từ đó.

  • HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào VBT.
  • Một số HS trả lời CH; HS khác nêu ý kiến.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ HS nhận diện đúng mẫu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?

- Cách tiến hành:

  • GV cho HS đọc YC bài 3
  • GV cho HS nêu cách sử dụng từng mẫu câu.
  • GV cho HS làm bài vào vở.

(3) Xếp câu vào nhóm thích hợp (BT 3)

— GV nêu YC: HS làm BT 3 trong SGK.

- GV treo bảng phụ (giấy) viết sẵn BT (hoặc sử dụng SGK điện tử)

Đáp án: a − 3; b − 2; c − 1.

- GV nhận xét, sửa sai

- HS đọc

- HS nêu trước lớp.

– HS làm việc độc lập (tự đọc đề và hoàn thành BT), làm vào VBT.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi ghép hình và từ có đặc điểm trái ngược nhau.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặt dò bài về nhà.

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- HS tham gia chơi.

+ HS trao đổi, nhận xét cùng GV.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

Bài 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc trôi chảy các bài tập đọc, HTL các bài trong học kì I.

- Nhận biết được biện pháp tu từ so sánh. HS nhận ra những sự vật được so sánh với nhau, đặt được câu có hình ảnh so sánh.

- Phát triển năng lực văn học: Đặt được câu có hình ảnh so sánh.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Đọc trôi chảy, diễn cảm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được biện pháp tu từ so sánh vào bài làm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung làm việc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, tự làm bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video về cây gạo mùa xuân trên Youtube.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát video.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.

Ôn luyện về biện pháp tu từ so sánh. HS nhận ra những sự vật được so sánh với

nhau, đặt được câu có hình ảnh so sánh.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Kiểm tra đọc

- : Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 20% số HS trong lớp.

2.2. Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn (BT 2)

- GV nêu YC: HS đọc BT 2 trong SGK

- GV mời một số HS giới thiệu về bản thân, nói về công việc của em đã chuẩn bị đi khai giảng theo dàn ý.

- GV treo bảng phụ (giấy) viết sẵn BT (hoặc sử dụng SGK điện tử).

- Mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét tuyên dương.

Đáp án:

Câu

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

1

Cây gạo

như

một tháp đèn khổng lồ

2

Hàng ngàn bông hoa

hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi

3

Hàng ngàn búp nõn

hàng ngàn ánh nến xanh

4

Những cánh hoa đỏ rực

như

chong chóng trong

- HS lần lượt đọc.

  • HS làm việc độc lập (tự đọc đề và hoàn thành BT).

giảng theo dàn ý.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết đặt được câu có hình ảnh so sánh.

- Cách tiến hành:

3.1 HĐ 3: Tìm từ ngữ thích hợp với ô trống để tạo thành câu văn có hình ảnh so sánh.

- GV nêu YC: HS làm BT 3 trong SGK.

  • VD:

a) Mặt Trời đỏ rực như một quả cầu lửa.

b) Trên trời, mây trắng như những tảng bông lớn.

c) Dòng sông mềm mại như chiếc khăn quàng bằng lụa.

d) Những vì sao lấp lánh như trăm nghìn đôi mắt nhấp nháy,

  • HS làm việc độc lập (tự đọc đề và hoàn thành BT).
  • HS tiếp nối nhau đọc câu văn mình đặt.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV YC HS đặt câu có hình ảnh so sánh

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS quan sát hình

- HS cùng trao đổi trong nhóm 2

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐỀ:

Bài 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc trôi chảy các bài tập đọc, HTL các bài trong học kì I.

– Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Bé út của nhà.

– Ôn luyện về dấu hai chấm. HS xác định được tác dụng của dấu hai chấm trong

mỗi câu.

- Phát triển năng lực văn học: Viết đúng chính tả bài thơ Bé út của nhà.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Đọc trôi chảy, diễn cảm, viết đúng chính tả.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được tác dụng của dấu hai chấm trong mỗi câu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung làm việc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, tự làm bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem hình

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát hình nêu tựa bài rồi đọc.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.

+ Viết đúng chính tả bài thơ Bé út của nhà.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Kiểm tra đọc

- Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 20% số HS trong lớp.

2.2. Viết chính tả bài thơ Bé út ở nhà.

Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

– GV nêu nhiệm vụ và đọc mẫu bài thơ Bé út của nhà.

– Cả lớp đọc bài thơ, viết nháp những từ ngữ các em dễ viết sai chính tả.

- GV hướng dẫn cách trình bày bài thơ lục bát.

2.3. Hướng dẫn học sinh viết bài

GV đọc cho HS viết. Có thể đọc từng dòng thơ hoặc từng cụm từ. Mỗi dòng thơ

(cụm từ) đọc 2 lần. Khi HS viết xong, GV đọc lại toàn bài thơ 1 lần để HS rà soát.

2.4. Sửa bài

HS tự sửa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối

bài chính tả). GV chữa 5 – 7 bài. Có thể chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp

quan sát, nhận xét bài về các mặt: nội dung, chữ viết, cách trình bày,

- HS lần lượt đọc.

  • HS làm việc độc lập.
  • HS làm việc độc lập.
  • HS làm việc độc lập.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết sử dụng dấu hai chấm

- Cách tiến hành:

3.1 HĐ 3: Ôn luyện về dấu hai chấm

– GV hướng dẫn HS cách thực hiện BT (đánh dấu Ý vào mỗi ô trống để xác định

tác dụng của dấu hai chấm).

- GV treo bảng phụ (giấy) viết sẵn BT (hoặc sử dụng SGK điện tử).

– Đáp án:

+ Câu a: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận liệt kê.

+ Câu b: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận giải thích.

+ Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận liệt kê.

− 1 HS đọc YC của BT 3, đọc nội dung các câu văn.

  • HS làm việc độc lập (tự đọc đề và hoàn thành BT).

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV YC HS nêu tác dụng của dấu hai chấm.

- GV chiếu lên màn hình.

1. Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là luyx tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

2. Hé mắt nhìn: không có gì lạ cả.

- HS đọc và nói nhanh

- HS cùng trao đổi trong nhóm 2

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------------

CHỦ ĐỀ:

Bài 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 5)

1. Năng lực đặc thù:

- Dựa vào sơ đồ gợi ý, thực hiện 5 bước của bài nói. Xác định đúng của đề tài, tìm được ý chính, sắp xếp các ý. Sau đó thực hiện nói theo dàn ý đã sắp xếp, có thể tự điều chỉnh theo góp ý của bạn để hoàn thiện theo câu chuyện của mình;

- Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt trong khi kể chuyện.

- Lắng nghe bạn nói, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.

- Biết trao đổi cùng bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

- Phát triển năng lực văn học: Thể hiện được các chi tiết thú vị trong câu chuyện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, kể được câu chuyện theo yêu cầu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể chuyện biết kết hợp cử chỉ hành động, diễn cảm,...

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện của bạn và của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong bài học kể chuyện.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, kể chuyện theo yêu cầu.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV mở Video kể chuyện của một HS trên khác trong lớp, trường hoặc Youtube .

- GV cùng trao đổi với HS về cách kể chuyện, nội dung câu chuyện để tạo niềm tin, mạnh dạn cho HS trong giờ kể chuyện

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát video.

- HS cùng trao đổi với Gv về nội dung, cách kể chuyện có trong vi deo, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu từ câu chuyện để rút ra kinh nghiệm cho bản thân chuẩn bị kể chuyện.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Dựa vào sơ đồ gợi ý, thực hiện 5 bước của bài nói. Xác định đúng của đề tài, tìm được ý chính, sắp xếp các ý. Sau đó thực hiện nói theo dàn ý đã sắp xếp, có thể tự điều chỉnh theo góp ý của bạn để hoàn thiện theo câu chuyện của mình;

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hướng dẫn kể chuyện.

- GV giới thiệu cho HS biết về 5 bước cần làm cho một bài nói hay. Em cần chú ý thực hiện.

Kể chuyện Chuột túi làm anh.

2.2. Học sinh xây dựng câu chuyện của mình theo sơ đồ.

- GV hướng dẫn học sinh ghi ra giấy nháp các nội dung theo 5 bước trên.

- GV mời một số HS kể câu chuyện theo dàn ý.

GV giới thiệu tranh minh hoạ vẽ chuột túi bố, chuột túi mẹ, chuột túi anh và chuột túi em. Chuột túi em nằm trong chiếc túi ở trước bụng mẹ.

*GV viết lên bảng một số từ ngữ khó, mời 1 HS đọc, sau đó cả lớp đọc, GV giải

nghĩa: chuột túi, vòi sữa, nhảy lóc cóc.

2.2. Nghe – kể chuyện

– GV cho HS quan sát tranh và nghe kể (GV kế hoặc xem video): giọng kể vui,

thong thả.

– GV kể lần 1, dừng lại, YC cả lớp quan sát tranh, đọc thầm lại các CH gợi ý dưới

tranh. Sau đó kể tiếp lần 2, lần 3. Dưới đây là nội dung câu chuyện:

Chuột túi làm anh

1. Có một chú chuột tủi bé nhỏ sống trong chiếc túi da trước bụng mẹ. Chiếc

tủi giống như một căn phòng nhỏ, có tới bốn vòi sữa mẹ và ấm ơi là ấm.

2. Một hôm, chuột tủi nhỏ nghe bố nói:

- Con sắp có em đấy. Con có thích không?

- Em bé ạ? — Chuột túi nhỏ reo lên. – Nhưng túi của mẹ chỉ đủ cho một mình

con, vậy em bé sẽ ngủ ở đâu hả bố?

– Con đã là anh rồi thì con sẽ nhường chỗ cho em bé, đúng không nào?

Nghe bố nói thế, chuột túi nhỏ chẳng thích tí nào. Như thế là chú sắp phải

rời xa cái nôi êm ấm, bước xuống mặt đất và nhảy lóc cóc, lóc cóc theo bố mẹ.

3. Cuối cùng, cũng đến ngày em bé ra đời. Em nhỏ xíu và vô cùng đáng yêu.

Chuột túi nhỏ vô cùng tự hào vì mình đã có một cậu em trai. Gặp ai, chú cũng hớn

hở khoe: “Tôi có em rồi đấy! Tôi có em rồi đấy!”,

4. Thế rồi, chẳng cần bố mẹ nói câu nào, chú tự nhảy ra khỏi túi, nhường cái

nội êm ấm cho em trai bé bỏng.

Theo sách 365 chuyện kể mỗi ngày

2.3. Trả lời câu hỏi

– GV nêu từng CH cho HS trả lời (nhanh):

a) Chuột túi nhỏ sống ở đâu? Nơi ở đó có gì đặc biệt? (Chú chuột túi nhỏ sống ở

trong một cái túi trước bụng mẹ. Chiếc túi giống như một căn phòng nhỏ, có tới 4

vòi sữa mẹ và ấm ơi là ấm.).

b) Khi nghe bố báo tin vui, thái độ của chuột túi nhỏ thế nào? (Khi nghe chuột

túi bố báo tin sắp có em bé, chuột túi nhỏ rất vui.).

c) Vì sao sau đó chuột túi nhỏ không vui? (Sau đó, chuột túi con không vui vì chú

nghĩ mình sắp phải nhường chỗ nằm ấm áp cho em bé / ... vì chú sắp phải rời xa cái

nôi êm ấm, bước xuống mặt đất và nhảy lóc cóc theo bố mẹ.).

d) Chuột túi nhỏ tự hào như thế nào khi em bé ra đời? (Chuột túi nhỏ vô cùng tự

hào vì mình đã có một cậu em trai nhỏ xíu và vô cùng đáng yêu. Gặp ai, chú cũng

hớn hở khoe: “Tôi có em rồi đấy! Tôi có em rồi đấy!”).

e) Vì sao chẳng cần đợi bố mẹ nói, chuột túi nhỏ tự nhường chỗ cho em? (Chẳng

cần đợi bố mẹ nói, chuột túi nhỏ tự nhường chỗ cho em vì chú rất yêu em.).

ản để chuyền trước lớp

Một vài HS khá, giỏi tiếp nối nhau dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi thi kể

lại mẫu chuyển trên. GV khuyến khích HS kể sinh động, biểu cảm, kết hợp lời kể

với cử chỉ động tác

GÌ. Câu chuyện này khen ai, khen về điều gì? (Câu chuyện khen chú chuột túi

nhỏ yêu em, tự giác nhường chỗ nằm êm ẩm cho em.).

– GV khen ngợi những HS nhớ câu chuyện, kể to rõ, tự tin, sinh động, biểu cảm.

- GV nhận xét tuyên dương.

- HS quan sát 5 bước chuẩn bị và lắng nghe GV hướng dẫn.

- Học sinh ghi ra giấy nháp các nội dung theo 5 bước trên.

– 1 HS đọc YC của BT 1 và các CH gợi ý.

  • Cả lớp đọc thầm lại các CH.

- Một số HS kể chuyện Chuột túi làm anh theo dàn ý.

- Mời HS khác nhận xét.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết sử dụng dấu chấm

- Cách tiến hành:

3.1 HĐ 2: Ôn luyện về dấu chấm

-Điền dấu chấm vào đoạn văn (BT 2)

GV nêu YC: HS làm BT 2 trong SGK.

– GV treo bảng phụ (giấy) viết sẵn BT (hoặc sử dụng SGK điện tử).

Chuột tủi có chân sau khoe, bàn chân dài và hẹp. Khi di chuyển chậm,

chủng đi bằng bốn chân. Khi cần tăng tốc, chủng sẽ nhảy vọt bằng hai chân sau.

Chúng có thể nhảy xa tới 9 mét chỉ với một lần bật chân. Chiếc đuôi to giúp chúng

giữ thăng bằng.

Theo sách Thế giới động vật

− 1 HS đọc YC của BT 2, đọc nội dung các câu văn.

  • HS làm việc độc lập (tự đọc đề và hoàn thành BT).

-HS nối kết quả làm bài, Chốt lại đáp án đúng:

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV YC HS nêu tác dụng của dấu chấm.

- GV chiếu lên màn hình.

1. Thỏ thường được biết đến một cách trìu mến với tên vật nuôi ở nhà hoặc, đặc biệt khi ám chỉ thỏ con đã thuần hóa trước đây, từ để chỉ thỏ trưởng thành là "coney" hoặc "cony", trong khi "rabbit" để chỉ thỏ con

2. Voi châu Phi có tai lớn và lưng lõm còn voi châu Á có tai nhỏ và lưng lồi hoặc ngang đặc điểm nổi bật của tất cả các loài voi bao gồm cái vòi dài, cặp ngà lớn, vạt tai lớn, bốn chân to và làn da dày nhưng nhạy cảm

- HS đọc và đặc dấu chấm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ:

Bài 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc trôi chảy các bài tập đọc, HS hiểu bài đọc, trả lời được các CH.

– Đọc hiểu nội dung văn bản Ông Mạc Đĩnh Chi.

– Ôn luyện về dấu hai chấm. HS xác định được tác dụng của dấu hai chấm trong

mỗi câu.

- Phát triển năng lực văn học: Đọc và hiểu nội dung văn bản.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Đọc trôi chảy, diễn cảm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe, trao đổi với bạn về nội dung làm việc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ lắng nghe, tự đọc.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Đánh giá kết quả học tập ở bài học trước.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS xem hình

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS quan sát hình nêu tựa bài rồi đọc.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, HTL của HS.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Kiểm tra đọc

- Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 20% số HS trong lớp.

2.2. Đọc bài Mạc Đĩnh Chi

HĐ: Đánh giả kĩ năng đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt.

GV nêu YC của BT: HS đọc thầm truyện Ông Mạc Đĩnh Chi, đánh dấu ý vào

ở trống trước câu trả lời dùng, sau đó làm các BT khác. Nhắc HS; Lúc đầu tạm dũng

bút chì để đánh dấu. Làm bài xong, kiểm tra, rà soát lại kết quả mới đánh dấu chính

thúc bằng bút mực,

Ở những nơi khó khăn, không có điều kiện phô tô đề, HS chỉ cần ghi vào giấy

kiểm tra số TT câu hỏi và ô trống mình chọn. VD, trả lời câu hỏi TNKQ trong bài

kiểm tra thử: Câu a; ô 1, Câu bị ô 3, Câu cô 1...

HS tự làm bài. Cuối tiết học, GV chiếu lên bảng bài làm của 1 – 2 HS để nhận

xét, Đáp án:

CH 1: Ghép ỷ ở bên A phù hợp với mỗi đoạn ở bên B:

A

a) Mạc Đĩnh Chi chăm học, thành tài.

b) Mạc Đĩnh Chi đi sứ.

c) Hoàn cảnh gia đình Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ.

Đáp án: a − 2; b−3; c−1

1) Đọan 1

2) Đọan 2

3) Đọan 3

CH 2: Đánh dấu v vào ô trống trước câu trả lời đúng:

a) Câu chuyện Mạc Đỉnh Chi đi sứ nói lên điều gì về ông?

Sự cần cù của Mạc Đĩnh Chi.

Tài năng của Mạc Đĩnh Chi.

Sự ham học của Mạc Đĩnh Chi

b) Vì sao vua quan nhà Nguyên gây cho sứ bộ nước ta rất nhiều khó khăn?

Vì họ chưa quên chuyện ba lần bị quân dân ta đánh bại.

Vị họ muốn thử thách trí thông minh của Mạc Đĩnh Chỉ.

Vì họ muốn tặng Mạc Đĩnh Chi danh hiệu “Lưỡng quốc Trung nguyên".

c) Chi tiết nào thể hiện sự nể phục của vua quan nhà Nguyên đối với Mạc Đình Chữ

Sứ bộ đã vượt qua mọi thử thách.

Vua nhà Nguyên tặng ông một bài thơ.

Vua nhà Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trung nguyên”

CH 3: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ. VD:

+ Mạc Đĩnh Chi thật là vất vả!

+ Thương ông Mạc Đĩnh Chi quá!

b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi. VD:

+ Mạc Đĩnh Chi thật là chăm chỉ!

+ Mạc Đĩnh Chi chăm chỉ quá!

c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi. VD:

+ Ông Mạc Đĩnh Chi thật thông minh!

+ Ông Mạc Đĩnh Chi tài giỏi quá!

- HS lần lượt đọc.

  • HS làm việc độc lập.
  • HS làm việc độc lập.
  • HS làm việc độc lập.

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Biết sử dụng dấu hai chấm

- Cách tiến hành:

3.1 HĐ 3: Ôn luyện về dấu hai chấm

– GV hướng dẫn HS cách thực hiện BT (đánh dấu Ý vào mỗi ô trống để xác định

tác dụng của dấu hai chấm).

- GV treo bảng phụ (giấy) viết sẵn BT (hoặc sử dụng SGK điện tử).

– Đáp án:

+ Câu a: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận liệt kê.

+ Câu b: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận giải thích.

+ Câu c: Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận liệt kê.

− 1 HS đọc YC của BT 3, đọc nội dung các câu văn.

  • HS làm việc độc lập (tự đọc đề và hoàn thành BT).

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

CH 3: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:

a) Về hoàn cảnh khó khăn của ông Mạc Đĩnh Chi thuở nhỏ. VD:

+ Mạc Đĩnh Chi thật là vất vả!

+ Thương ông Mạc Đĩnh Chi quá!

b) Về đức tính chăm chỉ của ông Mạc Đĩnh Chi. VD:

+ Mạc Đĩnh Chi thật là chăm chỉ!

+ Mạc Đĩnh Chi chăm chỉ quá!

c) Về tài năng của ông Mạc Đĩnh Chi. VD:

+ Ông Mạc Đĩnh Chi thật thông minh!

+ Ông Mạc Đĩnh Chi tài giỏi quá!

- HS đọc và nói nhanh

- HS cùng trao đổi trong nhóm 2

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ:

Bài 10: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I ( tiết 7)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết được đoạn văn: kể lại một lần làm việc nhà được bố mẹ khen, tả một đồ dùng một đồ dùng hoc tập hoặc một đồ vật khác( con heo đất, con gấu bông,cái diều, cho em biết em yêu thích nhân vật nào trong một câu chuyện em đã đọc và vì sao em yêu thích nhân vật đó).... Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

- Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Phát triển năng lực văn học: Biết kể lại một sự việc đã từng chứng kiến, tham gia, bày tỏ được cảm xúc của mình khi chứng kiến, tham gia sự việc đó.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, luyện tập viết đúng, đẹp và hoàn thành.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết nhận xét, trao đổi về cách viết chính tả của bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ luyện viết, rèn tính cẩn thận, óc thẩm mỹ khi viết chữ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức nghe hát : Đồ dùng học tập https://www.youtube.com/watch?v=Cy7hS1f8bQE

- GV cùng trao đổi về nội dung bài hát

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Biết trình bày được đoạn văn kể về việc chuẩn bị đi khai giảng của mình để trao đổi với bạn trong nhóm và trước lớp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Chuẩn bị viết bài.

Viết một đoạn văn tả một đồ dùng một đồ dùng hoc tập hoặc một đồ vật khác( con heo đất, con gấu bông,cái diều).

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc gợi ý và ghi nhớ các bước viết một bài văn theo quy tắc bàn tay.

- GV mời cả lớp thảo luận nhóm 2 theo bước 1, 2 trong quy tắc.

Graphical user interface, text, application

Description automatically generated

- GV mời các nhóm trình bày.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, trao đổi.

- GV nhận xét, bổ sung.

- 1-2 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát, đọc gợi ý quy tắc bàn tay.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, trao đổi thêm

3. Luyện tập.

- Mục tiêu:

+ Viết được đoạn văn tả một đồ dùng một đồ dùng hoc tập hoặc một đồ vật khác( con heo đất, con gấu bông,cái diều,. Đoạn văn mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp.

+ Biết sử dụng dấu câu phù hợp.

- Cách tiến hành:

3.1. Viết đoạn tả một đồ dùng một đồ dùng hoc tập hoặc một đồ vật khác( con heo đất, con gấu bông,cái diều.

- GV mời HS viết vào vở ôli.

- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.

3.2. Giới thiệu đoạn văn.

- GV mời một số HS đọc kết quả bài làm của mình trước lớp.

- GV mời HS nhận xét

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV thu một số bài chấm và nhận xét cung cả lớp.

- HS viết bài vào vở ôli.

- 1-3 HS đọc bài viết của mình trước lớp

- các HS khác nhận xét

- HS nộp vở để GV chấm bài.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Đồ dùng bé yêu”. https://youtu.be/uhlSlA_APms

+ Cho HS lắng nghe bài hát.

+ Cùng trao đổi nội dung bài hát với HS.

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhận xét tiết học, dặn dò bài về nhà.

- HS lắng nghe bài hát.

- Cùng trao đổi với GV về nhận xét của mình về nội dung bài hát.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................