Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
www.thuvienhoclieu.com | KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 Môn: LỊCH SỬ – Lớp: 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
|
A. Phần trắc nghiệm(7 điểm)
Câu 1. Thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thi hành chính sách kinh tế đối với nhân dân ta như thế nào?
A. Chỉ huy. B. Bóc lột, cống nạp nặng nề. C. Tăng thuế ruộng. D. Đầu tư phát triển nông nghiệp.
Câu 2. Chính sách đồng hóa về văn hóa của các triều đại pK phương Bắc đối với nước ta là
A. Mở trường dạy chữ Hán tại các quận, huyện.
B. Truyền bá Nho giáo và phong tục người Hán.
C. Khuyến khích phát triển văn hóa truyền thống của người Việt.
D. Tổ chức nhiều kì thi để chọn nhân tài phục vụ đất nước.
Câu 3. Tôn giáo nào chưa được truyền bá vào nước ta thời Bắc thuộc?
A. Nho giáo. B. Phật giáo. C. Đạo giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 4. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích gì?
A. Bảo tồn và phát triển văn hóa phương Đông. B. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta.
C. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa. D. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta.
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng nghệ thuật quân sự trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
A. Lợi dụng địa hình, địa vật. B. Tấn công bất ngờ.
C. “Vườn không nhà trống”. D. Nghi binh, mai phục.
Câu 6. Quân đội dưới thời Lý- Trần được tuyển theo chế độ
A. “Ngụ binh ư nông”. B. “Ngụ nông ư binh”. C. trưng binh. D. nghĩa vụ quân sự.
Câu 7. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là Bộ
A. Hình thư. B. Hình luật. C. luật Hồng Đức. D. luật Gia Long.
Câu 8. Nhà nước pk Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế
A. Dân chủ đại nghị. B. Quân chủ chuyên chế. C. Quân chủ lập hiến.D. Dân chủ chủ nô.
Câu 9. Sovới các triều đại Lý-Trần-Hồ, bộ máy nhà nước triều Lê sơ sau cải cách của vua Lê Thánh Tông được đánh giá
A. hoàn chỉnh hơn. B. lạc hậu. C. phức tạp hơn. D. lạc hậu và phức tạp.
Câu 10. Vào mùa xuân, các vua Tiền Lê -Lý thường làm gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?
A. Cùng nông dân làm công tác thủy lợi. B. Làm lễ cày ruộng tịch điền.
C. Kiểm tra việc ban cấp ruộng đất cho nông dân. D. Kiểm tra lại nhân khẩu ở địa phương.
Câu 11. “Phép quân điền” phân chia ruộng đất công ở các làng xã được đặt ra từ thời
A. Lý. B. Trần C. Hồ. D. Lê sơ.
Câu 12. Nội dung nào không phản ánh đúng sự phát triển của nội thương trong các TK X-XV?
A. Thăng Long là đô thị lớn nhất với 36 phố phường.
B. Buôn bán ở các chợ ngày càng nhộn nhịp.
C. Mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực.
D. Các chợ mọc lên ở nhiều nơi.
Câu 13. Một trong các yếu tố giúp thương nghiệp của nước ta ở các thế kỉ XI-XV phát triển là do sự phát triển của
A. nông nghiệp và thủ công nghiệp. B. công nghiệp và nội thương.
C. công nghiệp và nông nghiệp. D. công nghiệp và thủ công nghiệp.
Câu 14. Trận quyết chiến chiến lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất là
A. trận sông Như Nguyệt. B. trận Bạch Đằng. C.trận Đông Bộ Đầu. D. trận Vạn Kiếp.
Câu 15. Năm 1077, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống tại
A. Đông Bộ Đầu. B. kinh thành Thăng Long. C. thành Cổ Loa. D. phòng tuyến sông Như Nguyệt.
Câu 16. Tác phẩm nào được xem là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam?
A. Hịch tướng sĩ. B. Bình ngô đại cáo. C. Phú sông Bạch Đằng. D. Nam quốc sơn hà.
Câu 17. Ý nào không phản ánh đúng tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của quân dân nhà Lý?
A. Tăng cường lực lượng, tích trữ lương thảo.
B. Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
C. Đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc.
D. Phòng ngự chiến lược bằng kế sách “vườn không nhà trống”.
Câu 18. Ý nào không đúng về nguyên nhân nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh?
A. Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
B. Sai lầm về đường lối chỉ đạo chiến lược.
C. Không có tướng tài giỏi.
D. quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng.
Câu 19. Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta từ thời
A. Văn Lang – Âu Lạc B. Bắc thuộc. C. Lý. D. Trần
Câu 20. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là
A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Kitô giáo.
Câu 21. Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn từ thời
A. Lý. B. Trần. C. Hồ. D. Lê sơ.
Câu 22. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập
A. Hàn lâm viện. B. Văn Miếu. C. Quốc Tử Giám. D. Ngự sử đài.
Câu 23. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc phát triển từ thời
A. Tiền Lê. B. Lý. C. Trần. D. Lê sơ.
Câu 24. Thành tựu tiêu biểu của văn học dân tộc ra đời từ TK XI-XV gắn liền với các tác giả như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,..là văn học
A. dân gian và chữ Nôm. B. chữ Hán. C. chữ Nôm. D. dân gian.
Câu 25. Giáo dục Nho học có hạn chế gì?
A. Không khuyến khích việc học hành thi cử.
B. Không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế.
C. Nội dung chủ yếu là kinh sử.
D. Chỉ con em quan lại, địa chủ mới được đi học.
Câu 26. Nội dung nào không phản ánh đúng sự phát triển của văn học Đại Việt từ TK X-XV?
A. Văn học phát triển với nhiều thể loại.
B. Xuất hiện nhiều tác giả với nhiều tác phẩm.
C. Văn học chữ Nôm hình thành và phát triển.
D. văn học dân gian lấn át văn học chữ Hán.
Câu 27. Chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài song vẫn mạng đậm tính dân tộc và tính dân gian. Đó là đặc điểm của văn hóa thời
A. Đinh-Tiền Lê. B. Lý-Trần. C. Lý-Trần-Lê sơ. D. Hồ-Lê sơ.
Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng mục đích của nhà nước Lê sơ khi dựng bia ghi tên Tiến sĩ?
A. Vinh danh những người tài giỏi.
B. Khuyến khích tinh thần học tập của nhân dân.
C. Tạo nên những tác phẩm điêu khắc.
D. Thúc đẩy sự phát triển của giáo dục Đại Việt
B. Phần tự luận(3 điểm)
Câu 1. So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và chống Tống thời Lý.( theo các tiêu chí trong bảng)(2 điểm).
Tiêu chí so sánh | Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê | Kháng chiến chống Tống thời Lý |
Hoàn cảnh lịch sử nước Đại Việt trước khi kháng chiến | ||
Thời gian | ||
Người chỉ huy | ||
Kết quả |
Câu 2. Nghệ thuật chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) được thể hiện như thế?(1 điểm)
………………………Hết………………………..
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm(7 điểm)
Câu 1. B Câu 11. D Câu 21. D
Câu 2. B Câu 12. C Câu 22. B
Câu 3. D Câu 13. A Câu 23. B
Câu 4. C Câu 14. B Câu 24. C
Câu 5. C Câu 15. D Câu 25. B
Câu 6. A Câu 16. D Câu 26. D
Câu 7. A Câu 17. D Câu 27. C
Câu 8. B Câu 18. C Câu 28. C
Câu 9. A Câu 19. B
Câu 10. B Câu 20. A
B. Phần tự luận(3 điểm)
Câu 1. So sánh cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và chống Tống thời Lý.( theo các tiêu chí trong bảng)(2 điểm)
Tiêu chí so sánh | Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê | Kháng chiến chống Tống thời Lý |
Hoàn cảnh lịch sử nước Đại Việt trước khi kháng chiến | Nước Đại Việt gặp nhiều khó khăn | Nước Đại Việt ổn định và phát triển |
Thời gian | 981 | 1075-1077 |
Người chỉ huy | Lê Hoàn | Lý Thường Kiệt |
Kết quả | Giành được thắng lợi, quan hệ Việt-Tống trở lại bình thường | Giành được thắng lợi, bảo vệ nền độc lập. |
Câu 2. Nghệ thuật chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) được thể hiện như thế?(1 điểm)
- Chủ động tiến công trước để tự vệ.
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến.
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ.
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới