Giáo án môn công nghệ lớp 3 chân trời sáng tạo học kỳ 2 theo cv 2345

Giáo án môn công nghệ lớp 3 chân trời sáng tạo học kỳ 2 theo cv 2345

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án môn công nghệ lớp 3 chân trời sáng tạo học kỳ 2 theo cv 2345

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 21

MÔN CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 7: DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU LÀM THỦ CÔNG ( 2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Kể được tên một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công

- Lựa chọn được vật liệu làm thủ công phù hợp, đúng yêu cầu.

2. Năng lực:

    1. Năng lực công nghệ

- Hiểu biết công nghệ: Kể được tên một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công. Lựa chọn được vật liệu phù hợp, đúng yêu cầu.

2.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: sử dụng các dụng cụ và vật liệu phù hợp để trang trí thêm góc học tập và giúp hỗ trợ việc học tập hiệu quả.

- Giao tiếp và hợp tác: Nhận biết và mô tả được các vật liệu, dụng cụ. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo hướng dẫn của thầy cô.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học về dụng cụ, vật liệu vào học tập và cuộc sống hằng ngày trong gia đình.

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ, vật liệu trong gia đình. Có ý thức sắp xếp dụng cụ, vật liệu gọn gàng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: một số dụng cụ thủ công; sản phẩm mẫu thủ công; tranh ảnh ở sách giao khoa;

- HS: SGK, VBT, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động: Mở đầu (5-7p)

a. Mục tiêu: Huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vật dụng thủ công để làm các sản phẩm thủ công. Kích thích tính tò mò, sự hứng thú và tạo tâm thế học tập cho HS ngay từ đầu tiết học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trên powerpoint trả lời các câu hỏi và dẫn dắt vào bài học:

1. Cây suôn đuồn đuột

Trong ruột đen thui

Con nít lui cui

Dẫm đầu đè xuống!

Là cái gì?(Bút chì)

2.Đầu vuông đuôi vắn như nhau

Thân chia nhiều dốt rất mau, rất đều

Tính tình chân thực đáng yêu

Muốn biết dài ngắn mọi chiều có em?

(Thước kẻ)

3. Đưa hình ảnh giấy màu và hỏi đây là gì?

Giấy màu

4. Đủ màu: trắng, xám, đỏ, vàng

Nước vào sẽ dẻo, dễ dàng nặn chơi 

Trở nên rắn chắc khi khô 

Nhà ai cũng có vài đồ đã nung?

(đất sét)

- GV gọi HS chơi

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Các đồ dùng các em vừa tìm được qua việc chơi trò chơi đó là các dụng cụ và vật liệu thủ công. Vậy ngoài các dụng cụ và vật liệu thủ công tren còn có những dụng cụ và vật liệu nào nữa để tìm hiểu rõ hơn các em sẽ cùng cô vào học bài 7: Dụng cụ và vậy liệu làm thủ công. (tiết 1)

2. HĐ Hình thành kiến thức mới (30-33p)

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về dụng cụ và vật liệu làm thủ công (13-15p)

a. Mục tiêu: Giúp HS hình thành kiến thức khái quát về một số loại vật liệu, dụng cụ để làm thủ công phổ biến dùng cho HS cấp Tiểu học. Giúp HS biết một số các tạo hình cơ bản với một số vật liệu thủ công.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm 4: Nhìn nhanh – nhớ đúng

+ GV chiếu bức tranh trong thời gian 1 phút sau đó ẩn bức tranh và yêu cầu HS ghi lại tên các đồ dùng mà em đã nhìn thấy trong ảnh.

- Gv yêu cầu học sinh ghi bảng nhóm tên các đồ dùng sau khi làm việc nhóm 4. Nhóm nào làm đúng nhiều nhất được thưởng.

- GV nhận xét - chiếu lại Hình 1 và hỏi: Theo các những đồ dùng nào gọi là dụng cụ thủ công; những đồ dùng nào gọi là vật liệu thủ công?

- GV yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi: Ngoài những vật liệu và dụng cụ làm thủ công trong Hình 1, em hãy kể thêm các vật liệu và dụng cụ khác mà em biết?

- GV nhận xét và kết luận: Dụng cụ và vật liệu thủ công là những yếu tố chính tạo ra các sản phẩm thủ công.

- GV cho HS chơi trò chơi “Ghép đôi” tìm tên gọi phù hợp với các bức tranh. (GV chuẩn bị sẵn tranh và thẻ chữ phù hợp với tranh để HS thực hiện chơi ghép đôi theo nhóm 6)

+ Tranh

+ Thẻ chữ: Xé, nặn, gấp, cắt đường thẳng, cắt đường cong, cắt các đoạn khác nhau, dán bằng hồ dán, dán bằng keo sữa, dán bằng băng dán

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV mời đại diện 3 nhóm lên phân loại các cách tạo hình: a) Dùng tay tạo hình; b) Dùng kéo tạo hình; c) Dùng vật liệu hỗ trợ dán

- GV kết luận: Chúng ta có nhiều cách tạo hình với vật liệu thủ công khác nhau.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách lựa chọn vật liệu làm thủ công (15-17p)

a. Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn được vật liệu làm thủ công phù hợp và đúng yêu cầu.

b. Cách thức tiến hành

*Tính chất của liệu làm thủ công:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, Quan sát Hình 5 và trả lời câu hỏi:

+ Mời 1 – 2 HS nêu tên các vật liệu có trong hình 5.

+ Vật liệu nào có tính chất mềm, cứng, thấm nước, không thấm nước?

- GV hỏi thêm: Em hãy nêu một số sản phẩm thủ công được tạo ra từ các vật liệu trên?

- GV chiếu thêm 1 số hình ảnh các sản phẩm được tạo từ các vật liệu trên.

- GV kết luận: Mỗi vật liệu khác nhau có thể tạo ra được các sản phẩm thủ công khác nhau.

* Quan sát tranh và xác định:

- GV gợi ý HS khai thác Hình 6 thông qua một số câu hỏi phụ như:

+ Trong tranh có những sản phẩm thủ công nào?

+ Những sản phẩm ấy được làm từ những vật liệu nào?

=> GV chốt: Vật liệu làm thủ công có nhiều loại. Khi lựa chọn vật liệu thủ công, cần chọn loại có tính chất phù hợp, an toàn, không độc hai và tận dụng vật liệu tái chế.

=> Gv mở rộng: Kể tên một số sản phẩm thủ công đã được tạo nên từ các vật liệu tái chế.

- GV chiếu hình ảnh một số sản phẩm thủ công đươc làm từ vật liệu tái chế để giới thiệu thêm cho HS.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (2-3 p)

a. Mục tiêu: Giúp HS kết nối kiến thức đã học về dụng cụ và vật liệu làm thủ công vào thực tiễn trong đời sống. Hoạt động này hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực sử dụng công nghệ của HS.

b. Cách thức tiến hành:

? Hôm nay em biết thêm những kiến thức gì?

? Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?

? Em có cảm nhận gì về tiết học hôm nay?

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, tuyên dương

- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài và xem trước tiết 2 của bài.

- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- 1-2 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài

- HS quan sát Hình 1, thảo luận nhóm 2 và ghi vào vở.

- HS chơi theo nhóm 4

- Tên các đồ dùng có trong ảnh: keo; giấy màu, chỉ màu; băng dán màu; bìa; kéo; thước; bút màu; compa; bút chì...

- HS trả lời

- HS chia sẻ nhóm đôi.

- HS lắng nghe

- HS thực hiện chơi Ghép đôi theo nhóm 6.

- Đại diện 2, 3 nhóm trả lời

- Đại diện 3 nhóm lên phân loại

- HS lắng nghe

- HS quan sát Hình 5 avf trả lời câu hỏi:

+ HS nêu

+ HS nêu

- HS trả lời.

- HS quan sát

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS chia sẻ

- HS quan sát

- 1-2 HS chia sẻ

- 1 số HS nêu

- HS chia sẻ cảm nhận

- HS lắng nghe để thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TUẦN 22

MÔN CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 7: DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU LÀM THỦ CÔNG ( 2 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Kể được tên một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công

- Sử dụng các dụng cụ làm thủ công đúng cách và an toàn.

2. Năng lực:

    1. . Năng lực công nghệ

- Sử dụng công nghệ: Sử dụng các dụng cụ làm thủ công đúng cách và an toàn.

2.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: sử dụng các dụng cụ và vật liệu phù hợp để trang trí thêm góc học tập và giúp hỗ trợ việc học tập hiệu quả.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra những tình huống mất an toàn trong sử dụng các dụng cụ, vật liệu làm thủ công nói riêng và dụng cụ, vật liệu khác trong sinh hoạt gia đình nói chung và đề xuất được các giải pháp phù hợp.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học về dụng cụ, vật liệu vào học tập và cuộc sống hằng ngày trong gia đình.

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ, vật liệu trong gia đình. Có ý thức sắp xếp dụng cụ, vật liệu gọn gàng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: một số dụng cụ thủ công; sản phẩm mẫu thủ công; tranh ảnh ở sách giao khoa;

- HS: SGK, VBT, vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 2

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động: Mở đầu (5-7p)

a. Mục tiêu: Huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vật dụng thủ công để làm các sản phẩm thủ công. Kích thích tính tò mò, sự hứng thú và tạo tâm thế học tập cho HS.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trên powerpoint trả lời các câu hỏi và dẫn dắt vào bài học:

1. Kể tên 2 sản phẩm thủ công mà em biết.

2. Đâu là dụng cụ và vật liệu làm thủ công?

A.) ............

B.).............

C) .............

D) .............

3. Đưa hình ảnh 1 sản phẩm thủ công và hỏi: Sản phẩm thủ công này được làm từ vật liệu và dụng cụ làm thủ công nào?

(Vật liệu: Vải nỉ, chỉ màu Dụng cụ: Kéo, bút chì)

- GV gọi HS chơi

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Để làm được các sản phẩm thủ công ta cần phải có vật liệu và dụng cụ. Vậy sử dụng dụng cụ làm thủ công như thế nào để là đúng cách và đảm bảo an toàn cô và các em sẽ cùng học bài 7: Dụng cụ và vậy liệu làm thủ công. (tiết 2)

2. HĐ Hình thành kiến thức mới (30-33p)

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng dụng cụ làm thủ công (13-15p)

a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng dụng cụ làm thủ công đúng cách và an toàn.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi theo nhóm 4: Ghép đôi

- GV cho HS chơi trò chơi “Ghép đôi” tìm tên gọi phù hợp với các bức tranh. (GV chuẩn bị sẵn tranh và thẻ chữ phù hợp với tranh để HS thực hiện chơi ghép đôi theo nhóm 4)

+ Tranh

+ Thẻ chữ: Dụng cụ không phù hợp với vật liệu;Dụng cụ quá to so với vật liệu; Không tập trung khi sử dụng dụng cụ; Không cất gọn dụng cụ sau khi dùng xong.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV nhận xét tuyên dương.

- GV hỏi:

+ Khi sử dụng dụng cụ không phù hợp với vật liệu có thể gây ra hậu quả gì?

+ Nêu một số trường hợp làm bị thương người sử dụng do không chọn dụng cụ phù hợp?

+ Không tập trung và không cách gọn dụng cụ sau khi dùng gây nên hậu quả gì?

- GV kết luận: Chọn dụng cụ vừa với tay cầm, hạn chế có đàu sắc, nhọn. Tập trung khi sử dụng dụng cụ, không đùa nghịch để tránh làm người khác bị thương. Cất dụng cụ vào hộp hoặc bao đựng và để nơi an toàn.

Hoạt động 2: Thực hành (15-17p)

a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng các dụng cụ làm thủ côgn đúng cách và an toàn.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 8 đến 13 và cho biết:

+ Để làm được sản phẩm ở hình 13 ta cần sử dụng những dụng cụ và vật liệu thủ công nào?

+ Nêu một số lưu ý khi sử dung compa, kéo, hồ dán?

+ Để tạo được sản phẩm này cần mấy bước?

- GV yêu cầu HS thực hành làm sản phẩm.

- GV quan sát, theo dõi, hướng dẫn HS trong quá trình làm sản phẩm

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí cụ thể.

- GV kết luận lại: Chọn dụng cụ vừa với tay cầm, hạn chế có đàu sắc, nhọn. Tập trung khi sử dụng dụng cụ, không đùa nghịch để tránh làm người khác bị thương. Cất dụng cụ vào hộp hoặc bao đựng và để nơi an toàn.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (2-3 p)

a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kiên thức đã học để áp dụng vào việc học tập ở nhà. Lựa chọn vật liệu phù hợp để tạo ra một số sản phẩm thủ công theo ý thích của mình.

b. Cách thức tiến hành:

? Hôm nay em biết thêm những kiến thức gì?

? Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?

? Em có cảm nhận gì về tiết học hôm nay?

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, tuyên dương

- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài và xem trước tiết 2 của bài.

- Yêu cầu HS về nhà làm 1 sản phẩm thủ công bất kì và đánh dấu X để đánh giá kết quả thực hành theo tiêu chí sau:

Tốt

Bình thường

Không tốt

Chọn vật liệu phù hợp

Hình thức sản phẩm

Sử dụng dụng cụ an toàn

Vệ sinh, gọn gàng sau khi thực hành

- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- 1-2 HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài

- HS chơi theo nhóm 4

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- HS lắng nghe

- HS trả lời:

+ Có thể làm hỏng dụng cụ hoặc vật liệu thậm chí có thể làm bị thương người sử dụng.

+ Kéo cắt miếng gỗ hoặc nhựa thì làm hư kéo nhưng khi cố gắng cắt có thể làm tay của người sử dụng bị trầy xước, chảy máu.

+ Có thể làm bị thương chính mình và người xung quanh.

- HS lắng nghe và một vài HS nêu lại.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

+ Để làm được sản phẩm ở hình 13 ta cần sử dụng những dụng cụ và vật liệu thủ công: Giấy màu, kéo, hồ dán, compa

+ HS nêu

+ HS trả lời: có 3 bước (vẽ đường tròn; cắt hình tròn; dán hình tròn)

- HS thực hành

- HS lắng nghe cùng các nhóm khác nhận xét và chọn ra sản phẩm đẹp nhất.

- HS lắng nghe và nhắc lại.

- 1-2 HS chia sẻ

- 1 số HS nêu

- HS chia sẻ cảm nhận

- HS lắng nghe để thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

TUẦN 23

CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ 8 : LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Bài 08: LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Sau khi học, học sinh sẽ:

- Kể tên được các đồ dùng học tập. Nêu được tác dụng và chất liệu làm ra đồ dùng học tập.

- Biết bảo quản, sử dụng những đồ dùng học tập của bản thân

- Phát triển NL công nghệ: Hiểu biết công nghệ, sử dụng công nghệ, thiết kế kĩ thuật

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm tòi, học hỏi cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu phù hợp để tạo ra các đồ dung học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được các bước phù hợp để tạo ra một đồ dung học tập theo các bước trong SGK.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mô tả được các bước làm một dụng cụ học tập từ các dụng cụ và vật liệu thủ công. Có thói quen trao dổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài và vận dụng sang tạo kiến thức đã học để làm những đồ dung học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ HS được kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của HS ngay từ đầu tiết học

+ Giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các đồ dùng học tập của mình và vật liệu làm ra các đồ dùng học tập đó.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Đồ dùng học tập” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Trong bài hát em thấy có những đồ dùng học tập nào được nhắc đến?

+ Ngoài những đồ dùng học tập được nhắc đến trong bài hát trên, em còn biết những đồ dùng học tập nào nữa?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới: Đồ dùng học tập là những dụng cụ rất quan trọng đối với học sinh chúng ta. Những đồ dùng ấy tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong học tập. Vậy đồ dùng học tập được làm từ những chất liệu gì, tác dụng của chúng cụ thể như thế nào, cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu bài hôm nay nhé!

- HS lắng nghe bài hát.

+ Trả lời: bút chì, tẩy, hộp bút, compa, thước kẻ, quyển sách, quyển vở,...

- Cặp sách, hộp bút màu, bút mực,...

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Giúp HS nêu được tên và tác dụng của các đồ dùng học tập phổ biến. Xác định được những vật liệu thủ công có thể được dùng để làm một số đồ dùng học tập

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về đồ dùng học tập. (làm việc cá nhân)

- GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Em hãy quan sát và gọi tên những đồ dùng học tập có trong hình 1?

+ Em hãy nêu tác dụng của những đồ dùng học tập đó?

+ Em hãy kể tên và nêu tác dụng của một số đồ dùng học tập khác mà em biết

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1: Đồ dùng học tâp rất phong phú và đa dạng, có những tác dụng khác nhau

- Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày:

+ a. Bút chì; b. Thước kẻ; c. Cục tẩy; d. Hộp bút; e. Vở viết; g. Cặp sách

+ Bút chì: kẻ bài, viết vào VBT

+ Thước kẻ: Kẻ các hình, kẻ hết bài

+ Cục tẩy: dùng để tẩy bút chì khi bị sai

+ Hộp bút: đựng bút, thước, tẩy,...

+ Vở: Ghi chép các bài học

+ Cặp sách: đựng sách vở và một số đồ dùng học tập

- HS nêu theo hiểu biết

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Tìm hiểu chất liệu làm đồ dùng học tập (làm việc nhóm 2)

- GV chia sẻ hình 2 và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.

+ Quan sát tranh 2 và cho biết những đồ dùng học tập đó có thể được làm bằng chất liệu gì?

+ Em hãy nêu tính chất của những chất liệu đó và nêu phương án giữ gìn và bảo vệ chúng?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV nhấn manh vai trò của đồ dùng học tập: Đồ dùng hcoj tập là những vật dung hỗ trợ cần thiết đối với hoạt động học tập của HS, các em cần sử dụng, bảo quản và sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, hợp lí

- GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại:

Đồ dùng học tập rất đa dạng, phong phú, có những tác dụng khác nhau. Khi sử dụng, em cần chú ý bảo quản và sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ 2a/ Thẻ đánh dấu sách thường được làm từ giấy, nhựa

+ 2b/ Thước kẻ thường được làm từ nhựa, gồ hoặc kim loại hay có thể được làm từ giấy thủ công

+ 2c/ Hộp đựng bút là sản phẩm thủ công được làm từ những vật liệu thủ công như: giấy bìa, hộp giấy, giấy màu, hồ dán,...

+ HS nêu ý kiến riêng

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ2

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nêu tên và tác dụng của một số đồ dùng học tập của em

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Tìm hiểu và giới thiệu một số đồ dùng học tập của em (Làm việc nhóm 4)

- GV mời các nhóm nêu tên và tác dụng của những đồ dùng học tập của nhóm đẫ chuẩn bị.

- Mời đại diện các nhóm trình bày

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh chia nhóm 4, lắng nghe yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm giới thiệu về những đồ dùng học tập của nhóm mình

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”.

- Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), nối tên đồ dùng học tập và tác dụng tương ứng của chúng

- Cách chơi:

+ Thời gian: 2-4 phút

+ Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp.

+ Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên nối tên đồ dùng học tập và tác dụng tương ứng của chúng

+ Hết thời gian, đội nào nối nhanh và đúng thì đội đó dành chiến thắng

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 24

CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ 8 : LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Bài 08: LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Lựa chọn được vật liệu và sử dụng được dụng cụ phù hợp để làm đồ dùng học tập

- Làm được một số đồ dùng học tập đơn giản theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm tòi, học hỏi cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu phù hợp để tạo ra các đồ dung học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được các bước phù hợp để tạo ra một đồ dung học tập theo các bước trong SGK.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mô tả được các bước làm một dụng cụ học tập từ các dụng cụ và vật liệu thủ công. Có thói quen trao dổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài và vận dụng sang tạo kiến thức đã học để làm những đồ dung học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Sóc nâu tìm quả” để khởi động bài học.

- HS tham gia chơi bằng cách bấm vào loại quả em thích và trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1: Nêu tên đồ dùng để ghi chép các bài học

+ Câu 2: Nêu tên đồ dùng được chia thành các vạch kẻ, dùng để kẻ vẽ hình

+ Câu 3: Nêu tên đồ dùng được dùng để đựng sách vở, theo em đến trường hàng ngày

+ Câu 4: Nêu tên đồ dùng được dùng để đựng bút, thường có hình chữ nhật, được làm bằng sắt hoặc bằng nhựa

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi khởi động

+ Trả lời: vở ghi

+ Trả lời: thước kẻ

+ Trả lời: cặp sách

+ Trả lời: cái hộp bút

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Giúp HS xác định được đặc điểm và các yêu cầu kĩ thuật của một chiếc thươc kẻ

+ Giúp Hs lựa chọn được vật liệu và dụng cụ làm đồ dùng học tập theo yêu cầu

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu sản phẩm mẫu (làm việc cá nhân)

- GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời HS quan sát và trình bày kết quả.

+ Em hãy quan sát sản phẩm mẫu ở hình 3 và cho biết hình dáng, kích thước, màu sắc của chiếc thước kẻ

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Em hãy nêu các yêu cầu kĩ thuật của một chiếc thước kẻ?

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Hoạt động 2. Lựa chọn vật liệu và dụng cụ (làm việc nhóm 2)

- Gv chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ như ở hình 4

- GV HD HS thảo luận và lựa chọn các vật liệu và dụng cụ như trong hình 4 để làm được thước kẻ như yêu cầu và lập bảng sau

- GV nhận xét và xác định số lượng vật liệu cần dùng sao cho đúng đủ và tiết kiệm

- Gv quan sát, nhắc nhở HS chuẩn bị các loại kéo thủ công, hạn chế có đầu sắc nhon để đảm bảo an toàn

- Học sinh quan sát và trình bày:

+ Hình 3: hình ảnh cái thước kẻ, có hình chữ nhật, dài 17 cm, rộng 4cm. Chiếc thước kẻ có màu hồng

- HS nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- HS trả lời cá nhân: Yêu cầu kĩ thuật của một chiếc thước kẻ là: thước thẳng, đúng kích thước, chắc chắn, vạch chia số đều nhau

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- HS thảo luận và hoàn thành bảng theo yêu cầu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Giúp HS sử dụng các dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được thước kẻ theo các bước cho trước, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Thực hành làm thước kẻ (hoạt động nhóm đôi)

- Gv làm mẫu từng bước như hướng dẫn ở trang 43, 44 SGK. Mỗi bước Gv lưu ý về kích thước , cách cắt, dán đúng cách và đảm bảo an toàn.

+ Bước 1: Tạo hình của thước

+ Bước 2: Tạo khung thước

+ Bước 3: Chia vạch trên thước

+ Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi

- GV Mời một số nhóm trình bày

- GV mời nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh quan sát Gv làm mẫu, nhắc lại quy trình và những lưu ý khi thực hiện các bước

- HS thực hành trong nhóm đôi

- Một số nhóm trình bày trước lớp.

- HS nhận xét nhóm bạn.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV YC HS nêu lại các bước làm thước kẻ

- GV nhắc nhở HS về hoàn thành các sản phẩm của nhóm mình để chuẩn bị cho tiết sau

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS nêu lại (gồm 4 bước)

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 25

CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ 8 : LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Bài 08: LÀM ĐỒ DÙNG HỌC TẬP (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Biết cách trưng bày, giới thiệu sản phẩm, đảm bảo yêu cầu về kĩ thuật, thẩm mĩ.

- Giúp HS tăng cường phát triển các năng lực giao tiếp, phân tích, đánh giá thông qua các hoạt động trình bày, giới thiệu, phân tích và đánh giá sản phẩm đã hoàn thiện.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tìm tòi, học hỏi cách sử dụng các dụng cụ và vật liệu phù hợp để tạo ra các đồ dung học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học tập

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được các bước phù hợp để tạo ra một đồ dung học tập theo các bước trong SGK.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Mô tả được các bước làm một dụng cụ học tập từ các dụng cụ và vật liệu thủ công. Có thói quen trao dổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài và vận dụng sang tạo kiến thức đã học để làm những đồ dung học tập hữu ích giúp hỗ trợ việc học

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh ai đúng”

- GV đưa ra các bước làm thước kẻ, sau đó yêu cầu HS sắp xếp lại cho đúng. Ai sắp xếp nhanh và đúng nhất sẽ giành chiến thắng

Bước 1

Chia vạch trên thước

Bước 2

Tạo hình của thước

Bước 3

Hoàn thiện sản phẩm

Bước 4

Tạo khung thước

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi khởi động

- HS trả lời

Bước 1

Tạo hình của thước

Bước 2

Tạo khung thước

Bước 3

Chia vạch trên thước

Bước 4

Hoàn thiện sản phẩm

- HS lắng nghe.

2. Khám phá

- Mục tiêu:

Giúp HS tăng cường phát triển các năng lực giao tiếp, phân tích, đánh giá thông qua các hoạt động trình bày, giới thiệu, phân tích và đánh giá sản phẩm đã hoàn thiện

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Trưng bày sản phẩm

- GV HD HS tổ chức hoạt động trưng bày và giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS đánh giá (làm việc nhóm đôi)

- GV YC HS cùng bạn lập bảng và đánh giá sản phẩm theo mẫu gợi ý dưới đây

- GV đánh giá chung về sản phẩm của các nhóm, tuyên dương những nhóm có sản phẩm đúng, đảm bảo các tiêu chí trên

Hoạt động 3: Trang trí sản phẩm

- GV YC HS vẽ hình trang trí thước kẻ (tham khảo hình 9)

- GV gợi ý thêm cho HS cùng bạn sử dụng những chiếc thước kẻ thủ công để đo một số đồ dùng học tập khác rồi so sánh kết quả với nhau, và so sánh với kết quả đo từ một chiếc thước kẻ thật

- GV Mời một số nhóm trình bày

- GV mời nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương

+ HS trưng bày sản phẩm theo nhóm như ở tiết 2

+ Đại diện nhóm giới thiệu về sản phẩm của mình

- Các nhóm khác nhận xét

- HS thảo luận nhóm đôi và hoàn thành bảng đánh giá sản phẩm theo yêu cầu

- Đại diện nhóm báo cáo. HS nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- HS thực hành trong nhóm đôi

- HS tiến hành đo và so sánh kết quả

- Một số nhóm trình bày trước lớp.

- HS nhận xét nhóm bạn.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Giúp HS phát triển các năng lực giao tiếp thông qua việc thuyết trình sản phẩm

+ Giúp HS đánh giá được sản phẩm thủ công được tạo ra

- Cách tiến hành:

Hoạt động 4. Đánh giá-chia sẻ

- Gv lập ban chấm sản phẩm bao gồm: giáo viên, lớp trưởng và ba bạn tổ trưởng

- Ban chấm quan sát, chọn lựa các sản phẩm đẹp nhất dựa vào các tiêu chí

- GV cho HS tập thuyết trình trong nhóm (thời gian 5p)

- GV Mời một số nhóm trình bày

- GV mời nhóm khác nhận xét.

- Ban chấm sẽ theo dõi và chấm điểm cho từng nhóm

- HS tập thuyết trình trong nhóm

- Đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình

- Nhóm khác nhận xét

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Giúp HS vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào việc sang tạo thêm một số kiểu dáng thước kẻ từ các loại vật liệu khác nhau

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV YC HS nêu lại các bước làm thước kẻ

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Các em hãy lựa chọn vật liệu phù hợp để làm thêm một số thước kẻ có kiểu dáng khác nhau theo các bước đã học trên lớp và chia sẻ với các bạn (theo gợi ý sau)

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS nêu lại (gồm 4 bước)

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

TUẦN 26

MÔN CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG ( 1 TIẾT)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS nêu được đặc điểm của từng nhóm biển báo giao thông và ý nghĩa của một số biển báo thuộc các nhóm biển báo cấm, nhóm biển báo nguy hiểm, nhóm biển báo chỉ dẫn.

- Nêu được tác dụng và mô tả được một số biển báo giao thông.

- Xác định đúng các loại biển báo giao thông.

- Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ:

+ Mô tả được hình dạng của một số biển báo giao thông.

- Sử dụng công nghệ: Xác định định và mô tả được các loại biển báo. Nhận biết và phòng tránh được những tình huống mất an toàn khi tham gia giao thông.

- Đánh giá công nghệ: Biết xếp các biển báo vào nhóm biển báo thích hợp.

2.2. Năng lực chung

- Tự chủ và tư học: Thực hiện nghiêm túc các quy định Luật giao thông khi tham gia giao thông an toàn, hiệu quả.

- Giao tiếp và hợp tác: Phát triển năng lực làm việc nhóm (giao tiếp và hợp tác). Nhận biết mô tả được các bộ phận chính của một số biển báo giao thông.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra những tình huống mất an toàn khi tham gia giao thông và đề xuất được các giải pháp tham gia giao thông an toàn.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học về biển báo giao thông vào cuộc sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ các biển báo giao thông và tham gia giao thông đúng luật, an toàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- GV: Tranh Hình 1 trang 46-SGK;

+ Một số biển báo giao thông (SGK), bài giảng điện tử, máy chiếu…

+ Bộ thẻ ghi tên các biển báo giao thông

- HS: SGK, VBT, vở ghi ; Sưu tầm tranh ảnh về các loại biển báo giao thông.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (3-5 phút) Nghe hát

* Mục tiêu: Giúp Hs có tâm thế thoải mái trước khi tham gia vào một chủ đề, một bài học mới. thông qua hoạt động này, học sinh có thể thể hiện vốn hiểu biết của mình về nội dung và ý nghĩa của một số biển báo giao thông, gây hứng thú, phát huy những hiểu biết sẵn có của học sinh.

* Cách thức tiến hành:

- GV cho HS nghe hát bài hát Đèn xanh đèn đỏ (Lương Bằng Vinh & Ngô Quốc Chính) yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Bài hát trong bài nhắc đến màu gì?

+ Bài hát muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?

- GV nhận xét kết luận

+ Quan sát hình ảnh dưới tiêu đề của bài học YC HS làm việc nhóm 2 một bạn đọc câu hỏi 1 bạn đọc câu trả lời.

- GV dẫn vào bài mới: Như các con đã thấy, các biển báo giao thông có vai trò rất quan cho những người tham gia giao thông, để nắm rõ hơn về ý nghĩa của một số biển báo giao thông; tác dụng của một số biển báo giao thông giúp chúng ta tham gia giao thông đúng và an toàn các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay, bài: Làm biển báo giao thông (tiết 1).

- HS nghe hát

- Màu xanh, đỏ, vàng

- Chấp hành tốt các biển báo chỉ dẫn khi tham gia giao thông.

- HS làm việc nhóm 2

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài

2. HĐ Hình thành kiến thức mới(30-32p)

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về biển báo giao thông (18 - 20 phút)

* Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của từng nhóm biển báo giao thông và ý nghĩa của một số biển báo thuộc các nhóm biển báo cấm, nhóm biển báo nguy hiểm, nhóm biển báo chỉ dẫn.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4:

? Em hãy quan sát Hình 1 và cho biết biển báo giao thông dùng để làm gì?

? Các biển báo giao thông trong Hình 1 có

hình dạng, màu sắc và ý nghĩa như thế

nào?

- GV chia nhóm 4, HS quan sát biển báo giao thông và thảo luận trả lời các câu hỏi (5-7 phút):

- GV tổ chức HS chia sẻ trước lớp

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- GV, HS nhận xét thống nhất kết quả đúng.

+ Biển báo giao thông dùng để làm gì?

+ Nêu đặc điểm và ý nghĩa của từng biển báo giao thông?

- GV tổng kết giới thiệu từng loại biển báo.

+ Biển báo cấm là biểu thị cho các điều

cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

+ Dấu hiệu chủ yếu nhận biết của biển báo cấm: loại biển báo hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt). Biển báo cấm có mã P (cấm) và DP (hết cấm).

+ Biển báo nguy hiểm được sử dụng để cung cấp thông tin, cảnh báo nguy hiểm phía trước cho người tham gia giao thông. Khi gặp biển báo nguy hiểm, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

+ Dấu hiệu chủ yếu nhận biết biển bảo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng và hình vẽ màu đen phía trong để mô tả dấu hiệu của nguy hiểm.

+ Biển chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi/các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

+ Biển chỉ dẫn có hình vuông/hình chữ nhật/hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ.

- GV, HS nhận xét

+ Biển báo nào có đặc điểm giống nhau?

- Ngoài các loại biển báo giao thông học hôm nay các em còn biết loại biển báo nào khác?

- GV giới thiệu cho HS quan sát biển hiệu lệnh.

? Qua tìm hiểu em thấy trong Hình 1 có những nhóm biển báo nào?

* GV tổng kết chốt.

+ Nhóm biển báo cấm

+ Nhóm biển báo nguy hiểm

+ Nhóm biển chỉ dẫn

+ Nhóm biển hiệu lệnh.

+ Nhóm biển phụ.

- HS quan sát Hình 1 trả lời các câu hỏi cá nhân, chia sẻ trong nhóm 4, thống nhất kết quả ghi vào bảng nhóm.

- Dán bảng nhóm

- Đại diện nhóm trình bày

- HS khác nhận xét.

- Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh cảnh báo và chỉ dẫn giao thông trên đường.

- Người tham gia giao thông cần biết để đảm bảo an toàn giao thông.

- HS nêu đặc điểm, ý nghĩa của từng biển báo.

- HS nghe, quan sát nhận biết.

- Biển báo có đặc điểm giống nhau:

+ Biển báo cấm: Cấm đi ngược chiều,cấm xe đap, cấm người đi bộ

+ Biển báo nguy hiểm: Giao nhau với đường sắt có rào chắn, giao nhau với đường ưu tiên, đi chậm

+ Biển chỉ dẫn: Nơi đỗ xe cho người khuyết tật, bến xe buýt, vị trí người đi bộ sang ngang

- HS nêu: biển hiệu lệnh, biển phụ.

- HS quan sát.

- HS nêu

Hoạt động 2: Trò chơi tiếp sức “Em thi tham gia giao thông” (7- 8 phút)

* Mục tiêu: HS sắp xếp được đúng các biển báo giao thông đã học trong hình 1 vào nhóm thích hợp.

* Cách tiến hành:

- GV chia nhóm, phát biển báo cho từng nhóm.

- Nêu tên trò chơi; phổ biến luật chơi: Yêu cầu HS gắn đúng biển báo giao thông vào đúng vị trí thích hợp của nhóm mình. Nhóm nào gắn xong trước, đúng là nhóm thắng cuộc.

- Chốt: Mời HS nêu lại các biển báo giao thông trong từng nhóm thích hợp và tác dụng tương ứng cửa từng nhóm biển báo đó.

- HS lớp chia 3 nhóm

- Đại diện các nhóm tham gia chơi (mỗi đội 9 bạn) lên gắn tên các biển báo giao thông vào đúng vị trí thích hợp.

- HS trình bày

Kết quả:

Biển báo cấm

Biển báo nguy hiểm

Biển chỉ dẫn

Cấm đi ngược chiều

Giao nhau với đường sắt có rào chắn

Nơi đỗ xe cho người khuyết tật

Cấm xe đap

Giao nhau với đường ưu tiên

Bến xe buýt

Cấm người đi bộ

Đi chậm

Vị trí người đi bộ sang ngang

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Xử lí tình huống(5-7 phút)

* Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống khi tham gia giao thông.

* Cách tiến hành:

- Cho HS trao đổi cách xử lí tình huống:

- GV yêu cầu HS trao đổi xử lí tình huống:

Sắp đến cổng trường, An nhìn thấy Bông đang băng ngang qua đường. Nếu là An, bạn sẽ nói gì với Bông?

- GV, HS nhận xét chốt phương án xử lí đúng.

? Hôm nay em biết thêm những kiến thức gì?

? Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?

- Cho HS nhận biết 1 biển báo giao thông, nhận xét về hành vi của người đàn ông tham gia giao thông trong đoạn phim.

? Em có cảm nhận gì về tiết học hôm nay?

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, tuyên dương

- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài và xem trước tiết 2 của bài.

- HS sắm vai xử lí 2 tình huống.

+ Trao đổi cách xử lí tình huống

- HS xử lí tình huống theo nhóm 4

- 1-2 HS chia sẻ

- 1 số HS nêu

- HS chia sẻ cảm nhận

- HS lắng nghe để thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................**********************************

TUẦN 27

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG (TIẾT 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

- Nêu được đặc điểm của biển báo cấm đi ngược chiều, màu sắc, hình dạng, kích thước các bộ phận của biển báo.

- Lựa chọn và sử dụng được vật liệu, dụng cụ cần thiết đúng cách, an toàn để làm biển báo cấm đi ngược chiều.

- Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Bước đầu nhận thức được biển báo cấm đi ngược chiều (hình dạng, kích thước, màu sắc)

- Sử dụng công nghệ: Thực hiện các thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ.

2.2. Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: thông qua làm việc nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn và sử dụng vật liệu, dụng cụ để làm biển báo.

3. Phẩm chất

- Tiết kiệm vật liệu, có ý thức sử dụng vật liệu sẵn có; có ý thức giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình làm sản phẩm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV:

- Tranh Hình 2 trang 47-SGK, phiếu bài tập

- Các vật dụng để làm biển báo (que gỗ, giấy màu,…)

2. HS:

- SGK, VBT, vở ghi.

- Giấy bìa, que gỗ, băng dính, bút chì,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Hoạt động: Khởi động (5-7p)

* Mục tiêu: Gợi sự tò mò và tạo tâm thế học tập cho HS vào tiết thực hành.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS ôn lại các loại biển báo đã học (tên gọi, ý nghĩa) thông qua trò chơi.

- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta đã được tìm hiểu về một số loại biển báo giao thông và ý nghĩa của nó. Vậy cách làm các loại biển báo thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay – BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG (TIẾT 2)

- HS quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài

2. HĐ Khám phá (30-33p)

Hoạt động 1: Hoạt động quan sát mẫu biển báo giao thông (13-15p)

* Mục tiêu: Nêu được đặc điểm của biển báo cấm đi ngược chiều, màu sắc, hình dạng, kích thước các bộ phận của biển báo.

* Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi:

- Em hãy quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:

- Gv yêu cầu học sinh ghi vào vở sau khi làm việc nhóm 2.

PHIẾU HỌC TẬP

Bộ phận

Hình dạng

Kích thước

Màu sắc

Biển báo

Cột biển báo

Đế biển báo

- GV tổ chức HS chia sẻ trước lớp

- GV nhận xét và kết luận.

? Khi làm biển báo, yêu cầu về màu sắc, kích thước của biển báo như thế nào?

? Khi làm biển báo, yêu cầu về tính thẩm mĩ của biển báo như thế nào?

- GV nhận xét và kết luận: Yêu cầu sản phẩm: đúng kích thước, màu sắc; cân đối và chắc chắn.

- HS quan sát Hình 2, thảo luận nhóm 2 và ghi vào vở.

- 2- 3 nhóm HS chia sẻ, trả lời tại chỗ, HS khác nhận xét góp ý.

PHIẾU HỌC TẬP

Bộ phận

Hình dạng

Kích thước

Màu sắc

Biển báo

Hình tròn, ở giữa hình chữ nhật.

Hình tròn bán kính 3cm, hình chữ nhật dài là 4cm, rộng 1cm.

Hình tròn màu đỏ, hình chữ nhật màu trắng

Cột biển báo

Hình chữ nhật

Rộng là 1cm, dài 10cm

Màu đỏ, trắng đan xen

Đế biển báo

Hình tròn

Bán kính 2cm

Màu nâu, đen

- Đúng màu sắc và kích thước.

- Đẹp, cân đối, chắc chắn.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hoạt động lựa chọn vật liệu và dụng cụ (15-17p)

* Mục tiêu: HS lựa chọn được vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm biển báo cấm đi ngược chiều.

*Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 3

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, thực hiện lựa chọn các vật liệu, dụng cụ để làm biển cấm đi ngược chiều và yêu cầu ghi vào vở.

- GV mời đại diện nhóm HS chia sẻ, trả lời kết quả, nhóm HS khác nhận xét góp ý.

- GV nhận xét.

? Khi sử dụng compa và kéo cần chú ý gì?

=> GV nhận xét và chốt các vật liệu và đồ dùng.

- HS quan sát hình 3 SGK.

- HS thực hiện nhóm 2

- HS thảo luận và và ghi vào vở.

- Đại diện 2, 3 nhóm trả lời

Tên bộ phận

Vật liệu/dụng cụ

Số lượng

Biển báo

Giấy thủ công màu đỏ, giấy trắng, giấy bìa, kéo, compa, …

1 tờ giấy màu đỏ, 1 tờ giấy màu tắng, 1 tờ bìa

Cột biển báo

Que gỗ, bút màu

1 que, bút màu đỏ, trắng

Đế biển báo

Đất nặn

1 thanh

- Cần chú ý đảm bảo an toàn cho bản thân và người xung quanh.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (2-3 p)

* Mục tiêu: Giúp HS kết nối kiến thức đã học về biển báo cấm đi ngược chiều để lựa chọn các vật liệu và dụng cụ làm biển

báo.

* Cách thức tiến hành:

? Hôm nay em biết thêm những kiến thức gì?

? Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?

? Em có cảm nhận gì về tiết học hôm nay?

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, tuyên dương

- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm mô hình.

- 1-2 HS chia sẻ

- 1 số HS nêu

- HS chia sẻ cảm nhận

- HS lắng nghe để thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

***********************************

TUẦN 28

PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG (TIẾT 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

- HS tìm hiểu được các bước làm một mô hình biển báo và làm được biển báo cấm đi ngược chiều theo quy trình được hướng dẫn.

- HS tham gia tự đánh giá và đánh giá được sản phẩm.

- Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Làm được mô hình biển báo cấm đi ngược chiều (hình dạng, kích thước, màu sắc)

- Sử dụng công nghệ: Thực hiện các thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ.

2.2. Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: thông qua làm việc nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn và sử dụng vật liệu, dụng cụ để làm biển báo.

3. Phẩm chất

- Tiết kiệm vật liệu, có ý thức sử dụng vật liệu sẵn có; có ý thức giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình làm sản phẩm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV:

- Tranh Hình 2 trang 47-SGK, phiếu bài tập

- Các vật dụng để làm biển báo (que gỗ, giấy màu,…)

2. HS:

- SGK, VBT, vở ghi.

- Giấy bìa, que gỗ, băng dính, bút chì,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  • 1. HĐ mở đầu (3-5 phút)

*Mục tiêu: Động não, gây hứng thú, phát huy những hiểu biết sẵn có của học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông

+ GV chuẩn bị cho mỗi nhóm các mô hình biển báo giao thông thường gặp.

- GV nêu tên biển báo hoặc chơi dưới hình thức quay chiếc nón kì diệu. Quay vào tên biển báo nào , các nhóm sẽ giơ biển báo tương ứng.

=> GV chiếu clip hoặc tranh ảnh về một số loại biển báo giao thông đường bộ thường thấy

- GV nhận xét, dẫn vào bài mới: Như các con đã thấy, biển báo giao thông giúp cho các phương tiện giao thông di chuyển thuận lợi và có trật tự trên đường, có nhiều loại biển báo. Ở các tiết học trước, các con đã được làm biển báo cấm đi ngược chiều, tiết học tiếp theo, chúng ta sẽ cùng quan sát và làm loại biển báo mà mình lựa chọn: Bài 9: làm biển báo giao thông (tiết 3).

- HS lắng nghe

- HS tham gia chơi

- HS lựa chọn biển báo theo tên biển tương ứng

- HS lắng nghe.

2. HĐ thực hành (30-33p)

Hoạt động 1: Hoạt động thực hành (17-20p)

* Mục tiêu: HS tìm hiểu được các bước làm một mô hình biển báo và làm được biển báo cấm đi ngược chiều theo quy trình được hướng dẫn.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát sách trang 48, 49 trong SGK.

GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời các câu hỏi của bài:

? Quy trình làm biển báo gồm mấy bước?

? Có bước nào mà em thấy khó và chưa hiểu?

? Em đã nắm được hết những kí hiệu kĩ thuật chưa?

- GV hướng dẫn cho HS thực hành làm biển báo theo nhóm 4.

- GV xây dựng quy tắc an toàn khi thực hiện: Chú ý khi sử dụng kéo, compa sao cho an toàn và giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ,….

- GV yêu cầu HS thực hành

- GV đi lại giúp đỡ, quan sát, trao đổi, hỗ trợ giúp HS.

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm.

- GV nhận xét , tuyên dương.

=> Kết luận: Khi gặp biển báo giao thông cấm đi ngược chiều là cấm các loại xe (thô sơ và cơ giới) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe ưu tiên ……

- HS quan sát vào sách

- HS thảo luận theo nhóm 4

+ Quy trình gồm 4 bước: Làm biển báo; Làm cột biển báo; Làm đế biển báo; Hoàn thiện sản phẩm.

+ HS trả lời theo ý hiểu của mình.

+ HS trả lời theo ý hiểu của mình.

- HS cùng nhóm thực hành dưới sự hỗ trợ cùng GV.

- Đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm

- HS các nhóm nhận xét.

Hoạt động 2: Hoạt động trưng bày sản phẩm (10-12p)

* Mục tiêu: HS tham gia được đánh giá và tự đánh giá sản phẩm

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS cùng đưa ra các tiêu chí để đánh giá sản phẩm:

- GV cho HS trình bày giữa các nhóm với nhau để tìm ra sản phẩm đẹp nhất.

- GV nhận xét và tuyên dương.

- GV đặt câu hỏi

? Biển báo thường được đặt ở đâu?

? Trong thực tế, biển báo giao thông được làm bằng gì?

? Khi tham gia giao thông, nếu thấy biển báo này ta cần lưu ý gì?

- GV nhận xét, tuyên dương

=> Kết luận: Biển báo giao thông phỉa đặt ở vị trí dễ nhìn thấy, và đc làm bằng vật liệu chắc, bền,….

- HS cùng tham gia đưa ra các tiêu chí cho hợp lý.

- HS cùng quan sát và nhận định nhóm nào trình bày theo đúng các tiêu chí đề ra.

- HS trả lời các câu hỏi

+ Biển báo thường được đặt ở những vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy….

+ Được làm bằng thép hoặc vật liệu khác có độ bền tương đương.

+ Khi tham gia giao thông, nếu thấy biển báo này ta cần lưu ý không đi ngược chiều.

- HS nhận xét, tuyên dương.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (2-3 p)

* Mục tiêu: Giúp HS kết nối kiến thức đã học về một số biển báo cấm để lựa chọn các vật liệu và dụng cụ làm biển báo.

* Cách thức tiến hành:

- GV hướng dẫn HS biết cách vận dụng vào thực tế trong cuộc sống.

? Hôm nay em biết thêm những kiến thức gì?

? Nhắc lại nội dung bài học hôm nay?

? Em có cảm nhận gì về tiết học hôm nay?

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, tuyên dương

- Dặn dò: HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm mô hình.

- HS lắng nghe.

- HS nêu câu trả lời theo ý hiểu của mình.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************

TUẦN 29

PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG (TIẾT 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù

- Giúp HS lựa chọn một biển báo giao thông mà em biết, xây dựng các bước thực hiện và làm được một biển báo đó.

- Giúp HS có ý thức lựa chọn và sử dụng những vật liệu sẵn có ở địa phương để làm các mô hình biển báo; chia sẻ sản phẩm làm được với gia đình.

- HS có ý thức tìm hiểu thêm các thông tin thú vị về biển báo giao thông và lịch sử ra đời của biển báo giao thông và các thông tin thú vị quanh những tấm biển báo nhé.

- Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Làm được mô hình biển báo cấm đi ngược chiều (hình dạng, kích thước, màu sắc)

- Sử dụng công nghệ: Thực hiện các thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ.

2.2. Năng lực chung:

- Giao tiếp và hợp tác: thông qua làm việc nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn và sử dụng vật liệu, dụng cụ để làm biển báo.

3. Phẩm chất

- Tiết kiệm vật liệu, có ý thức sử dụng vật liệu sẵn có; có ý thức giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình làm sản phẩm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. GV:

- Tranh Hình 2 trang 47-SGK, phiếu bài tập

- Các vật dụng để làm biển báo (que gỗ, giấy màu,…)

2. HS:

- SGK, VBT, vở ghi.

- Giấy bìa, que gỗ, băng dính, bút chì,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

  • 1. HĐ mở đầu (3-5 phút)

*Mục tiêu: Động não, gây hứng thú, phát huy những hiểu biết sẵn có của học sinh.

* Cách tiến hành:

- GV đưa ra câu hỏi

? Hãy nêu tác dụng của biển báo giao thông?

? Làm mô hình Biển báo gồm mấy bộ phận chính?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt, dẫn dắt vào bài

=> Khi làm một mô hình biển báo chúng ta có thể sử dụng những vật liệu, dụng cụ gì? Tiết học tiếp theo của bài chúng ta sẽ cùng trao đổi, ngoài ra chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về lịch sử ra đời của biển báo giao thông và các thông tin thú vị quanh những tấm biển báo nhé?- Bài 9: Làm biển báo giao thông (tiết 4)

- HS lắng nghe

- HS trả lời

+ giúp người tham gia giao thông không đi sai luật,…..

Tạo ra văn hóa giao thông tốt đẹp. ...

Giúp lái xe được thuận lợi hơn. ...

Giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông

- 1-2 HS nêu: Các bộ phận chính của mô hình biển báo gồm: đế, cột, phần chính.

- HS nhận xét bạn

- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.

2. HĐ thực hành (25-27p)Hoạt động thực hành làm biển báo giao thông tự chọn

* Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn một biển báo giao thông mà em biết, xây dựng các bước thực hiện và làm được một biển báo đó.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS chia nhóm 4 và chọn biển báo cho nhóm của mình và mỗi nhóm là 1 biển báo.

- GV hướng dẫn HS thực hành làm biển báo hình tam giác như trang 52 SGK.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về các bước làm biển báo.

- GV yêu cầu đại diện nhóm lên chia sẻ.

? Nêu điểm giống và khác nhau về biển báo của nhóm mình và nhóm bạn?

? Vật liệu và cách làm của nhóm mình.

- GV yêu cầu HS làm theo các bước đã xây dựng.

- GV quan sát và hướng dẫn các nhóm HS gặp khó khăn, cần giúp đỡ.

- GV yêu cầu HS trưng bày giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS chia nhóm và chọn biển báo

- HS theo dõi, đọc và quan sát cách làm.

- HS thảo luận trong nhóm.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ

- HS trả lời theo ý hiểu của mỗi nhóm.

- HS giới thiệu sản phẩm của nhóm mình.

- HS nhóm khác nhận xét.

3. Hoạt động vận dụng (5-10 phút)

* Mục tiêu:

+ Giúp HS có ý thức lựa chọn và sử dụng những vật liệu sẵn có để làm các mô hình biển báo, chia sẻ sản phẩm làm được với gia đình, kêu gọi mọi người tuân thủ với chỉ dẫn của biển báo khi tham gia giao thông.

+ HS có ý thức tìm hiểu thêm các thông tin thú vị về biển báo giao thông và lịch sử của biển báo giao thông, từ đó hình thành và phát triển năng lực tự học

* Cách tiến hành:

- GV nhận xét chung, khen ngợi những nhóm có mô hình biển báo đẹp và sáng tạo ở hoạt động 2

? Các con quan sát những biển báo này các bạn đã làm bằng những vật liệu nào

? Để làm một mô hình biển báo giao thông các con đã sử dụng bao nhiêu bước?

? Bạn nào có ý tưởng khác về cách sử dụng vật liệu và dụng cụ khác để làm biển báo không?

- Chốt: Như vậy để làm một sản phẩm thủ công kĩ thuật, chúng ta không nhất thiết chỉ sử dụng một loại vật liệu mà có thể tự sáng tạo, sử dụng các loại vật liệu khác nhau như giấy thủ công, đất nặn, bìa báo…

- GV chiếu hình ảnh (hoặc clip) về sự ra đời, lịch sử của biển báo giao thông, các loại biển báo, các vật liệu, kích thước biển báo giao thông trên thực tế

- HS xem, lắng nghe và ghi chép thông

tin theo nhóm 4, dựa vào các câu hỏi

tìm hiểu:

+ Biển bao ra đời khi nào?

+ Có mấy loại biển báo?

+ Các thông tin về biển báo mà em ghi nhớ được?

+ Biển báo được làm bằng vật liệu gì?

- Tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật để học sinh trao đổi các câu trả lời của nhóm mình

- GV nhận xét, đánh giá

? Hãy nêu cảm nghĩ của em về tiết học hôm nay?

- Dặn dò: Xem trước Bài 10: Làm đồ chơi.

- HS lắng nghe

+ Những biển báo này các bạn làm bằng giấy bìa caton, bằng giấy màu, …

+ Để làm một mô hình biển báo giao thông các con đã sử dụng qua 4 bước

+ HS nêu ý kiến cá nhân của mình.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

- HS quan sát và ghi chép câu trả lời

+ Biển báo hiệu ra đời cách đây hơn hai nghìn năm.

+ Có 1 loại biển báo dạng chữ ghi trên các trụ cột.

+ Các trụ cột được ghi bằng các dạng chữ.

+Biển báo được làm bằng các cột trụ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

**********************************

TUẦN 30

CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ 10: LÀM ĐỒ CHƠI

Bài 10: LÀM ĐỒ CHƠI (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nhận biết và sử dụng an toàn một số đồ chơi đơn giản phù hợp với lứa tuổi.

- Phát triển năng lực công nghệ: Kể được tên một số đồ chơi thường gặp; nhận biết và phòng tránh được một số tình huống chơi đồ chơi không an toàn trong cuộc sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm thủ công.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Bước đầu giúp học sinh thể hiện vốn hiểu biết của mình về đồ chơi, từ đó dẫn nhập vào bài học mới.

- Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu thảo luận về món đồ chơi yêu thích của mình trước lớp.

- GV mời một vài HS lên bảng giới thiệu về đồ chơi yêu thích của mình trước lớp. (Đồ chơi hoặc hình ảnh/ tranh vẽ đồ chơi đã chuẩn bị từ trước).

- GV gợi ý, hướng dẫn HS các nhóm đặt câu hỏi mở rộng:

+ Bạn có được món đồ chơi này từ đâu?

+ Bạn thường chơi đồ chơi này ở đâu và vào lúc nào?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS chia nhóm 4 và thảo luận theo yêu cầu.

- Một vài HS lên bảng giới thiệu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

+ Trả lời: Mình được tặng (được người thân mua cho) hoặc Mình tự làm.

+ HS trả lời theo suy nghĩ bản thân.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ HS gọi đúng tên của các đồ chơi có trong Hình 1 SGK.

+ Nhận biết được một số t ình huống chơi đồ chơi không an toàn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Gọi đúng tên đồ chơi. (làm việc cá nhân)

- GV chia sẻ hình 1 (SGK/tr 54) và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Em hãy quan sát và gọi tên các đồ chơi tương ứng với các thẻ tên dưới đây.

+ Những món đồ chơi trong hình 1 được làm bằng vật liệu gì?

+ Cách chơi đồ chơi này như thế nào?

+ Bạn chơi đồ chơi này ở đâu hoặc chơi vào lúc nào?

+ Việc chơi đồ chơi này mang lại lợi ích gì cho bạn?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Đồ chơi trẻ em rất da dạng, phong phú: đồ chơi trí tuệ; đồ chơi vận động; đồ choie truyền thống và đồ chơi hiện đại,...

- Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày:

+ a. Đồ chơi lắp ráp; b. Cờ vua; c. Ru-bich (Rubik); d. Gấu bông; e. Ô tô điều khiển; g. Diều giấy; h. Quả bóng đã; i. Chong chóng; k. Đèn ông sao.

+ Những đồ chơi làm bằng nhựa là: a. Đồ chơi lắp rắp; b. Cờ vua; c. Ru-bich; e. Ô tô điều khiển. Những đồ chơi làm từ vải là d. Gấu bông. Những đồ chơi làm từ giấy: g. Diều giấy; i. Chong chóng; k. Đèn ông sao. Những đồ chơi làm từ da là h. Quả bóng đá.

+ HS trả lời theo suy nghĩ của bản thân.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Cách chơi trò chơi an toàn. (làm việc nhóm 2)

- GV chia sẻ Hình 2 và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.

+ Quan sát Hình 2, và cho biết các bạn chơi đồ chơi có an toàn không? Vì sao?

- GV khuyến khích HS vận dụng những trải nghiệm trong quá trình chơi đồ chơi của bản thân để đánh giá và nhận xét tình huống chơi đồ chơi của các bạn nhỏ trong từng hình và gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV gợi ý HS tìm hiểu tình huống theo các câu hỏi:

+ Các bạn trong hình đang chơi gì?

+ Theo em, các bạn chơi đồ chơi như vậy có an toàn không?

+ Em hãy dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi các bạn chơi như vậy?

+ Nếu em là bạn đó, em sẽ chơi đồ chơi thế nào cho an toàn?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại:

Em nên chơi đồ chơi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời lượng và đúng cách. Em hãy thực hiện thông điệp 4Đ để đảm bảo an toàn khi chơi đồ chơi.

- GV chiếu lên màn hình mục Em có thể biết, yêu cầu HS quan sát, ghi nhớ:

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

  • Hình a: Các bạn đang chơi Ô tô điều khiển dưới trời mưa, đây là cách chơi không an toàn. Vì Ô tô bị ướt sẽ bị hỏng. Nếu em là các bạn, em sẽ chờ khi trời tạnh mưa và chọn nơi khô ráo để chơi trò chơi.
  • Hình b: Các bạn đang chơi thả diều giấy ngay dưới các đường dây điện, nên đây không phải là cách chơi an toàn. Cách chơi này khiến cho diều dễ bị mắc vào đường dây điện. Nếu em là các bạn, em sẽ chọn nơi thông thoáng, không vướng dây điện và cây cối để thả diều.
  • Hình c: Bạn nhỏ trong hình đang lắp ráp mô hình. Mẹ bạn nhỏ đang nhắc bạn ý đi ngủ sớm vì bạn đã chơi đồ chơi rất lâu rồi và đêm đã khuya muộn. Cách chơi của bạn như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nếu em là bạn, em sẽ sắp xếp thời gian chơi hợp lý hơn, đảm bảo sức khỏe bản thân.
  • Hình d: Hai anh em đang chơi gấu bông và đồ chơi nấu ăn. Người anh ném gấu bông vào người em. Việc làm này là không tốt vì không những làm hỏng đồ chơi mà còn có thể gây tai nạn cho người em. Nếu em là người anh, em sẽ chơi đồ chơi cẩn thận, giữ gìn hơn, không quăng, ném đồ chơi như vậy.

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ2

- HS quan sát, nhắc lại và ghi nhớ.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Chia sẻ trước lớp cách chơi đồ chơi an toàn của mình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành nêu một đồ chơi mà em thích và chia sẻ về cách chơi an toàn. (Làm việc cá nhân)

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp cách chơi đồ chơi an toàn của mình.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS dùng đồ chơi mà mình đã chuẩn bị để nói về địa điểm, thời điểm, thời lượng và cách chơi đồ chơi đó an toàn.

- Các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thực hiện vẽ tranh hoặc viết vào sổ tay các cách chơi đồ chơi an toàn mà bản thân đã làm và biết đến trong tiết học.

- GV mời một số HS chia sẻ sản phẩm.

- GV gọi các bạn lắng nghe, nhận xét.

- GV đánh giá, nhận xét.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS thực hiện.

- Một số HS chia sẻ sản phẩm của mình.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 31

CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ 10: LÀM ĐỒ CHƠI

Bài 10: LÀM ĐỒ CHƠI (T2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Nêu được đặc điểm của xe đồ chơi: màu sắc, hình dạng, kích thước các bộ phận của xe.

- HS lựa chọn được vật liệu, dụng cụ phù hợp để làm xe đồ chơi.

- Phát triển năng lực công nghệ: Nêu được các bộ phận chính của xe đồ chơi mẫu; chọn đúng, đủ số lượng các vật liệu và dụng cụ để làm xe đồ chơi.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định các sản phẩm công nghệ trong gia đình và bảo quản các sản phẩm đó.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Nêu được các loại đồ chơi trẻ em và thông điệp 4Đ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

- HS tham gia chơi bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1: Nêu tên các loại đồ chơi trẻ em?

+ Câu 2: Nêu thông điệp 4Đ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi khởi động

+ Trả lời: Đồ chơi trí tuệ, đồ chơi vận động, đồ chơi truyền thống và đồ chơi hiện đại,...

+ Trả lời: Thông điệp 4Đ là chơi đồ chơi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời lượng và đúng cách.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được đặc điểm của xe đồ chơi: màu sắc, hình dạng, kích thước các bộ phận của xe.

+ HS lựa chọn được vật liệu, dụng cụ phù hợp để làm xe đồ chơi.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu sản phẩm mẫu. (làm việc nhóm 2)

- GV chia sẻ Hình 3 và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm thảo luận và trình bày kết quả.

+ Em hãy quan sát Hình 3 và trả lời các câu hỏi:

+ Xe đồ chơi mẫu có những bộ phận gì?

+ Các bộ phận đó có màu sắc, hình dạng và kích thức như thế nào?

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Vì sao khoảng cách giữa 2 bánh ở trục bánh xe là 14 cm nhưng phải chiều dài que là 18cm?

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Yêu cầu sản phẩm: đúng kích thước, chắc chắn, bánh xe chuyển động được, trang trí đẹp.

Hoạt động 2. Lựa chọn vật liệu và dụng cụ. (Làm việc cá nhân)

- GV chiếu hình 4 lên màn hình, yêu cầu HS chia nhóm 4 thảo luận lựa chọn các vật liệu phù hợp làm xe đồ chơi.

- GV phát cho các nhóm Phiếu học tập kẻ sẵn bảng vật liệu và dụng cụ.

- GV gọi đại diện các nhóm chia sẻ phiếu học tập.

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- Học sinh chia nhóm 2, thảo luận và trình bày:

+ Xe đồ chơi mẫu gồm 3 bộn phận chính là: Thân xe, trục bánh xe, và bánh xe.

+Thân xe hình chữ nhật, có màu xanh dương và 2 sọc màu đỏ. Đáy nhỏ dài 10cm; chiều cao là 6cm.

+ Trự c bánh xe thon dài 18 cm, trong lòng 2 báng là 14cm.

+Bánh xe hình trong vó 2 màu đỏ và trắng, đường kính bánh là 4cm..

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- HS trả lời cá nhân: Vì ở trục bánh xe cần làm dư ra để bánh xe có thể chuyển động được, không bị văng ra ngoài khi đang chuyển động.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung HĐ1

- HS chia nhóm 4, thảo luận chọn vật liệu phù hợp.

- Các nhóm nhận phiếu, thảo luận và hoàn thiện phiếu.

- Đại diện một số nhóm chia sẻ.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Thực hành lựa chọn vật liệu và dụng cụ làm xe đồ chơi.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành lựa chọn vật liệu và dụng cụ làm xe đồ chơi. (Trò chơi nhóm)

- GV tổ chức trò chơi “Chọn đúng, chọn nhanh”.

- Luật chơi: Chọn 2 đội tham gia chơi, mỗi đội gồm 5 thành viên. Thành viên của mỗi đội lần lượt chạy lên bàn vật liệu và dụng cụ để lựa chọn đúng vật liệu, dụng cụ làm xe đồ chơi mà người quản trò yêu cầu. Trong thời gian 2 phút, đội nào mang về đúng và nhiều vật liệu, dụng cụ hơn thì giành chiến thắng.

- GV chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ chia làm 2 bộ.

- GV tổ chức cho các đội tham gia thi.

- GV mời học sinh khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS xung phong tham gia, chia đội.

- HS lắng nghe luật chơi.

- Các đội tham gia trò chơi.

- HS nhận xét nhận xét bạn.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đưa ra những vật liệu, dụng cụ làm xe đồ chơi đã chuẩn bị.

- GV mời một số HS dự đoán công dụng, vị trí của các vật liệu, dụng cụ để làm xe đồ chơi

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chú ý HS lấy vật liệu đúng, đủ, sử dụng tiết kiệm. Đối với các dụng cụ sắc nhọn, yêu cầu HS đảm bảo an toàn.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS đưa ra các vật liệu, dụng cụ đồ thủ công cá nhân.

- Một số HS trình bày.

- Các HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 32

CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ 10: LÀM ĐỒ CHƠI

Bài 10: LÀM ĐỒ CHƠI (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Làm được mô hình xe đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định các sản phẩm công nghệ trong gia đình và bảo quản các sản phẩm đó.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Nêu được đúng và đủ số lượng các vật liệu, dụng cụ để làm xe đồ chơi.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

- HS tham gia chơi bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1: Kể tên các vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm xe đồ chơi?

+ Câu 2: Tấm pho-mếch hình vuông dùng làm bộ phận nào của xe và cần số lượng bao nhiêu?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi khởi động

+ Trả lời: Tấm pho-mếch hình chữ nhật và hình vuông; que tre; ống hút bằng giấy; giấy màu; bút chì, thước kẻ, compa, màu vẽ, băng dính.

+ Trả lời: Cần dùng 4 tấm pho-mếch hình vuông để làm bánh xe.

- HS lắng nghe.

2. Luyện tập:

- Mục tiêu: Thực hành làm được xe đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Thực hành làm xe đồ chơi. (làm việc nhóm 2)

- GV lần lượt chia sẻ các Hình 5, 6, 7 và 8. Đồng thời ở mỗi hình nêu các thao tác làm và làm mẫu cho HS quan sát.

- GV đặt các câu hỏi gợi mở, hướng dẫn HS quan sát nắm được các bước làm.

* Bước 1: Làm bánh xe và trục bánh xe:

+ Từ bốn tấm pho-mếch hình vuông có cạnh dài 4cm làm ra bốn bánh xe hình tròn theo mô tả trong hình 5

+ Trang trí bánh xe bằng cahs tô màu theo mẫu.

- GV hỏi: Em có ý tưởng nào khác để trang trí bánh xe?

- GV tiếp tục hướng dẫn:

+ Dùng compa tạo lỗ ở giữa bánh xe.

+ Luồn que tre vào ống hút giấy để tạo thành trục bánh xe.

+ Lắp trục bánh xe theo mô tả trong hình 6.

- GV lưu ý HS: Đảm bảo an toàn khi lắp bánh xe vào trục.

* Bước 2: Làm thân xe

+ Dùng tấm pho-mếch hình chữ nhật có chiều dài 15cm và chiều rộng 10cm để làm thân xe như Hình 7.

+ Trang trí thân xe theo mẫu.

* Bước 3: Hoàn thiện:

+ Dùng băng dính gắn trục bánh xe vào thân xe như Hình 8.

+ Kiểm tra và điều chỉnh lại sản phẩm (nếu cần).

- GV yêu cầu các nhóm đôi thực hành làm.

- GV quan sát, hỗ trợ và đánh giá quá trình thực hành.

- Sau khi HS hoàn thiện xong sản phẩm, GV hướng dẫn HS sử dụng phiếu đánh giá sản phẩm.

- GV yêu cầu HS cùng nhận xét và chia sẻ cách cải tiến sản phẩm với bạn.

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương.

Hoạt động 2. Giới thiệu sản phẩm. (Làm việc nhóm đôi)

- GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày sản phẩm.

- Yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị sẵn các nội dung thuyết trình để giới thiệu chi tiết về sản phẩm của nhóm mình.

- Các nhóm đi tham quan sản phẩm của nhau.

- Mời đại diện một số nhóm nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm.

- GV lưu ý các nhóm đánh giá theo đúng yêu cầu của phiếu đánh giá sản phẩm, những ưu điểm, kinh nghiệm có thể học hỏi từ nhóm bạn.

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm.

- HS quan sát GV làm mẫu, ghi nhớ các bước, thao tác làm.

- HS lắng nghe, trả lời.

- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- Cả lớp lắng nghe, chú ý quan sát để ghi nhớ.

- Các nhóm thực hành làm sản phẩm.

- HS lắng nghe, hoàn thiện phiếu đánh giá.

- HS chia sẻ.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm của nhóm mình theo yêu cầu.

- Các nhóm lần lượt đi tham quan sản phẩm của nhau.

- Đại diện một số nhóm trình bày.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS về nhà suy nghĩ lắp thêm bộ phận giúp xe đồ chơi tự chuyển động được.

- GV chiếu Hình 10 để HS tham khảo.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe, ghi nhớ về nhà thực hiện.

- Cả lớp quan sát, học hỏi.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------------------------

TUẦN 33

CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ 10: LÀM ĐỒ CHƠI

Bài 10: LÀM ĐỒ CHƠI (T4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Biết được các bước tính chi phí để làm xe đồ chơi.

- Lập được bảng tính chi phí làm xe đồ chơi.

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn làm đồ chơi trong cuộc sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định các sản phẩm công nghệ trong gia đình và bảo quản các sản phẩm đó.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Nêu được các bước làm xe đồ chơi.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

- HS tham gia chơi bằng cách trả lời các câu hỏi:

+ Câu 1: Để làm xe đồ chơi, cần phải có mấy bước? Đó là những bước nào?

+ Câu 2: Đề gắn trục bánh vào phàn thân ta phải dùng dụng cụ gì?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia chơi khởi động

+ Trả lời: Cần phải thực hiện theo 3 bước: Làm trục bánh xe, làm thân xe và hoàn thiện.

+ Trả lời: Ta dùng băng dính để gắn trục bánh xe với phần thân xe.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Biết được các bước tính chi phí để làm xe đồ chơi.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Các bước tính chi phí làm xe đồ chơi. (làm việc nhóm 2)

- GV chuẩn bị các bộ thẻ tên các bước tính chi phí làm xe đồ chơi và phát cho các nhóm đôi.

- Yêu cầu các nhóm đánh số vào các thẻ theo thứ tự các bước thực hiện để tính chi phí làm xe đồ chơi.

- GV tổ chức cho đại diện các nhóm lên bảng trình bày kết quả của nhóm mình.

- GV mời các nhóm khác quan sát, nhận xét.

- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.

- GV mời 1-2 HS nêu lại các bước tính chi phí làm xe đồ chơi và tổng hợp lên bảng để cả lớp cùng quan sát:

+ Bước 1: Liệt kê tên và số lượng các vật liệu, dụng cụ cần mua.

+ Bước 2: Tìm giá tiền của từng vật liệu, dụng cụ.

+ Bước 3: Tính số tiền để mua một loại vật liệu, dụng cụ theo số lượng đã liệt kê.

+ Bước 4: Tính tổng số tiền để mua tất cả các loại vật liệu, dụng cụ theo số lượng đã liệt kê.

- Các nhóm nhận thẻ.

- Các nhóm thảo luận, đánh số vào thẻ theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1- 2 HS nhắc lại.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu: Lập được bảng tính chi phí làm xe đồ chơi.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Lập được bảng tính chi phí làm xe đồ chơi. (Làm việc cá nhân)

- GV hướng dẫn HS lập bảng tính chi phí bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

+ Em đã có sẵn dụng cụ nào để làm xe đồ chơi?

+ Em cần mua những vật liệu gì để làm xe đồ chơi?

+ Mỗi loại vật liệu đó em cần mua số lượng bao nhiêu?

- GV tổng hợp và giới thiệu cho HS biết cách tìm giá tiền của các vật liệu, dụng cụ cần mua như ra của hàng/siêu thị, tìm kiếm thông tin trên mạng Internet,... phù hợp với điều kiện từng địa phương.

- GV hướng dẫn HS tìm ra cách tính chi phí mua vật liệu bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

+ Làm thế nào tính được số tiền mua một loại vật liệu hoặc dụng cụ theo số lượng đã liệt kê?

+ Làm thế nào tính được số tiền mua tất cả vật liệu và dụng cụ đã liệt kê?

- GV mời học sinh khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS lắng nghe

- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

- HS lắng nghe

- HS suy nghĩ, trả lời.

+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.

+ Trả lời: Tính tổng số tiền đã mua mỗi loại vật liệu, dụng cụ.

- HS nhận xét bạn.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS về nhà thực hành việc tính toán chi phí làm một xe đồ chơi của mình bằng cách cùng người thân đi mua những vật liệu cần thiết và hoàn thành bảng tính chi phí thực tế.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS nhận nhiệm vụ, ghi nhớ về nhà thực hiện.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................