1. Tổ trưởng: .........................
2. Thời gian thực hiện:
Tiết | Thời gian | Tên chủ đề/ bài học | Mạch nội dung kiến thức | Yêu cầu cần đạt | Hình thức dạy học | Ghi chú |
1 | Tuần 1 | Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ | I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng. II. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. III. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. | 1. Kiến thức: HS phải - Mô tả được cấu tạo, đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. - Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. - Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan. - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa. 3. Thái độ: Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến quá trình hút nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .. | Trên lớp | (Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu cơ quan hấp thu nước và muối khoáng chủ yếu của cây là rễ.) |
2 | Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây | I. Dòng mạch gỗ. II. Dòng mạch rây. | 1. Kiến thức: HS phải mô tả được các dòng vận chuyển vật chất trong cây bao gồm: - Cấu tạo các con đường vận chuyển. - Thành phần dịch được vận chuyển. - Động lực đẩy dòng vật chất di chuyển. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin có liên quan. - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hóa. 3. Thái độ: Bồi dưỡng quan điểm thống nhất giữa cấu trúc và chức năng trong các cơ quan của cây. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | (Không dạy chi tiết cấu tạo của mạch gỗ, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài). - Hình 2.4b - Không dạy (Không dạy chi tiết cấu tạo của mạch rây, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.) - Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3 - Không thực hiện |
3 | Tuần 2 | Bài 3. Thoát hơi nước | I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước. II. Thoát hơi nước qua lá. III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước. IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng. | 1. Kiến thức:: - Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật - Mô tả được cấu tạo của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước -Trình bày được cơ chế điều tiết độ mở của khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước 2. Kỹ năng: - Quan sát , phân tích tranh - So sánh, tổng hợp - Vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn sản xuất - tưới tiêu hợp lí cho cây trồng 3. Thái độ: - Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng thoát hơi nước của lá cây - Có ý thức tích cực trồng cây và bảo vệ cây xanh góp phần cải tạo môi trường sống - Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | - Mục II.1. Lá là cơ quan thoát hơi nước (Không trình bày và giải thích thí nghiệm của Garô và hình 3.3, chỉ giới thiệu lá là cơ quan thoát hơi nước.) - Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2* - Không thực hiện |
4 | Bài 4. Vai trò các nguyên tố khoáng | I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây | 1. Kiến thức: - Nêu được các khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây, các yếu tố đại lượng, nguyên tố vi lượng. - Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. - Liệt kê các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được. 2. Kỹ năng: - Quan sát, phân tích tranh vẽ. - Thảo luận nhóm. 3. Thái độ: - Vận dụng bón phân hợp lý để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt mà không gây ô nhiễm môi trường. - Bón phân cho cây trồng không hợp lí, dư thừa, gây ô nhiễm nông sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí => ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và đông vật và làm giảm năng xuất cây trồng 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | - Hình 4.1 - Không dạy - Lệnh ▼ trang 21 - Không thực hiện - Bảng 4 - Không dạy cột “Dạng mà cây hấp thụ” |
5,6 | Tuần 3 | Dinh dưỡng nitơ ở thực vật Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật. Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (TT) | I. Vai trò sinh lí của nguyên tố ni tơ. II. Quá trình đồng hoá ni tơ ở thực vật. III. Nguồn cung cấp ni tơ tự nhiên cho cây. IV. Quá trình chuyển hoá ni tơ trong đất và cố định ni tơ. V. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường. | 1. Kiến thức: - Nêu được vai trò sinh lý tố của nguyên nitơ - Nêu được các nguồn Nitơ cung cấp cho cây. - Nêu được các dạng Nitơ cây hấp thụ từ đất. - Trình bày được các con đường cố định Nitơ và vai trò của quá trình cố định Nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật và ứng dụng thực tiễn trong ngành trồng trọt. - Nêu được mối liên hệ giữa liều lượng phân bón hợp lý với sinh trưởng và môi trường. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát thu nhận kiến thức từ sơ đồ hình vẽ. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. - Bón phân trên cơ sở khoa hoc => tránh lãng phí, thất thoát, đồng thòi bảo vệ nguồn tài nguyên như đất nước không khí 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | (Không dạy) Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2 và câu 3- Không thực hiện. (Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các nguồn cung cấp nitơ cho cây.) Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 1 - Không thực hiện |
7 | Tuần 4 | Bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón | I. Mục tiêu. II. Chuẩn bị. III. Nội dung và cách tiến hành. | 1 Kiến thức Có thể xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh 2. Kỹ năng: Bố trí thí nghiệm để phân biệt tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt lá. 3. Thái độ: - Trồng cây trong dung dịch - Trồng cây trong chậu => có thể trồng rau sạch, tiết kiệm đất, làm đẹp cảnh quan 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực bố trí thí nghiệm và sử dụng dụng cụ thí nghiệm... | Phòng thực hành | Mục III. 2. Nghiên cứu vai trò của phân NPK - Không thực hiện |
8 | Tuần 4 | Quang hợp ở thực vật Bài 8. Quang hợp ở thực vật. Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3; C4 và CAM. Bài 10. Ảnh hưởng các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng. Bài 13. Thực hành: phát hiện diệp lục carotenoit. | I. Khái quát về quang hợp ở thực vật. II. Lá là cơ quan quang hợp. III. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM. IV. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp. V. Quang hợp và năng suất cây trồng. VI. Thực hành: phát hiện diệp lục và carotenoit. | 1. Kiến thức: - - HS nắm được khái niệm quang hợp. Vai trò quang hợp ở thực vật, cấu tạo và hình thái của lá thích nghi với chức năng quang hợp
- - HS hiểu được quá trình QH ở TV C3, TV C4, TV CAM.
- - HS Phân biệt được ảnh hưởng của cường độ, thành phần quang phổ ánh sáng, CO2, nhiệt độ, nước, ion khoáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp.
- - Giải thích phản ứng thích nghi của các nhóm thực vật và môi trường sống.
- - Trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố đến quang hợp.
- - HS giải thích được vì sao quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng. Phân biệt NSSH và NSKT.
- - Nêu được các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển cường độ quang hợp.
2. Kỹ năng: - - Quan sát hình vẽ, sơ đồ khai thác thông tin.
- - So sánh, tư duy, tổng hợp.
- - Làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm, so sánh, phân tích, suy luận và khái quát hóa kiến thức.
- - Rèn luyện các kĩ, năng thao tác khi thực hành, kĩ năng sử dụng các dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
3. Thái độ: - - -Tầm quan trọng của cây xanh đối với sự sống trên Trái Đất, ý thức bảo vệ môi trường.
- - GDMT: Giáo dục ý thức bảo vệ rừng và khai thác tài nguyên rừng hợp lí.
- Có ý thức vệ môi trường
4. Định hướng phát triển năng lực: – Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. – Năng lực ngôn ngữ. – Năng lực hợp tác. – Năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. | Trên lớp Phòng thực hành. | 1. Quang hợp là gì? – Không dạy - Hình 8.2 - Không dạy chi tiết cấu tạo trong của lá. - Lệnh ▼ trang 37 – Không thực hiện. - Cả bài - Không dạy chi tiết phần cơ chế, chỉ dạy phân biệt quá trình quang hợp ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. |
9,10 | Tuần 5 | Quang hợp ở thực vật | 2 tiết của chủ đề | | | |
11 | Tuần 6 | Quang hợp ở thực vật | 1 tiết của chủ đề | | | |
12 | Hô hấp ở thực vật. Bài 12. Hô hấp ở thực vật. Bài 14. Thực hành: phát hiện hô hấp ở thực vật. | I. Khái quát về hô hấp ở thực vật. II. Con đường hô hấp ở thực vật. III. Hô hấp sáng. IV. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường. V. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật. | 1. Kiến thức: – Nêu được bản chất hô hấp ở thực vật, viết được phương trình tổng quát và vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật. – Phân biệt được các con đường hô hấp ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có ôxy – Mô tả được mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp – Nêu được ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với hô hấp. – Nắm vững kiến thức về sự hô hấp ở thực vật, phát hiện và giải thích được hai biểu hiện bên ngoài quan trọng của sự hô hấp: sự thải khí CO2 và sự hút O2. – Hiểu rõ cơ sở khoa học và cách tiến hành thí nghiệm, tự tiến hành được các thí nghiệm. 2. Kỹ năng: – Làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm, so sánh, phân tích, suy luận và khái quát hóa kiến thức. – Rèn luyện các kĩ, năng thao tác khi thực hành, kĩ năng sử dụng các dụng cụ và hóa chất thí nghiệm. 3. Thái độ: – Thấy được được mối quan hệ hô hấp – quang hợp – môi trường để có biện pháp tác động phù hợp trong quá trình sản xuất cũng như bảo quản nông sản. – Có ý thức vệ môi trường 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực hợp tác, năng lực thực hiện trong phòng thí nghiệm. | Trên lớp Phòng thực hành. | - Lệnh ▼ trang 51 – Không dạy - II. Con đường hô hấp ở thực vật. (Không dạy chi tiết cơ chế, chỉ giới thiệu các con đường hô hấp.) IV. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường. (Không dạy chi tiết cơ chế, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.) |
13 | Tuần 7, 8 | Hô hấp ở thực vật. | 1 tiết của chủ đề | | | |
14, 15 | Tiêu hoá ở động vật. Bài 15. Tiêu hoá ở động vật. Bài 16. Tiêu hoá ở động vật (tt). | I. Tiêu hoá là gì? II. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá. III. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá. IV. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá. V. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật. 2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật | 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS phải: - Nêu được khái niệm bản chất của quá trình tiêu hóa. - Phân biệt được tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào. - Phân biệt được trao đổi chất và năng lượng giữa cơ thể với môi trường với chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào. - Phân biệt đặc điểm tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, ĐV có túi tiêu hóa và ĐV có ống tiêu hóa. - Phân biệt đặc điểm cấu tạo và quá trình tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật từ đó rút ra được các đặc điểm thích nghi. - Nêu được đặc điểm cấu tạo và chức năng tiêu hóa của từng thành phần trong dạ dày 4 túi. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả, so sánh, tư duy logic, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Thái độ: - Biết cách bảo vệ sức khỏe liên quan đến vấn đề tiêu hóa 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | 2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật- Không dạy “Quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu". - Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3 – Không thực hiện. |
16 | Tuần 8 | Bài 17. Hô hấp ở động vật | I. Hô hấp là gì? II. Bề mặt trao đổi khí. III. Các hình thức hô hấp. 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. 2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. 3. Hô hấp bằng mang. | 1. Kiến thức: - Nắm được các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí - Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, thảo luận nhóm rút ra kết luận. - Kỹ năng tư duy, logic, khoa học. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống của động vật (không khí, nước, đất…) để con người, động vật có hoạt động hô hấp đạt hiệu quả cao nhất 4. Đinh hướng phát triển năng lực. -Năng lực suy luận lý thuyết; dự đoán; phân tích, khái quát hóa rút ra kết luận khoa học; đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề. -Năng lực tự học, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. | Trên lớp | 1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. 2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. 3. Hô hấp bằng mang. (Cả 1,2,3 không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các hình thức hô hấp.) |
17 | Tuần 9 | Kiểm tra giữa học kỳ 1 | - Ma trận đề gồm 4 mức theo tỷ lệ 4:3:2:1 - Hình thức đánh giá trắc nghiệm 50%: tự luận 50%. - Số câu hỏi trắc nghiệm 15 câu với 4 lựa chọn và 1 số câu hỏi tự luận - Đề đánh giá và đáp án | - Nhằm đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, trên cơ sở đó đánh giá lại hiệu quả giảng dạy của người thầy để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. - Nội dung đánh giá phải phải đảm bảo chuẩn kiến thức –kỹ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. | Trên lớp | |
18 | Bài 18. Tuần hoàn máu | I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn. II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật. | 1. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo và chức năng tuần hoàn máu. - Phân biệt hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép. - Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so vơí hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả, so sánh, tư duy logic, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Thái độ: - Vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống. - Yêu thích môn học, thích tìm tòi nghiên cứu khoa học. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
19 | Tuần 10 | Bài 19. Tuần hoàn máu (tt). | I. Hoạt động của tim. II. Hoạt động của hệ mạch. | 1. Kiến thức: - Nêu được tính tự động, tính chu kì của tim. - Nắm được mối tương quan giữa cấu trúc hệ mạch với huyết áp và vận tốc máu. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả, so sánh, tư duy logic, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Thái độ: - Biết cách bảo vệ sức khỏe tim mạch. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
20 | Tuần 11 | Bài 20. Cân bằng nội môi. | I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi. II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi. III. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu. IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi. | 1.Kiến thức: - Nêu được định nghĩa và ý nghĩa cân bằng nội môi, hậu quả mất cân bằng nội môi. - Vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi, nêu được vai trò của các thành phần tham gia cơ chế duy trì cân bằng nội môi. - Trình bày cơ chế duy trì huyết áp. - Giải thích được một số bệnh do mất cân bằng nội môi gây ra. 2.Kỹ năng: - Kỹ năng quan sát tranh, nghiên cứu sách giáo khoa, khái quát kiến thức. -Vận dụng và liên kết kiến thức. 3.Thái độ: - Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Hiểu được nguyên nhân gây một số bệnh: huyết áp, tiểu đường...để có cơ sở chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. 4.Năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
21 | Tuần 12 | Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người | I. Mục tiêu II. Chuẩn bị III. Nội dung và cách tiến hành. | 1. Kiến thức: học sinh biết cách : đo nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt người. 2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng sử dụng thân nhiệt, máy đo huyết áp, ống nghe 3. Thái độ: biết giữ gìn sức khỏe cho bản thân và gia đình 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Phòng thực hành | |
22 | Tuần 13 | Bài 23. Hướng động | I. Khái niệm hướng động. II. Các kiểu hướng động1. | 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật, hướng động. - Trình bày được cơ chế của hướng động. - Trình bày được các kiểu hướng động. - Trình bày vai trò của hướng động đối với đời sống thực vật - Nêu được ứng dụng của hướng động ở thực vật trong thực tiễn. 2. Kỹ năng: -Nghiên cứu tài liệu, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề. -Làm việc nhóm, làm việc độc lập với sách giáo khoa, làm việc qua internet. -Tư duy logic, phân tích, so sánh, tổng hợp -Thuyết trình, tính toán, thực hành, quan sát - Làm được một số thí nghiệm về hướng động. 3.Thái độ: - Ứng dụng tính hướng động của thực vật vào trong nông nghiệp. - Biết cách vận dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế một số cây trồng tại gia đình 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
23 | Tuần 14 | Bài 24. ứng động | I. Khái niệm ứng động II. Các kiểu ứng động. | 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm ứng động. - Trình bày được cơ chế của ứng động. - Trình bày được các kiểu ứng động. - Trình bày vai trò của ứng động đối với đời sống thực vật - Nêu được ứng dụng của ứng động ở thực vật trong thực tiễn. - Phân biệt hướng động và ứng động. - Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng. - Vận dụng kiến thức để giải thích được + Các biện pháp điều khiển cây nở hoa và đánh thức chồi ngủ đúng thời điểm đang được áp dụng trong trồng trọt. + Cần đảm bảo các điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng...) để các giống nhập nội ra hoa thuận lợi 2. Kỹ năng: -Nghiên cứu tài liệu, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề -Làm việc nhóm, làm việc độc lập với sách giáo khoa, làm việc qua internet. -Tư duy logic, phân tích, so sánh, tổng hợp -Thuyết trình, tính toán, thực hành, quan sát - Làm được một số thí nghiệm về hướng động. 3.Thái độ: - Ứng dụng tính ứng động của thực vật vào trong nông nghiệp. - Biết cách vận dụng các biện pháp kỹ thuật trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế một số cây trồng tại gia đình. - Khả năng biến đổi của thực vật để thích nghi với môi trường là có mức độ - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống ổn định, tránh những tác động mạnh gây ra những thay đổi lớn trong môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
24 | Tuần 15 | Bài 25. Thực hành: Hướng động | I. Mục tiêu. II. Chuẩn bị. III. Nội dung và cách tiến hành. IV. Thu hoạch. | 1. Kiến thức: Hs hiểu được kiểu hướng động: hướng trọng lực 2. Kĩ năng: Thực hiện các thí nghiệm phát hiện trọng lực, 3.Thái độ: Yêu thích thiên nhiên và khoa học 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực bố trí thí nghiệm và sử dụng dụng cụ thí nghiệm... | Phòng thực hành | |
25 | Tuần 16 | Ôn tập | I. Mối quan hệ dinh dưỡng ở thực vật II. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật. III. Tiêu hoá ở động vật. IV. Hô hấp ở động vật. V. Hệ tuần hoàn ở động vật | 1. Kiến thức - Mô tả được mối quan hệ dinh dưỡng trong cơ thể thực vật ( trao đổi nước, hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng khoáng, quang hợp và vận chuyển vật chất) - Trình bày được mối liên hệ gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa quang hợp và hô hấp. - So sánh được sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật . - Trình bày được mối liên quan về chức năng của các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá và bài tiết ở cơ thể động vật 🡪 Nguồn gốc chung của sinh giới dưới góc độ của chuyển hóa vật chất và năng lượng. Sự thích nghi đa dạng ngày càng hoàn thiện hơn đối với môi trường sống 2. Kĩ năng - Phân tích tổng hợp , so sánh, khái quát hóa 3.Thái độ : Yêu thiên nhiên, Biết vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất và đời sống 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
26 | Tuần 17 | Kiểm tra cuối học kỳ 1 | - Ma trận đề gồm 4 mức theo tỷ lệ 4:3:2:1 - Hình thức đánh giá trắc nghiệm 50%: tự luận 50%. - Số câu hỏi trắc nghiệm 15 câu với 4 lựa chọn và 1 số câu hỏi tự luận - Đề đánh giá và đáp án | - Nhằm đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, trên cơ sở đó đánh giá lại hiệu quả giảng dạy của người thầy để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. - Nội dung đánh giá phải phải đảm bảo chuẩn kiến thức –kỹ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. | Trên lớp | |
27 | Tuần 18 | Trả, sửa bài và đánh giá cuối học kỳ 1 | | - Nhằm giúp học sinh đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân trong học kỳ 1. - Giáo viên đánh giá lại hiệu quả giảng dạy của người thầy để có hướng điều chỉnh cho phù hợp trong học kỳ 2. | Trên lớp | |
28 | Tuần 19 | Bài 26. Cảm ứng ở động vật | I. Khái niệm cảm ứng ở động vật. II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh. III. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh. | 1.Kiến thức: + Trình bày được khái niệm cảm ứng ở động vật + So sánh cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật + Nêu được cấu tạo và cơ chế hoạt động của các tổ chức thần kinh. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh các hình thức cảm ứng ở động vật. 3.Thái độ: Nhận thức được các hiện tượng cảm ứng trong đời sống 4.Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | III.2. Các lệnh ▼ trang 109 – Không thực hiện Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3 – Không thực hiện. |
29 | Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tt). | III. 3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống. | 1.Kiến thức: + Nêu được cấu tạo và cơ chế hoạt động của các tổ chức thần kinh. + Giải thích được sự chuyên hoá của hệ thần kinh + Nêu được chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh ở các nhóm sinh vật 2.Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh các hình thức cảm ứng ở động vật. 3.Thái độ: Nhận thức được các hiện tượng cảm ứng trong đời sống 4.Định hướng phát triển năng lực. - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
| | Bài 28. Điện thế nghỉ. | . | | | Cả bài – Không dạy |
30 | Tuần 20 | Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh. | I. Điện thế hoạt động. II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. | 1 Kiến thức: - Nêu được khái niệm điện sinh học. - Mô tả được quá trình truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh chứa bao miêlin và không có bao miêlin. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, sơ đồ, từ đó phân tích, suy luận, giải thích. - Rèn luyện kĩ năng hợp tác trong hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Tạo niềm tin, hứng thú trong học tập bộ môn. - Hiểu rõ bản chất của điện tế bào (điện sinh học) làm cơ sở khoa học để giải thích một số hiện tượng sinh lý nhằm chống mê tín dị đoan. 4. Đinh hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | I.2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động – Không dạy. II. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh. (Không dạy chi tiết, chỉ phân biệt hai dạng truyền xung thần kinh.) II.2. Lệnh ▼ trang 119 – Không thực hiện. Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 2 và câu 3 – Không thực hiện. |
31 | Bài 30. Truyền tin qua xinap. | I. Khái niệm xinap. II. Cấu tạo xinap. III. Quá trình truền tin qua xinap. | 1. Kiến thức: - HS nêu được khái niệm xinap - HS vẽ được hoặc mô tả được cấu tạo của xinap hóa học - HS trình bày được quá trình truyền tin qua xinap - HS giải thích được đặc điểm truyền tin một chiều khi qua xinap 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng quan sát và phân tích hình để thu nhận thông tin. Phát triển tư duy lý luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát) 3. Thái độ - Tích cực, thoải mái, tự giác tham gia vào các hoạt động - Có ý thức hợp tác, chủ động, sáng tạo trong học tập 4. Định hướng phát triển năng lực Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
32 | Tuần 21 | Bài 31. Tập tính ở động vật. | I. Tập tính là gì? II. Phân loại tập tính. III. Cơ sở thần kinh của tập tính. | 1.Kiến thức: - Nêu được khái niệm tập tính của động vật. - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh (học được trong đời sống cá thể). - Hiểu được cơ sở thần kinh của tập tính. 2.Kỹ năng: - Quan sát kênh hình, kênh chữ để hình thành kiến thức - Thảo luận nhóm, trình bày trước tập thể nội dung bài học - Liên hệ thực tiễn và ứng dụng kiến thức vào đời sống. - Xây dựng tập tính cho một số vật nuôi (tự chọn) trong gia đình hoặc thành tập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi. 3.Thái độ: - Yêu quý, gần gũi với động vật ở gia đình, trang trại vườn bách thú. - Bảo vệ chăm sóc động vật như bảo vệ chăm sóc mạng sống, bảo vệ môi trường sống của chúng - Giáo dục ý thức ứng dụng các hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống và sản xuất. 4. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
33 | Bài 32. Tập tính ở động vật (tt). | IV. Một số hình thức học tập ở động vật. V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật. | 1.Kiến thức: - Nêu các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (săn bắt mồi, tự vệ, sinh sản...). -Trình bày được một số ứng dụng của tập tính vào thực tiễn đời sống. - Phân biệt được một số hình thức học tập ở động vật. 2.Kỹ năng: - Quan sát kênh hình, kênh chữ để hình thành kiến thức - Thảo luận nhóm, trình bày trước tập thể nội dung bài học - Liên hệ thực tiễn và ứng dụng kiến thức vào đời sống. - Xây dựng tập tính cho một số vật nuôi (tự chọn) trong gia đình hoặc thành tập phản xạ có điều kiện ở vật nuôi. 3.Thái độ: - Yêu quý, gần gũi với động vật ở gia đình, trang trại vườn bách thú. - Bảo vệ chăm sóc động vật như bảo vệ chăm sóc mạng sống, bảo vệ môi trường sống của chúng - Giáo dục ý thức ứng dụng các hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống và sản xuất. 4. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
34 | Tuần 22 | Bài 33. Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật. | I. Mục tiêu. II. Chuẩn bị. III. Nội dung và cách tiến hành. IV. Thu hoạch. | 1. Kiến thức: Hs hiểu được các dạng tập tính. 2. Kĩ năng: Thực hiện các hoạt động tìm tòi và sử dụng máy tính, máy chiếu. 3.Thái độ: Yêu thích thiên nhiên và khoa học 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực bố trí thí nghiệm và sử dụng dụng cụ thí nghiệm... | Phòng máy chiếu | |
35 | Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật. | I. Khái niệm. II. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. | - Nêu được khái niệm sinh trưởng ở thực vật, mô phân sinh. - Trình bày được các loại mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp. - Phân biệt đươc đặc điểm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. - Trình bày được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình sinh trưởng ở TV. - Trình bày được một số ứng dụng về kiến thức sinh trưởng ở thực vật. Kỹ năng:- Nghiên cứu tài liệu, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề. - Làm việc nhóm, làm việc độc lập với sách giáo khoa, làm việc qua internet. - Tư duy logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. - Thuyết trình, tính toán, thực hành, quan sát. Thái độ:Đam mê tìm hiểu khoa học, vận dụng kiến thức về sinh trưởng của thực vật để vận dụng vào thực tiễn phù hợp với mục tiêu sản xuất và địa phương. 4. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
36 | Tuần 23 | Bài 35. Hoocmôn thực vật. | I. Khái niệm. II. Hoocmon kích thích. III. Hoocmon ức chế. | 1.Kiến thức: - Nêu được khái niệm và đặc điểm chung của hoocmôn thực vật. - Kể tên các loại hooc môn thực vật . - Trình bày được tác động sinh lí đặc trưng của mỗi loại hooc môn. - Nêu được ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng trong nông nghiệp 2. Kỹ năng: - Phát triển tư duy logic, kỹ năng phân tích tranh vẽ và đọc SGK. 3. Thái độ: Biết được vai trò quan trọng của hoocmôn trong đời sống thực vật, có ý thức trong việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm hoocmôn nhân tạo đối với các sản phẩm dùng làm thức ăn. 4. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | ( Mục II, III - Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các loại hoocmôn và vai trò của mỗi loại hoocmôn.) |
37 | Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa. | I. Phát triển là gì? II. Những nhân tố chi phối sự ra hoa. (Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các nhân tố chi phối sự ra hoa.) III. Mối quan hệ sinh trưởng và phát triển. IV. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển. | 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm về sự phát triển của thực vật. - Trình bày được mối tương quan giữa sinh trưởng và phát triển - Nhận biết sự ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật hạt kín - Ứng dụng kiến thức quang chu kì vào sản xuất nông nghiệp (trồng theo mùa vụ và trồng cây trái vụ) 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, so sánh, làm việc độc lập với sách giáo khoa. 3. Thái độ: - Nhận thức đúng quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng, mối quan hệ mật thiết giữa hai quá trình để vận dụng trong trồng trọt. - Có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây trồng một cách hợp lý. 4. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | II. Những nhân tố chi phối sự ra hoa. (Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các nhân tố chi phối sự ra hoa.) Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3 – Không thực hiện. |
38,39 | Tuần 24 | Sinh trưởng và phát triển ở động vật Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở động vật Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở động vật (tt) | I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. II. Phát triển không qua biến thái. III. Phát triển qua biến thái. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. | 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm ST & PT ở động vật. - Hiểu được mối tương quan giữa ST & PT ở động vật. - Liệt kê được các giai đoạn phát triển của động vật và đặc điểm từng giai đoạn. - Phân biệt được sự phát triển không qua biến thái, biến thái hoàn toàn & biến thái không hoàn toàn. - Biết được vai trò của yếu tố di truyền đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. - Kể tên 1 số loại hoóc môn ảnh hưởng lên sự sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống - Hiểu được vai trò của các loại hoóc môn đối với sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống và không có xương sống - Nêu được một số nhân tố môi trường và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. - Hiểu một số biện pháp điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người, từ đó vận dụng vào thực tiễn. - Giải thích được một số hiện tượng sinh lý ở động vật và người 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng chăm sóc sức khỏe bản thân và những người xung quanh - Có kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt 3. Thái độ: Từ những kiến thức về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng, phát triển của động vật có xương sống, học sinh nâng cao được ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh 4. Định hướng phát triển năng lực. Rèn luyện cho học sinh năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống | Trên lớp | (Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu hai kiểu phát triển qua biến thái.) 1. Nhân tố bên trong. a. Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống –Khuyến khích học sinh tự đọc. |
| | Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật | | | | Cả bài – Khuyến khích học sinh tự thực hiện |
40 | Tuần 25 | Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật | I. Khái niệm chung về sinh sản. II. Sinh sản vô tính ở thực vật. | - Kiến thức:
- Nêu được khái niệm chung về sinh sản. Khái niệm về sinh sản vô tính - Phân biệt các kiểu sinh sản vô tính - Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng giao tiếp - Thuyết trình vấn đề trước đám đông - Quan sát, phân tích, so sánh, tổng, hợp. 3. Thái độ: Ứng dụng SSVT ở thực vật vào trồng trọt 4. Định hướng phát triển năng lực. Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | - II.2.a. Lệnh ▼ trang 160 – Không thực hiện. - Mục II.2.b. Hình 41.2- Không phân tích hình, chỉ giới thiệu các hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật. |
41 | Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật | I. Khái niệm. II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa. | 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật. - Phân tích được các ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật qua cơ chế giảm phân và thụ tinh. - Mô tả được quá trình hình thành hạt phấn và túi phấn. - Hiểu được quá trình thụ phấn, thụ tinh ở thực vật. - Mô tả được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa. Ý nghĩa của thụ tinh kép. - So sánh được sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. - Biết được ứng dụng tạo quả không hạt và ứng dụng khác trong nông nghiệp. 2. Kỹ năng: Rèn luyện cho HS một số kỹ năng: - Quan sát hình ảnh, phân tích, so sánh, tổng hợp và khái quát kiến thức. - Thu thập, xử lí thông tin, trình bày vấn đề trước đám đông. - Vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, có tinh thần hợp tác. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự học; Năng lực giao tiếp; Năng lực ngôn ngữ; Năng lực chuyên biệt (quan sát, phân nhóm, định nghĩa, khảo sát…); Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. | Trên lớp | |
42 | Tuần 26 | Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép. | I. Mục tiêu II. Chuẩn bị. III. Nội dung và cách tiến hành. IV. Thu hoạch | 1. Kiến thức: Hs hiểu được các dạng sinh sản vô tính ở thực vật. 2. Kĩ năng: Thực hiện các hoạt động tìm tòi và sử dụng cách dụng cụ làm vườn.. 3.Thái độ: Yêu thích thiên nhiên và khoa học 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực bố trí thí nghiệm và sử dụng dụng cụ thí nghiệm... | Phòng thực hành | |
43 | Ôn tập | | | Trên lớp | |
44 | Tuần 27 | Kiểm tra giữa học kỳ 2 | - Ma trận đề gồm 4 mức theo tỷ lệ 4:3:2:1 - Hình thức đánh giá trắc nghiệm 50%: tự luận 50%. - Số câu hỏi trắc nghiệm 15 câu với 4 lựa chọn và 1 số câu hỏi tự luận - Đề đánh giá và đáp án | - Nhằm đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, trên cơ sở đó đánh giá lại hiệu quả giảng dạy của người thầy để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. - Nội dung đánh giá phải phải đảm bảo chuẩn kiến thức –kỹ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. | Trên lớp | |
45 | Tuần 28 | Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật | I.Sinh sản vô tính là gì? II. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật III.Ứng dụng | 1. Kiến thức: -Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở động vật -Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật -Nêu được bản chất của sinh sản vô tính. -Nêu được ưu điểm, nhược điểm của sinh sản vô tính 2. Kĩ năng: -Quan sát, phân tích , so sánh . 3. Thái độ: -Có cái nhìn đúng đắn về khoa học, các vấn đề thời đại như nhân bản vô tính, nuôi cấy mô. - Đinh hướng phát triển năng lực.
Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học ,năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
46 | Tuần 29 | Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật. | I.Sinh sản hữu tính là gì? II. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật. | 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm của sinh sản hữu tính ở động vật . - Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính. - Nêu và Phân biệt được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở đv (thụ tinh ngoài với thụ tinh trong, đẻ trứng ,đẻ con). - Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở đv (đẻ trứng và đẻ con) . 2. Kĩ năng: -Quan sát, phân tích, tổng hợp, vân dụng lí thuyết vào thực tiễn. 3. Thái độ: - Có cái nhìn đúng đắn về khoa học. Có ý thức bảo vệ động vật, đặc biệt vào mùa sinh sản. Nhằm giữ gìn nguồn gen. 4. Đinh hướng phát triển năng lực. Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
47 | Tuần 30 | Bài 46. Cơ chế điều hoà sinh sản | I.Cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng. II. Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. | 1. Kiến thức: - Trình bày được cơ chế điều hoà sinh tinh và cơ chế điều hòa sinh trứng. - Nêu được những ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình sinh tinh và sinh trứng. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát: Quan sát hình 46. 1 Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh, hình 46.2. Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng. - Rèn luyện kĩ năng tự học thông qua tự nghiên cứu sách giáo khoa, tự nghiên cứu hình để hình thành kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp thông qua phân tích hình 46. 1 Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh tinh, hình 46.2 Sơ đồ cơ chế điều hòa sinh trứng để hình thành kiến thức. - Rèn luyện kĩ năng tư duy thông qua trả lời các câu hỏi tổng hợp, câu hỏi có vấn đề. 3. Thái độ: - Có cách nhìn nhận đúng về về một số hiện tượng liên quan đến vấn đề sinh sản. - Có ý thức, tuyên truyền giữ gìn sức khỏe sinh sản, có chế độ nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lí để hạn chế ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản trong thực tiễn. 4. Đinh hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
48 | Tuần 31 | Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người. | I.Điều khiển sinh sản ở động vật. II. Sinh đẻ có kế hoạch ở người | - 1. Kiến thức:
-Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật. -Kể tên được các biện pháp tránh thai và nêu cơ chế tác dụng của chúng. -Nêu được sinh đẻ có kế hoạch là gì và giải thích vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch. - 2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích hình ảnh (hình 1a, 1b và hình 2a, 2b, 2c, 2d). - Vận dụng kiến thức bài học để giải thích một số hiện tượng ngoài thực tế: + Trong chăn nuôi tằm lấy tơ chủ yếu là tằm đực; nuôi gà lấy thịt chủ yếu là gà trống; nuôi gà lấy trứng chủ yếu là mái….và luôn phát triển số lượng đàn con. + Con người thì có xu hướng sinh từ 1 đến 2 con và luôn tìm các biện pháp tránh thai phù hợp để kế hoạch hóa gia đình. - Làm việc nhóm: thảo luận và trả lời câu hỏi; hoàn thành phiếu học tập. - 3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản: dùng bao cao su có thể tránh thai và các bệnh lây qua đường tình dục; trẻ vị thành niên thì không nên quan hệ tình dục và lạm dụng thuốc tránh thai… - 4. Đinh hướng phát triển năng lực.
Năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... | Trên lớp | |
49, 50 | Tuần 32, 33 | Ôn tập đánh giá cuối năm | - Cảm ứng ở ĐV. - Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh. - Truyền tin qua xinap. - Tập tính ở ĐV. - Sinh trưởng ở TV - Hoocmon TV - Phát triển ở TV có hoa. - Chủ đề: sinh trưởng và phát triển ở ĐV. - Sinh sản ở TV - Sinh sản ở ĐV - Cơ chế điều hoà sinh sản. - Điều khiển sinh sản ở ĐV và sinh đẻ có kế hoạch ở người. | - HS củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học phù hợp với mục tiêu kiểm tra cuối năm. – HS đánh giá được khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức để làm bài kiểm tra. | Trên lớp | |
51 | Tuần 34 | Kiểm tra cuối năm học | - Ma trận đề gồm 4 mức theo tỷ lệ 4:3:2:1 - Hình thức đánh giá trắc nghiệm 50%: tự luận 50%. - Số câu hỏi trắc nghiệm 15 câu với 4 lựa chọn và 1 số câu hỏi tự luận - Đề đánh giá và đáp án | - Nhằm đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, trên cơ sở đó đánh giá lại hiệu quả giảng dạy của người thầy để có hướng điều chỉnh cho phù hợp. - Nội dung đánh giá phải phải đảm bảo chuẩn kiến thức –kỹ năng, phù hợp với đối tượng học sinh. | | |
52 | Tuần 35 | Trả, sửa bài và đánh giá cuối năm học | | - Nhằm giúp học sinh đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của bản thân trong học kỳ 2. - Giáo viên đánh giá lại hiệu quả giảng dạy của người thầy để có hướng điều chỉnh cho phù hợp trong năm học đến. | Trên lớp | |