1. Cùng với sự phát triển của từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển, dựa trên cơ sở nghĩa gốc của chúng. Phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ:
- Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ
2. Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt
3. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng, tiếng Việt mượn chủ yếu từ tiếng Hán.
Bài 1: Cho hai câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
Từ mặt trời thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Bài 2: Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các ví dụ dưới đây:
a, Bên sườn núi những khóm hoa dại thi nhau đua nở.
b, Cú hích vào mạng sườn khiến nó đau điếng, ngã lăn xuống.
c, Bộ tổng chỉ huy ra lệnh tấn công vào khu sườn địch.
Bài 3: Tìm từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
Bài 1: Từ mặt trời thứ hai để chỉ người con- nguồn sống, ánh sáng của cuộc đời người mẹ
Đây không phải trường hợp từ nhiều nghĩa, bởi vì, nghĩa của từ “mặt trời” được tác giả Nguyễn Khoa Điềm sáng tạo ra, không mang tính phổ quát cho cả cộng đồng.
Từ “mặt trời” trong ví dụ trên là minh chứng cho biện pháp tu từ ẩn dụ
Bài 2:
a, Từ sườn núi là từ mang nghĩa chuyển (phương thức ẩn dụ)
b, Từ mạng sườn là từ mang nghĩa gốc ( chỉ bộ phận trên cơ thể con người, các chiếc xương bao quanh lồng ngực tới vùng ức.)
c, Từ sườn địch là từ mang nghĩa chuyển
Bài 3:
Trong đoạn trích bài Cảnh ngày xuân (Truyện Kiều) sử dụng các từ Hán Việt:
- Từ yến anh (chỉ sự tự do, phóng túng)
- Bộ hành (đi bộ)
- Tài tử giai nhân (trai tài, gái sắc)