Kế hoạch giáo dục sinh học 10 năm 2020-2021

Kế hoạch giáo dục sinh học 10 năm 2020-2021

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Kế hoạch giáo dục sinh học 10 năm 2020-2021

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GDĐT ................

TRƯỜNG THPT ................

TỔ: SINH – CÔNG NGHỆ

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC - NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: SINH HỌC

KHỐI: 10

I. Thông tin:

1. Tổ trưởng: .........................

2. Thời gian thực hiện:

- Học kỳ 1: 18 tuần(từ ngày 5/9/2019 đến ngày 16/01/2020) – 18 tiết

- Học kỳ 1: 17 tuần(từ ngày 18/01/2021 đến ngày 25/5/2021) – 17 tiết

II. Kế hoạch cụ thể:

HỌC KỲ I

Từ tuần 1 đến tuần 18 (thực học)

Tuần

Tiết

Tên chủ đề /Bài học

Nội dung/Mạch kiến thức

Yêu cầu cần đạt

Hình thức tổ chức dạy học

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Tuần 1

7/9 – 12/9/2020

1

Bài 1. Giới thiệu chung về thế giới sống

I. Các cấp tổ chức của thế giới sống.

II. Đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

2. Hệ thống mở tự điều chỉnh

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa.

- Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao

Dạy học trên lớp.

Tuần 2

14 – 19/9/2020

2

Bài 2. Các giới sinh vật

I. Giới và hệ thống phân loại 5 giới.

1. Khái niệm giới.

2. Hệ thống phân loại 5 giới.

II. Đặc điểm chính của mỗi giới.

1. Giới Khởi sinh.

2. Giới Nguyên sinh.

3. Giới Nấm.

4. Giới Thực vật.

5. Giới Động vật.

- Nêu được 5 giới sinh vật, đặc điểm của từng giới

- Vẽ được sơ đồ phát sinh giới Thực vật, giới Động vật

- Nêu được sự đa dạng của thế giới sinh vật. Có ý thức bảo tồn đa dạng sinh học.

Dạy học trên lớp.

Tuần 3

21 – 26/9/2020

3,4,5

Chủ đề: Thành phần hóa học của tế bào.(3 tiết: gồm 4 bài: bài 3,4,5,6)

I. Khái quát chung về các nguyên tố hóa học:

II. Cấu trúc và chức năng của các nguyên tố hóa học:

1. Nước.

2. Cacbohidrat.

3. Lippit.

4. Protein.

5. Axit Nucleic.

Các nguyên tố hóa học của tế bào và nước - Nêu được các thành phần hoá học của tế bào

-Kể tên được các nguyên tố cơ bản của vật chất sống, phân biệt được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.

- Kể tên được các vai trò sinh học của nước đối với tế bào..

Dạy học trên lớp.

Bài 3: Mục II.1. Cấu trúc và đặc tính hóa, lí của nước.Khuyến khích học sinh tự đọc

Bài 4: Mục I.1. Hình 4.1.Không phân tích, chỉ giới thiệu khái quát

Bài 6: Cả bài: Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.

Tuần 4

28/9 – 3/10/2020

Cacbohidrat và lipit

- Nêu được cấu tạo hoá học của cacbohiđrat, lipit và kể được các vai trò sinh học của chúng trong tế bào

Dạy học trên lớp.

Tuần 5

5 – 10/10/2020

Protein

- Nêu được cấu tạo hoá học của prôtêin, kể được các vai trò sinh học của chúng trong tế bào .

- Axit Nuclêic; Khung kiếm thức cuối bài.

Dạy học trên lớp.

Tuần 6

12 – 17/10/2020

6

Bài 7. Tế bào nhân sơ

I.Nội dung chính của học thuyết tế bào

II. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

1. Màng sinh chất.

2. Tế bào chất.

3. Vùng nhân.

III. Cấu tạo tế bào nhân sơ

- Mô tả được thành phần chủ yếu của một tế bào.

- Mô tả được cấu trúc tế bào vi khuẩn. .

- Phân tích tỉ lệ S/V để cho HS thấy được vì sao VK sinh trưởng, sinh sản rất nhanh

Dạy học trên lớp.

Tuần 7

19– 24/10/2020

7, 8,9

Chủ đề: Tế bào nhân thực

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực.

II.Cấu trúc tế bào nhân thực.

1. Nhân tế bào.

2. Lưới nội chất.

3. Ribôxôm.

4. Bộ máy gôngi.

5.Ti thể.

6. Lục lạp.

7. Một số bào quan khác.

8. Khung xương tế bào.

9. Màng sinh chất.

10.Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.

Tế bào nhân thực

- Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy gongi).

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của các bào quan (ti thể, lạp thể, không bào, Lizoxom)

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất, thành tế bào, chất nền ngoại bào

Dạy học trên lớp.

Không dạy chi tiết cấu tạo các bộ phận, các bào quan của tế bào, chỉ dạy cấu tạo sơ lược và chức năng.

Tuần 8

26 – 31/10/2020

Tuần 9

2 - 7/11/2020

Tuần 10

9 – 14/11/2020

10

Kiểm tra giữa học kì 1

Theo ma trận chung của tổ

Tại lớp.

Tuần 11

16 – 21/11/2020

11

Bài 11. Vận chuyển các chất qua màng tế bào

I. Vận chuyển thụ động

1. Khái niệm vận chuyển thụ động

2. Các con đường vận chuyển thụ động

3. Tìm hiểu về sự khuếch tán và thẩm thấu

II. Vận chuyển chủ động:

1. Khái niệm:

2. Cơ chế:

III. Nhập bào và xuất bào

1. Nhập bào

2. Xuất bào

- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các hình thức vận chuyển thụ động, chủ động, xuất bào và nhập bào.

- Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch (ưu trương, nhược trương và đẳng trương)

Dạy học trên lớp.

Mục I. Lệnh ▼ trang 48 Không thực hiện

Tuần 12

23/11 – 28/11/2020

12

Bài 12. Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

I. Mục tiêu.

II. Chuẩn bị.

III. Nội dung và cách tiến hành.

- Làm được thí nghiệm co và phản co nguyên sinh

Dạy học trên lớp.

Mục I. Lệnh ▼ trang 48: Không thực hiện

Tuần 13

30/11 – 05/12/2020

13

Bài 13. Khái quát về chuyển

hóa vật chất và năng lượng

I. Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào:

1. Khái niệm năng lượng:

2. ATP - đồng tiền năng lượng của tế bào:

II. Chuyển hóa vật chất.

- Trình bày được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (năng lượng, thế năng, động năng, chuyển hoá năng lượng) và quang hợp.

- Nêu được quá trình chuyển hoá năng lượng.

- Mô tả được cấu trúc và chức năng của ATP.

Dạy học trên lớp.

Mục I.2. Từ dòng 8 đến dòng 10, trang 54 Không dạy

Tuần 14

07 – 12/12/2020

14

Bài 14. Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyểnhóa vật chất

I. Enzim.

1. Cấu trúc :

2. cơ chế tác động

3. các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính enzim

II. Vai trò của enzim trong chuyển hóa vật chất.

- Nêu được vai trò của enzim trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hoà hoạt động trao đổi chất

Dạy học trên lớp.

Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 3 Không thực hiện

Tuần 15

14 – 19/12/2020

15

Bài 15. Thực hành: Một số thí nghiệm về enzim

I. Mục tiêu.

II. Chuẩn bị.

III. Nội dung và cách tiến hành.

Làm được một số thí nghiệm về enzim

Dạy học trên lớp.

Mục II. Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiếtAND

Mục II.4. Thu hoạch, ý 2 (Dùng enzim...)

Khuyến khích học sinh tự làm

Tuần 16

21 – 26/12/2021

16

Bài 16. Hô hấp tế bào

I. Khái niệm.

II. Các giai đoạn của quá trình hô hấp.

1. Đường phân

2. Chu trình Crep

3. Chuỗi chuyền điện tử

- Trình bày được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quá trình hô hấp trong tế bào

- Phân biệt được từng giai đoạn chính của quá trình hô hấp

Dạy học trên lớp.

Mục II. Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào

Không dạy chi tiết, chỉ dạy: vị trí, nguyên liệu, sản phẩm của 3 giai đoạn hô hấp tế bào.

Tuần 17

28/12 – 02/1/2021

17

Bài 17. Quang hợp

I. Khái niệm quang hợp:

II. Các pha của quá trình quang hợp.

1. Pha sáng.

2. Pha tối.

- Trình bày được sự chuyển hoá vật chất và năng lượng trong quá trình quang hợp trong tế bào

- Phân biệt được từng giai đoạn chính của quá trình quang hợp

Dạy học trên lớp.

Tuần 18

04 – 09/1/2021

18

Kiểm tra cuối học kì 1

Theo đề của sở

Kiểm tra học kỳ theo kế hoạch của trường.

HỌC KỲ II

Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học)

Tuần 19

11 – 16/1/2021

19

Chủ đề: Chu kỳ tế bào và phân bào.(4 tiết gồm 3 bài 18,19,20)

.I. Chu kỳ tế bào.

II. Quá trình nguyên phân.

1. Diễn biến.

2. Kết quả.

3. Ý nghĩa.

III. Quá trình giảm phân.

1. Diễn biến.

2. Kết quả.

3. Ý nghĩa.

III. Thực hành

.- Mô tả được chu kì tế bào.

- Nêu được những diễn biến cơ bản của nguyên phân

- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân

- Nêu được những diễn biến cơ bản của giảm phân

- Nêu được ý nghĩa của giảm phân

- Quan sát tiêu bản phân bào

- Biết lập bảng so sánh nguyên phân, giảm phân

Dạy học trên lớp.

Tuần 20

18 – 23/01/2021

20

Tuần 21

25– 30/01/2021

21

Tuần 22

01/02-07/02/2021

22

NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN (Từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 2 )

Tuần 23

15- 22/2/2021

23

Bài 21. Ôn tập phần Sinh học tế bào

I. Tóm tắt nội dung cơ bản.

1. Thành phần hóa học của tế bào.

2. Cấu tạo tế bào.

3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

4. phân bào.

II. Hướng dẫn ôn tập.

. Củng cố lại các kiến thức đã học.

Dạy học trên lớp.

Tuần 24

22- 27/2/2021

24

Chủ đề: Dinh dưỡng, chuyển hóavậtchấtvànănglượngởvi sinh vật(2 tiết gồm 2 bài 22,24)

I. Khái niệm vi sinh vật.

II. Các kiểu dinh dưỡng.

III. Hô hấp và lên men

- Nêu được khái niệm vi sinh vật và các đặc điểm chung của vi sinh vật.

- Trình bày được các kiểu chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon mà vi sinh vật đó sử dụng.

Thực hành lên men êtilic và Lactic

- Biết làm một số sản phẩm lên men( sữa chua, muối chua rau quả và lên men rượu)

Dạy học trên lớp.

Bài 22: Mục II.1. Các loại môi trường cơ bảnKhuyến khích học sinh tự đọc

Bài 22: Mục Câu hỏi và bài tập: Câu 1 và câu 3 Không thực hiện

Tuần 25

01 – 06/3/2021

25

Bài 24: Mục I. Lên men êtilic Khuyến khích học sinh tự làm

Tuần 26

08 – 13/3/2021

26

Bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV

I. Quá trình tổng hợp.

II. Quá trình phân giải:

III. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải.

- Nêu được hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men

- Nêu được đặc điểm chung của các quá trình phân giải chủ yếu ở vi sinh vật và ứng dụng của các quá trình này trong đời sống và sản xuất

Dạy học trên

Tuần 27

15– 20/3/2021

27

Kiểm tra giữa học kì 2

Theo ma trận chung của tổ

Dạy học trên lớp.

Tuần 28

22/3 – 27/3/2021

28, 29

Chủ đề: Sinh trưởng của vi sinh vật.

(2 tiết gồm bài 25,26,27)

I. Khái niệm sinh trưởng.

II.Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của vi sinh vật.

1. Yếu tố hóa học.

2. Yếu tố lý học.

IV. Giới thiệu các hình thức sinh sản của vi sinh vật.

- Trình bày được đặc điểm chung của sự sinh trưởng ở vi sinh vật và giải thích được sự sinh trưởng của chúng trong điều kiện nuôi cấy liên tục và không liên tục

- Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng của chúng

- Nêu được các kiểu sinh sản ở vi sinh vật

- Nhuộm đơn, quan sát một số loại vi sinh vật và quan sát một số tiêu bản bào tử của vi sinh vật

Dạy học trên lớp.

Bài 26: Chỉ giới thiệu hình thức

Tuần 29

29/3– 03/4/2021

Bài 27:Mục I.2.Bảng trang 106 Không dạy cột cơ chế tác động.

Bài 27: mục câu hỏi và bài tập. câu 1và 2 không thực hiện

Tuần 30

05 – 10/4/2021

30

Chủ đề: Virút và bệnh truyền nhiễm(4 tiết gồm 4 bài 29,30,31,32)

I.Cấu tạo, hình thái các loại virut.

II. Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

1. Chu trình nhân lên của virut

2. HIV/AIDS.

III. Virut gây bệnh và ứng dụng của virut trong thực tiễn.

IV. Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch.

- Trình bày khái niệm và cấu tạo của virut,

- Nêu tóm tắt được chu kì nhân lên của virut trong tế bào chủ

- Nêu được tác hại của virut, cách phòng tránh. Một số ứng dụng của virut

Dạy học trên lớp.

Bài 31: Mục II. Ứng dụng của virut trong thực tiễnKhông dạy cơ chế, chỉ giới thiệu các ứng dụng

Tuần 31

12 – 17/4/2021

31

Tuần 32

19/4 – 24/4/2021

32

Tuần 33

26/4 – 01/5/2021

33

Tuần 34

03 - 08/5/2021

34

Bài 33. Ôn tập phần sinh học vi sinh vật

I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

II. Sinh trưởng của vi sinh vật.

III. Sinh sản của vi sinh vật

IV. Các biện pháp kiểm soát sự sinh trưởng của vi sinh vật.

V. Virut.

Bài 33: Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật (và một phần của bài 21 – có nội dung bài Hô hấp và Quang hợp)

Dạy học trên lớp.

Mục I.3. Hãy điền những ví dụ đại diện vào cột thứ bốn trong bảng sau không thực hiện

Mục II.2. Nói chung, độ pH phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của vi sinh vật như saukhông thực hiện

Tuần 35

10– 15/5/2021

35

Kiểm tra cuối năm học

Theo đề sở

Kiểm tra học kỳ theo kế hoạch của trường.

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG

.........................