Trắc nghiệm: Câu ghép

Trắc nghiệm: Câu ghép

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm: Câu ghép

MỤC LỤC

    Câu 1: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?

    A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt

    B. Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau

    C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau

    D. Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 2: Các quan hệ từ có góp phần vào việc biểu thị sắc thái ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu hay chưa?

    A. B. Không

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: Có

    Câu 3: Quan hệ từ nào không phải là loại quan hệ từ dùng để nối các vế của câu ghép?

    A. Quan hệ từ chỉ nguyên nhân B. Quan hệ từ chỉ điều kiện

    C. Quan hệ từ chỉ mục đích D. Quan hệ từ chỉ cách thức

    E. Quan hệ từ chỉ sự nhượng bộ

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 4: Quan hệ từ được in đậm trong câu ghép sau chỉ quan hệ nào?

    Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

    Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.

    Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

    Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

    A. Quan hệ nhượng b B. Quan hệ mục đích.

    C. Quan hệ mục đích. D. Quan hệ điều kiện.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 5: Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?

    A. Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép.

    B. Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này.

    C. Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu.

    D. Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 6: Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nhượng bộ?

    A. Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. (Ngô Tất Tố)

    B. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao)

    C. Gió càng to, lửa càng cao.

    D. Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. (Nguyễn Công Hoan)

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 7: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

    A. Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao. B. Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao.

    C. Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao. D. Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 8: Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?

    A. Mẹ đi làm và em đi học. B. Mẹ đi làm còn em đi học.

    C. Mẹ đi làm nhưng em đi học. D. Mẹ đi làm, em đi học.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 9: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

    A. Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.

    B. Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

    C. Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.

    D. Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: C

    Câu 10: Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?

    A. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu. B. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.

    C. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu. D. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: A

    Câu 11: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

    A. Tôi chạy, nó cũng chạy. B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.

    C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay. D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 12: Ý nào nhận định đúng nhất về câu sau?

    Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. (Trong lòng mẹ)

    A. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích.

    B. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân.

    C. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ điều kiện.

    D. Là một câu ghép có quan hệ từ chỉ quan hệ nhượng bộ.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: D

    Câu 13: Câu "Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ" (Thanh Tịnh - Tôi đi học) có kiểu cấu tạo nào?

    A. Câu có thành phần trạng ngữ và một cụm chủ vị.

    B. Câu có hai cụm chủ vị không bao chứa nhau.

    C. Câu có hai cụm chủ vị bao chứa nhau.

    D. Câu có một cụm chủ vị nằm trong phần trạng ngữ.

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 14: Trong đoạn văn sau có câu ghép không?

    Làng Ku – ku – rêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Đát vàng, là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.

    (Hai cây phong)

    A. B. Không

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B

    Câu 15: Cho câu văn:

    Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường.

    (Nguyễn Công Hoan)

    Đây có phải câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả không?

    A. B. Không

    Hướng dẫn giải:

    Chọn đáp án: B