Giáo án toán 3 bài cộng nhẩm trừ nhẩm sách ctst

Giáo án toán 3 bài cộng nhẩm trừ nhẩm sách ctst

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án toán 3 bài cộng nhẩm trừ nhẩm sách ctst

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI: CỘNG NHẨM, TRỪ NHẨM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

– Ôn tập phép cộng, phép trừ nhẩm các số trong phạm vi 10, 20, các số tròn chục, tròn trăm trong phạm vi 1000.

– Cộng nhẩm, trừ nhẩm trong một số trường hợp đơn giản.

2. Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.

3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống.

4. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, yêu nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu bài tập, hình vẽ bài Luyện tập 1

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động Khởi động: (7 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.

- GV cho HS chơi “Đố bạn” (cộng nhẩm – trừ nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100 và các số tròn trăm trong phạm vi 1 000).

Ví dụ: GV hướng dẫn:

+ Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.”

+ HS: Đố gì? Đố gì? QT: 800 + 100 = ? + HS biết xung phong phát biểu: 900.

* Tương tự quản trò ra các câu đố tiếp theo.

+ Quản trò nói: “Đố bạn, đố bạn.”

+ HS: Đố gì? Đố gì?

Quản trò nói: 60 – 30 = ?

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt HS vào nội dung bài học: Cộng nhẩm, trừ nhẩm.

- HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ:

- HS lắng nghe cách chơi.

+ HS biết xung phong phát biểu: 900.

+ HS biết xung phong phát biểu: 30

2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (15 phút)

a. Mục tiêu: HS hiểu được cách cộng nhẩm, trừ nhẩm trong một số trường hợp đơn giản.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, động não, cá nhân, cả lớp.

  • Cộng nhẩm, trừ nhẩm

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Mỗi nhóm thực hiện một phép tính (trong phần bài học)

54 3 57 – 3 54 30 84 – 30.

Bước 2: HS chia sẻ cùng nhau và thống nhất cách tính nhẩm.

– GV tổ chức cho HS sửa bài.HS (mỗi nhóm / phép tính).

– Sau mỗi phép tính, GV cùng HS thao tác (vừa vấn đáp, vừa viết trên bảng lớp như SGK).

+ 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

- GV vừa vấn đáp, vừa viết lên bảng lớp.

4 + 3 = 7

54 + 3 = 57

+ Tương tự như vậy GV hỏi các phép tính còn lại.

+ 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị?

7 3 = 4

50 4 = 54

…….

– GV kết luận: Số chục cộng (trừ) số chục, số đơn vị cộng (trừ) số đơn vị.

  • Thực hành

Bài 1:

- GV cho HS đọc yêu cầu chung

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân

– GV gọi HS chia sẻ kết quả.

– GV nhận xét, sửa bài, khuyến khích HS nêu cách trình bày.

Ví dụ: 630 + 50

3 chục 5 chục 8 chục

630 50 680

Bài 2:

- GV cho HS đọc yêu cầu chung

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân

– GV gọi HS chia sẻ kết quả.

– GV nhận xét, sửa bài, khuyến khích HS nêu cách trình bày

Ví dụ: 69

9

60

– HS làm việc theo nhóm bốn thực hiện các yêu cầu của GV.

- Các nhóm HS thảo luận và thực hiện vào phiếu học tập.

- Đại diện các nhóm trình bày theo yêu cầu của GV

- HS nghe giảng và trả lời

+ 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị.

+ 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị.

- HS đọc: Tính nhẩm.

- HS làm bài cá nhân.

- HS chia sẻ kết quả.

a) 21 b) 42

6 80

c) 630

10

- HS lắng nghe.

- HS đọc: Tính nhẩm.

- HS làm bài cá nhân.

- HS chia sẻ kết quả.

a)69 b) 37

18 92

c) 190

840

- HS lắng nghe.

3 Hoạt động luyện tập (8 phút)

a. Mục tiêu: HS vận dụng và thực hành vào bài tập, biết được cách cộng nhẩm ,trừ nhẩm các số trong phạm vi 1000.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, động não, cá nhân, cả lớp.

- Bài 1:

- GV cho HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân

– GV gọi HS chia sẻ kết quả, khuyến khích HS nói cách cộng

nhẩm, trừ nhẩm,

+ Ví dụ: 750 – 200

7 trăm – 2 trăm = 5 trăm

750 – 200 = 550

- GV nhận xét, đánh giá.

- HS đọc và xác định yêu cầu: Số ?

- HS làm việc cá nhân.

- HS chia sẻ kết quả.

a) 750

550

b) 60

75

- HS lắng nghe

4. Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: hỏi đáp, cả lớp.

- GV cho HS nêu các phép tính và gọi HS trả lời

+ 35 + 12 ; 400 + 25; 56 – 43…

- GV nhận xét, chốt.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau: Tìm số hạng (tiết 1)

- HS trả lời

+ 35 + 12= 47

+ 400 + 25 = 425

+ 56 – 43= 13…..

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................