Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn sinh 11 năm 2020-2021 có đáp án

Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn sinh 11 năm 2020-2021 có đáp án

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn sinh 11 năm 2020-2021 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ 1

Thuvienhoclieu.com

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

MÔN SINH HỌC 11

Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6.0 điểm)

Câu 1: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?

A. Tế bào khí khổng. B. Tế bào mạch gỗ.

C. Tế bào mạch rây. D. Tế bào mô giậu.

Câu 2: Vai trò của hô hấp đối với đời sống thực vật là

A. tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng và giải phóng năng lượng ATP.

B. phân giải chất hữu cơ, tạo năng lượng dưới dạng nhiệt.

C. phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng.

D. phân giải chất hữu cơ, tích luỹ năng lượng.

Câu 3: Một gia đình nông dân chuẩn bị tiến hành gieo trồng trên một thửa ruộng khô hạn thuộc khu có nồng độ CO2 thấp. Bạn có thể giới thiệu cho gia đình họ loại cây trồng nào dưới đây là phù hợp nhất ?

A. Đậu tương. B. Cây lúa. C. Khoai lang. D. Cây ngô.

Câu 4: Khi bón phân quá liều lượng, cây sẽ bị héo và chết do

A. phân bón không phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây.

B. dịch đất trở thành ưu trương so với tế bào lông hút.

C. tế bào lông hút của rễ ưu trương so với dịch đất.

D. phân bón không hòa tan được nên cây không hấp thụ khoáng.

Câu 5: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là

A. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).

B. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

C. lực hút của lá (quá trình thoát hơi nước).

D. lực liên kết giữa các phân tử nước.

Câu 6: Sắc tố nào khi vào cơ thể người có khả năng chuyển hóa thành vitaminA giúp mắt sáng?

A. Carôten. B. Carôtennôit. C. β - carôten. D. Xantôphul.

Câu 7: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. O2 cần cho hô hấp hiếu khí giải phóng hoàn toàn nguyên liệu hô hấp, tích lũy được nhiều năng lượng.

B. Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn mà hoạt động sống của tế bào vẫn còn bình thường.

C. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí, nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.

D. Nước cần cho hô hấp, mất nước làm tăng cường độ hô hấp, cây tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.

Câu 8: Khi chuyển một cây gỗ đi trồng nơi khác, người ta phải ngắt bớt lá. Trong các kết luận dưới đây, có bao nhiêu kết luận đúng ?

(1) Để giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển. (2) Để tập trung quang hợp vào các lá chính.

(3) Để giảm tối đa sự thoát hơi nước. (4) Để không làm hỏng bộ lá khi vận chuyển.

(5) Để giảm bớt sự hô hấp từ lá.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 9: Khi nào xảy ra hô hấp sáng ở thực vật C3?

(1) Lượng CO2 cạn kiệt. (2) O2 tích lũy nhiều.

(3) Enzim cacboxilaza chuyển hoá thành enzim ôxigenaza.

Phương án đúng là

A. (1), (2) và (4). B. (1), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (2), (3) và (4).

Câu 10: Thực vật nào sau đây là thực vật C4 ?

A. Mía. B. Thanh long. C. Dứa. D. Xương rồng.

Câu 11: Cơ sở khoa học của việc tưới nước cho cây trồng cần giải quyết đồng bộ vấn đề

A. thời điểm cần tưới nước, lượng nước và cách tưới thích hợp.

B. lượng nước cây cần và phương pháp tưới nước.

C. nhu cầu nước của từng loại cây.

D. thời điểm cần tưới nước, cách tưới nước.

Câu 12: Hiện tượng ứ giọt ở mép lá xảy ra trong điều kiện

A. Trời tắt nắng về đêm. B. trời nắng gây gắt.

C. không khí chúa nhiều khí cacbônic. D. đất và không khí ẩm.

Câu 13: Đưa vào gốc hoặc phun lên lá chất nào sau đây để lá cây xanh lại?

A. Fe3+. B. Ca2+. C. Mg2+. D. Cu2+.

Câu 14: Quá trình chuyển NO3- trong đất thành N2 không khí là quá trình

A. ôxi hóa amôniac. B. tổng hợp đạm.

C. phân giải chất đạm hữu cơ. D. phản nitrat hóa.

Câu 15: Thực vật CAM gồm những cây mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn (ví dụ như cây xương rồng) và các loài cây trồng khác như dứa, thanh long, lá bỏng... Tại sao cây lá bỏng buổi sáng ăn lá cây lại chua hon buổi chiều ?

A. Buổi tối cây hô hấp mạnh không quang họp nên sáng ra lá cây chứa nhiều axit hữu cơ.

B. Buổi sáng, cây quang hợp mạnh tạo ra các sán phẩm trung gian của chu trình Canvin là các axit hữu cơ.

C. Buôi chiêu, lá cây mât nước, nông độ các axit hữu cơ tăng.

D. Ban đêm, cây hấp thụ CO2 và chưa thực hiện quá trình quang hợp nên buổi sáng lá cây có pH thấp.

Câu 16: Tại sao các cây sống ở cạn khi bộ rễ bị ngập nước kéo dài sẽ chết?

(1) Rễ cây thiếu ôxi không hô hấp bình thường được.

(2) Chất độc hại được tích luỹ dần làm cho tế bào lông hút bị chết.

(3) Cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá vỡ.

(4) Nước tràn vào cây quá nhiều làm ngưng trệ các hoạt động sinh lí của cây.

Phương án đúng là

A. (l), (2) và (3). B. (1), (2), (3) và (4). C. (l), (3) và (4). D. (2), (3) và (4).

Câu 17: Chất hữu cơ vận chuyển từ lá đến các nơi khác trong cây bằng con đường nào?

A. Vách xenlulôzơ. B. Mạch rây theo nguyên tắc khuyết tán.

C. Tầng cutin. D. Mạch gỗ theo nguyên tắc khuyết tán.

Câu 18: Nguyên tố khoáng có vai trò

A. cấu trúc lế bào và hoạt hoá các enzim.

B. hoạt hoá các enzim tham gia trao đổi chất.

C. là thành phần cấu tạo các đại phân tử hữu cơ.

D. là thành phần cấu trúc nên bào quan, tế bào.

Câu 19: Khi nói về cơ quan quang hợp và bào quan quang hợp, phát biểu nào đúng?

A. Quá trình quang hợp diễn ra trong bào quan lục lạp.

B. Tất cả các cơ quan trên cơ thể thực vật đều có khả năng quang hợp.

C. Tất cả các tế bào thực vật đều có bào quan lục lạp để quang hợp.

D. Tất cả các bào quan của tế bào lá đều làm nhiệm vụ quang hợp.

Câu 20: Tại sao sau khi bón đạm cho ruộng lúa, nếu trời mưa thì phải bón bổ sung?

A. Sau khi trời mưa, rễ cây bị ngập úng, mất khả năng hấp thụ nitơ.

B. Trời mưa, điều kiện yếm khí làm NO2 – chuyển thành NO3 –.

C. Trời mưa, điều kiện yếm khí làm NO3 – chuyển thành NO2 –.

D. Sau khi trời mưa, xảy ra hiện tượng phản nitrat hoá làm mất đạm.

Câu 21: Săc tố nào sau đâv tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển quang năng thành hóa năng trong quang hợp ở cây xanh ?

A. Chi có diệp lục b và carôtenôit. B. Chỉ cỏ diệp lục b.

C. Chỉ có diệp lục a. D. Cả diệp lục a và diệp lục b.

Câu 22: Khi tế bào khí khổng trương nước thì

A. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

B. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo khiến khí khổng mở ra.

C. thành dày căng ra, làm cho thành mỏng căng theo nên khí khổng mở ra.

D. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

Câu 23: Sau đây là sơ đồ minh họa một số nguồn nitơ cung cấp cho cây

Chú thích từ (1) đến (4) lần lượt là

A. (1). NO3- ; (2). NH4+ ; (3). N; (4). Chất hữu cơ.

B. (1). NH4+ ; (2). NO3- ; (3). N; (4). Chất hữu cơ.

C. (1). NO3- ; (2). N; (3). NH4+ ; (4). Chất hữu cơ.

D. (1). NH4+ ; (2). N; (3). NO3- ; (4). Chất hữu cơ.

Câu 24: Giấy clorua côban khi ướt sẽ có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm clorua côban khô vào hai mặt lá khoai lang. Theo bạn kết luận nào dưới đây là chính xác?

A. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ở hai mặt lá như nhau.

B. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt dưới lá sẽ hồng nhanh hơn.

C. Tốc độ chuyển màu của miếng giấy clorua côban ơ hai mặt lá phụ thuộc vào lá già hay lá non.

D. Miếng giấy tẩm clorua côban ở mặt trên lá sẽ hồng nhanh hơn.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (4.0 điểm)

Câu 1: Trình bày cơ chế hấp nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút. (1.0 điểm)

Câu 2: Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường? (1.0 điểm)

Câu 3: Nêu sự giống nhâu và khác nhau giữa các con đường C­3, C4 và CAM. (2.0 điểm)

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

I. Phần đáp án câu trắc nghiệm: (6.0 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

D

B

C

C

D

A

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

C

D

D

A

B

A

A

D

21

22

23

24

C

B

B

B

II. Phần đáp án câu tự luận: (4.0 điểm)

Câu 1: Trình bày cơ chế hấp nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút. (1.0 điểm)

A. Hấp thụ nước: Nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (có thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp). (0.5 điểm)

B. Hấp thụ ion khoáng:

- Cơ chế thụ động: Đi từ đất ( nơi có nồng độ cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ các ion thấp hơn). (0.25 điểm)

- Cơ chế chủ động: Các ion di chuyển ngược chiều garđien nồng độ (các ion di chuyển từ nơi có nồng độ các ion thấp đến nơi có nồng độ các ion cao) xâm nhập và rễ đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP. (0.25 điểm)

Câu 2: Thế nào là bón phân hợp lí và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường? (1.0 điểm)

- Bón phân đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây, theo pha sinh trưởng và phát triển, theo đặc điểm lí, hóa của đất và theo điều kiện thời tiết. Bón phân phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng hợp lí. (0.5 điểm)

- Bón phân không đúng thì năng suất sẽ thấp, hiệu quả kinh tế thấp. Bón vượt quá liều lượng cần thiết sẽ làm giảm năng suất, chi phí bón phân cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường, đe dọa sức khỏa của con người. (0.5 điểm)

Câu 3: Nêu sự giống nhâu và khác nhau giữa các con đường C­3, C4 và CAM. (2.0 điểm)

A. Giống nhau: Cả 3 con đường đều có chu trình Canvin tạo ra AlPG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbohiđrat, a xit anin, prôtêin, lipit…giống nhau ở pha sang tạo ra ATP, NADPH và O2 cung cấp năng lượng chop ha tối hoạt động. (0.5 điểm)

B. Khác nhau: (1.5 điểm)

Các tiêu chí so sánh

Thực vật C­3

Thực vật C4

Thực vật CAM

Ví dụ (0.12 điểm)

Lúa nước

Mía

Dứa

Chất nhận CO2 khí quyển (0.25 điểm)

Rib – 1.5 - đip

PEP

PEP

Sản phẩm ổn định đầu tiên (0.25 điểm)

APG

AOA

AOA

Tiến trình (0.75 điểm)

Xảy ra chỉ có một giai đoạn là chu trình Canvin ở tế bào mô giậu.

Xảy ra hai giai đoạn:

+ Giai đoạn cố định CO2 (chu trình C4 ) xảy ra ở tế bào mô giậu.

- Giai đoạn tái sinh chất nhận (chu trình Canvin) xảy ra ở tế bào bao bó mạch.

Xảy ra hai giai đoạn:

+ Giai đoạn cố định CO2 (chu trình C4 ) xảy ra ở tế bào mô giậu.( Ban đêm).

- Giai đoạn tái sinh chất nhận (chu trình Canvin) xảy ra ở tế mô giậu. (Ban ngày).

Năng suất sinh học (0.12 điểm)

Trung bình

Cao

Thấp

ĐỀ 2

Thuvienhoclieu.com

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

MÔN SINH HỌC 11

Thời gian: 60 phút

I. Phần trắc nghiệm (5đ)

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1. Quá trình cố định nitơ trong khí quyển (nitơ phân tử) nhờ nhóm sinh vật:

A. vi khuẩn tự do và vi khuẩn cộng sinh.

B. vi khuẩn kí sinh

C. vi khuẩn cộng sinh

D. vi khuẩn kí sinh và vi khuẩn cộng sinh.

Câu 2. Cây nào sau đây làm cho đất giàu nitơ:

A. Lúa. B. Đậu tương. C. Củ cải. D. Ngô.

Câu 3. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp?

A. Ở chất nền. B. Ở tilacôit

C. Ở màng ngoài. D. Ở màng trong.

Câu 4. Phương trình nào dưới đây là đúng với bản chất của quá trình quang hợp:

A. C6H12O6 + 6O2 6CO6 + 6H2O.

B. C6H12O6 + 6O2 6CO6 + 6H2O.

C. 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + 6O2.

D. 6CO2 + 12H2O C6H12O6 + 6O2 + 6H2O.

Câu 5. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là:

A. Đường phân. B. Chu trình crep.

C. Tổng hợp Axetyl - CoA. D. Chuỗi chuyển êlectron.

Câu 6. Cây hấp thụ nitơ ở dạng:

A. NH+4, NO-3 B. N2+, NH3+ C. N2+, NO-3 D. NH4-, NO+3

Câu 7. Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:

A. miệng, dạ dày, ruột non C. miệng, thực quản, dạ dày

B. thực quản, dạ dày, ruột non. D. dạ dày, ruột non, ruột già

Câu 8. Nhiều loài thực vật không có lông hút rễ cây hấp thụ các chất bằng cách:

A. cây thủy sinh hấp thụ các chất bằng toàn bộ bề mặt cơ thể

B. một số thực vật cạn ( Thông, sồi…) hấp thụ các chất nhờ nấm rễ

C. nhờ rễ chính

D. cả A và B

Câu 9. Nhận định nào sau đây sai ?

A. Các loài thực vật không xảy ra hô hấp sáng thường phân bố ở những vùng có khí hậu nhiệt đới.

B. Hô hấp sáng chỉ xảy ra ở thực vật C3, không xảy ra ở thực vật C4 hoặc xảy ra rất yếu.

C. Thực vật xảy ra hô hấp sáng có năng suất cao hơn thực vật không hô hấp sáng. D. Hô hấp sáng là một trong những tiêu chuẩn quang hợp, dùng để phân biệt thực vật C3 và thực vật C4.

Câu 10. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim là:

A. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> ruột -> hậu môn

B. miệng -> thực quản -> diều -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> ruột -> hậu môn

C. miệng -> thực quản -> dạ dày cơ -> dạ dày tuyến -> diều -> ruột -> hậu môn

D. miệng -> thực quản -> dạ dày tuyến -> dạ dày cơ -> diều -> ruột -> hậu môn

Câu 11. Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến hàng trăm mét ở cây?

I. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh.

II. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau .

III. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ.

IV. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.

A. I, IV. B. II, III. C. III, IV. D. II, IV.

Câu 12. Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:

A. Khử APG thành ALPG cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).

B. Khử APG thành ALPGtái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) cố định CO2.

C. Cố định CO2khử APG thành ALPGtái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) cố định CO2.

D. Cố định CO2tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) khử APG thành ALPG.

Câu 13. Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào?

A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể không cần tiêu hao năng lượng.

B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rể cần tiêu hao năng lượng.

C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể.

D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rể cần ít năng lượng.

Câu 14. Phát biểu nào dưới đây không đúng về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ?

A. Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.

B. Là những nguyên tố gián tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

C. Không thể thay thế bởi các nguyên tố nào khác dù chúng có tính chất hóa học tương tự.

D. Là những nguyên tố trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể.

Câu 15. Hiện nay, người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm ?

I. Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

II. Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.

III. Bảo quản khô. IV. Bảo quản lạnh.

A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III.

Câu 16. Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì?

A.Cung cấp năng lượng chống chịu B.Tăng khả năng chống chịu

C.Tạo ra các sản phẩm trung gian D.Miễn dịch cho cây

Câu 17. Tiêu hóa là quá trình:

A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ

B. tạo các chất dinh dưỡng và năng lượng

C.biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và năng lượng

D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

Câu 18. Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?

A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

B. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.

D. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.

Câu 19. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:

A. APG (axit phốtphoglixêric).

B. ALPG (anđêhit photphoglixêric).

C. AM (axitmalic).

D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA).

Câu 20. Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin?

A.Nhóm thực vật CAM. B.Nhóm thực vật C4 và CAM.

C. Nhóm thực vật C3. D. Nhóm thực vật C4

II. Phần tự luận ( 5đ)

Câu 1. ( 2điểm) Cho hình ảnh sau:

  1. Hãy cho biết tên của chu trình
  2. Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình trên

Câu 2. ( 3 điểm) Hãy quan sát vào hình ảnh A và hình ảnh B bên dưới và trả lời các câu hỏi

HÌNH A

HÌNH B

  1. Hãy xác định hình nào là dạ dày và ruột của thú ăn thịt và hình nào là dạ dày và ruột của thú ăn thực vật.
  2. Hãy chỉ ra những căn cứ để xác định dạ dày và ruột của thú ăn thịt và thú ăn thực vật
  3. Hãy lập bảng phân biệt về cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật theo bảng sau:

STT

Tên bộ phận

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

1

Răng

2

Dạ dày

3

Ruột non

4

Manh tràng

ĐÁP ÁN

I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

B

D

A

A

A

D

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

B

B

B

C

D

B

D

C

II. PHẦN THI TỰ LUẬN

Câu 1. ( 2 điểm) Cho hình ảnh sau:

  1. Hãy cho biết tên của chu trình
  2. Hãy trình bày các giai đoạn của chu trình trên

Đáp án

  1. Chu trình canvin (0,5 đ)
  2. Chu trình trên gồm 3 giai đoạn
    • Giai đoạn cố định CO2: Dưới tác dụng của nguồn năng lượng ATP do pha sáng truyền cho hợp chất Ribulozơ 1,5 đi photphat kết hợp với CO2 để hình thành nên hợp chất Axit photpho glixeric (APG). (0,5 đ)
    • Giai đoạn khử: Dưới tác dụng của lực khử NADPH do pha sáng truyền cho hợp chất Axit photpho glixeric (APG) bị khử thành hợp chất alđêhitphotpho glixeric (AlPG). (0,5 đ)

*Cuối giai đoạn khử có một lượng nhỏ AlPG tách ra khỏi chu trình canvin để hình thành nên glucozơ và các hợp chất hữu cơ khác.

- Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu: Pha sáng truyền năng lượng ATP để tái sinh chất nhận Ribulozơ 1,5 đi photphat tiếp tục lặp lại chu trình. (0,5 đ)

Câu 2. ( 3 điểm) Hãy quan sát vào hình ảnh A và hình ảnh B bên dưới và trả lời các câu hỏi

HÌNH A

HÌNH B

  1. Hãy xác định hình nào là dạ dày và ruột của thú ăn thịt và hình nào là dạ dày và ruột của thú ăn thực vật.
  2. Hãy chỉ ra những căn cứ để xác định dạ dày và ruột của thú ăn thịt và thú ăn thực vật
  3. Hãy lập bảng phân biệt về cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật theo bảng sau:

STT

Tên bộ phận

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

1

Răng

2

Dạ dày

3

Ruột non

4

Manh tràng

Đáp án

a. (0,5 đ)

- Hình A là dạ dày và ruột của thú ăn thịt

- Hình B là dạ dày và ruột của thú ăn thực vật

b. (0,5 đ)

2 Căn cứ:

    • Hình A có ruột ngắn và manh tràng không phát triển là của thú ăn thịt
    • Hình B có ruột dài và manh tràng phát triển là của thú ăn thực vật

c. Hãy lập bảng phân biệt về cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật theo bảng sau:

STT

Tên bộ phận

Thú ăn thịt

Thú ăn thực vật

1

Răng

- Có sự phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm (0,125 đ)

- Chức năng (0,125 đ)

Học sinh nói được chức năng của một loại răng cũng cho điểm tối đa

- có sự phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm và răng hàm (0,125 đ)

- Chức năng(0,125 đ)

Học sinh nói được chức năng của một loại răng cũng cho điểm tối đa

2

Dạ dày

- Dạ dày đơn (0,125 đ)

- Có chức năng chứa và tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học (0,125 đ)

- Dạ dày lớn và chia làm 2 nhóm: (0,125 đ)

+ Nhóm dạ dày đơn: Thỏ, ngựa…

+ Nhóm dạ dày kép: Động vật nhai lại như trâu, bò…

- Có chức năng chứa và tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học (0,125 đ)

3

Ruột non

- Ngắn (0,125 đ)

- Là nơi diễn ra tiêu hóa hóa học và cơ học đồng thời hấp thu các chất dinh dưỡng. (0,125 đ)

- Dài (0,125 đ)

-Là nơi diễn ra tiêu hóa hóa học và cơ học đồng thời hấp thu các chất dinh dưỡng. (0,125 đ)

4

Manh tràng

- Không phát triển (ruột tịt) (0,25 đ)

- Manh tràng rất phát triển và còn được coi như dạ dày thứ hai có vai trò quan trọng trong tiêu hóa sinh học(0,25 đ)