Kế hoạch chuyên môn tổ sinh học năm 2020-2021

Kế hoạch chuyên môn tổ sinh học năm 2020-2021

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Kế hoạch chuyên môn tổ sinh học năm 2020-2021

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GD & ĐT ............... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THPT ............... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỐ 01/ KHHĐ – TS ..............., ngày 5 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2020-2021

TỔ: SINH HỌC

Thực hiện Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của ngành Giáo dục và nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên năm học 2020-2021; Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ............... về một số nhiệm vụ trọng tâm năm học 2020-2021; Quyết định số 2084/QĐ-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2020 về việc Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 2182/QĐ-UBND, ngày 10/8/2020 của UBND tỉnh ............... về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh ...............; Công văn số 1502/SGDĐT-GDTrH, ngày 07/9/2020 của Sở GD&ĐT ............... về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020-2021;

Căn cứ Nghị quyết Đảng bộ trường THPT ............... năm 2020-2025; Nghị quyết của Chi bộ 3 năm 2019-2022; Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức trường THPT ............... năm học 2020-2021. Tổ Sinh học đưa ra kế hoạch chuyên môn năm 2020-2021 như sau:

I. NHIỆM VỤ CHUNG:

Xây dựng “Trường học hạnh phúc”, kiến tạo môi trường giáo dục an toàn, nhân ái và tôn trọng theo hướng củng cố nề nếp, kỉ cương; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng của học sinh.

Nâng cao năng lực đội ngũ nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trong năm học 2020-2021, chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018(CT GDPT 2018). Trong đó, chú trọng việc lựa chọn, điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản chương trình; tiếp cận phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học của CT GDPT 2018.

Đẩy mạnh việc đổi mới, vận dụng các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; các hình thức đánh giá học sinh; đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương.

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Đảng bộ trường THPT ............... về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện của nhà trường, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường.

Tiếp tục tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục.

Xây dựng kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường theo hướng sắp xếp các tiết học và tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội và thực hành pháp luật.

Thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo hướng dẫn của công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý đối với các tổ chuyên môn theo hướng tăng quyền chủ động của tổ trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản lý tổ chuyên môn của tổ trưởng, chuyên môn.

Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính tích cực, chủ động, tự học của học sinh thông qua thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện kể cả trên lớp và ngoài lớp học. Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận vá vận dụng.

Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Chú trong đánh giá thường xuyên đối với tất cả các học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo thực hiện dự án, thực hành, bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành.

Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề đánh giá giữa học kỳ và đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề đánh giá bao gồm các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trog các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng và vận dụng cao. Kết hợp một cách hợp lý giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo hướng phát triển năng lực để bổ sung vào thư viện câu hỏi của nhà trường. Quán triệt đến giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng “Trường học kết nối” về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; tăng cường chức sinh hoạt chuyên môn tại các cụm trường theo hướng dẫn tại Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí chuyên môn. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học; tăng cường sử dụng các mô hình học tập truyền thống với các hình thức học tập khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA TỔ:

- Tổng số giáo viên: 04; Nam: 02, Nữ: 02

- Trình độ Đại học: 03; Thạc sĩ: 01

- Trình độ chính trị: Sơ cấp 03; Trung cấp: 01

- Biên chế: 04, Đảng viên: 03, Đoàn viên TN: 01

- Giáo viên làm công tác kiêm nhiệm: 04

III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi:

Tổ có 04 giáo viên, đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Phong trào đăng ký thi đua được duy trì nhiều năm. Mỗi giáo viên trong tổ không ngừng tự học, trao đổi kiến thức và cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tập thể tổ luôn có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, tương trợ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Các giáo viên trong tổ nhiệt tình trong công tác, kỹ luật lao động nên những năm qua tổ luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đội ngũ giáo viên tham gia tích cực trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu nhiệt tình, tận tâm nên đã đạt được những kết quả nhất định.

2.Khó khăn:

Do số lượng giáo viên trong tổ còn ít nên gặp khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động riêng của tổ. Các thành viên trong tổ đều ở cách xa trường hơn 10km nên công việc quản lý học sinh và tham gia các hoạt động khác của trường gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu các loại thiết bị thí nghiệm, hóa chất thực hành hết hạn nên khó thực hiện.

III. CÁC MỤC TIÊU NĂM HỌC:

1. Thực hiện nhiệm vụ năm học:

Tăng tính chủ động trong các hoạt động của tổ chuyên môn. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng trong quản lý toàn diện tổ chuyên môn. Thực hiện tốt công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 8/10/2014 “V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường trung học/ trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng” của Bộ GD&ĐT.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn trong cả năm học, học kỳ, tháng, tuần; xây dựng nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn đúng qui định.

Thiết lập hồ sơ cá nhân và hồ sơ của tổ theo đúng quy chế chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ thông qua hoạt động hội giảng, thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm, thống nhất nội dung, phương pháp giáo dục.

Tổ chức phong trào thi đua của tổ, xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn tập cho học sinh toàn trường, viết và áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm, đăng ký thi giáo viên giỏi, các danh hiệu thi đua.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác dạy của các thành viên trong tổ, kiểm tra chất lượng học tập bộ môn của học sinh, đảm bảo phản ánh đúng chất lượng dạy và học.

Xây dựng kế hoạch các hoạt động ngoại khóa theo đơn vị tổ, liên tổ và tham gia các hoạt động chuyên môn theo cụm trường.

Tổ chuyên môn thường xuyên lồng ghép, giáo dục kỹ năng sống, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.

Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" ; "mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" , đồng thời tiếp tục triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"

Thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn (hồ sơ đủ, giáo án mới hoàn toàn ở 3 khối lớp theo chuẩn kiến thức- kỹ năng, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và lồng ghép chuyên đề bảo vệ môi trường).

Đối với đội tuyển học sinh giỏi và Olympic: Bám sát chương trình của Bộ, trên cơ sở kiến thức nền của chương trình sinh học nâng cao, giáo viên giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức và giáo viên giúp học sinh vận dụng tốt để thi học sinh giỏi lớp 12, thi olimpic lớp 10 và 11.

2. Về việc đổi mới phương pháp dạy học:

Tiếp tục cải tiến phương pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

Tiếp tục tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông .

Tiếp tục phát huy tích tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên.

Thực hiện dạy học sát đối tượng, chú trọng tổ chức hợp lý cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm, rèn luyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; coi trọng bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu, kém học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức luyện thi TN THPT năm 2021.

Việc sinh hoạt chuyên môn thực hiện đúng quy định, nội dung sinh hoạt chuyên môn cần theo hướng nghiên cứu bài học, các tham luận, các kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, sâu bàn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, những nội dung mới và khó ...

Tiếp tục phát huy và tăng cường ứng dụng dạy học tích cực, khoa học sư phạm ứng dụng .

Tham gia đầy đủ các lần sinh hoạt chuyên môn trong cụm tổ chức, các yêu cầu do trường đăng cai yêu cầu.

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, học đi đôi với hành, giáo dục kỹ năng sống và giáo dục môi trường thông qua bộ môn giúp học sinh nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường sống.

- Khâu soạn bài: Giáo án soạn mới năm học 2020- 2021.

+ Giáo án đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

+ Lồng ghép giáo dục môi trường và kỹ năng sống vào bài dạy.

+ Giáo án thể hiện được trọng tâm kiến thức của từng bài học, theo hướng phát huy tính tự học của học sinh.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ bài giảng khi bài dạy cần mô hình động minh họa, thí nghiệm ảo để tạo tính hứng thú học tập và HS dễ tiếp thu bài học hơn.

+ Cần soạn những bài thực hành có giải thích để hướng dẫn học sinh thực hành có hiệu quả.

+ Những bài dạy có kiến thức liên quan được xây dựng thành các chủ đề dạy học.

- Khâu lên lớp: Giúp HS nắm vững những kiến thức cơ bản phổ thông

+ Tùy từng bài học ở mỗi khối lớp mà kết hợp các phương pháp cho phù hợp

+ Những bài thực hành GV hướng dẫn, học sinh tự làm thực hành để kiểm chứng phần lý thuyết đã học

+ Hạn chế việc đọc- chép, nhìn- chép, lạm dụng máy chiếu

+ Hạn chế GV viết quá nhiều trên bảng, đối với những lượng kiến thức như khái niệm, định nghĩa không nên cho HS ghi lại SGK vào vở, nên để HS học (SGK)

- Khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài:

+ Hướng dẫn HS soạn những câu hỏi trọng tâm của mỗi bài học

+ Hướng dẫn HS giải những bài tập SGK

+ Hướng dẫn HS tiếp cận những tư liệu từ thư viện, từ mạng internet.

+ Hướng dẫn học sinh tự học, tự tiếp thu kiến thức mới qua sự dẫn dắt của giáo viên.

3. Những hoạt động nâng cao chuyên môn:

+ Mỗi giáo viên đều tham gia xây dựng bài học hoặc chủ đề để dạy cho tổ dự giờ : 01 bài học hay 01 chủ đề/học kỳ.

- Tổ chức họp tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Qua mỗi đợt giảng dạy đều có góp ý, đánh giá rút kinh nghiệm. (có biên bản)

- Các thành viên trong tổ chuyên môn tham gia tích cực việc tự học tập và trao đổi chuyên môn qua kênh điều hành, tham gia các hoạt động chuyên môn trên trường trực tuyến.

- 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc Olympic, tích cực tham gia hướng dẫn học sinh thi khoa học kỹ thuật.

- Mỗi GV phải dự giờ đồng nghiệp theo đúng quy định của Bộ và nghị quyết của trường ít nhất 3 tiết/1học kỳ.

- Mỗi giáo viên làm ít nhất 1 đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy, ít nhất 2 bài giảng điện tử có chất lượng/ giáo viên.

- Tổ báo cáo chuyên đề 01 lần/năm.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 60 tiết/tổ.

- Kết hợp với GV thiết bị lên kế hoạch mua bổ sung thiết bị thực hành.

4. Bồi dưỡng Học sinh giỏi và hướng dẫn học sinh thi Khoa học kỹ thuật: Sẽ có kế hoạch cụ thể

- Giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG soạn giáo trình có trọng tâm đáp ứng đủ các nội dung, tích cực hướng dẫn HS tham khảo tài liệu để củng cố kiến thức.

- Giáo viên hướng dẫn thi khoa học kỹ thuật lập kế hoạch, thiết kế, chọn đề tài và hướng dẫn học sinh làm đề tài tham gia thi khoa học kỹ thuật.

5. Thực hiện tốt quy định về kiểm tra- đánh giá- thúc đẩy trong hoạt động chuyên môn:

a. Phương pháp và hình thức kiểm tra:

Quán triệt và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra được quy định trong CT GDPT hiện hành trên nguyên tắc khách quan, công bằng, công khai.

Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề đánh gia giữa học kỳ, cuối học kì, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề đánh giá bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài đánh giá trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao. Đối với công tác đánh giá giữa học kỳ, cuối kỳ và cuối năm phải được soạn theo ma trận đề đã thống nhất ở tổ chuyên môn và được lưu trong hồ sơ tổ chuyên môn.

Để thay đổi theo hướng tích cực, tiếp tục đổi mới phương thức dạy học và KTĐG đạt hiệu quả cao ở các trường, cần tập trung cụ thể như sau:

- Giáo viên phải thay đổi, đổi mới phong cách làm việc, nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với nghề, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong thiết kế bài giảng và xây dựng các chủ đề, dự án dạy học; sử dụng linh hoạt và hiệu quả các PPDH. Tập trung dạy cách học, cách tư duy, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng và phát triển năng lực. Đa dạng hóa các hình thức học tập. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa và sân chơi trí tuệ cho HS. Học sinh được tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội và tiếp thu tri thức; tích cực làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, tự học theo hướng dẫn của GV; tự đánh giá nhận thức của bản thân và bè bạn; trung thực trong học tập…

- Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn cần tập trung vào các vấn đề đổi mới PPDH và KTĐG, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin; đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu nội dung bài giảng, tập trung thảo luận các chuyên đề, nội dung khó của môn học hoặc những PPDH, cách thức tổ chức lớp học hiệu quả cho các nội dung đó; trao đổi thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông trong dạy học, tăng cường sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học như thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học; tăng cường tổ chức dự giờ trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trong cụm chuyên môn.

- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kỳ cần tập trung thảo luận các chuyên đề, nội dung khó của môn học hoặc những PPDH, cách thức tổ chức lớp học hiệu quả cho các nội dụng đó; xây dựng ma trận đề kiểm tra, phân tích nội dung kiểm tra theo định hướng đánh giá năng lực và phẩm chất người học.

- Mỗi tổ/nhóm chuyên môn phải thực hiện các chuyên đề/chủ đề dạy học trong một học kỳ. Nội dung chuyên đề/chủ đề phải thực hiện trên lớp từ 02 tiết học trở lên; Trước khi triển khai chuyên đề phải tổ chức dạy thử nghiệm, tổ chuyên môn dự giờ phân tích rút kinh nghiệm và hoàn thiện chuyên đề. Quá trình xây dựng chuyên đề/ chủ đề dạy học được thực hiện theo Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014. Sử dụng kết quả quan sát, dự giờ tiết dạy chuyên đề làm nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

b. Phân công ra đề đánh giá:

- Khối 12: Giữa và cuối học kỳ. GV chịu trách nhiệm: ...................; ....................

- Khối 11: Giữa và cuối học kỳ. GV chịu trách nhiệm: ................... và ....................

- Khối 10: Giữa và cuối học kỳ. GV chịu trách nhiệm: ..................., ................... và ....................

c. Kiểm tra chuyên môn giáo viên:

- Hồ sơ tổ chuyên môn được Hiệu trưởng kiểm tra 2 lần/năm học.

- Tổ trưởng kiểm tra hồ sơ giáo viên 2 lần/giáo viên/học kì.

- Kiểm tra toàn diện theo kế hoạch của nhà trường.

- Kiểm tra chuyên đề theo kế hoạch của nhà trường.

6. Những hoạt động khác:

- Liên kết với các Tổ khác để tổ chức ngoại khóa 1 lần/ năm

- Tham gia sinh hoạt các ngày lễ lớn trong năm

- Báo cáo chuyên đề trong học sinh: 1 lần/ năm

- Thực hiện 02 chuyên đề(chủ đề dạy học)/ học kỳ(Mỗi chủ đề ít nhất 2 tiết)

7. Xây dựng đội ngũ:

- Giới thiệu cho trường nguồn giáo viên học sau Đại học để nâng cao trình độ chuyên môn (1 GV nếu được)

- Tất cả GV trong tổ tự học để nâng cao năng lực chuyên môn và lí luận chính trị

8. Phân công giảng dạy:

Stt

Họ và tên

Công việc được giao

Ghi chú

Kiêm nhiệm

Giảng dạy

HK1

HK2

1

...................

Tổ trưởng CM

Sinh 12, công nghệ 10

2

...................

Sinh 10, Công nghệ 10

3

...................

UV BCH Đoàn

Sinh11, 12

4

...................

Tổ trưởng CĐ

Sinh 11, Sinh 12

9/ Đăng ký thi đua giáo viên:

Stt

Họ và tên

Kiêm nhiệm

Danh hiệu đăng ký thi đua đầu năm

Đề nghị khen thưởng

1

...................

Tổ trưởng CM

Lao động tiên tiến

2

...................

TK HĐGD

Lao động tiên tiến

3

...................

UV BCH Đoàn

Lao động tiên tiến

4

...................

Tổ trưởng CĐ

Lao động tiên tiến

IV. CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU:

1. Đối với học sinh

- Điểm trung bình bộ môn: Giỏi 15%; Khá 20%; Trung bình 61%; Yếu 4%; Kém 0%.

- Đạt 02 giải học sinh giỏi và Olimpic cấp tỉnh.

2. Đối với GV:
- 100% đạt lao đông tiên tiến

- 100% giáo viên đánh giá xếp loại viên chức Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

- 100% giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và Olympic.

- 100% giáo viên tham gia tốt các đợt sinh hoạt chuyên môn.

- 100% giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh thi khoa học kỹ thuật.

- Tích cực tham gia các cuộc thi do Trường, Sở tổ chức.

2. Đối với Tổ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

V. KẾ HOẠCH CỤ THỂ:

Tháng

Nội dung công việc

Người thực hiện

Ghi chú

8/2020

- Tham gia họp HĐSP đầu tháng

- Tham gia học chính trị hè

- Họp tổ chuyên môn, lên kế hoạch hoạt động của tổ, phân công chuyên môn

- Nhận lớp chủ nhiệm, mỗi GV tự lên kế hoạch chủ nhiệm của mình.

- Chuẩn bị khai giảng năm học mới

- Cả tổ

- Cả tổ

- ...................

- GV chủ nhiệm

- Cả tổ

- Theo KH của nhà trường

Từ 1/8 – 31/8

- Theo KH của tổ chuyên môn

9/2020

- Tham gia cùng với nhà trường tổ chức khai giảng năm học 2019-2020

- Tham gia họp HĐSP đầu tháng.

- Họp tổ chuyên môn(l1) và triển khai trường chuẩn.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng HSG khối 10, 11, 12.

- Tham gia giảng dạy theo thời khóa biểu.

- Họp tổ chuyên môn(l2)

- Kiểm tra hồ sơ giáo viên

- Phụ đạo cho học sinh(nếu có)

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- ...................

- GV dạy các khối

- Cả tổ

- Tổ trưởng

- GV dạy phụ đạo

- Theo KH của nhà trường

Từ 01/9 – 30/9

- Theo KH của tổ chuyên môn

Dạy theo kế hoạch

10/2020

- Tham gia họp HĐSP đầu tháng.

- Họp tổ chuyên môn(l1): Hội nghị viên chức tổ.

- Tham gia hội nghị VC trường

- Dạy 02 tiết theo hướng nghiên cứu bài học.

- Tham gia cùng với BGH nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường tổ chức sinh hoạt chào mừng ngày PNVN 20/10

- Bồi dưỡng học sinh giỏi

- Kiểm tra toàn diện giáo viên

- Họp tổ chuyên môn(l2)

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- Giáo viên được phân công

- Cả tổ

- GV tham gia bồi dưỡng

- GV. ...................

- Cả tổ

- Theo KH của nhà trường

Từ 01/10– 31/10

- Theo KH của tổ chuyên môn

Dạy theo kế hoạch

11/2020

- Tham gia họp HĐSP đầu tháng

- Họp tổ chuyên môn(l1): phân công ra đề kiểm tra giữa học kỳ 1

- Tổ chức kiểm tra giữa học kỳ 1

- Dạy 02 tiết theo hướng nghiên cứu bài học.

- Tham gia giảng dạy theo TKB

- Tham gia cùng với BGH nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường tổ chức sinh hoạt chào mừng ngày NGVN 20-11

- Xây dựng kế hoạch báo cáo chuyên đề “Phòng chống HIV/AIDS”

- Họp tổ chuyên môn(l2)

- Kiểm tra hồ sơ giáo viên

- Bồi dưỡng học sinh giỏi

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- Giáo viên được phân công

- GV dạy các khối

- Giáo viên của tổ

- Tổ trưởng

- Cả tổ

- Tổ trưởng

- GV tham gia bồi dưỡng

- Theo kế hoạch của nhà trường

Từ 01/11 – 30/11

- Theo KH của tổ chuyên môn

12/2020

- Báo cáo chuyên đề “Phòng chống HIV/AIDS”

- Tham gia họp HĐSP đầu tháng

- Tham gia giảng dạy theo TKB, chuẩn bị nội dung ôn tập cho HS để kiểm tra Học kỳ I.

- Tham gia họp tổ chuyên môn(l1): rà soát lại chương trình, các cột điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ để có kế hoạch dạy bù, kiểm tra bù nếu chưa kịp chương trình, hoặc thiếu cột điểm

- Phân công các thành viên tham gia ra đề thi kiểm tra cuối học kỳ I.

- Tham gia cùng BGH nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường sinh hoạt chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22-12

- Họp tổ chuyên môn(l2)

- Bồi dưỡng học sinh giỏi

- GV báo cáo ...................

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- Khối 12: Giữa và cuối học kỳ. GV chịu trách nhiệm: ...................; ....................

- Khối 11: Giữa và cuối học kỳ. GV chịu trách nhiệm: ................... và ....................

- Khối 10: Giữa và cuối học kỳ. GV chịu trách nhiệm: ..................., ................... và ....................

- Cả tổ

- Cả tổ

- GV tham gia bồi dưỡng

- Theo KH của nhà trường

Từ 01/12 – 31/12

- Theo KH của tổ chuyên môn

Theo kế hoạch của Tổ, có GV ra đề và phản biện đề(Nếu ngân hàng đề của sở tiến hành thì GV không cần ra đề)

01/ 2021

- Tham gia họp HĐSP đầu tháng

- Tham gia coi, chấm bài kiểm tra cuối HK I.

- Tiến hành vào sổ điểm chính, sơ kết học kỳ I

- Tham gia họp tổ chuyên môn(l1): sơ kết học kỳ I, phân công chuyên môn học kỳ II

- Tham gia giảng dạy theo TKB

- Tham gia cùng BGH nhà trường, các đoàn thể trong đoàn trường tổ chức sinh hoạt chào mừng HS- SV 09-01

- Họp tổ chuyên môn(l2)

- Xây dựng kế hoạch tổ chức ngoại khóa cho HS khối 10

- Bồi dưỡng học sinh giỏi

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- Tổ trưởng

- GV tham gia bồi dưỡng

- Theo KH của nhà trường

Từ 01/1 – 31/1

- Theo KH của tổ chuyên môn

02/2021

- Tổ chức ngoại khóa cho HS khối 10

- Tham gia họp HĐSP đầu tháng

- Họp tổ chuyên môn(l1)

- Dạy 02 tiết theo hướng nghiên cứu bài học.

- Họp tổ chuyên môn(l2)

- Kiểm tra hồ sơ giáo viên

- Bồi dưỡng học sinh giỏi

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- GV được phân công

- Cả tổ

- Tổ trưởng

- GV tham gia bồi dưỡng

- Theo KH của nhà trường

Từ 01/2 – 28/2

- Theo KH của tổ chuyên môn

3/2021

- Tham gia họp HĐSP đầu tháng

- Dạy 02 tiết theo hướng nghiên cứu bài học.

- Họp tổ chuyên môn(l1): phân công ra đề kiểm tra giữa học kỳ 2

- Tổ chức kiểm tra giữa học kỳ 2

- Tham gia giảng dạy theo TKB, tiếp tục tổ chức ôn tập tốt cho HS khối 12 để chuẩn cho các kỳ thi

- Họp tổ chuyên môn(l2)

- Tham gia cùng với BGH nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường tổ chức sinh hoạt chào mừng ngày thành lập đoàn TNCS HCM 26/3.

- Tham gia thi học sinh giỏi

- Cả tổ

- GV được phân công

- Cả tổ

- Cả tổ

- Giáo viên khối 12

- Cả tổ

- Cả tổ

- GV tham gia bồi dưỡng

- Theo KH của nhà trường

Từ 01/3 – 31/3

- Theo KH của tổ chuyên môn

- Theo kế hoạch của Đoàn TN; Nhà trường

4/2021

- Phát động phong trào thi đua chào mừng Ngày thống nhất đất nước(30/4) và Quốc tế lao động(1/5)

- Tham gia họp HĐSP đầu tháng

- Họp tổ chuyên môn(l1)

- Tham gia giảng dạy theo thời khóa biểu

- Tiến hành phụ đạo cho HS khối 12 tiếp tục tổ chức ôn tập tốt cho HS khối 12 để chuẩn bị cho các kỳ thi.(nếu có thi TN THPT)

- Tham gia họp tổ chuyên môn(l2): rà soát lại chương trình, các cột điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ để có kế hoạch dạy bù, kiểm tra bù nếu chưa kị chương trình, hoặc thiếu cột điểm

- Phân công các thành viên tham gia ra đề kiểm tra cuối học kỳ II

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- GV giảng dạy khối 12

- Cả tổ

- Khối 12: Giữa và cuối học kỳ. GV chịu trách nhiệm: ...................; ....................

- Khối 11: Giữa và cuối học kỳ. GV chịu trách nhiệm: ................... và ....................

- Khối 10: Giữa và cuối học kỳ. GV chịu trách nhiệm: ..................., ................... và ....................

- Theo KH của nhà trường

Từ 01/4 – 30/4

Theo kế hoạch của Tổ, có GV ra đề và phản biện đề(Nếu ngân hàng đề của sở tiến hành thì GV không cần ra đề)

5/2021

-Tham gia họp HĐSP đầu tháng

- Tham gia họp tổ chuyên môn(l1):

- Tham gia giảng dạy theo thời khóa biểu

- Tiến hành phụ đạo và ôn tập tốt cho HS khối 12 để chuẩn bị cho các kỳ thi(nếu có môn thi TN THPT)

- Tham gia coi, chấm kiểm tra cuối học kỳ II

- Tiến hành vào sổ điểm chính, hoàn thành sổ điểm chính, học bạ của HS.

- Tham gia họp tổ chuyên môn(l2): sơ kết HK II và tổng kết năm học

- Cả tổ

- Cả tổ

- Cả tổ

- GV giảng dạy khối 12

- Cả tổ

- Cả tổ

- Theo KH của nhà trường

Từ 01/5 – 31/5

- Theo KH của tổ chuyên môn

6/2021

Nghỉ hè

- Theo kế hoạch của nhà trường

7/2021

- Chuẩn bị coi thi THPT

- Triển khai công tác hè

- Tuyển sinh vào lớp 10

- Cả tổ

-Theo điều động của sở GD&ĐT

-Theo điều động của trường

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN SINH HỌC

TỔ TRƯỞNG

...................