Ôn luyện về dấu câu

Ôn luyện về dấu câu

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ôn luyện về dấu câu

Tổng kết về dấu câu

Dấu câu

Công dụng

Dấu chấm

Kết thúc câu trần thuật

Dấu chấm hỏi

Biểu thị ý nghi vấn

Dấu chấm than

Biểu thị cảm xúc cuối câu cầu khiến hoặc cảm thán

Dấu phẩy

Đánh dấu ranh giới các bộ phận của câu:
+ Thành phần phụ với chủ ngữ vị ngữ
+ giữa các từ có cùng chức vụ ngữ pháp
+ giữa một từ với bộ phận chú thích
+ giữa các vế của một câu ghép

Dấu chấm phẩy

- Đánh dấu các bộ phận khác nhau trong một phép liệt kê.
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp.

Dấu chấm lửng

- Tỏ ý chưa liệt kê hết.
- Thể hiện lời nói ngập ngừng hay ngắt quãng.
- Biểu thị chỗ ngắt dài giọng, ghi lại chỗ kéo dài của âm thanh hay sự chờ đợi, chỉ ý lược bớt…

Dấu gạch ngang

- Đánh dấu bộ phận chú thích hay giải thích trong câu
- Đặt trước những lời đối thoại
- Đặt trước bộ phận liệt kê, đặt giữa các liên số…

Dấu ngoặc đơn

Giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm.

Dấu hai chấm

- Đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó
- Báo trước lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

Dấu ngoặc kép

- Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.

Các lỗi thường gặp về dấu câu

1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc

   Ví dụ thiếu dấu chấm ngắt câu: “… vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ …”

2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc

   Dùng sai dấu ngắt câu: “Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc. ”

3. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận câu khi không cần thiết

   Câu thiếu dấu phẩy để tách bộ phận của câu chỉ sự liệt kê: “Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này. ”

4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu

   Dấu câu dùng không đúng: “Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đè này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này. ”

Luyện tập

Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít, tỏ ra dáng bộ vui mừng.

   Anh Dậu lữ thử từ cổng tiến vào với cái vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội.

   Cái Tý, thằng Dần cùng vỗ tay reo:

   - A! Thầy đã về! A! Thầy đã về!. . .

   Mặc kệ chúng nó, anh chàng ốm yếu im lặng dựa gậy lên tấm phên cửa, nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm. Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản, anh ta lăn kềnh lên trên chiếc chiếu rách.

   Ngoài đình, mõ đập chan chát, trống cái đánh thùng thùng, tù và thổi như ếch kêu.

   Chị Dậu ôm con vào ngồi bên phản, sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi:

   - Thế nào? Thầy em có mệt lắm không? Sao chậm về thế? Trán đã nóng lên đây mà!

Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

   a. Thiếu dấu hỏi chấm. Sửa lại: “Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà …”

   b. Thiếu dấu ngoặc kép, dấu phẩy. Sửa lại: “Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân … Vì vậy có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách””

   c. Dùng sai dấu chấm câu. Sửa lại: “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh. ”

Thuyết minh về một thể loại văn học

Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học

1. Quan sát

   a. Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng. Số dòng số chữ ấy là bắt buộc, không được tùy ý thêm bớt.

   b. Kí hiệu bằng, trắc cho từng bài thơ:

   - Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:

   Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

    (T – B – B – T – T – B – B )

   Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

    (T – T – B – B – T – T – B )

   Đã khách không nhà trong bốn biển

    (T – T – B – B – B – T – T )

   Lại người có tội giữa năm châu

    (T – B – T – T – T – B – B )

   Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

    (T – B – B – T – B – B – T )

   Mở miệng cười tan cuộc oán thù

    (T – T – B – B – T – T – B )

   Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

    (B – T – T – B – B – T – T )

   Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu

    (B – B – B – T – T – B – B )

   - Đập đá ở Côn Lôn:

   Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

    (B – B – T – T – T – B – B )

   Lừng lẫy làm cho lở núi non

    (B – T – B – B – T – T – B )

   Xách búa đánh tan năm bảy đống

    (T – T – T – B – B – T – T )

   Ra tay đập bể mấy trăm hòn

    (B – B – T – T – T – B – B )

   Tháng ngày bao quản thân sành sỏi

    (T – B – B – T – B – B – T )

   Mưa nắng càng bền dạ sắt son

    (B – T – B – B – T – T – B )

   Những kẻ vá trời khi lỡ bước

    (T – T – T – B – B – T – T )

   Gian nan chi kể việc con con

    (B – B – B – T – T – B – B )

   c. Nhận xét quan hệ bằng trắc:

   - Tiếng thứ 4 của các câu luôn trái thanh với tiếng thứ 2 và thứ 6. Ví dụ câu 1 bài Đập đá ở Côn Lôn: B – B – T – T – T – B – B

   - Các tiếng 2, 4, 6 của các cặp câu 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 luôn trái ngược về thanh.

   - Các tiếng 2, 4, 6 của câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 trùng nhau về thanh điệu.

   d. Những tiếng hiệp vần với nhau trong bài thơ là ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

   e. Thường ngắt nhịp chẵn lẻ: 4/3, 2/2/3

2. Lập dàn bài

Luyện tập

Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.

   - Mở bài: truyện ngắn là thể loại truyện …

   - Thân bài:

        + Về dung lượng: nhỏ

        + Về nhân vật: thường khá ít nhân vật.

        + Về cốt truyện: thường đơn giản và ngắn gọn

        + Về nội dung: đưa ra một ý nghĩa nào đó với cuộc sống.

   - Kết bài: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của các truyện ngắn.