Trong lòng mẹ

Trong lòng mẹ

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trong lòng mẹ

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác giả Nguyên Hồng

- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng

- Quê quán: Nam Định

- Cuộc đời và sự ngiệp sáng tác

   + Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn "Linh Hồn" đăng trên Tiểu thuyết thứ 7

   + Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ"

   + Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957

   + Năm 1980 cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là "Núi rừng Yên Thế"

   + Những tác phẩm tiêu biểu: Bỉ vỏ, Trời xanh, Sóng ngầm, Khi đứa con ra đời,…

- Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ

II. Đôi nét về tác phẩm Trong lòng mẹ

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.

2. Tóm tắt

   Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương nhưng đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Khi bố Hồng mất, người mẹ bỏ hai anh em Hồng lại để đi tha hương cầu thực, anh em Hồng luôn sông trong sự ghẻ lạnh của nhà nội. Nhất là bà cô, luôn gieo rắc vào đầu Hồng những rấp tâm tanh bẩn để Hồng ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn thông cảm và yêu mẹ nhiều hơn, em căm thù những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Chiều hôm đó khi vừa tán học, em thoáng thấy bóng dáng mẹ, em liền gọi theo với hi vọng và giọng bối rối. Khi mẹ em quay đầu lại, Hồng sà vào lòng mẹ, trong lòng mẹ, Hồng chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô mà chỉ cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, chan chứa.

3. Giá trị nội dung

- Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình

4. Giá trị nghệ thuật

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm

- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Trong lòng mẹ

I. Mở bài

- Giới thiệu vài nét khái quát về tác giả Nguyên Hồng: là nhà văn của những người cùng khổ, dành cho những người phụ nữ và trẻ em tấm lòng chan chứa yêu thương và trân trọng thông qua việc diễn tả thấm thía nỗi cơ cực và tủi nhục mà họ gánh chịu, đồng thời thấu hiểu, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của họ

- Khái quát những nét cơ bản nhất về đoạn trích Trong lòng mẹ: Trích chương IV hồi kí “ Những ngày thơ ấu”, đoạn trích diễn tả thành công, sâu sắc và cảm động tâm trạng của nhân vật chính- bé Hồng đối với người mẹ đáng thương, bất hạnh của mình

II. Thân bài

1. Nhân vật bé Hồng

a. Cảnh ngộ đáng thương và nỗi buồn của bé Hồng

- Bố mới mất, mẹ tha hương cầu thực

- Sống giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của người cô, một người luôn tìm cách gieo vào đầu Hồng những suy nghĩ không tốt để Hồng từ bỏ, ruồng rẫy người mẹ của mình

- Sống trong nỗi cô đơn và niềm khát khao tình mẹ

b. Tình thương yêu mãnh liệt đối với mẹ

- Lúc nào cũng nghĩ đến mẹ và thông cảm với mẹ: khi cô hỏi ngọt nhạt ⇒ cúi đầu không đáp; từ chối cô, luôn nghĩ đến mẹ.

- Không dao động, không suy giảm tình cảm kính yêu dành cho mẹ.

- Vô cùng đau đớn, phẫn uất khi nghe lời dèm pha, nhục mạ mẹ: khi cô mỉa mai mẹ ⇒ nghe như sát muối vào lòng, đau đớn, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ

- Ghét những hủ tục phong kiến: khi nghe cô kể về mẹ ⇒ dồn dập oán hờn, kìm nén nỗi xót xa, căn ghét cổ tục phong kiến.

c. Cảm giác của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ

- Chạy đuổi theo xe với cử chỉ vội vã, lập cập; bối rối gọi “Mợ ơi!”.

- Chân ríu lại, lên xe ngồi cạnh mẹ, nhận được sự âu yếm vỗ về của người mẹ thì òa lên khóc nức nở ⇒ niềm dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện

- Gặp mẹ, với Hồng “khác nào ảo ảnh dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”

⇒ Niềm xúc động mạnh mẽ của Hồng khi đột ngột gặp lại mẹ

- Cảm nhận mẹ vẫn tươi như ngày nào, giác ấm ấp mơn man khắp da thịt, niềm ngây ngất sung sướng khi ở trong lòng mẹ và ước ao mình nhỏ lại

⇒ Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ

2. Nhân vật người cô

- Đối xử với BH không thật lòng:

   + Bên ngoài tỏ ra dịu dàng, thân mật: “cười”, nói giọng ngọt ngào, xưng hô “mày tao”

   + Lời nói mỉa mai mẹ BH, làm tổn thương tình cảm mẹ con nhằm gieo rắc hoài nghi để BH khinh miệt, ruồng rẫy mẹ

- Là người cay nghiệt thâm độc, luôn gây ra nỗi đau cho người khác.

III. Kết bài

- Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công về nội dung của văn bản: Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực, kết hợp tự sự với miêu tả, biểu cảm, khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng . . .

- Suy nghĩ bản thân về tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc sống và liên hệ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tình cảm thiêng liêng, chân thành, cao quý ấy

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?

A. Nguyễn Nguyên Hồng B. Nguyễn Hồng.

C. Hồng Nguyên D. Nguyên Hồng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 2: Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?

A. Sau Cách mạng tháng Tám

B. Trước Cách mạng tháng Tám

C. Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám

D. Sáng tác trong thời gian từ năm 1918 – 1982.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 3: Nguyên Hồng được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào?

A. 1996 B. 1998

C. 2000 D. 2002

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 4: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?

A. Chương V B. Chương IV

C. Chương VI D. Chương X

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 5: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí B. Hồi kí

C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 6: Văn bản: “Trong lòng mẹ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

A. Tự sự B. Miêu tả.

C. Biểu cảm D. Nghị luận.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A-B-C

Câu 7: Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến

B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình.

C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về tương lai.

D. Cả A, B, C đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 8: Nghĩa của từ “tàn nhẫn” là gì?

A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác.

B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác.

C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác.

D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 9: Câu văn nào không nói đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)?

A. Hồng rất sợ người cô biết mình nhận nhầm mẹ.

B. Hồng sợ mình trở thành trò cười cho lũ bạn.

C. Hồng rất đau khổ nếu đó là sự nhận nhầm.

D. Hồng khao khát gặp mẹ, coi được gặp mẹ là hạnh phúc.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 10: Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) có thể hiểu như thế nào?

A. Người cô cười như diễn viên. B. Người cô thích khôi hài.

C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực. D. Người cô diễn kịch.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 11: Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm. . . "? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm.

B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ.

C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình.

D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 12: Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con. B. Là người có tình với gia đình nhà chồng.

C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận. D. Là người hành động theo bản năng.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 13: Trong văn bản Trong lòng mẹ, từ ngữ nào đúng tâm địa bà cô của bé Hồng?

A. Xấu xa đê tiện. B. Hiểm độc và tàn nhẫn.

C. Lắm lời, thích phỉ báng. D. Ghen ghét, nhẫn tâm.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 14: Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc. . . " trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?

A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

B. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình.

C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình.

D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 15: Hiểu thế nào về lời bé Hồng từ chối vào Thanh Hóa thăm mẹ: "Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về"? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng)

A. Bé Hồng cố gắng giấu tình cảm thực của mình.

B. Bé Hồng hiểu dụng ý xấu xa của người cô.

C. Bé Hồng thực sự không muốn vào.

D. Bé Hồng không muốn người cô thực hiện được rắp tâm.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 16: Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng trong văn bản Trong lòng mẹ?

A. "Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đo thơm tho lạ thường".

B. "Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến".

C. "Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc".

D. "Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má".

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 17: Trong tác phẩm "Trong lòng mẹ", nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?

A. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.

C. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ. D. Cả B, C đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 18: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Đoạn trích chủ yếu trình bày những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.

B. Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng

C. Đoạn trích chủ yếu trình bày sự tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ

D. Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm tâm trạng của chú bé Hồng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 19: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát

B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm

C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình

D. Cả A, B, C đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 20: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích “Trong lòng mẹ”?

A. Giàu chất trữ tình B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc

C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C