Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
(Mẫu này dành cho giáo viên)
Mẫu 1a
SỞ GDĐT ............... TRƯỜNG THPT ............... TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD | KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: LỊCH SỬ LỚP: 11 |
I. Thông tin:
II. Kế hoạch cụ thể:
HỌC KỲ I
Từ tuần 1 đến tuần 18 (thực học)
Tuần | Tiết | Tên chủ đề /Bài học | Nội dung/Mạch kiến thức | Yêu cầu cần đạt | Hình thức tổ chức dạy học | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|---|
1( 7-12/9/20) | 1 | Bài 1. Nhật bản | 1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868.( Chỉ giới thiệu những nét chính về tình hình Nhật Bản). 2.Cuộc Duy tân Minh Trị. 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.( Tập trung vào quá trình chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Nội dung về đời sống nhân dân và Đảng xã hội dân chủ Nhật Bản: Hướng dẫn HS đọc thêm.). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu lịch sử Nhật Bản dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. - Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. - Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. - Giúp HS nắm vững khái niệm “Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá. | Dạy học trên lớp | |
2(14-19/9/20) | 2 | Bài 2. Ấn độ | 1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX. Mục 2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay( 1857 – 1859).(Không dạy) 3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc ( 1885 – 1908). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu lịch sử Ấn Độ dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Hiểu được nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. - Hiểu rõ vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh cũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống lại thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Xi - pay .- Nắm được khái niệm “châu Á thức tỉnh” và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. - Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần kiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. - Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu. | Dạy học trên lớp | |
3(21-26/9/20) | 3 | Bài 3. Trung Quốc | Mục 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược (Không thực hiện) 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX – đến đầu thế kỉ XX. (Hướng dẫn HS lập niên biểu). 3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi ( 1911). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu lịch sử Trung Quốc dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nguyên nhân tại sao đất nước Trung Quốc rộng lớn trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. - Diễn biến và hoạt động của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó. - Các khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, “Vận động Duy Tân” - Giúp HS có biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi. | Dạy học trên lớp | |
4(28/9-3/10/20) | 4 | Bài 4. Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX). | 1. Quá trình xâm lược của CNTD vào các nước ĐNÁ. - Mục 2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a (Không dạy) - Mục 3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin.( Không dạy) 4. Phong trào đấu tranh chống TDP của nhân dân Campuchia. 5. Phong trào đấu tranh chống TDP của nhân dân Lào đầu thế kỉ XX. 6. Xiêm giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu lịch sử các nước Đông Nam Á dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nắm được tình hình các nước Đông Nam Á từ sau thế kỉ XIV và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này. - Thấy rõ vai trò của các giai cấp (đặc bịêt là tư sản dân tộc và giai cấp công nhân) trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. - Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở các nước Đông Nam Á. - Nhận thức đúng về thời kỳ phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. - Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực. - Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu. - Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kỳ này. | Dạy học trên lớp | |
5(5-10/10/20) | 5 | Bài 5. Châu phi và khu vực Mĩ la tinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX | 1. Châu Phi. 2. Khu vực Mĩ – Latinh. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu lịch sử châu Phi và khu vực Mĩ – Latinh dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nắm được vài nét về châu Phi, khu vực Mĩ La-tinh trước khi xâm lược. - Hiểu được quá trình các nước đế quốc xâm lược và chế độ thực dân ở châu Phi, Mĩ La -tinh. - Phong trào đấu tranh giành độc lập của châu Phi, Mĩ La -tinh cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Giáo dục thái độ đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi, Mĩ La -tinh, lên án sự thống trị áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế. Nâng cao kỹ năng học tập bộ môn, biết liên hệ kiến thức đã học trong thực tế cuộc sống hiện nay, phân tích tài liệu, sự kiện rút ra kết luận. | Dạy học trên lớp | |
6,7(12-24/10/20) | 6,7 | Chương II:Chiến tranh thế giớ thứ nhất (1914 - 1918) Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) | I. Nguyên nhân của Chiến tranh. II. Diễn biến của Chiến tranh. 1. Giai đoạn thứ nhất ( 1914 – 1916). 2. Giai đoạn thứ hai ( 1917 – 1918). (Hướng dẫn HS lập niên biểu những sự kiện chính). III. Kết cục của CTTG I. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu lịch sử Chiến tranh thế giới thứ nhất dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Nắm được diễn biến chủ yếu, tính chất, kết cục của chiến tranh. - Lên án chủ nghĩa đế quốc - nguồn gốc của chiến tranh. - Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá. - Phân biệt các khái niệm : “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”. | Dạy học trên lớp | |
8(26-31/10/20) | 8 | Bài 7. Những thành tựu văn hóa thời cận đại. | Mục 1. Sự phát triển của văn hóa trong buổi đầu thời cận đại. Mục 2. Thành tựu của văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. (Hướng dẫn HS lập niên biểu thành tựu nghệ thuật và tư tưởng). Mục 3. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của CNXH khoa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.( Khuyến khích HS tự đọc). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những thành tựu văn hóa thời cận đại dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Hiểu được những thành tựu văn học nghệ thuật mà con người đã đạt được trong thời kỳ cận đại từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XX. - Nắm được cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. - Trân trọng và phát huy những giá trị thành tựu văn học - nghệ thuật mà con người đã đạt được trong thời cận đại. - Thấy được công lao của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lê-nin trong việc cho ra đời chủ nghĩa xã hội khoa học, biết trân trọng và kế thừa, ứng dụng vào thực tiễn chủ nghĩa xã hội khoa học. - Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện. - Biết trình bày một vấn đề có tính logic - Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học. | Dạy học trên lớp | |
9(2-7/11/20) | 9 | Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại | 1. Những kiến thức cơ bản. 2. Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới cận đại dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Củng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống. - Củng cố một số tư tưởng cơ bản được tiến hành giáo dục ở các bài học. - Thái độ học bài và làm bài nghiêm túc. - Rèn luyện tốt hơn các kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận. | Dạy học trên lớp | |
10(9-14/11/20) | 10 | Kiểm tra giữa kì. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Tiết kiểm tra góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới cận đại dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Củng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống. - Củng cố một số tư tưởng cơ bản được tiến hành giáo dục ở các bài học. - Thái độ học bài và làm bài nghiêm túc. - Rèn luyện tốt hơn các kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, trả lời trắc nghiệm, viết bài tự luận. | Kiểm tra viết trên lớp | ||
11(16-21/11/20) | 11 | Bài 9. Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921): | I. Cách mạng tháng mười Nga năm 1917: 1. Tình hình nước Nga trước Cách mạng. 2.Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười. II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô Viết.( Khuyến khích HS tự đọc) III. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Cách mạng tháng 10 Nga dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga lần thế kỉ XX, hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười. - Nắm được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917. - Thấy được nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. - Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. - Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. - Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô. - Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười. - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và nước Nga. - Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử. | Dạy học trên lớp | |
12(23-28/11/20) | 12 | Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 -1 941). | I. Chính sách Kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế ( 1921 – 1925). Mục II. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô ( 1925 – 1941): 1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên (Tập trung vào những thành tựu tiêu biểu). 2.Quan hệ ngoại giao của Liên Xô. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Thấy rõ tác dụng của chính sách kinh tế mới. - Nắm được những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng 2 thập niên (1921 - 1941). - Giúp các em nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. - Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. - Rèn luyện năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử. - Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn đặc trưng lịch sử của từng sự kiện. | Dạy học trên lớp | |
13( 30/11-5/12/20) | 13 | Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). | 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Véc Xai – Oa Sinh Tơn. 2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế cộng sản.( Không dạy) 3. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó. (Tích hợp kiến thức về hậu quả khủng hoảng kinh tế ở Đức, Mĩ, Nhật Bản trong các bài 12,13,14). Mục 4. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. (Không dạy) | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tình hình các nước tư bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nắm được quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II của các nước tư bản. + Hiểu được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc. + Nắm được nguyên nhân ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng Sản đối lập với chủ nghĩa tư bản. + Thấy rõ nguy cơ một cuộc chiến thế giới mới. + Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản. - Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của chủ nghĩa tư bản. - Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới. - Biết quan sát, khai thác bản đồ, tranh ảnh để phân tích và rút ra kết luận - Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra con đường và nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. | Dạy học trên lớp | |
14(7-12/12/20) | 14 | Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giữa thế giới (1918 - 1939) | Mục I. Nước Mĩ trong những năm ( 1918 – 1929).( Không dạy) II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1929 – 1933). (Chỉ nêu khái quát cuộc khủng hoảng). 2.Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru dơ ven. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giữa thế giới (1918 - 1939) dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - sự vươn lên về kinh tế của Mĩ từ su chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động đến nước Mĩ và chính sách của tổng thống Rudơven. - phân tích số liệu để hiểu bản chất sự kiện. - nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những bất công trong lòng xã hội tư bản. - Hiểu được về quan hệ quốc tế sau CTTG1, bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933… | Dạy học trên lớp | |
15(14-19/12/20) 16(21-26/12/20) | 15, 16 | Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939). Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939. | Tích hợp bài 12 và 14 thành 1 bài: Đức và Nhật Bản giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới ( 1918 – 1939) với cấu trúc như sau: 1.Nước Đức ( 1918 – 1939): Hướng dẫn HS tìm hiểu về quá trình lên nắm quyền của Đảng Quốc xã và chính sách của chính phủ Hít le ( 1933 – 1939). 2.Nhật Bản(1918 – 1939)( Hướng dẫn HS tìm hiểu về quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nhật Bản). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Nước Đức, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nắm được những nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới. + Hiểu được bản chất của chủ nghĩa phát xít và khái niệm “Chủ nghĩa phát xít” - thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. - Nắm được những bước phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật Bản trong mười năm đầu sau chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình chính trị xã hội. + Hiểu được cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá tŕnh quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản, đưa đất nước Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới. - Giúp HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của phát xít Nhật. - Giáo dục tinh thần chống chủ nghĩa phát xít và các biểu hiện của nó. - Nhìn nhận khách quan, đúng đắn về bản chất của chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa phát xít. - Nhận thức được sự sai lầm của các cuộc chiến tranh phi nghĩa, sẵn sàng đấu tranh chống lại những tư tưởng phản động đi ngược với lợi ích nhân loại. - Bồi dưỡng lòng yêu mến hòa bình và ý thức xây dựng một thế giới thế giới hòa bình, dân chủ thực sự. - Kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận - Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS phát huy khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để nắm được bản chất vấn đề. - Rèn luyện khả năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử - Tăng cường khả năng so sánh, nối kết lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới. | Dạy học trên lớp | |
17(28/12/20-2/1/21 | 17 | Ôn tập | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới cận đại, hiện đại dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Củng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống. - Củng cố một số tư tưởng cơ bản được tiến hành giáo dục ở các bài học. - Thái độ học bài và làm bài nghiêm túc. - Rèn luyện tốt hơn các kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận. | Dạy học trên lớp | ||
18(4-9/1/21) | 18 | Kiểm tra cuối học kì I | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Tiết kiểm tra góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới cận đại, hiện đại dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Củng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống. - Củng cố một số tư tưởng cơ bản được tiến hành giáo dục ở các bài học. - Thái độ học bài và làm bài nghiêm túc. - Rèn luyện tốt hơn các kỹ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, trả lời trắc nghiệm, viết bài tự luận. | Kiểm tra theo đề và lịch của Sở |
HỌC KỲ II
Từ tuần 19 đến tuần 35 (thực học)
Tuần | Tiết | Tên chủ đề /Bài học | Nội dung/Mạch kiến thức | Yêu cầu cần đạt | Hình thức tổ chức dạy học | |
---|---|---|---|---|---|---|
19(11-16/1/21) | Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939): | I.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. (Khuyến khích HS tự đọc). -II. Phong trào độc lập dân tộc ở In đô nê xi a.( Khuyến khích HS tự đọc). - IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện( Khuyến khích HS tự đọc). - Mục V. Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm.( Khuyến khích HS tự đọc). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 -1939) dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nêu được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực này. - Trình bày được một số phong trào cách mạng tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á và cuộc Cách mạng tư sản năm 1932 ở Xiêm. Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện lịch sử. - Thấy được nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. - Nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, của các dân tộc bị áp bức. | Dạy học trên lớp | ||
20, 21(18-23/1/21) | 20,21 | Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). | I. Con đường dẫn đến chiến tranh: 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược(1931 – 1937). 2. Từ Hội nghị Muy ních đến chiến tranh thế giới. Mục II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941 - Mục III.Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942). - Mục IV. Quân đồng minh chuyển sang phản công, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945). ).(Hướng dẫn HS tóm tắt những sự kiện lớn và ý nghĩa của mỗi sự kiện). V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1917 đến năm 1945) dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. - Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. - Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. - Giúp HS nắm vững khái niệm “Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá. | Dạy học trên lớp | |
22(1-6/2/21) | Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1917 đến năm 1945) | I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại ( 1917-1945). II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại ( 1917-1945). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1917 đến năm 1945) dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nhận thức một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 - 1945 đã được học qua chương I, chương II, chương III, chương IV. - Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại. - Nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945. - Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học. - Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về chủ nghĩa tư bản, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới... - Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu. - Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng, có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới. | |||
23(8-17/2/21) | NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN TÂN SỬU THEO KẾ HOẠCH CỦA SỞ. | |||||
24(18-20/2/21); 25(22-28/2/21); 26(1-6/3/21); 27(8-13/3/21) | Chủ đề: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1858 – 1884. (Bài 19+ bài 20) | I.Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX. II. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam(1858-1884). Mục I.2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam. (Lưu ý: Mục I.1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. - Mục III.1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Khuyến khích HS tự đọc). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược ( từ 1858 đến trước năm 1873) Chiến sự lan rộng ra toàn quốc. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nắm được từ năm 1873, Pháp mở rộng xâm lược cả nươc, những diễn biến chính trong qúa trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. - Thấy rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa. - Nắm được từ năm 1873, Pháp mở rộng xâm lược cả nươc, những diễn biến chính trong qúa tŕnh mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. - Thấy rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa. - Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp. - Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại. - Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện. | Dạy học trên lớp | ||
28(15-20/3/21 | Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX - Mục I | I. Phong trào Cần Vương bùng nổ: 1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương. 2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về lãnh đạo, địa bàn và kết cục của mỗi giai đoạn. - Lưu ý: Mục II. 1. Khởi nghĩa Bãi Sậy ( 1883-1892). - Mục II.2. Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886 – 1887). - Mục II.3. Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896). - Mục II.4. Khởi nghĩa Yên Thế( 1884 – 1913). Hướng dẫn HS chon những sự kiện tiêu biểu lập bảng thống kê. Tập trung ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ( 1885 – 1896). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (phần từ 1917 đến năm 1945) dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa tự vệ (tự phát). - Nắm được diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi. - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được bài. | Dạy học trên lớp | ||
30(29/3-3/4/21) | Kiểm tra giữa kì. | Kiểm tra viết trên lớp | ||||
31(5-10/4/21) | Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. | 1. Những chuyển biến về kinh tế. 2.Những chuyển biến về xã hội. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự. - Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới. - Nhận rõ bản chất của đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp về chính trị một cách tàn bạo đối với nhân dân ta. - Bồi dưỡng tình cảm giai cấp, lòng yêu mến kính trọng giai cấp nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác. - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá, rút ra các đặc điểm của sự kiện lịch sử. - Kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử. | Dạy học trên lớp | ||
32(12-17/4/21) | Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất | 1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động. 2.Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách. Lưu ý: Mục 3. Đông Kinh nghĩa thục; vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội; những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế. Khuyến khích HS tự đọc. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nắm được nét chính của các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tan và chống thuế ở Trung Kì. - Nhận biết được những nét mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX so với phong trào cuối thế kỉ XIX. - Thán phục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của các vị Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… - Nhận rõ bản chất của bọn thực dân Pháp tàn bạo. - Rèn luyện các kĩ năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử. - Khả năng đánh giá, nhận định hành động của các nhân vật lịch sử | Dạy học trên lớp | ||
33(19-24/4/21) | Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918 | Lưu ý: Mục II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Mục III. 1. Phong trào công nhân. Khuyến khích HS tự đọc. | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918 dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Hiểu được đặc điểm của bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào giải phóng dân tộc trong thời kỳ này. - Biết được các cuộc gọi khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất: Thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh. - Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện. - Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học. | Dạy học trên lớp | ||
34(26/4-29/4/21) | Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858 - 1918). | I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tìm tòi, phát hiện và năng lực đánh giá, nhận xét lịch sử, năng lực tìm hiểu những kiến thức cơ bản về lịch sử Việt Nam (1858 – 1918) dựa trên các yêu cầu cần đạt sau: - Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta. - Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranhc chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó. - Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. - Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn thực dân và phong kiến tay sai. - Lòng kính trọng và biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc. - Củng cố kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá… - Kĩ năng sử dụng các loại tranh, ảnh, lược đồ lịch sử. | Dạy học trên lớp | |||
35(3-8/5/21) | Kiểm tra cuối kì. |
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới