Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II

Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ôn tập tiếng việt lớp 9 học kì II

I. Kiến thức cơ bản

1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu

Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với…

2. Các thành phần biệt lập của câu

- Thành phần tình thái

- Thành phần gọi đáp

- Thành phần phụ chú

- Thành phần cảm thán

3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

- Về nội dung: Các đoạn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính

+ Lặp từ

+ Sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng trường liên tưởng

+ Phép thế

+ Phép nối

4. Nghĩa tường minh, hàm ý

Nghĩa tường minh: phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau:

a, Này, có sao đâu mà phải gắt lên thế?

b, Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.

c, Thưa ông, bốn cháu của con nhờ trời vẫn khỏe mạnh cả.

d, Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng!

e, Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

g, Truyện chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La- phông- ten, tác giả Buy- phông, hay và hấp dẫn vô cùng.

Bài 2: Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn sau: “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của con chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói meo nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.”

Bài 3: Cho đoạn hội thoại sau, hãy chỉ ra câu chứa hàm ý và cho biết nội dung của hàm ý đó?

Thầy giáo đang giảng bài thì một học sinh bước vào.

Thầy giáo: Bây giờ là mấy giờ rồi?

Học sinh: - Em xin lỗi thầy, xe em bị hỏng ạ.

Gợi ý

Bài 1

a, Thành phần gọi đáp

b, Thành phần tình thái

c, Thành phần gọi đáp

d, Thành phần cảm thán

e, Thành phần tình thái

g, Thành phần phụ chú

Bài 2:

Phép liên kết trong đoạn trên là phép thế: từ nó thế cho từ con sói, từ ông thế cho từ nhà thơ.

Bài 3:

Hàm ý nằm trong câu nói của thầy giáo “Bây giờ là mấy giờ rồi? ” là lời nhắc học sinh đã đi học muộn

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Thành phần gạch chân trong câu văn “Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt” là thành phần gì?

A. Thành phần tình thái B. Thành phần cảm thán

C. Thành phần gọi- đáp D. Thành phần phụ chú

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích: Thành phần phụ chú: cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt

Câu 2: Dòng nào sau đây ghi đầy đủ các cụm danh từ có trong câu văn trên

A. Những bông hoa bằng lăng, ngoài cửa sổ, đã thưa thớt

B. Cái giống hoa, mới nở, đã nhợt nhạt

C. Đã thưa thớt, đã nhợt nhạt, mới nở

D. Ngoài cửa sổ, những bông hoa bằng lăng, cái giống hoa

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 3: Cụm từ “ngoài cửa sổ bấy giờ” thuộc thành phần gì trong câu văn trên?

A. Khởi ngữ B. Trạng ngữ chỉ thời gian

C. Trạng ngữ chỉ nơi chốn D. Trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 4: Trong câu “Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!” cụm in đậm thuộc thành phần gì của câu?

A. Phụ chú B. Cảm thán

C. Gọi đáp D. Tình thái

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 5: Cụm từ in đậm trong câu “Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.”

A. Thành phần phụ chú B. Thành phần tình thái

C. Thành phần cảm thán D. Thành phần gọi –đáp

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 6: Đọc đoạn trích sau và cho biết, đoạn trích sử dụng phép liên kết nào?

Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì sắc xé không khí thành từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.

A. Phép lặp B. Phép thế

C. Phép liên tưởng, đồng nghĩa D. Phép tương phản

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 7: Các câu trong đoạn văn sau được nối với nhau bằng phép liên tưởng nào?

Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên. Con đò ngang mỗi ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bên bờ khúc sông Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn che lấp gần hết miền đất mơ ước.

A. Phép nối B. Phép thế

C. Phép lặp từ ngữ D. Phép đồng nghĩa và trái nghĩa

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 8: Hàm ý trong đoạn trích sau

Tuấn hỏi Nam:

- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?

Nam bảo:

- Tớ thấy họ ăn mặc đẹp lắm.

A. Hàm ý ở câu “Tớ thấy họ ăn mặc đẹp lắm”

B. Hàm ý ở câu “Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?

C. Hai đáp án A, B đều đúng

D. Không có hàm ý

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A