Dấu chấm lửng dùng để:
- Tỏ ý có nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng
- Làm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm
Dấu chấm phẩy được dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong các ví dụ dưới đây:
a, Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi liệng lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén…
b, Thầy Ha men đứng trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế…
c, Đến nay tháng sáu
Chợt nghe tin nhà
Ra thế
Lượm ơi!...
d, Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngấp ngoái. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt…
Tác dụng của dấu chấm lửng:
a, Dấu chấm lửng thể hiện còn nhiều sự vật khác, sự việc khác chưa liệt kê hết.
b, Dấu chấm lửng thể hiện sự xúc động của học trò trước hình ảnh của thầy Ha men trong buổi học cuối cùng
c, Dấu chấm lửng diễn tả nỗi đau kéo dài khi nghe tin Lượm hi sinh.
d, Sự ngạc nhiên khi lần đầu tiên thấy chim cắt của nhân vật “tôi”
a, Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm của Hội địa lý Hoàng gia Anh gần đây, cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài nhất.
b, Những bến vận hà nhộn nhịp dài theo dòng sông; những lò than hầm gỗ đước sản xuất loại than củi nổi tiếng nhất của miền Nam; những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi.
a, Dấu chấm phẩy được sử dụng làm ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
b, Dấu chấm phẩy để ngăn ranh giới các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu ! (Nam Cao)
- Không … ngô của con … của con gieo… đấy ạ… Con có bao giờ… dám sang vườn bên nhà đâu ? Con mà sang thì con Vện … cả con Mực nữa… nó cắn xổ ruột con ra còn gì ! (Nguyên Hồng )
Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng ; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. ( Tô Hoài )
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới