Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách ctst tuần 14

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách ctst tuần 14

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách ctst tuần 14

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 4: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Tuần: 14 Ngày soạn:

Tiết: 1 Ngày dạy:

- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Sân khấu hoá một truyền thống tiêu biểu của quê hương em

- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:

+ Xác định những hoạt động tình nguyện, nhân đạo em có thể tham gia.

+ Tìm hiểu về cách ứng xử thân thiện khi tham gia các hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo của nhà trường, địa phương.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

-Phẩm chất nhân ái: Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với bạn để xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động của chủ đề; tập luyện để có tiết mục tốt.

-Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các hoạt động tình nguyện, nhân đạo và ra quyết định tham gia vào hoạt động phù hợp.

-Năng lực thiết kế và tố chức hoạt động: Lập kế hoạch và tham gia tích cực vào một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

*Năng lực đặc thù:

-Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành vỉên trong cộng đồng.

-Tham gia được một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

-Giấy nhớ, bảng nhóm/giấy AO, Phiếu đánh giá;...

-Một số tình huống ứng xử khi thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

2. Đối với học sinh

-SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

  • Giấy màu/giấy trắng, que tre, gỗ hoặc ống hút, cuộn chỉ, bút viết, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán;

-Tranh/ảnh về các hoạt động tình nguyện, nhân đạo ở địa phương;

-Sách, truyện, quán áo cũ, giấy, báo cũ, vỏ hộp,...

-Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TUẦN 14 – TIẾT 1: THAM GIA GIỜ SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

-GV tổ chức cho HS tham gia giờ Sinh hoạt dưới cờ “Sân khâu hoá một truyền thống tiêu biểu của quê hương em” theo kế hoạch của nhà trường.

-GV tổ chức cho HS tham gia biểu diễn các vở kịch về truyền thống quê hương theo đăng kí.

-GV nhắc nhở HS cổ vũ cho các bạn tham gia biểu diễn và ghi lại cảm xúc của mình về truyền thống quê hương.

-GV đề nghị HS sau buổi chào cờ có thể chia sẻ cảm xúc của mình về truyền thống quê hương với các bạn và người thân.

- HS tham gia giờ Sinh hoạt dưới cờ

- HS tham gia biểu diễn kịch.

- Đội văn nghệ biểu diễn trước trường, cả lớp cổ vũ nhiệt tình.

- HS về chia sẻ cảm xúc của mình về truyền thống quê hương với các bạn và người thân.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 4: TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

Tuần: 14 Ngày soạn:

Tiết: 2 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

-Phẩm chất nhân ái: Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với bạn để xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động của chủ đề; tập luyện để có tiết mục tốt.

-Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các hoạt động tình nguyện, nhân đạo và ra quyết định tham gia vào hoạt động phù hợp.

-Năng lực thiết kế và tố chức hoạt động: Lập kế hoạch và tham gia tích cực vào một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

*Năng lực đặc thù:

-Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành vỉên trong cộng đồng.

-Tham gia được một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

-Giấy nhớ, bảng nhóm/giấy AO, Phiếu đánh giá;...

-Một số tình huống ứng xử khi thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

2. Đối với học sinh

-SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

  • Giấy màu/giấy trắng, que tre, gỗ hoặc ống hút, cuộn chỉ, bút viết, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán;

-Tranh/ảnh về các hoạt động tình nguyện, nhân đạo ở địa phương;

-Sách, truyện, quán áo cũ, giấy, báo cũ, vỏ hộp,...

-Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Hoạt động 1: Xác định những hoạt động tình nguyện, nhân đạo em có thể tham gia.

Mục tiêu: Xác định những hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

Cách tiến hành:

*Nhiệm vụ 1: Dự kiến các hoạt động tình nguyện, nhân đạo mà nhóm em có thể tham gia

1.GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4-6 em, phát cho mỗi HS trong nhóm một tờ giấy nhớ (hoặc HS có thể tự cắt giấy màu). Đề nghị các em suy nghĩ và viết vào giấy ít nhất một hoạt động tình nguyện, nhân đạo mình có thể tham gia.

2.GV hướng dẫn HS, khi chọn hoạt động em cần tự mình trả lời các câu hỏi như:

  • Có những hoạt động tình nguyện, nhân đạo nào của các tập thể, tổ chức, cá nhân ở địa phương mình?
  • Trong những việc đó, mình biết làm/có thể làm việc nào?
  • Mình có thời gian làm việc đó không?
  • Mình có thể tự làm việc đó hay cần ai hỗ trợ?

3.Sau khi viết xong hoạt động, HS có thể làm vào giấy nhớ/giấy màu, từng HS chia sẻ với các bạn trong nhóm và dán kết quả của mình vào bảng nhóm.

4.GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của mình trước lớp. GV có thể ghi nhanh một số việc HS có thể tham gia lên bảng.

5.GV tổng kết: Cộng đồng xung quanh chúng ta có rất nhiều hoạt động tình nguyện, nhân đạo. Các em có thể tham gia các việc vừa sức, phù hợp với khả năng của mình. Ví dụ: Giúp đỡ việc nhà cho gia đình chính sách, neo đơn; dọn vệ sinh môi trường; quyên góp quần áo, sách vở cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn; hỏi thăm, động viên gia đình chính sách; biểu diễn văn nghệ cho các bạn mắc bệnh hiểm nghèo trong bệnh viện;…

*Nhiệm vụ 2: Thảo luận về hoạt động tình nguyện, nhân đạo mà nhóm em quyết định tham gia

1.GV hướng dẫn: Mỗi nhóm cùng đọc và xem xét kĩ các hoạt động mà thành viên trong nhóm đề xuất để xem có hoạt động nào mà nhiều thành viên cùng đề xuất không. Sau đó, nhóm sẽ thống nhất chọn một hoạt động để thảo luận.

2.HS tiếp tục làm việc theo nhóm:

  • Thảo luận về việc thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo mà nhóm đã chọn theo các gợi ý trong SGK trang 39 và có thể đưa ra thêm các nội dung khác.
  • Ghi lại ý chính vào giấy làm việc của nhóm.

*Lưu ý: GV nên hướng dẫn HS viết theo hình thức sơ đồ tu duy hoặc kẻ bảng để các em vừa có kĩ năng làm việc mạch lạc, vừa có thể dễ dàng bổ sung ý kiến.

Phiếu thảo luận

Nhóm: Hoa ban

Hoạt động lựa chọn sẽ làm: Chăm sóc nhà cửa, vườn rau cùng bà mẹ Việt Nam Anh hùng trong xóm.

Thời gian thục hiện hoạt động

Các buổi chiều thứ Hai, thứ Ba, thứ Sáu sau khi tan học

Nguồn kinh phí để thực hiện

-Gom giấy vụn, vỏ chai, vỏ sữa làm kế hoạch nhỏ

-Tiết kiệm tiền tiêu vặt bố mẹ cho

-Đập lợn tiết kiệm

-Xin tài trợ

Người hỗ trợ

-Thầy, cô giáo

-Bố mẹ

-Anh chị

Những điều cần chú ý để đảm bảo an toàn khi hoạt động

-Đi giày, găng tay, đeo khẩu trang khi lao động

-Sử dụng các dụng cụ: chổi, xô múc nước, xẻng trồng cây,... đúng cách

3.GV tổ chức cho đại diện các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

4.GV đề nghị các nhóm tiếp tục suy nghĩ về hoạt động mà nhóm mình đã chọn. Dành thời gian một tuần để trao đổi với người thân và tìm hiểu về cách thực hiện hoạt động đó như thế nào cho tốt nhất, sau đó hoàn thiện kế hoạch thực hiện vào tuần sau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách ứng xử thân thiện khi tham gia các hoạt động tình nguyện, nhân đạo

Mục tiêu: HS biết về cách ứng xử thân thiện khi tham gia các hoạt động tình nguyện, nhân đạo

Cách tiến hành:

1.GV giới thiệu: Để các hoại động quan tâm, chia sẻ với các thành viên cộng đồng và các hoạt động tình nguyện, nhân đạo nói chung đạt mục tiêu, chúng ta cần biết cách ứng xử với nhau. Sau đây, chúng ta cùng thảo luận và xử lí một số tình huống.

2.GV chia HS thành các nhóm 4-6 em, yêu cầu các nhóm cùng đọc, thảo luận và đưa ra cách ứng xử phù hợp với các tình huống sau:

- Tình huống 1: Hôm nay, An cùng các bạn đến thăm hỏi nhà bác Bền, thương binh cùng xóm. Vào đến cửa, An và Quỳnh đã cất tiếng chào: “Bác Bền ơi, bác có nhà không ạ? Chúng cháu sang chơi với bác.” Cùng đi với hai bạn còn có Tâm và Lan. Vừa đi đằng sau, Tâm và Lan vừa bịt mũi: “Trời ơi, phân trâu, phân bò hôi quá. Nhà thế này sống sao nổi!”. Khi thấy bác Bền ra, hai bạn cũng nhìn một cách dò xét và không chào bác.

Hãy đưa ra bình luận của nhóm em về cách ứng xử của mỗi bạn.

- Tình huống 2: Nhóm các bạn của Hằng cùng bố mẹ lập đoàn từ thiện vào hỏi thăm các em bé bị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Trung ương. Hôm họp nhóm phân công nhiệm vụ, Linh nhất quyết không theo sự phân công của Hằng mà cứ xin về nhóm của gia đình bạn Tú. Khi ra về, Linh nói với mẹ rằng: “Bạn Hằng chỉ tổ chức vậy thôi, chứ có đóng góp nhiều như nhà bạn Tú đâu. Lời của bạn Tú mới đáng nghe mẹ ạ.”.

Hãy đưa ra nhận xét của em về cách ứng xử của bạn Linh.

Nếu là mẹ bạn Linh, em sẽ khuyên bạn điều gì?

3.GV tổ chức cho các nhóm thảo luận và trình bày suy nghĩ, bình luận của mình về các tình huống trên. Các nhóm khác góp ý, bổ sung các cách ứng xử khác (nếu có).

4.GV đề nghị HS đọc các cách ứng xử ở mục 1 của hoạt động 4 và xác định các cách ứng xử thân thiện.

5.GV yêu cầu HS rút ra cách ứng xử phù hợp khi tham gia các hoạt động cộng đồng nói chung cũng như hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

-Đối với người được giúp đỡ, chúng ta cần chào hỏi thân thiện, luôn tôn trọng và chia sẻ mất mát, khó khăn với họ một cách thật lòng, nói lời động viên, yêu thương để giúp họ thêm động lực vượt qua khó khăn,…

-Đối với những người cùng nhóm, tập thể tham gia hoạt động cần: tuân thủ quy định và phân công của nhóm, ý thức việc chia sẻ, hợp tác để hoàn thành công việc chung.

6.GV yêu cầu HS kể thêm những cách ứng xử thân thiện khác khi tham gia hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

7.Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động

-HS hoạt động theo nhóm

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ với các bạn trong nhóm

- HS chia sẻ kết quả trước lớp

- HS nghe GV nhận xét, tổng kết

-HS lắng nghe

-HS hoạt động theo nhóm

-HS lắng nghe

-HS báo cáo kết quả trước lớp

-HS các nhóm tiếp tục suy nghĩ về hoạt động mà nhóm đã chọn. Dành thời gian một tuần để trao đổi với người thân và tìm hiểu về cách thực hiện hoạt động đó như thế nào cho tốt nhất, sau đó hoàn thiện kế hoạch thực hiện vào tuần sau.

-HS lắng nghe

-HS hoạt động theo nhóm

- HS lắng nghe nhận xét.

-HS hoạt động nhóm

-HS đọc

-HS rút ra cách ứng xử

-HS kể thêm những cách ứng xử thân thiện khác

- HS lắng nghe nhận xét, tổng kết.

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Hoạt động trải nghiệm

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU

Tuần: 1 Ngày soạn:

Tiết: 3 Ngày dạy:

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

-Phẩm chất nhân ái: Yêu thương con người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn.

2. Năng lực:

*Năng lực chung:

-Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác với bạn để xây dựng kế hoạch tham gia các hoạt động của chủ đề; tập luyện để có tiết mục tốt.

-Năng lực thích ứng với cuộc sống: Xác định được các hoạt động tình nguyện, nhân đạo và ra quyết định tham gia vào hoạt động phù hợp.

-Năng lực thiết kế và tố chức hoạt động: Lập kế hoạch và tham gia tích cực vào một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

*Năng lực đặc thù:

-Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm đến các thành vỉên trong cộng đồng.

-Tham gia được một số hoạt động tình nguyện, nhân đạo, giáo dục truyền thống do nhà trường, địa phương tổ chức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

-Giấy nhớ, bảng nhóm/giấy AO, Phiếu đánh giá;...

-Một số tình huống ứng xử khi thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo.

2. Đối với học sinh

-SGK Hoạt động trải nghiệm 3; Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3

  • Giấy màu/giấy trắng, que tre, gỗ hoặc ống hút, cuộn chỉ, bút viết, bút màu, thước kẻ, kéo, hồ dán/keo dán;

-Tranh/ảnh về các hoạt động tình nguyện, nhân đạo ở địa phương;

-Sách, truyện, quán áo cũ, giấy, báo cũ, vỏ hộp,...

-Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Thời gian

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

* Thực hiện hoạt động tình nguyện, nhân đạo của nhà trường, địa phương

Nhiệm vụ 1: Nghe phổ biến về chương trình hoạt động tình nguyện, nhân đạo của nhà trường.

1.Giáo viên phổ biến chương trình tình nguyện, nhân đạo do nhà trường hoặc lớp phát động.

Lưu ý: Thông thường đây là hoạt động của cả trường, đã được thống nhất giữa Ban giám hiệu, Tổng phụ trách và các giáo viên chủ nhiệm. Tuy nhiên nếu nhà trường chưa tổ chức, giáo viên có thể tổ chức hoạt động riêng cho lớp, các hoạt động này có thể do chính các em đề xuất và thống nhất thực hiện. Ví dụ:

-Áo ấm cho bạn đến trường: quyên góp áo khoác ấm để tặng bạn khó khăn.

-100 đôi tất lành: quyên góp tất đi mùa đông

-Khu vườn/ bờ sông/ bãi biển/ đường làng/ ngõ phố xanh – sạch - đẹp: lao động công ích để làm đẹp môi trường.

-Thăm hỏi gia đình nhà già neo đơn.

-Giúp đỡ bạn khó khăn.

-Lớp học yêu thương.

-Ngày hội vẽ tranh cùng bệnh nhi.

2.GV đề nghị học sinh chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về chương trình mà mình đưa ra.

-Em nghĩ về điều gì khi biết tên chương trình hoạt động tình nguyện, nhân đạo của chúng ta?

-Theo em, chương trình hoạt động đó mang lại ý nghĩa cho ai và cho tập thể nào trong cộng đồng?

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ về những việc em sẽ làm để tham gia chương trình

1.Giáo viên yêu cầu học sinh xem xét kĩ các việc trong chương trình hoạt động tình nguyện, nhân đạo của trường/lớp. Chọn một hoạt động mà em sẽ tham gia và ghi vào bản kế hoạch của bản thân.

Kế hoạch tham gia hoạt động “Áo trắng cho bạn đến trường”

Học sinh: Nguyễn Hạnh Nhân Lớp: 3A1

-Việc em sẽ làm: Góp hai chiếc áo trắng đồng phục.

-Chuẩn bị: Giặt sạch áo, kiểm tra các đường chỉ, khuy áo. Nếu sứt chỉ hoặc đứt khuy thì nhờ mẹ khâu lại.

-Thời gian thực hiện: Em giặt áo vào chiều thứ Sáu, sau khi học về.

-Những điều cần chú ý để đảm bảo an toàn khi thực hiện: Không được cho quá nhiều bột giặt, sẽ nhiều bọt; Không làm bắn nước lên mắt, sẽ bị cay mắt; Không đổ bột giặt ra sàn dễ bị trơn ngã; Khi phơi quần áo, không được trèo lên ghế phơi, dễ ngã.

2.GV góp ý cho kế hoạch riêng của HS và động viên các em tích cực thực hiện đúng kế hoạch để tham gia vào hoạt động chung của lớp, của trường.

3.GV nhận xét, tổng kết hoạt động.

-HS lắng nghe

-HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về chương trình mà mình đưa ra.

-HS xem xét kĩ các việc trong chương trình hoạt động tình nguyện, nhân đạo của trường/lớp. Chọn một hoạt động mà em sẽ tham gia và ghi vào bản kế hoạch của bản thân.

-HS trình bày

-HS nhận xét

VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………