Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tuần: 9 Ngày soạn:
Tiết: 1 Ngày dạy:
- Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Tham gia sinh hoạt dưới cờ.
- Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
+ Chơi trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”.
+ Chia sẻ kỉ niệm với thầy cô giáo của em.
+ Làm bảng thông tin về thầy, cô giáo của em.
- Tiết 3: Sinh hoạt lớp: Chia sẻ cảm nghĩ, mong muốn của em với thầy cô giáo.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đăng kí tham gia, lựa chọn và chuẩn bị, biểu diễn các tiết mục văn nghệ của lớp với chủ đề “ Em là HS thân thiện” để tham gia vào chương trình văn nghệ của nhà trường.
- Ghi nhớ những nội dung mà mình cần phải thực hiện trong tháng hành động để trở thành HS thân thiện.
Qua tiết sinh hoạt dưới cờ này góp phần hình thành và phát triển cho HS:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý bạn bè.
2. Năng lực:
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chuẩn bị và tham gia biểu diễn các tiết mục văn nghệ cùng các bạn.
*Năng lực đặc thù:
- Năng lực thẩm mĩ: Thể hiện được tiết mục văn nghệ đúng chủ đề.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm để thể hiện tình cảm với bạn bè.
- Năng thiết kế và tổ chức hoạt động: Phối hợp với các bạn để thực hiện các tiết mục văn nghệ và những việc cần làm để thực hiện trong tháng hành động trở thành HS thân thiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập hoạt động trải nghiệm 3.
- Các tiết mục văn nghệ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
TUẨN 9
TIẾT 1: THAM GIA THÁNG HÀNH ĐỘNG “ EM LÀ HỌC SINH THÂN THIỆN”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
- GV tổ chức cho HS đăng kí tham gia và lựa chọn các tiết mục văn nghệ của lớp với chủ đề “ Em là HS thân thiện” để tham gia vào chương trình văn nghệ của nhà trường. - GV tổ chức cho HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để tham gia tháng hành động “ Em là HS thân thiện” theo đăng kí. - GV tổ chức cho HS tham gia biểu diễn các tiết mục đã đăng kí; nhắc nhở HS khác giữ gìn trật tự và theo dõi, cổ vũ cho các tiết mục trong chương trình. - Gv yêu cầu HS lắng nghe và ghi nhớ những nội dung mà mình cần phải thực hiện trong tháng hành động để trở thành HS thân thiện. | - HS đăng kí tham gia các tiết mục văn nghệ. - HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ như đăng kí. - HS tham gia biểu diễn các tiết mục đăng kí. - HS khác ngồi vào vị trí của lớp, giữ trật tự, lắng nghe. - HS lắng nghe và ghi nhớ những nội dung mà mình cần phải thực hiện trong tháng hành động để trở thành HS thân thiện. |
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm
TUẦN 9
Tuần: 9 Ngày soạn:
Tiết: 2 Ngày dạy:
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau chủ đề này, HS:
- Kể lại được điều ấn tượng nhất và thầy giáo, cô giáo.
- Thể hiện được tình cảm với thầy cô bằng sản phẩm tự làm.
Qua tiết hoạt động trải nghiệm góp phần hình thành và phát triển cho HS:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Làm được những việc thể hiện sự kính yêu thầy cô.
2. Năng lực:
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ được những việc làm thể hiện tình cảm, suy nghĩ mong muốn của em với các thầy cô giáo.
*Năng lực đặc thù:
- Năng lực thẩm mĩ: Làm được sản phẩm thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống:Thực hiện được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy, cô giáo.
- Năng thiết kế và tổ chức hoạt động: Phối hợp với mọi người để tìm hiểu thông tin làm bảng thông tin thầy cô thực hiện các hoạt động nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3
- Giấy A4, A0, màu vẽ, bút viết bảng; Bộ mảnh ghép cho trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” hoặc thiết kế trò chơi trên power point;.
- Phiếu thảo luận; Phiếu thông tin.
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập hoạt động trải nghiệm 3.
- Cuốn sổ hoặc giấy A4, giấy bìa khổ A4, bút màu, bút chì, kéo, hồ dán,…
- Ảnh/ tranh vẽ; thông tin về thầy /giáo em yêu quý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” Mục tiêu: HS nêu được nội dung của tranh chủ đề “ Người thầy trong trái tim em”, hiểu ý nghĩa từ khóa và chia sẻ cảm nhận sau khi chơi. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ” trên Power Point. - GV hướng dẫn cách chơi: + GV chia lớp thành 2 nhóm. - HS chơi “ oản tù tì” để chọn nhóm chơi trước. Các nhóm tự chọn mảnh ghép và đoán từ tương ứng với mảnh ghép đó. - Đoán đúng từ của mỗi mảnh ghép thì một phần hình ảnh của tranh chủ đề sẽ mở ra. Các nhóm được phán đoán luôn nội dung tranh chủ đề sau khi mở được mảnh ghép đầu tiên. Nhóm nào đoán được nhiều mảnh ghép hoặc đoán đúng tranh chủ đề sẽ chiến thức. Trò chơi kết thúc khi nội tranh chủ đề được đoán đúng. - GV tổ chức cho HS chơi. - GV tổng kết trò chơi . - Gv cho HS trao đổi về ý nghĩa của cụm từ “ Người thầy trong trái tim em.” - Cho HS chia sẻ cảm nhận sau khi tham gia trò chơi. - GV tổng hợp các ý kiến, nhận xét chung qua phần trò chơi. Hoạt động 2: Chia sẻ kỉ niệm về thầy, cô giáo của em. Mục tiêu: Em biết chia sẻ kỉ niệm về thầy, cô giáo của mình. Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh đã chia sẻ kỉ niệm về thầy, cô giáo như thế nào? - GV theo dõi HS . - Gọi HS trả lời. - GV nhận xét, rút ra kết luận: Khi chia sẻ kỉ niệm về thầy, cô giáo, em cần chú ý: + Tên thầy hoặc cô của em muốn giới thiệu là gì? Thầy/cô dạy em môn gì? Thầy/ cô dạy em năm lớp mấy? + Kỉ niệm của em với thầy hoặc cô giáo là gì? + Thầy/ cô đã ảnh hưởngtới em như thế nào? Ngoài ra, em có thể nói thêm về sở thích, nghề nghiệp của người được giới thiệu. - GV tiếp tục cho HS làm việc nhóm đôi và chia sẻ với bạn kỉ niệm về thầy/ cô giáo theo hướng dẫn. - Theo dõi HS các nhóm làm việc. - GV tổ chức cho HS chơi “ Chuyền hoa” mời một số HS lên chia sẻ kỉ niệm về thầy/ cô giáo mà em yêu quý. - GV nhận xét, khen ngợi HS biết chia sẻ kỉ niệm về thầy/ cô giáo, tổng kết hoạt động. Hoạt động 3: Làm bảng thông tin về thầy/ cô giáo của em. Mục tiêu: HS biết làm bảng thông tin về thầy/ cô giáo của mình. Cách tiến hành: - GV gọi HS đọc yêu cầu của hoạt động. - GV hướng dẫn HS quan sát bảng thông tin trong SGK và trả lời theo gợi ý: + Bảng thông tin trong SGK đã được bạn Quỳnh Anh trình bày theo cách nào? +Theo em có thể trình bày thông tin bằng cách nào khác? - GV nhận xét, bổ sung thêm cách trình bày theo sơ đồ tư duy trên bảng. hoặc phiếu thông tin. + GV gợi ý HS có thể trình bày theo thứ tự như một trang danh bạ ghi thông tin thông thường hoặc có thể trang trí và sắp xếp thể hiện thông tin theo ý thích. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 về những nội dung ghi trong bảng thông tin và cách trình bày bảng thông tin. - GV quan sát và gợi ý các nhóm làm việc. - GV mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, đưa ra ý kiến tổng hợp về nội dung và cách trình bày của bảng thông tin. *Hoạt động tiếp nối: - Chuẩn bị phiếu hình bông hóa hoặc trái tim để tiết sau ghi những chia sẻ cảm nghĩ mong muốn của em với thầy cô giáo. | - HS nghe trò chơi. - HS lắng nghe luật chơi. - HS tham gia trò chơi. + Hình 1: Số học +Hình 2: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây +Hình 3: Trống trường. +Hình 4: Người lái đò - HS nêu nghĩa ý nghĩa của từ khóa: Thầy cô là người dạy dỗ chúng em nên chúng em luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô giáo. - HS nêu cảm nhận của mình. - HS nghe. - HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu: Các bạn HS chia sẻ về : + Tên thầy hoặc cô của bạn. + Kỉ niệm của mình với thầy hoặc cô giáo. +Ảnh hưởng của thầy hoặc cô giáo. - Một số HS trả lời trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe . - HS làm việc nhóm đôi và chia sẻ với bạn kỉ niệm về thầy/ cô giáo theo hướng dẫn. - Một số HS lên chia sẻ kỉ niệm về thầy/ cô giáo mà em yêu quý theo trò chơi. Ví dụ: Cô Thanh là cô giáo chủ nhiệm lớp hai của em. Ngày đầu tiên cô bước vào lớp, em rất nhớ và ấn tượng với dáng vẻ rất hiền hậu, dịu dàng của cô. Cô còn trẻ lắm, dáng người thanh mảnh, nhỏ nhắn nhưng cũng rất uy nghiêm. Em nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ biết và cho em nghỉ mấy ngày để hồi phục. Dù không đi học nhưng cô thường xuyên đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Tuy giờ cô không còn là giáo viên chủ nhiệm của em nữa nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho em một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người. - HS đọc yêu cầu của hoạt động. - HS trả lời. + Bạn trình bày thông tin kết hợp với các hình vẽ, biểu tượng. + Có thể trình bày bảng thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy. - HS quan sát. - HS ngồi theo nhóm 4 thực hiện làm bảng thông tin về thầy cô giáo theo hướng dẫn trên giấy A4 hoặc Ao. - Đại diện nhóm trình bày bảng thông tin trước lớp. - HS khác nhận xét. - HS nghe. |
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm
Tuần: 9 Ngày soạn:
Tiết: 3 Ngày dạy:
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau chủ đề này, HS:
- Thể hiện được tình cảm với thầy cô thông qua những chia sẻ cảm nghĩ, mong muốn của em với thầy cô giáo.
Tiết sinh hoạt lớp góp phần hình thành và phát triển cho HS:
1. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Làm được những việc thể hiện sự kính yêu thầy cô.
2. Năng lực:
*Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ được những việc làm thể hiện tình cảm, suy nghĩ mong muốn của em với các thầy cô giáo.
*Năng lực đặc thù:
- Năng lực thẩm mĩ: thể hiện tình cảm với thầy, cô giáo qua chia sẻ, cảm nghĩa, mong muốn.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự kính yêu thầy, cô giáo.
- Năng thiết kế và tổ chức hoạt động: Phối hợp với bạn để chia sẻ cảm nghĩ, mong muốn của em với thầy cô giáo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 3; SGV Hoạt động trải nghiệm 3
- Phiếu thảo luận
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 3, Vở bài tập hoạt động trải nghiệm 3.
- Phiếu hình bông hoa hoặc trái tim,…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
Hoạt động 3: Chia sẻ, cảm nghĩ, mong muốn của em với thầy, cô giáo. Mục tiêu: HS biết chia sẻ, cảm nghĩ, mong muốn của bản thân với thầy, cô giáo. Cách tiến hành: - Gọi HS đọc yêu cầu của hoạt động. - Gv yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết những điều thể hiện suy nghĩ, tình cảm và mong muốn của em với thầy cô trên các phiếu hình bông hoa hoặc trái tim. - Theo dõi HS làm việc. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 5 HS, phát cho mỗi nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu: +Chia sẻ với bạn những điều HS đã viết . + Nhóm trưởng tập hợp lại những điều các bạn chia sẻ để trình bày. + Có thể trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy hoặc bảng theo mẫu. - Gv mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Em sẽ làm gì để thầy cô vui lòng? - GV nhận xét và tổng kết hoạt động, khen ngợi nhóm trình bày tốt. - GDHS: luôn lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, cố gắng mgoan ngoãn, học tốt để thầy cô vui lòng. *Hoạt động tiếp nối: - GV yêu cầu những HS đăng kí tiết mục kể chuyện “ Thầy cô trong trái tim” theo kế hoạch của trường về nhà luyện tập và chuẩn bị trình bày trong giờ Sinh hoạt dưới cờ tuần tới. | - HS đọc yêu cầu hoạt động. - HS làm việc cá nhân theo yêu cầu. Ví dụ: + Cô dịu dàng, hiền hậu và thương học sinh. Em rất yêu quý cô. + Cô tuy nghiêm khắc nhưng rất nhẫn nại, ân cần với chúng em. Em mong thầy có thể cười nhiều hơn. + Mỗi lần em vi phạm quy định, cô đều phạt nhưng sau đó lại nói chuyện với em rất lâu để hiểu lí do vì sao em mắc lỗi. Em rất biết ơn cô vì đã góp ý để dạy dỗ em nên người. - HS ngồi thảo luận theo nhóm 5 và thực hiện theo yêu cầu. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS nhóm khác nhận xét. - HS liện hệ trả lời. |
VI. Điều chỉnh, bổ sung sau bài dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………