Liệt kê

Liệt kê

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Liệt kê

I. Kiến thức cơ bản

- Liệt kê là sắp xếp các từ, cụm từ, cùng loại diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn khía cạnh khác của thực tế, tư tưởng, tình cảm

Phân loại:

- Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp

- Phân biệt liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến

II. Bài tập vận dụng

Bài 1: Hãy xác định biện pháp liệt kê và tác dụng của nó:

a,

Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm, cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

b,

Tàu qua những sớm, những chiều

Những sông, những núi, những đèo tàu qua…

c,

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về.

d,

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi…

Gợi ý trả lời

a, Liệt kê những đức tính đáng quý của cây tre cũng chính là đức tính đáng quý của con người.

b, Liệt kê những điểm đến cũng chính là hành trình của con tàu.

c, Liệt kê chiến thắng vẻ vang của quân ta trong

Bài 2:

Viết đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp liệt kê tả giờ ra chơi ở trường em.

Gợi ý trả lời

Giờ ra chơi luôn là thời gian mong đợi nhất của tụi học trò chúng tôi. Chỉ cần nghe thấy bác bảo vệ điểm ba tiếng trống là chúng tôi ai nấy đều hớn hở. Chẳng mấy chốc các khoảng không trống trên sân trường được học sinh chúng tôi “dàn trận” bằng nhiều trò chơi. Nào nhảy dây, đá bóng, đá cầu, đuổi bắt… lúc nào cũng ăm ắp tiếng cười nói rộn ràng. Thỉnh thoảng có những tốp bạn không chơi đùa, ra ghế đá ngồi học bài, hoặc nói chuyện vui vẻ với nhau. Dường như sự căng thẳng, mọi mệt mỏi áp lực được xua tan hết chỉ bằng một giờ ra chơi thú vị.

Phần trắc nghiệm

Câu 1: Liệt kê là gì?

A. Là việc kể ra hàng loạt những sự vật, sự việc quan sát được trong thực tế.

B. Là việc sắp xếp các từ, cụm từ không theo một trình tự nào nhằm diển tả sự phong phú của đời sống tư tưởng, tình cảm

C. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm

D. Là sự xen kẽ các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết hoặc nhgười nói.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 2: Phép liệt kê có tác dụng gì?

A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng

B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng

C. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng

D. diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 3: Việc liệt kê các làn điệu dân ca, các dụng cụ âm nhạc và các ngón đàn của tác giả trong bài Ca Huế trên sông Hương nhằm mục đích gì ?

A. Nói lên sự đa dạng và phong phú của ca Huế

B. Nói lên sự phức tạp của ca Huế

C. Nói lên sự hiểu biết phong phú của tác giả về ca Huế

D. Cả A, B và C đều sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 4: Câu văn “Nhạc công dùmg các ngón đàn trau truốt như ngón nhấn mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng,ngón phi, ngón rãi’’dùng phép liệt kê nhằm miêu tả điều gì ?

A. Miêu tả tiếng đàn

B. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú

C. Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi đàn

D. Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 5: Câu văn sau đây dùng phép liệt kê gì ?

Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán …

A. Liệt kê không tăng tiến         B. Liệt kê không theo từng cặp

C. Liệt kê tăng tiến         D. Liệt kê theo từng cặp

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Câu 6: Đoạn văn sau sử dụng phép tu từ gì ?

… Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, vỉ thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt

            (Phạm Duy Tốn)

A. Nhân hoá         B. So sánh

C. Liệt kê         D. Tương phản

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 7: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì ?

Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.

            (Nam Cao)

A. Theo từng cặp         B. Không theo từng cặp

C. Tăng tiến         D. Không tăng tiến

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 8: Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì ?

Dưới vườn, con chích bông kêu chiếp chiếp chuyển từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn vành khuyên hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên, con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, con vàng anh đã khoét vỏ từ lúc nào, ăn chưa hết, bỏ lại.

            (Tô Hoài)

A. Miêu tả sự phong phú về màu lông các loài chim

B. Miêu tả sự đa dạng về tiếng hót của các loài chim

C. Miêu tả sự đa dạng trong cách kiếm ăn của các loài chim

D. Diễn tả vẻ linh hoạt, đáng yêu của nhưng chú chim trong khu vườn nhỏ, thể hiện một cách nhìn quan sát hết sức tinh tế của tác giả.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 9: Phép liệt kê trong câu sau có tác dụng gì ?

Sách của Lan để ở khắp mọi nơi trong nhà: trên giường, trên bàn học, trên giá sách, trên bàn ăn cơm, trên ghế dựa …

A. Nói lên tính chất khẩn trương của hành động B. Nói lên tính chất bề bộn của sự vật, hiện tượng

C. Nói lên tính chất quyết liệt của hành động D. Nói lên sự phong phú của sự vật, hiện tượng

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Trắc nghiệm: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính

Câu 1: Văn bản hành chính là gì ?

A. Là loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn

B. Là một thể loại của văn bản tự sự

C. Là một thể loại của văn bản trữ tình.

D. Là loại văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Câu 2: Những mục dưới đây là những mục cần phải có trong văn bản hành chính. Đúng hay sai ?

1. Quốc hiệu, tiêu ngữ.

2. Địa điểm làm văn bản và ngày tháng.

3. Họ tên và chức vụ của người nhận hay tên cơ quan nhận văn bản

4. Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản.

5. Nội dung văn bản

6. Chữ kí của người gửi văn bản.

A. Đúng        B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 3: Trong các tình huống sau, tình huống nào người viết không phải viết văn bản hành chính?

A. Có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người biết sự kiện ấy.

B. Thầy hiệu trưởng hoặc thầy cô giáo chủ nhiệm cần biết tình hình của lớp em trong tháng qua.

C. Có một sự việc làm em hết sức xúc động muốn ghi lại những cảm xúc đó.

D. Hom qua đi học về chẳng qua bị mưa, hôm nay em bị sốt không thể đến lớp được.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 4: Khi nào người ta viết văn bản thông báo?

A. Khi người viết muốn đề đạt nguyện vọng lên cấp trên hoặc người có thẩm quyền giải quyết.

B. Khi người viết muốn chuyển thông tin từ cấp dưới lên.

C. Khi người viết muốn truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho quần chúng rộng rãi đều biết.

D. Khi người viết muốn kí kết hợp đồng với đối tác.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 5: Trong cuộc sống sinh hoạt và học tập, khi nào cần phải làm văn bản đề nghị?ư

A. Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc đạt được của một cá nhân hay một tập thể.

B. Khi có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra cần phải cho mọi người hiểu biết.

C. Khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của một cá nhân hay một tập thể muốn các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

D. Khi muốn gia nhập một tổ chức nào đó.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào phải làm văn bản báo cáo?

A. Khi muốn trình bày về tình hình, sự việc và kết quả làm được của một cá nhân hay tập thể.

B. Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên xuống.

C. Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó của một cá nhân hay một tập thể.

D. Khi muốn xin nghỉ học

Hướng dẫn giải:

Đáp án A