Đoạn trích: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Đoạn trích: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 08 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đoạn trích: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Nội dung đoạn trích Chí khí anh hùng

Chí khí anh hùng: nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 10

Chí khí anh hùng: nội dung, dàn ý phân tích, bố cục, tác giả | Ngữ văn lớp 10

I. Đôi nét về tác phẩm Chí khí anh hùng

1. Vị trí đoạn trích

    Đoạn trích từ câu 2213 đến câu 2230 của Truyện Kiều, bao gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại, cho thấy chí khí của Từ Hải

2. Bố cục (3 phần)

- Phần 1 (4 câu đầu): Khát vọng lên đường của Từ Hải

- Phần 2 (12 câu tiếp): Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều

- Phần 3 (còn lại): Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải

3. Giá trị nội dung

    Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện lí tưởng về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lí

4. Giá trị nghệ thuật

- Bút pháp lí tưởng hóa nhân vật

- Hình ảnh kì vĩ, mang tính ước lệ tượng trưng

II. Dàn ý phân tích Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều)

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều

- Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Chí khí anh hùng”

II. Thân bài

    1. Khát vọng lên đường của Từ Hải (4 câu đầu)

- Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống hạnh phúc “hương lửa đương nồng”

- Hình ảnh Từ Hải:

    + Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng

        → Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du đối với Từ Hải

    + Thoắt: dứt khoát, mau lẹ, nhanh chóng

    + Động lòng bốn phương: trong lòng nao nức chí tung hoành bốn phương

    + Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch

        → Một tư thế đẹp, hiên ngang, không vướng bận của người quân tử sẵn sàng lên đường

        ⇒ Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh

    2. Cuộc đối thoại giữa Từ Hải và Thúy Kiều (12 câu tiếp theo)

        a) Lời của Thúy Kiều

- Xưng hô: chàng – thiếp

        → Tình cảm vợ chồng mặn nồng, thắm thiết

- Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng

- Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải

        ⇒ Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng

        b) Lời của Từ Hải

- Lời đáp của Từ Hải:

    + Từ chối mong muốn của Thúy Kiều

    + Khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ anh hùng

    + Coi Kiều là tri kỉ, là người hiểu mình

        → Tính cách anh hùng của Từ Hải

- Lời hứa của Từ Hải:

    + Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường. Đó chính là niềm tin vào bản thân, vào sự nghiệp của mình

    + Rước nàng về dinh: hứa đón Kiều trở về

        → Người anh hùng có chí khí, có sự thống nhất giữa lí trí, khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với tri kỉ

    + Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp

    + Lời hẹn”một năm”: mốc thời gain cụ thể, nhanh chóng

        → Lời hẹn ước dứt khoát, ngắn gọn, tự tin

        ⇒ Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, có chí lớn mà còn là người rất tự tin vào tài năng của mình

    3. Hành động ra đi dứt khoát của Từ Hải (2 câu còn lại)

- Hành động: quyết lời, dứt áo ra đi

        → Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí anh hùng

- Hình ảnh chim bằng: hình ảnh tượng trưng cho người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ

        ⇒ Hình ảnh người anh hùng Từ Hải thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du

III. Kết bài

    Khái quát về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm