Các thành phần biệt lập

Các thành phần biệt lập

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Các thành phần biệt lập

I. Kiến thức cần nhớ

1. Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

VD: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

2. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, mừng, buồn, giận…)

VD: Ồ, sao mà độ ấy vui thế!

3. Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp

VD: Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tìm các thành phần biệt lập trong các ví dụ dưới đây:

a,

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

b, Chắc hẳn trận đấu tối nay giữa tuyển Việt Nam với tuyển Thái Lan sẽ thu hút đông đảo người xem và cổ vũ.

c, Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

d,

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

g, Thưa bác, con mới từ Hà Nội về thăm gia đình ta ạ!

h, Này, chuyện lớp mình đạt giải nhất là thế nào vậy?

e, Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Gợi ý

Bài 1:

a, Thành phần tình thái (hình như) diễn đạt trạng thái mơ hồ, chưa xác định được trong khoảnh khắc giao mùa

b, Thành phần tình thái: diễn đạt sự phỏng đoán chưa chắc chắn ở trận đấu bóng

c, Thành phần phụ chú, từ kể cả anh được thêm vào làm rõ cho tập hợp “mọi người” được nói đến trong câu

d, Thành phần phụ chú: diễn đạt trạng thái bất ngờ, ngỡ ngàng khi cô bé hàng xóm là thanh niên xung phong (có ai ngờ) và cảm xúc khâm phục, yêu thương của nhân vật trữ tình trước vẻ đẹp của cô gái.

g, Thành phần gọi đáp: diễn đạt sự lễ phép trong giao tiếp với người hơn tuổi (thưa bác)

h, Thành phần gọi đáp: thu hút sự chú ý từ người nghe (này)

e, Thành phần tình thái: diễn tả sự nuối tiếc, vội vã của nhân vật khi thời gian ngắn ngủi sắp kết thúc

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Tác dụng của thành phần tình thái

A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu

B. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B sai

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Câu 2: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?

A. Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)

B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người

C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 3: Câu văn nào dưới đây không chứa thành phần cảm thán?

A. Chao ôi, bắt gặp con người như anh ta là một cơ hội hữu hạn cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là cả một chặng đường dài.

B. Trời ơi, chỉ còn năm phút!

C. Có lẽ khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

D. Ôi, độ ấy sao mà vui tới thế.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: B

Câu 4: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

A. Giận dữ B. Buồn chán

C. Thất vọng D. Đau xót

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 5: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tân cậy cao nhất?

A. Chắc là B. Có vẻ như

C. Chắn hẳn D. Chắc chắn

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: D

Câu 6: Thành phần biệt lập của câu là gì?

A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu

B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu

C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu

D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: A

Câu 7: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?

A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá B. Ồ, ngày mai là chủ nhật rồi

C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi pic-nic D. Kìa, trời mưa

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án: C

Giải thích: Câu C có thành phần tình thái.

Câu 8: Gạch chân các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau:

1. Có vẻ như cơn bão đã đi qua

2. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con

3. Trời ơi, bên kia đường có một cây khô đã chết.

4. Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.

Hướng dẫn giải:

Chọn đáp án:

1. Thành phần tình thái (có lẽ)

2. thành phần tình thái (hình như)

3. Thành phần cảm thán (trời ơi

4. Thành phần cảm thán (không thể nào)