Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Chuyện người con gái Nam Xương

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác giả

- Nguyễn Dữ - có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất)

- Quê quán: Ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện - Hải Dương

- Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài

- Sự nghiệp sáng tác: Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời

II. Đôi nét về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

1. Hoàn cảnh sáng tác

    “Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc tác phẩm Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục

2. Tóm tắt

    Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, là cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng vô học, vũ phu. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Mẹ chồng nàng vì nhớ thương con mà bệnh nặng qua đời, một mình Vũ Nương gánh vác mọi thứ, tự sinh con một mình đặt tên là Đản. Để bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cha, đêm đến Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về nhất quyết bé Đản không chịu nhận cha và nói cha đản thường đến vào buổi tối. Lúc này Trương Sinh nghi ngờ vợ bèn mắng nhiết đánh đuổi nàng, Vũ Nương hết lời giải thích minh oan nhưng chành đều không tin, rồi nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ít lâu sau bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên tường và bảo đó là cha Đản thì Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ. Cùng làng Trương Sinh có Phan Lang vì đã cứu thần rùa Linh Phi nên được trả ơn. Trong một bữa tiệc dưới thủy cung, Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương nhớ chồng con da diết và xin nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ trở về. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan thì Vũ Nương có hiện lên nhưng chỉ nói vài câu rồi biến mất.

3. Giá trị nội dung

- Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

- Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.

4. Giá trị nghệ thuật

- Truyện viết bằng chữ Hán

- Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện , xây dựng nhân vật thành công

III. Dàn ý: phân tích Chuyện người con gái Nam Xương

I. Mở bài

- Giới thiệu một vài nét chủ yếu nhất về tác giả Nguyễn Dữ: Một tác giả học rộng tài cao nhưng bất đắc chí

- Giới thiệu về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương: Là một trong hai mươi truyện ngắn của Truyền kì mạn lục

II. Thân bài

    1. Nhân vật Vũ Nương

a. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương

- Vẻ đẹp trước khi lấy chồng: là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” ⇒ một vẻ đẹp chuẩn mực

- Trong cuộc sống vợ chồng:

    + Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa ⇒ Tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình

- Khi tiển chồng đi lính:

    + Dặn dò cẩn thận, đầy tình nghĩa, thủy chung

    + Nàng không mong chồng khi trở về mang “ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ” mà chỉ mong chồng bình yên → ko màng danh lợi

- Khi xa chồng:

    + Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo.

    + Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết: hằng đêm vẫn chỉ vào bóng mình và bảo với con đó là cha nó để vơi đi nỗi nhớ chồng

    + Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con

    + Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất

        ⇒ Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ

- Khi bị chồng vu oan:

    + Phân trần để chồng hiểu tấm lòng thủy chung của mình.

    + Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng vì không hiểu.

    + Thất vọng tột cùng, nàng chọn cái chết để bày tỏ tấm lòng mình.

        ⇒ Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình

b. Số phận bi kịch của Vũ Nương

- Nguyên nhân của nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương

    + Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa

    + Tính Đa nghi của Trương Sinh

    + Lời nói ngây ngô của đứa trẻ con

- Ý nghĩa:

    + Tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến trọng quyền uy người đàn ông và kẻ giàu

    + Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với người phụ nữ

    2. Nhân vật Trương Sinh

- Là người không có học thức

- Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng

- Có tính đa nghi, trở về rất buồn vì mẹ mất.

- Cách xử sự của Trương Sinh khi nghe lời bé Đản nói thể hiện sự hồ đồ, độc đoán ⇒ chính sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh là một nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.

        ⇒ Tác giả phê phán sự ghen tuông mù quáng, bày tỏ sự cảm thông và ngợi ca người phụ nữ đức hạnh mà phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.

    3. Những yếu tố kì ảo

- Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm:

    + Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa

    + Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung

    + Vũ Nương hiện về giữa uy nghi

        ⇒ Là những yếu tố hoang đường nhưng vẫn rất thực và gần gũi

- Ý nghĩa:

    + Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương

    + Kết thúc có hậu

    + Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ

III. Kết bài

- Khái quát những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm: Cách dẫn dắt: khéo léo, tăng tính bi kịch, lời thoại và lời tự bạch khắc họa sâu thêm tính cách nhân vật, các yếu tố kì ảo, kết hợp tự sự với trữ tình...

- Đây là một tác phẩm mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc

B. Bài tập luyện tập

Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?

A. Nguyễn Du B. Nguyễn Dữ

C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Khuyến

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 2: Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào?

A. Truyền kì mạn lục B. Truyện Kiều

C. Chinh phụ ngâm khúc D. Vũ trung tùy bút

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 3: Truyện truyền kì là gì?

A. Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết

B. Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo

C. Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc

D. Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 4: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả là người như thế nào?

A. Tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp

B. Giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào với chồng thất hòa

C. Không ham của cải vật chất

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích: Nhân vật Vũ Nương được xây dựng là người có tính cách dịu dàng, nết na, hết mực yêu thương chồng, dù chồng có tính đa nghi nhưng chưa khi nào vợ chồng bất hòa

Câu 5: Vũ Nương dỗ dành con trong lúc chồng vắng nhà bằng cách nào?

A. Mỗi tối chỉ vào bóng mình và nói đó là cha của đứa con

B. Hát ru cho con ngủ

C. Đưa con đi chơi ở khắp nơi

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Giải thích: Vũ Nương mỗi tối thường chỉ vào bóng của mình trên tường và nói đó là cha đứa con

Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương?

A. Do lời nói ngây thơ của bé Đản

B. Do Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi

C. Do Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 7: Trương Sinh là nhân vật như thế nào?

A. Sinh ra trong gia đình hào phú, nhưng lại không có học, cư xử hồ đồ, thô bạo

B. Tính tình đa nghi, ích kỉ, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức

C. Nóng nảy, gia trưởng

D. Tất cả các đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 8: Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?

A. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.

B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết

C. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót

D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 9: Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương có những chi tiết nào hoang đường kì ảo?

A. Vũ Nương sống dưới thủy cung, trong động thần rùa Linh Phi

B. Phan Lang gặp được Vũ Nương dưới động Rùa

C. Vũ Nương trở về dương thế (hiện lên giữa dòng rồi biến mất)

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện góp phần làm cho chuyện trở nên huyền bí hơn

Câu 10: Kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là kết thúc có hậu, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Giải thích: Cái chết oan ức của Vũ Nương dù được hóa giải (Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan) sự tưởng tưởng của tác giả nhưng câu chuyện này vẫn là kết cục không có hậu

Câu 11: Tác phẩm có giá trị tố cáo xã hội phong kiến bất công trọng nam khinh nữ, chiến tranh phi nghĩa ngăn cản hạnh phúc của con người. Đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 12: Câu văn “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” mang ý nghĩa gì?

A. Nói lên sự thấm thoát của thời gian

B. Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau

C. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng

D. Cho thấy Trương Sinh phải đi chinh chiến ở một nơi rất xa xôi

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích: Câu văn diễn tả nỗi buồn thương, nhớ mong của Vũ Nương khi chồng ra trận

Câu 13: Câu nào trong lời trăn trối của bà mẹ nói lên sự ghi nhận nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng?

A. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp

B. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con

C. Chồng con nơi xa xôi chưa biết thế nào không về đền ơn được

D. Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 14: Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?

A. Mặt đất B. Mặt trăng

C. Ông trời D. Thiên nhiên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 15: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn?

A. Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất và khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

B. Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

C. Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ

D. Cả A, B, C đều đúng

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D