MỤC LỤC
A. Củng cố kiến thức cơ bản
Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (Cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (Cách dùng gián tiếp)
- Câu nghi vấn thường dùng để hỏi
- Câu cầu khiến thường dùng để điều khiển, hứa hẹn
- Câu cảm thán thường dùng để bộc lộ cảm xúc
- Câu trần thuật thường dùng để trình bày
B. Bài tập vận dụng
1. Hãy xác định mục đích nói của những câu sau đây bằng cách điền dấu (+) vào ô trống thích hợp:
(1) Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.
(2) Đòi một cái máng cho lợn ăn không được à?
(3) Con này gớm thật!
(4) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống.
(5) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
(6) Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
(7) Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này!
(8) Phrăng ạ, thầy sẽ không mắng con đâu.
(9) Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
(10) Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Mục đích | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Hỏi | ||||||||||
Trình bày | ||||||||||
Điều khiển | ||||||||||
Hứa hẹn | ||||||||||
Bộc lộ cảm xúc |
2. Nối câu ở cột A cho phù hợp với hành động nói tương ứng ở cột B
A | B |
1. Ôi Cà Mau! | a. Trình bày |
2. Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? | b. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc |
3. Một hôm, người chồng ra biển đánh cá. | c. Hỏi |
4. Tôi sẽ giúp ông. | d. Điều khiển |
5. Đi tìm lại con cá và đòi một cái nhà rộng. | e. Hứa hẹn |
3. Các hành động nói ở những câu sau được thực hiện trực tiếp hay gián tiếp?
a. (1) Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? (2) Nộp tiền sưu! (3) Mau!
b. (4) Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dậy các con. (5) Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An- dát và Lo-ren. . . (6) Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. (7) Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. (8) Thầy mong các con hết sức chú ý.
Hướng dẫn làm bài
1.
Mục đích | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Hỏi | + | + | ||||||||
Trình bày | + | + | ||||||||
Điều khiển | + | + | + | |||||||
Hứa hẹn | + | |||||||||
Bộc lộ cảm xúc | + | + |
2. 1-b; 2-c; 3-a; 4-e; 5- d
3
.
Câu | Hành động nói | Cách thực hiện |
(1) | trình bày | dùng câu nghi vấn gián tiếp |
(2) | điều khiển | dùng câu cầu khiến trực tiếp |
(3) | điều khiển | dùng câu cầu khiến trực tiếp |
(4) | trình bày | dùng câu trần thuật trực tiếp |
(5) | trình bày | dùng câu trần thuật trực tiếp |
(6) | trình bày | dùng câu trần thuật trực tiếp |
(7) | trình bày | dùng câu trần thuật trực tiếp |
(8) | điều khiển | dùng câu trần thuậtgián tiếp |
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Các câu trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” thuộc về lớp hành động nói nào?
A. Hành động hứa hẹn B. Hành động trình bày
C. Hành động bộc lộ cảm xúc D. Hành động hỏi
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 2: Các câu “Lưu Cung tham công nên thất bại – Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong – Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô – Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã” được dùng để thể hiện hành động kể. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 3: Có thể thực hiện các hành động nói bằng những kiểu câu nào?
A. Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo,…
B. Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật) theo mục đích đích thực của chúng – cách dùng trực tiếp.
C. Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực của chúng – cách dùng gián tiếp.
D. Cả ba cách trên.
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 4: Trong những cách hỏi sau, em nên dùng cách nào để hỏi người lớn?
a. Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ? b. Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
c. Bưu điện ở đâu, hả bác? d. Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
e. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?
A. a-b-c B. a-b-e
C. b-c-d D. b-c-e
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 5: Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?” Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?
A. Coi như không nghe thấy và không làm gì cả.
B. Lẳng lặng đưa lọ gia vị cho người kia.
C. Trả lười người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”
D. Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh” (hoặc “Mời chị”, “Mời bác”…)
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 6 đến câu 8:
“Tôi bật cười bảo lão (1):
- Sao cụ lo xa quá thế(2)? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ (3)! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay (4) ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại (5) ?
- Không, ông giáo ạ (6)! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu (7)?
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 6: Câu văn (2) là câu nghi vấn thuộc kiểu hành động nói gì?
A. Hỏi B. Điều khiển
C. Hứa hẹn D. Bộc lộ cảm xúc
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: D
Câu 7: Câu văn (2) thực hiện hành động nói theo cách nào?
A. Trực tiếp B. Gián tiếp
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B
Câu 8: Câu nào thuộc kiểu hành động nói điều khiển trong các câu sau:
A. Tôi bật cười bảo lão B. Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!
C. Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết hãy hay! D. Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: C
Câu 9: Câu văn “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” có phải là câu nghi vấn không?
A. Có B. Không
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: A
Câu 10: Mục đích của câu văn trong câu 9 là gì?
A. Hỏi B. Khẳng định
C. Phủ định D. Bộc lộ cảm xúc
Hướng dẫn giải:
Chọn đáp án: B