Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
TUẦN 29
ĐẠO ĐỨC
CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÝ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ
Bài 08: Xử lý bất hòa với bạn bè (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:
- Thực hiện được một số cách đơn giản, phù hợp để xử lý bất hòa với bạn bè.
- Sẵn sàng giúp bạn bè xử lý bất hòa với nhau.
- Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
- Hình thành phẩm chất nhân ái.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức quan tâm đến bạ bè
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động ( 3- 5’) - Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. - Cách tiến hành: | |
- GV nêu yêu cầu “Em đã giúp bạn xử lý các bất hòa bao giờ chưa” theo gợi ý: ? Tìm nguyên nhân gây bất hòa về chuyện gì? ? Em đã xử lý bất hòa đó như thế nào? - GV Nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài mới. | - HS lắng nghe. + HS trả lời theo ý hiểu của mình - HS lắng nghe. |
2. Luyện tập: ( 25 phút) - Mục tiêu: + Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học và thực hành xử lý tình huống. - Cách tiến hành: | |
Bài tập 1: Nhận xét các ý kiến dưới đây (10’) - GV chiếu tranh lên bảng, yêu cầu HS quan sát - GV cho HS làm việc cá nhân và chia sẻ trước lớp: - GV gọi HS chia sẻ trước lớp - GV mời đại diện HS lên chia sẻ - GV nhận xét, tuyên dương - GV nhận xét, tuyên dương và kết luận. => Kết luận: Chúng ta thấy rằng việc xử lý tốt những bất hòa giúp cho chúng ta rất nhiều lợi ích, sự đoàn kết, sự yêu quý của bạn bè,.... | - HS quan sát tranh - HS làm việc cá nhân và chia sẻ trước lớp: + Ý kiến : 1, 2, 3, 4, 5 là ý kiến đúng; còn ý kiến: 6 là không đúng. - HS lên chia sẻ trước lớp - Nhóm nhận xét - HS lắng nghe |
Bài tập 2: Em đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? - GV gọi HS đọc yêu cầu 2 trong SGK ? Bài yêu cầu gì? - GV trình chiếu tranh BT2. - YC HS quan sát 3 bức tranh và đọc nội dung. Thảo luận nhóm đôi, nêu việc nên làm hoặc không nên làm, giải thích Vì sao. - Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh. - GV chốt câu trả lời. - Nhận xét, tuyên dương. => Kết luận: Chúng ta không lên giận hờn, hay nói xấu nhau,… Mà chúng ta cần bảo vệ, đoàn kết lẫn nhau. | - 1 -2 HS đọc yêu cầu bài 2 - Lớp đọc thầm theo - HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp. - Các cặp chia sẻ. - Lắng nghe nhận xét, bổ sung. + Ý kiến 1, 3, 4, 5: không đồng tình vì chúng ta không lên giận nhau, không lên bảo vệ ý kiên riêng của mình, cũng không lên nói xấu bạn bè, điều đó sẽ mất đi đoàn kết, tình cảm gắn bó với bạn bè. + Ý kiến 2: đồng tình vì Quỳnh đã tìm ra được cách để giải thích cho bạn hiểu. - HS lắng nghe. |
3. Vận dụng.(10 phút) - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức về biểu hiện bất hòa với bạn bè + Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện tốt hành vi, việc làm để thể hiện tình tình cảm yêu thương mọi người - Cách tiến hành: | |
- GV vận dụng vào thực tiễn cho HS cùng thể hiện tốt các hành vi, việc làm của mình. ? Bài học hôm nay, con học điều gì? + Để tránh được những điều bất hòa giữa các bạn chúng ta phải làm gì? - GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, tuyên dương - GV nhận xét tiết học - Dặn dò: Về nhà hãy vận dụng tốt bài học vào cuộc sống và chuẩn bị cho tiết 4 | - HS lắng nghe. Bài học hôm nay cho chúng ta biết cần cần bình tĩnh, bày tỏ quan điểm với bạn để giải quyết được mâu thuẫn . - HS nêu theo ý hiểu của mình. - HS lắng nghe,rút kinh nghiệm |
4. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC: .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... |