Những Ngôi sao xa xôi

Những Ngôi sao xa xôi

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Những Ngôi sao xa xôi

A. Nội dung bài học

I. Vài nét về tác giả

- Lê Minh Khuê sinh năm 1949

- Quê quán: Tĩnh Gia- Thanh Hóa

- Sự nghiệp sáng tác

   + Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong chống Mĩ

   + Vào năm 1967, tác giả có những bài báo đầu tiên và năm 1969 bà bắt đầu viết văn

   + Ngoài việc viết văn bà còn từng làm phóng viên cho nhiều báo đài

   + Một số tác phẩm chính: “Cao điểm mùa hạ”, “Màu xanh man trá”, “Tôi đã không quên”.”Bi kịch nhỏ”, “Cuộc chơi”…

- Phong cách sáng tác: Bà viết truyện ngắn với một ngòi bút giàu nữ tính, miêu tả tinh tế, đặc sắc

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn “Nhưng ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

2. Tóm tắt tác phẩm

- Truyện kể về cuộc sống và chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong: Thao, Phương Định và Nho của một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ. Họ làm thành một tổ trinh sát mặt đườnglàm nhiệm vụ phá bom, đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom thông đường cho đoàn xe ra mặt trận.Công việc vô cùng khó khăn và gian khổ, họ luôn phải đối mặt với cái chết nhưng chưa bao giờ mất đi niềm vui, sự hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút mơ mộng. Họ yêu thương và gắn bó với nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Trong một lần phá bom, Nho bị thương, đồng đội hết sức lo lắng, chăm sóc cho cô rất tận tình. Cuối truyện, một trận mưa sao băng vụt qua trên cao điểm đã gợi trong lòng Phương Định những khát khao hoài niệm.

3. Giá trị nội dung

- Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.

4. Giá trị nghệ thuật

- Truyện ngắn có cách kể chuyện tự nhiên: ngôi kể thứ nhất - Phương Định kể chuyện làm tăng tính chân thực, ngôn ngữ truyện sinh động, trẻ trung, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ xuất sắc

5. Phân tích tác phẩm

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê: một tác giả thuộc thế hệ nhà văn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ

- Giới thiệu về văn bản “Những ngôi sao xa xôi”: khắc họa thành công hình ảnh tiêu biểu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu

- Các cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm – nơi tập chung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt

- Họ uống nước suối đựng trong ca hoặc bi đông, tắm ở suối, dụng cụ giải trí duy nhất là một cây đài bán dẫn nhỏ để nghe nhạc và tin tức

- Công việc đặc biết nguy hiểm: chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, khi cần thì phải phá bom.

⇒ hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập đòi hỏi sự bình tĩnh, tự tin và dũng cảm.

2. Điểm chung của các cô gái

- Họ có phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong:

- Họ có lí tưởng sống cao đẹp: họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh hạnh phúc cá nhân để nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc

- Kiên cường dũng cảm đối mặt với mưa bom bão đạn

   + Nơi các cô làm việc quả là một thử thách, không sợ hi sinh

   + Bị thương nhưng vẫn sẵn sàng bám trụ chia lửa cùng đồng đội

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Khối lượng công việc lớn nhưng các cô thường cố gắng hoàn thành tốt mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ

- Họ còn có tình đồng chí, đồng đội gắn bó đầy yêu thương

   + Khi Nho bị thương, chị Thao lo cho Nho, Phương Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm cho Nho, chăm sóc Nho như một cô y tá thành thạo

⇒ Chính tình đồng đội ấy giúp các cô động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ

3. Điểm riêng của mỗi người

- Nhân vật Nho

   + Nho là em út, tính trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ nhỏ nhắn, cứ mỗi lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng Nho như một que kem mát mẻ. Nhưng khi bị thương lại luôn là một cô gái rắn rỏi và bản lĩnh

- Nhân vật Thao

   + Chị Thao là chị cả nhưng lại thích làm duyên: Lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị rất chăm chép bài hát mặc dù không hát trôi chảy bài nào.

   + Trong công việc luôn dũng cảm quyết đoán nhưng lại rất sợ máu và sợ vắt

⇒ Trong cô có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, mềm yếu và cái bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng

- Nhân vật Phương Định

   + Định là một cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng hay sống với kỉ niệm của thiếu nữ ở thành phố nơi cô sống

   + Phương Định còn rất dũng cảm trong một lần phá bom, cô bản lĩnh hơn khi nghĩ rằng có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình

   + Cô không sợ chết mà chỉ sợ đường không thông không hoàn thành nhiệm vụ

⇒ Các cô đều có những nét tính cách đẹp đẽ và đáng yêu, là những con người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên

III. Kết bài

- Khẳng định lại những thành công về nội dung nghệ thuật:

   + Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế

   +Nội dung: Khẳng định sự kiên cường bất khuất cùng những phẩm chất vô cùng đáng yêu của ba cô gái nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ nói chung.

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Tác phẩm những ngôi sao xa xôi do ai sáng tác?

A. Hữu Thỉnh B. Nguyễn Thành Long

C. Nguyễn Minh Châu D. Lê Minh Khuê

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 2: Truyện ngắn những ngôi sao xa xôi ra đời vào năm nào?

A. Năm 1970 B. Năm 1971

C. Năm 1976 D. Năm 1975

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 3: Nội dung chính được thể hiện trong truyện Những ngôi sao xa xôi là gì?

A. Cuộc sống gian khó ở Trường Sơn trong những năm tháng chống Mĩ

B. Vẻ đẹp của những người chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn

C. Vẻ đẹp của những người lính công binh trên con đường Trường Sơn

D. Vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 4: Hoàn thành thông tin vào bảng sau để có thông tin về ba nhân vật nữ thanh niên

Ba nữ thanh niên xung phong

Hoàn cảnh sống

Công việc

Phẩm chất

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án:

Hoàn cảnh sống: trên cao điểm của tuyến đường Trường Sơn, thường xuyên phải chịu bom mìn kẻ thù dội xuống

Công việc: phá bom mìn, đo đất đá lấp đường

Tính cách: dũng cảm, kiên cường, hồn nhiên, sống tình cảm

Câu 5: Nhân vật chính Phương Định được khắc họa ở những phương diện nào?

A. Ngoại hình B. Tâm trạng

C. Hành động D. Cả 3 phương diện

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 6: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào chính?

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Nghị luận D. Hành chính công vụ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Cho đoạn văn sau:

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…

Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

A. Tự sự B. Biểu cảm

C. Miêu tả D. Nghị luận

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 8: Người kể trong đoạn trên là ai?

A. Phương Định B. Tác giả

C. Cả ba cô gái D. Những người cùng đơn vị

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 9: Đoạn trích trên cho thấy phẩm chất gì của nhân vật?

A. Hồn nhiên và mơ mộng B. Chín chắn và già dặn

C. Tinh nghịch và thích hài hước D. Thông minh, thích khám phá

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 10: Điểm đặc sắc nhất trong nghệ thuật trong đoạn văn trên là gì?

A. Sử dụng các kiểu câu linh hoạt, có giá trị biểu cảm

B. Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa

C. Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động

D. Cách xây dựng tình huống truyện hấp dẫn

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 11: Câu văn “Sao chóng thế?” được dùng với mục đích gì?

A. Bày tỏ ý nghi vẫn B. Trình bày một sự việc

C. Thể hiện sự cầu khiến D. Bộc lộ cảm xúc

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 12: Từ gạch chân trong câu “rõ ràng tôi không tiếc những viên đá” là thành phần gì?

A. Khởi ngữ B. Thành phần biệt lập tình thái

C. Thành phần biệt lập phụ chú D. Thành phần biệt lập cảm thán

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 13: Những cụm từ được gạch chân trong câu “Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố” liên hệ với từ ngữ trước đó theo kiểu quan hệ nào?

A. Quan hệ bổ sung B. Quan hệ thời gian

C. Quan hệ nghịch đối D. Quan hệ nguyên nhân

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 14: Trong đoạn văn “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…” từ “chao ôi” là thành phần gì?

A. Thành phần tình thái B. Thành phần gọi- đáp

C. Thành phần phụ chú D. Thành phần cảm thán

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 15: Từ “chúng” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào trong đoạn văn trên?

A. Bỗng chốc B. Những cái đó

C. Một cơn mưa đá D. Thiệt xa

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 16: Câu văn “cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa” được dùng với mục đích gì?

A. Bày tỏ ý nghi vấn B. Trình bày sự việc

C. Thể hiện sự cầu khiến D. Bộc lộ cảm xúc

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 17: Từ ngữ gạch chân trong câu văn “Chắc các anh ấy có những cái ống nhòm để thu cả trái đất vào tầm mắt” đóng vai trò gì?

A. Khởi ngữ đầu câu B. Kết nối với câu trước nó

C. Thành phần chủ ngữ của câu D. Thành phần trạng ngữ của câu

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 18: Câu văn trên sử dụng phép tu từ gì?

A. Ẩn dụ B. So sánh

C. Phóng đại D. Bộc lộ cảm xúc

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 19: Hai câu văn sau: Qủa bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng” sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép thế B. Phép lặp từ ngữ

C. Phép nối D. Phép đồng nghĩa

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Giải thích: Từ đầu này thay thế cho từ “một đầu”

Câu 20: Câu nào sau đây là câu đặc biệt?

A. Tôi, một quả bom trên đồi B. Vắng lặng đến phát sợ

C. Cây còn lại xơ xác D. Đất nóng.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A