Thạch Sanh

Thạch Sanh

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thạch Sanh

A. Nội dung bài học

I. Đôi nét về tác phẩm: Thạch Sanh

1. Tóm tắt

Thạch Sanh vốn mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống lủi thủi trong túp lều dưới gốc đa và gia tài chỉ có lưỡi búa cha để lại. Thấy Thạch Sanh khỏe, Lý Thông lân la kết nghĩa huynh đệ. Thạch Sanh về sống với mẹ con Lý Thông. Trong vùng có một con chằn tinh hung dữ, mỗi năm người dân phải nộp người cho nó ăn thịt. Tới phiên Lý Thông , hắn lừa Thạch Sanh đi nộp mạng thay mình. Thạch Sanh giết chết chằn tinh, Lý Thông lại lừa chàng đi trốn rồi cướp công của Thạch Sanh. Trong ngày hội nhà vua kén phò mã, công chúa bị đại bàng quắp đi. Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người thì bắn nó và lần theo dấu máu vào hang cứu công chúa. Lý Thông lại một lần nữa lừa Thạch Sanh, hắn lấp miệng hang nhốt chàng dưới vực. Thạch Sanh giết đại bàng và cứu con vua Thủy Tề, chàng được tặng nhiều vàng bạc nhưng chỉ xin một cây đàn trở về gốc đa. Hồn chằn tinh và đại bàng vu oan cho Thạch Sanh, chàng bị bắt vào ngục. Trong ngục chàng lôi đàn ra gẩy kể về nỗi oan khiên của mình. Lý Thông bị trừng trị, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh, Thạch Sanh mang đàn ra gảy, 18 nước chư hầu xin hàng, Thạch Sanh nấu cơm thết đãi. Quân sĩ coi thường, ăn mãi kg hết, họ kính phục rút quân về nước

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “mọi phép thần thông”): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- Phần 2 (tiếp đó đến “hóa kiếp thành bọ hung”): Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

- Phần 3 (còn lại): Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân lính chư hầu

3. Giá trị nội dung

Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dùng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân, bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

4. Giá trị nghệ thuật

- Truyện sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa (sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần…)

- Xây dựng hai nhân vật đối lập

II. Phân tích văn bản Thạch Sanh

I. Mở bài

- Giới thiệu về thể loại truyện cổ tích (khái niệm, các kiểu nhân vật, đặc sắc về nội dung và nghệ thuật…)

- Giới thiệu về truyện cổ tích “Thạch Sanh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh

- Là thái tử con của Ngọc Hoàng

- Mẹ mang thai nhiều năm

- Mồ côi cha lớn lên bằng nghề kiểm củi, không lâu thì mẹ qua đời

- Được thần dạy đủ võ nghệ và tài giỏi

→ Vừa bình thường, vừa khác thường. Bình thường ở chỗ Thạch Sanh là con của nông dân, sống nghèo khổ bằng nghề tiều phu. Khác thường ở chỗ Thạch Sanh là thái tử con của Ngọc Hoàng, được mang thai trong thời gian dài, được chỉ dạy võ nghệ tinh thông -Bình thường:

→ Thể hiện ước mơ niềm tin con người bình thường cũng có tài năng hơn người.

2. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh

- Bị mẹ con Lý Thông lừa đến miếu hoang để thế mạng. Giết được chằn tinh, nhặt được cung tên vàng, bị Lí Thông cướp công.

- Xuống cứu công chúa lại bị Lý Thông lấp cửa hang về giành chiến tích.

- Giết đại bàng, cứu được con trai vua Thủy tề và được tặng cây đàn thần

- Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị vu oan và bị bắt vào ngục.

   + Tự minh oan cho mình

   + Thật thà kể lại mọi chuyện

→ Thạch Sanh được minh oan. Vua giao cho Thạch Sanh xét xử hai mẹ con Lí Thông nhưng chàng không giết mà cho về quê làm ăn, trên được về thị bị sét đánh chết, hóa thành con bọ hung. Điều này cho thấy quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo của nhân dân ta

→ Thạch Sanh là chàng trai dũng cảm, tài năng, thật thà, chất phác và khoan dung.

3. Thạch Sanh cưới công chúa, lên ngôi vua và lui yên quân chư hầu

- Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì

- Hoàng tử bị công chúa từ hôn nổi giận, binh lính mười tám nước kéo sang đánh

- Thạch Sanh một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc, tiếng đàn của chàng khiến binh lính phải cởi áo xin hàng và dọn cơm thết đãi những kẻ thua trận

- Thạch Sanh lên ngôi vua

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: Truyện thể hiện ước mơ đạo lí của nhân dân: Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà, hòa bình thắng chiến tranh…

   + Nghệ thuật: sử dụng chi tiết tưởng tượng thần kì, xây dựng hai nhân vật tương phản, đối lập

- Bài học cho bản thân: tin tưởng vào sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, biết nhận diện cái ác, cái xấu….

B. Bài tập luyện tập

Câu 1. Truyện Thạch Sanh chứa đựng nhiều nội dung, phản ánh nhiều mặt của cuộc sống, nhưng chung quy lại đều cùng một nội dung phản ánh

A. Đấu tranh chinh phục tự nhiên B. Đấu tranh chống xâm lược

C. Đấu tranh chống sự bất công trong xã hội D. Đấu tranh giữa thiện và ác

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Cuộc đấu tranh trong truyện cổ tích là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác

Câu 2. Nhận xét nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh?

A. Từ thế giới tâm linh B. Từ những người chịu nhiều đau khổ

C. Từ chú bé mồ côi D. Từ những người đấu tranh quật khởi

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Thạch Sanh là con trai Ngọc Hoàng phái xuống trần làm con của gia đình hiền lành nọ.

Câu 3. Tác giả dân gian kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh trong mối quan hệ giữa đời sống thần thánh với đời sống trần gian với mục đích gì?

A. Thể hiện ước mơ về sức mạnh thần kì chiến thắng thiên nhiên

B. Thỏa mãn ước mơ có sức mạnh thần kì để chiến thắng giặc ngoại xâm

C. Thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng, hết sức thực tế của nhân dân ta trong cuộc sống

D. Ca ngợi phẩm chất, tài năng nhân vật cũng như chính nhân dân lao động

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của dân gian, nhưng cũng thể hiện sự thực tế

Câu 4. Thông qua hình tượng Thạch Sanh, nhân dân ta muốn bày tỏ tình cảm gì?

A. Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh

B. Gửi gắm ước mơ về hạnh phúc, công bằng xã hội

C. Ca ngợi sức mạnh trí tuệ, cơ bắp của người nông dân

D. Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 5. Ước mơ của nhân dân muốn gửi gắm trong cuộc chiến cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội

A. Mẹ con Lí Thông bị trừng phạt

B. Thạch Sanh vượt qua được hoạn nạn, giúp vua dẹp xâm lăng

C. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho

D. Thạch Sanh lấy công chúa, lên làm vua

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Mẹ con Lí Thông sau nhiều lần lừa Thạch Sanh, giờ đã bị trừng phạt

Câu 6. Truyện Thạch Sanh khác với những câu chuyện đã học?

A. Kết thúc có hậu B. Có yếu tố kì ảo, thần kì

C. Có nhiều tình tiết phức tạp D. Bên cạnh tình tiết chính, còn mạch tình tiết phụ

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

→ Truyện Thạch Sanh có nhiều yếu tố, tình tiết phụ

Câu 7. Vì sao tên địa điểm trong truyện đều là tên riêng nhưng truyện vẫn mang tính phiếm chỉ?

A. Vì không phải tất cả các nhân vật, địa điểm trong truyện đều có tên riêng

B. Tác giả dùng tên riêng cho một số nhân vật thuyết phục người nghe về hiện thực trong tác phẩm

C. Đó chính là tên của cả một loại người, nhân vật đại diện

D. Trong thực tế cuộc sống, không ai đặt tên là Thạch Sanh, Lí Thông

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

→ Tên gọi trong truyện Thạch Sanh còn đại diện cho 1 loại người, kiểu người

Câu 8. Thạch Sanh trở thành hình tượng lý tưởng cho sáng tác của các tác giả sau này, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

→ Truyện Thạch Sanh còn trở thành hình tượng lí tưởng cho các sáng tác sau này của tác giả.

Câu 9. Thạch Sanh là đại diện cho tầng lớp thống khổ chịu nhiều tầng đô hộ, áp bức. Lý Thông là hình ảnh tiêu biểu của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Câu 10. Kết truyện Ngọc Hoàng biến mẹ con Lý Thông làm bọ hung, mang ý nghĩa gì?

A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo

B. Đó là cái kết cho những kẻ trơ tráo, bất nhân

C. Đó là kết truyện phù hợp với motip thường thấy ở truyện cổ tích

D. Cả 3 đáp án trên

Hướng dẫn giải:

Đáp án D