Tôi đi học

Tôi đi học

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tôi đi học

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác giả Thanh Tịnh

- Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh

- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

   + Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường

   + Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)

   + Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội.

   + Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước biển…

- Phong cách sáng tác:

   + Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu

II. Đôi nét về tác phẩm: Tôi đi học

1. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

- “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941

2. Bố cục

- Phần 1: Từ đầu văn bản đến “…. lướt ngang trên ngọn núi. ”: Tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường từ nhà tới trường.

- Phần 2: từ tiếp cho đến “xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết. ”: Tâm trạng cảm xúc của nhân vật khi đứng trước sân trường.

- Phần 3: Còn lại: Dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi khi bước vào lớp học và bắt đầu tiết học mới.

3. Giá trị nội dung

- Trong cuộc đời mỗi chúng ta, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò, nhất là buổi tựu trường đầu tiên thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả tinh tế cảm xúc này qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

4. Giá trị nghệ thuật

- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm: Tôi đi học

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

- Vài nét về văn bản “ Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên

II. Thân bài

1. Cơ sở để nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình

- Biến chuyển của cảnh vật sang thu: Cuối thu, thời điểm tựu trường. cảnh thiên nhiên với lá rụng nhiều, mây bàng bạc khiến lòng người nhẹ nhàng mà bồi hồi nhớ lại

- Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,…

⇒ gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên

2. Những hồi tưởng của nhân vật tôi

a. Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường

- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ.

- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.

- Bỡ ngỡ, lúng túng

⇒ Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, cụ thể: tâm trạng bỡ ngỡ của “tôi” trong bổi tựu trường đầu tiên

b. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học

- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.

- Cảm thấy nhỏ bé so với trường, lo sợ vẩn vơ.

- Hồi hộp, lo sợ chờ nghe gọi tên mình.

- Khi sắp vào lớp học thì lo sợ, bật khóc

⇒ Diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật “tôi” với từng cung bậc, cảm xúc, có nhiều trạng thái cảm xúc đối lập, tâm trạng phức tạp

c. Khi ngồi trong lớp học

- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với nguời bạn ngồi bên …

   + Làm quen, tìm hiểu phòng học, bàn ghế, … ⇒ thấy quyến luyến.

⇒ Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên hợp tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.

3. Hình ảnh những người lớn

- Ông đốc: hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo rất hiểu tâm lý trẻ, hiền từ, bao dung …

- Thầy giáo trẻ vui vẻ, giàu lòng yêu thương

⇒ Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời yạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

⇒ Truyện kết thúc tự nhiên, khép lại bài văn nhưng mở ra một bầu trời mới, một khoảng không gian mới, tình cảm mới.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xú động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Quê hương của Thanh Tịnh là ở đâu?

A. Ven sông Hương, thành phố Huế B. Ven sông Hồng, thành phố Hà Nội

C. Ven sông Đuống, Gia Lâm (Hà Nội) D. Một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 2: Tác giả Thanh Tịnh đã từng đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 3: “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí B. Truyện ngắn trữ tình

C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 4: Nhận xét: “Sử dụng thể loại hồi ký với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình tha thiết” phù hợp với văn bản nào?

A. Tôi đi học. B. Tức nước vỡ bờ.

C. Trong lòng mẹ. D. Lão Hạc.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 5: Các phương thức biẻu đạt được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong văn bản "Tôi đi học”?

A. Tự sự B. Miêu tả

C. Biểu cảm D. Kết hợp cả A, B, C.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 6: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học” là ai?

A. Người mẹ B. Người thầy giáo

C. Ông đốc D. Nhân vật “tôi”

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 7: Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” nằm ở phần nào?

A. Nhan đề của văn bản B. Quan hệ giữa các phần của văn bản

C. Các từ ngữ, câu then chốt trong văn bản D. Cả ba yếu tố trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 8: Nhân vật chính trong văn bản" Tôi đi học" được miêu tả chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình B. Tính cách

C. Tâm trạng D. Hành động

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 9: Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?

A. “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

B. “Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”.

C. “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.

D. “Họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ”.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 10: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Tôi đi học"?

A. Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật " tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

B. Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng cảm xúc.

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 11: Sức cuốn hút của tác phẩm "Tôi đi học" là:

A. Bản thân tình huống truyện.

B. Tình cảm ấm áp, trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.

C. Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả.

D. Cả A, B, C.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 12: Câu văn "Tôi bặm tay ghi thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất" trong văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh cho ta hiểu điều gì?

A. Cậu bé chưa quen với việc cầm vở. B. Cậu bé chưa tập trung vào việc.

C. Cậu bé quá hồi hộp. D. Cậu bé thấy không đủ sức giữ vở.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 13: Đọc đoạn văn sau:

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?

A. Nhân hóa. B. So sánh.

C. Điệp ngữ. D. Ẩn dụ.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 14: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả Thanh Tịnh sử dụng trong đoạn văn:

"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". (Tôi đi học, Thanh Tịnh)

A. Tô đậm tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn các bạn, thấy các bạn cũng sợ sệt, vụng về như mình.

B. Tô đậm tâm trạng, cảm giác của mấy cậu học trò mới khi đứng bên người thân trước giờ vào lớp học.

C. Tô đậm niềm mong ước được biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong khung cảnh trường lớp xa lạ của mấy cậu học trò mới.

D. Cả A, B, C đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 15: Hai câu văn sau trong tác phẩm “Tôi đi học” đã thể hiện những đức tính gì của ông đốc và thầy giáo trẻ?

"Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi. . . Một thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười, đang đón chúng tôi trước cửa lớp".

A. Rất vui vẻ. B. Hết lòng săn sóc và thương yêu học sinh.

C. Rất hiền hậu. D. Cả 3 ý trên đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 16: Trong tác phẩm “Tôi đi học” của Thanh Tịnh, câu văn nào sau đây không nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên?

A. "Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ".

B. "Cũng như tôi, mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ".

C. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".

D. "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ".

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 17: Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn:

“Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”?

A. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật “tôi” ngay trong ngày đến trường đầu tiên.

B. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật “ tôi” về ngày đến trường đầu tiên.

C. Cho người được thấy được những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn được in đậm trong tâm trí nhân vật “tôi”.

D. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 18: Hình ảnh "bàn tay" trong hai câu văn: "Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. . . Một bàn tay quan nhẹ vuốt mái tóc tôi" nhằm diễn tả ý gì?

A. Sự âu yếm của mẹ hiền.

B. Sự săn sóc của mẹ hiền.

C. Tấm lòng mẹ hiền bao la săn sóc, âu yếm, chở che, nâng đỡ và thương yêu đối với con thơ.

D. Tình thương con bao la của mẹ hiền.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 19: Câu văn nào sau đây trong văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật "tôi"?

A. "Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ".

B. "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".

C. "Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".

D. "Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập".

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 20: Chất thơ trong sáng, nhẹ nhàng và rung động và thấm thía của truyện "Tôi đi học" được thể hiện qua phương thức biểu đạt nào?

A. Biểu cảm. B. Tự sự.

C. Thuyết minh. D. Miêu tả.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A