Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách ctst tuần 15

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách ctst tuần 15

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách ctst tuần 15

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 4: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Tuần: 15 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia thi tìm hiểu về truyền thống quê hương

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Gây quỹ thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo

+ Chơi trò chơi “Tôi có thể…”

+ Trả lời câu hỏi

+ Gây quỹ thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Viết thư xin tài trợ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau chủ đề này, HS:

• Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong cộng đồng.

• Tham gia được một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức.

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các hoạt động tình nguyện, nhân đạo

và ra quyết định tham gia vào hoạt động phù hợp.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và tham gia tích cực vào một số

hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

– Giấy nhớ, bảng nhóm/giấy A0, Phiếu đánh giá.

– Một số tình huống ứng xử khi thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

2. Đối với học sinh

SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

– Giấy màu/giấy trắng, que tre, gỗ hoặc ống hút, cuộn chi, bút viết, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán;

– Tranh/ảnh về các hoạt động tình nguyện, nhân đạo ở địa phương;

– Sách, truyện, quần áo cũ, giấy, báo cũ, vỏ hộp,...

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẨN 15 – TIẾT 1: Tham gia thi tìm hiểu về truyền thống quê hương

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV chủ nhiệm ổn định tổ chức lớp và quản lí HS khi Tổng phụ trách Đội hoặc Liên đội trưởng tổ chức nghỉ lễ chào cờ và thông báo thể lệ cuộc thi.

- GV tổ chức cho HS toàn trường thi trò chơi giải câu đố về một số truyền thống quê hương.

GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập chung chú ý trả lời câu hỏi, tuyên dương bạn.

-> truyền thống lúa nước lâu đời

-> nhắc nhở hs truyền thống tôn sư trọng đạo

=> truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn

- GV giới thiệu về một truyền thống địa phương (nghệ thuật, ẩm thực, nghề truyền thống, lễ hội,…)

+ Gò Vấp có Làng nghề truyền thống đúc lư đồng An Hội, có 3 địa chỉ đỏ trên địa bàn: Đình Thông Tây Hội, Chùa An Lạc, Miếu Nổi.

- HS ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe.

- Câu đố số 1:

Cái gì nền đỏ

Giữa có sao vàng

Khắp nước Việt Nam

Đâu đâu cũng có

Đáp án: Lá cờ

Câu đố số 2:

Cái gì nho nhỏ

Hạt nó nuôi người

Chín vàng nơi nơi

Dân làng đi gặt

Đáp án: Cây lúa

Câu đố số 3:

Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất thân nhau
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?
Đáp án: Bảng và phấn; giấy và bút.

Câu đố số 4:

Ai nơi hải đảo biên cương
Diệt thù, giữ nước coi thường hiểm nguy?

Câu trả lời: Chú bồ đội

- HS lắng nghe

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 4: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Tuần: 15 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau chủ đề này, HS:

• Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong cộng đồng.

• Tham gia được một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức.

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các hoạt động tình nguyện, nhân đạo

và ra quyết định tham gia vào hoạt động phù hợp.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và tham gia tích cực vào một số

hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

– Giấy nhớ, bảng nhóm/giấy A0, Phiếu đánh giá.

– Một số tình huống ứng xử khi thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

2. Đối với học sinh

SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

– Giấy màu/giấy trắng, que tre, gỗ hoặc ống hút, cuộn chi, bút viết, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán;

– Tranh/ảnh về các hoạt động tình nguyện, nhân đạo ở địa phương;

– Sách, truyện, quần áo cũ, giấy, báo cũ, vỏ hộp,...

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Tôi có thể”

Mục tiêu: Tạo tâm thế và hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn, mỗi vòng khoảng 8 – 10 em. Mỗi vòng dùng một quả bóng nhỏ. HS cùng nhau hát các bài hát và chuyền bóng cho bạn, bạn nào nhận được bóng thì sẽ nói: “Tôi có thể đá cầu/vẽ/hát” (gắn với một sở thích hoặc khả năng của em đó). Sau đó, bóng lại được tiếp tục chuyền cho các bạn khác trong vòng tròn và nhóm tiếp tục hát và chơi đến khi kết thúc bài hát.

- Sau khi kết thúc trò chơi, GV cho HS ở các nhóm nêu lại những khả năng mà mình chia sẻ với các bạn trong nhóm .

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển tiếp sang hoạt động 2.

Hoạt động 5: Gây quỹ thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo

Mục tiêu:

- Gây quỹ thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc nhiệm vụ 1 của hoạt động 5 trong sgk, cho cả lớp nghe và kiểm tra HS đã hiểu nhiệm vụ chưa

- GV tổ chức cho HS cả lớp cùng trao đổi 2 vấn đề:

+ Chúng ta gây quỹ để làm gì? (Mục tiêu gây quỹ?)

+ Chúng ta có thể làm những cách nào để gây quỹ hoạt động từ thiện?

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đề xuất cách gây quỹ thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

- GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

Các nhóm khác nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động thảo luận nhóm.

Hoạt động 3: luyện tập – vận dụng

Mục tiêu: HS liên hệ với bản thân, chia sẻ việc làm của mình trước lớp.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ những việc mình đã quyên góp, ủng hộ

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những việc mình đã làm.

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động: Ý nghĩa của hoạt động tình nguyện, nhân đạo:

  • Lan toả yêu thương.
  • Chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.
  • Tiếp thêm sức mạnh, nâng đỡ họ về mặt tinh thần, tạo cho họ niềm tin về một tương lai tươi sáng để tiếp tục vượt qua khó khăn.
  • Góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp, một xã hội văn mình, đời sống con người được ấm no, hạnh phúc.

- GV tổng kết và nhắc HS những điều cần chuẩn bị cho tiết Sinh hoạt lớp “Báo cáo kết quả gây quỹ từ thiện.”

- HS lắng nghe luật chơi

- HS chơi trò chơi nhiệt tình

- HS chia sẻ khả năng trước lớp

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

- HS đọc và nắm rõ yêu cầu của GV

- HS suy nghĩ, trả lời

- HS hoạt động nhóm, suy nghĩ đưa ra câu trả lời.

- HS báo cáo kết quả trước lớp

Câu 1. Mục tiêu gây quỹ: ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung.

Câu 2. Cách gây quỹ:

  • Thu gom và bán giấy, báo, đồ chơi cũ.
  • Làm đồ thủ công và nhờ bố mẹ, anh chị bán hộ.
  • Tiết kiệm tiền tiêu vặt, tiền ăn sáng,...
  • Xin tài trợ từ bố mẹ, người thân, ban phụ huynh hoặc một số mạnh thường quân mà em biết.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau nghe

- HS xung phong chia sẻ trước lớp

- HS lắng nghe nhận xét.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 4: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Tuần: 15 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Sau chủ đề này, HS:

• Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành viên trong cộng đồng.

• Tham gia được một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức.

1. Phẩm chất:

- Phẩm chất nhân ái: Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

*Năng lực đặc thù:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các hoạt động tình nguyện, nhân đạo

và ra quyết định tham gia vào hoạt động phù hợp.

- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Lập kế hoạch và tham gia tích cực vào một số

hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp

- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

– Giấy nhớ, bảng nhóm/giấy A0, Phiếu đánh giá.

– Một số tình huống ứng xử khi thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

2. Đối với học sinh

SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3;

– Giấy màu/giấy trắng, que tre, gỗ hoặc ống hút, cuộn chi, bút viết, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán;

– Tranh/ảnh về các hoạt động tình nguyện, nhân đạo ở địa phương;

– Sách, truyện, quần áo cũ, giấy, báo cũ, vỏ hộp,...

- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 6: Viết thư xin tài trợ

Mục tiêu: Viết thư xin tài trợ

Cách tiến hành:

- GV gọi hs đọc nhiệm vụ của hoạt động 6 trong SGK trang 42 và diễn đạt lại nhiệm vụ theo ý hiểu của mình.

- GV tổ chức cho HS viết thư xin tài trợ: hãy suy nghĩ về điều em mong muốn khi viết thư, sau đó chọn trong những người em nghĩ rằng sẽ giúp em thực hiện mong muốn đó tốt nhất và viết thư của em. Hãy trang trí cho bức thư thật đẹp và tình cảm.

- GV gợi ý nội dung bức thư:

+ Giới thiệu về bản thân hoặc nhóm của em

+ Giới thiệu về chương trình tình nguyện, nhân đạo mà các em sẽ tham gia tổ chức.

+ Kêu gọi tài trợ.

+ Cảm ơn nhà tài trợ.

- GV yêu cầu HS về nhà, gửi bức thư mình đã viết và nhớ liên lạc với người mình gửi thư.

Hoạt động 7: Báo cáo kết quả gây quỹ từ thiện

Mục tiêu: HS báo cáo kết quả rèn luyện tuần học trước

Cách tiến hành:

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả rèn luyện tuần học trước, khen ngợi các em đã tiến bộ, làm tốt, động viên các em cần cố gắng hơn trong tuần tới về các mặt học tập, tham gia sinh hoạt chung, giữ gìn nền nếp. Không gây áp lực cho HS.

- GV tổ chức cho HS tập hợp và bán giấy, báo cũ, vỏ họp,.. GV theo dõi, giám sát HS trong quá trình thực hiện.

- GV tổ chức cho HS đóng góp kinh phí từ hoạt động các em thu được vào quỹ tiết kiệm và kinh phí của các nhà tài trợ mà các em đã viết thư kêu gọi tài trợ.

- GV tổng kết quỹ và tổng kết hoạt động.

- HS đọc nhiệm vụ của hoạt động 6 trong SGK trang 42

- HS trao đổi và nói về yêu cầu của nhiệm vụ trước lớp.

- HS lắng nghe

- HS viết thư

HS báo cáo kết quả rèn luyện tuần học trước

HS tập hợp và bán giấy, báo cũ, vỏ họp,

HS đóng góp kinh phí từ hoạt động các em thu được vào quỹ tiết kiệm và kinh phí của các nhà tài trợ mà các em đã viết thư kêu gọi tài trợ.

Lớp trưởng cùng HS cả lớp tổng kết số tiền đã gây quỹ được.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………………