MỤC LỤC
A. Nội dung bài học
- Khái niệm từ mượn: là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị.
- Bộ phận quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (từ gốc Hán và từ Hán Việt) , bên cạnh đó tiếng Việt còn mượn từ một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga.
- Mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt.
- Nguyên tắc mượn từ: Không nên mượn tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn cần nắm rõ ngữ cảnh, tránh sự lố bịch, sai nghĩa
B. Bài tập luyện tập
Bài 1: Em có nhận xét gì về cách dùng các từ in đậm dưới đây? Theo em, nên dùng thế nào?
- Hê lô (chào) , đi đâu đấy?
- Đi ra chợ một chút.
...
- Thôi, bai (chào) nhé, si ơ ghên ( gặp nhau sau)
Gợi ý:
Cách dùng các từ in đậm như đã cho trong bài tập là lạm dụng từ nước ngoài một cách thái quá. Việc học ngoại ngữ là cần thiết nhưng không nên dùng kèm vào tiếng Việt. Một mặt làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Mặt khác, làm cho mọi người tưởng đang “khoe chữ”. Chỉ nên sử dụng những từ mượn đã quen dùng trong cộng đồng và khi thật cần thiết.
Bài 2: Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống sao cho thích hợp:
A. báu vật/của quý
- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ khác...
- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là...
B. chết/từ trần
- Ông của Lan đã... đêm qua.
- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã... từ tuần trước
C. phôn/gọi điện
- Sao cậu không... cho tớ để tớ đón cậu?
- Sao ông không... cho cháu để cháu đón ông?
Gợi ý:
A.
- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý.
- Lê Lợi cầm gươm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người không biết đó là báu vật.
B.
- Ông của Lan đã từ trần đêm qua.
- Con chó nhà tớ ăn phải bả, đã chết từ tuần trước
C.
- Sao cậu không phôn cho tớ để tớ đón cậu?
- Sao ông không gọi điện cho cháu để cháu đón ông?
Bài 3: Tìm những từ ghép thuần Việt tương ứng với các từ Hán Việt sau:
Phụ mẫu, huynh đệ, thiên địa , giang sơn, quốc kì, tiền hậu, thi nhân, sinh tử, sinh nhật, phụ tử, mẫu tử.
Gợi ý:
Từ Hán Việt | Từ thuần Việt |
Phụ mẫu | Cha mẹ |
Huynh đệ | Anh em |
Thiên địa | Trời đất |
Giang sơn | Sông núi |
Sinh tử | Sống chết |
Tiền hậu | Trước sau |
Thi nhân | Nhà thơ |
Phụ tử | Cha con |
Nhật dạ | Ngày đêm |
Mẫu tử | Mẹ con |
Phần trắc nghiệm
Câu 1. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?
A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác
B. Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức
C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới
D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
→ Việc mượn từ nước ngoài, do tiếng Việt chưa có nhiều từ để biểu thị
Câu 2. Từ mượn tiếng nước nào chiếm số lượng lớn nhất?
A. Nga B. Hán
C. Nhật D. Pháp
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
→ Trong tiếng Việt có tới gần 70% số từ được mượn từ tiếng Hán.
Câu 3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?
A. Tiếng Hán B. Tiếng Pháp
C. Tiếng Anh D. Tiếng Nga
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
→ Tiếng Hán là bộ phận từ mượn quan trọng nhất
Câu 4. Cho các từ: pê- đan, ten-nít, tuốc- nơ- vít, gác- đờ- xen là từ mượn tiếng nước nào?
A. Nhật B. Pháp
C. Trung Quốc D. Anh
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Câu 5. Gia nhân, gia tài, địa chủ là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
→ Gia nhân (người làm trong nhà) ; gia tài (tài sản của gia đình) ; địa chủ (người nắm giữ nhiều đất)
Câu 6. Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Kì diệu (đẹp, lạ, hiếm) ; kì quan (cảnh đẹp hiếm có, lạ, độc đáo) ; kì tài (người tài hiếm có) , kì tích (thành tích hiếm có)
Câu 7. Cho các từ: pa-ra-pôn, in-ter-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?
A. Từ mượn tiếng Anh B. Từ mượn tiếng Pháp
C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha D. Từ mượn tiếng Ấn Độ
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Câu 8. Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài
A. Không lạm dụng từ mượn
B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết)
C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng
D. Tất cả các đáp án trên
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 9. Yếu tố “khán” trong từ khán giả có nghĩa là xem, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
→ Khán có nghĩa là xem, nhìn
Câu 10. Trong trường hợp sau: Theo lịch, ngày mai tôi lên phi cơ lúc 7h sáng để kịp giờ về Hà Nội?. Từ phi cơ được dùng có hợp lý không?
A. Không hợp lý B. Hợp lý
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
→ Trường hợp này lạm dụng từ Hán Việt, nên sử dụng từ máy bay sẽ hợp lý hơn
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới