Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự phát triển, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em.

2. Bố cục

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “những kinh nghiệm mới”): khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này

- Đoạn 2 ( Sự thách thức): những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới

- Đoạn 3 ( Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em

- Đoạn 4 (Nhiệm vụ): Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia vè cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em

3. Giá trị nội dung

    Văn bản phần nào cho ta thấy được thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em

4. Giá trị nghệ thuật

    Văn bản được trình bày chặt chẽ khoa học và vô cùng hợp lí, toàn diện về các vấn đề được nêu ra

II. Dàn ý: phân tích Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

I. Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về tầm quan trọng của trẻ em trong sự phát triển của nhân loại: Trẻ em là thế hệ kế thừa những thành tựu và phát triển thế giới tốt đẹp mà con người đã gây dựng trong suốt bao thiên niên kỉ

- Nhận thức tầm quan trọng của trẻ em, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (trích trong Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em) của Liên hợp quốc đã đưa đến những vấn đề cấp thiết cho thế hệ những chủ nhân tương lai của đất nước

II. Thân bài

    1. Sự khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này

- Giới thiệu hoàn cảnh của lời kêu gọi, đây là một “lời kêu gọi khẩn thiết hướng tới toàn thể nhân loại” vì mục đích: hãy đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”

- Nêu đặc điểm của trẻ em: “trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc”

- Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của tất cả các trẻ em trên toàn thế giới: “phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển...”

        ⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng

    2. Những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới

- Phản ánh thực trạng của trẻ em trên toàn thế giới:

    + Trở thành những nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài

    + Phải sống trong thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế

    + Tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, môi trường xuống cấp...

    + Rất nhiều trẻ em phải bỏ mạng mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật

    3. Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em

- Bên cạnh những khó khăn, tuyên bố cũng đưa ra những cơ hội cho việc chăm sóc, hướng tới sự phát triển của trẻ em:

    + Sự liên kết giứa các nước và “công ước về quyền trẻ em”đã tạo ra những quyền và phúc lợi mới cho trẻ em, chúng sẽ “được sự tôn trọng” ở khắp nơi trên thế giới

    + Bầu không khí chính trị quốc tế đang được cải thiện, cụ thể cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, sự hợp tác liên kết quốc tế được tăng cường, phong trào giả trừ quân bị được đẩy mạnh...

        ⇒ Tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội

        ⇒ Có thể tạo ra nhiều hơn nữa những kết quả tốt đẹp cho sự phát triển của trẻ em

    4. Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia về cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em

- Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cấp thiết cho cộng đồng quốc tế và từng quốc gia:

    + Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dường của trẻ em

    + Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn

    + Tăng cường vai trò phụ nữ và bình đẳng nam nữ

    + Bảo đảm sự phát triển giáo dục cho trẻ em

    + Bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai

    + Tạo môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em

    + Khôi phục sự phát triển kinh tế

        ⇒ Những nhiệm vụ mang tính cấp thiết này nếu được thực hiện sẽ ,ở ra một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em trên toàn thế giới

III. Kết bài

- Khẳng định lại tầm quan trọng của bản tuyên bố này đối với sự phát triển của trẻ em trên toàn thế giới

- Trình bày suy nghĩ bản thân và liên hệ thực tế đất nước

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Văn bản này được chia làm mấy phần?

A. 2 phần B. 3 phần

C. 4 phần D. 5 phần

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích: Văn bản được chia làm 3 phần: sự cấp thiết của hành động bảo vệ trẻ, thách thức đặt ra, cơ hội nắm bắt, nhiệm vụ cụ thể.

Câu 2: Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố nêu lên thực tế của trẻ em trên thế giới ra sao?

A. Bị trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài

B. Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp

C. Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, bệnh tật

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 3: Ở phần “nhiệm vụ” bản tuyên bố nêu nhiều điểm mà quốc gia, cộng đồng quốc tế phải nỗ lực phối hợp hành động?

A. Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh khó khăn

B. Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu

C. Để trẻ nhận thức được nguồn gốc, giá trị của bản thân trong môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 4: Ở phần cơ hội, em nhận thấy có điều gì thuận lợi trong sự bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh hiện nay?

A. Sự liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia về công ước, quyền trẻ em

B. Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế mở ra khả năng giải quyết vấn đề phát triển kinh tế

C. Ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 5: Qua bản Tuyên bố, cho thấy tầm quan trọng, tính cấp bách của nhiệm vụ toàn cầu, vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 6: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ?

A. Là một văn bản biểu cảm B. Là một văn bản tự sự

C. Là một văn bản thuyết minh D. Là một văn bản nhật dụng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 7: Việc nhắc lại nhiều lần từ “phải” và “được” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh những việc người lớn cần làm cho trẻ em

B. Nhấn mạnh những quyền lợi mà trẻ em được hưởng

C. Nhấn mạnh những việc mà trẻ em cần làm

D. Nhấn mạnh những điều trẻ em cần tránh

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 8: Nhận định nói đúng về tình trạng trẻ em trên thế giới hiện nay?

A. Trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, xâm lược, chiếm đóng, và thôn tính của nước ngoài

B. Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp

C. Có nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, và bệnh tật

D. Kết hợp cả ba nội dung trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 9: Nhận định nói đúng nhất những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay được trình bày trong phần “cơ hội”?

A. Khoa học, kĩ thuật ngày càng phát triển

B. Nền kinh tế thế giới đã có sự tăng trưởng đáng kể

C. Sự kết hợp giữa các quốc gia trên thế giới được củng cố, mở rộng

D. Cả ba ý kiến trên đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 10: Để thực hiện được nhiệm vụ, bản tuyên bố đề cách thức hoạt động như thế nào?

A. Các nước phát triển sẽ chi viện tài chính cho các nước chưa phát triển để xóa đói giảm nghèo

B. Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục và có sự phối hợp với nhau trong hoạt động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế

C. Tự bản thân mỗi quốc gia sẽ đề ra cách thức hoạt động của mình để bảo vệ và chăm sóc trẻ em

D. Các nước phát triển cần cắt giảm bớt chi phí cho lĩnh vực quân sự, xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 11: Những nhiệm vụ được đặt ra trong bản tuyên bố này?

A. Cụ thể và toàn diện B. Không có tính khả thi

C. Chưa đầy đủ D. Không thực tế

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 12: Những vấn đề bản tuyên bố đề ra trong bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời điểm nào?

A. Những năm cuối thế kỉ XIX B. Những năm đầu thế kỉ XX

C. Những năm giữa thế kỉ XX D. Những năm cuối thế kỉ XX

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích: Văn bản này ra đời khi nhà văn Macket được dự hội nghị về việc kêu gọi chấm dứt chạy đưa vũ trang giữa nguyên thủ sáu nước.

Xưng hô trong hội thoại

I. Kiến thức cần nhớ

Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm

Người nói cần dựa vào tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng và mục đích giao tiếp để lựa chọn từ ngữ xưng hô thích hợp

Ví dụ: Cách xưng hô thể hiện sự ngang ngược của Dế Mèn (Dế Mèn và Dế Choắt bằng tuổi nhau)’

- Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

Cách xưng hô thay đổi thể hiện sự hối lỗi của nhân vật Dế Mèn trước Dế Choắt.

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm.

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Nêu tác dụng của việc thay đổi cách xưng hô dưới đây:

Bây giờ cụ mới lại gần hắn, khẽ lay và gọi:

- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế ?

Chí Phèo lim dim mắt, rên lên:

- Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi. Nhưng tao mà chết thì có thằng sạt nghiệp, mà còn rũ tù chưa biết chừng.

Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm: người ta bảo cụ hơn người cũng chỉ bởi cái cười.

- Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không?

Rồi đổi giọng, cụ thân mật hỏi:

- Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước.

Bài 2: Phân tích cách dùng từ ngữ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau:

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ: Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Bài 3: Nhận xét sự thay đổi cách xưng hô trong đoạn hội thoại sau (phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách nhân vật qua cách xưng hô)

Chị Dậu vẫn tha thiết:

- Khốn nạn! Nhà cháu không có, dẫu ông chửi mắng cũng thế thôi! Xin ông trông lại!

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảu vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến chặt hai hàm răng:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Gợi ý:

Bài 1:

Trong đoạn đối thoại giữa Chí Phèo và Bá Kiến:

- Bá Kiến xưng tôi gọi Chí Phèo là anh, thể hiện sự nhún nhường, có phần đề cao Chí điều này thể hiện nhân vật Bá Kiến là kẻ gian ngoan, hiểu được tâm lý người khác

- Nhân vật Chí Phèo xưng tao gọi Bá Kiến là mày, điều này thể hiện nhân vật Chí Phèo là kẻ liều lĩnh, cùng đường nên cư xử bất cần.

Bài 2:

Cách xưng hô: thầy con (nhân vật ông Hai) và cách xưng hô con- thầy (nhân vật đứa con Út) thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật: quan hệ cha con.

   + Ông Hai trong lời tâm sự với đứa con đã giãi bày nỗi buồn, sự đau xót trước tin làng chợ Dầu theo giặc. Qua đó cũng thể hiện sự băn khoăn, trăn trở khi lựa chọn theo cách mạng, kháng chiến và từ bỏ làng.

- Ông Hai chỉ biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con, nói với đứa con nhưng thực tâm là nói với chính mình.

Bài 3:

Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa nhân vật chị Dậu và tên cai lệ

- Chị Dậu nhún nhường, e dè, sợ sệt xưng hô nhà cháu- ông, với mong muốn cai lệ thương cho tình cảnh nghèo khó mà tạm hoãn thời gian nộp sưu thuế

   + Tên cai lệ thể hiện sự hách dịch, trắng trợn và trịch thượng khi xưng hô ông- mày, điều này thể hiện bản chất xấu xa, tàn bạo của xã hội phong kiến nửa thực dân lúc bấy giờ

- Về sau, có sự thay đổi cách xưng hô và vị thế khi:

   + Chị Dậu xưng hô tôi- ông và đỉnh điểm là bà – mày, thể hiện sự phẫn nộ của chị Dậu trước hành động không có tính người của tên cai lệ. Khi “tức nước vỡ bờ” chị Dậu không ngần ngại đứng lên phản kháng (sự phản kháng mạnh mẽ có ý nghĩa kêu gọi những người nông dân cùng thời đứng lên đấu tranh.)

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Thế nào là xưng hô trong hội thoại?

A. Xưng hô trong hội thoại là sử dụng các đại từ, danh từ làm từ ngữ xưng hô

B. Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm

C. Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 2: Người nói cần căn cứ vào điều gì để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp?

A. Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp

C. Dựa vào mục đích giao tiếp D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích: Khi xưng hô cần căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng, mục đích, nội dung giao tiếp

Câu 3: Trong câu “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” từ ngữ xưng hô thuộc từ loại gì?

A. Danh từ B. Phó từ

C. Động từ D. Tính từ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Giải thích: Từ ngữ xưng hô ở đây: ông- mày, đều là những danh từ được sử dụng làm đại từ xưng hô

Câu 4: Dòng nào dưới đây không phải từ ngữ xưng hô trong hội thoại

A. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ

B. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó

C. Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh

D. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất khi chung ta muốn lựa chọn từ ngữ xưng hô trong hội thoại?

A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp

B. Xem xét mối quan hệ giữa người nói với người nghe

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích: Khi giao tiếp, muốn lựa chọn đúng từ ngữ giao tiếp cần dựa vào tính chất của tình huống giao tiếp, mối quan hệ giữa người nói với người nghe.

Câu 6: Trong câu “Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

Từ “chúng tôi” trong câu trên được ai dùng?

A. Các nhà lãnh đạo cấp cao thế giới B. Tất cả trẻ em trên thế giới

C. Tất cả công dân trên thế giới D. Tất cả phụ nữ trên thế giới

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A