Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN
CHỨNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Nhận biết được chức năng thế giới quan, phương pháp luận của triết học.
- Nhận biết được nội dung cơ bản của CNDV và CNDT.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV GDCD líp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được vai trò TGQ - PPL của Triết học.
- Rèn luyện năng lực đánh giá các tình huống, các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV định hướng HS: GV cho học sinh đọc thông tin, xem hình ảnh về một gia đình có cuộc sống kì lạ ở Thạch Thành.
Gia đình sống gần như tuyệt giao với xã hội ở Thanh Hóa:
Giáp mặt người đàn ông
Ông Thái ăn mặc kỳ dị ra đón khách
Chị Thanh cầm dao đứng gác ở cổng
- GV: Cho häc sinh đánh giá về cách sống kì quái này của gia đình ông Thái.
GV: Cho 3 học sinh nhận định đánh giá, bao gồm cả những ý kiến trái chiều của
hs.
GV nêu câu hỏi:
1) Em hãy cho biết cách sống của gia đình ông Thái như thế nào? Nơi em sống có
trường hợp kì lạ thế này không?
2) Từ một tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày, cách giải quyết, ứng xử
của mỗi người có khác nhau không?
3) Làm thế nào để chúng ta có thể có cách ứng xử, lý giải, giải quyết vấn đề một
cách phù hợp, đúng đắn?
- GV gọi 1 đến 2 hs trả lời. Lớp bổ sung nếu có
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
Trong cuộc sống, cùng một vấn đề nhưng mồi người lại có cách giải quyết, ứng xử
khác nhau. Vì sao lại như vậy? Vì quan niệm của mỗi người về thế giới xung
quanh ( hay còn goi là thế giới quan) và cách tiếp cận của mỗi người về thế giới đó
( phương pháp luận ) nhiều khi hoàn toàn khác nhau. Để đạt được kết quả tốt nhất
trong mỗi hoạt động đòi hỏi mỗi người phải trang bị TGQ và PPL khoa học, đúng
đắn. Vậy chúng ta tìm thấy TGQ- PPL ở môn khoa học nào? TGQ - PPL nào
được coi là đúng đắn và khoa học? Làm thế nào để chúng ta có được cho mình
TGQ - PPL khoa học? Những câu hỏi này sẽ được chúng ta tìm câu trả lời trong
bài học đầu tiên bài 1: THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
LUẬN BIỆN CHỨNG.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm Triết học, vai trò của Triết học.
a) Mục tiêu:
- HS nắm đươc khái niệm Triết học và vai trò của Triết học
- Hình thành kỹ năng tư duy.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng phương pháp đàm thoại và đưa câu hỏi gợi mở để HS hiểu được thế nào là Triết học và triết học có vai trò gì đối với việc hình thành TGQ và PPL. - Gv cho học sinh lấy ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các bộ môn khoa học như: Toán, Lý, Hóa, Văn, Địa, Sử.. - HS tự nghiên cứu và trả lời cá nhân - GV cho cả lớp nhận xét - GV đưa ra câu hỏi: 1) Để nhận thức và cải tạo thế giới nhân loại phải làm gì? 2) Triết học có phải là một môn khoa học không? 3) Triết học là gì? 4) Triết học có vai trò gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa: | 1. Thế giới quan và phương pháp luận. a, Vai trò thế giới quan và phương pháp luận.
VD: * Về khoa học tự nhiên: + Toán học: Đại số, hình học + Vật lý: Nghiên cứu sự vận động của các phân tử. + Hóa học: Nghiên cứu cấu tạo, tổ chức, sự biến đổi của các chất. * Khoa học xã hội: + Văn học: Hình tượng, ngôn ngữ (câu, từ, ngữ pháp, ...). + Lịch sử: Nghiên cứu lịch sử của một dân tộc, quốc gia, và của xã hội loài người. + Địa lý: Điều kiện tự nhiên môi trường. * Về con người: + Tư duy, quá trình nhận thức + Khái niệm triết học: Triết học là hệ thống các quan điểm lý luận |
GV chốt lại nội dung: Để nhận thức và cải tạo thế giới, nhân loại đã xây dựng nên nhiều bộ môn khoa học. Triết học là một trong những môn khoa học ấy. Quy luât của Triết học được khái quát từ các quy luật khoa học cụ thể, nhưng baao quát hơn, là những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới. Cho nên Triết học có vai trò là TGQ- PPl cho mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người. | chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới. + Vai trò của triết học: Triết học có vai trò là thê giới quan, phương pháp luận cho mọi hoạt động và hoạt động nhận thức con người. |
Hoạt động 2: Đưa ra tình huống…. tìm hiểu nội dung thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
a) Mục tiêu:
- Hs biết được thế nào là thế giới quan. Thế giới quan duy vật và TGQ duy tâm.
- Biết nhân định đánh giá những biểu hiện duy tâm trong đời sống.
- Biết đấu tranh phê phán biểu hiện duy tâm
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tiếp tục lấy tình huống một gia đình có lối sống kì lạ ở Thạch Thành (chuẩn bị một đoạn video). - GV đưa ra câu hỏi: 1) Gia đình trên có lối sống kì lạ như thế nào? Họ nhìn nhận về thế giới xung quanh ra sao? 2) Em thấy trong trường hợp này nhiều người họ có quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề hay không? 3) Em có đồng tình với quan điểm của gia đình ở Thạch Thành không? vì sao? 4) Thế nào là TGQ, thế nào là TGQ duy vật và TGQ duy tâm? TGQ nào là đúng đắn khoa học? - GV sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật khăn phủ bàn. Chia nhóm chuẩn bị giấy khổ A0, bút dạ, yêu cầu mỗi hs trình bày quan điềm cá nhân và thảo luận thống nhất nội dung trả lời của nhóm. Thư kí nhóm ghi nội dung vào giữa tờ giấy. - Gv gọi các nhóm trình bày sản phẩm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. | b, Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm * Thế giới quan * Thế giới quan của người nguyên thủy: Dựa vào những yếu tố cảm xúc và lí trí, lí trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thực cái ảo, thần và người. * Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin, định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống. + Vấn đề cơ bản của triết học. * Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức: Cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? * Mặt thứ 2: Con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan không? - Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. |
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa Lịch sử triết học luôn là sự đấu tranh giữa các quan điểm về các vấn đề nói trên. Cuộc đấu tranh này là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội. Đó là một thực tế và thực tế cũng khẳng định rằng thế giới quan duy vật có vai trò tích cực trong việc phát triển xã hội, nâng cao vai trò của con người đối với tự nhiên và sự tiến bộ xã hội. Ngược lại thế giới quan duy tâm thường là chỗ dựa về lí luận cho các lực lượng lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của xã hội. | Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người. - Thế giới quan duy tâm cho rằng: ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra thế giới tự nhiên. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về vật chất, thế giới quan và biết ứng
xử phù hợp trong tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 4, trang 14 SGK.
- GV đưa ra tình huống có câu trắc nghiệm.
- HS làm bài tập và câu hỏi trắc nghiệm theo nhóm ( 4 nhóm).
c) Sản phẩm: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét, đánh giá
và thống nhất đáp án
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chính xác hóa đáp án: Về sự giống nhau và khác nhau giữa pháp luật và đạo
đức.
- Sản phẩm: Kết quả làm việc nhóm của học sinh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới - nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực công nghệ, năng lực công dân, khả năng
quản lí và phát triển của bản thân, năng lực tự giải quyết và sáng tạo.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
1. GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
- Nêu những quan điểm đúng, những quan điểm chưa đúng? Vì sao?
- Hãy nêu cách khắc phục những hành vi chưa làm tốt.
b. Nhận diện xung quanh:
- Hãy nêu nhận xét của em về chấp hành pháp luật tốt của các bạn trong lớp và
một số người khác mà em biết.
c. GV định hướng HS:
- HS tôn trọng và thực hiện đúng quan điểm DVBC
- HS làm bài tập SGK.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....................................................................................................................................
.....................
Bài 1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN BIỆN
CHỨNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Nhận biết được, phương pháp và phương pháp luận của triết học
- Hiểu được nội dung phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu
hình.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được thế nào là phương pháp luận biện chứng và phương
pháp luận siêu hình.
- Rèn luyện năng lực tư duy
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận câu nói nổi tiếng của Hê - ra- clit: « Không
ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông ».
- GV đặt câu hỏi: Câu nói trên muốn nói lên điều gì? mang yếu tố biện chứng
hay siêu hình? vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
Yếu tố biện chứng trong câu nói của Hê- ra- clit là xem xét thế giới trong sự vận
động, biến đổi không ngừng
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu về phương pháp và phương pháp luận của
Triết học.
a) Mục tiêu:
- HS nắm đươc khái niệm thế nào là phương pháp và phương pháp luận.
- Hình thành kỹ năng tư duy.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng phương pháp thảo luận lớp và đưa câu hỏi gợi mở để HS hiểu được thế nào là phương pháp và phương pháp luận . - GV yêu cầu1 HS đọc truyện: « Một con quạ thông minh » cho cả lớp nghe. - GV đặt câu hỏi: Con quạ đã làm cách nào để uống được nước trong bình? - GV: Ngoài cách đó ra theo em con có cách nào khác không? - GV: Em hiểu thế nào là PP và PPL? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, giảng giải, kết luận Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | 1. Thế giới quan duy vật và PPL biện chứng. c. PPL biện chứng và PPL siêu hình - Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích đặt ra. Ví dụ: Cách học bài, cách tạo ra những công trình... - Phương pháp luận là khoa học về phương pháp, về những phương pháp nghiên cứu.
|
Hoạt động 2: Thảo luận lớp tìm hiểu về phương phápluận biện chứng và phương
pháp luận siêu hình
a) Mục tiêu:
- HS nắm đươc khái niệm thế nào là phương pháp luận biện chứng và phương
pháp luận siêu hình.
- Hình thành kỹ năng tư duy.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng phương pháp thảo luận lớp và đưa câu hỏi gợi mở để HS hiểu được thế nào là phương pháp luận biện chứng và phương pháp luậnsiêu hình - GV yêu cầu1 HS đọc câu thành ngữ sau: « gieo nhân nào thì gặt quả ấy» cho cả lớp nghe. - GV đặt câu hỏi: em hãy chỉ ra yếu tố biện chứng trong câu thành ngữ trên? - GV: Em hiểu thế nào là PPL BC? * Phương pháp luận siêu hình. - Cho học sinh đọc câu chuyện “Thầy bói xem voi” (SGK, tr.10). - Em có nhận xét gì về kết luận của 5 ông thầy bói về hình thù của con voi? | - Phương pháp luận biện chứng: xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng. - Phương pháp luận siêu hình: xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không |
- Nhận xét, lý giải: cả 5 ông thầy bói đều sai vì: xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, không nhìn thấy tổng thể và áp dụng máy móc đặc trưng của sự vật này vào đặc trưng của sự vật khác. => Cách xem xét, lý giải về sự vật, hiện tượng như vậy là thuộc về phương pháp luận siêu hình. - Phương pháp luận siêu hình là gì? - Nhận xét, chốt lại. - Lấy thêm câu chuyện tình huống để minh họa nội dụng phương pháp luận siêu hình: “Đi qua dòng sông khi đang mang các túi muối trên lưng, con la ngẫu nhiên bị vấp ngã, rốt cuộc các túi muối bị thấm đầy nước. Nhận thấy muối bị hòa tan, trọng tải của nó giảm đi đáng kể, từ đó, hễ gặp bất kỳ con suối nào, con la cũng lập tức đắm mình xuống cùng với đồ đạc trên lưng; nó tiếp tục làm như vậy cho tới khi ông chủ phát hiện ra thói ranh mãnh của nó và ra lệnh chất đầy bông lên lưng kẻ ma lanh. Bị thất bại, con la không còn sử dụng mẹo vặt đó được nữa”. - GV: Vậy theo em PP nào mang tính khoa học và đúng đắn giúp con ngưòi trong nhận thức và cải tạo thế giới? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. | vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác. - Như vậy: PPL BC mang tính đúng đắn giúp con người trong nhận thức và cải tạo thế giới.
|
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa |
Hoạt động 3: Thảo luận lớp tìm hiểu về Sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ DV và
PPL BC
a) Mục tiêu:
- HS nắm được sự thống nhất hữu cơ giữa TGQDV và PPLBC.
- Hình thành kỹ năng tư duy, phân tích.
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng phương pháp đàm thoại, gợi mở, dẫn dắt để học sinh nắm nội dung. - GV kẻ bảng so sánh - GV hướng dẫn HS đọc hai VD trong SGK trang 9 và điền vào bảng (lập sẵn) hoặc phát phiếu học tập cho từng nhóm. - GV đặt câu hỏi: Thông qua bảng tại sao CN DVBC là sự thống nhất giữa TGQ DV và PPL BC. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ | 2. CNDV BC- Sự thống nhất hữu cơ giữa TGQ DV và PPL BC. - Triết học Mác - Lênin đã khắc phục được những hạn chế về thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình; đồng thời kế thừa, cải tạo, phát triển các yếu tố duy vật và biện chứng của các hệ thống triết học trước đó, thực hiện được sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật |
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | và phương pháp luận biện chứng |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về phương pháp luận biện chứng và
phương pháp luận siêu hình., thế giới quan và biết ứng xử phù hợp trong tình
huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề cho học sinh.
b) Nội dung: - GV tổ chức cho HS làm bài tập 5, trang 11 SGK để các em thấy
rõ được sự khác nhau giữa PPLBC và PPLSH.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu: 1. GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
- Em hãy lấy và phân tích những câu nói, câu chuyện về PPLBC và PPLSH.
b. Nhận diện xung quanh:
- Hãy nêu nhận xét của em về quan điểm sống mang yếu tố của PPLBC.
c. GV định hướng HS:
- HS tôn trọng và thực hiện đúng quan điểm PPLBC.
- HS làm bài tập SGK.
2. HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
- GV cung cấp địa chỉ và hướng dẫn HS tìm hiểu trên mạng Internet.
- HS sưu tầm 1 số câu thành ngữ, tục ngữ hàm chứa PPLBC.
- GV lấy ví dụ.
+ Rút dây động rừng
+ Tre già măng mọc
+ Nước chảy đá mòn
+ Môi hở răng lạnh
+ Có thực mới vực được đạo
+ Sông có khúc, người có lúc
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....................................................................................................................................
.....................
Bài 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT (Tiết
1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Hiểu được khái niệm vận động.
- Biết được vận động là phương thức tồn tại của vật chất và các hình thức vận
động cơ bản của thế giới vật chất.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về vận động và phát triển.
- Rèn luyện năng lực tư duy, nhận thức cho học sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv đưa ra một số hình ảnh cho học sinh nhận
thức
- GV đặt câu hỏi: Từ những ví dụ trên hãy chỉ ra đâu là vận động đâu là phát
triển?
- GV gọi 2 - 3 học sinh trả lời
- Lớp nhận xét, bổ sung
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
GV chốt lại: các hình ảnh trên đều là vận động, vận động diễn ra phổ biến đối với
tất cả các sự vật hiện tượng và được chia thành 5 hình thức cơ bản; đặc biệt có
những vận động được coi là sự phát triển (như ở ví dụ 5 và 6- sự vận động tiến
lên từ thấp đến cao, từ xh nguyên thủy lên xh pk). Vậy vận động là gì có những
hình thức nào, như thế nào là sự phát triển chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung
bài học
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm vận động.
a) Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm vận động, lấy được ví dụ về vận động
- Rèn luyện năng lực tư duy nhận thức cho học sinh
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh thảo luận VD (phần in nghiêng trang 19 SGK). ? Em hãy quan sát xung quanh em có SVHT nào không vận động không? có ý kiến: “Con tàu thì vận động còn đường tàu thì không” em có suy nghĩ gì?
- Gv gọi 3 học sinh trả lời - GV đặt câu hỏi: Theo em có sự vật, hiện tượng nào không vận động không? Cho ví dụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. | 1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động a. Thế nào là vận động. - Khái niệm: Vận động là sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xẫ hội. b. Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.( giảm tải)
|
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa Quan sát các sự vật hiện tượng trong tgkq, ta thấy chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, chúng luôn luôn vận động và biến đổi, có những biến đổi chuyển hóa ta có thể quan sát được và có những biến đổi chuyển hóa mà ta không nhìn thấy được, nhưng thực ra nó đang vận động, như cái bảng, cái bàn, chậu nước, nhìn thấy nó đứng im nhưng nó vẫn đang vận động vì cấu tạo nên chúng là các nguyên tử, các phân tử, các hạt cơ bản; hơn nữa trái đất luôn quay… Vì vậy tất cả đều vận động. - Theo nghĩa triết học thế nào là vận động. |
Hoạt động 2: Đọc hợp tác, học sinh thảo luận lớp các hình thức vận động cơ
bản của thế giới VC
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được 5 hình thức vận động, lấy được ví dụ
- rèn luyện năng lự tự học, tự khám phá của học sinh
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv gọi học sinh đọc lần lượt từng hình thức vận động và lấy ví dụ - GV hỏi Các hình thức vận động có mối quan hệ với nhau không? theo chiều hướng nào? Hình thức nào là cao nhất. - Gv nhận xét kết luận: Có 5 hình thức vận động cơ bản, theo chiều hướng từ thấp đến cao, trong đó vận động xã hội là cao nhất, có thể bao hàm các hình thức trên Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | c. Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất. - Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí của các vật trong không gian - cho ví dụ - Vận động vật lý: sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản... - cho ví dụ - Vận động hóa học: quá trình hóa hợp và phân giải các chất - cho ví dụ - Vận động sinh học: sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường - cho ví dụ - Vận động xã hội: sự biến đổi thay thế các xã hội trong lịch sử - cho ví dụ * Mối quan hệ giữa các hình thức vận động - Có mối quan hệ chặt chẽ |
- Dạng vận động sau bao giờ cũng cao hơn và bao hàm vận động trước. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để học sinh củng cố những gì đã biết về phát triển
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Nội dung:
- GV ra bài tập cho học sinh
Bài tập 1: Sự phát triển diễn ra phổ biến trong
a.Tự nhiên và xã hội
b. Xã hội, con người và tư duy
c. Tự nhiên và tư duy
d. Tự nhiên, xã hội và tư duy.
Bài tập 2: Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là:
a.Cái sau thay thế cái trước.
b. Cái mới và cái cũ giằng co nhau
c. Cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu.
d. Cái này thay thế cái kia
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng có được từ việc tiếp thu
nội phát triển vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực nhận thức, năng lực hợp tác cho học sinh.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
1. Em hãy lấy một số ví dụ về phát triển.
2. Chỉ ra quá trình phát triển của bản thân em( từ khi ra đời đến hiện tại - học sinh
lớp 10)
Ví dụ phát triển về thể chất( chiều cao, cân nặng) ; phát triển về tư duy nhận
thức.
b. Nhận diện xung quanh
Hãy nêu nhận xét của em về sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế
giới khách quan.
c. Giáo viên định hướng cho học sinh
- Học sinh tôn trọng quy luật vận phát triển của thế giới khách quan.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học sinh sưu tầm, tìm hiểu sự phát triển của giới tự nhiên ;
- Sự phát triển của các chế độ xã hội trong lịch sử ở Việt Nam.
.....................................................................................................................................
.....................
Bài 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT (Tiết
2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Hiểu được khái niệm phát triển theo quan điểm của CNDVBC.
- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của quá trình vận động của sự vật
hiện tượng trong thế giới khách quan.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về phát triển.
- Rèn luyện năng lực tư duy, nhận thức cho học sinh
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv đưa ra một số ví dụ để học sinh chỉ ra đâu là ví dụ về phát triển theo khuynh
hướng đi lên.
- GV đặt câu hỏi: Từ những ví dụ trên hãy chỉ ra đâu là phát triển?
- GV gọi 2 - 3 học sinh trả lời
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
Vậy phát triển là gì và vì sao nói phát triển là khuynh hướng tất yếu của quá trình
vận động của sự vật và hiện tượng, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Học sinh xử lý các thông tin tìm hiểu vấn đề phát triển
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được khái niệm phát triển.
- Hình thành cho học sinh năng lực tư duy nhận thức, phán đoán.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Gv đưa ra các ví dụ: VD 1: Sự biến hóa của sinh vật từ vô bào, đến đơn bào rồi đến đa bào. VD2: Sự thoái hóa của một loài động vật VD3: Nước bị đun nóng bốc thành hơi nước, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành nước. VD 4: Học sinh từ lớp 9 lên lớp 10 - GV hỏi: Câu hỏi 1: Trong các ví dụ trên ví dụ nào được coi là sự phát triển? Hãy giải thích. Câu hỏi 2: Theo em tất cả mọi sự vận động có phải đều là phát triển không? vì sao? Câu hỏi 3: Sự biến đổi như thế nào của SVHT được gọi là sự phát triển? - Gv gọi 3- 4 học sinh trả lời, Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | 2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển. a. Thế nào là phát triển. - Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản dến phức tạp, từ kém hoàn thiện Dến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cho cái lạc hậu.
|
Sự vận động và phát triển của sự vật hiện tượng có quan hệ mật thiết với nhau, không có vận động thì không có sự phát triển, song không phải bất kì sự vận động nào cũng là phát triển mà chỉ có những sự vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn mới được coi là sự phát triển. - GV giải thích cho học sinh phát triển diễn ra ở cả 3 lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời lấy ví dụ chứng minh. |
Hoạt động 2: Đàm thoại tìm hiểu vấn đề phát triển là khuynh hướng tất yếu
của thế giới vật chất.
a) Mục tiêu:
- Học sinh nắm được phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất
- Rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng tự tin cho học sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: |
|
- GV hỏi: Em hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa vận động và phát triển? Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức của nhiều môn học để làm sáng tỏ vấn đề này? Tổ chức cho học sinh cả lớp đọc, phân tích phần in nghiêng trong sách giáo khoa trang 22. phân tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta trong giai đoạn 1954 - 1975. ? Giai đoạn cách mạng này diễn ra đơn giản hay phức tạp? ? Có lúc nào quanh co hay thụt lùi không? kết quả cuối cùng là gì? GV nhận xét và đưa ra kết luận? Quá trình phát triển của sự vật hiện tượng không diễn ra một cách đơn giản, thẳng tắp, mà quanh co phức tạp đôi khi có bước thụt lùi, song khuynh hướng tất yếu của quá trình đó là cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu. ? Qua bài học này em rút ra bài học gì cho bản thân? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ |
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để củng cố những gì học sinh đã biết về khái niệm phát triển kinh tế, ý
nghĩa của phát triển kinh tế.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, liên hệ thực tiễn.
b) Nội dung: - GV ra bài tập cho học sinh
Bài tập 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng
Những sự vật hiện tượng nào trong tự nhiên sau đây không vận động, biến đổi(
Hiểu theo nghĩa Triết hoc)
A. Đường ray tàu hỏa
B. Hòn đá
C. Người đang chạy xe trên đường
D. Không tìm thấy SVHT nào không vận động
Bài tập 2. Học sinh làm bài tập 6 sgk trang 23
Bài tập 3.Theo em một học sinh chuyển từ cấp TH cơ sở lên THPT có được coi là
sự phát triển không? V sao?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
1) Giáo viên yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
1. Em hãy lấy ví dụ cụ thể về vận động.
b. Nhận diện xung quanh:
Hãy nêu nhận xét của em về sự vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan.
c. Giáo viên định hướng cho học sinh
- Học sinh tôn trọng quy luật vận động của thế giới khách quan.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học sinh sưu tầm, tìm hiểu sự vận động của giới tự nhiên ;
- Sự vận động phát triển của các chế độ xã hội trong lịch sử ở Việt Nam.
.....................................................................................................................................
.....................
Bài 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN
TƯỢNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
Nhận biết được kết cấu của một mâu thuẫn; Hiểu rõ sự đấu tranh giữa các mặt đối
lập của mâu thuẫn là nguồn gốc, là động lực của sự vật và hiện tượng.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tự tìm hiểu thế nào là mặt đối lập, thế nào là mâu thuẫn. Tại
sao sự vật, hiện tượng lại có thể vận động và phát triển được?
- Rèn luận tư duy logic và phân tích của học sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV trình chiếu cho học sinh xem một số ví dụ sự phát triển của các giống loài
trong tự nhiên. Sự vận động của nguyên tử. Sát thủ Lê Văn Luyện trong trại giam
và hành động làm mi mắt giả, đọc sách...
GV hỏi
-Tại sao các giống loài mới không ngừng phát triển trong tự nhiên?
-Tại sao nguyên tử có thể vận động?
-Tại sao một sát thủ máu lạnh như Lê Văn Luyện có thể chuyên tâm cải tạo
để trở thành người tốt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
- Hình ảnh 1. Giống loài mới không ngừng phát triển trong tự nhiên là nhờ sự đấu
tranh giữa DT và BD.
- Hình ảnh 2: Nguyên tử có thể vận động được là nhờ sự đấu tranh giữa ĐT âm và
ĐT dương.
- Hình ảnh 3: Tại sao một sát thủ máu lạnh như Lê Văn Luyện có thể chuyên tâm
cải tạo để trở thành người tốt là vì trong tư tưởng của Luyện có sự đấu tranh giữa
tư tưởng tốt và tư tưởng tiêu cực. GV dẫn dắt. Vậy tại sao sự vật, hiện có thể vận
động và phát triển được là nhờ sự đấu tranh giữa các mặt đối lâp. Thế nào là mặt
đối lập? Thế nào là mâu thuẫn?..Trong bài này chúng ta sẽ giải đáp những thắc
mắc này.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn
a) Mục tiêu: HS nêu được thế nào là khái niệm mâu thuẫn thông thường. Mâu
thuẫn trong triết học, khái niệm mặt đối lập, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng ví dụ trong kiến thức sinh học để phân tích, dẫn dắt học sinh tìm hiểu khái niệm mâu thuẫn thông thường, khái niệm mâu thuẫn trong triết học Mac- Lênin VD1; Trắng>< đen, VD2: Di truyền>< Biến dị. - GVdùng phương pháp thảo luận lớp bằng những câu hỏi. - Cả lớp hãy cho cô biết trong hai ví dụ trên giống nhau ở chỗ nào và khác nhau ở chỗ nào. | Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. |
- GV cho học sinh thảo luận và phát biểu. Sau đó nhận xét và đưa ra kết luận. - Cả hai ví dụ giống nhau tức là đều có hai mặt hoàn toàn trái ngược nhau ( Đối lập nhau). - Khác nhau: + Ở VD1: Hai mặt đối lập không liên quan đến nhau. (tách rời nhau) + Ở VD2: Hai mặt đối lập nằm trong một cơ thể sốsống (tức là nằm trong một chỉnh thể). Hai mặt đối lập có mmối liên hệ với nhau (Nếu không có di truyền thì không có bibiến dị), tức là chúng thống nhất với nhau và đấu tranh với a nhau. ( Di truyền đấu tranh để giữ lại, biến dị đấu tranh để th thay đổi, làm mất đi đặc điểm cũ). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa GV: Có hai loại mâu thuẫn + - Mâu thuấn thông thường ( VD 1) được hiểu là trạng thái xung đột, chống đối nhau. + - Mâu thuẫn trong triết học. ( VD2). Theo triết học Mác- Leenin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó |
hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Sau khi kết luận, GV cho học sinh lấy thêm ví dụ để minh họa như, Đ điện tích (- ) >< điện tích (+) trong một nguyên tử. Đồng hóa >< dị hóa trong một cơ thể sống….. |
Hoạt động 2: Dùng phương pháp vấn đáp để tìm hiểu mặt đối lập của mâu thuẫn.
a) Mục tiêu:
- Hs nắm được mặt đối lập là gì? Hiểu được hai mặt đối lập nằm trong chỉnh thể
của sự vật, hiện tượng.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực tư duy cho HS
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV trình chiếu tư liệu sinh học nói về di truyền và biến dị. Di truyền là hiện tuợng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con cái. Biến dị. - Là hiện tuợng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về |
|
nhiều chi tiết. - Biến di và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản. GV sử dụng phương pháp vấn để hỏi học sinh. - Biến dị và di truyền trong cơ thế sống đối lập nhau về những gì - Học sinh trả lời câu hỏi. GV bổ sung. - Chúng đối lập nhau về khuynh hướng, tính chất và đặc điểm… - GV hỏi tiếp. Qua sự phân tích trên em hãy cho biết. Thế nào là mặt đối lập của mâu thuẫn Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa Mặt đối lập là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm… mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau Hoặc GV có thể phân tích thêm ví dụ trong môn vật lý học để minh họa cho kết luận của mình; điện tích ( - ) > < điện tích dương (+) trong một nguyên tử. Điện tích (- ) chứa electron, có xu hướng nhận ( e). Điện tích ( +) chứa proton có xu hướng cho ( e). |
Vậy chúng đối lập nhau về khuynh hướng, tính chất và đặc điểm trong quá trình vận động của nguyên tử. |
Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp vấn đáp để tìm hiểu về sự thống nhất giữa các
mặt đối lập.
a) Mục tiêu:
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tiếp tục lấy các VD trên để hỏi học sinh bằng những câu hỏi sau. - Nếu không có di truyền thì biến dị sẽ như thế nào? - Nếu không có biến dị thì di truyền sẽ như thế nào? GV cho học sinh trả lời và hỏi tiếp. - Vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai mặt đối lập này? Học sinh trả lời, GV tổng hợp và chốt lại vấn đề. - Hai mặt đối lập này luôn gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Có di truyền thì mới có biến dị. |
|
Vậy, sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là, hai mặt đối lập liên hệ và gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn
chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thực
tiễn thông qua tình huống.
- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, năng lực tư duy.
b) Nội dung:
GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 4 trong SGK theo nhóm.( nhóm 4. 6 HS).
- HS làm bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp
án.
Bài tập 4: Kết luận phải thể hiện được những ý cơ bản sau.
- Xác định được mâu thuẫn chính trong cuộc sống.
- Phải đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, không điều hòa, bắt tay với mâu thuẫn.
Sản phẩm. Kết quả làm việc của học sinh.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng g kiến thức và kỹ năng có được vào thực tiễn
cuộc sống. Phân biệt và xác định được mâu thuẫn chính trong tư tưởng, trong lao
động, trong học tập và giải quyết tốt mâu thuẫn đó để phát triển.
- Rèn luyện năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tự quản lý và phát triển bản
thân.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
a/ Tự liên hệ.
- Hằng ngày em làm gì để khắc phục những tư tưởng chây lười trong học tập,
trong lao động?
b/ Nhận diện xung quanh.
- Em sẽ làm gì khi bạn em luôn có tư tưởng “ Dĩ hòa vi quý”. Không chịu đấu
tranh để giải quyết mâu thuẫn, buông xuôi và tin vào số phận?
c/ GV định hướng HS.
- HS xác định đúng mâu thuẫn và giải quyết tốt mâu thuẫn trong thực tiễn.
- HS làm bài tập 1 trong SGK trang 28.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....................................................................................................................................
.....................
Bài 4: NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN
TƯỢNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Nêu được khái niệm phát triển và hiểu được phát triển là khuynh hướng tất yếu
của sự vật, hiện tượng.
- Vận dụng để phân tích một số mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng. Phân
biệt được khái niệm mâu thuẫn thông thường và mâu thuẫn trong triết học.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tự tìm hiểu thế nào là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập? Tại
sao sự vật, hiện tượng lại có thể vận động và phát triển được?
- Rèn luận tư duy logic và phân tích của học sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu một ví dụ cụ thể trong lớp học đó là
mâu thuẫn giữa những bạn chăm học và những bạn lười học, việc giải quyết mâu
thuẫn sẽ mang lại điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Dùng phương pháp thuyết trình và vấn đápđể tìm hiểu thế nào là sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập.
a) Mục tiêu: HS nêu được thế nào là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: |
|
GV giảng ví dụ trong môn vật lý học. Điện tích âm có xu hướng nhận các ( e), tức là hút vào. Điện tích dương có xu hướng cho ( e), tức là đẩy ra. GV hỏi. Em có nhận xét gì về hai mặt đối lập này? Học sinh trả lời, GV đưa ra kết luận. Hai mặt đối lập, điện tích ( - ) >< điện tích ( +) luôn luôn đấu tranh, bài trừ lẫn nhau. Vậy, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là; các mặt đối lập luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa |
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, vấnđáptìmhiểuđơnvị kiến thức mâu thuẫn là
nguồn gốc vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
a) Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được nguyên nhân của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng. Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng đấu tranh chứ không phải bằng con
đường điều hòa mâu thuẫn. Có thái độ phê phán đối với những tư tưởng “ Dĩ hòa
vi quý”
- Rèn luyện cho hoc sinh NL giao tiếp, NL hợp tác, giaỉ quyết vấn đề.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV khắc sâu kiến thức; sự vật, hiện tượng nào cũng bao gồm nhiều mâu thuẫn khác nhau. Khi mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật, hiện tượng chứa đựng nó cũng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác bằng sơ đồ. a.a. Giải quyết mâu thuẫn. - Em hãy tìm một mâu thuẫn trong lớp và cho biết: nếu giải quyết được mâu thuẫn đó thì sẽ có tác dụng như thế nào? - HS: Mâu thuẫn giữa các bạn chăm học với các bạn lười học trong lớp. Mâu thuẫn giữa các bạn học giỏi với các bạn học yếu trong lớp. Giải quyết được mâu thuẫn đó sẽ làm cho các bạn còn hạn chế sẽ tiến bộ hơn. - GV:Trong tập thể lớp:Mâu thuẫn giữa ý thức tốt và ý thức chưa tốt được giải quyết có tác dụng như thế nào? - GV:Trong xã hội:Mâu thuẫn giữa TS và VS được giải quyết dẫn đến kết quả như thế nào? | Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng chứa đựng mâu thuẫn, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn làm cho sự vật, hiện tượng không còn giữ nguyên trạng thái cũ. Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành, sự vật hiện tượng cũ được thay bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới khách quan. Do vậy, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận |
- HS: Cả lớp trao đổi ý kiến, đại diện trả lời *Ví dụ: - VS ><TS - >CMXHCN - Ý thức tốt ><ý thức chưa tốt- > tiến bộ - Chăm học >< lười học - > học tốt. - Sự đấu tranh giữa gc nô lệ với gc chủ nô đã làm cho xã hội chiếm hữu nô lệ tiêu vong, hình thành XHPH với mâu thuẫn mới là mâu thuẫn giữa GC địa chủ và GC nông dân. b. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh. - GV sử dụng các các tư liệu lịch sử về tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Hồ Chí Minh. Phan Chu Trinh (1872- 1926), người tỉnh Quảng Nam. Chủ trương cứu nước của ông là dựa vào Pháp, tiến hành cải cách duy tân nhằm giành lại tự do cho dân chủ, nhằm nâng cao dân trí, dân quyền. Dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập. Phương pháp cứu nước của ông là phương pháp ôn hòa. | động và phát triển của sự vật, hiện tượng
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hòa mâu thuẫn. Do vây, trong cuộc sống, trong nhận thức, trong tư duy phải phân tích đúng mâu thuẫn, phải đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, tránh tư tưởng “ dĩ hòa vi quý”. GV cho học sinh lấy thêm ví dụ để củng cố bài .
|
2. Phan Bội Châu ( 1967- 1940) quê Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông là người chủ trương dùng bạo lực để giành độc lập. cứu nước của ông là chống pháp giành độc lập dân tộc. Thành lập hội Duy Tân, tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập tại các trường Nhật bản. Tổ chức vận động nhân dân trong nước, dựa vào sự viện trợ của nước ngoài ( cầu viện Nhật Bản) bằng cách bạo lực vũ trang.
Hồ Chí Minh ( 1890- 1969) quê Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là một nhà cách mạng, người sang lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tư tưởng cứu nước của Hồ Chí | |
Minh là làm cuộc cách mạng vô sản. Trong chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt ( 1930) người đã xác định chiến lược cách mạng của Đảng là tiến hành cuộc cuộc “ tư sản dân quyền cách mạng cách mạng thổ địa để đi tới xã hội cộng sản”. Cương lĩnh cũng xác định cụ thể nhiệm vụ của cách mạng là; Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, lật đổ địa chủ phong kiến…phương pháp đấu tranh cách mạng của người là đấu tranh vũ trang, kết hợp với đấu tranh chính trị.
- GV tóm tắt và trình chiếu các tư liệu lịch sử lên bảng, cho học sinh quan sát và đọc, sau đó GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận với những câu hỏi sau. - Nhóm 1. Vì sao tư tưởng cứu nước của Phan Chu Trinh lại thất bại? - Nhóm 2. Vì sao tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu không thành công? |
- Nhóm 3. Vì sao tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh lại có thể đưa dân tộc Việt nam đi đến thành công? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng hợp và bổ sung. - Phan Chu Trinh đã điều hòa mâu thuẫn ( đấu tranh bằng biện pháp ôn hòa, hi vọng Pháp nhượng bộ) nên con đường cứu nước của ông thất bại. - Phan Bội Châu thì không phân tích đúng mâu thuẫn, không giải quyết mâu thuẫn bằng con đường đấu tranh giữa các mặt đối lập ( cầu cứu Nhật Bản, hi vọng Nhật sẽ giúp để đánh đuổi thực dân Pháp). Tư tưởng của ông cũng không thành công. - Hồ Chí Minh phân tích đúng mâu thuẫn ( mâu thuẫn chủ yếu là nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp, do vậy phải đấu tranh đánh đổ đế quốc thực dân Pháp trước tức là làm cuộc cách mạng dân tộc rồi mới làm cuộc cách mạng dân chủ sau). Phương pháp đấu tranh bằng vũ trang, lực lượng cách mạng là toàn thể dân tộc Việt Nam. Như vậy, Hồ Chí Minh đã cho các mặt đối lập đấu tranh với nhau. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những gì đã biết về mâu thuẫn, giải quyết mâu thuẫn
chính là nguồn gốc của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong thực
tiễn thông qua tình huống.
- Rèn luyện NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, năng lực tư duy.
b) Nội dung: GV tổ chức cho học sinh làm bài tập 4 trong SGK theo nhóm.(
nhóm 4. 6 HS).
- HS làm bài tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm bài, lớp nhận xét đánh giá và thống nhất đáp
án.
Bài tập 4: Kết luận phải thể hiện được những ý cơ bản sau.
- Xác định được mâu thuẫn chính trong cuộc sống.
- Phải đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn, không điều hòa, bắt tay với mâu thuẫn
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng g kiến thức và kỹ năng có được vào thực tiễn
cuộc sống. Phân biệt và xác định được mâu thuẫn chính trong tư tưởng, trong lao
động, trong học tập và giải quyết tốt mâu thuẫn đó để phát triển.
- Rèn luyện năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tự quản lý và phát triển bản
thân.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
a) Tự liên hệ.
- Hằng ngày em làm gì để khắc phục những tư tưởng chây lười trong học tập,
trong lao động?
b) Nhận diện xung quanh.
- Em sẽ làm gì khi bạn em luôn có tư tưởng “ Dĩ hòa vi quý”. Không chịu đấu
tranh để giải quyết mâu thuẫn, buông xuôi và tin vào số phận?
c) GV định hướng HS.
- HS xác định đúng mâu thuẫn và giải quyết tốt mâu thuẫn trong thực tiễn.
- HS làm bài tập 2, 3, 5 trong SGK trang 28.
5. Hoạt động mở rộng.
- HS sưu tầm một số câu chuyện trong đời sống trong đó có phân tích và chỉ ra các
mâu thuẫn và cách giải quyết mâu thuẫn để sự vật, hiện tượng vận động và phát
triển.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....................................................................................................................................
.....................
BÀI 5: CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ
HIỆN TƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
- Biết được mối quan hệ biện chứng giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về
chất của sự vật, hiện tượng.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV môn GDCD 10. TL chuẩn KTKN môn GDCD lớp 10
- Máy chiếu tính, máy chiếu, tranh ảnh về sự vận động và phát triển của sự vật và
hiện tượng.
- Đồ dùng trực quan minh hoạ cho bài học: Muối, ớt, chanh, đường.
- Giấy Ao, bút dạ, nam châm, băng dính
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tìm hiểu về các khái niệm và cách thức vận động và phát
triển của sự vật và hiện tượng.
- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV định hướng cho học sinh: Các em được quan sát các sự vật, hiện tượng và
hình thành khái niệm chất, lượng và mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn
đến sự thay đổi về chất, chất mới thống nhất lượng mới.
- HS đọc bài thơ: + Thêm một - Trần Hòa Bình
“Thêm một chiếc lá rụng
Thế là thành mùa thu
Thêm một tiếng chim gù
Thành ban mai tinh khiết…”
Hoặc:
“ Sông kia bên lở bên bồi
Bên lở lở mãi bên bồi bồi thêm”
- Gv đặt câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về sự biến đổi của sự vật và hiện tượng sau khi đọc đoạn thơ
và câu ca dao trên?
- GV nêu câu hỏi:
1) Từ việc các em vừa tìm hiểu về sự thay đổi của sự vật và hiện tượng em hãy cho
biết thế nào là chất, thế nào là lượng?
2) Trong mỗi sự vật và hiện tượng chất và lượng được thống nhất với nhau như thế
nào?
- Gọi 2 đến 3 HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
Trong sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật và hiện tượng cũng như
trong cuộc sống mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất và lượng. Chất và lượng
được thống nhất với nhau trong một chỉnh thể, đôi khi chúng ta chỉ thêm hoặc bớt
một chút thôi là sự vật, hiện tượng có thể biến đổi (chuyển hóa)thành cái khác (cái
mới). GV dẫn dắt: Vậy chất là gì, lượng là gì? Chất và lượng được thống nhất với
nhau như thế nào? Quan hệ biến đổi giữa chúng thế nào? Đó chính là nội dung
nghiên cứu bài học hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm tìm hiểu khái niệm chất
a) Mục tiêu:
- HS hiểu rõ khái niệm chất theo quan điểm triết học.
- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm và cho các nhóm HS quan sát tìm hiểu đồ dùng trực quan GV đã chuẩn bị: 5 quả chanh, 10 quả ớt, 100g đường kính và 100g muối hạt. |
|
- GV giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Tìm thuộc tính của muối. Nhóm 2: Tìm thuộc tính của ớt. Nhóm 3: Tìm thuộc tính của đường. Nhóm 4: Tìm thuộc tính của chanh. - Gv hỏi: Sau khi quan sát, tìm hiểu mỗi sự vật trên, mỗi sự vật có những thuộc tính nào? 1)Thuộc tính nào là tiêu biểu nhất mà dựa vào đó giúp ta nhận biết nó và phân biệt được nó với các sự vật khác? - Hs thảo luận nhóm và thống nhất ý kiến ghi vào phiếu học tập - HS trả lời dựa trên phiếu học tập của mỗi nhóm thu được. Sản phẩm: là kết quả trên phiếu học tập của các nhóm HS. VD nhóm 1: muối có các thuộc tính: màu trắng, vị mặn, dạng tinh thể, không có mùi.. GV hỏi? Dựa vào sự hiểu biết của mình, em hãy cho biết chất là gì? * HS trả lời khái niệm, GV kết luận: * GV chốt ý:Trong cuộc sống người ta dễ nhầm lẫn kn chất theo quan niệm triết học với kn chất liệu tạo nên sv và ht nào đó. |
- GV hướng dẫn HS làm bt sau: Em hãy cho biết các sv sau đây sv nào có nội dung nói về chất theo quan điểm triết học: a. Bông dệt vải b. Gừng cay c. Đất nặn tượng d. Mía ngọt đ. Vữa xây nhà e. Học sinh giỏi g. Cột gỗ lim tốt h. Đất làm gạch i. Xã hộiXHCN không có áp bức, bóc lột người - HS trình bày ý kiến của mình, hs khác nhận xét. - GV thống nhất ý kiến đúng là:b, d, e, i. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa Kn chất theo triết học là khái quát các thuộc tính cơ bản tiêu biểu cho sự vật hiện tượng, khác với cách hiểu thông thường chất là chất liệu tạo nên sự vật. |
Hoạt động 2: Đọc hợp tác SGK, xử lí thông tin tìm hiểu về k/n lượng.
a) Mục tiêu:
- HS hiểu rõ được khái niệm lượng. Hiểu về các chỉ số nói về lượng như: trình độ
phát triển, quy mô, tốc độ vận động, số lượng.
- Rèn luyện năng lực nhận thức, NL hợp tác, năng lực tư duy phê phán cho học
sinh
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS tự đọc SGK nội dung 2. lượng. - HS tự đọc nd trong SGK, tìm hiểu nd chính, tóm tắt kiến thức phần vừa đọc trao đổi ý kiến cá nhân, nêu những thắc mắc (nếu có) - GV cho HS làm bài tập: Trả lời nhanh các câu hỏi sau: a) Lãnh thổ nước ta rộng bao nhiêu km vuông? b) Năm 2005 nước ta xuất khẩu bao nhiêu triệu tấn gạo? c) Trong giai đoạn 2001- 2005 kinh tế nước ta ăng trưởng trung bình mỗi năm mấy phần trăm? d) Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta hiện nay theo hướng nào? - Hs trả lời ý kiến các nhân | 2. Lượng: - Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển ( cao, thấp), quy mô ( lớn, nhỏ) tốc độ vận động (nhanh, châm), số lượng (ít, nhiều).. của sự vật và hiện tượng
|
- Gv nêu câu hỏi: những con số trên phản ánh điều gì về pt kinh tế và sự pt của đất nước? - HS trả lời. - GV kết luận: Phán ánh về quy mô, tốc độ phát triển kinh tế và trình độ pt của đất nước là những phản ánh về lượng. - GV? Em hãy nêu vd khác về lượng mà em biết - GV? Em hãy cho biết về kn lượng? - GV gọi HS trả lời. - GV dẫn dắt: trong thực tế có những mặt lượng của sv và ht khó biểu thị bằng các đại lượng chính xác. ( vd mức độ tình cảm của con người) * GV kết luận: mọi sv và ht trong thế giới đều có mặt chất và mặt lượng thống nhất với nhau. Chất lượng là thuộc tính vốn có và tồn tại thống nhất, không tách rời nhau trong mỗi sv và ht. Vậy giữa chúng có mối quan hệ như thế nào tác động ra sao đến sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | - Vd: Sĩ số lớp 10A1 là 45 hs.. |
Hoạt động 3: Nêu vấn đề, hoạt động cả lớp và hoạt động cá nhân tìm hiểu về
quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
a) Mục tiêu:
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - HS hiểu rõ được sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. - Chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng. - Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL phê phán cho học sinh. * Cách thức tiến hành: - GV đưa ví dụ1: (máy chiếu) Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn nhưng nếu ta tăng nhiệt độ đến 1083 độ, đồng sẽ nóng chảy. - GV hướng dẫn hs phân tích ví dụ trên bằng các câu hỏi sau: 1). Hãy xác định chất, lượng trong ví dụ này? 2).Trong vd này, sự biến đổi về lượng được thể hiện như thế nào? | 3.Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất - Sự biến đổi của chất bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Lượng biến đổi diễn ra 1 cách dần dần. - Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất cơ bản của sự vật và |
3) Lượng biến đổi đến giới hạn nhất định có t/đ như thế nào đến sự biến đổi về chất? Sản phẩm: là kết quả làm việc các nhân của HS
GV dẫn dắt: - Nhưng sự thay đổi về nhiệt độ chưa làm cho đồng biến đổi ngay, chưa làm thay đổi chất cơ bản của đông từ thể rắn sang thể lỏng được gọi là độ. - Vậy phải tăng nhiệt độ đến một giới hạn nhất định phá vỡ sự thống nhất giữa lượng và chất thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, điểm giới hạn này được gọi là nút. - GV? Điểm nút là gì? - Lưu ý: GV nêu Vd2: Kết quả học tập của các em hs qua các bài kiểm tra. Vd3: Một cơn áp thấp nhiệt đới sức gió mạnh dần lên đến cấp 7 sẽ trở thành bão. - GV hướng dẫn Hs lấy thêm ví dụ khác. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sv và ht được gọi là điểm nút | hiện tượng được gọi là độ. - Khi sự biến đổi (tích lũy) của lượng đến 1 giới hạn nhất định sự thống nhất giữa chất và lượng bị phá vỡ sự vật hiện tượng cũ sẽ bị thay thế bằng sự vật hiện tượng mới. - Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sv và ht được gọi là điểm nút. |
Hoạt động 4: Đọc và thảo luận lớp tìm hiểu mục 3b. Chất mới ra đời lại bao
hàm 1 lượng mới tương ứng.
* Mục tiêu:
- HS hiểu rõ được sự thống nhất giữa chất và lượng.
- Chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng.
- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL tự học của học
sinh.
RL kỹ năng kiên trì nhẫn nại trong công việc, tránh nôn nóng
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS cả lớp đọc và phân tích vd phần 3b trang 32 SGK và trả lời các câu hỏi sau: 1) Hãy chỉ ra trong ví dụ đó thuộc tính nào được coi là chất và thuộc tính nào được coi là lượng? 2) Tại sao khi chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi thì thể tích cùng với vận tốc của các phân tử cũng như độ hòa tan của nước thay đổi khác trước? 3) Từ việc phân tích vd trên em hãy rút ra kết luận gì? - Hs tự đọc dưới sự hướng dẫn của giáo viên. | b. Chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng. - Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng phù hợp với nó.
Vd: Lượng của cơn áp thấp nhiệt đới khi đã chuyển thành bão có thay đổi, tốc độ gió mạnh từ cấp 7 đến trên cấp 12, sức gió của nó từ 45km/h trở lên, kèm theo mưa rất to.
- Lượng biến đổi đến một giới hạn nhất định sẽ làm cho chất biến đổi, khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó. Do đó, chất và lượng |
- Hs thảo luận lớp, đưa ra ý kiến các nhân - Gọi 1- 3 học sinh trả lời các hs khác bổ sung. - HS nêu ý kiến thắc mắc (nếu có). Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa: + Trạng thái lỏng và trạng thái hơi là thuộc tính biểu hiện về chất của nước. + Thể tích, vận tốc vận động của các phân tử nước được hiểu thị về lượng. Nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi tức là chất thay đổi làm cho các thuộc tính về lượng như thể tích, vận tốc của các phân tử và độ hòa tan của chúng thay đổi theo. Như vậy: Sự biến đổi không ngừng của sv và ht đã dẫn đến sự biến đổi của chúng, khi chất mới ra đời lại bao hàm | của sự vật và hiện tượng luôn thống nhất không tách rời.
- Sự biến đổi không ngừng của sv và ht đã dẫn đến sự biến đổi của chúng, khi chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sv, ht mới một lượng khác trước, lượng mới dần dần biến đổi trong sv, ht mới để tạo ra sự biến đổi về chất và ngược lại...cứ như thế các sv, ht trong thế giới không ngừng vận động và phát triển. Đó chính là cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. * Ý nghĩa: - Để tạo ra sự biến đổi về chất, nhất thiết phải tạo ra sự biến đổi về lượng đến 1 giới hạn nhất định. - Trong học tập và rèn luyện chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không nên có tư tưởng coi thường việc nhỏ, tránh sự nôn nóng... |
1lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sv, ht mới một lượng khác trước, lượng mới dần dần biến đổi trong sv, ht mới để tạo ra sự biến đổi về chất và ngược lại...cứ như thế các sv, ht trong thế giới không ngừng vận động và phát triển. Đó chính là cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố kiến thức về khái niệm chất, lượng hiểu được sự
thống nhất giữa chất và lượng. Khi chất mới ra đời lại bao hàm 1lượng mới tương
ứng.
- Rèn luyện năng lực tự học, NL hợp tác của học sinh.
RL kỹ năng kiên trì nhẫn nại trong công việc, tránh nôn nóng
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho Hs làm bài tập số 1, 3 theo nhóm (4. 6hs)
- Hs làm bài tập:
- GV gọi bất kỳ Hs nào trong nhóm báo cáo kết quả làm bài
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất đáp án.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
Bài 1:
- Vd chất: Chanh - chua, ớt - cay...
- Vd Lượng: an cao1, 5m, nặng 40kg...
Bài 3: Chín quá hóa nẫu; có công mài sắt nên kim.
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....................................................................................................................................
.....................
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Giúp học sinh hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chươngtrình đã học.
2. Về kĩ năng
- Trên cơ sở những kiến thức đã học có thể vận dụng vào hoạt động thực tiễn
trong đời sống hàng ngày của bản thân mình.
3. Về thái độ
- Có ý thức tự giác trong học tập cũng như trong khi làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giấy kiểm tra, bút mực, bút chì, ... phục vụ tiết ôn tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại những kiến thức đã học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Nội dung ôn tập
Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
1. Thế giới quan và phương pháp luận
- Khái niệm triết học: là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế
giới và vị trí của con người trong thế giới đó.
- Triết học có vai trò là thế giới quan và phương pháp luậnchung cho mọi họa
động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người.
2. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
- Thế nào là thế giới quan: là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng
hoạt động của con người trong cuộc sống.
- Cơ sở để phân biệt thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm là vấn đề cơ
bản của Triết học (cũng là vấn đề cơ bản của hệ thống thế giới quan):
Đó là vấn đề: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (giữa tồn tại và tư duy). Gồm
hai mặt:
- Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước và cái nào
có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan
hay không?
+ Thế giới quan duy vật
Giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức.Thế giới
vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người, không do ai sáng tạo
ra và không ai có thể tiêu diệt được.
+ Thế giới quan duy tâm
Ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên (vật chất).
3. Phương pháp luận biện chứng và phương pháp luận siêu hình.
- Phương pháp: là cách thức để đạt tới mục đích đặt ra.
- Phương pháp luận: là khoa học về phương pháp.
- Phương pháp luận biện chứng: là xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng
buộc, quan hệ lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động phát triển của chúng.
- Phương pháp siêu hình: xem xét sự vật phiến diện, cô lập, không vận động,
không phát triển, máy móc giáo điều, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự
vật này vào sự vật khác.
- So sánh những điểm khác nhau giữa hai phương pháp nói trên.
4. Chủ nghĩa duy vật biện chứng - sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và
phương pháp luận biện chứng
Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
1. Thế giới vật chất luôn luôn vận động.
- Khái niệm vận động theo quan điểm Triết học Mác- Lênin: là mọi sự biến đổi
(biến hoá) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội.
- Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất: Vận động là thuộc tính
vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật hiện tượng.
- Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất:
- Vận động cơ học.
- Vận động vật lý.
- Vận động hóa học.
- Vận động sinh học.
- Vận động xã hội.
2. Thế giới vật chất luôn luôn phát triển.
- Khái niệm phát triển: là khái niệm dùng để khái quát những vận độngtheo chiều
hướng tiến từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, cái mới ra đời thay thế cái
cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.
- Mối quan hệ giữa vận động và phát triển: không có sự vận động sẽ không có sự
phát triển.
- Phát triển là khuynh hướng tất yếu của của quá trình vận động của sự vật, hiện
tượng.
Bài 4: Nguồn gốc vận động và phát triển củasự vật, hiện tượng
1. Khái niệm mâu thuẫn: là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất,
vừa đấu tranh với nhau.
- Mặt đối lập của mâu thuẫn:Đó là những khuynh hưóng, tính chất, đặc điểm…mà
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo
chiều hướng trái ngược nhau.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập: hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau,
làm tiền đề tồn tại cho nhau.
- Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ
nhau.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng
- Giải quyết mâu thuẫn: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật hiện
tượng thay đổi mâu thuẫn cũ mất đi, sự vật hiện tượng mới ra đời- > mâu thuẫn
mới hình thành.
- Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết
bằng sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, không phải bằng con đường điều hoà mâu
thuẫn
3. Rút ra bài học cho bản thân.
Bài 5: Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
1. Khái niệm chất theo quan điểm triết học: Chất là khái niệm chỉ những thuộc tính
cơ bản vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó,
phân biệt nó với sự vật hiện tượng khác.
2. Khái niệm lượng theo quan điểm triết học: Lượng là khái niệm chỉ những thuộc
tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), qui mô
(lớn, nhỏ), tốc độ vận động( nhanh, chậm), số lượng ( ít, nhiều)… của sự vật và
hiện tượng.
3. Quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sụ biến đổi về chất.
Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất
- Độ: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự
vật và hiện tượng.
- Điểm nút: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của
sự vật và hiện tượng.
- Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng: Khi một chất mới ra đời lại
bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
- Chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa chất và lượng.
Rút ra bài học cho bản thân.
.....................................................................................................................................
......................................
KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Nêu được khái niệm vận động, các hình thức vận động cơ bản của vật chất.
- Hiểu được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất
- Nêu được khái niệm là chất, lượng? Lấy được ví dụ minh họa.
- Hiểu được mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Cấp độ
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vân dụng | Cộng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| |||
1.Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất | Nêu được các hình thức của vận động. | Nêu được khái niệm vận động, các hình thức của vận động. | Biết được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất, sự vận động của TGVC là do đâu. |
| - Nêu ví dụ minh họa. |
|
| ||
Số câu Số điểm Tỉ lệ | 1 0.5 5% | 1/2 2.5 25% | 2 1.0 10% |
| 1/2 1.0 10% |
| 4 5.0 50% | ||
2. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và |
|
| Mặt đối lập của mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh |
|
|
|
|
hiện tượng | giữa các MĐL. | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
|
| 3 1.5 15% |
|
|
| 3 1.5 15% |
3.Cách thức vận động của sự vật và hiện tượng |
| - Nêu được khái niệm chất và lượng của sự vật- hiện tượng. |
| - Trình bày mối quan hệ lượng, chất. |
| - Nêu ví dụ minh họa về chất, lượng |
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
| 1/3 1.0 10% |
| 1/3 2.0 20% |
| 1/3 0.5 5% | 1 3.5 35% |
TS câu TS điểm Tỉ lệ | 1 0.5 5% | 1/2+1/3 3.5 35% | 5 2.5 25% | 1/3 2.0 20% | 1/2 1.0 10% | 1/3 0.5 5% | 8 10.0 100% |
IV. ĐỀ KIỂM TRA:
A TRẮC NGHIỆM (3điểm )
Hãy chọn đáp ám đúng nhất
Câu 1: Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động?
A. 3 B. 5 C. 7 D. 9
Câu 2: Đối với các sự vật, hiện tượng vận động được coi là:
A. Thuộc tính vốn có. B. Phương thức tồn tại
C. Cách thức phát triển D, B và C
Câu 3: Quan điểm nào dưới đây là đúng khi nói về vận động:
A. Vận động là sự thay đổi vị trí nói chung. B. Vận động là mọi sự biến
đổi nói chung.
C. Vận động luôn tách rời vật chất. D. A, C và B
Câu 4: Bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng:
A. Mâu thuẫn. B. Xung đột. C. Mặt đối lập. D, A và C
Câu 5: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng:
A Liên hệ, gắn bó, ràng buột nhau. B. Cùng tồn tại trong một sự vật
B. Hợp lại thành một khối. D. Tác động qua lại lẫn nhau.
Câu 6: Các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng:
A. Tương tác với nhau. B. Tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau.
C. Đối đầu với nhau. D. Tất cả đều sai.
B PHẦN TỰ LUẬN (7điểm )
Câu 1: Vận động là gì? Các hình thức vận động cơ bản của vật chất? Cho ví dụ
minh họa? (3, 5 điểm).
Câu 2: Thế nào là chất? Thế nào là lượng? Cho ví dụ minh họa. Trình bày mối
quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất ( 3.5điểm ).
V. ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) - Mỗi câu trả lời đúng tương ứng với 0.5
điểm
Câu 1: C | Câu 4: D |
Câu 2: D | Câu 5: A |
Câu 3: B | Câu 6: B |
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | Vận động là gì? Các hình thức vận động cơ bản của vật chất? Cho ví dụ minh họa? (3, 5 điểm). | 3.5 |
| - Khái niệm vận động:Vận động là mọi sự biến đổi( biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội | 1.0 |
- Các hình thức vận động: Học sinh nêu được 5 hình thức vận động - HS lấy ví dụ về 5 hình thức của vận động
| 2.5 | |
Câu 2 | Thế nào là chất? Thế nào là lượng? Cho ví dụ minh họa. Trình bày mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất ( 3.5điểm ). | 3.5 |
| +HS nêu khái niệm chất, lượng. - Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SVHT, tiêu biểu cho SVHT đó, phân biệt nó với các SVHT khác. - Lượng dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của SVHT, biểu thị trình độ phát triển (cao- thấp) quy mô (lớn - nhỏ) tốc độ vận động (nhanh - chậm) số lượng (ít- nhiều)…của SVHT. | 1.0 |
+ Ví dụ: |
| |
+ Mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất. - Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. - Nhận xét: Cách thức biến đổi của lượng. + Lượng biến đổi trước | 0.5 |
+ Sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu về sự biến đổi về lượng. + Lượng biến đổi dần dần và quá trình biến đổi ấy đều ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật hiện tượng nhưng chất chưa biến đổi ngay. - Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. - Điểm nút: là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất cuả SVHT. - Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng - Nhận xét: Cách thức biến đổi của chất. + Chất biến đổi sau + Chất biến đổi nhanh chóng (đột biến) + Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó. |
*** Hết ***
Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
- Liệt kê đựơc sự khác nhau giữa phủ định BC với phủ định siêu hình, mô tả được
hình “xoán ốc” của sự phát triển
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Kích thích học sinh tìm hiểu về các khái niệm và phát triển của sự vật và hiện
tượng.
- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy cho học sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đưa ra câu hỏi thảo luận
- GV: Quan sát các sự vật và hiện tượng, ta thấy cái này mất đi thì cái kia ra đời,
cái hoa thay thế cái nụ, cái quả lại thay thế cái hoa, và cái quả sẽ như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp động não, thảo luận lớp, vấn đáp, giải thích
giúp HS hiểu nội dung kiến thức.
a) Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm phủ định, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình..
- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL tự học của học
sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Để hiểu khái niệm phủ định là gì, GV yêu cầu hs trả lời nhanh các câu hỏi sau: - GV: Để xây dựng một cây cầu mới vững chắc hơn tại vị trí một cây cầu cũ hiện nay, trước tiên người ta phải làm gì? - GV: Để xây dựng một toà nhà hiện đại trên vị trí của một khu nhà ổ chuột ở ngoại ô hiện nay, trước tiên người ta phải làm gì? - GV: Để trồng một cây xanh mới vào vị trí một cây đang bị sâu bệnh, trước tiên người ta phải làm gì? - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, phân tích: Việc xoá bỏ sự tồn tại của một sự vật, hiện tượng nào đó gọi là phủ định. CH: Vậy, phủ định là gì? - GV: ĐVĐ: Có hai quan niệm cơ bản về phủ định là PĐBC và PĐSH? Vậy, PĐBC và PĐSH là gì? | 1. Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. - Phủ định là xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng nào đó. a. Phủ định siêu hình. Là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. b. Phủ định biện chứng. Là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng |
- GV gọi 1 HS khái niệm PĐSH và PĐBC và yêu cầu HS lấy ví dụ. - Tổ chức thảo luận lớp tình huống sau: Cô giáo trao cho hai bạn An và Nam mỗi người một hạt táo và yêu cầu hai bạn hãy xoá bỏ sự tồn tại (phủ định) của những hạt táo đó. Thực hiện yêu cầu của cô giáo, An đập vỡ hạt táo còn Nam gieo hạt táo của mình xuống đất (trong điều kiện bình thường). - Từ tình huống đó, GV đưa ra các câu hỏi sau. - GV: Theo em những hạt táo đó có bị phủ định hay không? - GV: Cách phủ định hạt táo An và Nam áp dụng khác nhau ở chỗ nào? Theo em quan niệm về phủ định của hai bạn ấy có khác nhau không? - GV: Trong hai cách đó, cách nào xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của hạt táo? Hạt táo của bạn nào có thể mọc thành một cây táo mới? - HS: Nghiên cứu tình huống, tiến hành thảo luận và trả lời các câu hỏi. - GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích Hạt táo của An bị đạp vỡ, bị xoá bỏ do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, đây là xoá bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của cây táo. Còn hạt táo Nam khi gieo xuống đất mọc thành cây táo mới, do đó | cũ để phát triển sự vật hiện tượng mới.
|
hạt táo của Nam bị xoá bỏ do chính bản thân hạt táo đó. Về mặt Triết học Phủ định mà An áp dụng được gọi là phủ định siêu hình. Còn phủ định mà Nam áp dụng được gọi là phủ định biện chứng. CH: Vậy, thế nào là PĐBC? Thế nào là PĐSH? Em hãy lấy ví dụ về việc làm gây gại cho môi trường để chứng minh cho phủ định siêu hình? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa |
Hoạt động 2: Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng
a) Mục tiêu:
- HS nêu được đặc điểm của phủ định biện chứng.
- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL tự học của học
sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 2 nhóm, thời gian thảo luận. + GV đặt câu hỏi cho từng nhóm. - Nhóm 1:Đặc điểm của PĐBC là gì? Cho ví dụ minh hoạ? - Nhóm 2:Sự khác nhau của phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. - VD:- Ví dụ: Trong sinh vật, các giống loài mới xuất hiện phủ định các giống loài cũ là kết quả của quá trình đấu tranh giữa di truyền và biến dị trong bản thân sinh vật tạo ra. - Ví dụ 1: Trong sinh vật, các giống loài ở thế hệ con cái phát triển có kế thừa gen di truyền của thế hệ bố mẹ, đồng thời gạt bỏ những yếu tố không còn phù hợp với hoàn cảnh mới. - Ví dụ 2: Chủ nghĩa xã hội cũng kế thừa toàn bộ những thành quả của sự tiến bộ xã hội đã đạt được trong xã hội tư bản chủ nghĩa, trên cơ sở chọn lọc, cải biến cho phù hợp với những nguyên tắc của CNXH. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ | * Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản: - Đặc điểm: + Tính khách quan: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng, đó là kết quả của quá trình giải quyết mâu thuẫn của bản thân sự vật, hiện tượng. + Tính kế thừa: phủ định biện chứng chỉ gạt bỏ những yếu tố tiêu cực, lỗi thời của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu tố tích cực còn thích hợp để phát triển cái mới, đảm bảo cho các sự vật, hiện tượng phát triển liên tục. * Sự khác nhau của phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố kiến thức về khái niệm phủ định, phủ địnhbiện chứng,
phủ định siêu hình và đặc điểm của phủ định biện chứng.
- Rèn luyện năng lực tự học, NL hợp tác của học sinh.
b) Nội dung:
- Bài tập: Em hãy hoàn thành bảng sau:
Nội dung | PĐSH | PĐBC |
Khái niệm |
|
|
Nguyên nhân |
|
|
Đặc điểm |
|
|
- GV tổ chức cho Hs làm bài tập theo nhóm (4. 6hs)
- Hs làm bài tập:
- GV gọi bất kỳ Hs nào trong nhóm báo cáo kết quả làm bài
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất đáp án.
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
1) Gv yêu cầu:
a) Tự liên hệ:
- Hằng ngày trong học tập, lao động em vận dụng mối quan hệ phủ định biện
chứng như thế nào?
b) Nhận diện xung quanh:
Nhận xét của em về việc áp dụng quy luật phủ định của phủ định trong học tập của
một số bạn trong trường, trong lớp mà em biết.
c) GV định hướng học sinh.
Trong quá trình học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống để đạt được mục
tiêu đề ra đòi hỏi mỗi người phải hiểu và vận dụng quy luật vào cuộc sống.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Hs sưu tầm một số ví dụ về thành công trong trong học tập do vận dụng đúng quy
luật.
.....................................................................................................................................
.....................
Bài 6: KHUYNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT VÀ HIỆN TƯỢNG
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Biết được phát triển là khuynh hướng chung của sự vật và hiện tượng.
- Liệt kê đựơc sự khác nhau giữa phủ định BC với phủ định siêu hình, mô tả được
hình “xoắn ốc” của sự phát triển
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được thế nào là phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển
kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
- Rèn luyện năng lực phân tích, tư duy, liên hệ thực tiễn
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu ví dụ của
Ph.Ăng- ghen trang36 SGK(từ dòng 15 đến dòng 21) và trả lời các câu hỏi trong
SGK trang36.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Phủ định của phủ định.
a) Mục tiêu:
- HS nêu được khái niệm phủ định của phủ định.
- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL tự học của học
sinh.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt ra câu hỏi cho cả lớp thảo luận. - Em hãy xác định phủ định lần 1, lần 2 và các lần tiếp theo trong ví dụ về Sự thay thế của 5chế độ trong lịch sử? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | 2. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng a. Phủ định của phủ định. - Trong quá trình vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, cái mới xuất hiện phủ định cái cũ, rồi nó lại bị cái mới hơn phủ định. Triết học đó là sự phủ định của phủ định.
|
Hoạt động2: Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng
* Mục tiêu:
- HS hiểu được khuynh hướng phát triển tất yếu của sự vật và hiện tượng..
- Rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tư duy trìu tượng và NL tự học của học
sinh.
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt ra câu hỏi cho cả lớp thảo luận. - GV đưa ra ví dụ, HS phân tích và rút ra kết luận VD: Sự thay thế của 5chế độ trong lịch sử? Em có nhận xét gì về trình độ xã hội sau so với xã hội trước. - KL: Theo quy luật tiến hóa của lịch sử xã hội loài người, xã hội ra đời sau bao giờ cũng tiến bộ hơn và có sự kế thừa ở xã hội ra đời trước nó. - GV: Liệt kê các ý kiến, cho hs nhận xét và tổng kết. + Cái mới hơn ra đời tiến bộ hơn, phát triển hơn cả về lượng và chất. Như vậy sự phủ định biện chứng diễn ra liên tục tạo ra khuynh hướng tất yếu của sự phát triển, cái mới luôn xuất hiện thay thế cái cũ. Khuynh hướng sự phát triển là luôn vươn tới cái mới. + Khuynh hướng sự phát triển theo đường xoáy trôn ốc. - GV: Học xong bài này, em rút ra bài học gì cho bản thân? | b. Khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng. - Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng là vận động đi lên, cái mới ra đời kế thừa và thay thế cái cũ nhưng ở trình độ ngày càng cao hơn, hoàn thiện hơn. - Sự ra đời của cái mới không đơn giản, dễ dàng mà quanh co, phức tạp. c. Bài học: - Nhận thức cái mới, ủng hộ và làm theo cái mới. - Tôn trọng quá khứ, truyền thống. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | - Tránh bảo thủ, trì trệ và phủ định sạch trơn. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để củng cố những gì học sinh đã biết về khái niệm phát triển kinh tế, ý
nghĩa của phát triển kinh tế.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, liên hệ thực tiễn.
b) Nội dung:
- GV hướng dẫn cho HS làm bài tập: Bằng kiến thức đã học qua bài, hãy giải thích
những ví dụ sau và rút ra bài học gì cho bản thân?
1- Con gà phủ định quả trứng.
2- Cây mạ non phủ định hạt thóc
3- Xã hội TBCN phủ định xã hội Phong kiến.
4. Trình độ nhận thức của HS lớp 10 phủ định trình độ nhận thức HS lớp 9.
- GV: Bằng kiến thức đã học qua bài, hãy giải thích những ví dụ sau và rút ra bài
học gì cho bản thân?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
1) Gv yêu cầu:
a/ Tự liên hệ:
- Hằng ngày trong học tập, lao động em vận dụng mối quan hệ phủ định biện
chứng như thế nào?
b/ Nhận diện xung quanh:
Nhận xét của em về việc áp dụng quy luật phủ định của phủ định trong học tập của
một số bạn trong trường, trong lớp mà em biết.
c/ GV định hướng học sinh.
Trong quá trình học tập và rèn luyện cũng như trong cuộc sống để đạt được mục
tiêu đề ra đòi hỏi mỗi người phải hiểu và vận dụng quy luật vào cuộc sống.
2) Học sinh chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....................................................................................................................................
.....................
Bài 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Hiểu rõ thực tiễn là gì? Các hình thức cơ bản của thực tiễn.
- Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức.
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10;
Chuẩn bị đồ dùng trực quan, một số bảng về các quan điểm về nhận thức, bảng so
sánh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ổ to, bút dạ và phiếu học tập.
Sử dụng máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh tích cực tìm hiểu thế nào là nhận thức
- Rèn luyện năng lực nhận thức vấn đề thực thực tiễn
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Gv định hướng: Ở bài đầu tiên trong chương
trình GDCD10 chúng ta đã biết vấn đề cơ bản của triết học, chúng ta biết rằng nội
dung vấn đề cơ bản của Triết học gồm có 2 mặt, em nào có thể nhắc lại hai mặt đó,
và cho biết nội dung được đề cập tới mặt thứ hai của vấn đề cơ bản đó là gì?
- Gv cho học sinh xem một số tranh ảnh và trình chiếu những hoạt động của con
người như: trồng trọt, chăn nuôi...
- Gv nêu câu hỏi:
1, Em hãy cho biết mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của Triết học đó là gì?
2, Em có nhận xét gì về cách nhận thức về mặt thứ hai đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
Con người ta luôn có những mong muốn tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh
và khám phá chính mình. Nhưng muốn làm được điều đó phải xuất phát từ thực
tiễn mới giúp con người có khả năng nhận thức được bản chất của sự vật hiện
tượng. Tục ngữ có câu “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Nghiên cứu rõ vấn
đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Quan điểm về nhận thức
a) Mục tiêu:
- HS hiểu được các quan điểm khác nhau về nhận thức.
- Rèn luyện NL tự nhận thức về cái đúng cái sai
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV sử dụng những ví dụ phần bài cũ, yêu cầu HS động não phát biểu. GV: Theo em kết quả nhận thức có được là do đâu? - GV giới thiệu bảng nêu các quan điểm về nhận thức (Duy tâm, biện chứng trước Mác và triết học duy vật biện chứng) GV: Sự khác nhau giữa các quan điểm này là gì? Theo em quan điểm nào đúng? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. | 1. Thế nào là nhận thức. a. Quan điểm về nhận thức: - Triết học Duy tâm: Nhận thức là do bẩm sinh hoặc do thần linh mách bảo. - Triết học trước Mác: Nhận thức chỉ là sự phản ánh đơn giản, máy móc, thụ động về sự vật hiện tượng. - Triết học Duy vật biện chứng: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn, là quá trình nhận thức cái tất yếu, diễn ra rất phức tạp, gồm 2 giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. |
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa |
|
Hoạt động 2: Hai giai đoạn của quá trình nhận thức
a) Mục tiêu:
- HS phân biệt được và hiểu rõ mối quan hệ của 2 giai đoạn nhận thức.
- Rèn luyện NL nhận thức, giao tiếp và giải quyết vấn đề cho học sinh
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 1: Tìm hiểu thế nào là nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính. + GV trình chiếu cho các nhóm HS quan sát với 1 số vật cụ thể như: quả cam, thanh sắt... - > yêu cầu mô tả hình dáng, màu sắc, kích thước của vật. + HS phát biểu, GV ghi nhanh những dặc điểm của vật lên góc bảng. + GV thu lại những vật đã cho HS quan sát, yêu cầu HS từ những đặc điểm của vật đã quan sát hãy so sánh và nêu nhận xét về các vật đó. | b) Hai giai đoạn của quá trình nhận thức * Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác đối với sự vật, hiện tượng. Đem lại cho con người hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | => Là giai đoạn nhận thức trực tiếp. + Ưu điểm: Độ tin cậy cao + Nhược điểm: Kết quả nhận thức chưa sâu sắc, chưa toàn diện. * Nhận thức lý tính: Là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên các tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá…tìm ra bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng => là giai đoạn nhận thức gián tiếp. + Ưu điểm: Kết quả nhận thức sâu sắc, toàn diện. + Nhược điểm: nếu không dựa trên nhận thức cảm tính chính xác thì độ tin cậy không cao.
|
Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
a) Mục tiêu: HS hiểu rõ khái niệm thế nào là nhận thức.
b) Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS từ nghiên cứu nội dung mục a, mục b rút ra khái niệm. Câu hỏi: GV: Để có nhận thức cần có các yếu tố nào? * Các yếu tố: - Sự vật, hiện tượng trong TGKQ. - Các cơ quan cảm giác. - Hoạt động của bộ não. GV: Nhận thức là gì? - HS đàm luận, phát biểu. - GV nhận xét, bổ sung và kết luận Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | * Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính: - Giai đoạn nhận thức cảm tính làm cơ sở cho nhận thức lý tính. - Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức cao hơn, phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng sâu sắc và toàn diện hơn. c) Nhận thức là gì? * Khái niệm: Nhận thức là quá trình phản ánh sự vật, hiện tượng của TGKQ vào bộ óc con người, để tạo nên những hiểu biết về chúng.
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để củng cố những gì học sinh đã biết về khái niệm phát triển kinh tế, ý
nghĩa của phát triển kinh tế.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, liên hệ thực tiễn.
b) Nội dung: HS đọc phần tư liệu tham khảo 2-sgk trang 43
GV: Qua bài em rút ra bài học gì cho bản thân?
Bác Hồ: “Thực tiễn không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng; lý luận mà
không có thực tiễn thì là lý luận suông.”
Gv hướng dẫn các nhóm thảo luận
Gv gọi đại diện các nhóm trình báy ý kiến cá nhân.
Gv gọi hs nhóm khác bổ sung, góp ý
Gv nhận xét và rút ra kết luận
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
* Kết luận:
- Nhận thức đi từ cảm tính đến lý tính là một bước chuyển về chất trong quá trình
nhận thức.
=> Nhờ đó con người hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng và từng bước cải tạo
thế giới khách quan
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
Cho HS đọc và trả lời tình huống số 1 và số 6- Tài liệu Thực hành GDCD 10 tr
36, 39.
- GV sử dụng phiếu học tập cho HS trả lời câu hỏi và làm bài tập trắc nghiệm để
củng cố kiến thức.
Câu 1: Trong các ví dụ sau đây hãy chọn ra ví dụ về hình thức vận động xã hội:
A. Sự trao đổi chất trong cơ thể B. Cây cối vươn ra ánh
sáng.
C. Sự thay đổi nhà nước từ Phong kiến lên Tư bản D. Trái đất quay.
Câu 2: Cơ sở của sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
A. Thế giới vật chất tồn tại khách quan B. Tài liệu cảm tính có thể tin cậy
và phong phú
C. Thực tiễn xã hội D. Tính năng động chủ quan của
con người.
Câu 3: Những việc làm nào sau đây không vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa
thực tiễn và nhận thức.
A. Thực hành sử dụng máy vi tính B. Tham quan bảo tàng lịch sử
C. Hoạt động mê tín, dị đoan D. Giúp đỡ gia đình thương binh,
liệt sĩ.
Câu 4: Con người đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống là:
A. Nhờ quan sát thời tiết B. Nhờ thần linh mách bảo
C. Nhờ thực tiễn lao động, sản xuất D. Nhờ các mối quan hệ trong cuộc
sống..
Câu 5: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có ......, mang tính lịch sử -
xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
A. Tính chất B. Mục đích C. Ý thức D. Ý nghĩa.
Câu 6: Hoạt động thực tiễn được chia làm mấy hình thức cơ bản:
A. Hai hình thức B. Ba hình thức C. Bốn hình thức D. Năm hình
thức
Câu 7: vai trò của thực tiễn đối với nhận thức được thể hiện ở mấy nội dung:
A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....................................................................................................................................
.....................
Bài 7: THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Thực tiễn là gì? Các hình thức của thực tiễn.
- Thực tiễn có vai trò như thế nào đối với nhận thức
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
SGK, SGV, tài liệu Câu hỏi và BT GDCD 10;
Chuẩn bị đồ dùng trực quan, một số bảng về các quan điểm về nhận thức, bảng so
sánh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ổ to, bút dạ và phiếu học tập.
Sử dụng máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Rèn luyện năng lực nhận thức vấn đề thực thực tiễn
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv nêu câu hỏi: GV yêu cầu các nhóm đọc đoạn ca dao và thảo luận để trả lời
các câu hỏi sau:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.
- GV đặt câu hỏi cho học sinh trả lời:
1, Vì sao người nông dân nói trên phải quan sát thế giới xung quanh mình?
2, Việc quan sát các sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh như:Trời, đất,
mây, mưa, nắng, ngày, đêm, …đem lại cho họ điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Thực tiễn là gì?
a) Mục tiêu:
- HS hiểu rõ khái niệm thực tiễn, phân biệt được với thực tế.
- Hs vận dụng được những nội dung đã học để liên hệ với thực tiễn
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS nghiên cứu tài liệu, liên hệ thực tiễn đàm luận Câu hỏi: Thực tiễn là gì? Thực tiễn biểu hiện bằng các hình thức hoạt động nào? Trong các hoạt động đó, hoạt động nào giữ vai trò quan trọng nhất? Vì sao? Phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm thực tiễn và thực tế? - HS nghiên cứu tài liệu, liên hệ phát biểu. - GV gợi ý khuyến khích HS trả lời, phân tích thêm và kết luận. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | 2. Thực tiễn là gì? *Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. * Các hình thức biểu hiện: - Hoạt động sản xuất vật chất. - Hoạt động chính trị - xã hội - Hoạt động thực nghiệm khoa học. => 3 hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản chất.
|
Hoạt động 2: Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
a) Mục tiêu:
- Học sinh hiểu rõ vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức
- Từ đó rút ra được bài học cho bản thân.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu thảo luận nhóm tìm hiểu vai trò của thực tiễn. Nhóm 1: Tại sao nói thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Cho ví dụ? Ví dụ: - Sự ra đời của các khoa học - Dự báo thời tiết. - Các câu tục ngữ… Nhóm 2: Tại sao nói thực tiễn là động lực của nhận thức. Cho ví dụ? Ví dụ: - Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. - Trong sản xuất… - Trong học tập… Nhóm 3: Tại sao nói thực tiễn là mục đích của nhận thức. Cho ví dụ? Ví dụ: Ứng dụng các phát minh khoa học: công nghệ điện tử, công nghệ sinh học… | 3. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. a) Thực tiễn là cơ sở của nhận thức - Vì: Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ tiếp xúc của các cơ quan cảm giác và hoạt động của bộ não, con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất các sự vật, hiện tượng.
b) Thực tiễn là động lực của nhận thức. - Vì: Trong hoạt động động thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, |
Nhóm 4: Tại sao nói thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Cho ví dụ? Ví dụ:- Chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do. - Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí - HS: Các nhóm học sinh thảo luận, chuẩn bị nội dung ra phiếu học tập, đại diện các nhóm trình bày. - GV: Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung, kết luận Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | nhiệm vụ cho nhận thức phát triển. c) Thực tiễn là mục đích của nhận thức. - Vì: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được ứng dụng trong hoạt động thực tiễn tạo ra của cải cho xã hội. d) Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. - Vì: Chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó. * Bài học: Học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để củng cố những gì học sinh đã biết về khái niệm phát triển kinh tế, ý
nghĩa của phát triển kinh tế.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, liên hệ thực tiễn.
b) Nội dung:
- Cho HS đọc phần tư liệu tham khảo 2- sgk trang 43.
- Cho học sinh rút ra bài học
Vậy: Thực tiễn không những là cơ sở, là động lực, là mục đích của nhận thức mà
còn tiêu chuẩn của chân lý.
GV: Qua bài em rút ra bài học gì cho bản thân?
Bác Hồ: “Thực tiễn không có lý luận soi đường là thực tiễn mù quáng; lý luận mà
không có thực tiễn thì là lý luận suông.”
Gv hướng dẫn các nhóm thảo luận
Gv gọi đại diện các nhóm trình báy ý kiến cá nhân.
Gv gọi hs nhóm khác bổ sung, góp ý
Gv nhận xét và rút ra kết luận
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới, nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
Cho HS đọc và trả lời tình huống số 1 và số 6- Tài liệu Thực hành GDCD 10 tr
36, 39.
- GV sử dụng phiếu học tập cho HS trả lời câu hỏi và làm bài tập trắc nghiệm để
củng cố kiến thức.
Câu 1: Trong các ví dụ sau đây hãy chọn ra ví dụ về hình thức vận động xã hội:
A. Sự trao đổi chất trong cơ thể B. Cây cối vươn ra ánh sáng.
C. Sự thay đổi nhà nước từ Phong kiến lên Tư bản D. Trái đất quay.
Câu 2: Cơ sở của sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
A. Thế giới vật chất tồn tại khách quan
B. Tài liệu cảm tính có thể tin cậy và phong phú
C. Thực tiễn xã hội
D. Tính năng động chủ quan của con người.
Câu 3: Những việc làm nào sau đây không vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa
thực tiễn và nhận thức.
A. Thực hành sử dụng máy vi tính B. Tham quan bảo tàng lịch sử
C. Hoạt động mê tín, dị đoan D. Giúp đỡ gia đình thương binh,
liệt sĩ.
Câu 4: Con người đúc rút kinh nghiệm trong cuộc sống là:
A. Nhờ quan sát thời tiết B. Nhờ thần linh mách bảo
C. Nhờ thực tiễn lao động, sản xuất D. Nhờ các mối quan hệ trong cuộc
sống..
Câu 5: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có ......, mang tính lịch sử -
xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
A. Tính chất B. Mục đích C. Ý thức D. Ý nghĩa.
Câu 6: Hoạt động thực tiễn được chia làm mấy hình thức cơ bản:
A. Hai hình thức B. Ba hình thức C. Bốn hình thức D. Năm hình
thức
Câu 7: vai trò của thực tiễn đối với nhận thức được thể hiện ở mấy nội dung:
A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....................................................................................................................................
.....................
BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ LÀ MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN CỦA XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Hiểu rõ nguồn gốc của con người, sự hình thành và phát triển của xã hội loài
nguời.
- Con người có khả năng sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần
- Con người là động lực chính đưa đến thành công của các cuộc cách mạng xã hội
- Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK lớp 10, Sách giáo viên lớp 10
- Máy tính, máy chiếu, phần mềm MS.PowerPoint, Giấy khổ to, bút bảng
- Tranh ảnh, tranh ảnh tư liệu liên quan đến nội dung bài học
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Kích thích HS tự tìm hiểu về con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát
triển của xã hội.
- Rèn luyện năng lực tư duy, động não cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Qua thực tế cuộc sống và hiểu biết của mình các em biết gì về tổ tiên của loài
người?
Em có tin vào câu chuyện “Con Rồng Cháu Tiên” không?
Theo em con người có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội ngày
nay?
Để hiểu rõ hơn những vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài 9: “Con người là chủ
thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận lớp để tìm hiểu vai trò con người tự sáng tạo ra lịch sử
của mình.
a) Mục tiêu:
- HS nhận thức được chính con người tạo ra lịch sử của mình.
- Rèn luyện năng lực tư duy cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Thảo luận lớp về vai trò của công cụ lao động đối với sự phát triển của lịch sử. - GV nêu câu hỏi cho HS: Người tối cổ, người tinh khôn đã chế tạo những loại công cụ lao động nào? Chúng có đặc điểm gì khác nhau? - HS thảo luận lớp. | 1. Con người là chủ thể của lịch sử a. Con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình + Lịch sử loài người được hình thành khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động và sử dụng công cụ lao động, con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới loài vật chuyển sang thế giới loài người |
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ. - GV nêu tiếp câu hỏi: Em hãy chỉ ra điểm khác nhau căn bản giữa con người và con vật? - HS trả lời - GV bổ sung và kết luận: Con người khác con vật cơ bản nhất ở chỗ: con vật không có khả năng chế tạo ra công cụ lao động, con người có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động - GV cho học sinh quan sát hình ảnh công cụ lao động của người nông dân, người thợ mộc, người thợ may… Những công cụ lao động đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời và phát triển của lịch sử xã hội? - HS trả lời. - GV bổ sung và kết luận: Nếu không chế tạo ra công cụ lao động và sử dụng nó thì sẽ không có con người và lịch sử loài người. Vì khi đó con người vẫn sống hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên | và lịch sử xã hội loài người cũng bắt đầu. + Công cụ lao động được cải tiến, làm cho lao động phát triển, kéo theo thương mại, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật…. cũng ra đời và phát triển. Từ đó hình thành các dân tộc, quốc gia.
|
- GV hỏi Vậy con người và lịch sử xã hội loài người xuất hiện khi nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa |
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm tìm hiểu con người là chủ thể sáng tạo nên các giá
trị vật chất và tinh thần của xã hội.
a) Mục tiêu:
- HS hiểu được chính con người sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của
xã hội.
- Rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn
đề cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm về vai trò của con người trong việc sang tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Nhóm 1: Vì sao nói con người là chủ nhân các giá trị vật chất của xã hội? Hãy nêu một vài ví dụ để chứng minh? Nhóm 2: Tại sao nói con người là chủ thể sang tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội? Hãy nêu vài ví dụ chứng minh? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Các nhóm thảo luận thời gian 5 phút. - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa | b. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội + Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng chỉ có ở con người. - Con người: Sáng tạo ra công cụ lao động Sử dụng công cụ lao động Mục đích: Nuôi sống mình và nuôi sống xã hội. Qua quá trình lao động tư duy của con người phát triển. + Con người còn sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội. - Đời sống sinh hoạt. - Đời sống lao động. - Đời sống đấu tranh xã hội và tự nhiên. Nội dung: Phản ánh cuộc sống Chủ thể sáng tạo: Con người Đối tượng phục vụ: Con người. c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội - Xuất phát: nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp. - Động lực: Đấu tranh không ngừng để cải tạo xã hội. - Đỉnh cao: Cách mạng xã hội |
- Mục đích: Thay đổi quan hệ SX lỗi thời bằng quan hệ SX tiến bộ, XH cũ bằng xã hội mới. - Lực lượng thực hiện: Con người Kết luận: Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội. Mọi sự biến đổi của xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để củng cố những gì học sinh đã biết về khái niệm phát triển kinh tế, ý
nghĩa của phát triển kinh tế.
- Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích, liên hệ thực tiễn.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập:
- HS làm bài tập, trả lời, nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.
- GV chính xác hóa đáp án:
Câu 1: Có ý kiến cho rằng lịch sử loài người bắt đầu khi con người biết ăn chín
uống sôi. Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
Câu 2: Những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội do ai sáng tạo ra? Nhằm mục
đích gì?
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
Đáp án:
Câu 1: Không chính xác. Vì lịch sử loài người hình thành khi con người biết chế
tạo và sử dụng công cụ lao động
Câu 2: Do con người sáng tạo, để nhằm đảm bảo cho xã hội không ngừng tồn tại
và phát triển
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới- nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc
nhóm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý và phát triển bản thân.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
1. GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ:
- Nêu những việc làm hằng ngày mà bản thân mong muốn tạo nên những giá trị
vật chất và tinh thần để có một cuộc sống tốt đẹp.
- Nêu cách khắc phục những việc làm chưa tốt.
b. Nhận diện xung quanh:
Hãy nêu nhận xét của em về các chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển
con người ở địa phương?
Nêu những gương vượt khó khăn trong lớp và một số người khác mà em biết vươn
lên làm chủ cuộc sống?
c. GV định hướng HS
- HS đồng tình và tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ phát triển của con
người, của đất nước, của nhân loại.
- HS làm bài tập 3 trong SGK trang 60.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- HS sưu tầm một số ví dụ về các giá trị vật chất và tinh thần.
- HS lấy dẫn chứng trong lịch sử thực tiễn cách mạng nước ta hoặc địa phương.
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nguồn gốc con người, và chiến lược phát triển
con người
.....................................................................................................................................
.....................
BÀI 9: CON NGƯỜI LÀ CHỦ THỂ CỦA LỊCH SỬ LÀ MỤC TIÊU PHÁT
TRIỂN CỦA XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội
2. Năng lực
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV GDCD lớp 10, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Các câu chuyện liên quan đến kiến thức triết học.
- Máy chiếu và các phương tiện khác.
- Giấy khổ to, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Kích thích HS tự tìm hiểu về con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát
triển của xã hội.
- Rèn luyện năng lực tư duy, động não cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Qua thực tế cuộc sống và hiểu biết của mình các em biết gì về tổ tiên của loài
người?
Em có tin vào câu chuyện “Con Rồng Cháu Tiên” không?
Theo em con người có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội ngày
nay?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới:
Hoạt động hình thành kiến thức.
Để hiểu rõ hơn những vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài 9: “Con người là chủ
thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Thảo luận lớp tìm hiểu con người là mục tiêu của sự phát triển của
xã hội.
a) Mục tiêu:
- HS hiểu được con người là mục tiêu phát triển xã hội, mục tiêu của chủ nghĩa xã
hội nói chung và xã hội ta nói riêng là nhằm phát triển toàn diện con người.
- Rèn luyện năng lực tư duy nhận thức cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho lớp thảo luận câu hỏi: Em hãy cho biết những nhu cầu của bản thân mà em mong muốn gia đình và xã hội đem lại? - Em mong muốn được sống trong một xã hội như thế nào? - Vấn đề chung hiện nay mà nhân loại quan tâm hiện nay là gì? | 2. Con nguời là mục tiêu của sự phát triển xã hội a. Vì sao con người là mục tiêu phát triển của xã hội - Từ khi xuất hiện đến nay, con người luôn khao khát được sống sống tự do hạnh phúc. Trong thực tế vẫn tồn tại những bất công, bất |
- Chúng ta cần có biện pháp như thế nào để khắc phục tình trạng đó? - HS đọc truyện “An- pho- net Nô- ben, một nhà khoa học vì con người” (trang 58- 59 SGK, NXB Giáo dục 2008). Em có suy nghĩ gì khi đọc truyện này? - Theo em, vì sao nói con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa GV kết luận: VD: Đan San đi bắt nữ thần mặt trời Trong thực tế vẫn tồn tại nhiều bất công bất bình đẳng VD: Trong XHTB quần chúng lao động vẫn phải chịu nhiều tầng áp bức bóc lột Hiện nay, trong thực tế vẫn còn nhiều yếu tố khác đe doạ tự do hạnh phúc và cả tính mạng con người VD: + tình trạng ô nhiễm môi trường | bình đẳng và những yếu tố khác đe doạn tự do hạnh phúc và cả tính mạng con người. - Con người cần phải đấu tranh không ngừng vì tự do hạnh phúc của bản thân, mọi chính sách hành động của các và cộng đồng quốc gia, dân tộc. - Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải tôn trọng, cần phải bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của xã. Bởi mục đích của mọi sự tiến bộ xã hội suy đến cùng là vì hạnh phúc của con người.
|
+ mức sống kém + thất nghiệp ngày càng nhiều |
Hoạt động 2: Con nguời là mục tiêu của sự phát triển xã hội
a) Mục tiêu:
- HS hiểu được xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bẳng
dân chủ, văn minh”.
- Mục tiêu của xã họi chúng ta là nhằm phát triển toàn diện con người.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của
GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi: Lịch sử loài người trải qua những chế độ xã hội nào? Nêu các đặc trưng cơ bản của các xã hội đó? - Từ đặc trưng trên, em thấy xã hội nào là ưu việt nhất, vì con người? - GV giảng giải cho HS hiểu lịch sử loài người đã trải qua 5 chế độ xã hội, tuy nhiên trong các | b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người - XH loài người đã trải qua 5 chế độ xã hội, nhưng chỉ có xã hội xã hội chủ nghĩa mới thực sự coi trọng con người là động lực, mục tiêu phát triển xã hội. |
chế độ xã hội như CHNL, PK, TBCN con người vẫn bị áp bức bóc lột, vẫn tồn tại bất công. Chỉ có xã hội xã hội chủ nghĩa mới thực sự coi trọng con người là động lực, mục tiêu phát triển xã hội. - CNTB tuy phát triển vượt bậc về kinh tế, khoa học kỹ thuật… nhưng vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn gay gắt không thể giải quyết được. VD: + chạy đua vũ trang + khủng bố bạo loạn + sản xuất vũ khí hạt nhân … Con người luôn đấu tranh vươn tới xã hội công bằng, tốt đẹp hơn có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, đó chính là chủ nghĩa xã hội. - Theo em con người đang hướng tới xây dựng một xã hội như thế nào? GV KL con người luôn hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện bản thân. Xã ấy chỉ có thể là XHCN - GV đưa ra những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội + Cơ sở vật chất- kĩ thuật của CNXH là nền sản xuất công nghiệp hiện đại | - Xây dựng một xã hội theo mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bẳng dân chủ, văn minh”, mọi người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân là mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
|
+ XHXHCN đã xoá bỏ chế độ TBCN, thiết lập chế độ công hữư về tư liệu sản xuất chủ yếu + XHXHCN tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới + XHXHCN thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động + Nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân + XHXHCN là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo điều kiện con người phát triển toàn diện. - Em hãy kể những chính sách của Đảng và Nhà nước ta thể hiện sự quan tâm của con nguời? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa + Chính sách xoá đói giảm nghèo + Chính sách xã hội như: phòng chống tệ nạn xã hôi, tiêm chủng cho tre em, thành lập trung tâm bảo trợ xã hội, đền ơn đáp nghĩa… | |
+ Chính sách phổ cập giáo dục … Những chính sách trên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới sự phát triển của con người *Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo chủ đề “Bác Hồ với quan niệm về sự phát triển con người”. Cụ thể: Bác Hồ mong muốn và phấn đấu: “Sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. (Trích Chuyện kể về Bác Hồ, Nxb Văn học năm 2008, trang 16). |
*GV KL toàn bài
Từ thời mông muội con người đã đấu tranh kiên cường với tự nhiên, đấu tranh đòi
tự do hạnh phúc
Để tồn tại và phát triển con người không ngừng lao động sản xuất, tạo ra các giá
trị vật chất và tinh thần. Không ngừng làm biến đổi tự nhiên, xã hội và biến đổi
luôn cả bản thân mình
Xây dựng một chế độ xã hội không còn áp bức bóc lột, công bằng, dân chủ, văn
minh là mục tiêu cao cả của CNXH và cũng chỉ có CNXH mới biến ước mơ đó
thành sự thực.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu:
- Luyện tập để HS củng cố những kiến thức đã biết về vai trò con người là mục
tiêu phát triển xã hội, biết cách ứng xử phù hợp trong mọi tình huống giả định.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc
nhóm, năng lực giải quyết vấn để cho HS.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS làm bài tập:
- HS làm bài tập, trả lời, nhận xét đánh giá và thống nhất đáp án.
- GV chính xác hóa đáp án:
Bài tập 1: Hãy đánh dấu (x) vào cột “đúng”, “sai” trong bảng dưới đây:
Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, cho nên con người:
| Đúng | Sai |
a. Cần phải được tôn trọng |
|
|
b. Luôn đấu tranh để chống lại sự áp bức, bất công |
|
|
c. Không còn hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên |
|
|
d. Cần phải được đảm bảo các quyền chính đáng của mình |
|
|
e. Cần phải lao động có mục đích và không ngừng sáng tạo. |
|
|
c) Sản phẩm: HS làm các bài tập
d) Tổ chức thực hiện:
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống,
bối cảnh mới- nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc
nhóm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý và phát triển bản thân.
b) Nội dung: GV nêu yêu cầu:
1/ GV nêu yêu cầu:
a. Tự liên hệ: Em hãy lấy ví dụ để chứng minh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
ta đối với trẻ em mà em biết?
b. Nhận diện xung quanh: Hãy nêu nhận xét của em về các chính sách của Đảng và
Nhà nước để phát triển con người ở địa phương?
c. GV định hướng HS
- HS đồng tình và tích cực tham gia các hoạt động vì sự tiến bộ phát triển của con
người, của đất nước, của nhân loại.
- HS làm bài tập 3 trong SGK trang 60.
c) Sản phẩm: HS chủ động thực hiện các yêu cầu trên.
d) Tổ chức thực hiện:
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
.....................................................................................................................................
.....................
Tiết 16
THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG MA TÚY VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN TRONG
TRƯỜNG HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài ngoại khóa này, học sinh cần đạt được:
1. Về kiến thức
- Ma túy là gì? Chất gây nghiện là gì?
- Nguyên nhân, tác hại của việc lạm dụng ma túy và cách phòng chống.
- Cơ chế cai nghiện.
- Các qui định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong công tác phòng
chống ma túy và chất gây nghiện.
2. Về kỹ năng
- Phòng tránh ma túy và chất gây nghiện.
- Tổ chức và thực hiện các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy trong nhà
trường và cộng đồng.
3. Về thái độ
- Có ý thức và tinh thần trách nhiệm giáo dục phòng chống ma túy và chất gây
nghiện.
- Tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy
và chất gây nghiện trong nhà trường và cộng đồng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Tài liệu: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Viện chiến lược và chương trình giáo dục:
Tài liệu tập huấn giáo dục phòng chống ma tuý và chất gây nghiện trong trường
học, Hà Nội, 8/2007.
III. Nội dung tiết ngoại khóa
Chuyên đề: TÁC HẠI CỦA CÁC CHẤT MA TÚY VÀ CHẤT GÂY NGHIỆN
THƯỜNG GẶP
1. Ma túy là gì?
Ma túy là tên gọi chung chỉ những chất gây nghiện, chất hướng thần, là các chất
hóa học có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo khi xâm nhập cơ thể con người sẽ có
tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức, trí tuệ, chức năng sinh học của con người,
có khả năng gây nghiện, gây lệ thuộc về tâm lý và thể chất.
2. Đặc điểm chung của ma túy
Tất cả các ma túy đều gây nghiện, làm cho người nghiện bị lệ thuộc về tinh thần và
thể chất, khi thiếu thuốc hoặc ngừng sử dụng sẽ có biểu hiện của hội chứng cai
nghiện, làm cơ thể có những phản ứng bất lợi, thậm chí có thể bị đe dọa đến tính
mạng.
Tuy nhiên, có một số chất gây nghiện nhưng không bị coi là ma túy như: rượu, bia,
thuốc lá, thuốc lào, cà phê, chè (trà), coca cola…
3. Các chất ma túy và chất gây nghiện thường gặp
a. Các chất ma túy thường gặp
* Các chất tâm túy gây kích thích
Ở nhóm chất này, có nhiều chất ma túy thường gặp như: Cocain, Amphetamin và
các chất dẫn xuất, Methamphetamin, Ecstasy, Cây khát (Catha). Trong đó, về tác
hại, đáng lưu ý nhất là các chất sau:
- Cocain: được chiếc xuất từ lá cây coca, được trồng nhiều ở Nam Mỹ. Việc dùng
cocain nguyên chất cực kỳ tai hại. Nó tác động tới não trong vòng 15 giây, làm rối
loạn các tín hiệu điện của não, từ đó sinh ra trạng thái hoang tưởng, kích thích,
hưng phấn mạnh.
Người nghiện cocain bị di chứng rối loạn chức năng của cơ quan thần kinh, tiêu
hóa, hô hấp, tuần hoàn, dễ gây ảo giác, chóng mặt, liệt hô hấp và có thể dẫn đến tử
vong.
- Methamphetamin (dimethylphenethylamin hay còn được gọi tắt là Meth,
Speed) được tổng hợp từ amphetamin, mạnh hơn amphetamin và gấp 500 lần so
với thuốc phiện, có khả năng gây nghiện mạnh và tác động nhanh đến hệ thần kinh.
Tác hại khi sử dụng: người sử dụng dễ bị kích động gây tội ác tức thì, đồng thời
làm não thiếu tập trung và “đần” hẳn đi. Vài tháng sau, người nghiện bị sụt cân và
có nhu cầu tăng liều dùng, lúc đó nó trở thành tác nhân kích thích người nghiện đi
đến hành vi bạo lực vô cùng man rợ. Sử dụng lâu ngày thì tính mạng sẽ bị đe dọa,
dễ hôn mê, chết đột tử.
- Ecstasy (XTZ) cũng là loại gây nghiện cực mạnh, đang được sử dụng phổ biến.
- Cây khát (CATHA) là chất kích thích thần kinh cực mạnh. Lá khát thường
được sử dụng tươi bằng cách nhai sống. Những người nghiện nhai lá khát dễ không
làm chủ được bản thân, hành động quá khích, thậm chí điên khùng.
* Chất ma túy gây ảo giác
Cần sa: (thường gọi là bồ đà, còn gọi là cây gai dầu, cây lanh mèo, cây gai mèo,
cây đại ma…). Sản phẩm bất hợp pháp từ cây cần sa gồm 3 loại: thảo mộc cần sa,
nhựa cần sa và tinh dầu cần sa. Tác hại: gây kích thích, hoảng hốt, ảo giác, xơ gan,
liệt dương, vô sinh, sinh non.
* Các chất ma túy gây ức chế thần kinh
- Thuốc phiện: (còn gọi là cây anh túc, cây thẩu, cây á phiện, nha phiến, opium, ả
phù dung), có 3 dạng: thuốc phiện sống, thuốc phiện chín và sái thuốc phiện. Tác
hại khi sử dụng: người sử dụng thuốc phiện dễ mắc bệnh truyền nhiễm, viêm tắc
tĩnh mạch, dễ dẫn đến tàn tật, tử vong.
- Morphine: là hóa chất tự nhiên, được chiết xuất từ nhựa thuốc phiện, là hoạt
chất chính của thuốc phiện, thực chất là một loại thuốc trị bệnh, có tác dụng làm
giảm đau hoặc mất cảm giác đau khi bị chấn thương, sau khi phẫu thuật, hoặc ung
thư ở giai đoạn cuối, nhưng khi lạm dụng thì trở thành ma túy. Tác hại của
morphine: gây rối loạn tâm thần, ức chế hô hấp, dễ suy tim trụy mạch, mất tri giác,
hạ huyết áp, mất ngủ… Phụ nữ có thai sử dụng morphine thường đẻ non, trẻ sơ
sinh bị suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi, mất ngủ, nôn mửa, tiêu chảy.
- Heroin: (còn gọi là bạch phiến, hàng trắng, xì ke) được tổng hợp từ morphine,
có dạng bột hoặc cục, giá heroin đắt gấp hàng trăm lần so với giá thuốc phiện. Tác
hại: độc tính gấp 10 lần thuốc phiện, dễ gây ra ngộ độc, đột tử, rối loạn tâm thần,
hủy hoại thân thể…
- Barbiturat và các thuốc an thần (các chất ức chế hệ thần kinh): Barbiturat là
nhóm chất an thần chống co giật. Tác hại: người nghiện dễ bị mất trí nhớ, nói
ngọng, ảo giác, tổn thương hệ tuần hoàn, có khi bị ngộ độc và tử vong (khi sử dụng
liều cao). Các loại thuốc an thần là thuốc trị bệnh, nhưng khi lạm dụng thì trở
thành ma túy.
- Dolargan (còn có tên là Phetidin) là chất bột màu trắng thuộc vào nhóm các
chất ức chế hệ thần kinh, làm giảm đau, gây nghiện. Tác hại: khi đã nghiện, nếu
đói thuốc cũng gây bồn chồn, đổ mồ hôi, chuột rút, nôn mửa, mất ngủ, đau đớn.
- Seduxen: là một loại dược phẩm tổng hợp, thuộc nhóm chất ức chế hệ thần
kinh, là thuốc an thần gây ngủ. Thuốc này được kiểm soát chặt chẽ, chỉ được sử
dụng khi mất ngủ và phải có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Tác hại: nếu sử dụng
thường xuyên, lâu dài sẽ gây quen thuốc, ảnh hưởng xấu đến tim, gan, thận và rối
loạn thần kinh, sử dụng liều cao có thể gây tử vong.
b. Các chất gây nghiện thường gặp
- Caphêin: là một chất kích thích, làm tăng tốc việc tạo các xung lực thần kinh
bằng cách tăng cường hoạt động của bộ não. Với dạng tinh khiết nhất, caphêin
chứa các tinh thể có tạo vị đắng và được tìm thấy trong rất nhiều chất thông thường
như: cà phê, trà, bột ca cao, sôcôla. Tác hại: với liều lượng lớn (trung bình khoảng
8 cốc cà phê hay 600 mg caphêin), caphêin có thể làm đau đầu, bồn chồn, lo sợ và
thậm chí mê sảng. Với liều lượng rất lớn (từ 10.000 mg caphêin trở lên, tương
đương với 100 - 200 cốc trà hoặc cà phê), caphêin có thể làm tăng đường trong
máu và axít trong nước tiểu. Việc sử dụng thường xuyên caphêin với 600 mg một
ngày (hoặc 8 cốc cà phê uống liền) có thể gây ra chứng mất ngủ mãn tính, sự lo
lắng thường xuyên, trầm cảm và tình trạng rối loạn tiêu hóa, có thể làm cho tim
yếu đi và tăng nguy cơ gây ung thư.
- Nicotin: là hoạt chất của cây thuốc lá, là chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên.
Chất này kích thích hệ thần kinh, tuy không bị coi là ma túy nhưng khi nghiện sẽ
dễ bị ung thư phổi và viêm phế quản, đau dạ dày, nhăn da, trụy tim… Nếu đã
nghiện thì dễ dàng dẫn tới nghiện ma túy, trẻ em không được phép sử dụng.
4. Những tác hại chung của ma túy
a. Tác hại đối với cá nhân người nghiện
- Ảnh hưởng đến sức khỏe:
+ Dưới cái nhìn của y học, nghiện ma túy là một căn bệnh.
+ Những người nghiện ma túy thường bị rối loạn sinh lý (tiêu hóa, thần kinh, tuần
hoàn, hô hấp…).
+ Những người nghiện ma túy thường bị bệnh tim mạch, huyết áp; dễ mắc bệnh
gan và bệnh thận; thường mắc các bệnh thần kinh; bệnh mất trí nhớ.
+ Người nghiện ma túy hướng thần gây ảo giác có gốc amphétamines (đang được
gọi là hồng phiến hay ma túy điên) ngoài việc đột tử do quá liều còn thường bị
mục răng.
+ Những người nghiện ma túy có thể bị tai biến do tiêm chích, thường mắc bệnh
HIV/AIDS. Phần lớn những người bệnh AIDS, khoảng gần 70%, theo điều tra
nghiên cứu gần đây, là những người nghiện hút và chích ma túy. Tuy nhiên, ở
nhiều tỉnh của nước ta, có khoảng 80 - 90% người nhiễm HIV là người nghiện
chích ma tuý.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, hết tháng 6/2008, Việt Nam có 129.722 người nhiễm
HIV, 26.840 bệnh nhân AIDS và 39.664 bệnh nhân tử vong do AIDS. Ước tính và
dự báo nhiễm HIV/AIDS đến năm 2010 là 311.500 người, tỷ lệ AIDS là 112.227
người, chết vì AIDS lên đến 104.710 người.
+ Người nghiện ma túy thường mắc các bệnh kèm theo như ghẻ lở, hắc lào…
- Ảnh hưởng tới tâm lý: tinh thần luôn căng thẳng, ý chí, nghị lực bị thui chột.
- Ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của người nghiện: làm giảm sút nhân cách,
suy thoái về đạo đức cá nhân.
b. Ma túy ảnh hưởng tới gia đình
Tệ nạn nghiện ma túy đã làm tan vỡ hạnh phúc của hàng vạn gia đình.
c. Ma túy ảnh hưởng tới xã hội
- Ảnh hưởng xấu tới trật tự, an ninh xã hội: làm cho trật tự an toàn xã hội bị đe
dọa, làm phát sinh các tệ nạn như buôn lậu, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp, cướp giật,
tai nạn giao thông…; là một trong những nguyên nhân lan truyền HIV/AIDS.
- Ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của xã hội:
+ Tuổi nghiện thường bắt đầu từ độ tuổi tươi đẹp nhất làm được nhiều việc nhất
(15 - 35 tuổi), mất lực lượng lao động chính cho xã hội, hàng vạn người nghiện
sống bám vào xã hội.
+ Tệ nạn nghiện ma tuý gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước. Với trên 100.000
người nghiện hàng ngày dùng nhiều loại chất ma túy khác nhau có loại như hêroin:
100.000đồng/liều, có loại 30.000 đồng đến 70.000 đồng/liều, có người nghiện phải
dùng 3 lần 1 ngày, mỗi năm số người nghiện sẽ tiêu phí hết trên 2.000 tỷ đồng.
Ngân sách dành cho việc nuôi dưỡng chữa trị rất lớn. Ví dụ: Ở thành phố Hồ Chí
Minh, thống kê 4 năm (2004 đến 2007): tổng số người nghiện: 37.000 người, tổng
số trung tâm: 17 (31.000 người), chi ngân sách: 1800 tỷ đồng. 1800 tỷ/ 31.000
người ~= 60 triệu đồng/ người.
5. Tình hình lạm dụng ma túy, các chất gây nghiện và tội phạm ma túy ở nước
ta
Tình hình nghiện ma túy tính đến hết ngày 30/6/2008 cả nước có 169.000 người
nghiện có hồ sơ quản lý, giảm 8.975 người so với cuối năm 2007. Tội phạm ma túy
cũng rất phức tạp. Mặc dù các lực lượng chức năng đã đấu tranh, tấn công quyết
liệt nhưng tại các tuyến, địa bàn trọng điểm, hoạt động mua bán, vận chuyển ma
túy từ bên ngoài vào nước ta vẫn rất đáng lo ngại. Đặc biệt là tại các địa bàn thuộc
các tuyến Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc miền Trung, Tây Nam Bộ và trên tuyến biển.
Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt
và sử dụng vũ khí chống đối quyết liệt hơn. Hiện có 35/64 tỉnh, thành phố có tình
trạng trồng và tái trồng cây thuốc phiện, cây cần sa. Một số nơi có diễn biến phức
tạp như Lạng Sơn đã phát hiện và triệt phá trên 35.000 m2, tại Lai Châu diện tích
này là 19.300 m2.
KẾT LUẬN: Nếu bạn sử dụng ma túy:
- Bạn sẽ bị đuổi học, sẽ bị thất nghiệp.
- Bạn đã vi phạm pháp luật.
- Bạn sẽ đến với HIV - AIDS.
.....................................................................................................................................
......................................
Tiết 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Giúp học sinh hệ thống hoá lại kiến thức cơ bản trong chương trình học kỳ I.
- Học sinh nắm được kiến thức cơ bản.
- Vận dụng được kiến thức cơ bản vào thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên nêu đề cương ôn tập
- Gv khắc sâu kiến thức cho học sinh.
2. Chuẩn bị của học sinh
- HS làm đề cương ôn tập
- Học sinh nêu lên một số nội dung chưa rõ để cùng cả lớp trao đổi, giáo viên giải
đáp những vấn đề học sinh thắc mắc.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ôn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Tiến trình bài học
*Vấn đề 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
- Vai trò của TGQ và PPL của Triết học
- So sánh TGQDV và TGQDT, PPLBC và PPLSH
*Vấn đề 2: Sự vận động phát triển của thế giới vật chất.
- Thế giới vật chất luôn vận động
+ Cách thức vận động
+ Các hình thức vận động.
- Thế giới vật chất luôn phát triển. Khuynh hướng tất yếu của sự phát triển.
*Vấn đề 4: Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Thế nào là mâu thuẫn: Mổt đối lập của mâu thuẫn. Sự thống nhất của các mặt
đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Chứng minh mâu thuẫn là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật, hiện tượng
*Vấn đề 5: Cách thức vận động phát triển của sự vạt, hiện tượng.
- Phân biệt được chất theo nghĩa triết học và chất liệu để làm nên sự vật.
- So sánh mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi vầ chất
*Vấn đề 6: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng.
So sánh phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
*Vấn đề 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Nguồn gốc của thực tiễn.
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập.
4.1. Tổng kết: Gv: Nhấn mạnh và khắc sâu một số nội dung cơ bản.
4.2. Hướng dẫn học tập.
.....................................................................................................................................
..................................
Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU KIỂM TRA
- Đánh giá được chất lượng học tập bộ môn của học sinh và thái độ của học sinh đối với bộ môn.
- Đánh giá được kĩ năng, kĩ xảo làm bài của học sinh và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế địa
phương.
- Từ đó giáo viên có cái nhìn tổng quát và điều chỉnh (nếu có) phương pháp và kĩ năng truyền thụ kiến
thức cho học sinh.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Ma trận, đề kiểm tra.
- Đáp án, biểu điểm.
2. Chuẩn bị của HS:
- Giấy kiểm tra, bút viết.
3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Cấp độ
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng
|
Tổng | |
Cấp độ thấp | Cấp độ cao
| ||||
1. Cách thức vậnđộng, phát triển của sự vậ tvà hiện tượng. | Nêu được khái niệm chất và lượng | Biết được sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. |
| Có ý thức kiên trì trong học tập và rèn luyện, không coi thường việc nhỏ, |
|
tránh các biểu hiện nôn nóng trong cuộc sống. | |||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 1/4 1, 0 10% | 1/2 2, 0 20% |
| 1/4 1, 0 10% | 1 4, 0 40%
|
2.Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng | Nêu được khái niệm phủ định biện chứng | Từ 2 khái niệm phủ định biện chứng và phủ định siêu hình chỉ ra được đặc điểm khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình. |
|
|
|
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ | 1/3 1, 0 10% | 2/3 2, 0 20% |
|
|
1 3, 0 30%
|
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. | - Nêu được khái niệm thực tiễn và các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn. | - Trình bày vai trò của thực tiễn đối với nhận thức |
|
|
|
| |||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ | 1/2 1, 5 15% | 1/2 1, 5 15% |
|
| 1 3, 0 30% |
Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: | 1/4+1/3+1/2 3, 5 35% | 1/2+2/3+1/2 5, 5 50% |
| 1/4 1, 0 10% | 3 10 100% |
TRƯỜNGTHPT ….. Tổ:Sử- Địa - GDCD | ĐỀ THI HỌC KÌ I.NĂM HỌC 2021-2022 Môn:GDCD; Khối 10 Thời gian làm bài:45phút (Không kể thời gian giao đề) |
Đề bài
Câu 1(4, 0điểm): Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng?Trình bày mối quan hệ giữa sự biến
đổi về lượng và sự biến đổi về chất.Từ đó rút ra bài học cho bản thân?
Câu 2(3, 0điểm): Phủ định biện chứng là gì? Hãy chỉ ra những đặc điểm khác nhau giữa phủ định biện
chứng và phủ định siêu hình?
Câu 3(2, 5điểm): Thực tiễn là gì? Nêu các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn? Thực tiễn có vai trò
như thế nào đối với nhận thức?
.............................................................Hết............................................................
- Hướng dẫn chấm - Biểu điểm:
Câu | Tiêu chí | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | 1 | *Khái niệm chất: Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. *Khái niệm lượng:Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển ( cao, thấp), quy mô ( lớn, nhỏ), tốc độ vận động ( nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng. | 1, 0
1, 0
|
2 | *Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất - Sự biến đổi của các sự vật hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi của lượng. - Lượng biến đổi dần dần chỉ khi nào vượt quá giới hạn của độ mới tạo ra biến đổi về chất. - Lấy ví dụ minh họa *Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng - Mỗi sự vật và hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. - Chất mới ra đời lại hình thành một lượng mới phù hợp với nó. - Lấy ví dụ minh họa | 0, 25 0, 25
0, 25 0, 25 0, 25 0, 25
0, 25 0, 25 | |
3 | *Bài học bản thân - Trong học tập và rèn luyện, chúng ta phải kiên trì, nhẫn nại, không coi thường việc nhỏ. | 1, 0 | |
- Tránh hành động nóng vội, đốt cháy giai đoạn, hành động nữa vời, không triệt để đều không đem lại kết quả mong muốn. | |||
Tổng điểm4, 0 | |||
Câu 2: | 1 | *Khái niệm phủ định biện chứng:Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng mới. | 1, 0 |
2 | *Sự khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình + Phủ định siêu hình - Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. - Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. - Sự vật, hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn. - Ví dụ + Phủ định biện chứng - Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật, hiện tượng. - Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển của sự vật. - Sự vật sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn, là cơ sở cho sự xuất hiện sự vật mới. - Ví dụ | 2, 0
0, 5 0, 5
0, 5
0, 5 0, 5 0, 5 | |
|
|
| |
Tổng điểm3, 0 | |||
Câu 3 | 1 | *Khái niệm thực tiễn, các hình thức của hoạt động thực tiễn |
|
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội - > cải tạo tự nhiên và xã hội. - Hoạt động thực tiễn có 3 hình thức cơ bản: + Hoạt động sản xuất của cải vật chất + Hoạt động chính trị xã hội + Hoạt động thực nghiệm khoa học. - > Hoạt động sản xuất của cải vật chất là quan trọng nhất. | 1, 0
0, 25 0, 25 0, 25 0, 25 | ||
2
| *Vai trò của thực tiễn đốivới nhận thức - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức - Thực tiễn là cơ sở của nhận thức |
0, 25 0, 25 0, 25 0, 25 | |
Tổng điểm 3, 0 | |||
Tổng câu:3 Tổng điểm:10, 0 |