Ôn tập văn miêu tả

Ôn tập văn miêu tả

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ôn tập văn miêu tả

MỤC LỤC

    A. Nội dung bài học

    Dàn bài chung về văn tả cảnh

    Mở bài:

    Giới thiệu cảnh được tả: Cảnh gì? Ở đâu? Lý do tiếp xúc với cảnh? Ấn tượng chung?

    Thân bài:

    . Bao quát: Vị trí? Chiều cao hoặc diện tích? Hướng của cảnh? Cảnh vật xung quanh?

    B. Tả chi tiết: (Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp)

    * Từ bên ngoài vào (từ xa): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...

    * Đi vào bên trong (gần hơn): Vị trí quan sát? Những cảnh nổi bật? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả?...

    * Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy (rất gần): Cảnh nổi bật? Từ ngữ hình ảnh miêu tả...

    Kết bài:

    Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân ?...

    Dàn bài chung về văn tả người

    Mở bài:

    Giới thiệu người định tả: Tả ai? Người được tả có quan hệ gì với em ? Ấn tượng chung?

    Thân bài:

    A. Ngoại hình: Tuổi tác? Tầm vóc? Dáng người? Khuôn mặt? Mái tóc? Mắt? Mũi ? Miệng? Làn da? Trang phục ?... Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

    B. Tả chi tiết: (Tùy từng người mà tả cho phù hợp)

    * Nghề nghiệp, việc làm (Cảnh vật làm việc + những động tác, việc làm... ). Nếu là học sinh, em bé: Học, chơi đùa, nói năng... (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

    * Sở thích, sự đam mê: Cảnh vật, thao tác, cử chỉ, hành động... (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

    * Tính tình: Tình yêu thương với những người xung quanh: Biểu hiện? Lời nói? Cử chỉ? Hành động? (Từ ngữ, hình ảnh miêu tả)

    Kết bài:

    Tình cảm chung về người em đã tả? Yêu thích, tự hào, ước nguyện?...

    Chú ý:

    Dù là tả cảnh hay tả người, bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn.

    B. Bài tập luyện tập

    Bài 1: Em hãy tả Lượm

    Gợi ý:

    A. Mở bài:

    - Giới thiệu nhân vật.

    - Nhận xét chung về nhân vật.

    (Ví dụ: Lượm là một chú bé gây nhiều ấn tượng cho chúng ta qua bài thơ Lượm (Tố Hữu) Tuy còn nhỏ tuổi nhưng Lượm đã hăng hái tham gia kháng chiến, làm liên lạc và đã dũng cảm hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ).

    B. Thân bài:

    - Đặc điểm của nhân vật:

       + Hình dáng: nhỏ nhắn, xinh xắn loắt choắt, như con chim chích. Mặt bầu bĩnh cười híp mí, má đỏ bồ quân.

       + Trang phục: quần áo thiếu sinh quân, mũ ca lô, mang xắc cốt.

       + Cử chỉ, tác phong: nhanh nhẹn thoăn thoắt,...

       + Tính nết: yêu đời, hồn nhiên, vui tươi, trong sáng, ngộ nghĩnh Ca lô đội lệch, mồm huýt sáo vang, cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà.

       + Hành động: rất dũng cảm Vụt qua mặt trận,... sợ chi hiểm nghèo.

    - Hình ảnh Lượm lúc hi sinh: như một thiên thần nằm trên lúa, tay nắm chặt bông,... hồn bay giữa đồng.

    C. Kết bài:

    - Nêu cảm nghĩ: yêu mến và vô cùng cảm phục Lượm.

    - Ca ngợi, khẳng định: Lượm là một con người đẹp nhất trong tâm trí của em.

    Bài 2: Hãy tả hình dáng và những nết tốt của một bạn trong lớp em được nhiều người quý mến?

    Gợi ý:

    A. Mở bài:

    - Giới thiệu người bạn học cùng lớp với em có tính nết nổi bật được nhiều người yêu mến.

    B. Thân bài:

    Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính nết tốt của người bạn mà em chọn để miêu tả.

    * Về hình dáng:

    - Người bạn đó nam hay nữ, cao hay thấp, mập hay ốm;

    - Mái tóc để dài hay cắt ngắn, thưa hay dày;

    - Gương mặt, đôi mắt, nước da tạo cảm giác hiền hậu, trung thực, thẳng thắn… nụ cười cởi mở, chân tình;

    * Về tính nết:

    - Học sinh giỏi từ lớp một đến lớp sáu, chuyên cần sáng tạo trong học tập; thường chú ý nghe thầy cô giảng bài, phát biểu xây dựng bài; làm bài tập đầy đủ; hay giúp đỡ bạn trong học tập, nhất là các bạn học còn yếu; tình cảm chan hoà với mọi người, được mọi người quý mến.

    - Tham gia tốt các hoạt động ở trường; ở nhà siêng năng, chăm chỉ học tập, làm việc giúp đỡ cha mẹ.

    - Lễ phép kính trọng cha mẹ, thầy cô, mọi người; nhiều gia đình, bạn bè lấy làm gương để giáo dục con em của họ.

    C. Kết bài:

    - Nêu cảm nghĩ của em đối với tính nết tốt của bạn.

    - Tính nết tốt của bạn đã có tác dụng như thế nào đối với em.

    Bài 3: Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em?

    Gợi ý:

    A. Mở bài:

    Giới thiệu được hình ảnh ông Tiên (ông Bụt) trong truyện nào?

    - Ông Tiên xuất hiện trong hoàn cảnh nào?

    B. Thân bài:

    - Tả được các đặc điểm của ông Tiên theo một trình tự hợp lý trên các phương diện:

    + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình.

    + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về trang phục.

    + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về hành động, cử chỉ.

    + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về lời nói.

    C. Kết bài:

    Nêu suy nghĩ, tình cảm, ấn tượng của mình khi gặp ông Tiên.

    Phần trắc nghiệm

    Câu 1. Thế nào là tác phẩm thuộc loại hình tự sự?

    A. Là tác phẩm miêu tả cảnh vật, con người trong cuộc sống

    B. Là tác phẩm trình bày những nhận xét, đánh giá của người viết về một vấn đề trong cuộc sống

    C. Là tác phẩm tái hiện bức tranh đời sống một cách khách quan qua lời kể của người kể chuyện

    D. Là tác phẩm bộc lộ những cảm xúc, thái độ của người viết về cảnh vật, con người, cuộc sốn

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án C

    Câu 2. Trong những tác phẩm dưới đây, tác phẩm nào không phải thể kí?

    A. Cây tre Việt Nam B. Bức tranh của em gái tôi

    C. Cô Tô D. Lòng yêu nước

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    Câu 3. Yếu tố nào thường không có trong thể kí?

    A. Cốt truyện B. Sự việc

    C. Nhân vật kể chuyện D. Lời kể

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Câu 4. Những yếu tố nào thường có trong truyện?

    A. Nhân vật, cốt truyện B. Nhân vật, lời kể

    C. Lời kể, cốt truyện D. Cốt truyện, nhân vật, lời kể

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D

    Câu 5. Đại ý của bài Cô Tô là gì?

    A. Cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên trong sáng, tươi đẹp

    B. Cảnh con người ở Cô Tô

    C. Cảnh thiên nhiên ở Cô Tô

    D. Giúp ta hiểu biết về một vùng đất của Tổ Quốc- quần đảo Cô Tô

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Câu 6. Câu “Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu” để nói về nhân vật nào?

    A. Dế Mèn B. Dượng Hương Thư

    C. Kiều Phương D. Dế Choắt

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Cho đoạn văn sau:

    Mưa sầm sập, giọt giã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng ngần. Trong nhà âm xâm hẳn đi. Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, ngai ngái. Mùi man mác, xa lạ của những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ lộp độp trên phên nứa, mái giại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xói lên những rãnh nước sâu…

    Câu 7. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

    A. Miêu tả về cơn mưa

    B. Kể về cơn mưa đầu mùa

    C. Bày tỏ nỗi nhớ của tác giả về cơn mưa đầu mùa

    D. Tái hiện hình ảnh và ấn tượng về cơn mưa đầu mùa

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án A

    Câu 8. Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên?

    A. 8 B. 9

    C. 10 D. 11

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    Câu 9. Đặc trưng về nghệ thuật miêu tả của đoạn văn trên?

    A. Liên tưởng, tượng tượng độc đáo B. Giàu hình ảnh so sánh, ví von

    C. Sử dụng nhiều biện pháp nhân hóa, ẩn dụ D. Câu văn giàu nhịp điệu, từ ngữ sinh động

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án B

    Câu 10. Trình tự miêu tả đúng của một bài văn miêu tả?

    A. Giới thiệu đối tượng được tả

    B. Tả đối tượng theo một thứ tự nhất định

    C. Tả chi tiết về đối tượng, nêu nhận xét

    D. Giới thiệu đối tượng được miêu tả, tả chi tiết theo trình tự nhất định, nêu nhận xét, cảm nghĩ

    Hướng dẫn giải:

    Đáp án D