Kế hoạch giáo dục môn lịch sử 8 cả năm theo mẫu của bộ

Kế hoạch giáo dục môn lịch sử 8 cả năm theo mẫu của bộ

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Kế hoạch giáo dục môn lịch sử 8 cả năm theo mẫu của bộ

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH

Năm học 2020-2021

MÔN Lịch sử. Khối 8

I. Xây dựng khung kế hoạch giáo dục môn học(theo từng khối lớp, được trình bày thành bảng các bài học đã được xây dựng sau khi tinh giản nội dung và sắp xếp theo thời gian thực hiện. Mỗi bài học nêu rõ tên bài và mạch nội dung kiến thức; yêu cầu cầnđạt (theo chương trình môn học); thời lượng dạy học; hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nội dung).

STT

Tên bài học

Mạch nội dung kiến thức

Yêu cầu cần đạt

Thời lượng

Hình thức tổ chức dạy học

Ghi chú

1

Tiết 3. Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) (tiếp theo)

I. Nước Pháp trước cách mạng.

II. Cách mạng bùng nổ.

III. Sự phát triển của cách mạng.

- HS hiểu được tình hình kinh tế, xã hội nước Pháp trước cách mạng tư sản.

- HS hiểu được nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Pháp; nguyên nhân này khác với các cuộc cách mạng tư sản khác như Hà Lan, Anh, Mĩ...

- HS hiểu được các giai đoạn phát triển của cách mạng tư sản Pháp.

- HS hiểu được vai trò của quần chúng nhân dân trong đại cách mạng tư sản Pháp.

45 phút

- Dạy học trên lớp.

- Sưu tầm tài liệu Cách mạng tư sản Pháp....

2

Tiết 13. Bài 8: Sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII, XIX.

Mục II. 1, II.2 - Lập bảng thống kê các thành tựu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Mục II.3 – Không dạy.

I. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật.

II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

- Sau thắng lợi của CMTS, giai cấp tư sản tiến hành cuộc CMCN làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế xã hội, CNTB chỉ có thể thắng thế hoàn toàn chế độ phong kiến khi nó thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn cả lực lượng sản xuất, làm tăng năng suất lao động và đặc biệt là ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Sự ra đời của học thuyết tiến hoá của Đác Uyn cùng Triết học Duy vật của Mác và Ăng ghen.

- Phân biệt được thuật ngữ “CMTS” với “CMCN”.

45 phút

- Dạy học trên lớp.

- Sưu tầm tư liệu về các thành tựu khoa học, kĩ thuật thế giới thế kỉ XVIII – XIX.

3

Tiết 20. Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

(Mục II.1; II.2 – GV hướng dẫn Lập niên biểu hai giai đoạn)

I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

II. Những diễn biến chính của chiến tranh.

III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Chiến tranh thế giới thứ I là cách giải quyết mâu thuẫn giữa đế quốc và đế quốc, vì bản chất của đế quốc là gây chiến tranh xâm lược, bọn đế quốc cả hai phe đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.

- Các giai đoạn của cuộc chiến tranh cũng như quy mô, tính chât và những hậu quả tai hại của nó đối với xã hội loài người.

- Chỉ có Đảng Bôn-sê-vích Nga, đứng đầu là Lênin đứng vững trước những thách thức của chiến tranh và lãnh đạo giai cấp vô sản cùng các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh cách mạng”.

- Phân biệt được khái niệm “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh cách mạng”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”. Biết đánh giá một vấn đề lịch sử, nguyên nhân sâu xa …

45 phút

- Dạy học trên lớp.

- Sử dụng băng hình, nguồn internet

- Hướng dẫn HS học ở nhà.

- Sưu tầm tài liệu.

4

Tiết 30; 31. Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Mục II.1; II.2 - Hướng dẫn học sinh lập niên biểu diễn biến của chiến tranh

I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

II. Những diễn biến chính của chiến tranh.

III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

- Diễn biến chính của chiến tranh thế giới II.

- Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với thế giới.

- Giáo dục tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân loại chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ độc lập dân tộc. Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên xô trong cuộc chiến tranh này.

- Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.

45 phút

- Dạy học trên lớp.

- Sử dụng băng hình, nguồn internet

- Hướng dẫn HS học ở nhà.

- Sưu tầm tài liệu.

5

Tiết 42. Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

Mục II. Chỉ yêu câu HS nêu tên các cải cách, nêu khai quát nội dung cải cách, không tìm hiểu riêng lẻ các cải cách.

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

II. Những đề nghị cải cách.

III. Kết cục của các đề nghị cải cách.

- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX.

- Nội dung chính của phong trào cải cách duy tân và nguyên nhân vì sao những cải cách này không được thực hiện.

- Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử.

45 phút

- Dạy học trên lớp.

- Viết bài thu hoạch.

II. Điều chỉnh nội dung dạy học (Rà soát, đối chiếu nội dung các bài học trong sách giáo khoa với các chủ đề tương ứng trong chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tinh giản những nội dung dạy học vượt quá yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình; bổ sung, cập nhật những thông tin mới thay cho những thông tin đã cũ, lạc hậu)

Stt

Mục

Tinh giản

Bổ sung, cập nhật

Ghi chú

Nội dung

Lý do

Nội dung

Lý do

1

I.3.

Tiết 3. Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794)

Mục I.3. Hướng dẫn HS đọc thêm.

Mục II.2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng - Chỉ nhấn mạnh sự kiện 14/7/1789.

Điều chỉnh cho nội dung phù hợp với nhận thức của HS.

2

II. 1, II.2

Tiết 13. Bài 8: Sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII, XIX.

Mục II. 1, II.2 - Lập bảng thống kê các thành tựu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Mục II.3 – Không dạy.

Điều chỉnh cho nội dung phù hợp với nhận thức của HS.

3

II. 1

II.2

Tiết 20. Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Mục II.1; II.2 – GV hướng dẫn Lập niên biểu hai giai đoạn.

Điều chỉnh cho nội dung phù hợp với nhận thức của HS.

4

II.1

II.2

Tiết 30; 31. Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Mục II.1; II.2 - Hướng dẫn học sinh lập niên biểu diễn biến của chiến tranh

Điều chỉnh cho nội dung phù hợp với nhận thức của HS.

6

II

Tiết 42. Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

Mục II. Chỉ yêu câu HS nêu tên các cải cách, nêu khai quát nội dung cải cách, không tìm hiểu riêng lẻ các cải cách.

Điều chỉnh cho nội dung phù hợp với nhận thức của HS.

III. Thiết kế bài học theo chủ đề (Dựa trên các chủ đề trong chương trình môn học, tích hợp các bài học có liên quan sau khi tinh giản để thiết kế bài học theo chủ đề với các hoạt động học cơ bản: mở đầu (xác định vấn đề), hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng).

STT

Mục

Tích hợp, sắp xếp lại theo bài học

Ghi chú

Nội dung

Lý do

1

II.1

II.2

II.3

Tiết 13. Bài 8: Sự phát triển của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỷ XVIII, XIX.

Mục II. 1, II.2 - Lập bảng thống kê các thành tựu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Mục II.3 – Không dạy.

- Tích hợp kiến thức liên môn, bảo vệ môi trường.

2

II

III

Tiết 20. Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

(Mục II.1; II.2 – GV hướng dẫn Lập niên biểu hai giai đoạn)

- Tích hợp kiến thức liên môn, bảo vệ môi trường.

- HS có ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.

- HS hiểu được quan điểm của Đảng ta trong giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

3

II.1

II.2

Tiết 30; 31. Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Mục II.1; II.2 - Hướng dẫn học sinh lập niên biểu diễn biến của chiến tranh

- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ các thành tựu văn hóa của nhân loại.

- HS hiểu được quan điểm của Đảng ta trong giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

4

II.1

II.2

Tiết 42. Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX.

Mục II. Chỉ yêu câu HS nêu tên các cải cách, nêu khai quát nội dung cải cách, không tìm hiểu riêng lẻ các cải cách.

- HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ các thành tựu văn hóa của nhân loại.

- HS có ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh.

- HS hiểu được quan điểm của Đảng ta trong giải quyết các vấn đề quốc tế bằng biện pháp hòa bình.